Đề tài Hoàn thiện kế toán xuất khẩu rau quả -Nông sản tại Tổng công ty Rau quả - Nông sản Việt Nam

Trong hệ thống tài khoản kế toán hiện nay Tổng công ty sử dụng cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa công ty không sử dụng tài khoản 157 “Hàng gửi đi bán” tài khoản ngoài bảng 003 “Hàng hóa nhận bán hộ nhận ký gửi” và tài khoản 007 “ Ngoại tệ các loại”

Thứ nhất hàng hóa ở trong kho là hàng hóa ghi bên nợ của tài khoản 156 khi xuất ra để chuyển đi xuất khẩu hàng hóa sẽ có một thời gian lịch trình lưu chuyển trong nước thì mới đến tay của bên nhập khẩu hoặc đại diện bên nhập khẩu. Tài khoản 157 “Hàng gửi đi bán” được mở ra để theo dõi tình hình lưu chuyển đó và theo dõi hàng hóa mua xong gửi đi xuất khẩu ngay không về nhập kho. Tuy nhiên Tổng công ty lại không sử dụng tài khoản 157 cho cả hai quá trình nói trên mà trong cả hai trường hợp đều sử dụng tài khoản 156 và khi nhìn vào không thể biết được là hàng hóa đó ở kho xuất đi bán hay mua gửi đi bán. Hơn nữa kế toán lại ghi giảm ngay giá vốn hàng tồn kho khi gửi hàng đi xuất khẩu lúc này bên nhập khẩu chưa nhận được hàng và chính công ty cũng không quản lý được hàng hóa của mình. Do vậy Tổng công ty nên mở tài khoản 157 để theo dõi tình hình và sự biến động của hàng hóa gửi đi xuất khẩu.

Thứ hai khi bên ủy thác xuất khẩu giao hàng cho Tổng công ty lúc này số hàng đó thuộc quyền định đoạt của công ty và công ty phải chịu hoàn toàn về những hư hỏng mất mát của số hàng đó. Trong trường hợp bên giao ủy thác xuất khẩu giao hàng tới cảng thì không cần mở tài khoản 003 để theo dõi. Ngược lại trong trường hợp công ty chịu trách nhiệm giao hàng tới cảng thì công ty nên mở tài khoản 003 để theo dõi tình hình biến động của hàng hóa nhận giữ hộ bán hộ.

 

doc84 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán xuất khẩu rau quả -Nông sản tại Tổng công ty Rau quả - Nông sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thụ và hàng hóa bị trả lại đã chuyển về nhập kho. Định kỳ kết chuyển chi phí giá hàng hóa, sản phẩm đang gửi bán, cơ sở đại lý đối với phương pháp kiểm kê định kỳ. SDCK (bên Nợ): phản ánh trị giá hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đang gửi bán chưa xác định tiêu thụ cuối kỳ. TK 632: “Giá vốn hàng bán”. Tài khoản này được sử dụng để phản ánh giá vốn của hàng hóa bán trong kỳ, một số trường hợp điều chỉnh khác liên quan đến hàng tồn kho. Bên Nợ: Trị giá vốn hàng bán đã được xác định là tiêu thụ. Trị giá hàng tồn kho thiếu hụt, mất mát sau khi trừ đi phần bắt cá nhân bồi thường. Chi phí nguyên vật liệu, nhân công vượt định mức, định phí sản xuất chung ngoài công suất chuẩn. Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Bên Có: Phản ánh trị giá vốn của hàng bán bị trả lại. Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ giá vốn hàng bán trong kỳ để xác định kết quả. Số hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào cuối năm tài chính. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. TK 131: “Phải thu của khách hàng”. Tài khoản này được sử dụng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp đối với khách hàng về tiền bán hàng hóa, sản phẩm, cung cấp dịch vụ. Bên Nợ: Số tiền doanh nghiệp phải thu của khách hàng về bán chịu hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ. Phản ánh trị giá hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đã giao cho khách hàng liên quan đến tiền ứng trước hoặc số tiền trả lại cho khách hàng. Bên Có: Phản ánh các khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá trị giá của hàng bán trả lại khi giảm thu của khách hàng. Số tiền doanh nghiệp đã thu của khách hàng. Số tiền doanh nghiệp nhận ứng trước của khách hàng. SDCK (bên Nợ): Phản ánh số tiền doanh nghiệp còn phải thu của khách hàng. SDCK (bên Có): Phản ánh số tiền đã nhận ứng trước của khách hàng nhưng chưa giao sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hoặc số đã thu lớn hơn số phải thu. TK 511: “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” Tài khoản này được sử dụng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ. Bên Nợ: Doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp của hàng bán trong kỳ. Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ. Thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp. Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần. Bên Có: Doanh thu bán hàng hóa thành phẩm cung cấp dịch vụ thực tế theo hóa đơn. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. Tài khoản này có 4 tài khoản cấp 2 bao gồm: TK 5111: doanh thu bán hàng. TK 5112: doanh thu bán thành phẩm. TK 5113: doanh thu cung cấp dịch vụ. TK 5114: doanh thu trợ cấp, trợ giá. * Ngoài ra kế toán hoạt động xuất khẩu hàng hóa còn sử dụng một số tài khoản sau: TK 635: chi phí tài chính TK 515: doanh thu hoạt động tài chính. TK 911: xác định kết qủa kinh doanh. TK 641: chi phí bán hàng. TK 333: thuế GTGT đầu ra. 1.2.3 Trình tự hạch toán hoạt động xuất khẩu hàng hoá 1.2.3.1 Hạch toán hoạt động xuất khẩu hàng hoá trực tiếp Khi mua hàng hóa trong nước chuẩn bị xuất khẩu: Nợ TK 156(1) Nợ TK 157: Nếu chuyển hàng chờ xuất khẩu Nợ TK 133(1) Có TK 111, 112, 331... Xuất khẩu hàng trực tiếp Giá vốn: Nợ TK 632 Có TK 156(1) Doanh thu: Nợ TK 112, 112, 331 : Tỷ giá hạch toán Nợ TK 635 hoặc TK 515 : Chênh lệch tỷ giá Có TK 511 : Tỷ giá thực tế Phản ánh số thuế xuất khẩu phải nộp: Nợ TK 511 Có TK 333(3) Khi doanh nghiệp nộp thuế xuất khẩu: Nợ TK 333(3) Có TK 111, 112 Trường hợp chuyển hàng chờ xuất khẩu, doanh nghiệp đã làm xong thủ tục xuất hàng Giá vốn: Nợ TK632 Có TK 157 Doanh thu: Nợ TK 111, 112, 131... : Tỷ giá hạch toán Nợ TK 635 Hoặc Có TK 515 : Chênh lệch tỷ giá Có TK 511 : Tỷ giá thực tế Các khoản thuế phải nộp như trên Trường hàng hoá đã xuất khẩu nhưng bị lỗi, bị hỏng hay không đúng với hợp đồng + Doanh nghiệp chấp nhận giảm giá cho khách hàng: Nợ TK 532 : Tỷ giá thực tế Nợ TK 635 hoặc TK 515 : Chênh lệch tỷ giá Có TK 111, 112, 131... : Tỷ giá hạch toán + Doanh nghiệp bị trả lại hàng và nhập về kho: Giá vốn: Nợ TK 156(1), 157 : Giá vốn hàng xuất khẩu Có TK 632 : Giá vốn hàng xuất khẩu Doanh thu hàng trả lại: Nợ TK 531 : Tỷ giá t.tế Nợ TK 635 hoặc TK 515 : Chênh lêch tỷ giá Có TK 111, 112, 131..: Tỷ giá h.toán Cả hai trường hợp trên kế toán ghi giảm số thuế phải nộp ngân sách Nhà nước Nợ TK 111, 112: Nhà nước trả bằng tiền Nợ TK 333(3): Trừ số thuế phải nộp Có TK 511 - Chi phí phát sinh trong quá trình xuất khẩu như chi phí vận chuyển, chi phí kiểm định hàng, chi phí hải quan... đều hạch toán vào chi phí bán hàng + Nếu chi bằng đồng Việt Nam Nợ TK 641 Nợ TK 133 (nếu có) Có TK 111,112,331 + Nếu chi bằng ngoại tệ kế toán ghi Nợ TK 641: theo tỷ giá thực tế tại ngày phát sinh Nợ TK 133: nếu có Nợ TK 635 hoặc Có TK 515: chênh lệch tỷ giá Có TK 111,112: tỷ giá lúc xuất quỹ 1.2.3.1 Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu uỷ thác aHạch toán nghiệp vụ xuất khẩu tại bên nhận uỷ thác - Khi nhận hàng hóa xuất khẩu của đơn vị giao ủy thác kế toán ghi: Nợ TK 003: Hàng hóa nhận bán hộ ký gửi Khi đơn vị uỷ thác chuyển tiền đến để nộp hộ thuế xuất khẩu và chi hộ các khoản khác (nếu có). Nợ TK 111, 112 Có TK 338 Khi đã hoàn thành việc xuất khẩu, dựa vào những chứng từ liên quan + Phản ánh tổng số tiền hàng xuất khẩu: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 331 + Phản ánh số thuế xuất khẩu phải nộp Nợ TK 138 : Số thuế xuất khẩu phải thu ở bên giao uỷ thác Có TK 333 + Phản ánh số thuế xuất khẩu phải nộp: Nợ TK 333: Số thuế XK đã nộp hộ Có TK 111, 112, 311 - Các chi phí mà đơn vị nhận ủy thác cho hộ cho bên giao ủy thác kế toán ghi: Nợ TK 1388 Có TK 111,112 - Khi xuất hóa đơn GTGT khoản hoa hồng mà đơn vị được hưởng kế toán ghi: Nợ TK 131 : Tổng số hoa hồng được hưởng Có TK 5113: Hoa hồng được hưởng Có TK 3331: Thuế GTGT tính trên hoa hồng uỷ thác - Thanh toán bù trừ các khoản chi phí thu hộ và tiền hàng kế toán ghi: Nợ TK 331 Có TK 138 - Khi thanh toán nốt tiền hàng cho đơn vị giao ủy thác xuất khẩu kế toán ghi: Nợ TK 331: tỷ giá thực tế khi xuất khẩu hàng hóa Nợ TK 635 hoặc Có TK 515: chênh lệch tỷ giá Có TK 111,1122: tỷ giá thực tế lúc xuất quỹ aKế toán nghiệp vụ xuất khẩu tại đơn vị giao ủy thác: - Khi giao hàng hóa cho đơn vị nhận ủy thác kế toán ghi: Nợ TK 157 Có TK 156 - Mua hàng gửi thẳng cho đơn vị giao ủy thác kế toán ghi: Nợ TK 157 Nợ TK 133 Có TK 331,111,112 - Khi hàng xuất khẩu được ghi nhận doanh thu do bên ủy thác thông báo kế toán ghi: Nợ TK 131 :Tỷ giá hạch toán Nợ TK 635 hoặc Có TK 515: Chênh lệch tỷ giá Có TK 511 : Tỷ giá thực tế đồng thời kết chuyển giá vốn Nợ TK 632 Có TK 157 - Khi tính thuế xuất khẩu phải nộp căn cứ vào tờ khai thuế bên nhận ủy thác bàn giao kế toán ghi giảm doanh thu hàng XK Nợ TK 511 Có TK 3333 - Nếu đơn vị tự nộp thuế kế toán ghi: Nợ TK 3333 Có TK 111,112 - Nếu bên nhận ủy thác nộp hộ thuế kế toán ghi: Nợ TK 3333 Có TK 138 - Với các chi phí nếu doanh nghiệp tự chi kế toán ghi: Nợ TK 641 Nợ TK 133 Có TK 111,112,331 - Hoa hồng ủy thác xuất khẩu phải trả cho đơn vị nhận ủy thác căn cứ vào hóa đơn GTGT do bên nhận ủy thác lập kế toán ghi: Nợ TK 641 Nợ TK 133 Có TK 3388 - Trước khi thanh toán hợp đồng ủy thác đơn vị bù trừ các khoản phải thu và các khoản phải trả kế toán ghi: Nợ TK 3388 Có TK 131 - Khi thu tiền hàng của đơn vị nhận ủy thác trả nốt số tiền kế toán ghi: Nợ TK 111,112: tỷ giá ngày thu tiền Có TK 131: tỷ giá ngày nhận nợ Nợ TK 635 hoặc Có TK 515: chênh lệch tỷ giá 1.3 Các hình thức kế toán áp dụng trong doanh nghiệp * Nếu Doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán là Nhật ký Chứng từ thì kế toán hoạt động xuất khẩu hàng hóa sử dụng các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký chứng từ số 1,2,5,8 ghi Có các TK 111, 112, 331, 511 - Sổ cái các TK 111, 112, 156, 157, 632, 511… - Các sổ thẻ kế toán chi tiết. Trình tự ghi như sau: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra như hợp đồng nội, hợp đồng ngoại, báo nợ, báo có của ngân hàng, hóa đơn GTGT… lấy số liệu trực tiếp vào các chứng từ số 1, 2, 5, 8 ghi Có các TK 111, 112, 331, 511 hoặc là các bảng kê số 1, 2, 8, 10, 11 ghi Nợ các TK 111, 112, 156, 157, 131… hoặc các sổ chi tiết có liên quan như sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán, sổ chi tiết bán hàng… Đối với các chứng từ mà kế toán hoạt động xuất khẩu sử dụng ở trên được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán và bảng kê sổ chi tiết, cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết vào nhật ký chứng từ. Cuối tháng khóa sổ, cộng số liệu trên các nhật ký chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các nhật ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào sổ Cái các TK 111, 112, 156, 157, 632, 511, 131… Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ và các thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ kế toán có liên quan. Cuối tháng cộng sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết trong các sổ NKCT, bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập BCTC. Trình tự trên được mô tả qua sơ đồ sau: (sơ đồ trang bên) Chứng từ gốc và các bảng phân bổ NKCT số 1,2,5,8 Sổ cái các TK 111,112,157,156,632,511,131,331… Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết các TK 111,112,156,157,511 Bảng kê số 1,2,8,10,11 Thẻ kho và các sổ kế toán chi tiết TK 111,112,156,157,511,632 Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra * Nếu doanh nghiệp áp dụng kế toán theo hình thức Nhật ký chung thì kế toán hoạt động xuất khẩu hàng hóa sử dụng các sổ kế toán sau: Sổ nhật ký chung Nhật ký mua hàng Nhật ký bán hàng Nhật ký thu tiền Nhật ký chi tiền Sổ Cái các TK 111, 112, 131, 156, 157, 331, 511, 632… Các sổ, các thẻ kế toán chi tiết Hình thức này kế toán đã mở sổ nhật ký chung ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự thời gian và quan hệ đối ứng tài khoản ưu điểm: Dễ ghi chép, đơn giản, thuận tiện cho công việc phân công lao động kế toán. Nhược điểm: Còn trùng lặp trong khâu ghi chép nhật ký sổ cái. Trình tự trên được mô tả ở sơ đồ sau: Chứng từ gốc Sổ Nhật ký chung Báo cáo tài chính Bảng cân đối số phát sinh Sổ Cái các TK111,112,131,331, 156,157,511… Nhật ký chung đặc biệt Bảng tổng hợp chi tiết Thẻ kho, sổ kế toán chi tiếtTK111,112,156,157,632,511,131,331… Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Đối chiếu kiểm tra * Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký – Sổ cái thì kế toán hoạt động xuấtkhẩu cần mở các sổ kế toán sau: Sổ Nhật ký sổ cái Các sổ kế toán chi tiết TK 111, 112, 157, 156, 131, 331, 511, 632… Các thẻ chi tiết như thẻ kho Đặc điểm của hình thức này là sử dụng một quyển sổ kế toán tổng hợp là nhật ký sổ cái để kết hợp giữa ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự thời gian các chứng từ gốc sau khi được định khoản chính xác được ghi một dòng ở nhật ký sổ cái ưu điểm: Đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ đối chiếu, không cần lập bảng cân đối phát sinh các tài khoản. Nhược điểm: Khó cho phân công lao động kế toán, không thích hợp với đơn vị có quy mô vừa và lớn, có nhiều hoạt động kinh tế sử dụng nhiều tài khoản Trình tự kế toán được thể hiện ở sơ đồ sau: Chứng từ gốc Nhật ký – Sổ Cái Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết TK111,112,156,15,7,632,511,131,331… Sổ quỹ Sổ kế toán chi tiết TK 111,112,156,157,632,511,131,331…thẻ kho Bảng tổng hợp chứng từ gốc Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra * Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán là Chứng từ ghi sổ kế toán hoạt động xuất khẩu hàng hóa cần mở các sổ kế toán sau: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái các tài khoản 111, 112, 131, 156, 157, 632, 131, 331. 511… Các sổ thẻ kế toán chi tiết như sổ chi tiết hàng hóa, sổ chi tiết thanh toán bằng ngoại tệ, sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán… Đặc điểm của hình thức này là mọi nghiệp vụ kinh tế phải căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại, cùng kỳ để lập chứng từ ghi sổ sau đó ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ trước khi ghi vào sổ cái. ưu điểm: Rõ ràng, dễ hiểu, dễ phát hiện sai sót, thích hợp với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sử dụng tài khoản có khối lượng nghiệp vụ nhiều, có nhiều nhân viên kế toán. Nhược điểm: Ghi chép còn trùng lặp, khối lượng ghi chép nhiều, việc đối chiếu số lượng dồn vào cuối tháng nên không đảm bảo tính kịp thời của thông tin kế toán. Trình tự trên được thể hiện ở sơ đồ sau: Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ Cái các TK 111,112,131,331,156,157,632,511… Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sổ quỹ Thẻ kho, sổ kế toán chi tiết các TK 111,112,131,156,157,632,331,511… Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra * Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán là kế toán máy Đây là hình thức kế toán mới tại Việt Nam. Tổ chức công tác kế toán trên máy vi tính theo phần mềm kế toán động đem lại lợi ích lớn so với tổ chức kế toán thủ công hình thức này có nhiều ưu điểm như: Phù hợp với đặc điểm, tính chất, mục đích hoạt động và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Đảm bảo tính đồng bộ và tự động hoá cao. Đảm bảo độ tin cậy, tín an toàn trong công tác kế toán... Trình tự được thể hiện qua sơ đồ sau: Mã Xem Chứng từ trên máy Xử lý của phần mềm kế toán trên MVT Nhập chứng từ vào máy - Sổ kế toán tổng hợp - Sổ cái TK - Sổ chi tiết - BCTC - Báo cáo khác Chứng từ gốc in hoá Chương 2 thực trạng xuất khẩu sản phẩm rau quả chế biến tại tổng công ty rau quả nông sản việt nam 2.1 Khái quát về tổng công ty rau quả nông sản việt nam 2.1.1 lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của tổng công ty rau quả- nông sản việt nam 2.1.1.1 lịch sử hình thành Tổng công ty Rau quả- nông sản được thành lập theo quyết định số 63 NN-TCCB/QĐ ngày 11/2/1988 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn) trên cơ sở sát nhập tổng công ty nông sản và TPCB vào Tổng công ty Rau quả Việt Nam. Tổng công ty có: Tư cách pháp nhân theo pháp luận Việt Nam Điều lệ tổ chức bộ máy quản lý và điều hành Con dấu, tài khoản mở tại kho bạc nhà nước và các ngân hàng trong nước và ngoài nước Tên giao dịch quốc tế là Viet Nam National vegetable and fruit corporation, tên viết tắt là Vegetexco Viet Nam Trụ sở chính đặt tại: số 2 Phạm Ngọc Thạch, Quận đống đa, Thành phố Hà Nội Vốn và tài sản, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trong phạm vi số vốn Nhà nước giao cho Tổng công ty quản lý Bảng cân đối tài sản, các quỹ tập trung theo quy định của chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính 2.1.1.2 Các giai đoạn phát triển Thời gian hoạt động của tổng công ty được chia làm 3giai đoạn chính: * Giai đoạn 1988- 1990 Đây là thời kỳ hoạt động theo cơ chế bao cấp. Sản xuất kinh doanh của tổng công ty năm trong quỹ đạo của sự hợp tác rau quả Viêt- Xô(1988- 1990) vật tư chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp đều do Liên Xô cũ cung cấp, sản phẩm rau quả tươi và rau quả chế biến của nước ta được xuất khẩu chủ yếu sang Liên Xô là chủ yếu( chiếm đến 97.7% tổng kim ngạch xuất khẩu) và 26.52% số vật tư thời kỳ này được nhập từ liên xô để phục vụ cho quá trình chế biến. *Giai đoạn 1991- 1995 Đây là thời kỳ đầu cả nước bước vào hoạt động theo cơ chế thị trường. Hàng loạt các chính sách mới của Nhà nước ra đời và tiếp tục hoàn thiện. Nền kinh tế của đất nước bắt đầu tăng trưởng khá, từ nông nghiệp đến công nghiệp cho đến hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư phát triển.Những thành tựu kinh tế xã hội mà đất nước đạt được đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và Tổng công ty nói riêng có thêm môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển. * Giai đoạn 1996 đến nay: Đây là thời kỳ tổng công ty hoạt động theo mô hình mới: Mô hình theo quyết định 90 của Chính phủ. Tổng công ty đã đẩy mạnh hoạt động liên doanh với các đối tác nước ngoài như liên doanh với công ty Tomen của Nhật Bản và công ty Tonyl của Đài Loan... Như vậy, từ khi thành lập cho đến nay Tổng công ty Rau quả- nông sản Việt Nam đã vượt qua không ít khó khăn. Ngày 7/11/2006 vừa qua Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức tổ thương mại thế giới WTO, Tổng công ty sẽ đứng trước nhiều thử thách cũng như nhiều cơ hội mới. 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty Rau quả- nông sản Việt Nam 2.1.2.1 Chức năng Tổng công ty Rau quả- nông sản có các chức năng sau: Hoạch định chiến lược phát triển chung, tập chung các nguồn lực( vốn, kỹ thuật, nhân sự...) để giải quyết các vấn đề then chốt như: Đổi mới giống, cây trồng, công nghệ, quy hoạch và đầu tư phát triển nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Tổ chức quản lý kinh doanh + Tổ chức bộ máy kinh doanh phù hợp, đổi mới trang thiết bị. + Mở rông kinh doanh, lựu chọn thị trường + Quy hoạch khung giá xây dựng và áp dụng các định mức lao động mới và các đối tượng nước ngoài + Quản lý sử dụng vốn đất đai, tài nguyên, các nguồn lực khác, đầu tư liên doanh liên kết... 2.1.2.2 Nhiệm vụ Nhiệm vụ chính của tổng công ty là tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển, hệ thống sản xuất và cung cấp giống tốt cho toàn quốc xây dựng các vùng chuyên canh, thâm canh rau quả có năng xuất và chất lượng cao. Ngoài ra, Tổng công ty còn có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, tham gia đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, mở rộng sản xuất rau quả cao cấp, công nghệ sạch. 2.1.3 Bộ máy quản lý và hoạt động kinh doanh của Tổng công ty 2.1.3.1 Cơ cấu bộ máy quản lý của Tổng công ty Rau quả- nông sản được thể hiện qua sơ đồ sau: (Sơ đồ trang bên) Hội đồng quản trị Khối kinh doanh Ban lãnh đạo tổng công ty Khối quản lý Xuất nhập khẩu II Xuất nhập khẩu I Xuất nhập khẩu III Kinh doanh IV Kinh doanh V Các phòng kinh doanh khác P. Quản lý sản xuất P. Kế toán tài vụ P. Tư vấn đầu tư P. Tổ chức cán bộ P. Xúc tiến thương mại 13 nhà máy sản xuất chế biến 8 công ty thương mại 3 nông trường 5 liên doanh Ban kiểm soát 2.1.3.2 Tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của Tổng công ty Rau quả- nông sản Việt Nam được đặt tại cơ quan văn phòng của tổng công ty. Công ty tổ chức công tác kế toán của mình theo mô hình kế toán tập trung. Mỗi chức năng kế toán chuyên môn do một hoặc hai nhân viên đảm nhận và kế toán tổng hợp là người tập hợp chúng về một mối. Mọi nhân viên kế toán đều dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng. Kế toán trưởng: phụ trách chung, trực tiếp đảm nhận công tác tài chính bao gồm: Lập kế hoạch tài chính và tín dụng, lập kế hoạch tài chính của công ty. Giải quyết các vấn đề quan hệ về tài chính tín dụng với các ngân hàng. Kế toán thu chi và tiền lương Theo dõi về tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay. Thực hiện thanh toán tạm ứng, tiền lương, bảo hiểm xã hội, tiền hàng và các khoản thanh toán khác. Lưu trữ chứng từ thu, chi và sổ phụ ngân hàng. Kế toán thuế và công nợ Theo dõi và hạch toán các khoản phải thu của người mua ở trong và ngoài nước Lưu phương án kinh doanh, hợp đồng, hóa đơn bán hàng. Công nợ với khách mua hàng Theo dõi các khoản thuế và làm thủ tục nộp thuế hàng nhập khẩu. Lập báo cáo thuế hàng tháng và làm thủ tục hoàn thuế. Kế toán hàng hóa: Theo dõi các khoản phải trả cho người bán trong và ngoài nước. Lưu hợp đồng, bộ chứng từ, hóa đơn mua hàng và phiếu nhập kho. Công nợ với nhà cung cấp. Kế toán tổng hợp Tổng hợp từ các tài khoản và sổ chi tiết lên tài khoản tổng hợp. Cuối tháng, quý, năm lập các báo cáo tài chính. Kế toán tại các chi nhánh tập hợp số liệu và hàng tháng gửi về phòng kế toán công ty. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty: Niên độ kế toán băt đầu từ 1/1 đến 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán bằng đồng Việt Nam theo nguyên tắc chuyển đổi ngoại tệ theo tỷ giá quy định của ngân hàng vào thời điểm thanh toán. Hình thức kế toán là: Nhật ký chung áp dụng trên máy vi tính Phương pháp kế toán tài sản cố định Trên cơ sở nguyên giá tài sản cố định Phương pháp khấu hao theo thông tư số 166/1999/QĐ- BTC ngày 30 tháng 12 năm 1999 và theo bản đăng ký khấu hao tài sản cố định được cục quản lý vốn và tài sản tại doanh nghiệp nhà nước phê duyệt. Phương pháp kế toán hàng tồn kho Xác định giá trị hàng tồn kho căn cứ vào kiểm kê định kỳ. Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Bộ máy kế toán của Tổng công ty Rau quả- nông sản Việt Nam được thể hiện qua sơ đồ sau: (Sơ đồ trang bên) Kế toán trưởng Phó phòng kối quản lý các đơn vị thành viên Phó phòng khối kinh doanh Thủ quỹ Kế toán hàng hoá Kế toán tiền mặt Kế toán ngân hàng (ngoại tệ) Kế toán ngân hàng (nội tệ) Kế toán quản trị kinh doanh Kế toán tổng hợp các đơn vị thành viên Kế toán XDCB P Kết quả kinh doanh của Tổng công ty Rau quả- nông sản trong những năm vừa qua. Những năm qua, được sự quan tâm của Nhà nước đã đầu tư đổi mới công nghệ chế biến với quy mô lớn, hiện đại, hỗ trợ vùng nguyên vật liệu phục vụ nhà máy... mà Tổng công ty Rau quả- nông sản đã hoàn thành các dự án và đưa vào sử dụng, bước đầu đã phát huy hiệu quả, có nhiều sản phẩm qua chế biến đã được xuất khẩu. Toàn Tổng công ty đã thực hiện tốt chính sách tài chính của Nhà nước, nhất là chính sách thuế. Tuy vậy, còn một số khó khăn như: Thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây trồng dẫn đến năng suất sản lượng thấp, không đủ nguyên vật liệu phục vụ nhà máy. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh quyết liệt về thu mua nguyên liệu của các đơn vị ngoài Tổng công ty đẩy giá nguyên liệu lên cao, tăng giá thành chế biến, làm giả khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới... Song nhờ sự cố gắng vươn lên, phát huy thế mạnh đạt được, khắc phục những tồn tại, khó khăn mà Tổng công ty đã và đang vững bước tiến lên trên chặng đường mới. Tổng công ty đã đạt được một số kết quả khả quan sau: Những kết quả chính đạt được của Tổng công ty Rau quả- nông sản Việt Nam ĐVT:VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 Tổng doanh thu 670.000.000.000 857.675.857.680 805.388.999.007 2 Lợi nhuận trước thuế 2.800.000.000 6.441.617.664 7.904.465.540 3 Lợi nhuận sau thuế 4.144.000.000 6.115.393.016 7.922.398.555 4 Nộp ngân sách Nhà nước 8.000.000.000 326.224.648 16.933.015 5 Tổng quỹ lương 4.176.116.000 4.578.159.263 4.3259.356 6 Thu nhập bình quân(đ/t) 830.000 843.000 850.000 Nguồn: Tổng công ty Rau quả- nông sản Việt Nam Số liệu trên cho ta thấy được trong những năm gần đây, Tổng công ty đã sản xuất kinh doanh có lãi và phát triển ổn định. Tổng công ty đã không ngừng phát triển và mở rộng thị trường trong và ngoài nước làm cho tổng doanh thu không ngừng tăng, năm sau tăng hơn năm trước.Vốn kinh doanh của Tổng công ty liên tục được bảo toàn, phát triển hàng năm Tổng công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. Tổng công ty còn luôn đảm bảo thu nhập hàng năm tăng ít nhất là 10%. 2.2 Thực trạng hạch toán kế toán hoạt động xuất khẩu rau quả- nông sản tại Tổng công ty Rau quả- nông sản Việt Nam. 2.2.1 Chứng từ kế toán sử dụng. Tổng công ty Rau quả- nông sản Việt Nam đã được thành lập và hoạt động từ rất lâu. Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của công ty luôn tăng dần qua từng năm trong đó bao gồm cả doanh thu của hoạt động xuất khẩu trực tiếp và hoạt động ủy thác. Để quản lý hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả kế toán phải kiểm soát nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên cơ sở các chứng từ. Bởi vì chứng từ là bằng chứng chứng minh nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian và địa điểm phát sinh. Và quản lý họat động xuất khẩu hàng hóa cũng vậy tức là quản lý trên cơ sở các chứng từ. Bộ chứng từ của hoạt động xuất khẩu hàng hóa mà công ty sử dụng bao gồm: Hợp đồng xuất khẩu rau quả- nông sản Hóa đơn thương mại Giấy kiểm nhận hàng hóa Hóa đơn vận chuyển Phiếu đóng gói Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Các chứng từ khác có liên quan như: phiếu thu, báo nợ, báo có… 2.2.2 Tài khoản kế toán sử dụng TK 111: “Tiền mặt” 1111: Tiền mặt Việt Nam 11111:Tiền mặt VND tại quỹ công ty 11112: Tiền mặt VND tại chi nhánh TPHCM 11113: Tiền mặt VND tại chi nhánh Hải Phòng 1112: Tiền mặt ngoại tệ 11121: Tiền mặt ngoại tệ tại công ty 111211: Tiền mặt ngoại tệ tại công ty USD 111212: Tiền mặt ngoại tệ tại công ty EUR 111213: Tiền mặt ngoại tệ tại công ty JPY 11122: Tiền mặt ngoại tệ tại chi nhánh TPHCM 111221: Tiền mặt ngoại tệ tại chi nhánh TPHCM USD 111222: Tiền mặt ngoại tệ tại chi nhánh TPHCM EUR 111223: Tiền mặt ngoại tệ tại chi nhánh TPHCM JPY 11123: Tiền mặt ngoại tệ tại chi nhánh Hải Phòng 111231: Tiền mặt ngoại tệ tại chi nhánh Hải Phòng USD 111232: Tiền mặt ngoại tệ tại chi nhánh Hải Phòng EUR 111233: Tiền mặt ngoại tệ tại chi nhánh Hải Phòng JPY TK 112: “Tiền gửi ngân hàng” 1121: Tiền VND gửi ngân hàng 11211: Tiền VND gửi ngân hàng tại công ty 112111: Tiền VND công ty gửi tại NH NN&PTNT Hà nội 112112: Tiền VND công ty gửi tại NH VCB 112113: Tiền VND công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0204.doc
Tài liệu liên quan