“ Mai mối” là một tập tục truyền thống có từ lâu đời ở các nước châu Á. Nhưng mai mối ở đây, đúng nghĩa là mai mối, chứ không bị lợi dụng như là một công cụ để ép duyên. Ở đây đôi bên tự quyết định các bước tiếp theo sau khi bà mối mối lái cho cặp đôi nam và nữ. Tuy nhiên, đó là cái thời xa xưa, hiên nay môi giới hôn nhân nói chung và môi giới kết hôn với người nước ngoài nói riêng luôn có tính hai mặt. Mặt tích cực là tạo điều kiện cho hai bên có điều kiện làm quen, tiếp xúc và tìm hiểu “ nhân thân” của nhau. Đó cũng là những yếu tố cần thiết để hình thành giai đoạn tiền hôn nhân, nhất là trong xã hội công nghiệp.
Mặt trái của môi giới kết hôn với người nước ngoài là áp đặt, cung cấp những thông tin sai lệch cho khách hàng để kiếm lời. Họ tìm mọi cách để thành công với mục đích kiếm được tiền, bất kể việc cung cấp thông tin sai, lừa dối đôi bên dẫn đến những hậu quả khôn lường, làm nhiều gia đình tan vỡ, trong đó người chịu ảnh hưởng nhiều nhất, thiệt thòi nhất là người phụ nữ. Hoạt động của các loại hình công ty môi giới hôn nhân như vậy chính là cơ sở cho việc thiết lập các mối quan hệ đầu tiên dẫn đến nhiều quan hệ phức tạp khác do kiểu hôn nhân này đem lại.
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5521 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hôn nhân Hàn – Việt: Những vấn đề về thực trạng và nguyên nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối tượng nghiên cứu chủ yếu là những vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam và người Hàn Quốc. Phạm vi nghiên cứu nằm chủ yếu ở các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long như Tây Ninh, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cần Thơ, Cà Mau…. Đây là vùng có số lượng phụ nữ lấy chồng ngoại quốc nhiều nhất nước, đặt biệt trong những năm gần đây xu thế lấy chồng Hàn Quốc tăng vọt.
Phân tích thực trạng hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc sẽ góp phần làm rõ các vấn đề đã và đang được bàn luận nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng, giúp chỉ ra những nhận định chưa chính xác, qua đó giúp cho không những riêng tôi mà còn cho những nhà công tác xã hội có cái nhìn đúng đắn về vấn đề hôn nhân đa văn hóa này và đưa ra những phương thức hỗ trợ có hiệu quả cho cộng đồng có phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc nói riêng và của phụ nữ lấy chồng ngoại nói chung.
Hơn nữa, trên cơ sở phân tích các tư liệu sẵn có, bài viết sẽ góp phần bổ sung các phương pháp phân tích khoa học trong việc nghiên cứu phát triển cộng đồng, những lý luận cũng như các lý thuyết về Giới và phát triển.
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin chủ yếu của bài viết này là phương pháp phân tích tư liệu sẵn có. Báo cáo sẽ sử dụng tư liệu từ các nguồn sau đây:
- Tư liệu là các báo cáo, công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến lĩnh vực hôn nhân đa văn hóa.
- Các bài viết trong các tạp chí, tập san chuyên ngành xã hội học, công tác xã hội trong và ngoài nước
- Sách, tài liệu tham khảo khác.
Thực trạng hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam và người Hàn Quốc
“Nhà nghèo, vất vả quanh năm mà vẫn không có cái dư để dành, lúc nào cũng đầu tắt mặt tối. Cái nghèo dai dẳng đã khiến Huỳnh Mai bỏ học sớm, xuống tận Bạc Liêu làm công nhân thủy sản từ năm 15 tuổi. 4 năm sau cô về Bình Dương làm ở xưởng gỗ. Đầu năm 2006, có người trong xóm mai mối cho Mai lấy chồng Hàn Quốc, lúc đầu gia đình cô không đồng ý. Nhưng Mai nghĩ đây là lúc mình có thể trả nợ được cho gia đình, giúp gia đình thoát khỏi cảnh nghèo túng hiện nay nên cô đã mạnh dạn nêu ra ý kiến trước cả nhà, ba mẹ cô không chịu nhưng Mai cứ nài nỉ: “ Gia đình mình nghèo quá, con đi 2, 3 năm là có tiền sẽ gửi về phụ giúp gia đình, nuôi các em ăn học”. Ông Huỳnh Văn Sáu đã gật đầu. Chính ông cũng không ngờ rằng cái gật đầu của mình đã cướp đi mãi mãi đứa con gái ngoan hiền của mình”. (trích nguồn)
Mai chết đi để lại bao thương tiếc cho gia đình và những người biết chuyện về Mai, cô còn trẻ quá mà, mới 21 tuổi đời mà đã ra đi vĩnh viễn. Bức thư của Huỳnh Mai viết trước khi chết tại nhà ở phường Munhoa, thành phố Cheonan (Hàn Quốc), được công khai hôm 6/8/2007 trong đó có đoạn viết như sau: “ Em đã cố gắng rất nhiều để trở thành một người vợ tốt, một người mẹ tốt, em mong muốn có một gia đình đầm ấm. Em rất muốn nói chuyện nhiều với anh, em cũng như những con gái khác rất muốn đối xử tốt với chồng. Nhưng sao anh lại không quan tâm tới em? Em mong muốn có một gia đình đầm ấm và trở thành một người vợ tốt đối với chồng, nhưng ước mơ giản dị đó của em không trở thành hiện thực”, thư Huỳnh Mai viết , đề ngày 25/06/2007.
Hàn Quốc_ một trong những con rồng của châu Á, nơi có những sản phẩm nổi tiếng như Samsung, LG, Deawoo, các công nghệ giải trí, đồ thời trang, và đặc biệt, trong những năm gần đây, khi phim Hàn ngày càng được giới trẻ ưa chuộng. Khi mà hình ảnh những đôi trai gái trên phim hết sức tình tứ và lãng mạn, nội dung phim có tính nhân văn sâu sắc, phong cảnh thiên nhiên xinh đẹp đã làm không biết bao nhiêu cô gái Việt mơ ước có cuộc sống như vậy. Với công nghệ này, nó đã có tác động mạnh mẽ đến phong cách ăn mặc và lối sống của giới trẻ Việt Nam.
Theo như Cục đầu tư nước ngoài thì nguồn vốn Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam trong mấy năm gần đây, đặc biệt năm 2007 đạt kỷ lục. Và việc hai nước đưa vào sử dụng đường bay thẳng từ Busan và Seoul đến Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội với tần suất 1 đến 2 chuyến bay trong ngày, cũng như việc miễn thị thực visa cho khách du lịch Hàn Quốc, từ đó, mỗi năm chúng ta đón hơn 18.000 khách du lịch đến Việt Nam. Đây thực sự là điều kiện thuận lợi để công dân hai nước có cơ hội tiếp xúc và giao lưu với nhau nhiều hơn.
Tại Hàn Quốc, tính tổng số lượng các cuộc kết hôn của nữ thanh niên Việt Nam với đàn ông Hàn Quốc trong 5 năm ( từ năm 2001 đến 2005) mà Cục thống kê Hàn Quốc thống kê được là 10.279 trường hợp. Căn cứ vào số lượng thống kê này, trong 5 năm qua rõ ràng tỷ lệ gia tăng số lượng các cuộc kết hôn giữa năm sau so với năm trước là rất lớn. Cụ thể là năm 2002 (so năm 2001) số đàn ông Hàn Quốc kết hôn với nữ thanh niên Việt Nam tăng hơn 355%; năm 2003 (so năm 2002) tăng hơn 294%; năm 2004 (so với 2003) tăng hơn 175%; năm 2005 (so với 2004) tăng hơn 236%. Nếu tính riêng năm 2005 so với số lượng năm 2001, số lượng kết hôn giữa đàn ông Hàn Quốc với nữ thanh niên Việt Nam tăng hơn của năm 2005 so với năm 2001, tỷ lệ chênh lệch đến hơn 4344% (xem biểu đồ 1). (trích dẫn nguồn)
Biểu đồ 1
Đáng lưu ý, nếu so với các quốc gia khác ở Đông Nam Á như Philippines và Thái Lan, Việt Nam là nước có tỷ lệ nữ thanh niên kết hôn với đàn ông Hàn Quốc nhiều nhất và tăng nhanh nhất. Hơn nữa, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu nào để cho thấy số lượng nữ thanh niên nước ta sẽ ít lấy chồng nước ngoài (nhất là đàn ông Hàn Quốc) (xem biểu đồ 2)
Biểu đồ 2
Cách đây 10 năm, khi mà việc lấy chồng nước ngoài còn khá mới mẻ ở Việt Nam, và nếu có, lúc bấy giờ chủ yếu cũng là lấy chồng Đài Loan, thì việc lấy chồng xứ sở “Kim Chi” chỉ đếm trên đầu ngón tay, với một số lượng vô cùng ít ỏi, và chủ yếu là những công nhân nữ Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc, thì tính đến thời điểm này có trên 16.217 cô dâu Việt đang sinh sống trên đất Hàn (trích dẫn nguồn). Trước đây việc kết hôn với người nước ngoài ở Hàn Quốc bị định kiến, được xem là trái với thuần phong mỹ tục, là điều đáng hổ thẹn. Vì ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, giáo dục Hàn Quốc đã dạy cho trẻ em biết tự hào về sự thuần khiết của chủng tộc mình. Thế nhưng do bối cảnh toàn cầu hiện nay, những người phụ nữ Hàn được giải phóng, họ không còn sự ràng buộc hay phụ thuộc vào người đàn ông nữa. Họ được tự do làm việc và hưởng lương như người đàn ông, họ trở nên năng động, tự tin hơn, và tham gia vào nhiều các hoạt động kinh tế, tổ chức chính trị, xã hội hơn nên họ thích sống độc lập hoặc kết hôn muộn hơn. Dự báo, đến năm 2012 tại Hàn Quốc, một thực tế là cứ 124 nam giới thì mới có 100 phụ nữ ở tuổi từ 24 đến 30, đây là hậu quả của tình trạng phá thai tràn lan khi phát hiện thai nhi là nữ trong những năm 1980. Chính vì vậy, nam giới cao tuổi chưa lập gia đình ngày càng nhiều và họ bắt đầu hướng ra nước ngoài để tìm vợ.
Trước nhu cầu thực tế của xã hội, thì các công ty môi giới ở Hàn Quốc lần lượt mở ra đáp ứng những nhu cầu thiết thực đó. Và hệ quả của nó là không biết bao nhiêu cuộc hôn nhân xuyên quốc gia không tình yêu ra đời, những cuộc tình chóng vánh, thậm chí chưa từng diễn ra cuộc tình nào mà chỉ thông qua mối lái dẫn dắt. Số công ty môi giới Hàn Quốc lấy vợ Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Philippines, Mông Cổ, Thái Lan.... ngày càng tăng (trích dẫn nguồn). Để cạnh tranh, các công ty này còn đưa ra những chiêu bài thu hút khách hàng như giảm giá dịch vụ cho những cuộc môi giới trọn gói, sủ dụng công nghệ quảng cáo về hôn nhân môi giới với giá rẻ, lấy vợ đẹp trên báo chí, internert, băng rôn, áp phích, tờ rơi..... tràn lan trên đường phố và cả ở nông thôn Hàn Quốc.
Hiện tại, ở Hàn Quốc có khoảng 600 – 1000 công ty, trung tâm môi giới, văn phòng tư vấn hôn nhân giữa Việt Nam với Hàn Quốc. Các công ty này thực hiện dịch vụ hôn nhân môi giới trọn gói với giá từ 10.000 USD đến 16.000 USD. Ngoài ra trên các thông tin đại chúng, các công ty này còn đưa ra những tít lớn như: “Chỉ trong vòng 4 – 7 ngày cưới được vợ Việt Nam, đảm bảo 100%, không thành công không thu phí” hay những tin như: “ Cô dâu Việt Nam đã sẵn sàng, chỉ cần có ý định của bạn”, “Người gìa, người muốn tái hôn, người đã có con, người khuyết tật đều có thể lấy trinh nữ Việt Nam xinh đẹp”. Và rồi những băng rôn, áp phích, poster kêu gọi kết hôn với phụ nữ Việt Nam với những lời lẽ như sau: “sau sáu tháng sống chung, nếu người chồng không hài lòng có thể đưa cô dâu đến công ty môi giới để trả về Việt Nam, công ty sẽ “đền” cô dâu khác”.
Tại Hàn Quốc, môi giới hôn nhân được công nhận là hợp pháp nên có đến 17.9% công dân Hàn Quốc thông qua loại dịch vụ này để tìm bạn đời. Theo như báo cáo của Cục thống kê Hàn Quốc, thì chỉ trong vòng năm năm, tỉ lệ kết hôn với người nước ngoài của Hàn Quốc tăng lên ba lần, trong đó tỉ lệ lấy vợ Việt Nam lên đến 43 lần, năm 2001 là 143 người, năm 2003 là 1.403, đến năm 2005 là 5.822 người. Số cô dâu Việt Nam chiếm tổng số 1/5 tổng số cô dâu nước ngoài ở Hàn Quốc, đứng thứ hai sau Trung Quốc. (trích dẫn nguồn)
Những ông chồng Hàn lấy vợ Việt đa phần xuất thân ở các vùng nông thôn có hoàn cảnh nghèo khó, thu nhập ít ỏi, khó có khả năng lấy vợ bản xứ, phần lớn ở độ tuổi từ 30 – 45. Với hoàn cảnh như vậy, cho nên muốn tìm người bạn đời phù hợp với mình, họ hướng đến những quốc gia có nền kinh tế kém phát triển hơn, trong đó có Việt Nam, để tìm bạn đời của mình. Mục đích của các chú rể là cưới vợ để có con nối dõi, có người chăm sóc cha mẹ già, làm người giúp việc trong gia đình hoặc có một bộ phận hạn hữu là giúp chồng trong việc kinh doanh.
Bên cạnh đó, theo cục thống kê thì cũng có tới 62,9% cô dâu Việt Nam thông qua môi giới để lấy chồng Hàn Quốc. Phần lớn họ cũng xuất thân từ khu vực nông thôn Việt Nam như: Cần Thơ, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cà Mau, Tây Ninh... và cũng nghèo khó (trích dẫn nguồn). Hiện tượng các cô gái trẻ tuổi lấy chồng Hàn Quốc xuất hiện như một làn sóng, nhằm mục đích cải thiện cuộc sống hiện tại của gia đình. Ở Cần Thơ, năm 2004 chỉ có 34 cô gái lấy chồng Hàn Quốc, đến năm 2005 con số này tăng lên 379 trường hợp và số lượng này tiếp tục tằng vào những năm tiếp theo sau đó (trích dẫn nguồn).
Đa số các cô lấy chồng Hàn Quốc thường có độ tuổi từ 18 đến 25, sống chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trình độ học vấn thấp, thường là cấp 1, cấp 2 và có nhiều trường hợp mù chữ. Những người phụ nữ này đa phần là không có công việc ổn định, không có ruộng đất canh tác, và sống chủ yếu vào gia đình.
Trong những năm gần đây, số lượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc tăng đột biến, một trong những lý do có thể xem xét đến đó là do có sự sút giảm đáng kể tỉ lệ kết hôn với người Đài Loan khi chính phủ Đài Loan đã ban hành một số những quy định mới gây trở ngại không ít cho hoạt động môi giới cũng như kết hôn với người Đài Loan. Vì vậy, đối tượng người Việt Nam có nhu cầu lấy chồng ngoại quốc đã chuyển dịch dần sang đối tượng là người Hàn Quốc. Bởi lẽ thủ tục đăng ký kết hôn ở Hàn Quốc rất đơn giản, không cần có mặt cô dâu khi đăng kí kết hôn và tác động của các trào lưu văn hoá xứ Hàn, trong bối cảnh toàn cầu hoá đã xích gần hơn mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
Quá trình hình thành hôn nhân xuyên quốc gia
Trước hết, chúng ta tìm hiểu khái niệm kết hôn và hôn nhân là gì? Trong khoản 2, điều 8 của Luật HN và GĐ quy định: “ Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”. Và khoản 6 của điều 8 quy định: “ Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn”. Thực vậy, mối quan hệ giữa vợ và chồng trong hôn nhân chính là hạt nhân của tế bào gia đình, là mối quan hệ cơ bản để từ đó xây dựng nên một gia đình mà kết hôn là sự khởi đầu. Hôn nhân với những người trong nước với nhau hay hôn nhân có yếu tố nước ngoài cũng đều phải thực hiện theo đúng pháp luật quy định. Tuy nhiên, theo Cục thống kê thì quá trình hôn nhân có yếu tố nước ngoài được hình thành theo hai cách: đôi nam nữ tự tìm hiểu dẫn đến hôn nhân hoặc thông qua các dịch vụ môi giới. Trong trường hợp thứ nhất đó là mối quan hệ hôn nhân tự nguyện cao và xuất phát từ cơ sở tình cảm; hiểu biết lẫn nhau trên các vị trí công tác, học tập. Trường hợp thứ hai thông qua các hình thức môi giới: các công ty môi giới hôn nhân hoặc qua sự giới thiệu của người thân, người kết hôn trước. Đây là một hình thức tìm kiếm quan hệ hôn nhân thông qua các bên tham gia lựa chọn, trong đó không loại trừ có cả các tổ chức môi giới hôn nhân với mục đích “ hoạt động kinh doanh kiếm lời”.
Hiên tượng lấy chồng Hàn Quốc của những cô gái Việt Nam xảy ra trong bối cảnh nước ta mở rộng, giao lưu hợp tác kinh tế, có nhiều sự khác biệt so với chuyện lấy chồng ngoại truớc đây.Sự không bình thường không chỉ về số lượng tăng ồ ạt trong thời gian ngắn, lại tập trung ở các tỉnh Nam Bộ mà còn vì những hệ quả tiêu cực khác như: chuyện ngược đãi, lợi dụng phụ nữ Việt Nam với danh nghĩa hôn nhân Hàn - Việt, là sự hoạt động bất hợp pháp của một số người lừa đảo, kiếm chác, mà bản chất là sự kinh doanh về thể xác, tình cảm của phụ nữ....
“ Mai mối” là một tập tục truyền thống có từ lâu đời ở các nước châu Á. Nhưng mai mối ở đây, đúng nghĩa là mai mối, chứ không bị lợi dụng như là một công cụ để ép duyên. Ở đây đôi bên tự quyết định các bước tiếp theo sau khi bà mối mối lái cho cặp đôi nam và nữ. Tuy nhiên, đó là cái thời xa xưa, hiên nay môi giới hôn nhân nói chung và môi giới kết hôn với người nước ngoài nói riêng luôn có tính hai mặt. Mặt tích cực là tạo điều kiện cho hai bên có điều kiện làm quen, tiếp xúc và tìm hiểu “ nhân thân” của nhau. Đó cũng là những yếu tố cần thiết để hình thành giai đoạn tiền hôn nhân, nhất là trong xã hội công nghiệp.
Mặt trái của môi giới kết hôn với người nước ngoài là áp đặt, cung cấp những thông tin sai lệch cho khách hàng để kiếm lời. Họ tìm mọi cách để thành công với mục đích kiếm được tiền, bất kể việc cung cấp thông tin sai, lừa dối đôi bên dẫn đến những hậu quả khôn lường, làm nhiều gia đình tan vỡ, trong đó người chịu ảnh hưởng nhiều nhất, thiệt thòi nhất là người phụ nữ. Hoạt động của các loại hình công ty môi giới hôn nhân như vậy chính là cơ sở cho việc thiết lập các mối quan hệ đầu tiên dẫn đến nhiều quan hệ phức tạp khác do kiểu hôn nhân này đem lại.
Không thể có hạnh phúc thực sự khi hôn nhân không xuất phát từ tình cảm từ hai phía, không có tình yêu đôi lứa, không có sự hiểu biết, chia sẻ lẫn nhau. Mà hạnh phúc là ở chỗ: “ Vợ chồng chung thuỷ, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giứp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững” (điều 18, chương III). Những “điều khoản và quy định này cũng được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài” (Điều 7). Hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam với đàn ông Hàn Quốc liệu có phải tất cả đều hạnh phúc hay không? Hay thực chất hiện tượng này là sự gặp gỡ giữa hai mục đích khác nhau: đàn ông Hàn Quốc muốn tìm vợ phù hợp với khả năng có thể có của mình, ngược lại phần đông các cô gái Việt Nam xuất phát từ động cơ kinh tế và một số lý do khác.
Chính vì vậy, cần có các tổ chức môi giới hợp pháp và nguyên tắc đầu tiên phải là cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho những cô gái có ý định kết hôn với người nước ngoài để họ có đủ năng lực cùng với gia đình đưa ra quyết định đúng đắn cho cuộc hôn nhân của mình.
Những yếu tố trong sự hình thành hôn nhân xuyên quốc gia
Những nguyên nhân kinh tế
Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu và hầu như là nguồn gốc chính hình thành mối quan hệ hôn nhân xuyên quốc gia. Thực vậy, vấn đề kinh tế là một trong những vấn đề thường xuyên được đề cập trên báo chí với lý do chủ yếu lấy chồng ngoại quốc đặc biệt là Hàn Quốc là uớc mơ để thoát nghèo, để được giàu có, và đổi đời. Các cô gái lấy chồng Hàn đa phần là con trong các gia đình làm nghề nông hoặc làm thuê nông nghiệp, đông con. Cho nên, việc lựa chọn người bạn đời cho mình được dựa trên cơ sở kinh tế thực dụng, ưu tiên cho người nước ngoài, vì người nứơc ngoài thường gắn cái mác giàu có, đảm bảo về kinh tế. Chính vì vậy họ thường nghĩ đến việc kết hôn với người nước ngoài để đạt được lợi ích về kinh tế, vật chất.
“Nghe dì Lan kể các chị cùng quê lấy được chồng Hàn Quốc sang đó sung sướng, em muốn đi lắm. Nhà nghèo, em cũng chỉ mong lấy chồng Hàn để có tiền giúp gia đình như các chị”, Hiên ngậm ngùi kể.
“Gia đình mình nghèo quá, con đi 2,3 năm là sẽ có tiền gởi về phụ giúp gia đình, nuôi các em ăn học”, tâm sự của Huỳnh Mai trứơc khi lên đường lấy chồng Hàn.
Nhiều cô gái, tuy biết là cực khổ, nhưng vẫn nhắm mắt đưa chân, vẫn “ao ước” được về làm dâu xứ Hàn vì lý do như để trả hiếu cho cha mẹ. Có những cô gái bị lừa lấy chồng nước ngoài, thực chất là bị bán vào nhà thổ, đến khi được giải cứu đưa về Việt Nam, lại tìm cách quay lại Hàn vì:
“Nhà em nghèo, bố lại ốm đau, cho em đi thế này là để cứu cánh cho gia đình, em mà xách vali về đến cửa nhà thôi thì bố mẹ em có lẽ lăn ra mà chết. Em không thể về được. Nếu phải về nước, em sẽ ở lại Hà Nội hoặc TP.Hồ Chí Minh, kiếm tiền gởi về quê”.
(Báo Gia Đình và Xã Hội, ngày 18/06/2006)
Những yếu tố về văn hóa
Nhân tố văn hoá cũng quan trọng không kém phần kinh tế. Hiện nay quá trình toàn cầu hoá khiến cho văn hoá các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau hơn, từ đó quan điểm về giá trị, về đời sống của con người có sự thay đổi. Những chướng ngại về chủng tộc trong nội tâm được giải phóng, đa số người ta không còn cảm thấy rào cản về ngôn ngữ, màu da, tập tục nữa.
Thực vậy, nếu cách đây khoảng 10 năm về trước thì chuyện kết hôn với người nước ngoài bị xem là trái với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, bị lên án, phê phán thì giờ đây, những người dân trong cộng đồng đã không còn coi đó là điều bất thường nữa. Dư luận xã hội ở cộng đồng chuyển dần thái độ từ không tán thành sang thông cảm, một số người còn bày tỏ thái độ đồng tình đối với hiện tượng các cô gái lấy chồng Hàn Quốc. Thêm nữa qua sách báo, phim ảnh, văn hoá phương Tây đã được truyền bá nhiều vào Việt Nam dẫn đến thay đổi về quan niệm hôn nhân xuyên quốc gia. Đặc biệt, là ở phía Nam, nơi có nền kinh tế phát triển, các công ty Hàn Quốc vào làm việc nhiều, làm cầu nối cho sự giao lưu. Hoạt động môi giới ở phía Nam nở rộ trở thành một ngoại lực kích thích cho việc hôn nhân xuyên quốc gia. Thêm vào đó, tâm lý và văn hoá Nam Bộ dù ít lệ thuộc vào ảnh hưởng Nho giáo nhưng riêng chữ “Hiếu” lại ảnh hưởng mạnh, chữ hiếu của người Nam Bộ là chữ hiếu triệt để, có nhiều người lấy chồng ngoại về để lấy tiền nuôi bố mẹ, cho bố mẹ cái nhà trong đó chưa biết tâm tính ông chồng ra sao cả. Tính tự do cá nhân của người dân vùng Nam Bộ cao hơn, cho nên sự lựa chọn chưa chắc là đúng nhưng họ được quyền lựa chọn, không ràng buộc nhiều bởi cộng đồng. Thêm vào đó, các cô dâu lấy chồng Hàn đa phần ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, xuất thân chủ yếu từ làm nghề nông, nơi mà khu vực đang có nhiều sự biến động về đất đai, mà hệ quả là làm nhiều người, nhiều gia đình, không còn đất canh tác, họ rơi vào tình trạng sống chủ yếu bằng nghề làm thuê. Cùng với sự cơ giới hoá, hiện đại hoá, nguồn lao động dư thừa ở nông thôn tăng lên đáng kể, làm cho khu vực này có sự chênh lệch lớn về mức sống giữa nông thôn và đô thị. Bối cảnh này dẫn đến xu hướng dịch chuyển lao động từ nông thôn ra đô thị để kiếm việc làm, đảm bảo thu nhập cho bản thân và gia đình. Đồng thời với hiện tượng di cư từ nông thôn ra đô thị là sự dịch chuyển nhân khẩu mang tính đặc thù. Đó là xu hướng kết hôn với người nước ngoài và trong những năm gần đây là lấy chồng Hàn Quốc.
Những tư liệu định lượng, định tính từ nhiều nguồn thông tin khảo sát đã chứng tỏ việc kết hôn với người có quốc tịch khác là một trong những phương pháp hữu hiệu nhằm thoát khỏi tình trạng đói nghèo và nâng mức sống của một bộ phận dân cư ở vùng đất đầy tiềm năng phát triển kinh tế nhưng cũng lắm rủi ro này (trích dẫn nguồn). Bên cạnh đó, đặc điểm văn hoá – xã hội vùng Đồng Bằng sông Cửu Long nổi bật là nền văn hoá mở, với sự giao thoa nhiều yếu tố văn hoá: văn hoá Ấn Độ qua người Khơme, văn hoá Trung Quốc qua người Hoa, văn hoá Hồi giáo qua người Chăm. Tất cả sự đa dạng, sự khác biệt đó được hoà hợp, liên kết lại trong một nền văn hoá Việt Nam rất phong phú trên vùng đất mới, tạo nên những nét bản sắc văn hoá có nét đặc thù riêng cần được lưu giữ và phát huy (trích dẫn nguồn). Với bối cảnh kinh tế - văn hoá – xã hội như vậy, nó đã tạo nên nét đặc trưng của tính cách người dân, sống cởi mở, dễ thích nghi với sự thay đổi, dễ tiếp nhận cái mới, vì vậy cũng đồng hành với lối sống dễ bao dung, dễ tha thứ cho những hành vi của người khác và đặc biệt là tính ràng buộc của cộng đồng càng thoáng hơn. Những đặc điểm trong tính cách đã giúp người dân vùng sông nước Cửu Long thích nghi tốt với mọi biến đổi tự nhiên, xã hôi. Điều này cũng phản ánh đặc điểm văn hoá mang tính chất mở của người dân Nam Bộ, dễ dàng tiếp nhận, hoà hợp với những luồn nhân khẩu mớivà cũng không khắt khe ràng buộc những người muốn ra đi.
Về phương diện tư tưởng
Trào lưu cải cách, mở cửa đã dẫn quan niệm hôn nhân của người Việt Nam hiện nay hoà vào dòng chảy toàn cầu hoá, và việc kết hôn với người ngoại quốc không còn là điều bất thường nữa mà kéo theo đó những tư tưởng bảo thủ trước kia cũng dần lùi vào dĩ vãng, nhường chỗ cho những tư tưởng mới thoáng hơn. Đồng thời, tư tưởng tự do và đời sống cá nhân chủ nghĩa của người phương Tây qua phim ảnh truyền vào Việt Nam, ảnh hưởng rất lớn đối với người Việt Nam, nhất là đối với giới trẻ.
Không phải tất cả những luồng tư tưởng đang tràn lan vào Việt Nam như hiện nay đều là tốt, mà nó cũng bao gồm những mặt trái của nó. Có không ít đối tượng không phải xuất thân từ những gia đình có kinh tế khó khăn, họ là những cô gái nông thôn con nhà khá giả, lười lao động, có tâm lý đua đòi, “sính ngoại”, kết hôn chỉ vì “để được đi máy bay” hay “thật tình, muốn đi”. Thậm chí như thấy hàng xóm có người lấy chồng Hàn Quốc nên cũng theo, hoặc khi xem phim Hàn thấy tình cảm gia đình, tình yêu lãng mạn, gần gũi và phong cảnh đẹp nên có cảm tình với người Hàn, yêu thích người Hàn, rồi dẫn đến lấy chồng Hàn luôn. Họ coi đó là “mốt”, không cần biết chồng thế nào, “miễn là họ ok thì mình gật đầu”, trốn cha, trốn mẹ, lấy chồng Hàn Quốc, khi ván đã đóng thuyền rồi mới báo cho ba mẹ hay.
“Tôi mần ruộng, còn con Nết làm nghề may, cũng đủ sống. Thế mà khi có bà mai đến nói sang Hàn Quốc được sung sướng, nó khóc lóc, lạy lục đòi tôi cho đi lấy chồng Hàn, còn doạ nếu tôi không đồng ý, sẽ ở giá suốt đời”, bà Rốt, mẹ của cô Nết lấy chồng Hàn nói với giọng buồn bã.
“ Nó doạ sẽ bỏ nhà đi bụi nếu tôi không đồng ý cho lấy chồng Hàn Quốc, nên đành chấp thuận. Cưới xong, chồng nó về nước ngay, nói để lo thủ tục bảo lãnh, nhưng giấy tờ thiếu tùm lum, đến lần thứ năm này mới xong”, bà Lưu than thở khi vừa nhận được visa cho con gái đi lấy chồng Hàn Quốc.
“Xem phim Hàn, thấy đàn ông xứ họ dù nghèo hay giàu, đều đẹp trai, lãng mạn, hiếu thảo, nên em lên TP.HCM đăng ký học, hy vọng kiếm được tấm chồng như thế”, Linh học viên tiếng Hàn tại một trung tâm ngoại ngữ chia sẻ.
Có một số đối tượng laị kết hôn vì có những bậc cha mẹ do thiếu hiểu biết, sính rể ngoại đã bất chấp tình yêu và sự hoà hợp của đôi nam nữ, những chuẩn mực của phong tục tập quán dân tộc, tìm kiếm bằng đượccho con gái mình người chồng ngoại.
“Ông bà Năm chỉ có một cô con gái duy nhất, điều kiện kinh tế gai đình cũng chẳng lấy gì làm thiếu thốn. Trước kia, khi cô gái ở độ tuổi trăng rằm, ông bà đã tính chuyện gả con cho một anh chàng lực điền cùng quê chân chất, thật thà. Thế nhưng, nghe trong vùng rộ lên phong trào lấy chồng ngoại và thấy một vài gia đình khác làm đám cưới cho con gái với “rể Tây” cũng oách ra trò, thấy họ cũng trở thành những “ông bà sui” có giá nên ông bà Năm cũng tính chuyện cho con gái lấy chồng Tây.”
Một số ít đối tượng là những nữ sinh viên hoặc học sinh ở thành thị, do có những suy nghĩ lệch lạc về cách sống và quan niệm nhân cách, phẩm cách của giới trẻ, đã đồng ý chung sống với những người nước ngoài giàu có.
“ Thủa nhỏ moa có đọc một câu rất thú của Gorki: Phàm là đàn bà đẹp, không ngu đần cũng phóng đãng. Đã là đàn bà đẹp nếu không biết sử dụng sức mạnh tự nhiên ấy sẽ bị cho là ngu đần, còn nếu luôn mài nhọn thứ vũ khí chinh phục ghê gớm đó, sử dụng nó làm bàn đạp thăng tiến thì lại bị khoác cho cái mác lăng nhăng. Moa thà bị coi là phóng đãng còn hơn phải chịu tiếng ngu đần”. Lời của một cô gái hiện đang làm vợ bé của một giám đốc người Thái
(Báo Tiền Phong, ngày 11/03/2002)
Đa số các cuộc hôn nhân với người Hàn Quốc nói riêng và lấy chồng ngoại nói chung đều thông qua môi giới. Và các công ty môi giới này thì muôn hình vạn trạng, với đủ kiểu hình hoạt động khác nhau nhằm thu hút khách hàng, nhằm duy trì hoạt động của công ty mình.
Một số kiến nghị mang tính giải pháp
Hôn nhân đa văn hóa bản thân nó mang lại nhiều những sự cải thiện và phát triển, tuy nhiên cũng làm xuất hiện không ít những bất cập trong xã hội. Đây thực sự là bài toán khó, không thể giải quyết tức thời được mà cần phải được phối hợp thực hiện giữa các ngành, các cấp với lãnh đạo địa phương trong một thời gian lâu dài để đạt được hiệu quả tốt nhất nhằm hạn chế những hệ quả xấu do quá trình hôn nhân xuyên quốc gia gây ra. Trong khuôn khổ bài viết này, qua tham khảo một số công trình nghiên cứu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hôn Nhân Hàn – Việt- Những Vấn Đề về Thực Trạng và Nguyên Nhân.doc