.1. “Chính danh” trong xã hội ta hiện nay.
Về đường lối chính trị: Đảng ta đã “xưng danh” là Đảng Cộng sản, Nhà nước ta là Nhà nước “Nhà nước xã hội chủ nghĩa”, trong quá trình đổi mới, Nhà nước ta luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đổi mới không phải từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà là làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn. Đổi mới không phải xa rời mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng. Xã hội chủ nghĩa là đích đến của sự phát triển, phồn vinh, công bằng, văn minh tiến bộ cho một xã hội trong mối quan hệ cả về phát triển kinh tế với hoàn thiện văn hóa xã hội và bảo vệ môi trường. Đó chính là việc thể hiện sự “Chính danh” của mình trên thế giới.
Về kinh tế: Trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân), hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử theo hình thức sở hữu; thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp; tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; tiếp tục đổi mới và phát triển các loại hình kinh tế tập thể; Phát triển mạnh các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân; thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài.
24 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 05/09/2024 | Lượt xem: 858 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Học thuyết chính danh và ý nghĩa của nó đối với công tác tuyển chọn cán bộ ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể cưỡng lại được, nên Khổng Tử gọi là “Thiên mệnh”.
Do tin vào “Thiên mệnh”, nên Khổng Tử coi việc hiểu biết mệnh trời là một điều kiện tất yếu để trở thành con người hoàn thiện, ông viết “Không biết mệnh trời thì không lấy gì làm quân tử” (“Luận ngữ”, Nghiêu viết, 3). Đã tin có mệnh biết mệnh thì phải sợ mệnh và thuận mệnh. Đó là cái đức của người quân tử. Khổng Tử khuyên: “Người quân tử có ba điều sợ: sợ mệnh trời, sợ bật đại nhân, sợ lời thánh nhân” (“Luận ngữ”, Quý thị, 8). Do quan niệm như vậy, nên Khổng Tử tin vào số mệnh và ông đã nói : Sống chết có mệnh, giàu sang do ở trời (“Luận ngữ”, Nhan Uyên, 5).
Tuy nhiên, Khổng tử lại không tán thành quan điểm cho rằng, con người cứ nhắm mắt dựa vào “Thiên mệnh”. Ông luôn luôn yêu cầu con người phải chú trọng vào sự nổ lực học tập, làm việc tận tâm, tận lực, còn việc thành hay bại như thế nào, lúc đó mới là tại ý trời.
Khổng Tử cũng tin có quỷ thần và cho rằng, quỷ thần là do khí thiêng trong trời đất tạo thành, mắt ta không nhìn thấy được, tai ta không nghe thấy được... Tuy nhiên, ông phê phán mê tín sung bái quỷ thần, kêu gọi mọi người hãy chú trọng vào công việc làm của mình, bời vì: “Đạo thờ người chưa biết thì sao biết được đạo quỷ thần. Không hiểu được con người sống, thì không có tư cách hỏi chuyện sau khi chết” (“Luận ngữ”, Tiên Tấn, 11). Theo ông, trí thông minh, khôn ngoan của con người đối lập với mê tín quỷ thần. Ông dạy bọn thống trị hãy từ bỏ sùng bái quỷ thần, ra sức nghiên cứu chính sách cai trị cho hợp lý (“Luận ngữ”, Nhan Uyên, 7).
Như vậy, trong quan điểm về thế giới, tư tưởng của Khổng Tử luôn có những tính chất mâu thuẫn. Khi chống lại chủ nghĩa thần bí, tôn giáo đương thời, ông thừa nhận sự vật, hiện tượng trong tự nhiên luôn tự vận động, biến hóa, không phụ thuộc vào mệnh lệnh của trời. Đó là yếu tố duy vật chất phác và tư tưởng biện chứng tự phát, nhưng mặt khác, ông lại cho rằng Trời có ý chí và có thể chi phối vận mệnh của con người, đó là một bước lùi trong tư tưởng triết học của ông. Cũng như thế, một mặt Khổng Tử tuyên truyền sức mạnh của quỷ thần, nhưng mặt khác, ông lại nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của hoạt động con người trong đời sống. Thực chất mâu thuẫn trong tư tưởng, tâm trạng và thái độ của Khổng Tử là phản ánh những mâu thuẫn của đời sống hiện thực thời bấy giờ.
Cùng với quan điểm về vũ trụ và con người, học thuyết về luân lý đạo đức; chính trị xã hội là một trong những vấn đề cốt lõi và là thể thống nhất hữu cơ trong triết học của Khổng Tử trên tư tưởng “thiên nhân tương đồng”. Những nguyên lý đạo đức căn bản nhất trong học thuyết đạo đức của Khổng Tử là: nhân, lễ, trí, dũng cùng với hệ thống quan điểm về chính trị, xã hội như “nhân trị”, “Chính danh”, “thượng hiền”, “quân tử”, “tiểu nhân” của ông. Trong những phạm trù đạo đức ấy của Khổng Tử, chữ “nhân” được ông đề cập với ý nghĩa sâu rộng nhất. Nó được coi là nguyên lý đạo đức cơ bản quy định bản tính con người và những quan hệ giữa người với người từ trong gia tộc đến xã hội. Nó liên quan đến các phạm trù đạo đức, chính trị khác như một hệ thống triết lý chặt chẽ, nhất quán, tạo thành bản sắc riêng trong triết lý nhân sinh của ông.
Về tư tưởng chính trị Khổng Tử dựa trên tư tưởng đạo đức của ông. Ông cho rằng chính phủ tốt nhất là chính phủ cai trị bằng “lễ nghĩa” và đạo đức tự nhiên của con người, chứ không phải bằng vũ lực và mua chuộc. Ông đã giải thích điều đó tại một trong những đoạn quan trọng nhất của cuốn Luận Ngữ: Dùng mệnh lệnh, pháp luật đễ dẫn dắt chỉ đạo dân, dùng hình phạt để quản lý dân, làm như vậy tuy có giảm được phạm pháp, nhưng người phạm pháp không biết xấu hổ, sỉ nhục. Dùng đạo đức để hướng dẫn chỉ đạo dân, dùng lễ nghĩa để giáo hoá dân, dùng hình phạt để quản lý dân, làm như vậy chẳng những dân hiểu được thế nào là nhục nhã khi phạm tội, mà còn cam tâm tình nguyện sửa chữa sai lầm của mình tận gốc từ mặt tư tưởng” sự biết sỉ nhục là sự mở rộng của trách nhiệm nơi mà hành động trừng phạt đi trước hành động xấu xa, chứ không phải đi sau nó như trong hình thức luật pháp của pháp gia.
Trong khi ủng hộ ý tưởng về một vị hoàng đế đầy quyền lực, có lẽ vì tình trạng hỗn loạn ở Trung quốc thời kỳ đó, các triết lý của Khổng Tử chứa đựng một số yếu tố hạn chế quyền lực của các nhà cai trị. Ông cho rằng lời lẽ phải luôn ngay thật; vì thế tính trung thực có tầm hàng đầu. Thậm chí trên nét mặt, phải luôn thể hiện sự trung thực. Khi bàn luận mối quan hệ về thần dân và vua, ông nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự tôn trọng của người dưới với người trên. Điều này đòi hỏi người dưới phải đưa ra lời khuyên cho người trên nếu người trên có hành động sai lầm. Tư tưởng này của ông được học trò là Mạnh Tử phát triển thêm khi nói rằng nếu vua không ra vua, ông ta sẽ mất thiên mệnh và sẽ phải bị lật đổ. Vì vậy hành động giết bạo chúa là đúng đắn bởi lẽ kẻ bạo chúa giống một tên trộm hơn là nhà vua.
Những tư tưởng sâu sắc của Khổng tử về thế giới, về xã hội, về con người, đặc biệt là học thuyết “Chính danh” và đạo đức đã đưa ông lên tầm cao của nhà triết học thông thái, nhà chính trị tài ba và nhà giáo dục nổi tiếng.
1.3. Những nội dung cơ bản của học thuyết “Chính danh”.
Khổng tử khi sinh thời, ông thường nói với học trò rằng “(Ngô) thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ” nghĩa là: Ta chỉ thuật lại mà không trước tác, tin vào đạo lý đời xưa. Các nhà nghiên cứu về Nho giáo và Khổng tử ngày nay đều cho rằng, trong các tác phẩm như Kinh Thi, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu, Luận Ngữ thì chỉ có quyển Luận Ngữ được xem là đáng tin cậy nhất vì những lời phát biểu của Khổng tử trong sinh thời mà phần lớn là đàm thoại với học trò của ông.
Do đâu mà Khổng tử đề ra học thuyết “Chính danh”? Trong thời đại của mình, Khổng Tử nhận thấy tình trạng rối ren, phức tạp của xã hội phong kiến thời Chu. Xã hội mà tôn ti trật tự bị rối ren, đảo lộn. Ông lấy làm tiếc cái thời đầu nhà Chu như Chu Võ Vương, Chu Công sao mà thời đại tươi đẹp, phong hóa tốt tươi đến thế! Ông nhìn thấy tình cảnh “tôi thí vua, con giết cha không phải nguyên nhân của một sáng một chiều”. Mọi sự việc, nguyên nhân đều có cái cớ của nó. Mà cái cớ này không tự dưng mà có, nó được tích tập dần dần qua thời gian mà đến một thời điểm nào đó, thì sẽ xảy ra kịch tính như trên. Kinh dịch có câu “Đi trên sương mà băng giá tới” (Lý sương kiên băng chí) là thuận với lẽ diễn tiến tự nhiên của mọi sự vật.
Khổng tử thấy tình trạng xã hội thời ông hỗn loạn đến nỗi “tôi giết vua, con giết cha” là tệ hại lắm rồi, nhưng ông là người không thích bạo lực, không thích làm cuộc thay đổi triệt để để triệt tiêu cái tệ trên bằng bạo lực cho nên ông mới đề ra học thuyết “Chính danh” nhằm để cải tạo xã hội, giáo hóa xã hội dần dần. Bản tính ông thích ôn hòa, thích giáo huấn dần dần hơn là bạo lực, mà bạo lực chưa chắc gì đã giải quyết triệt để cái tệ “tôi giết vua, con giết cha” nói trên mà bất quá chỉ thay thế cuộc thí quân này bằng cuộc thí quân khác hoặc vụ giết cha này bằng vụ giết cha khác. Bạo lực bất quá chỉ giải quyết việc trước mắt, tức thời, chỉ trị được ngọn chứ làm sao trị được gốc của tình hình trên, chỉ có cuộc cách mạng tư tưởng mới trị được gốc của cái tệ tôi giết vua, con giết cha nói trên.
Khổng tử cho rằng mỗi vật và mỗi người trong xã hội đều có một công dụng nhất định. Nằm trong mối quan hệ nhất định mỗi vật, mỗi người đều có một địa vị bổn phận nhất định và tương ứng với nó là một danh nhất định. Mỗi “danh” điều có tiêu chuẩn riêng. Vật nào, người nào mang “danh” nào phải được thực hiện và phải thực hiện bằng được những tiêu chuẩn của danh đó, nếu không phải thì gọi bằng “danh” khác. Đó chính là học thuyết “Chính danh” của Khổng Tử - một học thuyết được xem là quan trọng trong toàn bộ tư tưởng của ông.
Khổng tử đã giải thích: “Chính danh là làm mọi việc cho ngay thẳng” (“Luận ngữ”, Nhan Uyên, 1). “Chính danh” thì người nào có địa vị, bổn phận chính đáng của người ấy, trên dưới, vua tôi, cha con trật tự phân minh “Vua lấy lễ mà khiến tôi, tôi lấy trung mà thờ vua” (“Luận ngữ”, Bát Dật, 19). “Vua cho ra vua, tôi cho ra tôi, cha cho ra cha, con cho ra con” (“Luận ngữ”, Nhan Uyên, 11). Đó là một nước thịnh trị, lễ nghĩa, nhân, đức, danh phận vẹn toàn.
Khi Tử Lộ hỏi về việc chính trị, Khổng Tử nói, muốn trị nước, trước tiên “ắt phải sửa cho chính danh”, vì “nếu không chính danh thì lời nói sẽ không đúng đắn sẽ dẫn tới việc thi hành sai Cho nên nhà cầm quyền xưng danh thì phải đúng với phận với nghĩa; đã xưng đúng danh phận, thì phải tùy theo đó mà làm” (“Luận ngữ”, Tử Lộ, 3). Theo học thuyết “Chính danh”, Khổng Tử đã chia xã hội thành những mối quan hệ cơ bản, trong đó mỗi quan hệ là một “luân”. Trong xã hội, theo Khổng Tử có 5 mối quan hệ chính là: vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè. Đặc biệt trong luân lý, đạo đức, Khổng Tử luôn nhấn mạnh đến quan hệ vua tôi và cha con.
Đối với quan hệ vua tôi, Khổng Tử chống việc duy trì ngôi vua theo huyết thống và chủ trương “thượng hiền” không phân biệt đẳng cấp xuất thân của người ấy. Trong việc chính trị, vua phải biết “trọng dụng người hiền đức, tài cán và rộng lượng với những kẻ cộng sự” (“Luận ngữ”, Tử Lộ, 2), “vua phải tự mình làm thiện, làm phải trước thiên hạ để nêu gương và phải chịu khó lo liệu giúp đỡ dân” (“Luận ngữ”, Tử Lộ, 1). Ông còn nói, nhà cầm quyền cần phải thực hiện ba điều: “Bảo đảm đủ lương thực cho dân được no ấm, phải xây dựng được lực lượng binh lực hùng mạnh để đủ bảo vệ dân, phải tạo lòng tin cậy của dân đối với mình. Nếu bất đắc dĩ phải bỏ bớt những điều kiện trên thì trước hết hãy bỏ binh lực, sau đó đến bỏ lương thực, nhưng không thể bỏ lòng tin của dân đối với vua, nếu không, chính quyền xã tắc sẽ sụp đổ” (“Luận ngữ”, Nhan Uyên, 7).
Nếu “việc chính trị, vua cai trị nước nhà mà biết đem cái đức mình bỏ hóa ra, thì mọi người đều phục theo. Tuy như ngôi sao Bắc Đẩu ở một chỗ mà có mọi vì sao chầu theo” (“Luận ngữ”, Vi Chính, 1). Ngược lại dân và bề tôi đối với vua phải như đối với cha mẹ mình, phải tỏ lòng “trung” của mình đối với vua. Ấy là “Chính danh”, là “phục lễ vi nhân”.
Về đạo cha con, Khổng Tử cho rằng con đối với cha phải lấy chữ “hiếu” làm đầu và cha đối với con phải lấy lòng “từ ái” làm trọng. Trong đạo hiếu của con với cha mẹ, dù rất nhiều mặt, nhưng cốt lõi phải ở “tâm thành kính”. “Đời nay hễ thấy ai nuôi được cha mẹ thì người ta khen là có hiếu. Nhưng loài thú vật như chó ngựa người ta cũng nuôi được vậy. Cho nên, nuôi cha mẹ mà chẳng kính trọng thì có khác gì nuôi thú vật đâu” (“Luận ngữ”, Vi Chính, 7).
Trong việc trị nước như tu thân, học đạo sửa mình để đạt được đức “nhân”, “lễ” được Khổng Tử rất mực chú trọng. Lễ ở đây là những quy phạm, nguyên tắc đạo đức của nhà Chu. Ông cho rằng, do vua không giữ đúng đạo vua, cha không giữ đúng đạo cha, con không giữ đúng đạo connên thiên hạ “vô đạo”. Phải dùng lễ để khôi phục lại trật tự, phép tắc, luân lý xã hội, khiến cho mọi người trở về với “đạo”, với “nhân” và trở thành “Chính danh”. Lễ ở Khổng Tử là những phong tục, tập quán, những quy tắc quy định trật tự xã hội và cả thể chế pháp luật nhà nước, như: sinh, tử, tang, hôn, tế, lễ, triều sinh, luật lệ, hình pháp Theo Khổng Tử, lễ quan hệ với nhân rất mật thiết. Nhân là chất, là nội dung, lễ là hình thức biểu hiện của nhân. “Nhân là cái nền tơ lụa trắng tốt mà trên đó người ta vẽ nên những bức tranh đẹp” (“Luận ngữ”, Bát Dật, 8). Ông khuyên người “ta chớ xem điều trái lễ chớ nghe điều trái lễ, chớ nói điều trái lễ và chớ làm điều trái lễ” (“Luận ngữ”, Nhan Uyên, 1), thì khi đó sẽ đạt được “nhân”, xã hội ổn định, vua tôi, cha con, anh em, chồng vợ đều “Chính danh định phận”.
Như vậy, trong triết học của Khổng Tử các phạm trù, “nhân”, “lễ”, “trị”, “dũng”, “chính danh định phận có nội dung hết sức phong phú, thống nhất với nhau và luôn thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nó luôn cố gắng giải đáp những vấn đề đặt ra của lịch sử và đây có lẽ là thành quả kết tinh rực rỡ nhất trong triết lý nhân sinh của ông. Song, do hạn chế bởi điều kiện lịch sử và lợi ích giai cấp, học thuyết triết học của Khổng Tử luôn chứa đựng những mâu thuẫn, giằng co, đan xen giữa những tư tưởng tiến bộ với những quan điểm bảo thủ, phản ánh tâm trạng giằng xé của ông trước biến chuyển của thời cuộc.
Hầu hết các nhà Nho, các nhà nghiên cứu về Nho giáo và Khổng tử đều thừa nhận rằng học thuyết “Chính danh” là một phát kiến mới của Khổng tử. Do chính ông quan sát thấy được tình trạng lộn xộn, mất tôn ti trật tự, trên cho ra trên, dưới cho ra dưới, vua cho ra vua, tôi cho ra tôi, nên ông mới đề ra học thuyết “Chính danh”. Thực chất, học thuyết “Chính danh” không những chỉ có giá trị ở thời ông. Nói theo cách nói của học giả Nguyễn Hiến Lê khi viết lời mở đầu cho cuốn Khổng Tử đã phát biểu rằng “Triết thuyết nào cũng chỉ để cứu cái tệ của một thời thôi. Muốn đánh giá một triết thuyết thì phải đặt nó vào thời của nó, xem nó có giải quyết được những vấn đề của thời đó không, có là một tiến bộ so với các thời trước, một nguồn cảm hứng cho các đời sau không. Và nếu sau mười thế hệ, người ta thấy nó vẫn còn làm cho đức trí con người được nâng cao thì phải coi nó là một cống hiến lớn cho nhân loại rồi.”
Chương 2: NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA HỌC THUYẾT “CHÍNH DANH” TRONG CÔNG TÁC TUYỂN CHỌN CÁN BỘ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
2.1. “Chính danh” trong xã hội ta hiện nay.
Về đường lối chính trị: Đảng ta đã “xưng danh” là Đảng Cộng sản, Nhà nước ta là Nhà nước “Nhà nước xã hội chủ nghĩa”, trong quá trình đổi mới, Nhà nước ta luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đổi mới không phải từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà là làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn. Đổi mới không phải xa rời mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng. Xã hội chủ nghĩa là đích đến của sự phát triển, phồn vinh, công bằng, văn minh tiến bộ cho một xã hội trong mối quan hệ cả về phát triển kinh tế với hoàn thiện văn hóa xã hội và bảo vệ môi trường. Đó chính là việc thể hiện sự “Chính danh” của mình trên thế giới.
Về kinh tế: Trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân), hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử theo hình thức sở hữu; thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp; tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; tiếp tục đổi mới và phát triển các loại hình kinh tế tập thể; Phát triển mạnh các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân; thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài.
Về tư tưởng văn hoá xã hội: Nhà nước xác lập cơ chế dân chủ đại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_hoc_thuyet_chinh_danh_va_y_nghia_cua_no_doi_voi_cong.doc