LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I Tổng quan về huy động và sử dụng vốn của Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3
1.1 Vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp 3
1.1.1.Vai trò của Vốn trong doanh nghiệp 5
1.1.2.Nội dung Vốn trong doanh nghiệp 6
1.1.2.1. Vốn Chủ sở hữu 7
1.1.2.2. Vốn Nợ 8
1.1.2.3. Vốn cố định 10
1.1.2.4. Vốn lưu động 11
1.2 Huy động và sử dụng Vốn cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp 13
1.2.1 Huy động Vốn trong doanh nghiệp 13
1.2.1.1 Nguồn vốn tự tài trợ của doanh nghiệp 13
1.2.1.2. Nguồn vốn huy động từ bên ngoài doanh nghiệp 14
1.2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của doanh nghiệp 18
1.2.2.Sử dụng vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 20
1.2.2.1. Mục tiêu sử dụng vốn 20
1.2.2.2. Nội dung sử dụng vốn của doanh nghiệp 21
1.2.2.3.Hiệu quả sử dụng vốn 22
1.2.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 22
1.2.2.4.1.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng Vốn cố định 22
1.2.2.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng Vốn lưu động. 25
1.2.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng Vốn 26
1.2.2.5.1. Các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước. 26
1.2.2.5.2. Các biến động của nền kinh tế 28
1.2.2.5.3. Các nhân tố từ phía doanh nghiệp 29
Chương II. Thực trạng huy động và sử dụng Vốn tại Công ty Điện lực I 31
2.1.Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thời gian qua 31
2.2. Thực trạng huy động vốn tại công ty Đl I. 38
2.3. Thực trạng sử dụng vốn tại công ty Điện lực I. 41
2.3.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty. 42
2.3.2. Hiệu quả sử dụng Vốn lưu động. 46
2.4.Đánh giá thực trạng huy động và sử dụng vốn của công ty điên lựcI 49
2.4.1. Những kết quả đạt được 49
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân: 51
Chương III: Giải pháp nhằm tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Điện lực I 55
3.1. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới 55
3.2. Giải pháp tăng cường Huy động vốn tại Công ty Điện lực I 57
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn tại Công ty Điện lực I 59
3.3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố định 59
3.3.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động 61
3.4. Một số giải pháp chung 63
3.5. Một số kiến nghị chung: 64
3.5.1. Kiến nghị đối với nhà nước: 64
3.5.2. Kiến nghị đối với Tổng công ty Điện lực Việt Nam : 64
KẾT LUẬN 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
69 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Huy động và sử dụng vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh tại Công ty Điện lực I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu phản ánh quá trình thay đổi máy móc, thiết bị, công nghệ của doanh nghiệp. Những tài sản giảm đi trong kỳ là những tài sản đã hết hạn sử dụng, đã thanh lý hoặc chưa hết hạn sử dụng nhưng được điều chuyển đi nơi khác.
Giá trị hao mòn của TSCĐ
vào thời điểm đánh giá
Hệ số hao mòn TSCĐ=
Nguyên giá TSCĐ
Trong quá trình sử dụng TSCĐ hao mòn dần và đến một lúc nào đó sẽ không còn sử dụng được nữa. Việc hao mòn TSCĐ diễn ra một cách đồng thời với hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc phân tích hệ số hao mòn có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp. Nó giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp đánh giá đúng thực trạng của tài sản đang sử dụng để từ đó có hướng sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thay mới tài sản cố định.
Hệ số hao mòn của TSCĐ càng gần đến 1 thì thể hiện là tàI sản đó đã sắp hết thời hạn sử dụng và ngược lại khi nó càng nhỏ hơn 1 nhiều thì thể hiện nó còn mới và có thời gian sử dụng dài. Hệ số này cho doanh nghiệp biết thời điểm cần phảI đổi mới hoặc hiện đại hoá tài sản của mình.
Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng Vốn cố định:
Doanh thu thuần trong kỳ
Hệ số phục vụ VCĐ =
Vốn cố định bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa doanh thu thuần với vốn cố định của doanh nghiệp. Cụ thể là một đồng vốn cố định bỏ ra sẽ thu về được
Bao nhiêu đồng doanh thu
VCĐ bình quân trong kỳ
Tỷ suất hao phí VCĐ =
Doanh thu thuần trong kỳ
Tỷ suất này cho biết để có được một đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn cố định.
Lợi nhuận trong kỳ
Hệ số sinh lời của VCĐ=
VCĐ bình quân trong kỳ
Đây là chỉ tiêu cho biết khả năng sinh lợi của VCĐ, hệ số này càng lớn càng chứng tỏ số vốn cố định mà doanh nghiệp bỏ ra là có hiệu quả
1.2.2.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng Vốn lưu động.
Doanh thu thuần trong kỳ
Hiệu suất sử dụng VLĐ =
VLĐ bình quân trong kỳ
Lợi nhuận trong kỳ(Trước hoặc sau thuế)
Hệ số sinh lời của VLĐ =
VLĐ bình quân trong kỳ
Cũng như các chỉ tiêu của Vốn cố định, hai chỉ tiêu trên cho biết hiệu quả sử dụng vốn lưu động, thể hiện một đồng vốn lưu động bỏ ra sẽ thu về được bao nhiêu đồng doanh thu hoặc lợi nhuận. Hai chỉ tiêu này càng cao càng tốt vì nó chứng tỏ vốn lưu động mà doanh nghiệp bỏ ra sử dụng là có hiệu quả.
Doanh thu thuần trong kỳ
Vòng quay TSLĐ trong kỳ =
TSLĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị TSLĐ sử dụng trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần, chỉ tiêu này càng lớn chính tỏ hiệu suất sử dụng TSLĐ cao.
TSLĐ sử dụng bình quân trong kỳ
Mức đảm nhiệm TSLĐ =
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để đạt được mỗi đơn vị doanh thu , doanh nghiệp phải sử dụng bao nhiêu phần trăm đơn vị TSLĐ, chỉ tiêu này càng thấp hiệu quả kinh tế càng cao.
1.2.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng Vốn
Trong suốt quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp luôn phải chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau. Những nhân tố này ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên chúng cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh ngiệp. Có những nhân tố ảnh hưởng tích cực tuy nhiên cũng có những nhân tố ảnh hưởng tiêu cực. Do vậy muốn nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn của mình thì doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ những ảnh hưởng của các nhân tố này để từ đó có những giải pháp thích hợp khi thực hiện những dự án kinh doanh của mình. Sau đây là một số nhân tố chủ yếu tác động đến hiệu quả sử dụng Vốn của doanh nghiệp:
1.2.2.5.1. Các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước.
Nhà nước đã thực hiện chức năng quản lý và điều tiết các nguồn lực trong nền kinh tế bằng hệ thống luật pháp về kinh tế cũng như các thể chế về kinh tế của mình. Các chính sách kinh tế của chính phủ tạo môi trường và hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng hướng các hoạt động đó theo các kế hoạch kinh tế vĩ mô. Vì thế với bất kỳ sự thay đổi nhỏ nào trong chính sách kinh tế vĩ mô cũng đều ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp. ảnh hưởng rõ rệt nhất vẫn là các chính sách về Thuế, Luật đầu tư hoặc các chính sách về lãi suất, tín dụng ngân hàng.
*Chính sách Thuế: Chính sách Thuế của Nhà nước quy định các loại thuế và mức thuế suất mà doanh nghiệp sẽ phải nộp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Những sự thay đổi của các loại thuế và mức thuế suất phải nộp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn như nếu Nhà nước quyết định giảm mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp xuống dưới mức 28% như hiện nay thì sẽ làm cho số tiền thuế thu nhập mà doanh nghiệp phảI nộp giảm đi, từ đó sẽ làm tăng lợi nhuận sau thuế của doanh nhiệp hoặc nếu như Chính phủ quyết định thay đổi mức thuế suất thuế Nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ, nguyên vật liệu hay việc xuất khẩu sản phẩm, hàng hoá….
Tóm lại, chính sách Thuế của nhà nước sẽ có ảnh hưởng to lớn đến doanh thu và lợi nhuận thu được của doanh nghiệp trong một kỳ sản xuất kinh doanh, mà đây lại chính là những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả sủ dụng Vốn của doanh nghiệp. Vì thế có thể nói chính sách thuế của nhà nước cũng có rất nhiều ảnh hưởng đến công tác quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp.
*Luật đầu tư: Đây là một trong những công cụ quan trọng có thể giúp nhà nước khuyến khích hoặc hạn chế các nguồn hình thành nên vốn đầu tư trong mỗi doanh nghiệp. Như chúng ta đã biết, để có đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải huy động vốn từ rất nhiều nguồn khác nhau. Luật đầu tư do nhà nước ban hành cho phép doanh nghiệp lựa chọn những phương thức phù hợp để thu hút các nguồn vốn kinh doanh từ bên trong và bên ngoài. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể thu hút đựơc cũng như phương thức mà doanh nghiệp sử dụng để tạo nguồn vốn cho mình.
*Chính sách về lãi suất và tín dụn ngân hàng: Mức lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại hoặc của các tổ chức tín dụng là cao hay thấp phụ thuộc vào cung- cầu Vốn trên thị trường, sự điều chỉnh của Ngân hàng nhà nước… Khi doanh nghiệp muốn vay vốn để tài trợ cho các dự án của mình thì doanh nghiệp phải xem xét mức lãi suất mà các ngân hàng đưa ra có phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp hay không, từ đó sẽ ảnh hưởng đến khối lượng vốn vay của các doanh nghiệp. Lãi suất tiền vay cao hay thấp sẽ làm cho chi phí tiền vay của doanh nghiệp thay đổi từ đó làm thay đổi lợi nhuận của doanh nghiệp và do vậy cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Mặt khác, trong cơ chế kinh tế cũ các doanh nghiệp chỉ tiến hành sản xuất kinh doanh theo các chỉ tiêu, kế hoạch do nhà nước đặt ra. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước đã trao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp tự quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Do đó để đứng vững và phát triển các doanh nghiệp cần phát huy tối đa sự nhanh nhạy, sáng tạo, chủ động trong việc tìm kiếm các nguồn vốn cho sản xuất sản phẩm và tìm thị trường cho sản phẩm đầu ra.
Như vậy, có thể thấy chính sách quản lý của Nhà nước nhìn chung là tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp , giúp doanh nghiệp phát huy khả năng sáng tạo trong quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó khi đứng trước các quyết định về đầu tư tài chính doanh nghiệp luôn phải xét tới các chính sách kinh tế của nhà nước.
1.2.2.5.2. Các biến động của nền kinh tế
Một doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường thì luôn phải gắn các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình với sự vận động và biến đổi không ngừng của thị trường, của nền kinh tế. Khi nền kinh tế biến động thì doanh nghiệp cũng chịu nhiều ảnh hưởng vì doanh nghiệp là một thực thể của nền kinh tế. Những nhân tố mà ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của doanh nghiệp từ bên ngoài cũng đều ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Những tác động đó có thể xảy ra khi nền kinh tế có lạm phát, sức ép của môi trường cạnh tranh gay gắt, những rủi ro mang tính hệ thống mà doanh nghiệp khó tránh khỏi. ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh cũng sẽ tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp. Khi nền kinh tế suy thoái thì rất khó cho doanh nghiệp trong việc huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. Hoặc nguợc lại khi nền kinh tế thịnh vượng thì nó sẽ có những tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Tất cả các nhân tố này ở mức độ nào đó sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đến công tác quản lý, sử dụng vốn, và tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
1.2.2.5.3. Các nhân tố từ phía doanh nghiệp
*Sản phẩm và sự cạnh tranh của sản phẩm:
Trước khi tiến hành hoạt động sản xuất, doanh nghiệp phải xác định được sản phẩm mà mình định sản xuất là sản phẩm gì, mẫu mã ra sao, có phù hợp với thị hiếu của khách hàng hay không, sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường hay không,.. Muốn vậy, doanh nghiệp phảI tích cực trong việc cải tiến công nghệ, đổi mới máy móc, thiết bị, hiện đại hoá TSCĐ, và sử dụng có hiệu quả, hợp lý nguồn vốn để tạo ra được những sản phẩm có chất lượng tốt, có tính cạnh tranh cao với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Khi sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ nhanh chóng thì sẽ làm tăng tốc độ quay vòng của vốn, ngược lại khi sản phẩm sản xuất ra bị ứ đọng, tiêu thụ chận sẽ làm giảm tốc độ quay vòng của vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
*Tính cân đối giữa vốn cố định và vốn lưu động:
Đây là nhân tố rất quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào TSCĐ thì có thể dẫn đến tình trạng sử dụng không hết công suất của TSCĐ, từ đó kéo theo sự lãng phí không cần thiết. Còn nếu doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào TS lưu động thì sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, gây lãng phí. Do đó, việc bố trí một cách cân đối giữa TSCĐ và TSLĐ, giữa VCĐ và Vốn lưu động là rất quan trọng. Trong các doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất việc bố trí tỷ trọng của TSCĐ và tàI sản lưu động có thể là rất khác nhau vì đặc điểm hoạt động giữa hai loại hình này là khác nhau. Đây là vấn đề cần phảI được các nhà quản lý đặc biệt quan tâm
*Trình độ tổ chức, quản lý của doanh nghiệp:
Một trong những yếu tố cũng rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là trình độ tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp được tổ chức tốt từ trên xuống dưới thì sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và ngược lại. Điều đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phảI có được sự phân công lao động hợp lý, không ngừng nâng cao tay nghề cho các công nhân viên và bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho các cán bộ phòng ban. Nếu các nhà quản lý doanh nghiệp không nhanh nhạy, nắm bắt được sự thay đổi nhanh chóng của thị trường để có được một kế hoạch dàI hạn cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp khó có thể đứng vững được trên thị trường mà sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Trên đây là những nhân tố có thể ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hiệu quả của hoạt động sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nắm bắt được các nhân tố này sẽ giúp cho các doanh nghiệp kịp thời đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của chúng tới hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Chương II.
Thực trạng huy động và sử dụng Vốn tại công ty Điện lực I
2.1.Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thời gian qua
Ngày 7/4/ 1993 Công ty Điện lực I được tái thành lập với số vốn kinh doanh là 3.508.596 triệu đồng và cấp điện cho 25 tỉnh và thành phố phía Bắc. Để có thể tiến hành kinh doanh điện năng, Công ty phải tổ chức một hệ thống lưới truyền tải, phân phối đem điện đến tận người tiêu dùng, do đặc điểm trên nên trong cơ cấu vốn, Vốn cố định của công ty chiếm tỷ trọng lớn. Tài sản cố định của Công ty chủ yếu dưới dạng hệ thống lưới điện, các trạm biến áp, cao áp và hạ thế...Ngoài hoạt động kinh doanh điện năng, công ty còn tiến hành các công trình cải tạo lưới điện phân phối. Để có vốn cho đầu tư, xây dựng mạng lưới phân phối điện Công ty đã mạnh dạn điều hoà các nguồn vốn có trong tay, tận dụng tối đa nguồn vốn do khách hàng ứng trước cũng như các nguồn vốn tín dụng để dự trữ vật tư, hàng hoá... Trước khi đi vào phân tích thực trạng huy động và đánh giá hiệu quả sử dụng Vốn cho sản xuất kinh doanh tại Công ty Điện lực I, chúng ta sẽ xem xét một số chỉ tiêu phản ánh khái quát tình hình tài chính của công ty trong hai năm 2003 và 2004.
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2003 và 2004
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
So sánh 04/03(%)
1. Doanh thu thuần
4.840.127,125
6.231.134,901
128.7
2. Giá vốn hàng bán
4.243.960,154
5.512.485,276
129.8
3. Lợi nhuận gộp (1-2)
596.166,971
718.649,625
120.5
4. Doanh thu h.động TC
150.646,759
23.351,619
15.5
5. Chi phí h.động TC
208.180,851
73.258,934
35.1
6. Chi phí bán hàng
237.339,360
186.931,550
78.7
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp
47.380,413
278.398,280
587,5
8. Lợi tức từ hoạt động KD (3+4-5-6-7)
253.913,106
203.412,479
80,1
9. Thu nhập khác
4.978,248
7.192,642
144,5
10. Chi phí khác
3.065.699
5.516,052
179,9
11.Lợi nhuận khác (9-10)
1.912,548
1.676,590
87,6
12.Tổng Lợi nhuận trớc thuế (8+11+4-5)
255.825,655
205.089,069
80,2
13. Thuế TNDN phải nộp
81.326,091
65.527,549
80,5
14. Lợi nhuận sau thuế (12-13)
174.526,564
139.561,519
79,9
15. Hệ số doanh lợi (14/1)
0,036
0,022
Nguồn số liệu: Báo Cáo Tài chính năm 2003, 2004 của phòng Tài chính- Kế toán. Công ty Điện Lực I
Qua các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận của Công ty trong hai năm 2003-2004 cho thấy Công ty đã sản xuất kinh doanh có lãi. Tuy nhiên, Lợi nhuận trước và sau thuế của Công ty năm 2004 lại giảm so với năm 2003. Nếu năm 2003, Tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty là 255.825,655 triệu đồng thì năm 2004 giảm xuống còn 205.089,069 triệu đồng. như vậy lợi nhuận trước thuế của Công ty năm 2004 giảm so với 2003 là 50.736,586 triệu đồng và chỉ bằng 80,2% của năm 2003. và do vậy mà lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2004 giảm so với năm 2003 là 34.965,045 triệu đồng và chỉ bằng 79,9% năm 2003. Nguyên nhân làm cho Lợi nhuận của công ty giảm xuống là do trong năm 2004, chi phí quản lý doanh nghiệp đã tăng đột biến, đồng thời giá vốn hàng bán cũng tăng lên nhiều hơn mức tăng của doanh thu thuần. Trong khi đó chi phí hoạt động tài chính lại lớn hơn doanh thu từ hoạt động tài chính rất nhiều. Cụ thể, năm 2004 doanh thu hoạt động tài chính chỉ bằng 15,5% của năm 2003 nhưng chi phí hoạt động tài chính thì lại bằng 35,1%. Điều này chứng tỏ hoạt động tài chính của công ty còn chưa có hiệu quả, thu nhập từ hoạt động tài chính luôn nhỏ hơn so với chi phí mà công ty phải bỏ ra làm cho lợi nhuận từ hoạt động tài chính hai năm qua đều là những số âm. Hệ số doanh lợi là một chỉ tiêu tài chính nhằm giúp cho Công ty đánh giá được hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Chỉ tiêu này được xác định bằng thương số giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần. Như vậy ta có thể thấy chỉ tiêu này trong năm 2004 đã giảm so với năm 2003 có nghĩa là lợi nhuận ròng tương ứng cuả Công ty đã bị giảm.
Bảng 2: Bảng cân đối kế toán
Ngày 31 tháng 12 năm 2003 và 2004
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
Tỷ lệ so sánh 04/03 (%)
A. Tài sản
5.240.629,637
6.781.659,925
129,4
1.TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
1.855.857,563
2.335.716,464
125,8
Tiền
536.674,361
609.562,582
113,6
Các khoản phải thu
1.047.288,202
1.500.439,910
143,3
Hàng tồn kho
191.846,763
181.062,274
94,4
TSLĐ khác
79.607,984
42.214,064
53,03
Các khoản đ.tư tài chính NH
0
2.000,000
Chi sự nghiệp
440,250
437,632
99,4
2. TSCĐ và đầu tư dài hạn
3.384.772,074
4.445.943,461
131,3
TSCĐ ( GTCL)
2.976.807,424
4.266.432,453
143,3
Các khoản đ.tư tài chính DH
5.931,582
6.501,541
109,6
Chi phí đầu tư xây dựng
74.068,693
141.733,149
191,4
Các khoản kí quỹ, kí cược DH
59,434
78,171
131,5
Chi phí trả trước dài hạn
0
31.198,146
B. Nguồn Vốn
5.240.629,637
6.781.659,925
129,4
1.Nợ phải trả
1.732.533,490
2.671.724,451
154,2
Nợ ngắn hạn
1.641.950,645
2.486.072,048
151,4
Nợ dài hạn
21.698,748
56.823,602
261,8
Nợ khác
68.884,096
128.828,800
187,02
2.Nguồn Vốn CSH
3.508.096,147
4.109.935,474
117,2
a.Nguồn vốn- quỹ
3.455.796,674
4.050.064,595
117,19
Vốn kinh doanh
3.264.464,793
3.881.428,004
118,9
Quỹ đầu tư phát triển
43.862,029
-1.173,609
-2,67
Quỹ dự phòng tài chính
64.589,079
71.812,763
111,18
Chênh lệch tỷ giá
343,357
0
Lợi nhuận chưa phân phối
46.189,765
41.068,164
88,9
b. Nguồn kinh phí
52.299,473
59.870,878
114.4
Nguồn số liệu: Báo cáo Tài chính năm 2003, 2004 của Phòng Tài chính- Kế toán, Công ty Điện lực I.
Qua bảng số liệu trên ta thấy giá trị TSCĐ đã tăng trong hai năm qua từ 3.384.772,074 triệu đồng năm 2003 lên 4.445.943,461 triệu đồng năm 2004 tương ứng vói mức tăng 31,3%. Bên cạnh đó nguồn vốn của Công ty cũng tăng lên, năm 2003 tổng nguồn vốn của công ty là 5.240.629,637 triệu đồng thì năm 2004 con số này đã tăng lên 6.781.659,925 triệu đồng tương ứng với mức tăng 29,4%. Trong đó nguồn vốn chủ sở hữu năm 2004 tăng 601.839,327 triệu đồng so với năm 2003, tương ứng với mức tăng 17,2%. Tuy nhiên Nợ phải trả của Công ty năm 2004 lại tăng so với năm 2003 là 54,2% đặc biệt là các khoản nợ dài hạn và nợ khác đã tăng đột biến như nợ dài hạn tăng 161,8% và nợ khác tăng 87,02%.
Với sự đầu tư về vốn và TSCĐ trong những năm qua, cùng với việc phát huy năng suất của những máy móc, thiết bị, Công ty ĐL I đã đạt được một số chỉ tiêu sau:
Bảng 3: Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của công ty điện lực I.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2003
Năm 2004
So sánh 04/03
1. Bố trí cơ cấu TS và NV
1.1.Bố trí cơ cấu TS
TSCĐ/ Tổng TS
%
65
66
1%
TSLĐ/ Tổng TS
%
35
34
-1%
1.2.Bố trí cơ cấu NV
Nợ phải trả/ Tổng NV
%
33
39
6%
Vốn CSH/ Tổng NV
%
67
61
-6%
2. Khả năng thanh toán
2.1.Khả năng thanh toán hiện hành
Lần
3,02
2,54
-0,48
2.2.Khả năng thanh toán nợ NH
Lần
1,13
0,94
-0,19
2.3. Khả năng thanh toán nhanh
Lần
0,33
0,25
-0,08
3. Tỷ suất sinh lời
3.1.Tỷ suất lợi nhuận/ Doanh Thu
Tỷ suất LN trước thuế/ Doanh Thu
%
5,26
3,28
-1,98
Tỷ suất LN sau thuế / Doanh thu
%
3,59
2,23
-1,36
3.2. Tỷ suất LN/ Tổng Tài sản
Tỷ suất LN trước thuế/ Tổng TS
%
4,88
3,02
-1,86
Tỷ suất LN sau thuế / Tổng TS
%
3,33
2,06
-1,27
3.3. Tỷ suất LN sau thuế / Vốn CSH
%
5,05
3,45
-1,6
Nguồn số liệu: Báo cáo Tài chính năm 2003, 2004 của phòng Tài chính- Kế toán,Công ty Điện lực I
Nhìn vào các chỉ tiêu trên ta thấy: Về cơ cấu bố trí Tài sản thì tỷ trọng TSCĐ so với Tổng tài sản năm 2004 tăng so với năm 2003 là 1%. Điều này chứng tỏ trong năm 2004, Công ty đã đầu tư nhiều vào TSCĐ. Trong khi đó thì tỷ trọng tài sản lưu động so với tổng tài sản lại giảm 1%. Số nợ phải trả trên tổng nguồn vốn của Công ty năm 2004 đã tăng lên so với năm 2003 là 6% trong khi đó Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn lại giảm 6%. Vấn đề đặt ra cho công ty là sử dụng những khoản vốn vay này ra sao để có hiệu quả và cần chú trọng đến việc hoàn trả vốn vay cả gốc và lãi đúng thời hạn. Khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh của công ty trong năm 2004 đều giảm so với năm 2003 nguyên nhân là do vốn lưu động của công ty trong năm 2004 bị giảm dẫn đến việc làm giảm khả năng thanh toán của công ty. Cũng do trong năm 2004 các khoản chi phí của công ty tăng đột biến đã làm giảm lợi nhuận của công ty và điều đó dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trước và sau thuế trên doanh thu năm 2004 đều giảm so với năm 2003 kéo theo Tỷ suất lợi nhuận trước và sau thuế của Công ty năm 2004 giảm so với năm 2003. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản là một chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư, chỉ tiêu này bị giảm cho thấy lợi tức từ hoạt động kinh doanh giảm và hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Công ty là thấp.
Nhìn chung, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty ĐL I trong hai năm qua mang tính tích cực, sản xuất kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh, thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, đảm bảo cung cấp điện tương đối ổn định cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân.
2.2. Thực trạng huy động vốn tại công ty Đl I.
Cùng với nhu cầu tiêu thụ điện năng ngày càng cao thì vấn đề đặt ra cho công ty là phải mở rộng sản xuất, nâng cao công suất phát điện, đầu tư thêm nhiều nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện... chính vì vậy mà nhu cầu về vốn của công ty là rất lớn. Trong những năm qua, Công ty đã rất nỗ lực trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ cũng như cố gắng tăng khả năng tự tài trợ của mình lên để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà công ty đề ra. Trước hết ta hãy xem xét cơ cấu vốn của công ty điện lực I
Bảng 4 : Cơ cấu vốn của công ty Điện lực I trong hai năm 2003 và 2004
(Số liệu cuối năm)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
So sánh 04/03(%)
A. Nợ phải trả
1.732.533,490
2.671.724,451
154,2
I.Nợ ngắn hạn
1.641.950,645
2.486.072,048
151,4
1. Vay ngắn hạn
2.082,622
10.110,355
485,5
2.Nợ dài hạn đến hạn trả
2.084,412
10.438,606
500,8
3.Phải trả cho người bán
156.520,493
208.801,748
133,4
4.Người mua trả tiền trước
111.959,647
80.708,209
72,08
5.Thuế và các khoản nộp nhà nước
21.218,090
-18.044,018
-85
6.Phải trả công nhân viên
113.207,001
165.726,822
146,4
7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ
1.184.932,071
1.965.259,324
165,8
8.Các khoản phải trả phải nộp khác
49.946,266
63.070,999
126,3
II.Nợ dài hạn
21.698,748
56.823,602
261,8
1. Vay dài hạn
20.698,748
55.823,602
269,7
2.Nợ dài hạn
1.000
1.000
100
III. Nợ khác
68.884,096
128.828,800
187,02
1.Chi phí phải trả
68.818,401
128.616,698
186,89
2. TS thừa chờ xử lý
65,694
212,101
322,86
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
3.508.096,147
4.109.935,474
117,15
I. Vốn kinh doanh
3.264.464,793
3.881.428,004
118,8
1. Vốn cố định
3.179.559,735
3.797.911,250
119,5
a. Nguồn NSNN
2.449.363,823
3.001.582,018
122,5
b.Nguồn tự bổ xung
730.195,911
796.329,231
109,1
2. Vốn lưu động
84.905,057
83.516,753
98,4
a. Nguồn NSNN
62.527,611
61.918,095
99
b. Nguồn tự bổ xung
22.377,446
21.598,658
96,5
II. Các quỹ
108.451,108
70.639,154
65,1
III. Nguồn vốn ĐTXDCB
36.343,645
56.929,250
156,6
IV. Quỹ khác
50.967,601
77.752,392
152,6
Nguồn số liệu: Báo cáo Tài chính năm 2003, 2004 của phòng Tài chính- Kế toán, Công ty Điện lực I.
Theo bảng số liệu trên, Tổng nguồn vốn của công ty trong hai năm 2003 và 2004 là năm sau tăng hơn năm truớc. Mặc dù vậy, khi đi vào xem xét chi tiết thì cơ cấu nguồn vốn lại có những mức tăng giảm khác nhau. Ta thấy nguồn vốn cố định do ngân sách nhà nước cấp năm 2004 tăng 552.218,195 triệu đồng so với năm 2003 tương ứng với mức tăng 22,5%. Nguồn vốn này tăng là do Tổng công ty Điện lực VN tiếp tục cấp vốn cho Công ty thực hiện các công trình trọng điểm trong năm. Nguồn vốn cố định do Công ty tự bổ xung từ năm 2003 đến năm 2004 đã tăng lên 66.133,32 triệu đồng, tuy nhiên mức tăng này nhỏ hơn mức tăng của số vốn mà NSNN cấp cho Công ty. Về nguồn vốn lưu động, năm 2004 số vốn lưu động của Công ty lại giảm so với năm 2003 là 1.388,304 triệu đồng. Do năm 2004, lợi nhuận giảm so với năm 2003 nên số tiền được trích lập vào các quỹ năm 04 cũng giảm so với năm 03. Tuy nhiên, nguồn vốn cho Đầu tư xây dựng cơ bản lại tăng do trong năm 2004 công ty phải thực hiện nhiều công trình XDCB lớn. Cũng qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được các nguồn vốn mà công ty đã huy động bao gồm:
a.Nguồn vốn NSNN: Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty. Vì ngành điện vẫn là một ngành trọng yếu của nền kinh tế, chúng ta vẫn đang trong tình trạng thiếu điện cho các ngành công nghiệp và sản xuất khác nên nhà nước vẫn phải đầu tư nhiều vào ngành để giúp ngành phát triển hơn nữa, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nguồn vốn NSNN bao gồm: Vốn đầu tư xây dựng mới từ nguồn ngân sách cấp, đầu tư xây dựng mới từ nguồn khấu hao cơ bản, điều động nội bộ Tổng công ty, điều động nội bộ công ty, điều chỉnh quyết toán nguồn ngân sách, đánh giá lại tài sản, tài sản chuyển thành công cụ, điều chỉnh nguồn vốn, nhận khấu hao cơ bản trả vốn vay, nhận vốn khấu hao cơ bản do EVN cấp, nguồn vốn viện trợ, điều chỉnh quyết toán từ nguồn khấu hao cơ bản và thu sử dụng vốn. Trong năm 2003, nguồn vốn do ngân sách cấp là 2.449.363,823 triệu đồng cho vốn cố định và 62.527,611 triệu đồng cho vốn lưu động, đến năm 2004 con số này đã tăng lên là 3.001.582,018 triệu đồng cho vốn cố định và 61.918,095 triệu đồng cho vốn lưu động.
b.Nguồn vốn tự bổ xung: Nguồn vốn tự bổ xung của công ty bao gồm các nguồn: Nguồn vốn đầu tư xây dựng, Quỹ đầu tư phát triển của Tổng công ty điện lực VN, Quỹ đầu tư phát triển của công ty. Điều độn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36779.doc