Đề tài Hoàn thiện Quản lý thuế Thu nhập cá nhân tại Cục thuế tỉnh Lạng Sơn

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN. ii

DANH MỤC HÌNH VẼ .vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU. vii

P N MỞ Đ U .1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài.1

1.2 Mục đích nghiên cứu .3

1.3 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.3

1.3.1 Cách tiếp cận .3

1.3.2 Phương pháp nghiên cứu.3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .4

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu.4

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu .4

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.4

1.5.1 Ý nghĩa khoa học.4

1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn .4

1.6 Kết quả đạt được của luận văn .5

1.7 Nội dung của luận văn.5

C ƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP

CÁ NHÂN .6

1.1 Tổng quan về thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế thu nhập cá nhân .6

1.1.1 Thuế thu nhập cá nhân.6

1.1.2 Quản lý thuế thu nhập cá nhân .9

1.1.3 Nội dung cơ bản của luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam.12

1.2 Cơ sở lý luận về quản lý thuế thu nhập cá nhân.23

1.2.1 Nội dung quản lý thuế thu nhập cá nhân .23

1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế thu nhập cá nhân .27

1.3 Các tiêu chí đánh giá về hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân.31

1.4 Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân của các địa

phương và bài học cho Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn .35

pdf111 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện Quản lý thuế Thu nhập cá nhân tại Cục thuế tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính) Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn P h ò n g T in h ọ c CỤC TRƯ NG Phó cục trưởng Phó cục trưởng P h ò n g àn h c h ín h – Q u ản t rị t ài v ụ – Ấ n c h ỉ P h ò n g T ổ c h ứ c cá n b ộ P h ò n g T ổ n g h ợ p n g h iệ p v ụ d ự to án P h ò n g T u y ên t ru y ền v à h ỗ t rợ n g ư ờ i n ộ p t h u ê P h ò n g K ê k h ai v à k ế to án t h u ế P h ò n g Q u ản l ý t h u ế th u n h ập c á n h ân P h ò n g K iể m t ra t h u ế P h ò n g T h an h t ra t h u ế P h ò n g Q u ản l ý n ợ v à cư ỡ n g c h ế n ợ t u ế P h ò n g K iể m t ra n ộ i b ộ C h i cụ c T h u ế T P L ạn g S ơ n C h i cụ c T h u ế h u y ện C ao L ộ c C h i cụ c T h u ế h u y ện B ắc S ơ n C h i cụ c T h u ế h u y ện H ữ u L ũ n g C h i cụ c T h u ế h u y ện L ộ c B ìn h C h i cụ c T h u ế h u y ện Đ ìn h L ập C h i cụ c T h u ế h u y ện V ăn L ãn g C h i cụ c T h u ế h u y ện T rà n g Đ ịn h C h i cụ c T h u ế h u y ện V ăn Q u an C h i cụ c T h u ế h u y ện B ìn h G ia C h i cụ c T h u ế h u y ện C h i L ăn g Phó cục trưởng 46 2.1.3 Kết quả quản lý thu thuế giai đoạn 2014-2018 Việc thực hiện cải cách hoạt động quản lý thuế theo mô hình quản lý chức năng đã giúp cho cơ quan thuế các cấp thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định pháp luật về thuế. Từ đó đã nâng cao được hiệu quả trong quản lý, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật thuế. Đồng thời hỗ trợ cho người nộp thuế nắm bắt kịp thời các chính sách, pháp luật thuế, nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với NSNN. Cơ quan thuế nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, chặt chẽ của các cấp ủy Đảng và các cấp chính quyền địa phương, cùng với sự phối hợp của các ban ngành trong thực hiện nhiệm vụ thu NSNN đã tìm ra hướng đi phù hợp về tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế đã tạo tiền đề, cơ sở tăng trưởng nguồn thu. (Nguồn Báo cáo tổng kết công tác tại Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn) Hình 2.2 Số thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn từ năm 2014-2018 Nhìn vào hình2.2 ta thấy Cục thuế tỉnh Lạng Sơn đã luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, số thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước, từng bước đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên của ngân sách địa phương; góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu 47 kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, củng cố vững chắc an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn . 2.2 Thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế Lạng Sơn 2.2.1 Thực trạng công tác quản lý đăng ký thuế Việc cấp mã số thuế TNCN kịp thời là cơ sở quan trọng để giúp cơ quan thuế quản lý chặt chẽ thông tin của người nộp thuế TNCN, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các cơ quan chi trả và người nộp thuế thuận lợi hơn trong quá trình kê khai, nộp thuế. Chính vì vậy, Tổng cục Thuế đã thực hiện cấp mã số thuế TNCN trên phạm vi cả nước ngay từ khi triển khai luật thuế TNCN năm 2009 và đến năm 2014 thì triển khai phần mềm ứng dụng cấp mã số thuế cho người phụ thuộc. Bảng 2.1 Tình hình cấp MST tại Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014-2018 Chỉ tiêu Mã số thuế cá nhân được cấp (người) Lũy kế (người) Năm 2014 17.297 250.527 Năm 2015 17.484 268.011 Năm 2016 15.964 283.975 Năm 2017 14.362 298.337 Năm 2018 11.345 309.682 (Nguồn Báo cáo tổng kết công tác tại Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn) Để có kết quả cấp MST trên, hàng năm Cục thuế tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận khối lượng tờ khai đăng ký cấp MST rất lớn, thực hiện giải quyết cấp mã số cho NNT đúng quy trình và thời gian quy định nhờ vào ứng dụng công nghệ thông tin. Song bên cạnh những kết quả đạt được đó vẫn còn có những tồn tại, hạn chế nhất định. Trong quá trình triển khai Luật thuế TNCN năm 2009, NNT muốn đăng ký cấp MST phải đến trực tiếp cơ quan thuế để nộp tờ khai. Cơ quan thuế phải thực hiện nhập thông tin vào phần mềm đăng ký thuế. Với lượng hồ sơ đăng ký cấp mã số thuế TNCN rất lớn nên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi sai sót, nhầm lẫn như nhập sai số chứng 48 minh thư nhân dân, sai ngày cấp, sai tên NNT...Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình cấp mã số thuế, phải rà soát đối chiếu khi việc cấp mã số không thành công do trùng thông tin, đến thời điểm hiện tại, vẫn còn những trường hợp sai sót thông tin chưa được chỉnh sửa do số lượng mã số thuế TNCN quá lớn. Việc đăng ký cấp mã số thuế TNCN hiện nay tại các đơn vị thường do cơ quan chi trả thu nhập nơi NNT làm việc thực hiện nên dẫn đến tình trạng thông tin cá nhân đề nghị cấp mã chưa chính xác, người được cấp mã không quan tâm đến việc mình đã được cấp MST, hoặc không biết bản thân mình đã được được cấp MST, nên xảy ra trường hợp NNT yêu cầu cơ quan thuế cấp MST khác khi chuyển nơi làm việc mới, dẫn đến tình trạng trùng lắp thông tin đăng ký thuế... Những tồn tại trên đã gây khó khăn cho cơ quan thuế trong việc quản lý NNT, kê khai thuế và giải quyết hoàn thuế. Khi phát hiện ra những sai lệch về thông tin của NNT, cơ quan thuế phải thực hiện kiểm tra, đối chiếu và điều chỉnh thông tin NNT đúng với thực tế. Tồn tại lớn nhất đối với hoạt động quản lý đăng ký thuế là NNT không quan tâm việc thay đổi, bổ sung thông tin về cá nhân với cơ quan thuế. Khi NNT có yêu cầu về hoàn thuế, miễn giảm thuế thì các thông tin trên hồ sơ hoàn thuế, miễn giảm thuế không trùng khớp với thông tin đăng ký ban đầu của NNT. Do vậy cơ quan thuế sẽ không thực hiện được việc giải quyết hoàn thuế, miễn thuế cho NNT. Bắt đầu từ năm 2014, Tổng cục Thuế đã triển khai phần mềm cấp mã số thuế cho NPT giảm trừ gia cảnh. Đây là một bước tiến mới trong việc quản lý chặt chẽ các khoản giảm trừ thuế TNCN, góp phần hạn chế việc thất thu thuế vì trong cùng 1 năm dương lịch một NPT chỉ được giảm trừ cho 1 NNT. Đến năm 2018, NNT khi kê khai giảm trừ NPT thì NPT đó bắt buộc phải có MST. Tuy nhiên, hoạt động cấp mã số thuế NPT cũng gặp những khó khăn và tồn tại như việc cấp MST TNCN. 2.2.2 Thực trạng công tác Kê khai – Kế toán thuế và quản lý thu nộp thuế 2.2.2.1 Thực trạng công tác Kê khai – Kế toán thuế Khai thuế là việc người nộp thuế tự xác định số thuế phải nộp phát sinh trong kỳ kê khai thuế theo qui định của từng Luật thuế, Pháp luật thuế. Người nộp thuế sử dụng hồ sơ 49 khai thuế của từng loại thuế theo qui định của Luật quản lý thuế để kê khai số thuế phải nộp với cơ quan thuế và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu trong hồ sơ khai thuế. Riêng thuế TNCN của người lao động làm công ăn lương, cá nhân có thu nhập từ đầu tư vốn, cá nhân có thu nhập từ trúng thưởng thì việc kê khai nộp thuế là các tổ chức chi trả thu nhập thực hiện kê khai thay các cá nhân đó đồng thời thực hiện khấu trừ thuế TNCN trước khi chi trả thu nhập để nộp thuế vào NSNN. Do vậy, cơ quan thuế quản lý đến các tổ chức chi trả thu nhập. Công tác quản lý kê khai và nộp tờ khai thuế là nhiệm vụ hết sức quan trọng, được Lãnh đạo Cục Thuế hết sức quan tâm. Thông qua số liệu trên hồ sơ khai thuế của người nộp thuế, giúp cơ quan thuế biết được tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó giúp cho việc quản lý của cơ quan thuế đối với người nộp thuế có hiệu quả, đánh giá đúng tình hình chấp hành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế để có những biện pháp tuyên dương, khen thưởng kịp thời đối với người nộp thuế. Theo quy định vào ngày 20 hàng tháng hoặc ngày 30 tháng đầu quý sau cán bộ phòng kê khai và kế toán thuế phải tổng hợp và báo cáo chính xác số doanh nghiệp đã nộp hồ sơ khai thuế. Cập nhật kịp thời các đơn vị mới hoạt động vào danh sách đôn dốc kê khai. Đồng thời đưa ra khỏi danh sách đôn đốc kê khai đối với các đơn vị ngừng hoạt động, tạm nghỉ kinh doanh, giải thể, phá sản. Đối với những đơn vị thực hiện nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định thì được coi là chậm nộp hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế sẽ thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế đối với NNT nộp chậm hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Đặc biệt trong quá trình xử lý hồ sơ khai thuế của các doanh nghiệp nếu phát hiện các doanh nghiệp kê khai sai, kê khai bổ sung không đúng quy định thì các phòng có liên quan phối hợp để xem xét giải quyết theo đúng quy trình quản lý thuế. Trong quá trình cải cách và hiện đại hóa công tác quản lý thuế, nhằm tạo điều kiện và phục vụ NNT tốt hơn. Đặc biết để cắt giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế, giảm thiểu những sai sót trong kê khai hồ sơ thuế, Tổng cục Thuế đã xây dựng và cung cấp miễn phí cho NNT phần mềm kê khai thuế (phần mềm Hỗ trợ kê khai thuế - HTKK) và triển khai hệ thống khai thuế điện tử (ứng dụng khai thuế điện tử - i TKK). Cho đến nay đã có 100% các doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế qua mạng, do vậy đã giảm bớt 50 những sai sót, cắt giảm thời gian, chi phí in ấn, ... cho doanh nghiệp khi thực hiện khai thuế. Bảng 2.2 Tình hình khai thuế tại Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014 - 2018 Chỉ tiêu Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng số lượt NNT phải nộp SKT (lượt) 20.453 21.352 22.024 24.433 26.156 Số lượt NNT đã nộp SKT (lượt): 19.479 21.115 21.877 24.279 26.008 + Số lượt NNT đã nộp SKT đúng hạn (lượt) 18.026 19.961 20.733 23.228 25.269 + Số lượt NNT đã nộp SKT nộp chậm (lượt) 1.453 1.154 1.144 1.051 739 Số lượt NNT không nộp SKT (lượt) 974 237 147 154 148 Tỷ lệ đã nộp/phải nộp (%) 95,2% 98,9% 99,3% 99,4% 99,4% Tỷ lệ đúng hạn/đã nộp (%) 92,5% 94,5% 94,8% 95,7% 97,2% Tỷ lệ không nộp/phải nộp (%) 4,8% 1,1% 0,7% 0,6% 0,6% (Nguồn Báo cáo tổng kết công tác tại Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn) Theo quy định của Luật quản lý thuế, luật thuế TNCN quy định về kê thuế, nộp thuế TNCN thì tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập không phát sinh khấu trừ thuế Thu nhập cá nhân không phải kê khai thuế (khai theo tháng, quý). Do vậy cơ quan thuế sẽ không theo dõi nghĩa vụ kê khai của người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế TNCN. Đây là bước cắt giảm thủ tục hành chính của ngành thuế. Điểm này khác với quy định trước đây là tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập phải kê khai thuế TNCN, cơ quan thuế theo dõi đôn đốc nghĩa vụ kê khai của NNT. Qua bảng 2.2 ta nhận thấy tổ chức chi trả thu nhập đã thực hiện tự giác kê khai nộp hồ sơ khai thuế kịp thời, đúng thời hạn. Số lượng hồ sơ tăng đều hàng năm do kinh tế phát triển, các doanh nghiệp cũng phát triển và tăng trưởng nên thu nhập của người lao động cũng tăng lên, dẫn đến các tổ chức chi trả thu nhập có phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì phải thực hiện khấu trừ, kê khai thuế TNCN do vậy lượng hồ sơ khai thuế tăng lên. ơn nữa tỉnh Lạng Sơn có số doanh nghiệp mới thành lập tăng do vậy số lượng hồ sơ cũng tăng theo. Để tỉ lệ nộp hồ sơ đúng hạn đạt từ 95% trở lên theo yêu cầu của Tổng cục 51 Thuế, Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn cần có các biện pháp quản lý kê khai thích hợp. Tỉ lệ hồ sơ nộp chậm còn cao thể hiện mức độ tự giác kê khai của NNT cũng chưa đầy đủ. Nguyên nhân theo Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 thì tổ chức chi trả thu nhập không phát sinh khấu trừ thuế Thu nhập cá nhân thì không phải kê khai thuế. Do vậy cơ quan thuế sẽ không theo dõi nghĩa vụ kê khai của người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế TNCN, cũng như sẽ không có thông báo đôn đốc nhắc nộp hồ sơ khai thuế đối với NNT chưa thực hiện nghĩa vụ kê khai khi hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Việc thực hiện nghĩa vụ kê khai của NNT thông qua tính tự giác chấp hành. Qua đây ta nhận thấy cơ quan thuế cần phải thực hiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT để NNT nắm vững quy định về nghĩa vụ kê khai thuế. Thực hiện tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có phát sinh số thuế khấu trừ nhưng chưa thực hiện kê khai thuế. Cục thuế cần triển khai công tác gửi thư nhắc, thông báo các loại hồ sơ sắp hết hạn nộp trên website của ngành thuế hoặc qua email để NNT tự rà soát việc kê khai, nộp hồ sơ khai thuế của đơn vị mình để từ đó nộp hồ sơ đúng hạn không bị chậm. Trong thực hiện nhiệm vụ thu Ngân sách Nhà nước, Phòng quản lý thuế TNCN Cục Thuế chủ yếu quản lý thu thuế TNCN từ thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức chi trả thu nhập khấu trừ và thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (Bảng 2.3). Theo bảng số liệu bảng 2.3 nhìn chung số lượng hồ sơ kê khai theo tháng hay theo quý năm sau đều tăng hơn năm trước, mặc dù theo Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bội Tài chính quy định: Tổ chức chi trả thu nhập phát sinh số thuế khấu trừ trong tháng của ít nhất một loại tờ khai thuế TNCN từ 50 triệu đồng trở lên khai thuế theo tháng trừ trường hợp tổ chức chi trả thu nhập thuộc diện khai thuế GTGT theo quý. Theo quy định này thì tổ chức chi trả thu nhập có phát sinh số thuế TNCN khấu trừ trong tháng của ít nhất một loại tờ khai TNCN dưới 50 triệu đồng và đồng thời khai thuế GTGT theo quý thì thực hiện khai thuế theo quý. Quy định này đã giảm tần suất kê khai của một số tổ chức chi trả thu nhập. Nhưng số lượng các loại tờ khai đều tăng, như vậy ta thấy thu nhập của người lao động hàng năm tăng, dẫn đến nghĩa vụ phải kê thuế TNCN tăng, số thu về thuế TNCN tăng. 52 Bảng 2.3 Tình hình thực hiện kê khai thuế TNCN tại Cục thuế tỉnh Lạng Sơn Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2014 2015 2016 2017 2018 2015/ 2014 2016/ 2015 2017/ 2016 2018/ 2017 Tờ khai thuế TNCN từ TL, TC (lượt): 4.394 4.449 5.44 5.86 6.906 101 122 107 117 + Tờ khai tháng, quý (lượt) 3.051 3.089 3.764 4.036 4.792 101 121 107 118 + Tờ khai quyết toán thuế (lượt) 1.343 1.36 1.676 1.824 2.114 101 123 108 115 Tờ khai thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản (lượt) 1369 1596 1634 2246 2402 116 102 137 106 Tờ khai thuế TNCN khác (lượt) 0 35 23 27 40 65 117 148 Tổng cộng (lượt) 5.763 6.08 7.097 8.133 9.348 105 116 114 114 (Nguồn Báo cáo tổng kết công tác tại Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn) Bảng 2.4. Kết quả điều tra về kê khai, nộp thuế Thu nhập cá nhân (N = 200) STT Nội dung câu hỏi Tỷ lệ (%) 1 Nguyên nhân kê khai thuế bị thiếu sót 100 Kê khai đầy đủ phải nộp nhiều thuế hơn 3,33 Biểu mẫu kê khai phức tạp 74,67 Thủ tục nộp SKT chưa thuận lợi 8,67 Chính sách thuế thay đổi 13,33 2 Tự giác kê khai khi có phát sinh thuế 100 Không kê khai 1,33 Kê khai nếu bị nhắc nhở 4 Phải kê khai vì đây là nghĩa vụ 94,67 3 Cách nộp tờ khai thuế TNCN 100 Kê khai qua mạng 98,67 Nộp trực tiếp tại cơ quan thuế 1,33 (Nguồn Báo cáo tổng kết công tác năm 2018 tại Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn) 53 Theo số liệu bảng 2.4 cho thấy có đến 74,67% số người được hỏi cho là nguyên nhân kê khai thuế bị sai sót là do biểu mẫu kê khai phức tạp, do vậy chính sách thuế TNCN cần phải cải cách theo hướng đơn giản hóa về mẫu biểu để NNT dễ hiểu hơn và thực hiện kê khai đơn giản hơn. Đồng thời cải cách thủ tục hành chính để giảm bớt một số biểu mẫu trong quyết toán thay cho cá các nhân; Ngoài ra NNT cho là chính sách thay đổi nên NNT kê khai sai. Một số nhỏ NNT có quan điểm khai thì phải nộp nhiều hơn. Mặc dù thuế TNCN, người chịu thuế là các cá nhân có thu phập chịu thuế còn tổ chức chi trả thu nhập chỉ là trung gian thực hiện khấu trừ thuế và nộp thuế thay cho cá cá nhân. Điều này cho thấy các doanh nghiệp chưa hiểu đúng bản chất của thuế TNCN cần tăng cường công tác tuyên truyền hơn nữa để các doanh nghiệp hiểu rõ hơn trong thực hiện chấp hành luật thuế TNCN. Thủ tục nộp hồ sơ khai thuế chưa thuận lợi là do hệ thống tiếp nhận hồ sơ của cơ quan thuế qua mạng internet thường bị quá tải vào những ngày cuối cùng khi hết hạn nộp hồ sơ, NNT thường phải chờ đợi lâu, nếu không nộp đúng hạn sẽ dẫn đến bị phạt vì hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế. Về câu hỏi có tự giác kê khai khi có phát sinh thuế TNCN thì NNT đều có câu trả lời phải kê khai vì đây là nghĩa vụ. Tuy nhiên, vẫn còn NNT chưa có ý thức đầy đủ về nghĩa vụ thuế khi trả lời không tự ý kê khai hoặc chỉ kê khai khi bị nhắc nhở. Với 98,67% trả lời đã kê khai thuế qua mạng, đã phản ánh rõ nét kết quả của việc cải cách thủ tục hành chính và hỗ trợ NNT của cơ quan thuế đã tạo thuận lợi cho NNT trong thực hiện nghĩa vụ kê khai, giảm chi phí đi lại, tiết kiệm thời gian khi nộp hồ sơ khai thuế. Tuy nhiên vẫn còn ý kiến cho là thủ tục nộp SKT chưa thuận lợi, còn phải trực tiếp đến cơ quan thuế nộp hồ sơ. Nguyên nhân hệ thống cơ sở hạ tầng truyền thông vẫn còn có sự tắc nghẽn khi NNT nộp hồ sơ khai thuế vào ngày cao điểm. 2.2.2.2 Thực trạng công tác quản lý thu nộp thuế Tổng số phải thu về thuế TNCN bao gồm: Số thuế TNCN kê khai trong năm; số thuế TNCN chênh lệch khi quyết toán (khoản chênh lệch giữa số phát sinh quyết toán năm với số đã kê khai trong năm); số thuế TNCN truy thu qua công tác thanh tra, kiểm tra. 54 Bảng 2.5 Số thu về thuế Thu nhập cá nhân giai đoạn 2014 - 2018 Diễn giải Năm So sánh (%) 2014 2015 2016 2017 2018 2015/ 2014 2016/ 2015 2017/ 2016 2018/ 2017 Số phải thu (triệu đồng): 61.736 79.14 94.294 124.658 140.152 128.2 119.1 132.2 112.4 + Số kê khai trong năm (triệu đồng) 53.093 69.564 82.507 107.58 123.614 131.0 118.6 130.4 114.9 + Phải thu chênh lệch quyết toán (triệu đồng) 7.84 8.231 10.278 15.084 14.436 105.0 124.9 146.8 95.7 Số truy thu qua thanh tra kiểm tra (triệu đồng) 803 1.345 1.509 1.995 2.102 0.2 112.2 132.2 105.4 Số nộp NSNN (triệu đồng) 59.39 77.478 92.984 123.561 139.185 130.5 120.0 132.9 112.6 Số nợ đọng thuế TNCN (triệu đồng) 2.346 1.662 1.311 1.097 967 70.8 78.9 83.7 88,1 Tỷ lệ nợ đọng 3,8% 2,1% 1,39% 0,88% 0,69% (Nguồn Báo cáo tổng kết công tác tại Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn) Số kê khai trong năm chiếm phần lớn so với số phải thu. Số chênh lệch sau quyết toán chiếm tỉ lệ thấp so với số phải thu. Điều này cho ta thấy NNT đã thực hiện chấp hành kê khai khấu trừ thuế TNCN hàng tháng, quý đảm bảo theo quy định. Do vậy số chênh lệch sau quyết toán không lớn và có tính ổn định, ít biến động. Kết quả trên đây đã cho ta thấy tính hiệu quả trong công tác quản lý kê khai thuế TNCN của Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên, cơ quan thuế cũng không thể bỏ qua công tác kiểm tra giám sát việc kê khai thuế của NNT. Tuy việc thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế của NNT đã có tính tự giác nhưng vẫn còn tình trạng nợ đọng thuế TNCN. Nguyên nhân là do một số doanh nghiệp phát sinh nhiều số thuế lớn (thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Tài nguyên) chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, dẫn đến tình trạng nợ đọng thuế TNCN. Đến năm 2018 tỉ lệ nợ giảm còn 0,69% và thấp nhất so với những năm trước. Nguyên nhân do tăng cường công tác quản lý nợ, thực hiện triển khai, áp dụng nhiều biện pháp đôn đốc để các doanh nghiệp còn nợ đọng thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với Ngân sách Nhà nước. Trong những năm qua, việc kết nối trao đổi thông tin giữa Thuế- Ngân hàng- Kho bạc đã thực hiện ở tất cả các huyện, thành phố. Đặc biệt Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn cũng đã 55 phối kết hợp chặt chẽ với Kho Bạc nhà nước tỉnh Lạng Sơn để thực hiện thu ngân sách nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho NNT thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN. (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác tại Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn) Hình 2.3 Kết quả thực hiện thu thuế TNCN so với dự toán giai đoạn 2014-2018 Kết quả từ kê khai đến thực hiện thu về thuế TNCN đã cho ta thấy tính hiệu quả trong công tác quản lý thuế TNCN. Trong những năm qua, Phòng quản lý thuế TNCN luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán, đảm bảo số thu năm sau luôn cao hơn năm trước. 2.2.3 Thực trạng công tác giải quyết miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế 2.2.3.1 Công tảc quản lý miễn thuế, giảm thuế Luật thuế TNCN quy định việc miễn thuế, giảm thuế TNCN cho NNT trong trường hợp bị thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ hoặc bệnh hiểm nghèo là những chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho NNT hoặc chia sẻ gánh nặng thuế với NNT trong những giai đoạn gặp khó khăn. Giai đoạn 2014- 2018, số lượng hồ sơ của NNT đề nghị miễn thuế, giảm thuế TNCN cho NNT bị thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ hoặc bệnh hiểm nghèo tại Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn rất ít. Trên địa bàn toàn tỉnh chỉ có 21 hồ sơ đề nghị miễn, giảm với tổng số tiền thuế được miễn, giảm là 164 triệu đồng, lý do xin miễn, giảm thuế chủ yếu là do NNT mắc bệnh hiểm nghèo. 56 Kết quả trên được đánh giá do xuất phát từ các nguyên nhân sau: Thứ nhất, Luật thuế TNCN được ban hành và đi vào thực hiện đến nay mới được 9 năm, với nhiều thay đổi, bổ sung trong chính sách thuế thì khoảng thời gian này chưa đủ để mọi người dân có thể nắm bắt được đầy đủ các quy định của nó. Bên cạnh đó người dân chưa quan tâm tìm hiểu chính sách thuế này, do vậy họ đã không biết được những quyền lợi và nghĩa vụ khi thực hiện chính sách thuế TNCN. Khi bản thân gặp chuyện không may như bị thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, NNT đã không biết để làm hồ sơ xin miễn, giảm thuế TNCN. Thứ hai Luật thuế TNCN quy định NNT trong năm bị mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được miễn, giảm thuế TNCN với số tiền miễn, giảm không vượt quá số tiền thuế TNCN mà NNT phải nộp trong năm. Tuy nhiên trong Luật thuế và các văn bản hướng dẫn không quy định rõ danh mục các bệnh hiểm nghèo, điều này đã gây khó khăn cho NNT và cơ quan thuế khi xác định bệnh mà NNT mắc phải để được giảm thuế, miễn thuế TNCN. Thứ ba, công tác tiếp nhận và giải quyết hồ sơ xin miễn, giảm thuế TNCN đôi khi còn chậm, để lại ấn tượng không tốt cho NNT. Nguyên nhân của tồn tại trên là do: Thông tin của NNT trên hồ sơ đề nghị giảm, miễn thuế không khớp với thông tin do NNT đăng ký với cơ quan thuế khi xin cấp MST. Do vậy người đề nghị miễn, giảm thuế phải thực hiện đăng ký bổ sung thông tin cá nhân thì cơ quan thuế mới thực hiện giải quyết được; Hoặc là trong trình tự giải quyết hồ sơ giảm thuế, miễn thuế công chức quản lý thuế đã đòi hỏi những điều kiện về giấy tờ vượt ra ngoài những yêu cầu cần có của Luật thuế TNCN; Hoặc cán bộ thuế cố tình gây khó khăn để thực hiện hành vi tư lợi. Những tồn tại trên đã cản trở NNT thực hiện quyền của mình một cách hợp pháp, làm giảm hiệu ứng tốt vai trò của thuế TNCN và các chính sách ưu đãi của nó. 2.2.3.2 Công tác quản lý hoàn thuế Luật thuế TNCN quy định: Kết thúc năm sau khi tổng hợp các nguồn thu nhập nếu NNT có số tiền thuế TNCN từ tiền lương, tiền công đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp thì sẽ được hoàn thuế. Việc hoàn thuế TNCN từ tiền lương, tiền công chỉ áp dụng đối với những cá nhân đã có MST tại thời điểm đề nghị hoàn thuế. Đối với cá nhân đã ủy quyền quyết toán thuế cho cơ quan chi trả thu nhập thực hiện 57 quyết toán thay thì việc hoàn thuế của cá nhân được thực hiện thông qua cơ quan chi trả thu nhập. Cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế nếu có số thuế nộp thừa thì được hoàn thuế, hoặc bù trừ với số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo. Bảng 2.6 Kết quả hoàn thuế TNCN giai đoạn 2014- 2018 Năm Hồ sơ đề nghị hoàn HS hoàn thuế được giải quyết Tỷ lệ hồ sơ được giải quyết/ Tổng HSĐN hoàn Số hồ sơ Số tiền thuế (Triệu đồng) Số hồ sơ Số tiền thuế (Triệu đồng) 2014 181 1.114 178 1.106 98,34% 2015 187 1.329 186 1.325 99,47% 2016 188 1.423 188 1.423 100% 2017 212 2.235 212 2.218 100% 2018 463 4.132 463 4.132 100% Cộng 1.231 10.233 1.227 10.204 99,68% (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác tại Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn) Qua kết quả trên cho thấy từ năm 2014 đến 2018 với tổng sổ hồ sơ NNT đề nghị hoàn thuế TNCN là 1.231 hồ sơ. Trong đó Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn đã giải quyết hoàn 1.227 hồ sơ với số tiền thuế hoàn lại cho NNT là 10.204 triệu đồng. Tỷ lệ hồ sơ được giải quyết trên tổng số hồ sơ đề nghị hoàn thuế tính bình quân cho giai đoạn 2014- 2018 là 99,68%, số hồ sơ không được giải quyết hoàn là do người có hồ sơ hoàn thuế không thuộc đối tượng quản lý của Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn, phải chuyển hồ sơ sang cơ quan thuế đang quản lý giải quyết. Hồ sơ được giải quyết hoàn thuế trên là do cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế và đề nghị hoàn lại số tiền thuế nộp thừa. Đối với các cơ quan chi trả thu nhập sau khi thực hiện quyết toán thay cho NNT, nếu có số thuế nộp thừa các cơ quan chi trả thu nhập sẽ chọn phương án bù trừ thuế vào kỳ sau thay vì lập hồ sơ xin hoàn thuế để tránh việc cơ quan thuế kiểm tra tại trụ sở sau khi giải quyết hoàn thuế. Đánh giá chung cho thấy công tác hoàn thuế TNCN tại Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn đã được tổ chức thực hiện đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_hoan_thien_quan_ly_thue_thu_nhap_ca_nhan_tai_cuc_thue.pdf
Tài liệu liên quan