Đề tài Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu Lớp 4, 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU. 1

1. Lí do chọn đề tài. 1

2. Lịch sử vấn đề . 3

3. Mục đích nghiên cứu. 6

4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 6

5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu . 6

6. Phƣơng pháp nghiên cứu . 7

7. Cấu trúc đề tài . 7

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ

DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN

LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4, 5. 8

1.1 Cơ sở lí luận . 8

1.1.1 Đặc điểm của học sinh lớp 4,5 . 8

1.1.2 Lí thuyết về từ và câu. 11

1.1.3 Khái quát về trò chơi . 16

1.2 Cơ sở thực tiễn . 21

1.2.1 Vị trí, nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu. 21

1.2.2 Nội dung dạy học phân môn Luyện từ và câu . 23

1.2.3 Định hướng trong việc tổ chức dạy học LTVC. 27

1.2.4 Các kiểu bài tập trong phân môn Luyện từ và câu. 29

1.2.5 Các kiểu bài học trong phân môn LTVC . 29

1.2.6 Quy trình dạy học LTVC. 30

1.2.7 Thực tiễn việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn

LTVC lớp 4, 5. 33

 

pdf90 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 36 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu Lớp 4, 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại, GV hƣớng dẫn HS thực hiện theo các bƣớc tƣơng tự nhƣ trên. Tuỳ theo nội dung từng bài cụ thể) 3. Củng cố, dặn dò - GV chốt lại những kiến thức, kĩ năng cần nắm vững ở bài luyện tập. - Nhắc HS về nhà xem lại bài, làm bài tập theo yêu cầu của bài. - Nhận xét tiết học.  Quy trình lên lớp môn LTVC lớp 4, 5: 1. Kiểm tra bài cũ - GV yêu cầu HS lên bảng giải lại các bài tập ở nhà hoặc nêu ngắn gọn những điều đã học ở tiết trƣớc, cho ví dụ minh hoạ. - Lớp theo dõi, nhận xét. - GV nhận xét, ghi điểm. 32 2. Dạy bài mới A. Đối với loại bài dạy lí thuyết * Giới thiệu bài * Hình thành khái niệm: - Phân tích các ngữ liệu bằng các phƣơng pháp dạy học - Ghi nhớ kiến thức - Cho HS đọc thầm rồi nhắc lại phần ghi nhớ trong SGK * Hƣớng dẫn luyện tập: GV hƣớng dẫn HS làm các bài luyện tập thực hành. B. Đối với loại bài thực hành * Giới thiệu bài * Hƣớng dẫn HS luyện tập: GV tổ chức cho HS thực hiện từng bài tập trong SGK theo trình tự: - Đọc và xác định yêu cầu của bài tập. - GV hƣớng dẫn HS làm mẫu. - Yêu cầu HS làm bài tập theo hƣớng dẫn của GV. - HS nhận xét, sửa chữa bài tập. - GV nhận xét, giảng những từ ngữ cần thiết hoặc nội dung bài. Rút ra những điểm cần ghi nhớ. (Các bài còn lại, GV hƣớng dẫn HS thực hiện theo các bƣớc tƣơng tự nhƣ trên. Tuỳ theo nội dung từng bài cụ thể) 3. Củng cố, dặn dò - GV chốt lại những kiến thức, kĩ năng cần nắm vững ở bài luyện tập. - Nhắc HS về nhà xem lại bài, làm bài tập theo yêu cầu của bài. - Nhận xét tiết học. 33 1.2.7 Thực tiễn việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn LTVC lớp 4, 5 1.2.7.1 Nhận thức của giáo viên về vai trò, tác dụng của việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn LTVC lớp 4, 5 Qua phân tích số liệu thu đƣợc từ “Phiếu điều tra” (Phụ lục) của 50 GV trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng (Phúc Yên - Vĩnh Phúc) chúng tôi thấy rằng: - 100% GV khẳng định sử dụng trò chơi trong dạy học phân môn LTVC là cần thiết (câu hỏi 1). - Về tác dụng của việc sử dụng TCHT trên lớp với 5 mức độ đánh giá quy ƣớc là: 1: Hoàn toàn không có tác dụng; 2: Không tác dụng lắm; 3: Bình thƣờng; 4: Tác dụng; 5: Rất có tác dụng (câu hỏi 2), ý kiến của GV thể hiện trên bảng 1 nhƣ sau: Bảng 1: GV nhận định về tác dụng của việc sử dụng trò chơi Các tác dụng của việc sử dụng trò chơi học tập Ý kiển của giáo viên (%) 5 4 3 2 1 Tập trung sự chú ý của học sinh. 0 25 50 25 0 Hình thành không khí vui vẻ, hứng khởi trong học tập. 75 25 0 0 0 Học sinh hiểu và nắm kiến thức sâu hơn. 20 50 25 5 0 Hình thành xúc cảm, động cơ, hứng thú học tập đối với môn học và tạo môi trƣờng thuận lợi trong học tập. 50 50 0 0 0 Rèn luyện kĩ năng tƣơng tác, phối hợp giải quyết nhiệm vụ học tập giữa học sinh với học sinh. 0 75 25 0 0 Nâng cao tƣơng tác giữa GV với HS trong quá trình dạy học. 25 50 25 0 0 Rèn luyện cho HS kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng ứng xử trong học tập. 25 70 5 0 0 Rèn luyện trí nhớ cho HS. 50 50 0 0 0 Phát triển tƣ duy sáng tạo, tìm tòi cái mới của HS. 0 50 50 0 0 34 - Nhìn vào bảng kết quả ta thấy: 100% ý kiến GV cho rằng trò chơi rất có tác dụng và có tác dụng trong việc hình thành không khí vui vẻ, hứng khởi trong học tập cho HS; hình thành xúc cảm, động cơ, hứng thú học tập đối với môn học và tạo môi trƣờng thuận lợi trong học tập; rèn luyện cho HS kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng ứng xử trong học tập và rèn luyện trí nhớ cho HS. Có ¼ GV (chiếm 25%) ý kiến GV lựa chọn tác dụng “bình thƣờng” của trò chơi đối với việc giúp HS hiểu và nắm kiến thức sâu hơn; rèn luyện kĩ năng tƣơng tác, phối hợp giải quyết nhiệm vụ học tập giữa HS với HS và nâng cao tƣơng tác giữa GV với HS trong quá trình dạy học. Có 50% ý kiến GV cho rằng trò chơi chỉ có tác dụng bình thƣờng đối với việc tập trung sự chú ý của HS và phát triển tƣ duy sáng tạo, tìm cái mới của HS. Đặc biệt có ý kiến GV cho rằng việc sử dụng trò chơi trong dạy học phân môn LTVC không có tác dụng lắm trong việc tập trung sự chú ý của HS (25%) và giúp HS hiểu và nắm kiến thức sâu hơn (5%). Qua đây, chúng tôi cho rằng: nhận thức của GV về tác dụng của việc sử dụng TCHT trong dạy học phân môn LTVC ở lớp 4, 5 là khá phù hợp. Tuy nhiên vẫn chƣa có sự đồng đều trong việc nhận thức một cách đúng đắn và chính xác về tác dụng của trò chơi học tập. Qua thực tế tôi thấy trong các giờ dạy hầu hết các giáo viên đều mong các em học sinh hiểu bài, vận dụng lí thuyết để làm bài tập và tham gia vào hoạt động giao tiếp. Tất cả giáo viên đều nhận thấy ý nghĩa, tác dụng của TCHT là không thể thiếu đƣợc. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số vấn đề: nhiều giáo viên vẫn còn lúng túng, thiếu tự tin, còn có những sai sót trong khi dạy nên hiệu quả đạt đƣợc trong giờ học chƣa cao. Trong quá trình cung cấp tri thức cho học sinh, giáo viên chƣa thực sự chú trọng đến phƣơng pháp. Họ chỉ chú trọng làm sao truyền tải hết nội dung sách giáo khoa. Vì lí do đó mà việc dạy học chƣa đạt đƣợc kết quả cao. 35 1.2.7.2 Thực trạng việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn LTVC của giáo viên - Về tần số sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn LTVC lớp 4, 5 (câu hỏi 3), kết quả điều tra thể hiện trên hình 1: - Nhìn vào hình 1, chúng ta thấy: có 53% GV thỉnh thoảng sử dụng TCHT trong dạy học phân môn LTVC, còn 29% GV ít khi sử dụng TCHT trong dạy học và 15% GV thƣờng xuyên sử dụng. Tuy nhiên có 1% GV đƣa ra ý kiến là không bao giờ sử dụng TCHT trong dạy học. Bên cạnh đó, có 2% GV rất thƣờng xuyên sử dụng trò chơi. Điều này phần nào phản ánh sự không đồng đều về mức độ sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn LTVC lớp 4 và lớp 5. Qua đây ta nhận thấy rằng đa số các thầy cô thỉnh thoảng mới sử dụng TCHT, ngoài ra số lƣợng thầy cô thƣờng xuyên tổ chức trò chơi cũng chiếm tỉ lệ khá cao cho thấy thực tế thầy cô cũng đã có ý thức rất cao trong việc vận dụng trò chơi vào dạy học LTVC. Đây không phải là vấn đề đơn giản, tuy 2 15 53 29 Hình 1: Tần số sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn LTVC Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Không bao giờ 36 hiệu quả của trò chơi đem lại rất cao, nhƣng để tổ chức đƣợc tốt thì đòi hỏi GV phải có sự chuẩn bị rất tỉ mỉ và chi tiết. Và đây cũng là vấn đề nan giải, do rất nhiều nguyên nhân nên hơn một nửa số GV đƣợc khảo sát thỉnh thoảng mới tổ chức trò chơi nhƣ mất nhiều thời gian và công sức dẫn đến ngại tổ chức trò chơi học tập. Trong các tiết dạy số lƣợng trò chơi còn quá ít, chƣa đáp ứng sự đa dạng của bài tập LTVC. Một phần nào đó đã làm hạn chế tính tích cực và hứng thú của HS trong tiết học, HS sẽ nhàm chán với những trò chơi quá quen thuộc. Sử dụng nhiều trò chơi trong tiết học LTVC sao cho không lạm dụng, đòi hỏi ngƣời GV phải tổ chức những trò chơi mang tính học tập hơn, chơi trong khoảng thời gian ngắn mà vẫn tìm ra đƣợc nội dung bài học. Đây là vấn đề mà chúng tôi đang tìm hiểu, để có thể thiết kế một số TCHT mang lại kết quả hữu hiệu nhất, tiết kiệm thời gian và công sức cũng nhƣ khắc phục nhƣợc điểm khi tổ chức TCHT. 1.2.7.3 Thực tiễn việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn LTVC lớp 4, 5 Qua thực tiễn thực tập, kiến tập và sử dụng phiếu tại các trƣờng tiểu học chúng tôi thấy: - Giáo viên đã biết tổ chức trò chơi để luyện tập, củng cố kiến thức mới hình thành. - Khi tổ chức trò chơi cho HS thì GV đều phổ biến bằng cách dùng lời và làm mẫu để khi chơi các em không bị bỡ ngỡ, kết hợp với lời nói rõ ràng để các em hiểu kĩ luật chơi hơn, thông qua đó vốn ngôn ngữ của các em đƣợc mở rộng. - Khi tiến hành tổ chức trò chơi, GV còn có nhiều cách khác nhau nhƣ chọn đại diện, cá nhân, nhóm, tổ chơi, chia lớp thành nhiều nhóm chơi, cho cả lớp cùng chơi,GV vận dụng tất cả các cách trên để tổ chức cho HS chơi vì việc chọn cách tiến hành phụ thuộc vào bài học, từng loại trò chơi. 37 - Kết thúc trò chơi, GV cho HS cùng nhận xét, đánh giá, công bố kết quả cùng với cô. Bên cạnh những ƣu điểm đó còn tồn tại một số hạn chế trong khâu tổ chức trò chơi nhƣ sau: - Ngôn ngữ khi GV phổ biến luật chơi còn chƣa khoa học, chƣa ngắn gọn, rõ ràng và chƣa nhấn mạnh đến vấn đề trọng tâm, then chốt của trò chơi. - Quy trình thực giảng còn cứng nhắc, trong giờ học giáo viên sử dụng phƣơng pháp thuyết trình, giảng giải. Hình thức tổ chức trong các hoạt động còn đơn điệu. Sau giờ học học sinh không biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. - Nhiều GV chủ quan khi cho rằng trẻ đã nắm đƣợc luật chơi mà không tiến hành cho trẻ chơi thử trƣớc khi chơi thật. - Một số GV không sử dụng hoặc ngại sử dụng trò chơi ở một số tiết học là do họ ngại tốn thời gian, ảnh hƣởng đến tiến trình dạy. Mặt khác phải tổ chức trò chơi đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kĩ càng về phƣơng tiện và đồ dùng dạy học. Hiện nay vấn đề sử dụng TCHT vào dạy học trong môn Tiếng Việt và dạy học phân môn LTVC hiện nay hầu hết chƣa đƣợc áp dụng nhiều và hiệu quả rất thấp do nhiều nguyên nhân: do trò chơi chƣa đƣợc xây dựng một cách hệ thống, do năng lực tổ chức trò chơi của giáo viên còn nhiều hạn chế. Nhƣ vậy việc thiết kế trò chơi trong dạy học phân môn LTVC là rất cần thiết, đòi hỏi ngƣời GV phải có sự chuẩn bị. Qua trò chơi giúp HS tiếp thu kiến thức tốt hơn, khắc sâu đƣợc kiến thức, mở rộng vốn từ, dùng từ ngữ viết văn sinh động, gợi tả, gợi cảm hơn; nhất là HS không cảm thấy nhàm chán trong giờ học LTVC, do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em đối với bài học. Chính vì vậy, trong chƣơng 2 của khóa luận chúng tôi đã tìm hiểu TCHT, thiết kế TCHT thành một hệ thống để giúp giáo viên có thể sử dụng TCHT một cách thuận tiện và tổ chức trò chơi một cách dễ dàng. 38 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Trong chƣơng 1, chúng tôi tập trung làm rõ những vấn đề lí thuyết về từ và câu; lí thuyết về trò chơi nói chung và TCHT nói riêng, đặc điểm của HS lớp 4, 5. Cùng với đó chúng tôi cũng khái quát sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu vấn đề; khái quát về vị trí, nhiệm vụ và nội dung dạy học phân môn LTVC trong chƣơng trình Tiếng Việt tiểu học. Chúng tôi nêu ra những định hƣớng trong việc tổ chức dạy học LTVC và quan trọng là tóm lƣợc thực tiễn việc sử dụng trò chơi trong dạy học phân môn LTVC lớp 4, 5. Nhận thức rõ điều đó chính là cơ sở để chúng tôi xác định hƣớng đi cũng nhƣ cơ sở lí thuyết vững chắc cho khóa luận. Việc tổ chức trò chơi trong dạy học phân môn LTVC là rất cần thiết và đòi hỏi ngƣời GV phải có sự chuẩn bị. Qua trò chơi giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn, khắc sâu đƣợc kiến thức, mở rộng vốn từ, dùng từ ngữ viết văn sinh động gợi tả, gợi cảm hơn; nhất là HS không cảm thấy nhàm chán trong giờ học LTVC. Từ đó giúp duy trì tốt hơn sự chú ý của các em đối với bài học. Thông qua trò chơi học tập học sinh đƣợc phát triển cả về trí tuệ, thể lực, nhân cách, giúp cho việc học tập nhẹ nhàng hơn. Đồng thời đáp ứng đƣợc cả hai nhu cầu của HS, đó là nhu cầu vui chơi và nhu cầu học tập, đây là một hình thức mang lại hiệu quả cao trong giờ học, dễ thực hiện, dễ tổ chức, tiết học sôi nổi, gây hứng thú cho học sinh. 39 Chƣơng 2. THIẾT KẾ TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4, 5 2.1 Nguyên tắc lựa chọn và thiết kế trò chơi học tập 2.1.1 Nguyên tắc lựa chọn trò chơi học tập Muốn một tiết học đạt đƣợc hiệu quả cao, việc lựa chọn trò chơi phù hợp với bài dạy là điều vô cùng quan trọng. Để lựa chọn TCHT chúng ta cần tuân thủ một số nguyên tắc sau: - Đảm bảo tính giáo dục: đảm bảo phù hợp với năng lực, trình độ của học sinh tiểu học, không quá khó khăn hoặc quá đơn giản. - Mục đích của trò chơi phải thể hiện đƣợc mục tiêu của bài học hoặc một phần của chƣơng trình. - Đảm bảo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của lớp học và phù hợp với quỹ thời gian. - Hình thức chơi đa dạng, giúp học sinh thay đổi hoạt động học trên lớp, phối hợp hoạt động trí tuệ với hoạt động vận động. - Luật chơi đơn giản, dễ thực hiện, cần đƣa ra cách chơi có nhiều học sinh tham gia để tăng cƣờng kĩ năng hợp tác. 2.1.2 Nguyên tắc thiết kế trò chơi học tập Để TCHT đạt hiệu quả cao, việc thiết kế trò chơi cần đảm bảo 5 nguyên tắc sau: 2.1.2.1. Nguyên tắc 1: Đảm bảo cho học sinh hiểu rõ yêu cầu, nội dung và cách tổ chức chơi. Trò chơi phải có tác dụng định hƣớng đối với toàn bộ quá trình dạy học và trò chơi phải nhằm đáp ứng yêu cầu, mục đích của bài học. Vì vậy trƣớc khi chơi, GV phải giải thích rõ ràng và đầy đủ những yêu cầu cần đạt, nội dung và cách thực hiện trò chơi. Nếu không các em sẽ tiến hành trò chơi một cách tự phát, tùy tiện, sẽ không thu hút đƣợc kết quả dạy học nhƣ mong muốn. 40 2.1.2.2. Nguyên tắc 2: Đảm bảo phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trong quá trình tổ chức trò chơi. Học sinh không những là đối tƣợng của hoạt động dạy cũng nhƣ hoạt động giáo dục mà điều quan trọng hơn các em chính là chủ thể của nhận thức, chủ thể giáo dục. Vì vậy trong quá trình tổ chức trò chơi, giáo viên cần lựa chọn cách tổ chức trò chơi ở mức độ tham gia của học sinh từ thấp đến cao nhƣ sau: - Giáo viên chọn, hƣớng dẫn và tổ chức trò chơi - Giáo viên chọn, hƣớng dẫn trò chơi và cùng học sinh tìm hiểu thứ tự tổ chức trò chơi Đối với nhà sƣ phạm, cách tốt nhất là vận dụng linh hoạt các hình thức trên, tuyệt đối không nên cƣờng điệu hóa một mức độ cụ thể nào. Vì vậy sự cƣờng điệu hóa này tất yếu sẽ dẫn đến hiệu quả không tốt. Nếu cƣờng điệu hóa mức độ đầu tiên thì giáo viên sẽ đẩy học sinh vào thế bị động. Nếu cƣờng điệu hóa ở mức độ cuối cùng thì có thể dẫn tới tình trạng quá sức và trò chơi sẽ không mang lại hiệu quả. 2.1.2.3. Nguyên tắc 3: Đảm bảo tổ chức trò chơi một cách tự nhiên không gò bó, gò ép . Khi tổ chức trò chơi, đặc biệt là trò chơi sắm vai cần hƣớng dẫn để các em tham gia một cách tự nhiên, không gò bó, gƣợng ép. Nhƣ vậy các em sẽ nhập vai thành công. Khi đó các em sẽ vui chơi một cách thoải mái, thực hiện đƣợc các mục tiêu đã đặt ra. 2.1.2.4. Nguyên tắc 4: Đảm bảo luân phiên các trò chơi một cách hợp lí. Với HS Tiểu học, hứng thú và khả năng chú ý có chủ định còn chƣa bền vững, do đó không nên tổ chức một trò chơi quá dài, quá lâu. Nhà sƣ phạm cần căn cứ vào yêu cầu dạy học của từng thời điểm và đặc điểm tâm lí của học sinh mà lựa chọn một số trò chơi thích hợp, có thể luân phiên nhau giúp 41 cho học sinh chuyển hƣớng chú ý và hứng thú một cách hợp lí nhằm phục vụ cho những yêu cầu, mục tiêu dạy học đã đề ra. 2.1.2.5. Nguyên tắc 5: Đảm bảo trò chơi với tinh thần “thi đua” đồng đội Trong khi tổ chức trò chơi có tinh thần đồng đội, giáo viên cần quan tâm đến yếu tố thi đua, cần có chuẩn và đánh giá thành tích của cá nhân cũng nhƣ thành tích của đồng đội, để kích thích thi đua phấn đấu của học sinh. Những nguyên tắc này có liên quan mật thiết với nhau, có tác dụng chỉ đạo và lựa chọn việc thực hiện những trò chơi trong tiết học theo một quy trình nhất định.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_su_dung_tro_choi_hoc_tap_trong_day_hoc_phan_mon_luyen.pdf
Tài liệu liên quan