Đề tài Hoàn thiện thể chế về đối tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam

MỤC LỤC ii

Danh mục bảng biểu vi

Danh mục hình vẽ vii

Mở Đầu 1

1. Tính cấp thiết của đề tài đề tài 1

2. Các câu hỏi nghiên cứu 2

3. Mục đích nghiên cứu 2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5. Phương pháp nghiên cứu 3

5.1. Phương pháp phân tích tài liệu và số liệu thống kê 3

5.2. Phương pháp nghiên cứu điển hình 4

5.3. Phương pháp khảo sát điều tra bảng hỏi 4

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến chủ đề 6

6.1. Các nghiên cứu quan trọng trong nước 6

6.2. Các nghiên cứu quan trọng nước ngoài 8

6.3. Một số kết luận rút ra về tình hình nghiên cứu có liên quan 9

7. Đóng góp mới của đề tài 10

8. Kết cấu của đề tài 10

Chương 1. Lý luận cơ bản và kinh nghiệm thực tiễn về thể chế về đối tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng 12

1.1. Khái luận về đối tác công tư và thể chế về đối tác công tư 12

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại của hình thức đối tác công tư 12

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của hình thức đối tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng 13

1.1.3. Khái niệm và yêu cầu hoàn thiện thể chế về đối tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng ở một quốc gia 15

1.2. Một số vấn đề lý luận về thể chế về đối tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng 16

1.2.1. Các cơ sở lý luận hoàn thiện thể chế về đối tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng ở một quốc gia 16

1.2.2. Các nguyên tắc hoàn thiện thể chế về đối tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng ở một quốc gia 18

 

docx132 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện thể chế về đối tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u chính sách khác nhằm giải quyết nhu cầu lớn về vốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, bởi cho đến nay một cơ chế cụ thể nào hay một cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào được chỉ định đánh giá, tổng kết đầy đủ về tình hình thực hiện các dự án đầu tư đầu tư BOT, BTO, BT, vì vậy việc thu thập số liệu, tổng kết, đánh giá, diễn ra manh mún, nhỏ lẻ, gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong tiếp cận, phân loại, sử dụng số liệu và tài liệu, cũng như phản ánh đầy đủ và đúng mực thực tế loại hình dự án này. Trong một nỗ lực gần đây nhất vào năm 2012, các số liệu từ các địa phương và các bộ ngành trong lĩnh vực này mới được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiến hành thanh kiểm tra và tổng hợp. Theo đó tính đến thời điểm 31/12/2010 theo báo cáo từ 48 tỉnh, thành phố trực thuộc TW và một số Bộ, có 35 tỉnh, thành phố trực thuộc TW và 02 Bộ có dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT. Tổng số dự án là 384 dự án đầu tư với tổng số vốn đầu tư là 1.114.663 tỷ đồng đã được cấp phép và kêu gọi đầu tư. Trong đó: Phân loại theo hình thức đầu tư: Dự án BOT: 129 dự án với tổng số vốn đầu tư 604.389 tỷ đồng; Dự án BTO: 02 dự án với tổng số vốn đầu tư 918 tỷ đồng; Dự án BT: 211 dự án với tổng số vốn đầu tư 324.129 tỷ đồng; Dự án BT kết hợp với BOT: 42 dự án với tổng số vốn đầu tư 185.227 tỷ đồng Hình 15: Cơ cấu tổng vốn đầu tư dự án PPP Nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Xét về tổng số vốn đầu tư: Xây dựng công trình giao thông chiếm 50,52%; Xây dựng nhà làm việc, khu công nghiệp, khu đô thị và các dịch vụ công khác chiếm 3,76%; Xây dựng nhà máy điện, đường dây tải điện 32,81%; Xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải , chất thải và cải tạo môi trường chiếm 12,51 tổng số vốn và xây dựng hệ thống nước sạch chiếm 0,4%. Còn phân theo lĩnh vực đầu tư: Xây dựng công trình giao thông: 254 dự án với tổng vốn đầu tư 563.114 tỷ đồng; Xây dựng hệ thống cấp nước sạch: 08 dự án với tổng vốn đầu tư 4.490 tỷ đồng; Xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải và cải tạo môi trường: 50 dự án với tổng vốn đầu tư 139.403 tỷ đồng; Xây dựng nhà máy điện, đường dây tải điện: 13 dự án với tổng số vốn đầu tư 365.720 tỷ đồng; Xây dựng nhà làm việc, khu công nghiệp, khu đô thị và dịch vụ công cộng khác: 59 dự án với tổng vốn đầu tư 41.935 tỷ đồng. Về thu hút vốn đầu tư nước ngoài: mặc dù khung pháp lý cho việc thu hút nguồn vốn này theo hình thức BOT, BTO, BT được ban hành không chậm hơn nhiều so với đầu tư trong nước, từ năm 1998 đến nay cũng chỉ có 10 dự án BOT được cấp phép và đang hoạt động, với tổng số vốn đầu tư 5,9 tỷ USD, một con số rất khiêm tốn so với nhu cầu. Đặc biệt trong lĩnh vực giao thông, Chỉ riêng số vốn huy động ngoài ngân sách nhà nước cho các dự án giao thông đầu tư theo hình thức PPP thực hiện theo dạng thức hợp đồng BOT, BT tăng mạnh qua các năm và con số lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng mỗi năm: năm 2013 huy động được 68.563 tỷ đồng cho 24 dự án; dự kiến trong năm 2015 này, số vốn huy động được ngoài ngân sách nhà nước là 45.000 tỷ đồng và cả giai đoạn 2016 - 2020 là khoảng 235.000 tỷ đồng. Về nguyên tắc, BOT, BT là hình thức huy động vốn tư nhân để xây dựng công trình, sau đó doanh nghiệp được phép thu phí (trường hợp BOT) hoặc được giao đất để thực hiện một dự án khác (trường hợp dự án BT) để hoàn vốn và thu lãi với mức lãi suất 6% theo quy định. Tuy nhiên hiện nay, trong quá trình triển khai các quy định vào thực tế, có đến 80% dự án BOT có quy mô lớn đã bị thay đổi so với các tiêu chuẩn. Một số dự án quan trọng lại phải chuyển sang dùng ngân sách của nhà nước, một số khác lại tuy đã thực hiện xong nhưng khi cân đối lợi ích giữa nhà đầu tư với hiệu quả xã hội thì lại phải thay đổi phương thức. Ví dụ tp Hồ Chí Minh đã phải mua lại dự án BOT cầu Phú Mỹ, dự án BOT liên tỉnh lộ 10 năm - giai đoạn 2 thay vì huy động được vốn tư nhân, thành phố Hồ Chí Minh lại phải mua lại với giá cao và gánh nợ cho nhà đầu tư. Trên thực tế, các dự án chủ yếu được chính phủ là trao cho các doanh nghiệp quốc doanh trên cơ sở đàm phán mà không phải đấu thầu cạnh tranh, các doanh nghiệp này trong nhiều trường hợp chưa thiết lập nghiên cứu khả thi cụ thể và còn dựa hoàn toàn vào bảo lãnh của chính phủ để huy động vốn. Thêm vào đó, trong các quy định, hầu hết các dự án BOT, BT đều do doanh nghiệp tự đề xuất, nên nhà nước ở vào thế bị động. Đây là những lý do khiến các dự án BOT, BT của Việt Nam không được thực hiện hiệu quả. Ngoài ra, các hình thức đầu tư BOT, BTO, BT đã được triển khai từ cách đây gần 20 năm nhưng sự hưởng ứng của các nhà đầu tư tư nhân còn rất hạn chế. Đầu tư của tư nhân vào cơ sở hạ tầng của Việt Nam có quy mô chưa tới 10 tỷ USD, thấp hơn rất nhiều giá trị đầu tư của tư nhân vào các nước trong khu vực. Trong tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt hợp đồng BTO, BOT, BT chỉ chiếm 0.09% (14 dự án). Việc áp dụng các quy định trong đầu tư và phát triển các dự án PPP cơ sở hạ tầng ở Việt Nam chưa đảm bảo tính khả thi lâu dài về mặt tài chính, vốn chủ sở hữu trong nhiều dự án chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chủ yếu dựa vào vốn vay, ví dụ dự án cầu Phú Mỹ, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm trên 20% tổng đầu tư, còn lại là vốn vay và huy động, trong đó phần lớn do chính phủ bảo lãnh. Tương tự, dự án mở rộng xa lộ Hà Nội, dự án cầu Rạch Chiếc mới, dự án mở rộng liên tỉnh lộ 25B... vốn tự có của công ty cũng chỉ khoảng 20%, số còn lại vay của ngân hàng, do vậy số tiền đầu tư bao gồm cả lãi vay trong thời gian thi công đội lên rất nhiều, từ 36% lên đến 250%, thời gian thu phí phải kéo dài và người dân sẽ phải đóng toàn bộ số tiền này. Hình thức đầu tư BOT, BTO, BT hiện cũng đang vấp phải nhiều khó khăn do khan hiếm quỹ đất. Thực hiện dự án BT hiện nay cũng không còn hấp dẫn như trước vì quy định thời điểm thanh toán, thời điểm xác định giá trị quyền sử dụng đất, các doanh nghiệp phải lợi dụng được vốn từ dự án khác thì mới có vốn thực hiện dự án. Nghị định số 15/2015/NĐ-CP tuy đã khắc phục được khá nhiều hạn chế hạn chế của các văn bản pháp luật trước đây về PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng tuy nhiên các quy định về cơ quan giải quyết tranh chấp giữa cơ quan Nhà nước Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài chưa tạo ra được cơ chế hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia do khi nhà đầu tư nước ngoài tham gia, họ cần được Chính phủ Việt Nam bảo đảm quyền lợi cũng như cần nhất là cơ chế giải quyết tranh chấp minh bạch và hiệu quả khi có tránh chấp phát sinh. Bên cạnh đó, việc áp dụng chủ yếu hình thức chỉ định nhà đầu tư đã ảnh hưởng đến tính minh bạch, cạnh tranh, hạn chế khả năng lựa chọn nhà đầu tư có năng lực tốt nhất, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài có năng lực tài chính và kinh nghiệm quản lý. Thực tế cho thấy, hầu hết nhà đầu tư trong nước được chỉ định thực hiện dự án chỉ là nhà thầu xây dựng nên năng lực về tài chính hạn chế, không có khả năng thu xếp vốn, dẫn đến tình trạng không ít dự án phải bỏ dở, trả lại cho nhà nước. Nghị định số 15/2015/NĐ-CP quy định về phương hướng giải quyết tranh chấp giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài (Khoản 2 Điều 63) quy định rõ: Tranh chấp giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư nước ngoài thành lập theo quy định tại Điều 42 Nghị định này trong quá trình thực hiện hợp đồng dự án và các hợp đồng bảo lãnh theo quy định tại Điều 57 Nghị định này được giải quyết thông qua Trọng tài hoặc Tòa án Việt Nam hoặc hội đồng trọng tài do các bên thỏa thuận thành lập. Tuy nhiên, việc quy định hạn chế cơ quan giải quyết tranh chấp “Tòa án Việt Nam” hoặc “Trọng tài Việt Nam” hoặc “Hội đồng trọng tài do các bên thỏa thuận thành lập” đã có phần ưu đãi cho “cơ quan có thẩm quyền” trong quan hệ tranh chấp, từ đó làm giảm hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài có ý định tham gia đầu tư vào quan hệ đối tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Như vậy, Việt Nam cần cân nhắc việc tham gia vào Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền miễn trừ tài phán quốc gia và miễn trừ tài sản của quốc gia cũng như việc tự xây dựng những quy định của quốc gia về vấn đề miễn trừ tư pháp quốc gia và cách thức áp dụng phù hợp trong mối quan hệ giữa quốc gia và quốc tế ngày càng lớn mạnh và phát triển đa dạng trong các mối quan hệ dân sự, thương mại... 2.3.2. Thực trạng công tác hoàn thiện thể chế về đối tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam 2.3.2.1. Thực trạng thực hiện quy trình xây dựng và hoàn thiện thể chế PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Việt Nam Phân tích chính sách hiện hành và thực trạng các dự án PPP cơ sở hạ tầng. Hiện nay, hoạt động phân tích, đánh giá quy định, chính sách đã bắt đầu được quan tâm với tư cách là một trong những công đoạn quan trọng của quy trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Trong thời gian qua, hoạt động phân tích hệ thống quy định, chính sách hiện hành liên quan tới quan hệ đối tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ cả về số lượng và chất lượng. Một số quy định, chính sách quan trọng đã được luận chứng khoa học hơn, bám sát thực tiễn đất nước, địa phương và ngành, đã tạo lập và hoàn thiện được một hệ thống quy định, chính sách PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng khá phù hợp, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhiều chính sách đã phát huy được tác dụng trong thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng như đường giao thông, các cơ sở dịch vụ công cộng, Điều đó được đánh giá như những phản ứng kịp thời của nhà nước trước sự phát triển của toàn cầu và khu vực. Hình 16: Đánh giá chất lượng công tác phân tích chính sách và thực trạng các dự án PPP Nhìn chung, đánh giá về các yếu tố thuộc chất lượng công tác phân tích chính sách và thực trạng các dự án PPP cơ sở hạ tầng của cả 2 nhóm đối tượng đều có sự tương đồng. Trong đó, với điểm trung bình 3,92, yếu tố mức độ nhận thức tầm quan trọng của bước phân tích chính sách hiện hành trong toàn bộ quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách được đánh giá ở mức cao nhất. Tầm quan trọng của hoạt động phân tích chính sách hiện hành và thực trạng dự án PPP cơ sở hạ tầng đã được nhận thức một cách đúng đắn, được thể hiện trong việc hoạt động này được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật như Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, các nghị định, thông tư của Chính phủ cũng như của các bộ quản lí chuyên ngành,... Nhận thức được tầm quan trọng này, các cán bộ, công chức thực hiện hoạt động xây dựng và hoàn thiện thể chế PPP phát triển cơ sở hạ tầng trong bộ máy cơ quan nhà nước đã đầu tư thực hiện hoạt động một cách triệt để, kĩ lưỡng nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất. Yếu tố được đánh giá cao tiếp theo trong hoạt động phân tích chính sách hiện hành và thực trạng dự án PPP là việc thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục theo luật định. Theo đó, đối với từng mức độ, phạm vi điều chỉnh, các quy định pháp luật sẽ được xây dựng bởi cơ quan nhà nước tại trung ương hay địa phương, mọi hoạt động trong quá trình phân tích, đánh giá phải đảm bảo tính khách quan và theo đúng trình tự thực hiện được quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. Bên cạnh 2 yếu tố trên, tính đầy đủ, kịp thời của hoạt động phân tích, đánh giá hiện trạng chính sách và các dự án PPP cơ sở hạ tầng đang triển khai cũng được đánh giá khá cao, với 52,02% và 52,78% số người được hỏi trong nhóm các nhà thầu tư nhân và đơn vị quản lí nhà nước hoàn toàn đồng ý với nhận định hoạt động phân tích chính sách hiện hành và thực trạng dự án PPP cơ sở hạ tầng được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động phân tích chính sách vẫn chưa được áp dụng rộng rãi, chuyên nghiệp và hiệu quả, chưa có nhiều những báo cáo phân tích chính sách đầy đủ, hoàn thiện, hay thực hiện với một quy trình chuyên nghiệp.Nhìn chung, việc thiếu sót những quy định về trình tự, thủ tục hoạch định và phân tích chính sách đã dẫn tới khó khăn trong phối hợp hành động; hoặc thậm chí xây dựng một chương trình cho một chính sách không có tính khả thi. Nhà nước không nên quyết định theo đuổi một chính sách mà không được quyết định dựa trên cơ sở một nghị trình chuẩn bị nghiêm túc, cũng như không nên quyết định đưa vào chương trình nghị sự một chính sách mà có ít khả năng được thông qua hoặc khó triển khai thực hiện. Theo đánh giá của nhóm đối tượng thuộc nhà thầu tư nhân, tính đúng đắn và hiệu quả của hoạt động phân tích chính sách hiện nay còn khá thấp với số điểm dưới mức trung bình lần lượt là 2,99 và 2,89. Ngay tại chính các đơn vị quản lí nhà nước tham gia quan hệ đối tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng cũng chỉ đánh giá 2 yếu tố này ở mức điểm khiêm tốn là 3,2 và 3,29 điểm. Điều này cho ta thấy, mặc dù hoạt động phân tích chính sách và và dự án PPP hiện hành nhằm tìm ra các hạn chế, bất cập đã được nhận thức một cách đúng đắn, cũng như được thực hiện theo đúng quy định trình tự của pháp luật, tuy nhiên hiệu quả đem lại không được như mong đợi. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này?. Đây là câu hỏi đòi hỏi các nhà quản lí cần tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục, nhằm cải thiện chất lượng hoạt động chính sách nói riêng và toàn bộ hoạt động xây dựng thể chế nói chung. Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách. Sau gần hai mươi năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quan hệ đối tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng đã có nhiền tiến triển vượt bậc. Quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được đổi mới, nhiều bộ luật, luật, pháp lệnh được ban hành đã tạo khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn chỉnh hơn, nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa từng bước được đề cao và phát huy trên thực tế. Những tiến bộ đó đã góp phần thể chế hoá đường lối của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của Nhà nước, đẩy mạnh phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản, các Bộ, ngành, các cơ quan quản lí tại địa phương đã tích cực, chủ động trong việc huy động các chuyên gia, nhà quản lý, đặc biệt là phát huy vai trò của một số thành viên Tổ biên tập dự án luật, Ban soạn thảo để tham gia xây dựng kế hoạch cũng như văn bản quy định chi tiết, đảm bảo sự thống nhất và tính tiếp nối, phù hợp của các văn bản quy định chi tiết với tinh thần của luật, pháp lệnh. Bên cạnh đó, vai trò của tổ chức pháp chế Bộ, ngành cũng đã được quan tâm, tăng cường hơn, kỹ thuật, ngôn ngữ soạn thảo cụ thể, rõ ràng. Hình 17: Đánh giá chất lượng Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách Theo kết quả kháo sát điều tra, công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách hiện nay được đánh giá ở mức khá cao, giao động từ 3,59 đến 4,14 điểm đánh giá. Đối với yếu tố đảm bảo tính thường xuyên liên tục có tới 44.95% số người được hỏi đánh giá ở mức rất cao mức độ đạt được của yếu tố này, hoạt động xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng được thực hiện thường xuyên, đầy đủ, đảm bảo tính cập nhật với sự thay đổi của các yếu tố tác động thuộc môi trường trong và ngoài nước. Trong đó, đánh giá tại các đơn vị nhà nước có phần cao hơn so với các nhà thầu tư nhân với mức điểm lần lượt là 4,14 và 4,09. Tương tự bước phân tích chính sách hiện hành, công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống quy định cũng được đánh giá đã tuân thủ theo đúng trình tự được pháp luật quy định, đảm bảo tính hệ thống, chuẩn mực của các hoạt động trong khuôn khổ công tác hoàn thiện pháp luật. Mặc dù được thấp hơn các yếu tố khác, ở mức 3,59, tuy nhiên so với mức trung bình tính kịp thời trong hoạt động này cũng đạt được mức khá cao trong sự đồng thuận của những người được hỏi cho rằng hoạt động xây dựng và hoàn thiện xây dựng chính sách hiện nay đã tương đối kịp thời. Cũng trong nhóm các yếu tố chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, với 3,62 điểm trung bình, hầu hết những người được hỏi đều cho rằng trách nhiệm trong nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện chính sách được phân chia rõ ràng, khoa học. Hiện nay, trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng được phân chia cho các cơ quan trung ương và cơ quan tại địa phương với từng mức độ và nhiệm vụ cụ thể đối với từng phạm vi và tính chất của quy định. Về cơ bản, trách nhiệm của cơ quan trung ương và địa phương đã được quy định cụ thể, tình trạng đùn đẩy trách nhiệm quản lí đã được khắc phục triệt để. Mỗi cấp đã tự có ý thức trong việc chủ động khắc phục những khó khăn hạn chế trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên, cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý và chưa được coi trọng đổi mới, hoàn thiện. Tiến độ xây dựng luật và pháp lệnh còn chậm, chất lượng các văn bản pháp luật chưa cao. Việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên chưa được quan tâm đầy đủ. Hướng dẫn thực hiện các quy định. Trong những năm gần đây, công tác hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật quản lí quan hệ đối tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng đã được quan tâm và triển khai một cách đồng bộ. Căn cứ trên các nghị định, các văn bản luật được ban hành như Luật Đấu thầu (2013), Luật Xây dựng (2014), Nghị định 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, Chính phủ và bộ quản lí chuyên ngành đã tiến hành xây dựng và triển khai nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết đi kèm, một số văn bản có thể kể đến như Thông tư 06/2016/TT-BKHĐT ban hành ngày 28/06/2016 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư; Thông tư 02/2016/TT-BKHĐT do Bộ Kế Hoạch Đầu Tư ban hành ngày 01/03/2016 hướng dẫn lựa chọn sơ bộ dự án, lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư; Cùng với đó, Bộ Giao Thông Vận Tải ban hành 2 văn bản hướng dẫn bao gồm văn bản 8746/BGTVT-ĐTCT ngày 29/07/2016 nhằm hỗ trợ thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án, điều chỉnh thiết kế cơ sở, TMĐT, điều chỉnh hợp đồng dự án BOT, BT do Bộ GTVT quản lý và văn bản 9567/BGTVT-ĐTCT ngày 17/08/2016 hướng dẫn thực hiện điều chỉnh dự án, điều chỉnh thiết kế cơ sở, TMĐT, và điều chỉnh hợp đồng dự án BOT, BT do Bộ GTVT quản lý; Nghị định 63/2014/NĐ-CP Chính phủ ban hành ngày 26/06/2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu; Thông tư 166/2011/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 17/11/2011 Thông tư quy định về quản lý, sử dụng chi phí chuẩn bị dự án và kinh phí hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình quản lý dự án; Quyết định 2777/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng bộ Giao Thông vận Tải ngày 03/08/2015 Quy định V.v tổ chức thực hiện chức năng nhiệm vụ của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện các hợp đồng theo hình thức PPP, và nhiều văn bản khác. Chất lượng của văn bản quy định chi tiết thi hành so với những năm trước đây đã từng bước được nâng cao, giảm thiểu tối đa tình trạng quy định chung chung, mang tính nguyên tắc, khó thực hiện và đã tạo được cơ sở sở cho hoạt động thực thi và quản lí quan hệ đối tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Nội dung các văn bản phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; bảo đảm tính công khai, minh bạch, hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng tồn tại một số văn bản hành chính, điều hành quản lý (không phải là văn bản quy phạm pháp luật) của các Bộ, cơ quan ngang Bộ chứa đựng quy phạm pháp luật hoặc có nội dung không phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật cấp trên, hay nợ đọng văn bản quy định chi tiết thi hành chưa được giải quyết cơ bản và vững chắc. Hình 18: Đánh giá chất lượng công tác hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định Theo kết quả khảo sát, nhìn chung chất lượng công tác hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định không được đánh giá cao như các yếu tố khác, đặc biệt là tính hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức pháp luật của mọi người. Theo đó, yếu tố này chỉ đạt 2,94 điểm trung bình đánh giá (trong đó 3,05 và 2,9 lần lượt là điểm đánh giá của đơn vị quản lí nhà nước và nhà thầu tư nhân). Cùng tương đồng với mức đánh giá này, tính chủ động, nhiệt trình trong công tác hướng dẫn thi hành pháp luật cũng chỉ được đánh giá ở mức trung bình với 2,98 điểm từ nhà thầu tư nhân và 3,07 từ phía các cá nhân được hỏi trong đơn vị quản lí nhà nước. Tuy nhiên, Tính đầy đủ trong các thông báo và số lượng văn bản vẫn được đánh giá ở mức khá cao là 3,45 và 3,59 điểm trung bình đánh giá. Từ kết quả đánh giá này, ta có thể nhìn ra thực trạng, mặc dù số lượng văn bản hướng dẫn thi hành cũng như có đầy đủ thông cáo về việc áp dụng các văn bản pháp luật, tuy nhiên hiệu quả trong việc hướng dẫn thi hành các quy định vẫn chưa đạt được hiểu quả cao như mong đợi. Điều này có thể được giải thích một phần bởi sự kém hiệu quả trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn của cán bộ quản lí cũng như công chức thực hiện nhiệm vụ trong quản lí quan hệ đối tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Kết quả này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện và khắc phục các nhược điểm trong hóa trình triền khai hướng dẫn thi hành pháp luật, giúp pháp luật nói chung và thể chế quan hệ đối tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng thực sự đi vào thực tế. Theo dõi, đánh giá hiệu quả các quy định, chính sách. Trong thời gian qua, công tác theo dõi thi hành pháp luật được chính phủ cũng như lãnh đạo địa phương quan tâm và triển khai thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 03/2010/TT-BTP về Hướng dẫn thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Qua công tác theo dõi đã đánh giá được thực trạng và hiệu quả thi hành pháp luật quản lí quan hệ đối tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, từ đó kiến nghị xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và các biện pháp nâng cao hiệu quả thi hành trong thời gian tới. Nhìn chung, công tác này đã mang lại những tác động tích cực đối với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả thi hành pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước, góp phần nâng cao ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức và cá nhân đang tham gia vào quan hệ đối tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cũng còn gặp không ít những khó khăn, vướng mắc, tồn tại và hạn chế khi triển khai công tác này. Việc đánh giá tác động, khảo sát, tổng kết thực tiễn, lấy ý kiến tham gia của các Bộ, ngành liên quan, lấy ý kiến đối tượng chịu tác động trực tiếp của văn bản, hoạt động thẩm định, thẩm tra, trong một số trường hợp chưa được thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả. Để theo dõi, đánh giá một lĩnh vực cần có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn cao trong lĩnh vực đó để có thể nghiên cứu, đánh giá, kiến nghị và tổng hợp, tuy nhiên trình độ, kĩ năng của cán bộ công chức hiện nay vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của hoạt động quản lí vì vậy để theo dõi tất cả các lĩnh vực thuộc quyền quản lý là rất khó thực hiện. Hình 19: Đánh giá chất lượng công tác theo dõi, đánh giá hiệu quả các quy định, chính sách Về cơ bản, các tiêu chí đánh giá chất lượng công tác theo dõi, đánh giá hiệu quả các quy định, chính sách đều được đánh giá ở mức tương đối cao. Tương tự như các bước trên, tiêu chí tuân thủ theo đúng quy định về trình tự của hoạt động này được 198 người được hỏi đánh giá ở mức cao nhất với 3,44 điểm trung bình, trong đó mức đánh giá tại đơn vị quản lí nhà nước có phần cao hơn mức tại các nhà thầu tư nhân với số điểm lần lượt là 3,59 và 3,39. Tính chính xác cũng được đánh giá khá cao ở mức điểm trung bình 3,49 với 45,96% số người được hỏi hoàn toàn đồng ý với ý kiến hoạt động theo dõi đánh giá đã đảm bảo tính chính xác trong tiêu chuẩn, số liệu, Tuy nhiên, trong các tiêu chí, hiện nay tính khách quan trong công tác theo dõi, đánh giá hiệu quả các quy định, chính sách được đánh giá thấp nhất, chỉ với 3,15 điểm trung bình (trong đó 3,09; 3,18 lầm lượt là điểm đánh giá của nhóm đối tượng tại đơn vị quản lí và nước và nhà thầu tư nhân). Ở mức độ này, có thể coi tính khách quan vẫn đang là một trong những điểm hạn chế của công tác theo dõi và đánh giá. Các kết quả đánh giá vẫn còn mang đậm màu sắc chủ quan, phụ thuộc lớn vào trình độ và khả năng nhận thức vấn đề của người theo dõi. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, các đơn vị quản lí lĩnh vực quan hệ đối tác PPP cơ sở hạ tầng cần phân công công việc phù hợp với năng lực, trình độ của mỗi cán bộ công chức nhằm đảm bảo tính khách quan, cũng như tính chính xác trong việc đánh giá tình hình triển khai, thực hiện các quy định trên thực tế. Bổ sung, khắc phục các hạn chế. So với các nhóm chỉ tiêu trên, công tác bổ sung, khắc phục các hạn chế của các văn bản hiện hành chỉ được đánh giá ở mức thấp. Trong đó, đa số những người nhận định đều cho rằng, hiện nay công tác ban hành bổ sung, khắc phục bất cập của văn bản quản lí quan hệ đối tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng hiện hành còn diễn ra khá chậm, chưa đảm bảo tính kịp thời, điển hình như những bất cập trong quyết định số 71/2010/QĐ-TTg về thí điểm đầu tư theo cơ chế đối tác công tư tồn tại suốt 4 năm, cho đến khi nghị định 15/2014/NĐ-CP có hiệu lực. Điển hình như: Thứ nhất, tại kho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxde_tai_hoan_thien_the_che_ve_doi_tac_cong_tu_trong_phat_trie.docx
Tài liệu liên quan