Trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp không thể không quan tâm tới hoạt động thanh toán của mình. Đó là một trong những hoạt động quan trọng của doanh nghiệp có ảnh hưởng nhiều tới kết quả của cả kỳ sản xuất kinh doanh.
Nếu hoạt động thanh toán được tổ chức tốt thì sẽ góp phần không nhỏ trong việc thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị sở hữu.
Hoạt động thanh toán trong doanh nghiệp không phải là mới mẻ mà nó phát sinh từ ngay khi có hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên để tổ chức tốt thì không phải là vấn đề dễ dàng và các doanh nghiệp cũng luôn cố gắng để hoàn thiện hơn hoạt động này.
Do những khó khăn như vậy cộng với trình độ còn hạn chế, em không tránh khỏi những thiếu sót khi đưa ra những ý kiến chủ quan. Em rất mong được thầy cô chỉ bảo thêm.
81 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động thanh toán trong kinh doanh ở xí nghiệp dược phẩm TW I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khi doanh nghiệp giao hàng cho người mua. Ta có thể cân đối các sự kiện trên ở bảng sau đây:
Ngày
Các hoạt động
Tác động vào ngân quỹ
doanh nghiệp
0
Tiếp nhận NVL
0
30
Trả tiền NVL
-1000
60
Bán hàng hoá
0
105
Thu tiền do bán hàng
1400
Dựa vào bảng trên ta thấy, kể từ khi tiếp nhận NVL nhập kho cho đến khi thu được tiền bán hàng mất một khoảng thời gian là 105 ngày, khoảng thời gian này gọi là chu kỳ kinh koanh và nó có hai bộ phận hợp thành: Bộ phận thứ nhất là khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp nhập kho NVL cho đến khi doanh nghiệp giao hàng cho người mua, khoảng thời gian này gọi là chu kỳ dự trữ (theo bảng trên là 60 ngày). Bộ phận thứ hai là khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp giao hàng cho người mua cho đến khi thu được tiền về, khoảng thời gian này gọi là chu kỳ chờ thu tiền.
Chu kỳ kinh doanh = chu kỳ dự trữ + chu kỳ chờ thu tiền
Chu kỳ dự trữ hay còn gọi là thời gian vận động của NVL là độ dài thời gian vận động của NVL thành sản phẩm cuối cùng và thời gian để bán được những sản phẩm đó, nó được tính như sau:
Hàng tồn kho
Chu kỳ dự trữ =
Mức bán mỗi ngày
Chu kỳ chờ thu tiền hay là thời gian thu hồi những khoản phải thu là độ dài thời gian trung bình để chuyển những khoản phải thu của doanh nghiệp thành tiền mặt, được tính như sau:
Khoản phải thu
Chu kỳ chờ thu tiền =
Mức bán mỗi ngày
Hàng tồn kho gồm NVL, sản phẩm dở dang, thành phẩm tồn kho.
Chu kỳ kinh doanh diễn tả tất cả các bước mà quá trình sản xuất kinh doanh phải trải qua như: NVL - sản phẩm dở dang - bán thành phẩm - thành phẩm - giao sản phẩm cho người mua- chờ thu tiền về.
Khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp trả tiền NVL cho đến khi doanh nghiệp nhận được tiền bán hàng gọi là chu kỳ tiền mặt.
Chu kỳ tiền mặt = chu kỳ kinh doanh - chu kỳ trả tiền
Chu kỳ trả tiền là độ dài thời gian trung bình từ khi mua NVL và lao động đến khi thanh toán những khoản đó, được tính như sau:
Mức trả tiền bình quân
Chu kỳ trả tiền =
Mức bán mỗi ngày
Giao hàng cho người mua Thu tiền bán hàng
Bắt đầu dự trữ
Chu kỳ dự trữ Chu kỳ chờ thu tiền
Chu kỳ trả tiền Chu kỳtiền mặt Thời gian
Trả tiền cho dự trữ
Chu kỳ kinh doanh
Sơ đồ trên gợi ý rằng trong quản lý nguồn tài trợ ngắn hạn chúng ta cần quan tâm đến khoảng cách giữa thu và chi của ngân quĩ, khoảng cách này có liên quan đến độ dài của chu kỳ kinh doanh và chu kỳ trả tiền. Nếu như ta muốn khoảng cách này ngắn lại thì ta cần tìm cách thay đổi độ dài chu kỳ dự trữ, chu kỳ chờ thu tiền và chu kỳ trả tiền. Cụ thể là giảm thời gian vận động NVL thông qua sản xuất và bán hàng nhanh hơn, giảm tồn kho; giảm thời gian thu hồi những khoản phải thu bằng việc tăng tốc độ thu tiền của khách hàng; kéo dài thời gian trì hoãn những khoản phải trả bằng cách đi mua chịu.
chương II
Thực trạng hoạt động thanh toán trongkinh doanh ở XNDPTW I
I. Vài nét khái quát về XNDPTW I:
1. Giới thiệu chung về xí nghiệp dược phẩm trung ương I :
- Tên doanh nghiệp : Xí Nghiệp Dược Phẩm Trung Ương I
- Tên giao dịch quốc tế : Pharbaco
- Trụ sở chính : 160 Tôn Đức Thắng- Đống Đa - Hà Nội
- Lĩnh vực kinh doanh : Sản xuất và bào chế thuốc tân dược.
Xí nghiệp dược phẩm trung ương I là một doanh nghiệp nhà nước , trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp dược Việt Nam nay là Tổng công ty dược Việt Nam trực thuộc thuộc Bộ y tế . Lịch sử phát triển của Xí nghiệp gắn liền với sự phát triển của ngành y tế Việt Nam từ năm 1945 cho đến nay. Tiền thân của Xí nghiệp là một phòng bào chế nhỏ được thành lập vào năm 1945 với vài chục nhân viên của ngành y tế Việt Nam. Trải qua quá trình phát triển , từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội tiếp quản thêm cơ sở bào chế thuốc của Pháp và trở thành Xí nghiệp dược phẩm, nay là Xí nghiệp dược phẩm trung ương I.
Xí nghiệp là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, Xí nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh số 108249 (ngày 20-3-1993) và giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp số 1.19.1.015/GP (ngày 27-9-1994). Xí nghiệp được xác định là doanh nghiệp nhà nước hạng I theo quyết định 83/BYT vào
ngày 17-1-1995.
Lúc đầu thành lập, sản xuất của xí nghiệp chủ yếu dựa vào kỹ thuật lạc hậu thiết bị loại nhỏ thủ công. Nhưng đến nay, để kịp phát triển với tốc độ của thế giới cũng như đáp ứng nhu cầu dân sinh, xí nghiệp đã có công nghệ hoàn thiện và không ngừng đầu tư thay đổi trang thiết bị nhằm hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, tăng khối lượng cũng như chất lượng thuốc sản xuất ra.
2. Đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý ở xí nghiệp :
Trải qua quá trình hoạt động trên 50 năm, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của xí nghiệp đã có những thay đổi về số lượng công nhân viên, cơ cấu quản lý cũng như phạm vi quản lý. Cho đến nay, Xí nghiệp dược phẩm trung ương I đã có bộ máy gọn nhẹ, phù hợp với yêu cầu quản lý mang lại hiệu quả cao .
Xí nghiệp có cơ cấu quản lý theo kiểu một cấp được chia thành các phòng ban chức năng. Trong đó các phòng ban đều chịu sự điều hành quản lý của giám đốc và hai phó giám đốc trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng và có trách nhiệm với nhau trong công tác.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp
Giám đốc
Phó giám đốc KD
Phó giám đốc SX
Các PX sản xuất
Phòng
kỹ thuật
Phòng
thị trường sx
Phòng
kiểm
nghiệm
Phòng
thị trường
KD
Phòng
hành chính
PXSX thuốc tiêm
Phòng kế toán-tài vụ
PXSX thuốc viên
Phòng tổ chức
Tổ bảo vệ
PXSX thuốc tiêm K.sinh
PXSX bao bì
PXSX cơ khí
3. Đặc điểm qui trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm của XNDPTW I:
Với nhiệm vụ sản xuất và bào chế thuốc tân dược phục vụ cho nhu cầu phòng chữa bệnh của nhân dân nên quá trình sản xuất sản phẩm của Xí nghiệp luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt các qui trình về chất lượng và kỹ thuật sản xuất sản phẩm. Quá trình sản xuất luôn được thực hiện trong một môi trường vệ sinh tối đa với các loại máy móc thiết bị tương đối hiện đại , chuẩn xác.
Từ kỹ thuật sản xuất ban đầu chủ yếu dựa trên các thiết bị loại nhỏ, thủ công đến nay Xí nghiệp đã có dây chuyền công nghệ bào chế tương đối hiện đại, bao gồm : Một dây chuyền sản xuất thuốc viên, một dây chuyền sản xuất thuốc tiêm và một dây chuyền sản xuất thuốc tiêm kháng sinh. Sang những năm 90 Xí nghiệp đã phát triển thêm một bước trong việc đổi mới quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm như các loại máy ép vi tính , máy đóng
cap sun, máy đóng ống tự động
Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm của Xí nghiệp
• Phân xưởng thuốc viên:
Dập viên
Nguyên
liệu
Pha chế
Trình bàySP
Đóng chai
Hấp tiệt
trùng
Sấy
rửa
Bao bì
Kiểm tra
Nhập
khoTP
Tiêu thụ
• Phân xưởng thuốc tiêm và thuốc kháng sinh tiêm :
Hấp sấy
Tẩy rửa
Chai
lọ
Soi ống
Đóng
ống
Hàn ống
Pha
chế
Nguyên
liệu
In
ống
Trình
bày
Kiểm
tra
Nhập
kho
Tiêu
thụ
4. Đặc điểm sản phẩm, thị trường của Xí nghiệp :
a. Sản phẩm :
Xí nghiệp dược phẩm trung ương I là một đơn vị sản xuất thuốc tân dược lớn trong nước, có gần 80 sản phẩm các loại được cấp giấy phép sản xuất và lưu hành trong toàn quốc. Có thể chia nhóm theo tác dụng như sau:
- Thuốc kháng sinh các loại
- Vitamin và thuốc bổ các loại
- Thuốc tim mạch thần kinh
- Thuốc sốt rét
- Thuốc ho hen suyễn và lao.
b. Thị trường:
Trước đây, Công ty dược phẩm trung ương I là khách hàng duy nhất của Xí nghiệp. Công ty có nhiệm vụ cung cấp nguyên phụ liệu cho Xí nghiệp và tiêu thụ toàn bộ sản phẩm của Xí nghiệp. Các công ty hoặc tuyến tỉnh mua lại sản phẩm của Xí nghiệp tại công ty dược phẩm trung ương I để phân phối trong địa phương của mình. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhu cầu thuốc tiêm giảm, nhu cầu thuốc uống tăng lên, để đáp ứng nhu cầu đó, Xí nghiệp đã chuyển hướng kinh doanh, đầu tư thêm máy móc. Và hiện nay, về tiêu thụ sản phẩm thì công ty dược phẩm Trung ương I không còn là khách hàng duy nhất của Xí nghiệp nữa; khách hàng của Xí nghiệp rất đa dạng, số lượng lớn. Chính vì vậy mà Xí nghiệp mới có đủ sức cạnh tranh để không ngừng phát triển hơn nữa.
5. Tình hình sản xuất kinh doanh ở Xí nghiệp dược phẩm trung ương I:
Hiện tại Xí nghiệp đã sản xuất ra hơn 15% sản lượng thuốc của toàn liên hiệp.
Qua bảng thống kê về tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong những năm gần đây ta thấy Xí nghiệp dược phẩm trung ương I đã có những bước phát triển nhanh.
Bảng 1: Tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp tronG những năm gần đây
Chỉ tiêu
1999
(tr.đ)
2000
(tr.đ)
2001
(tr.đ)
Giá trị tổng
sản lượng
94.294
92.240
95.637
Tổng doanh thu
108.159
102.533
113.928
Tổng lợi nhuận
1.205
1.016
1.512
Thuế nộp NSNN
1.436
1.327
1.638
Tổng số vốn
SXKD
18.270
17.720
18.164
Thu nhập bình
quân đầu người
1,145
1,114
1,35
Trong đó thu nhập bình quân là bình quân lương của CBCNV trong Xí nghiệp.
II. ThựC trạng hoạt độnG thanh toán trong kinh
doanh ở xndptw i:
1. Tình hình hoạt động thanh toán trong kinh doanh ở XNDPTW I qua các năm:
1.1. Về kim ngạch thanh toán:
Ta hãy xem bảng sau.
Qua bảng này ta có thể thấy tổng kim ngạch thanh toán của XNDPTW I qua ba năm gần đây- năm 1999, năm 2000, năm 2001.
Kim ngạch thanh toán này tổng hợp tất cả các khoản thanh toán với người cung cấp, thanh toán với người mua, thanh toán với ngân sách nhà nước, thanh toán với ngân hàng.
ở đây chia thanh toán của Xí nghiệp theo hai tiêu thức là thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế, thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không bằng tiền mặt.
Bảng 2: Kim ngạch thanh toán của XNDPTW I qua một số năm
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
So sánh các năm
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
2000/
1999
%
2001/
2000
%
A. Phạm vi thanh
toán
1. Thanh toán
trong nước
209.380
85,07
154.061
78,98
220.743
74,16
73,58
143,28
2. Thanh toán
quốc tế
36.750
14,93
41.013
21,02
76.915
25,84
111,60
187,54
Tổng
246.130
100
195.074
100
297.658
100
79,26
152,59
B. Phương tiện
thanh toán
1. Thanh toán
bằng tiền mặt
142.605
57,94
99.635
51,08
190.894
64,13
69,87
191,59
2. Thanh toán
không bằng tiền
mặt
103.525
42,06
95.439
48,92
106.764
35,87
92,19
111,87
Tổng
246.130
100
195.074
100
297.658
100
79,26
152,59
( Nguồn sổ cái năm 1999, 2000, 2001).
Trên cơ sở bảng này ta có một số biểu đồ như sau:
- Năm 1999
- Năm 2000:
- Năm 2001:
Và đồng thời tốc độ tăng giảm qua các năm của kim ngạch thanh toán được thể hiện qua biểu đồ sau:
Như vậy qua bảng và các biểu đồ trên ta có thể thấy rõ ở cả ba năm thì tỷ lệ thanh toán trong nước của Xí nghiệp luôn cao hơn so với thanh toán quốc tế. Sở dĩ như vậy là vì Xí nghiệp chỉ có giao dịch mua NVL đầu vào với người bán ở nước ngoài mà không thực hiện xuất khẩu trực tiếp sản phẩm làm ra. Kim ngạch thanh toán năm 2000 là bị giảm so với năm 1999, vì trong năm này tỷ giá ngoại tệ luôn thay đổi, thuốc nhập khẩu tràn ngập thị trường làm sản phẩm của Xí nghiệp khó tiêu thụ hơn, mặt khác giá nguyên liệu đầu vào lại tăng do đó cũng gây khó khăn cho Xí nghiệp trong định mức giá bán cho phù hợp. Và ta thấy thanh toán quốc tế năm 2000 tăng là vì giá NVL đầu vào tăng, tỷ giá thay đổi. Tuy nhiên sang năm 2001, Xí nghiệp hoạt động lại có hiệu quả hơn, sản phẩm tiêu thụ nhiều làm kim ngạch thanh toán tăng hơn so với hai năm trước. Bởi vì trong năm này Xí nghiệp tung ra thêm một số loại sản phẩm mới có giá trị cao, lợi nhuận lớn như: ATESUNAT, CPHOTACIM, AMPICILIN tiêm.
Qua bảng trên ta cũng dễ nhận thấy hoạt động thanh toán bằng tiền mặt của Xí nghiệp là lớn hơn so với thanh toán không bằng tiền mặt. Hiện nay nói chung mọi người vẫn còn ưa chuộng dùng tiền mặt hơn.
1.2. Tình hình công nợ và thanh toán trong kinh doanh:
Bảng 3: BCĐKT rút gọn của XNDPTW I
(đơn vị tính: đồng)
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
So sánh các năm
Số tiền (VNĐ)
%
Số tiền (VNĐ)
%
Số tiền (VNĐ)
%
2000/1999
2001/2000
A.Nguồn vốn
%
%
I. Nợ ngắn hạn
32.300.777.135
57,91
34.140.639.815
61,22
44.549.830.245
70,67
105,696
130,489
1. Vay ngắn hạn
25.208.312.225
45,2
30.447.852.427
54,6
40.653.296.245
64,49
120,785
133,518
2.Phải trả người bán
5.311.024.761
9,52
2.147.776.287
3,85
3.090.504.000
4,9
40,44
143,893
3.Ng.mua trả trước
893.368.776
1,6
369.921.973
0,66
606.030.000
0,96
41,408
163,826
4. Thuế
465.007.099
0,83
5.Phải trả CNV
64.144.837
0,12
600.000.000
1,08
200.000.000
0,32
935,38
33,333
6.Phải trả nội bộ
110.082.829
0,2
7.Phải trả,phải nộp
khác
823.926.536
1,48
II.Nợ dài hạn
5.202.800.000
1,48
3.908.000.000
7,01
328.003.840
0,52
75,113
8,393
III. Vốn chủ sở hữu
18.269.731.947
32,76
17.720.037.884
31,77
18.163.850.707
28,81
96,99
102,504
Tổng(I+II+III)
55.773.309.082
100
55.768.677.699
100
63.041.684.792
100
99,992
113,041
B.Tài sản
I. TSLĐ
38.588.112.182
69,19
40.681.951.967
72,95
48.485.414.783
76,91
105,426
119,182
1. Tiền mặt
1.179.999.595
2,12
2.359.235.352
4,21
3.088.706.000
4,9
199,088
131,477
2.Phải thu kh.hàng
8.351.606.891
14,97
12.874.413.399
23,09
16.671.856.320
26,45
154,155
129,496
3.Trả trước ng.bán
630.032.848
1,13
1.255.555.845
2,25
2.057.673.000
3,26
199,284
163,885
4.Tồn kho
24.292.251.045
43,56
17.954.877.723
32,2
17.076.324.000
27,09
73,912
95,107
5. Phải thu nội bộ
1.163.807.306
2,09
84.732.468
0,15
7,281
6.TSLĐ khác
2.970.464.497
5,33
6.163.137.181
11,05
9.590.855.463
15,21
207,481
155,616
II.TSCĐ-nguyên giá
30.880.468.853
55,37
31.546.291.028
56,57
32.065.635.601
50,86
102,156
101,646
Khấu hao TSCĐ
13.695.321.953
24,56
16.469.493.296
29,52
17.505.365.592
27,77
120,256
106,289
TSCĐ giá còn lại
17.185.146.900
30,81
15.076.725.732
27,05
14.556.270.009
23,09
87,73
96,548
Tổng(I+II)
55.773.309.082
100
55.768.677.699
100
63.041.684.792
100
99,992
113,041
Để xem xét thực trạng tình hình công nợ và thanh toán trong kinh doanh của Xí nghiệp, ta sẽ lấy số liệu của BCĐKT qua các năm ở trên để phân tích.
Qua đó ta cũng tính được số liệu trong bảng sau:
Bảng 4: Các hệ số thanh toán của Xí nghiệp qua ba năm
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
1. Hệ số thanh toán
hiện hành
1,195
1,192
1,088
2. Hệ số thanh toán
nhanh
0,331
0,449
0,444
3. Hệ số thanh toán
tức thời
0,047
0,077
0,076
4. Hệ số thu hồi nợ
10,784
7,118
6,837
Trước hết ta hãy xem xét khả năng thanh toán hiện hành. Đó là thương số giữa TSLĐ và nợ ngắn hạn, chỉ tiêu này của Xí nghiệp năm 1999 là 1,195 (38.588.112.182/32.300.777.135), năm 2000 là 1,192 và năm 2001 là 1,088. Như vậy nhìn chung là khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trong vòng một năm của Xí nghiệp qua các năm là có giảm đi đôi chút. Và để ý một chút vào cơ cấu của tử số tức là của TSLĐ, ta thấy chiếm phần lớn trong đó lại là hàng tồn kho (chiếm trên 50% tổng TSLĐ trong năm 1999 và gần 50% trong hai năm 2000 và 2001). Điều này có thể không tốt cho Xí nghiệp vì vốn nằm trong khâu dự trữ quá nhiều sẽ làm ứ đọng vốn. Bên cạnh đó, với tình hình cạnh tranh gay gắt của thị trường dược phẩm hiện nay, số thành phẩm tồn kho chưa chắc đã tiêu thụ được nhanh chóng để chuyển thành dòng tiền vào và như vậy có thể gây khó khăn cho khả năng thanh toán của Xí nghiệp .
Về hệ số thanh toán nhanh, hệ số này của Xí nghiệp năm 1999 là 0, 331; năm 2000 là 0,4449 và năm 2001 là 0,444. Như vậy khả năng thanh toán nhanh của Xí nghiệp năm 2000 và năm 2001 là tăng hơn so với năm 1999. Ta thấy rằng các hệ số này đều nhỏ hơn 0,5 như vậy là khả năng thanh toán nhanh của Xí nghiệp còn chưa tốt lắm. Sở dĩ như vậy là vì vốn bằng tiền của Xí nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ thấp, đầu tư ngắn hạn hầu như không có. Đi sâu xem xét, ta thấy các khoản phải thu phản ánh doanh thu chưa thành tiền của doanh nghiệp, do vậy nếu đảm bảo chắc chắn tất cả các khoản bị chiếm dụng đều được thanh toán đúng hạn thì Xí nghiệp sẽ không có vấn đề gì phải lo lắng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, XNDPTW I cũng như các doanh nghiệp nhà nước khác, tình hình nợ đọng chiếm dụng dây dưa giữa các doanh nghiệp với nhau diễn ra rất phổ biến. Do vậy vốn lưu động của Xí nghiệp cũng bị ứ đọng nhiều trong khâu này và có khả năng ảnh hưởng không tốt đến tình hình thanh toán .
Về hệ số thanh toán tức thời, hệ số này của Xí nghiệp năm 1999 là 0,047; năm 2000 là 0,077 và năm 2001 là 0,076. Con số này thực tế quá thấp cho thấy Xí nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong khâu thanh toán nợ đến hạn hay quá hạn. Vốn bằng tiền của Xí nghiệp quá ít, mặc dù là có tăng qua các năm nhưng mức tăng này vẫn nhỏ, trong khi đó, do bị khách hàng chiếm dụng quá nhiều nên Xí nghiệp phải đi vay nhiều để có vốn sản xuất và như vậy tốc độ tăng của nợ ngắn hạn đến hạn trả là cao. Khả năng thanh toán tức thời của Xí nghiệp như vậy là cần phải lưu ý trong thời gian tới.
Bây giờ chúng ta xem xét đến hệ số thu hồi nợ của Xí nghiệp , hệ số này của Xí nghiệp năm 1999 là 10,784; năm 2000 là 7,118 và năm 2001 là 6,837. Hệ số thu hồi nợ thì phản ánh khoản phải thu của doanh nghiệp quay được mấy vòng trong kỳ. Ta có thể thấy là hệ số này là giảm dần như vậy là Xí nghiệp thu hồi các khoản nợ chậm, vòng quay vốn bị chậm lại, tốc độ luân chuyển vốn giảm, làm gia tăng nhu cầu tiền. Vì vậy, chính sách bán chịu của Xí nghiệp cần phải được tính toán dựa trên cơ sở nguồn lực tài chính của Xí nghiệp, nếu không, nó có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu vốn, giảm khả năng thanh toán và hiệu quả kinh doanh.
2. Một số hoạt động thanh toán trong kinh doanh của XNDPTW I:
Sơ đồ sau thể hiện các quan hệ thanh toán của Xí nghiệp dược phẩm TWI
Ngân hàng
Vay Cho
+gửi vay
tiền
Người cung cấp
Người mua
XNDPTWI
NVL Sản phẩm
Tiền Tiền
Thuế
Nhà nước
Như vậy hoạt động thanh toán trong kinh doanh của Xí nghiệp dược phẩm TWI chủ yếu gồm có quan hệ với ngân hàng (vay vốn và lập TK tiền gửi), với người mua (bán sản phẩm của Xí nghiệp), với người cung cấp (mua NVL, nhiên liệu đầu vào) và với nhà nước (Xí nghiệp có nghĩa vụ nộp các khoản thuế) .
2.1. Thanh toán với người cung cấp:
XNDPTW I cũng như các doanh nghiệp khác có quan hệ với nhiều người cung cấp khác nhau. Họ có thể là người cung cấp NVL cho sản xuất chính, sản xuất phụ hay là cung cấp trang thiết bị cho công tác quản lý .Và những người cung cấp này cũng rất đa dạng có cả ở trong và ngoài nước.
Bây giờ chúng ta sẽ đi sâu xem xét quan hệ thanh toán giữa XNDPTW I với những người cung cấp của Xí nghiệp .
Tuỳ từng người cung cấp mà Xí nghiệp có những phương thức mua bán khác nhau và do đó quan hệ thanh toán cũng khác nhau.
2.1.1. Đối với người cung cấp trong nước:
Xí nghiệp thường mua nhiều loại hàng hoá từ những người cung cấp trong nước như: NVL, bao bì, trang thiết bị, . Đối với những hàng hoá có giá trị lớn (như NVL để sản xuất ra thuốc) thì phần lớn là Xí nghiệp đều chọn cách thức mua chịu.
Vì những người cung cấp cho Xí nghiệp hầu như đều là bạn hàng quen thuộc, có mối quan hệ làm ăn lâu ngày nên việc Xí nghiệp được mua chịu là dễ dàng. Và hầu như chỉ dựa vào uy tín của mình là Xí nghiệp được mua chịu.
Khi mà thực hiện mua chịu thì Xí nghiệp thường không có so sánh với hình thức tín dụng nào khác mà chỉ đánh giá đó là một khoản có giá trị lớn mà Xí nghiệp chưa có đủ tiền ngay để thanh toán, hơn nữa thanh toán chậm sẽ giúp Xí nghiệp có thời gian sản xuất, bán hàng thu tiền về để thanh toán hoặc không thì chỉ phải vay ngân hàng trong một thời gian ngắn để trả khoản tiền nợ.
Mặt khác giá cả của việc mua chịu là không đến mức quá đắt, cũng chỉ tương đương giá thị trường, còn nếu thanh toán sớm thì lại được chiết khấu.
Khi mua bán hàng hoá thì Xí nghiệp và người cung cấp cũng phải lập hợp đồng và cùng nhau ký kết trong đó có thoả thuận về thời gian thanh toán, phương thức và phương tiện thanh toán
Chúng ta có thể xem tình hình sử dụng các phương tiện thanh toán với người cung cấp của Xí nghiệp trong ba năm qua bảng sau
Bảng 5: Phương tiện thanh toán với người cung cấp.
(đơn vị tính: triệu đồng)
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
So sánh các năm
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
2000/
1999
2001/
2000
Tiền mặt
8.015
9,898
7.929
10,204
8.476
10,225
1,069
0,989
Chuyển tiền
8.782
10,845
8.228
10,589
9.742
11,753
1,184
0,937
UNC
46.057
56,879
42.558
54,77
45.674
55,1
1,073
0,924
Thanh toán
bù trừ
17.940
22,378
18.988
24,437
19.002
22,922
1,067
1,058
Tổng
80.974
100
77.703
100
82.894
100
1,067
0,962
Qua bảng trên ta thấy rằng việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán với người cung cấp của Xí nghiệp chiếm tỷ lệ thấp nhất. Sở dĩ như vậy là vì Xí nghiệp mua NVL với giá trị lớn thanh toán bằng tiền mặt thì thường phải có một lượng tiền lớn mà việc cất giữ lượng tiền lớn như vậy thì thật không tiện lợi.
Ngoài tiền mặt thì Xí nghiệp chủ yếu sử dụng hình thức chuyển tiền, UNC, thanh toán bù trừ. Hình thức chuyển tiền là Xí nghiệp dùng tiền trong tài khoản của mình tại ngân hàng (chủ yếu là NHCT Đống Đa) nhờ ngân hàng chuyển tiền trả cho người cung cấp, hình thức này cũng được Xí nghiệp ít sử dụng vì ở các năm số tiền trên tài khoản tiền gửi ngân hàng là không có nhiều (năm 1999 là 495.227.693, năm 2000 là 969.306.700). Còn hình thức UNC là Xí nghiệp vay ngắn hạn của ngân hàng sau đó dùng tiền này để trả cho người cung cấp theo hình thức UNC, hình thức này được Xí nghiệp sử dụng nhiều nhất vì số tiền mua hàng giá trị lớn nên Xí nghiệp vay ngân hàng để có thể hỗ trợ thêm việc thanh toán của Xí nghiệp. Về hình thức thanh toán bù trừ được Xí nghiệp sử dụng phần lớn đối với những công ty trung gian như Công ty DPTW I, Công ty dược liệu TW I họ vừa bán NVL cho Xí nghiệp lại vừa mua sản phẩm của Xí nghiệp sản xuất ra để cung cấp cho nơi khác, chính vì vậy khi bán sản phẩm của mình cho họ trong kỳ Xí nghiệp thực hiện thanh toán bù trừ với số tiền mua NVL của Xí nghiệp, số tiền thừa, thiếu còn lại thì hai bên mới thực hiện thanh toán cho nhau hoặc lại để bù trừ cho lần mua bán tiếp theo.
Khi sử dụng hình thức mua chịu, đôi khi Xí nghiệp vẫn bị chậm trễ trong thanh toán và bị phạt. Tuy nhiên việc này rất hiếm khi xảy ra vì Xí nghiệp có mối quan hệ làm ăn lâu dài với người cung cấp, tạo lập được quan hệ tốt. Hơn nưa Xí nghiệp luôn cố gắng thanh toán đúng hạn.
Việc lựa chọn thời gian trả tiền chậm của Xí nghiệp là thường căn cứ vào:
- Sản xuất loại thuốc với NVL mua đó trong bao lâu có thể tiêu thụ được.
- Bao lâu thì người mua trả tiền.
- Vốn tiền mặt có đủ tiền không
- Ngân hàng có cho vay để thanh toán trong trường hợp không đủ tiền, và mức phí là ra sao
2.1.2. Đối với người cung cấp ở ngoài nước:
Người cung cấp ở ngoài nước của Xí nghiệp chủ yếu là cung cấp NVL để sản xuất thuốc bởi vì những NVL đó ở trong nước vẫn chưa sản xuất được. Vì vậy việc nhập NVL từ nước ngoài là nhiều.
Trong quan hệ mua bán với người cung cấp ở nước ngoài thì việc thoả thuận và ký kết hợp đồng được làm hết sức cẩn thận và chặt chẽ. Trong hợp đồng thường có ghi rõ phương thức và thời gian thanh toán ,rồi giá cả.
Về giá cả thì cứ theo mức giá thị trường và hai bên thoả thuận với nhau mức giá phù hợp.
Trong thanh toán với người cung cấp ở nước ngoài thì chắc chắn là Xí nghiệp phải sử dụng dịch vụ ngân hàng và hơn nữa còn cần có sự bảo lãnh của ngân hàng.
Trong trường hợp mà không tin tưởng nhau thì cần phải có bảo lãnh của ngân hàng và thực hiện mở L/C, Xí nghiệp thường thanh toán bằng hình thức L/C at sight và không huỷ ngang, đôi khi có sử dụng L/C chuyển nhượng (cho người thứ ba). Để có thể mở L/C thì cần phải có hợp đồng mua bán , phải có TKTG ở ngân hàng đó và khi mở L/C thì thường là vay ngắn hạn ngân hàng để thanh toán. Khi Xí nghiệp mở L/C tại NHCT Đống Đa thì mức ký quỹ thường là từ 5% đến 10% tuỳ mức độ uy tín với ngân hàng, còn tại Ngân hàng Indovina thì mức ký quỹ thường là 5%.
Còn trong trường hợp có sự tin tưởng nhau thì thường thực hiện thanh toán bằng hình thức TT (là hình thức chuyển tiền, hàng giao trước tiền chuyển sau) và hình thức D/P (nhờ thu qua ngân hàng, chủ yếu là sử dụng hối phiếu).
Nhưng nhìn chung thì khi mua bán với người cung cấp ở nước ngoài thời gian trả tiền chậm là rất ngắn hoặc không có.
* Ta sẽ xem xét việc thực hiện tình hình thanh toán chung với người cung cấp của XNDPTW I như thế nào qua xem xét số liệu lấy từ TK 331 (phải trả người bán) trong năm 1999,2000 và 2001.
Bên có phản ánh tổng tiền phải trả, bên nợ phản ánh số tiền đã trả và số dư cuối tháng (dư có) phản ánh số còn phải trả. Như vậy ta có thể thấy là Xí nghiệp đều cố gắng trả số tiền mua hàng và có sử dụng hình thức thanh toán chậm trả (cả ba năm đều vẫn còn số tiền phải trả), đôi khi Xí nghiệp vẫn còn nợ đọng trong việc thanh toán và có bị phạt nhưng những trường hợp như vậy cũng ít khi xảy ra, nếu có thì chỉ với giá trị không lớn lắm. Nhưng nhìn chung hoạt động thanh toán với người cung cấp của Xí nghiệp có thể nói là tốt và Xí nghiệp cũng tận dụng được nguồn mua chịu người cung cấp như một nguồn tài trợ ngắn hạn.
Bảng 6: Tình hình thanh toán với người cung cấp năm 1999, năm 2000 và năm 2001.
(đơn vị tính: triệu đồng)
TK 331
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
So sánh các năm
2000/
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0276.doc