Đề tài IPTV 2007

Danh mục các từ khóa và từ viết tắt 6

Danh mục các hình vẽ 7

Danh mục các bảng 8

MỞ ĐẦU 9

Chương 1 . GIỚI THIỆU IPTV 12

1.1 Khái niệm 12

1.2 Phân loại dịch vụ IPTV 13

1.2.1 Dịch vụ truyền hình quảng bá 13

1.2.2 Dịch vụ theo nhu cầu (On-Demand) 15

1.2.3 Dịch vụ tương tác (Interactive) 17

1.2.4 Dịch vụ thông tin và truyền thông 18

1.2.5 Các dịch vụ gia tăng khác 20

Chương 2 . TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH TRÊN MẠNG xDSL 22

2.1 Kiến trúc hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV 22

2.1.1 Mô hình tổng quát 22

2.1.2 Các thành phần cung cấp dịch vụ Broadcast Video 22

2.1.3 Các thành phần cung cấp dịch vụ VoD 23

2.1.4 Các thành phần chung 25

2.1.5 Kiến trúc sản phẩm 26

2.2 Những yêu cầu đặt ra cho dịch vụ video 27

2.2.1 Băng thông rộng 27

2.2.2 Băng thông không đối xứng 28

2.2.3 Chất lượng dịch vụ 28

2.2.4 Sự sẵn sàng của dịch vụ 28

2.2.5 Thời gian chuyển kênh đối với dịch vụ Broadcast 29

2.3 Kiến trúc mạng cung cấp dịch vụ IPTV 29

2.4 Video site 30

2.5 Mạng truyền dẫn 31

Chương 3 . CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH TRÊN MẠNG xDSL 37

3.1 Giải pháp lựa chọn chuẩn nén hình ảnh 37

3.1.1 Chuẩn nén MJPEG và Wavelet 37

3.1.2 Chuẩn nén MPEG-x và H.26x 39

3.1.3 Chuẩn nén MPEG-2 40

3.1.4 Chuẩn nén MPEG-4 41

3.1.5 Chuẩn nén H.264/MPEG-4 Part 10/AVC 43

3.1.6 Yêu cầu về băng thông của các chuẩn nén 46

3.2 Lựa chọn giao thức mạng 46

3.2.1 Giao thức cho dịch vụ multicast 46

3.2.2 Giao thức IGMP 46

3.2.3 Giao thức PIM 48

3.3 Giao thức cho dịch vụ unicast 51

3.3.1 Giao thức RTSP 51

3.3.2 Mở rộng giao thức RTSP 52

3.3.3 Bản tin RTSP 53

3.3.4 Ứng dụng của giao thức RTSP 53

3.4 Giao thức cho dịch vụ VoIP 54

3.4.1 SIP 54

3.4.2 Ứng dụng của SIP 57

3.4.3 Ứng dụng của SIP trong mạng NGN 58

3.5 Lựa chọn công nghệ mạng truy nhập 58

3.5.1 Công nghệ mạng truy nhập xDSL 59

3.5.2 Công nghệ mạng truy nhập F 60

3.5.3 Khả năng của PON 61

3.5.4 Công nghệ mạng truy nhập Wimax 61

3.6 Phương thức phục vụ IPTV 63

Chương 4 . GIẢI PHÁP CUNG CẤP DỊCH VỤ IPTV CHO MẠNG xDSL 66

4.1 Yêu cầu về hạ tầng truyền tải 66

4.1.1 Mạng lõi 66

4.1.2 Mạng gom và mạng truy nhập 67

4.1.3 Mạng khách hàng 68

4.2 Triển khai bước 1 68

4.2.1 Mô hình đấu nối 68

4.2.2 Mô hình hoạt động 70

4.2.3 Lưu lượng multicast (xem Hình 4 6 ) 73

4.3 Yêu cầu về băng thông 73

4.3.1 Các kí hiệu và tham số thống kê đầu vào 73

4.3.2 Dung lượng mạng dành cho dịch vụ BTV 73

4.3.3 Dung lượng mạng dành cho dịch vụ VoD 74

4.3.4 Dung lượng mạng phục vụ đồng bộ nội dung giữa các VoD server 74

4.4 Yêu cầu tính năng thiết bị, các giao thức cần hỗ trợ 74

4.5 Triển khai bước 2 75

4.5.1 Mô hình đấu nối 75

4.5.2 Mô hình hoạt động 76

4.5.3 Mạng khách hàng (home network) 76

4.5.4 Mạng truy nhập (access network) 77

4.5.5 Mạng gom hay vòng core mạng MAN (distribution network) 77

4.5.6 Truy nhập đầu cuối và địa chỉ IP 78

4.5.7 Lưu lượng multicast 79

4.6 Yêu cầu băng thông 79

4.6.1 Các kí hiệu và tham số thống kê đầu vào 79

4.6.2 Dung lượng mạng dành cho dịch vụ BTV 79

4.6.3 Dung lượng mạng dành cho dịch vụ VoD 79

4.7 Dung lượng mạng phục vụ đồng bộ nội dung giữa các VoD server (theo bước 2): 80

4.7.1 Phương án giảm tải mạng core và mạng gom. 80

4.7.2 Yêu cầu tính năng thiết bị, các giao thức cần hỗ trợ 82

4.8 Tính toán băng thông cụ thể theo mô hình thực nghiệm ở trên . 83

4.8.1 Theo bước 1 83

4.8.2 Theo bước 2 85

Kết luận 92

Tài Liệu Tham Khảo 93

 

docx92 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3076 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài IPTV 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thông tin cần thiết cho một chuỗi các bức ảnh mà không làm giảm chất lượng ảnh. Mục đích của nén video là giảm bớt số bít khi lưu trữ và truyền bằng cách loại bỏ lượng thông tin dư thừa trong từng frame và dùng kỹ thuật mã hoá để tối thiểu hoá lượng thông tin quan trọng cần lưu giữ. Với một thiết bị lưu hình kỹ thuật số thông thường, ảnh sau khi được số hoá sẽ được nén lại. Quá trình nén sẽ xử lý các dữ liệu trong ảnh để đưa hình ảnh vào một không gian hẹp hơn như trong thiết bị nhờ kỹ thuật số hoặc qua đường dây điện thoại ... Với thị trường lưu hình kỹ thuật số hiện nay, các chuẩn nén phổ biến là Motion JPEG (MJPEG), Wavelet, H.261/ H.263/ H.263+/ H.263++ và MPEG-1/ MPEG-2/ MPEG-4. Nhìn chung, có 02 nhóm tiêu chuẩn chủ yếu là nhóm 1 gồm định dạng nén MJPEG và Wavelet và nhóm 2 gồm các định dạng chuẩn còn lại. Chuẩn nén MJPEG và Wavelet Tính chất chung của các ảnh số là tương quan giữa các pixel ở cạnh nhau lớn, điều này dẫn tới dư thừa thông tin để biểu diễn ảnh. Việc dư thừa thông tin dẫn tới việc mã hoá không tối ưu. Do vậy cần tìm phương án biểu diễn ảnh với tương quan nhỏ nhất để giảm thiểu độ dư thừa thông tin của ảnh. Có 2 kiểu dư thừa thông tin sau: Dư thừa trong miền không gian: là tương quan giữa không gian pixel của ảnh (các pixel  lân cận của ảnh có giá trị gần giống nhau, trừ những pixel ở giáp đường biên ảnh). Dư thừa trong miền tần số: là tương quan giữa những dải màu hoặc các dải phổ  khác nhau. Trọng tâm của các nghiên cứu về nén ảnh là giảm bớt một số bit để biểu diễn ảnh bằng việc loại bỏ dư thừa trong miền không gian và miền tần số càng nhiều càng tốt. Các chuẩn nén MJPEG và Wavelet đều tuân theo nguyên tắc tìm ra các phần tử dư thừa miền không gian (mỗi Frame nén tự động). Trong khi đó, đặc trưng của các chuẩn nén thuộc nhóm 2 là loại bỏ dư thừa ở cả miền không gian và miền tần số của ảnh. MPEG là định dạng nén ảnh lâu đời nhất và đã được dùng phổ biến. Khi dùng chuẩn nén MJPEG, ảnh được phân chia thành các khối vuông ảnh, mỗi khối vuông có kích thước 8 x 8 pixel và biểu diễn mức xám của 64 điểm ảnh. Mã hoá biến đổi cosin rời rạc DCT (Discrete Cosin Tranform) trong chuẩn nén này khai thác sự tương đồng giữa các pixel trong mỗi khối để lấy ra các biểu diễn ảnh với tương quan nhỏ. Chuỗi biểu diễn sẽ bị rút ngắn tuỳ theo mức nén của hệ thống hiện hành với qui trình rút ngắn chuỗi biểu diễn. Vì vậy, hình ảnh sau khi giải nén thường có nhiều sai lệch so với ảnh gốc. Ở chuẩn nén Wavelet, thay vì mã hoá theo từng khối 8 x 8,  việc thực hiện trên toàn bộ bề mặt ảnh, một loạt các bộ phận lọc ở khâu chuyển đổi sẽ phân tích các dữ kiện về từng điểm ảnh và cho ra  một tập các hệ số. Do chuẩn Wavelet có tác dụng với toàn bộ bề mặt ảnh nên các sai lệch ở ảnh giải nén sẽ khác với MJPEG. Hiệu ứng ghép mảnh không xảy đến với ảnh được quan sát nhưng độ phân giải hình ảnh giảm cũng như một vài vết mờ sẽ xuất hiện. Các định dạng Wavelet và MJPEG đều gây ra hiện tượng mất thông tin ở ảnh giải nén. Sự dư thừa khả năng lưu ảnh ở mắt người cảm thụ khi dùng chuẩn nén Wavelet ít hơn MJPEG 30%. Chuẩn nén MPEG-x và H.26x MPEG không phải là một công cụ nén đơn lẻ mà ưu điểm của ảnh nén dùng MPEG là ở chỗ MPEG có một tập hợp các công cụ mã hoá chuẩn, chúng có thể kết hợp với nhau một cách linh động để phục vụ cho một loạt các ứng dụng khác nhau. Nguyên lý chung của nén tín hiệu video là loại bỏ sự dư thừa về không gian (spatial redundancy) và sự dư thừa về thời gian (temporal redundancy). Trong MPEG, việc loại bỏ sự dư thừa về thời gian (nén liên ảnh) được thực hiện trước hết nhờ sử dụng tính chất giữa các ảnh liên tiếp. Dùng tính chất này để tạo ra các bức ảnh mới nhờ vào thông tin từ những bức ảnh gửi trước đó. Do vậy ở phía bộ mã hoá chỉ cần giữ lại những ảnh có sự thay đổi so với ảnh trước, sau đó dùng phương pháp nén về không gian trong những bức ảnh sai khác này. Nói một cách cụ thể, nguyên lý chung của các chuẩn nén là phỏng đoán trước chuyển động của các frame ở bộ mã hoá. Mỗi frame ở tại một thời điểm nhất định sẽ có nhiều khả năng giống với các frame đứng  ngay trước và sau đó. Các bộ mã hoá sẽ tiến hành quét lần lượt những phần nhỏ trong mỗi frame (marco blocks) và phát hiện ra marco block nào không thay đổi từ frame này tới frame khác. Phía bên thu, tức bộ giải mã đã lưu trữ sẵn những thông tin không thay đổi từ frame này tới frame khác, chúng được dùng để điền thêm vào vị trí trống trong ảnh được khôi phục. Tuy nhiên, do sự tương đồng giữa các frame rất lớn nên sự phát hiện ra các sai lệch là rất khó. Do vậy ảnh khôi phục khó đạt được như  ảnh gốc. Điều này đồng nghĩa với việc chất lượng ảnh cũng tương tự như khi dùng chuẩn Wavelet và MJPEG, nhưng dung lượng kênh truyền và không gian lưu trữ của các chuẩn nén H.26x và MPEG-x là nhỏ hơn (ví dụ như không gian lưu trữ của chuẩn H.263 nhỏ hơn Motion JPEG từ 3 tới 5 lần). Sự khác biệt giữa các chuẩn nén này (như ở H.26x và MPEG-x) chủ yếu nằm ở khâu tiên đoán các frame mới và cách thức tính toán sai lệch giữa các frame hiện tại và frame phỏng đoán. Chuẩn nén H.26x (gồm các thế hệ H.261, H.262 và H.263, ...), thường có tốc độ mã hoá tín hiệu thấp hơn MPEG-x (khoảng 1,5 Mbps với độ phân giải hình 352 x 288) do dùng chủ yếu trong viễn thông. Trong khi đó, chuẩn MPEG-2 dùng cho thị trường giải trí có độ phân giải hình cao hơn, và mang  lại chất lượng hình ảnh tốt (cao hơn 1,5 Mbps với độ phân giải 352x288 hoặc 6 Mbps cho phân giải hoàn chỉnh). Chuẩn nén MPEG-2 MPEG-2, ra đời năm 1994, là tên của một nhóm các tiêu chuẩn mã hóa cho tín hiệu âm thanh và hình ảnh số, được chấp thuận bởi MPEG (Moving Picture Expert Group) và được công bố trong tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 13818. MPEG-2 thường được sử dụng để mã hóa âm thanh và hình ảnh cho các tín hiệu broadcast bao gồm truyền hình vệ tinh quảng bá trực tiếp và truyền hình cáp. MPEG-2 với một số sửa đổi cũng là khuôn dạng được sử dụng bởi các phim DVD thương mại tiêu chuẩn. MPEG-2 bao gồm các phần chính sau: MPEG-2 Video part (Part 2): tương tự MPEG-1, nhưng chỉ hỗ trợ video xen kẽ (interlaced video, là khuôn dạng được sử dụng cho các hệ thống truyền hình quảng bá). MPEG-2 video không được tối ưu hóa cho các tốc độ bit thấp (nhỏ hơn 1 Mbps), nhưng lại thực hiện tốt hơn MPEG-1 ở tốc độ 3 Mbps và cao hơn. Tất cả các bộ giải mã tín hiệu video tuân theo chuẩn MPEG-2 hoàn toàn có khả năng phát lại các luồng video MPEG-1. Do có nhiều cải tiến, MPEG-2 video và các hệ thống MPEG-2 được sử dụng trong hầu hết các hệ thống truyền dẫn HDTV. MPEG-2 Audio part (Part 3): cải tiến chức năng amm thanh của MPEG-1 bằng cách cho phép mã hóa các chương trình âm thanh với nhiều hơn hai kênh. Part 3 cũng cũng tương thích với chuẩn trước, cho phép các bộ giải mã âm thanh MPEG-1 giải mã các thành phần âm thanh nổi (stereo). MPEG-2 được dùng để mã hóa hình ảnh động và âm thanh và để tạo ra ba kiểu khung số liệu (intra frame, forward predictive frame và bidirectional pridicted frame) có thể được sắp xếp theo một trật tự cụ thể gọi là cấu trúc nhóm các hình ảnh (group of pictures, GOP). Một luồng video MPEG-2 được tạo nên bởi một chuỗi các khung số liệu mã hóa hình ảnh. Có ba cách để mã hóa một hình ảnh là: intra-coded (I picture), forward predictive (P picture) và bidirectional predictive (B picture). Các hình ảnh của luồng video được phân ra thành một kênh chứa thông tin về độ sáng (luminance, còn gọi là kênh Y) và hai kênh thành phần mầu (chrominance, còn gọi là các tín hiệu mầu phân biệt Cb và Cr). MPEG-2 sử dụng các chuẩn mã hóa âm thanh mới, đó là: Mã hóa tốc độ bit thấp với tần số lấy mấu giảm đi một nửa (MPEG-1 Layer 1/2/3 LSF). Mã hóa đa kênh, lên đến 5.1 kênh MPEG-2 AAC. Chuẩn nén MPEG-4 So với các chuẩn nén đã nêu ở trên, chuẩn MPEG-4 là định dạng nén hình ảnh tiên tiến nhất,  đáp ứng những đòi hỏi về kỹ thuật cũng như phù hợp với nhiều loại thị trường. Với nỗ lực không ngừng để đưa ra thị trường sản phẩm ưu việt nhất của ngành công nghiệp . Máy ghi hình kỹ thuật số chuẩn MPEG-4 với bản chất là một  thiết bị thu hình kỹ thuật số có hiệu suất cao, được chọn để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thị trường về một định dạng nén ảnh hoàn hảo với tính năng nổi trội là, có thể thu được hệ thống lớn các nguồn hình ảnh. MPEG-4 thực sự là một dạng nén ảnh mang tính đột phá của công nghệ nén hình đương đại, thể hiện rõ nét ở những tiêu chuẩn sau: Áp dụng những tiêu chuẩn có tính mở cao với sự hỗ trợ đắc lực từ ngành công nghiệp an ninh và công nghiệp máy tính. Hiệu suất lớn Khả năng truyền theo dòng và mạng lưới Tối thiểu hoá dung lượng kênh truyền và không gian lưu trữ trong khi vẫn giữ được tính trung thực của ảnh. Chuẩn MPEG-4 cung cấp các phân bộ trong kết cấu logic và năng lực giải mã từng dòng bit riêng rẽ. Một profile (chất lượng của video) là một phân bộ xác định trên toàn bit stream (điều chỉnh bit stream và bộ phân giải màu), một level (độ phân giải của video) sẽ xác định một số tiêu chí bắt buộc cho tham số của bức ảnh (kích thước ảnh, số lượng bit, ...). Những chuẩn nén MPEG-4 có profile dạng đơn giản chiếm lĩnh đa phần thị trường. MPEG-4 đã được phát triển và hoàn thiện trở thành định dạng nén hình tiên tiến, hoàn hảo, với tiêu chí tập trung phát triển những nhân tố giúp tăng cường chất lượng hình ảnh, cũng như phục vụ đắc lực cho các thiết bị giám sát có các frame dạng chữ nhật. Mỗi bit stream hiển thị trong định dạng nén MPEG-4 cung cấp một mô tả mang tính phân tầng về hình ảnh hiển thị. Từng lớp dữ liệu được đưa vào luồng bit bởi những mật mã đặc biệt gọi là mật mã khởi nguồn. Mỗi vật thể ảnh có thể được mã hoá dưới dạng đa lớp (scalable) hoặc đơn lớp (non scalable). VOL (video object layer) sẽ hỗ trợ quá trình mã hoá đa lớp. Một  vật thể ảnh được mã hoá dưới dạng đa lớp không gian hoặc đa lớp thời gian, đi từ phân giải thô tới phân giải tinh. Bộ phận giải mã có thể đạt được độ phân giải hình mong muốn, tuỳ theo những thông số như dải thông tần hiện có, hiệu suất máy và theo mong muốn của người dùng. Có 02 loại VOL, loại thứ nhất mang đầy đủ chức năng của định dạng nén MPEG-4, loại còn lại với những chức năng được giảm bớt (VOL với header dạng ngăn). Loại VOL này giúp luồng bit tương thích với đường biên ở H.263. VOP (Video object plane)- ảnh được mã hoá độc lập hoặc mã hoá trên cơ sở tham khảo các ảnh khác qua khâu bù chuyển động ở bộ giải mã. Mỗi frame ảnh thông thường được biểu diễn bởi một VOP dạng chữ nhật. Với chuẩn nén MPEG-4, có 3 kiểu khác nhau để mã hoá cho khối ảnh: VOP được mã hoá độc lập. Trong trường hợp này VOP được mã hoá gọi là Intra  VOP (I-VOP). VOP được tiên đoán qua kỹ thuật bù chuyển động nhờ một VOP khác đã được tiên đoán trước đó. Đó là loại P-VOP (Predicted VOP). VOP được tiên đoán dựa trên các VOP trước và sau nó thuộc dạng B-VOP (Bidirectiional Interpolated VOP). B-VOP được thêm vào dựa trên I-VOP và P-VOP. Ngoài việc có thể nâng cao chất lượng hình ảnh khi dùng, một ưu điểm khác của B-VOP là dùng kỹ thuật đa lớp thời gian. Với kỹ thuật này, Frame dữ liệu hiển thị được tăng cường. Những lớp tăng cường đưa thông tin vào giữa các lớp frame. Định dạng nén ảnh MPEG-4 hỗ trợ quá trình lượng tử hoá, do vậy cũng giúp đáp ứng những đòi hỏi khác nhau về tốc độ bít. Lượng tử hoá đã có ở các chuẩn nén như H.263 và MPEG-1, MPEG-2. Bộ phận mã hoá ở định dạng nén của MPEG-4 cũng tương thích với những bộ mã hóa trong các chuẩn nén trước đây. Chuẩn nén H.264/MPEG-4 Part 10/AVC H.264, hay MPEG-4 Part 10, còn gọi là AVC (Advanced Video Coding), là chuẩn mã hóa tín hiệu video số được dùng để nén các tín hiệu số liệu ở mức cao. H.264 được viết bởi ITU-T Video Coding Exterts Group (VCEG) cùng với ISO/IEC MPEG như một nỗ lực hợp tác có chọn lọc mang tên Joint Video Team (JVT). Chuẩn ITU-T H.264 và chuẩn ISO/IEC MPEG-4 Part 10 (trước đây là ISO/IEC 14496-10) là hoàn toàn giống nhau về mặt kỹ thuật. H.264 được đặt tên theo dòng tiêu chuẩn H.26x của ITU-T, trong khi AVC theo phía ISO/IEC MPEG. Mục đích của H.264 là tạo ra một chuẩn có khả năng cung cấp chất lượng video cao ở tốc độ bit thấp hơn hẳn (bằng một nửa hoặc thấp hơn nữa) so với yêu cầu của các chuẩn trước đó (MPEG-2, H.263 hay MPEG-2 Part 2) mà không làm tăng nhiều sự phức tạp trong thiết triển khai. Một mục tiêu khác đó là cho phép tiêu chuẩn được áp dụng cho nhiều kiểu ứng dụng (cho cả tốc độ bit thấp và cao, và cả độ phân giải video thấp và cao) và có thể làm việc tốt trên nhiều kiểu mạng và hệ thống (quảng bá, lưu trữ DVD, mạng gói RTP/IP, các hệ thống điện thoại đa phương tiện của ITU-T). JVT gần đây đã hoàn thiện việc phát triển một số mở rộng so với chuẩn ban đầu, được biết đến với tên gọi Mở rộng phạm vi độ trung thực (Fidelity Range Extensions, FRExt). Các mở rộng này hỗ trợ mã hóa video trung thực cao bằng cách tăng độ chính xác lấy mẫu (bao gồm mã hóa 10 bit và 12 bit) và thông tin mầu sắc độ phân giải cao (bao gồm các cấu trúc lấy mẫu YUV 4:2:2 và YUV 4:4:4). Nhiều đặc điểm khác cũng được thêm vào trong các mở rộng FRExt như chuyển đổi thích ứng giữa các khối 4x4 và 8x8, các ma trận trọng số lượng tử hóa dựa trên cảm biến của các bộ mã hóa cụ thể, hỗ trợ thêm nhiều không gian màu sắc, ... Một số tính năng mới của H.264/MPEG-4 Part 10 cho phép chuẩn này nén các tín hiệu video hiệu quả hơn so với các chuẩn cũ và và linh hoạt hơn cho các ứng dụng trong các môi trường mạng. Một số các tính năng quan trọng đó là: Bù chuyển động đa hình sử dụng các hình ảnh đã được mã hóa trước đó làm tham chiếu theo cách linh hoạt hơn các chuẩn cũ, cho phép lên tới 32 hình ảnh tham chiếu được sử dụng (các chuẩn cũ chỉ sử dụng 1, hoặc 2 với trường hợp B picture). Tính năng đặc biệt này cho phép cải thiện tốc độ bit và chất lượng trong hầu hết các trường hợp. Bù chuyển động block có kích thước biến đổi với kích thước block rộng đến 16x16 và nhỏ đến 4x4, cho phép phân mảnh chính xác các vùng chuyển động. Cấu trúc cặp macroblock, cho phép các macroblock kích thước 16x16 (so với 16x8 ở MPEG-2). Độ chính xác bù chuyển động lên đến 1/4 pixel, cho phép thể hiện chính xác các dịch chuyển của vùng chuyển động. Đánh số khung, cho phép tạo ra các chuỗi con (điều chỉnh về thời gian bằng cách gộp một ảnh giữa các ảnh khác), phát hiện và giấu các hình bị mất (xảy ra do mất gói trên mạng hoặc lỗi kênh). Đếm thứ tự hình, cho phép giữ các hình và các giá trị mẫu theo trật tự trong các hình được giải mã tách biệt với thông tin định thời (cho phép thông tin định thời được chuyển đi và điều khiển độc lập bởi hệ thống mà không ảnh hưởng đến nội dung hình ảnh được giải mã). Các kỹ thuật này, cùng với nhiều kỹ thuật khác, làm cho H.264 hoạt động tốt hơn so với các tiêu chuẩn trước, trong nhiều trường hợp và môi trường ứng dụng khác nhau. H.264 thường làm việc tốt hơn rất nhiều so với MPEG-2, cho chất lượng tốt hơn ở tốc độ bít chỉ bằng một nửa hoặc thấp hơn so với yêu cầu của MPEG-2. H.264 cung cấp các profile sau: Baseline profile (BP): Dùng cho các ứng dụng chi phí thấp đòi hỏi ít tài nguyên hơn, chủ yếu dùng cho các ứng dung hội nghị truyền hình và di động. Main Profile (MP): Dùng cho các ứng dụng quảng bá và lưu trữ. Extended profile (XP): Có khả năng nén khá cao, giảm thiểu khả năng mất dữ liệu. High Profile (HiP): Dùng cho các ứng dụng quảng bá và lưu trữ đĩa, đặc biệt cho các ứng dụng truyền hình yêu cầu độ nét cao (HD-DVD, Bluray disc). High 10 Profile (Hi10P): Được xây dựng bên trên của HiP, hỗ trợ độ 10 bit trên một mẫu của độ chính xác của hình ảnh được giải mã. High 4:2:2 Profile (Hi422P): dùng cho các ứng dụng chuyên nghiệp sử dụng video quét xen kẽ, được xây dựng bên trên của Hi10P, hỗ trợ khuôn dạng lấy mẫu sắc độ 4:2:2 trong khi sử dụng 10 bit trên một mẫu của độ chính xác của hình ảnh được giải mã. High 4:4:4 Profile (Hi444P): được xây dựng bên trên của Hi422P, hỗ trợ lấy mẫu sắc độ 4:4:4, lên đến 12 bit trên một mẫu. MPEG đã tích hợp đầy đủ các hỗ trợ của H.264/AVC vào các hệ thống tiêu chuẩn của mình (MPEG-2 và MPEG-4) và các tập tin đa phương tiện theo tiêu chuẩn ISO. ITU-T đã đưa H.264/AVC vào bộ tiêu chuẩn H.32x cho hệ thống điện thoại đa phương tiện. Dựa trên các tiêu chuẩn ITU-T, H.264/AVC được sử dụng rộng rãi cho ứng dụng hội nghị truyền hình, và đã được ứng dụng trong các sản phẩm của các công ty chiếm ưu thế trên thị trường (như Polycom và Tendberg). Điều quan trọng hơn cả là tất cả các sản phẩm hội nghị truyền hình mới đều hỗ trợ H.264/AVC. H.264 cũng được sử dụng trong nhiều loại dịch vụ Video-on-Demand trên Internet để cung cấp phim và các show diễn truyền hình trực tiếp đến máy tính và máy thu hình và có khả năng sẽ thay thế chuẩn mã hóa H.262/MPEG-2 hiện tại đang sử dụng trong các hệ thống truyền hình số quảng bá mặt đất và vệ tinh. Yêu cầu về băng thông của các chuẩn nén So sánh hoạt động của chuẩn nén khác nhau như trong bảng dưới đây: Bảng 31 Yêu cầu về băng thông đối với các chuẩn nén Độ nét tiêu chuẩn Độ nét cao Ứng dụng MPEG-1 Lên đến 1,5 Mbps - Video on Internet, MP3 MPEG-2 4 - 5 Mbps 18 - 20 Mbps Digital TV, DVD MPEG-4 Part 10 H.264 2 - 4 Mbps 8 - 10 Mbps Multi video Có thể thấy được từ đồ thị so sánh ở trên, kỹ thuật mã hóa H.264 rất hiệu quả ở dải băng thông thấp. Chất lượng video của chuẩn H.264 tại băng thông 1,5 Mbps tốt hơn so với chuẩn MPEG-2 ở băng thông 3 Mbps. Sử dụng chuẩn nén H.264 có thể tiết kiệm được hơn một nửa băng thông. Lựa chọn giao thức mạng Giao thức cho dịch vụ multicast Giao thức IGMP Giao thức IGMP phát triển từ giao thức Host Membership Protocol, được mô tả trong tài liệu của Deering. Giao thức IGMP có ba phiên bản verion 1, verion 2,và verion 3. IGMP phát triển từ IGMPv1 (RFC1112) đến IGMPv2 (RFC2236) và đến phiên bản cuối cùng IGMPv3 (RFC3376). Các thông điệp IGMP được gửi bên trong gói tin IP với trường protocol number bằng 2, trong đó trường TTL có giá trị bằng 1. Các gói IGMP chỉ được truyền trong LAN và không được tiếp tục chuyển sang LAN khác do giá trị TTL của nó. Hai mục đích quan trọng nhất của IGMP là: Thông báo cho router multicast rằng có một máy muốn nhận multicast traffic của một nhóm cụ thể. Thông báo cho router rằng một có một máy muốn rời một nhóm multicast (nói cách khác, có một máy không còn quan tâm đến việc nhận multicast traffic nữa). Các router thường dùng IGMP để duy trì thông tin cho từng cổng của router là những nhóm multicast nào router cần phải chuyển và những host nào muốn nhận. Trước khi một host có thể nhận bất kỳ một multicast traffic nào, một ứng dụng multicast phải được cài đặt và chạy trên host đó. Sau khi một host tham gia vào một nhóm, phần mềm sẽ tính toán địa chỉ multicast và sau đó card mạng sẽ bắt đầu lắng nghe địa chỉ multicast MAC. Trước khi một host hoặc một người dùng muốn tham gia vào một nhóm, người dùng cần phải biết nhóm nào đang tồn tại và làm thế nào để tham gia vào nhóm đó. Đối với các ứng dụng mức doanh nghiệp, người dùng chỉ cần đơn giản nhấp vào một link trên một trang web hoặc địa chỉ multicast có thể cấu hình trước trên client. Ví dụ, một người dùng có thể được yêu cầu để log vào một máy chủ và xác thực bằng tên và người dùng. Nếu tên người dùng được xác thực, ứng dụng multicast sẽ tự động cài trên PC của người dùng, nghĩa là người dùng đã tham gia vào nhóm multicast. Khi người dùng không còn muốn dùng ứng dụng multicast nữa, người dùng phải rời khỏi nhóm. Ví dụ, người dùng đơn giản chỉ cần đóng ứng dụng multicast để rời khỏi nhóm. Đối với cơ chế multicast, một người dùng cần phải tìm ra ứng dụng nào họ muốn chạy, địa chỉ multicast được dùng bởi ứng dụng. Làm thế nào một router biết được các máy cần nghe multicast traffic? Để nhận multicast traffic từ một nguồn, cả nguồn và các máy nhận đầu tiên phải gia nhập (join) vào một nhóm multicast. Nhóm này được xác định thông qua địa chỉ multicast. Một host có thể tham gia vào một nhóm multicast bằng cách gửi các yêu cầu đến router gần nhất. Tác vụ này được thực hiện thông qua giao thức IGMP. IGMPv1 được định nghĩa trong RFC1112 và bản cải tiến của nó, IGMPv2 được định nghĩa trong RFC2236. Khi có vài host muốn tham gia vào nhóm, giao thức PIM sẽ thông báo cho nhau giữa các router và hình thành nên cây multicast giữa các routers. IGMP và ICMP có nhiều điểm tương đồng, cùng chia sẽ một vài chức năng tương tự. IGMP cũng đóng gói trong gói tin IP (protocol number 2), nhưng IGMP giới hạn chỉ trong một kết nối lớp 2. Để đảm bảo router không bao giờ tiếp tục chuyển gói tin đi, trường TTL của IGMP luôn có giá trị bằng 1. Giao thức PIM Giao thức PIM là giao thức sử lý gói tin multicast độc lập nhau. Hiện nay có ba loại PIM đang được sử dụng là : PIM-SM , PIM-DM , PIM-SSM Giao thức PIM-SM( Protocol independent multicast – sparse mode) Giao thức định tuyến chế độ sparse được sử dụng khi có ít số lượng các ứng dụng multicast. Các giao thức PIM chế độ sparse không truyền lưu lượng của nhóm tới bất kỳ router nào trừ phi nó nhận được một thông điệp yêu cầu các bản sao của các gói tin được gửi tới một nhóm multicast đặc biệt. Một router láng giềng yêu cầu các gói chỉ nhằm một trong hai mục đích : Router đã nhận được một yêu cầu nhận gói tin từ một vài router láng giềng Một host trên một phân đoạn mạng đã gửi thông điệp IGMP join cho nhóm đó. PIM-SM hoạt động với một chiến lược khác hẳn với PIM-DM mặc dù cơ chế của giao thức không hoàn toàn đối lập. PIM-SM giả sử rằng không có máy nào muốn nhận lưu lượng multicast cho đến khi nào các máy chủ động hỏi. Kết quả là, cho đến khi nào trong một subnet có một máy yêu cầu nhận multicast thì multicast mới được phân phối vào subnet đó. Với PIM-SM, các router downstream phải yêu cầu nhận multicast dùng thông điệp PIM Join. Khi các router nhận được các thông điệp này, các router bên dưới phải định kỳ gửi thông điệp Join lên router upstream. Nếu khác đi, router upstream sẽ không đưa lưu lượng xuống, đặt kết nối vào trong trạng thái prune. Tiến trình này thì ngược lại với tiến trình được dùng trong PIM-DM, trong đó mặc định là phát tán lưu lượng multicast với các router downstream cần phải liên tục gửi thông điệp Prune hay thông điệp làm mới trạng thái State refresh để giữ cho một kết nối là trong trạng thái prune. PIM-SM phù hợp khi chỉ có những tỉ lệ nhỏ các phân đoạn mạng nhận lưu lượng multicast. Giao thức PIM-DM ( dense mode).Thường được sử dụng khi mà lưu lượng luồng multicast là rất lớn. PIM-DM luôn có một cổng trong trạng thái prune trong khoảng ba phút. Các thông điệp prune liệt kê một nguồn và nhóm. Đối với giao thức PIM-DM này thì bất cứ khi nào một router nhận được thông điệp prune nó sẽ tìm một hang (S, G) SPT trong bảng định tuyến multicast và đánh dấu các cổng trong đó thông điệp prune là nhận được. Tuy nhiên , các router cũng thiết lập giá trị prune timer, và thường thì mặc định là khoảng 3 phút, để sao cho trong khoảng 3 phút cổng này được đặt trong trạng thái forwarding . Để có thể khắc phục được những tình trạng như là các kết nối bị loại bỏ, liên kết bị loại bỏ và sau 3 phút thì các link tiếp tục hoạt động thì ở PIM-DM có cơ chế làm mới trạng thái stase refresh. Các thông điệp làm mới trạng thái đã khắc phục được sự yếu kém của PIM-DM trong tiến trình pruning. Trong giao thức PIM-DM các router còn gửi thông điệp Graft để router nhận được đưa một cổng vào trạng thái forwarding cho một nhóm multicast nào đó. Giao thức PIM-DM nhận biết các thiết bị láng giềng bằng cách trao đổi các gói “hello”. Thông tin láng giềng này được dùng trước để xây dựng cây đến tất cả các láng giềng. Sau đó, các nhánh của cây sẽ lần lượt được loại bỏ. Nếu một dòng multicast bắt đầu, cây sẽ được xây dựng, cây sẽ chỉ tồn tại khi các thành viên tích cực còn tồn tại. Nếu một host mới đăng ký tham gia nhóm, nhánh của phân đoạn mạng đó sẽ được đính thêm vào cây. Giao thức PIM-SSM là giao thức mở rộng của PIM. Khi sử dụng SSM thì một client có thể nhận luồng multicast trực tiếp từ địa chỉ nguồn. PIM-SSM sử dụng chức năng của PIM-SM để tạo ra một cây SPT giữa nguồn và đích nhận, tuy nhiên nó xây dựng SPT mà không cần sự giúp đỡ của router RP. Mặc định là nhóm địa chỉ multicast được giới hạn trong dải địa chỉ 232.0.0.0 tới 232.255.255.255. Tuy nhiên, chúng ta có thể mở rộng tầm hoạt động của SSM sang lớp dải lớp D bao gồm địa chỉ ở mức cao. Việc cấu hình PIM-SSM có sự khác biệt so với cấu hình PIM-SM truyền thống. Ở đây ta không cần phải chia sẻ tree hay là RP mapping, hoặc là RP –to –RP nguồn lấy lại thông qua Multicast source discovery Protocol ( MSDP). Triển khai SSM là rất dễ dàng. Chúng ta chỉ cần cấu hình PIM-SM trên tất cả interface của router và chỉ định cái nào cần SSM, bao gồm một cách rõ ràng IGMPv3 trên Lan. Nếu PIM-SM không được cấu hình rõ ràng trên cả nguồn và nhóm thành viên interface thì gói tin multicast sẽ không được forwarded. Trên danh sách hỗ trợ IGMPv3 có sử dụng PIM-SSM. Như tại ở nguồn, trước khi active và bắt đầu gửi gói tin multicast thì quan tâm đến nơi nhân gói tin multicast đó là SSM . Trong việc cấu hình mạng theo PIM-SSM , một thuê bao tới một kênh SSM ( sử dụng IGMPv3) sẽ thông báo với các thuê bao để join vào nhóm G và nguồn S. Kết nối trực tiếp với router PIM-SM , router được phân công nhận làm DR, nhận bản tin từ RPF láng giềng. Hình 31 Quá trình nhận, thông báo tới các thuê bao để join v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docx74609356-de-tai-iptv-2007.docx
Tài liệu liên quan