Đề tài Hoàn thiện Marketing Mix nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh sản phẩm truyền hình cáp HCTV tại công ty Dịch vụ truyền thanh truyền hình Hà nội

Hiện nay trên thị trường lĩnh vực truyền hình được các cấp ngành và các nhà đầu tư rất quan tâm bởi truyền hình là phương tiện thông tin đại chúng phổ cập và là món ăn tinh thần không thể thiếu được của người dân. Cho đến nay, truyền hình quảng bá mặt đất vẫn là phương tiện duy nhất để truyền tải thông tin chương trình đến tuyệt đại người dân ở Việt Nam. Tuy nhiên trong một vài năm trở lại đây, đã xuất hiện một số dịch vụ có trả tiền mới như: Truyền hình cáp vô tuyến MMDS và truyền hình qua vệ tinh được cung cấp bởi hãng truyền hình cáp Việt Nam. Ngoài hai dịch vụ trên, ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một mạng truyền hình cáp hữu tuyến công cộng chính thức. Truyền hình cáp hữu tuyến vẫn còn tương đối xa lạ đối với mọi người. Tuy nhiên, trong tương lai, truyền hình cáp hữu tuyến sẽ phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam còn ở thời điểm này, Công ty dịch vụ Truyền thanh-Truyền hình Hà Nội là đơn vị duy nhất được UBND Thành phố Hà Nội cho phép triển khai lắp đặt hệ thống truyền hình cáp.

 

doc50 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1552 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện Marketing Mix nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh sản phẩm truyền hình cáp HCTV tại công ty Dịch vụ truyền thanh truyền hình Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thanh gồm: Xây lắp, lắp đặt sửa chữa các Đài truyền thanh cơ sở xã, phường, thị trấn. Nghiên cứu dự án và triển khai xây dựng hệ thống truyền thanh không dây (TTKD) Kinh doanh thiết bị truyền thanh, phát thanh, truyền hình, vật tư ngành văn hoá, viễn thông, vật tư phục vụ sản xuất, hàng tiêu dùng; phương tiện vận tải và dịchvụ vận tải. Liên doanh, liên kết với các đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước để sản xuất – kinh doanh các sản phẩm chuyên ngành phát thanh – truyền hình Dịch vụ sao băng, trao đổi chương trình phát thanh truyền hình đối với các địa phương trong nước Tham gia sản xuất chương trình quảng cáo, dịch vụ quảng cáo trên Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội Tổ chức triển khai thực hiện các dự án truyền thanh, truyền hình do cấp có thẩm quyền giao. Tư vấn thiết kế thi công công trình, xây dựng các mạng nội bộ, mạng truyền hình cáp Với trách nhiệm là chủ dự án truyền hình cáp hữu tuyến (CATV) của Hà Nội, Công ty đã đồng thời triển khai các hoạt động xây dựng, phát triển lực lượng, bổ sung cán bộ, công nhân kỹ thuật lao động, lao động và kiện toàn mô hình tổ chức bộ máy vừa đủ khả năng, quản lý điều hành hoạt động của Công ty và tổ chức triển khai thực hiện dự án có hiệu quả. 1.3. Đặc điểm về mặt hàng và thị trường kinh doanh Công ty đã tiến hành kinh doanh những ngành nghề bao gồm: Kinh doanh khai thác hệ thống truyền thanh bằng dây, trang thiết bị nội thất cho cơ quan và nhân dân có nhu cầu; Mở cửa hàng mua bán các thiết bị điện truyền thanh, đồ điện dân dụng, liên doanh, liên kết với các đơn vị, cá nhân để mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty, làm đại lý tiêu thụ cho các đơn vị cá nhân có nhu cầu; Kinh doanh thiết bị vật tư ngành văn hoá viễn thông, vật tư phục vụ sản xuất, hàng hóa tiêu dùng, phương tiện vận tải và dịch vụ vận tải; Tư vấn thiết kế thi công công trình, xây dựng các mạng nội bộ, mạng truyền hình cáp. Do đặc điểm của mặt hàng kinh doanh nên tính đến thời điểm hiện này thì chưa có một doanh nghiệp nào cạnh tranh với Công ty Dịch vụ Truyền thanh-Truyền hình, vì vậy tiềm năng để mở rộng sản xuất là rất lớn. Thị trường hoạt động của Công ty không chỉ được mở rộng ở trong nước mà còn phát triển ra nước ngoài. Đến nay Công ty đã có 06 đối tác nước ngoài (03 đối tác Trung Quốc, 01 đối tác Cộng hoà Séc, 01 Hàn Quốc, 01 của Mỹ) đã thảo luận và xây dựng chương trình hợp tác phát triển mạng CATV của Hà Nội. Cụ thể, trong năm 2003 Công ty đã ký hợp đồng liên doanh, liên kết với các tập đoàn kinh tế lớn như: Tập đoàn Pacific Network (Hàn Quốc), Công ty Nhuận Bang (Hồng Kông), Công ty Quốc An (Trung Quốc), ký kết với Bưu Điện Thành phố Hà Nội chương trình hợp tác xây dựng mạng CATV mở ra hướng phát triển mới, nhiều triển vọng trong tương lai, được nhiều khách hàng ngoại tỉnh, các ngành trong cả nước thoả thuận hợp tác hoặc lựa chọn Công ty xây dựng các chương trình mạng nội bộ, viễn thông, CATV hoặc truyền thanh không dây như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Lai Châu, Bà Rịa Vũng Tàu, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, điều đó cho thấy phần nào tiềm năng cũng như năng lực của Công ty trong cả hiện tại và tương lai. Hiện nay trên thị trường lĩnh vực truyền hình được các cấp ngành và các nhà đầu tư rất quan tâm bởi truyền hình là phương tiện thông tin đại chúng phổ cập và là món ăn tinh thần không thể thiếu được của người dân. Cho đến nay, truyền hình quảng bá mặt đất vẫn là phương tiện duy nhất để truyền tải thông tin chương trình đến tuyệt đại người dân ở Việt Nam. Tuy nhiên trong một vài năm trở lại đây, đã xuất hiện một số dịch vụ có trả tiền mới như: Truyền hình cáp vô tuyến MMDS và truyền hình qua vệ tinh được cung cấp bởi hãng truyền hình cáp Việt Nam. Ngoài hai dịch vụ trên, ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một mạng truyền hình cáp hữu tuyến công cộng chính thức. Truyền hình cáp hữu tuyến vẫn còn tương đối xa lạ đối với mọi người. Tuy nhiên, trong tương lai, truyền hình cáp hữu tuyến sẽ phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam còn ở thời điểm này, Công ty dịch vụ Truyền thanh-Truyền hình Hà Nội là đơn vị duy nhất được UBND Thành phố Hà Nội cho phép triển khai lắp đặt hệ thống truyền hình cáp. Nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu của người dân ngày càng cao. Đây là cơ hội để Công ty có thể tăng doanh thu và lợi nhuận của mình, từ đó cải thiện và nâng cao đời sống cho người lao động. 2. Đặc điểm nguồn lực công ty 2.1. Đặc điểm về nguồn lao động Sự phát triển, đi lên của toàn xã hội đã ngày càng khẳng định vai trò to lớn của con người trong mọi hoạt động nói chung và trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng. Trong bất kỳ một doanh nghiệp hay một tổ chức nào thì con người cũng là nhân tố quyết định. Nhân thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực, Công ty Dịch vụ Truyền thanh-Truyền hình đã có những cải tiến đáng kể trong có cấu tổ chức cũng như nâng cao chất lượng nguồn lao động trong Công ty góp phần thúc đẩy tốc độ phát triển trong thời gian tới. Tình hình nhân sự của Công ty được thể hiện qua bảng sau: Biểu 1: Quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty Dịch vụ Truyền thanh-Truyền hình Hà Nội Năm Chỉ ti êu 2001 2002 2003 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng số lao động Trong đó: Nữ 68 18 26,5 115 40 34,8 319 86 26,9 Cơ cấu theo tuổi Từ 18-25 Từ 26-45 Từ 46-55 Từ 56-60 27 27 10 4 39,7 39,7 14,7 5,9 35 48 23 9 30,4 41,7 20 7,9 120 150 40 9 37,6 47,0 12,5 2,8 Cơ cấu theo trình độ Đại học và trên ĐH Cao đẳng Trung cấp CNKT 26 10 20 12 38,2 14,7 29,4 17,6 40 23 30 22 34,8 20,0 26,1 19,1 121 89 83 26 37,9 27,9 26,0 8,2 Cơ cấu theo chức năng -Lao động gián tiếp -Lao động trực tiếp -CN phục vụ và phụ trợ 11 48 9 16,2 70,6 13,2 15 89 11 13,1 77,4 9,5 46 256 17 11,3 80,3 8,4 Cơ cấu theo HĐLĐ Không xác định thời hạn Từ 1-3 năm Dưới 1 năm 30 25 13 44,1 36,8 19,1 48 52 15 41,7 45,2 13,1 70 169 80 21,9 53,0 25,1 Nguồn: Báo cáo tình hình lao động qua các năm 2001, 2002, 2003 Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng lao động của Công ty không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2001 tổng số lao động của toàn Công ty là 68 người, đã tăng lên 115 người vào năm 2002, như vậy đã tăng 69,1% và đến năm 2003 tăng 177,4% so với năm 2002 tương ứng với 319 người. Điều này chứng tỏ quy mô mở rộng sản xuất của Công ty ngày càng tăng. Trong số lao động của Công ty, tỷ lệ lao động nữ chỉ chiếm khoảng trên dưới 30% mỗi năm như vậy là hợp lý đối với ngành nghề kinh doanh của Công ty. Xét về cơ cấu lao động theo tuổi, Công ty có một đội ngũ lao động khá trẻ, đây là một lợi thế vì đội ngũ lao động trẻ nhiệt tình, sáng tạo năng động và có trình độ sẽ góp phần vào sự phát triển của Công ty. Cũng qua biểu trên ta thấy trình độ của người lao động cũng khá cao, 100% lao động đều đã qua đào tạo, điều này cũng là thế mạnh của Công ty. Song bên cạnh mặt mạnh đó thì ta vẫn thấy hạn chế như lao động quá trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong thực tế nên doanh nghiệp phải mất chi phí để đào tạo thêm. 2.2. Đặc điểm về nguồn vốn kinh doanh và cơ sở vật chất trang thiết bị. Song song cùng tồn tại với nguồn lực lao động thì nguồn lực tài chính của Công ty cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng, tạo điều kiện tiền đề cho mọi hoạt động của Công ty. Công ty hoạt động có hiệu quả hay không một phần không nhỏ phụ thuộc vào nguồn lực tài chính của Công ty. Năm 1995, khi mới đổi tên thành Công ty Truyền thanh Hà Nội thì tổng số vốn của Công ty có được là 436.188.000 đồng. Cùng với quá trình phát triển nguồn vốn của Công ty đã không ngừng tăng lên. Đến năm 2003, mặc dù nguồn vốn vẫn còn là con số khiêm tốn nhưng tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty đạt 25.632.712.521 đồng. Là một doanh nghiệp nhà nước đang trên đà phát triển nên Công ty rất được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo của Nhà nước cũng như Thủ đô. Cơ sở vật chất trang thiết bị được đầu tư rất đầy đủ, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao. Điều đó được thể hiện qua biểu số liệu sau: Biểu2: Bảng kê danh mục trang thiết bị chính trong Công ty STT Tên trang thiết bị Số lượng Năm nhập Xuất xứ 1 Đầu thu vệ tinh kỹ thuật số 12 2002&2003 Đức, Pháp, CH Séc, Thái Lan 2 Bộ điều chỉnh IF 20 2002&2003 CH Séc 3 Bộ UP Convecter 20 2002&2003 CH Séc 4 Bộ Combiner 16x1 & 8x1 2 2002 CH Séc 5 Bộ chuyển mạch ma trận 32x32 1 2003 CH Séc 6 Máy phát quang 16 2002&2003 Mỹ, CH Séc, Hàn Quốc, Trung Quốc 7 Máy chuyển đổi quang điện 148 2002&2003 Mỹ, CH Séc, Hàn Quốc, Trung Quốc, Phần Lan 8 Khuyếch đại cao tần 5 á 862 MHZ 2210 2002&2004 Malaysia, Trung Quốc 9 Máy phát sang FM 5 2002&2004 Malaysia, Trung Quốc 10 Đầu thu FM tự động 85 2002&2004 Việt Nam 11 Phần mềm quản lý vật tư 1 2003 Việt Nam 12 Phần mềm quản lý khách hàng 1 2002 Trung Quốc 13 Phần mềm CôNG NGHIệP 1 2004 Trung Quốc 14 Máy soạn thảo thư mục 1 2004 Trung Quốc 15 Máy điều chế SL 1 2004 Mỹ, CH Séc 16 Máy hiện sang (oxilo) 4 2002&2004 Mỹ, CH Séc, Phần Lan 17 Mạng Lan (kèm 35 máy tính) 1 bộ 2002 Mỹ, CH Séc 18 Thiết bị đo kỹ thuật số 24 2002&2004 Mỹ, CH Séc, Phần Lan 19 Các phần mềm điều khiển thiết bị chuyển đổi quang điện 08 2002&2004 Mỹ, CH Séc 20 Bộ phát mã cài FM 05 2002&2004 Malaysia, Trung Quốc 21 Bộ cấp nguồn tự động 540 2002&2004 Việt Nam (do Công ty tự sản xuất) Nguồn: Tài liệu xếp hạng doanh nghiệp năm 2004 Qua số liệu trên, ta thấy toàn bộ máy móc trang thiết bị của Công ty đều mới được nhập. Các trang thiết bị này hầu hết được nhập từ các nước mà ngành kỹ thuật viễn thông tương đối phát triển. Đối với Công ty đây là một điều kiện thuận lợi để có thể phát triển rộng hơn mạng lưới kinh doanh của mình và từng bước chiếm được niềm tin của khách hàng. Năm 2003 cũng là năm đánh dấu bước tiến mới về đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng trụ sở và các tài sản cố định cho công ty. Công ty đã đầu tư, mua sắm trang thiết bị cho phòng máy trung tâm trị giá 1,5 tỷ đồng VN; Đầu tư 2 tỷ đồng VN để mua sắm thiết bị sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình; mua thêm một xe ô tô phục vụ quản lý, điều hành trị giá 500 triệu đồng; trang bị mới các phương tiện làm việc cho các đơn vị; ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống quản lý của công ty (Mạng LAN; phần mềm kế toán, phần mềm quản lý thuê bao) trị giá 700 triệu đồng. Đặc biệt, trong năm qua với sự cho phép của Thành phố và Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội, Công ty đã khởi công xây dựng Trụ sở nhà làm việc tại 30 Trung Liệt.Tổng dự án đầu tư trị giá hơn 8 tỷ đồng, trong năm 2003 đã đầu tư 2 tỷ đồng. Với một cơ sở vật chất và trang thiết bị tương đối đầy đủ và hiện đại là điều kiện để Công ty có thể tiến xa hơn trong kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động, đồng thời đòi hỏi người lao động phải học hỏi để nâng cao năng suất lao động từ đó nâng cao thu nhập. 3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh trong ba năm đầu hoạt động Trong những năm gần đây, doanh thu và lợi nhuận của Công ty luôn tăng lên. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng với sự quyết tâm của cán bộ công nhân viên toàn Công ty và sự quan tâm giúp đỡ của các cấp nên kết quả sản xuất kinh doanh đạt được những kết quả đáng khích lệ. Biểu 3: Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu sản xuất-kinh doanh của Công ty Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 Tốc độ tăng (%) 2002/ 2001 2003/ 2002 Doanh thu Triệu đồng 3.688 6.761 19.205 83,3 184,1 Quỹ tiền lương Triệu đồng 287 897 3.100 212,5 245,6 Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 202 429 1.051 113,4 144,9 Nộp ngân sách Triệu đồng 98,7 244,8 869 147,9 255,1 Lao động Người 68 115 319 69,1 177,4 TLương bình quân Đồng 500.000 650.000 1.000.000 30 53,8 NSLĐ bình quân/DT Triệu đồng 54,2 58,8 60,2 8,5 2,4 Nguồn: Các báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh các năm 2001, 2002, 2003 Qua biểu trên ta thấy doanh thu không ngừng tăng lên qua các năm, năm 2002 so với năm 2001 tăng 83,3% và năm 2003 so với 2002 tăng 184,1%. Nhưng quỹ lương lại tăng với tốc độ mạnh hơn nhiều, tăng từ 287 triệu vào năm 2001 lên 897 triệu vào năm 2002, tăng lên 212,5% và đến năm 2003 đã tăng lên 245,6%. Như vậy, Công ty hoạt động chưa hiệu quả, quản lý quỹ tiền lương chưa tốt, mặc dù lợi nhuận và nộp ngân sách nhà nước vẫn tăng qua hàng năm. Tiền lương bình quân của người lao động tăng lên qua các năm và tăng với tốc độ khá lớn mặc dù mức tiền lương đó chưa cao so với mức bình quân chung trên thị trường. Nhưng mức độ tăng tiền lương lại lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng năng suất lao động. Như vậy Công ty đã vi phạm vào nguyên tác trả lương do Nhà nước quy định. Nhưng đây là một doanh nghiệp mới đang trên đà phát triển đồng thời nhóm ngành kinh doanh của Công ty được Nhà nước và Thủ đô quan tâm và ưu đãi. Công ty đang từng bước kiện toàn bộ máy tổ chức và hoàn thiện các công tác quản lý để sớm đưa Công ty phát triển ổn định trong thời gian tới. 3.2. Kết quả hoạt động của công ty trong năm 2004 và kế hoạch đặt ra trong năm 2005. Kết quả hoạt động của công ty trong năm 2004. Năm 2004 với sự phân đấu, nỗ lực của CB-CNV, người lao động toàn công ty, sự quan tâm , giúp đỡ của thành uỷ, UBND Thành phố, các sở ban nghành như : Kế hoạch đầu tư, văn hoá thông tin, tài chính vật giá, lao động thương binh và xã hội, Ngân hàng công thương Đống đa, chính quyền các cấp , các nghành và đặc biệt là sự chỉ đạo giúp đỡ tận tình của đảng uỷ, Giám đốc và các phòng ban chuyên môn của Đài PT-TH Hà nội đã góp phần đánh đấu một năm thành công khá toàn diện của, tạo dựng nguồn tin và bước đầu xác lập thương hiệu sản phẩm chính của công ty đối với khách hàng và dư luận trong, ngoài thành phố. Trong năm nay công ty đã đạt được: _ Tổng doanh thu đạt: 40.633.946.087 đồng, đạt 104,19% so với kế hoạch. _ Lợi nhuận trước thuế đạt: 1.281.500.000 đồng _ Thuế thu nhập doanh nghiệp: 358.820.000 đồng _Thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước( Thuế các loại): 4.178.000.000 đồng _ Lợi nhuận ròng: 992.700.000 đồng. Để phục vụ cho việc phất triển và nâng cấp chất lượng mạng CATV Công ty đã đầu tư thi công 58.308 mét cáp quang tại 33 tuyến phố góp phần quan trọng phát triển mạng của công ty, mở rộng địa bàn tăng nhanh số thuê bao trong năm 2004. Đầu tư thi công 120.750m cáp trục QR540; 227.513m cáp RG11; 350.988m cáp RG6. Hoạt động đầu tư khai thác CATV tại các khu chung cư cũng đượ triển khai có hiệu qủa. Tổng số các công trình đầu tư nhà chung cư, khu cao tầng là 8 công trình với tổng số thuê bao thiết kế là 781 thuê bao. Trong năm 2004 đã lắp đặt 34.000 thuê bao với 38.200 đầu thu, đưa tổng số thuê bao trên mạng CATV lên 50.100 thuê bao với 58.320 đầu thu(đạt 97% kế hoạch). _ Doanh thu từ hoạt động CATV đạt 30.125 triệu đồng. Trong đó : + Doanh thu từ hoạt động lắp đặt = 17.874 triệu đồng + Doanh thu từ hoạt động thu thuê bao= 12.251 triệu đồng Tổng doanh thu năm 2004 từ hoạt động lắp đặt , cải tạo nâng cấp các công trình truyền thanh có dây, xây lắp các công trình truyền thanh không dây, kinh doanh thiết bị Truyền thanh và dịch vụ Truyền thanh đạt: 2.517.190.763 đồng trong đó: + Doanh thu từ các công trình truyền thanh có dây: 816.797.865 đồng + Doanh thu từ các công trình truyền thanh không dây: 699.743.239 đồng + Doanh thu từ kinh doanh thiết bị : 877.583.105 đồng + Doanh thu từ các công trình bảo dưỡng các công trình truyền thanh: 148.066.554 đồng. Năm 2004 , hoạt động kinh doanh tổng hợp của công ty đã chuyển dần sang hướng kinh doanh các sản phẩm trong lĩnh vực điện tử, điện lạnh, âm thanh, ánh sáng. Đây là một lĩnh vực mới, mặt hàng đòi hởi các tính năng kĩ thuât cao phù hợp với nhu cầu của thị trường hiện nay, vì vậy bên cạnh việc tìm kiếm những đối tác có khả năng cung cấp các thiết bị đạt tiêu chuẩn còn cần tạo dựng các mối quan hệ , tìm kiếm khách hàng trong nước vừa phải đào tạo các cán bộ kỹ thuật chuyên nghành có khả năng chuyên môn trong tư vấn và lắp đặt thiết bị. Hàng loạt những giao dịch đối với các nhà sản xuất đèn sân khấu, thiết bị âm thanh của Trung Quốc, Đài loan, và Đức đã được thực hiện. Phối hợp thành công tổ chức các cuộc hội thảo về truyền hình cáp và truyền hình không dây ở một số địa phương , trên cơ sở đó các báo cáo khả thi đã đượ xây dựng với các khách hàng trong nước. Đây thưc sự là cơ sở để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong năm 2005. _ Doanh thu từ hoạt động kinh doanh tổng hợp: 3.694.817.000 đồng. Trong đó: +Doanh thu từ cung cấp vật tư CATV: 958.198.000 đồng + Doanh thu từ cung cấp thiết bị: 678.250.000 đồng + Doanh thu từ hoạt động uỷ thác nhập khẩu: 346.239.837 đồng +Doanh thu từ các dịch vụ khác: 1,870.078.700 đồng. Để đáp ứng nhu cầu hoạt động và kế hoạch đã đặt ra, năm 2004 Công ty đã thành lập mới 2 trung tâm ( Trung tâm xử lí tín hiệu và trung tâm công nghệ thông tin), 1 phòng chức năng( Phòng kỹ thuật công trình), Thành lập ban quản lí dự án truyền thanh không dây. Bổ nhiệm 30 các bộ quản lý , điều hành , ( 2 phó trưởng phòng, 2 phó giám đốc Trung tâm , 2 phó giám đốc xí nghiệp và đội trưởng, trưởng phó phòng của các đơn vị trực thuộc công ty) Những thiếu sót , khuyết điểm chính trong năm 2004: Việc phối hợp giữa các đơn vị đặc biệt là các đơn vị tham mưu nghiệp vụ đối với một số đơn vị trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh có nhiều lúc thiếu tích cực chưa đạt hiệu quả. Có tình trạng này là do: _ Một số đơn vị chưa thực sự coi trọng và chưa thực hiện nghiêm túc các qui định đã ban hành. Nội dung văn bản chỉ được đem ra đối chiếu, tìm nguyên nhân khi những bất đồng về lợi ích giữa các đơn vị. Việc giám sát kiểm tra thực hiện các kế hoạch của Giám đốc công ty có nơi, có lúc chưa được coi trọng đã làm giảm hiệu lực và vai trò định hướng quản lí của các văn bản đối với các đơn vị. _ Một số đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao chưa nhìn nhận , đánh giá những vướng mắc phát sinh giũă các đơn vị trên cơ sở lợi ích chung của công ty. Trong nhiều việc chưa hiểu và thông cảm với nhau làm cho sự hợp tác đạt kết quả thấp. _Các đơn vị chức năng , nghiệp vụ chưa thực sự thể hiện vai trò là đơn vị tham mưu tích cực cho Giám đốc công ty. Thậm chí giải quyết các việc phát sinh còn thiếu chủ động, thiếu tích cực, tắc trách và gây hiểu lầm giữa nhưng người thực hiện. Công tác quản lý và sử dụng tài chính của một số đơn vị ( đặc biệt là các đơn vị hạch toán báo sổ) chưa chặt chẽ, thiếu cu thể, có nơi, có việc sai quy chế, qui định của công ty. Phòng kế toán tài chính chưa làm tốt trách nhiệm kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn nghiệp vụ cho đội ngũ kế toán thống kê các đơn vị một cách thường xuyên. Cán bộ quản lý ở một số đơn vị năng lực lãnh đạo hạn chế. Điều hành sản sản xuất kinh doanh còn long tong và chưa có quyết tâm trong khắc phục khó khăn. Hỗu hết các đơn vị điều hành công tác tài chính kế toán đều yếu, chưa đáp ứng được những yêu cầu về quy định , chế độ thanh quyết toán với công ty. Tình trạng này là do: _ Việc phân công trách nhiệm cho nhân viên thống kê kế toán của một số đơn vị còn chưa thật sự hợp lí làm giảm khả năng hoạt động và tính linh hoạt trong thực hiện và quản lí. Khả năng quản lí của một số các bộ chủ chốt các đơn vị chưa đáp ứng kịp thời với tình hình phát triển chung của công ty. _ Hoạt động kiểm tra giám sát CB-CNV và người lao động của phòng HC-TC chưa được thực hiện thường xuyên và thiếu những biện pháp tích cực và đồng bộ. _ Một số mục tiêu trong kế hoạch đề ra chưa sát với thực tếhoạt động của nhiều đơn vị . Đôn đốc kiểm tra , hướng dẫn thực hiện còn sai sót. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2005: Với những kết quả đạt được trong năm 2004 và những kinh nghiệm rút ra trong quản lý điều hành và sản xuất kinh doanh, nghị quyết số 01/NQ/CU-GDCT ngày 26-10-2004 của cấp uỷ và giám đốc công ty chủ trương xây dựng và phấn đấu thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2005 như sau: _ Phấn đấu lắp đặt mới đạt 27.500 thuê bao. _ Tập trung đầu tư phát triển khu chung cư và nhà cao tầng.Ký hợp đồng của 50 khu nhà với số thuê bao thiết kế là 15.000 thuê bao. _Phát tăng 4 kênh mới. Tăng phí thuê bao do một số kênh phải mua bản quyền. _ Thường xuyên duy trì ổn định chất lượng tín hiệu. Thực hiện chế độ kiểm tra chất lương mạng định kì, một cách nề nếp chặt chẽ. Ngiên cưu ứng dụng công nghệ mới để quản lí thuê bao. _ Phủ kín mạng trục trên địa bàn huyện Thanh trì. Triển khai 4 mạng con tại các khu dân cư tập trung của huyện từ liêm. _ Hợp tác với bưu điện Hà nội, mở mới 20 node quang. _ Hợp tác với các đối tác để thử ngiệm và đưa Internet lên mạng truyền hình cáp của công ty. Chỉ tiêu 500 hộ thuê bao dùng internet. Thử ngiệm một số dịch vụ gia tăng trên mạng CATV của công ty. _ Thực hiện kịp thời , có hiệu quả việcngầm hoá theo tiến độ và yêu cầu của các ngành điện lực, giao thông công chính. Mỗi phòng ban có những nhiệm vụ cụ thể tuỳ thuộc vào chức năng của tong phòng ban, nhằm tăng cường các dịch vụ có chất lượng hơn. Năm nay công ty đã đặt ra những chỉ tiêu về doanh thu cụ thể như sau: _ Doanh thu từ mạng CATV đạt 36,29 tỷ đồng. _ Doanh thu hoạt động truyền thanh: 5 tỷ đồng. _ Doanh thu khai thác sản xuất chương trình : 7,5 tỷ đồng _ Doanh thu kin doanh tổng hợp: 3,8 tỷ đồng _Doanh thu công nghệ thông tin : 0,9 tỷ đồng _ Doanh thu dịch vụ thương mại tổng hợp: 0,8 tỷ đồng _ Lợi nhuận trước thuế: 1,38 tỷ đồng _ Thuế thu nhập doanh nghiệp: 0,38 tỷ đồng _Thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: 0,9 tỷ đồng _Lơi nhuận ròng: 998 triệu đồng Trên đây là báo cáo tổng kết những nét hoạt động chính của công ty trong năm 2004 và kế hoạch 2005. Từ đó cho ta thấy năng lực kinh doanh của công ty là rất cao và đó là một điều kiện để công ty có thể vững bước trong bước đường hội nhập. II. Điều kiện bên ngoài của công ty. 1. Đặc điểm về địa lý – kinh tế – xã hội của Thủ đô HàNội 1.1. Về đặc điểm địa lí và kinh tế. Thủ đô Hà nội có diện tích tự nhiên 920,97 km2, trong đó diện tích nội thành chiếm 84,30 km2. Hà nội nằm ở khu vực đồng bằng bắc bộ, phía bắc giáp tỉnh Thái nguyên, tây bắc giáp tinh Vĩnh phúc, Bắc ninh, phía tây giáp tỉnh Hưng yên. Hà nội được chia lam 12 quận huyện, bao gồm các quận: Ba đình, Hoàn kiếm, Đống đa, Hai bà trưng, Tây hồ, Thanh xuân, cầu giấy, và các huyện ngoại thành; Gia lâm, Thanh trì, Từ liêm, Đông anh, Sóc sơn. Ngoài hai con sông lớn là sông Hồng và sông Đuống chảy qua, Hà nội còn có các con sông nhỏ như: sông Cà lồ, sông Nhuệ, sông Kim ngưu… Hà nội có nhiều hồ, bao quanh gồm 17 hồ lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là Hồ tây thuộc quận Ba đình. Hà nội có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa từ thang4 đến thang 10, thườgn có giông báo; mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, thường có đợt rét, gió mùa đông bắc có mưa nhỏ xen giữa hai mùa. Vào mùa xuân và mùa thu, thời tiết rất mát mẻ, hiệt đọ trung bình hàng năm là 26,30C, thấp nhất là 40C, cao nhất là 39,40C; lượng mưa bình quân là 1661 mm/năm. 1.2. Về đặc điêm kinh tế. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng bình quân hàng năm : 10,18%, là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng cao . Cơ cấu kinh tế có bước chuyển quan trọng theo hướng công nghiệp, hiện đại hoá. Kinh tế thủ đô phát triển ở tất cả các nghành, các khu vực ở cả nội thành, ngoại thành. Cơ sở vật chất kỹ thuật, tiềm lực kinh tế được nâng đáng kể. Tốc độ GDP tăng 2,6lần; tỷ trọng GDP của thủ đô trong tổng giá trị GDP của cả nứơc từ 5,5%(1990) lên 7,1% (1999). Bình quân GDP trên đầu người của thành phố đã tăng từ 470USD lên 990USD năm 2000. Về xây dựng kết cấu hạ tầng và quản lý đô thị có một số mặt tiến bộ; bằng nhiều nguồn vốn, thành phố đã đầu tư gần 4000 tỷ đồng (tính đến hết năm 2000) vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, đặc biệt là hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn ngoại thành. Nội đô đã mở rộng lên 84km2 ( so với 43km2 năm 1990). Mở rộng nâng cấp nhiều tuýen đường, nút giao thông quan trọng, 90% tổng số đường được thảm bê tông nhựa và chiếu sáng. Quản lý đô thị trên một số mặt có tiến bộ, đương phố Hà nội, bộ mặt của thủ đô ngày càng khang trang hơn, thông thoáng sạch đẹp hơn. về văn hoá xã hội. Năm 2000 đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở trên toàn thành phố, 100% cơ sở y tế của xã phường có bác sỹ. Có nhiều đổi mới trong vệc chăm lo sức khoẻ cho nhân dân. chương trình dân số-kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em, người cao tuổi được triển khai tích cực. Các chính sách xã hội được triển kha tương đối tốt. Hệ thống báo chí được, xuất bản được từng bước đổi mới. Thể dục thể thao phong trào và đỉnh cao đã có bước phát triển. Mạng lưới thông tin liên lạc được mở rộng và trang bị khá hiện đại. Tỷ lệ điện thoại đạt 18 máy/ 100 người (so với mức 7 máy năm 1996). Phong trào thi đua yêu nước , tiêu biểu là phong trào “ người tốt việc tốt”, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá” đạt hiệu quả tích cực. Nhiều di tích văn hoá lịch sử được trùng tu, tôn tạo. hoạt động sáng tạo văn hoá nghệ thuật có bước phát triển. Năm 1999, Hà nội được UNESCO bình chọn là thành phố duy nhất châu á- Thái Bình Dương nhận danh hiệu cao quý “ Thành phố vì hoà bình”. Về chính trị. Hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở đảm bảo ổn định và từng bước có sự đổi mới về tổ chức và phương hướng hoạt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc531.doc
Tài liệu liên quan