- 45 -
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỰ CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 2
I. CƠ CẤU KINH TẾ VÀ PHÂN LOẠI CƠ CẤU KINH TẾ 2
1. Khái niệm cơ cấu kinh tế 2
2. Phân loại cơ cấu kinh tế 2
II. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 4
1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế 4
2. Sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 4
3. Những lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 5
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 18
I. NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH
KINH TẾ TRONG THỜI KỲ 1996-2000 18
1. Nông nghiệp 18
2. Công nghiệp 19
3. Chương trình phát triển kinh tế dịch vụ 20
II. THỰC TRẠNG QÚA TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NGÀNH KINH TẾ THỜI KỲ 1996-2000 21
1. Thực trạng qúa trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 1996-2000 21
2. Thực trạng cơ cấu ngành kinh tế năm 2001 23
3. Những thuận lợi và khó khăn cho những năm tiếp theo 26
4. Nguồn lực chủ yếu cho qúa trình chuyển dịch cơ cấu ngành
trong thời kỳ 2001-2005 28
CHƯƠNG III: KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH
THỜI KỲ 2001-2005 29
I. QUAN ĐIỂM: 29
II. ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 32
1. Định dạng cơ cấu và lựa chọn một số ngành trọng điểm, mũi nhọn 32
2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu các ngành 34
3. Định hướng phát triển các ngành dịch vụ 38
III. CÁC GIẢI PHÁP: 39
1. Giải pháp nâng cao chất lượng các quy hoạch, chương trình dự án
phát triển ngành 39
2. Về vốn đầu tư: 39
3. Đào tạo nguồn nhân lực: 40
4. Giải pháp về thị trường: 40
5. Chính sách thúc đẩy, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu ngành: 41
6. Xác định các bước đi cho qúa trình chuyển dịch: 42
KẾT LUẬN 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
45 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế hoạch hoá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 2001-2005 ở Việt Nam và các giải pháp thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hằm thu hút vốn và công nghệ từ bên ngoàI.
Với phương châm đề ra trong giai đoạn này là “xuất khẩu để nhập khẩu”, “nhập khẩu để thúc đẩy xuất khẩu”, cả công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng của ĐàI Loan ở giai đoạn này đã có bước phát triển mạnh mẽ, đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 18,5%. ĐIều quan trọng hơn là tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng lên đáng kể, đạt 41,3% trong khi nông nghiệp đã giảm tương đối, chỉ còn 15,5%. Sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế nhanh của ĐàI Loan. GDP của ĐàI Loan giai đoạn này luôn luôn tăng trung bình là 10,1%/năm.
- Giai đoạn thứ 3(1974-1990). Giai đoạn này ĐàI loan tiếp tục công cuộc CNH song có bước đIều chỉnh quan trọng về cơ cấu ngành nghề, trong đó ưu tiên hàng đầu là tập trung phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng vốn và kỹ thuật cao, tuy vẫn duy trì chính sách phát triển các ngành công nghiệp nhẹ hướng ra xuất khẩu.
Chương II
Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
I. Những phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ 1996-2000
Nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu
Tập trung sức cho mục tiêu phát triển, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 9-10%; dến năm 2000, GDP bình quân đầu người gấp đôI năm 1990.
Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp, gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đạI hoá. Tốc độ tăng gía trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bình quân hàng năm 4-4,5%. Phát triển các ngành công nghiệp chú trọng trước hết công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng về dầu khí, than, xi măng, cơ khí, đIện tử, thép, phân bón, hoá chất, một số cơ sở công nghiệp quốc phòng. Tốc độ tăng gía trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm 14-15%.
Phát triển các ngành dịch vụ, tập trung vào các lĩnh vực vận tảI, thông tin liên lạc, thương mại, du lịch, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, công nghệ, pháp lý...Tốc độ tăng gía trị dịch vụ bình quân hằng năm 12-13 %.
Đến năm 2000 tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 34-35% trong GDP; nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 19-20%; dịch vụ chiếm khoảng 45-46%.
1. Nông nghiệp
* Mục tiêu:
Phát triển nông nghiệp toàn diện hướng và bảo đảm an toàn lương thực quốc gia trong mọi tình huống, tăng nhanh nguồn thực phẩm và rau quả, cảI thiện chất lượng bữa ăn, giảm suy dinh dưỡng.
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn có hiệu quả. Trên cơ sở bảo đảm vững chắc nhu cầu lương thực, chủ yếu là lúa, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, tăng nhanh đàn gia súc, gia cầm, phát triển kinh tế biển, đảo, kinh tế rừng, khai thác có hiệu quả tiềm năng của nền nông nghiệp sinh tháI, tăng nhanh sản lượng hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
* Nhiệm vụ:
Tăng nhanh sản lượng lương thực hàng hoá ở những vùng đồng bằng có năng suất và hiệu quả cao. Bố trí lạI mùa vụ để né tránh thien tai, chuỷên sang các vụ có năng suất cao hoặc sang các cây có hiệu quả hơn. Dự kiến năm 2000, sản lượng lương thực đạt khoảng 30 triệu tấn bình quân đầu người 360-370 kg.
Phát triển mạnh các loại cây công nghiệp, cây ăn quả và rau đậu có hiệu quả kinh tế cao; Trồng cây công nghiệp kết hợp với chương trình phủ xanh đất trống, đòi trọc theo hình thức nông lâm kết hợp. Đến năm 2000 đưa tỷ trọng cây công nghiệp chiếm khoảng 45% gía trị sản phẩm ngành trồng trọt.
Hình thành và phát triển các vùng chăn nuôI tập trung gắn với công nghiệp chế biến thực phẩm. Đổi mới hệ thống giống có năng suất cao, chất lượng tốt. Thực hiện chương trình lạc hoá đàn lợn, cảI tạo đàn bò, phát triển bò sữa, bò thịt và thanh toán một số bệnh nhiệt đới. Phấn đấu đến năm 2000, đưa ty trọng ngành chăn nuôI trong gía trị sản phẩm nông nghiệp lên khoảng 30-35%.
Phát triển nghề nuôI trồng thuỷ hảI sản ở cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Bảo vệ và khôI phục rừng ngập mặn. Chuyển một số ruộng trũng, thường bị úng lụt hoặc bị nhiễm mặn, năng suất thấp sang nuôI trồng thuỷ sản. Đến năm 2000 diện tích nuôI trồng thuỷ sản đạt trên 60 vạn ha.
Phát triển mạnh nghề đánh bắt xa bờ thông qua việc hỗ trợ cho ngư dân vay vốn và phát triển lực lượng quốc doanh Sản lượng thuỷ hảI sản năm 2000 khoảng 1,6-1,7 triệu tấn, trong đó sản lượng nuôI trồng khoảng 50-55 vạn tấn; xuất khẩu thuỷ hảI sản 1-1,1tỷ USD.
Trong 5 năm 1996-2000 phảI bảo vệ 9,3 triệu ha rừng hiện có và tạo thêm 2,5 triệu ha rừng trong đó có 1 triệu ha rừng trồng mới,đưa diện tích đất đai được che phủ bằng rừng và cây lâu năm khác lên 40%.
2. Công nghiệp
* Mục tiêu:
Đổi mới công nghệ của phần lớn doanh nghiệp. Phát triển nhanh một số ngành có lợi thế, hình thành một số ngành mũi nhọn trong các lĩnh vực chế biến lương thực-thực phẩm, khai thác và chế biến dầu khí, công nghiệp đIện tử và công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu.
Hình thành các khu công nghiệp tập trung (bao gồm cả khu chế suất và khu công nghệ cao), tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới. Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thị. ở các thành phố, thị xã, nâng cấp cảI tạo các cơ sở công nghiệp hiện có, dưa các cơ sở không có khả năng sử lý ô nhiễm ra ngoàI thành phố, hạn chế xây dựng cơ sở công nghiệp xen lẫn dân cư.
* Nhiệm vụ:
Phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm và công nghiệp hàng tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, đồng thời hướng mạnh về xuất khẩu, ưu tiên phát triển những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và có hiệu quả cao.
Kết hợp nhiều loạI quy mô, nhiều trình độ công nghệ thích hợp, bảo đảm chế biến phần lớn nông lâm, thuỷ sản của các vùng. Đầu tư chiều sâu mở rộng công suất và đổi mới công nghệ các cơ sở hiện có, đồng thời xây dựng với một số cơ sở sản xuất với công nghệ hiện đạI.
Đưa công suất xay xát lên khoảng 15 triệu tấn thóc vào năm 2000.
Đầu tư chiều sâu, mở rộng các nhà máy đường hiện có. Xây dựng mới một số nhà máy có quy mô vừa và nhỏ ở những vùng nguyên liệu nhỏ, xây dựng các nhà máy có thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đạI kể cả liên doạnh với nước ngoàI. Sản lượng dường năm 2000 khỏng 1 triệu tấn.
Cho dân vay vốn đầu tư để phát triển mạnh cà phê. Tăng công suất chế biến, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm cà phê.
Nâng công suất chế biến mủ cao su từ 20 nghìn tấn hiện nay lên 70 nghìn tấn/năm. Phát triển các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm từ cao su.
Phát triển chế biến thịt, sữa, thuỷ hảI sản ngành rau, quả theo nhiều quy mô. CảI tạo các cơ sở hiện có và xây dựng các cơ sở mới hiện đạI, nhất là để phục vụ cho xuất khẩu.
Phát triển mạnh công nghiệp nhẹ, nhất là dệt, may, da giày, giấy, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Đầu tư hiện đạI hoá dây chuyền công nghệ, nâng chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Chuyển dần việc nhận gia công dệt may, đồ da sang mua nguyên liệu, vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. Khắc phục sự lạc hậu của ngành sợ, dệt; phấn đấu đến năm 2000 sản xuất 800 triệu mét vảI, lụa gắn với việc phát triển bông và tơ tằm. Đầu tư chiều sâu các nhà máy hiện có và xây dựng mới một số nhà máy gắn với phát triển vùng nguyên liệu để đưa sản lượng giấy năm 2000 lên 30 vạn tấn.Sản xuất đồ dùng kim khí, đồ dùng bằng nhựa, chất tẩu rửa, mỹ phẩm đủ cho nhu cầu trong nước và cố phần xuất khẩu.
Tiếp tục đẩy mạnh tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu và khí năm 2000 đạt khoảng 20 triệu tấn dầu quy đổi, trong dố khoảng 16 triệu tấn dầu thô và 4 tỷ mết khối khí. Xây dựng quy hoạch tổng thể sử dụng khí thiên nhiên khí đồng hành. Hoàn thành hai công trình đường ống dẫn khí để sử dụng 4,5-5 tỷ m/ năm. Xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 (6,5 triệu tấn/ năm) Chuẩn bị xây dựng nhà máy lọc dầu số 2 hoặc mở rộng nhà máy lọc dầu số 1) và xây dựng ngành công nghiệp hoá dầu.
Tăng nhanh nguồn đIện; hoàn thành xây dựng và xây dựng gối đầu một số cơ sở phát đIện lớn để tăng thêm khoảng 3000 MW công suất huy động trong 5 năm tới và gối đầu khoảng1000MW công suất cho sau năm 2000. Sản lượng đIện vào năm 2000 khoảng 30 tỉ KWh. Xây dựng, cảI tạo hệ thống các trạm biến áp và đường dây tảI đIện đồng bộ với nguồn. Cố chính sách và biện pháp tích cực, hữu hiệu để sử dụng đIện hợp lý, tiết kiệm.
Phát triển ngành than hướng vào tăng công suất hiện có bằng phục hồi, cảI tạo, mở rộng một số mỏ. Duy trì công suất các mỏ đang khai thác.Năm 2000 đạt khoảng 10 triệu tấn than sạch.
Tăng thêm công suất phân lân đạt sản lượng1,2 triệu tấn vào năm 2000. Xây dựng nhà máy phân đạm số 1từ khí có công suất 60- 80 vạn tấn/ năm. Xây dựng gối đầu nhà máy phân đạm số 2 có công suất tương tự đưa vào vận hành trong kế hoạch 5 năm sau.
Đưa vào sản xuất các nhà máy xi măng đang xây dựng; huy động và vay vốn để mở rộng, xây dựng mới một số nhà máy xi măng, kể cả lò đứng; liên doanh với nước ngoàI xây thêm một số nhà máy. Sản lượng xi măng năm2000 đạt khoảng 18-20 triệu tấn.
Đầu tư hoàn chỉnh các day chuyền sản xuất thép hiện có, khởi công xây dựng mới một số nhà máy thép, chú trọng khâu tạo phôi. Năm 2000 sản xuất 2 triệu tấn thép. Kết hợp chế tạo trong nước với nhập khẩu đế trang bị một phần máy móc các dây truyền thiết bị cho nền kinh tế và có sản phẩm xuất khẩu. Trước mắt, hướng vào sản xuất thiết bị toàn bộ cho công nghiệp chế biến nông sản, các loạI phương tiện vận tảI...phát triển mạnh công nghiệp đóng tầu, lắp ráp và chế tạo ô tô xe máy.
Xây dựng và phát triển nhanh công nghiệp đIện tử và công nghệ thông tin, chọn một số hướng đI sớm vào hiện đạI phục vụ ché tạo máy và tự động hoá một số khâu có sản phẩm xuất khẩu. Phát triển dịch vụ tin học, nhất là phần mềm nghiên cứu khoa học.
3. Chương trình phát triển kinh tế dịch vụ
* Mục tiêu:
Phát triển mạnh các loạI dịch vụ, mở thêm những loạ hình mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của sản xuất kinh doanh và đời sống.
Tạo môI trường cạnh tranh lành mạnh trong dịch vụ. Giữ ổn định giá cả, nhất là đối với các mặ hàng và dịch vụ thiết yếu.
* Nhiệm vụ
Phát triển thương nghiệp, bảo đảm lưu thông hàng hoá thông suốt, dễ dàng trong cả nước, nhất là vùng nông thôn, vùng sâu và miền núi, chú trọng công tác tiếp thị trong và ngoàI nước. Thương nghiệp quốc doanh được củng cố và phát triển trong những ngành hàng thiết yếu đối với sản xuất và đời sống, nắm bán buôn, chi phối bán lẻ.
Tăng cường quản lý thị trường, hướng dẫn các thành phần kinh tế trong thương nghiệp phát triển đúng hướng, đúng chính sách, pháp luật,cạnh tranh lành mạnh; chống trốn thuế, lậu thuế, lưu thông hàng giả.
Tăng cường vai trò đIều tiết vĩ mô của nhà nước, xử lý kịp thời mọi diễn biến bất lợi của thị trường. Hoàn thiện hệ thống dự trữ quốc gia, dự trữ lưu thông.
Giá trị hàng hoá bán ra trên thị trường đến năm 2000 gấp 2,5 lần năm 1995, tăng bình quân hàng năm 20% (tính theo giá năm 1995).
Tăng nhanh khối lượng, nâng cao chất lượng và độ an toàn vận tảI hành khách, hàng hoá, trên tất cả các loạI hình vận tảI. Nâng cao năng lực đủ sức đảm nhận tỷ lệ thị phần theo luật pháp quốc tế trong vận tảI hàng không, viễn dương.
Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đát nước theo hướng du lịch văn hoá, sinh tháI, môI trường. Xây dựng các chương trình và các đIểm du lịc hấp dẫn về văn hoá, di tích ịch sử và khu danh lam thắng cảnh.
II. Thực trạng qúa trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 1996-2000
1. Thực trạng qúa trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 1996-2000
Cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch tích cực
Cơ cấu các ngành kinh tế đã có bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đạI hoá. Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP đã giảm từ 27,2%năm 1995 xuống còn 24,3% năm 2000; công nghiệp và xây dựng từ 28,7% tăng lên 36,6% và dịch vụ từ 44,1%năm 1995 còn 39,1%. Mặc dù vây vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra trong Nghị quyết ĐạI hội VIII (cơ cấu vào năm 2000 tương ứng là 19-20%, 34-35% và 45-46%).
Năm
Tốc độ tăng trưởng so với năm trước(%)
Cơ cấu
Tổng số
Nông lâm nghiệp và thuỷ sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
Nông lâm nghiệp và thuỷ sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
1996
9,34
4,40
14,46
8,80
27,76
29,73
42,51
1997
8,15
4,33
12,62
7,14
25,77
32,08
42,15
1998
5,76
3,53
8,33
5,08
25,78
32,49
41,73
1999
4,77
5,23
7,76
2,25
25,43
35,50
40,67
2000
6,75
4,04
10,07
5,07
24,30
36,61
39,09
Ước2001
7,10
4,10
14,50
1.1. Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch tích cực góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế
Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân hàng năm 5,7% so với mục tiêu đề ra 4,5-5%, trong đó nông nghiệp tăng 5,6%, lâm nghiệp 0,4%, ngư nghiệp 8,4%.
Cơ cấu mùa vụ đã chuyển dịch theo hướng tăng diện tích lúa đông xuân và lúa hè thu có năng suất cao, ổn định. Các loạI giống lúa mới đã được sử dụng trên 87% diện tích gieo trồng. Sản lượng lương thực có hạt tăng bình quân hàng năm trên 1,6 triệu tấn; lương thực bình quân đầu người tăng từ 360 kg năm 1995 lên 444 kg năm 2000.
Nhiều vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung gắn với công nghiệp chế biến bước đầu được hình thành; sản phẩm nông nghiệp đa dạng hơn. So với năm 1995, diện tích một số cây công nghiệp tăng khá:cà phê gấp 2,7 lần, cao su tăng 46%, mía tăng khoảng 35%, bông tăng 8%, thuốc lá tăng trên 18%, rừng nguyên liệu giấy tăng 66%,...Một số loạI giống cây công nghiệp có năng suất cao đã được đưa vào sản xuất đạI trà.
Giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị đất nông nghiệp tăng từ 13,5%triệu đồng/ha năm 1995 lên 17,5 triệu đông/ha năm 2000.
Chăn nuôI tiếp tục phát triển. Sản lượng thịt lợn hơI năm 2000 ước trên 1,4 triệu tấn,băng 1,4 lần so với năm 1995.
Nghề nuôi, trồng và dánh bắt thuỷ sản phát triển khá. Sản lượng thuỷ sản đánh bắt năm 2000 đạt trên 2 triệu tấn so với mục tiêu kế hoạch 1,6-1,7 triệu tấn; xuất khẩu đạt 1.475 triệu USD.
Công tác trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng có tiến bộ. Trong 5 năm đã trồng 1,1 triệu ha rừng tập trung, bảo vệ 9,3 triệu ha rừng hiện có, khoanh nuuoi táI sinh 700 nghìn ha. Độ che phủ rừng tăng từ 28,2% năm 1995 lên 33% năm 2000.
Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản năm 2000 đạt 4,3 tỷ USD, gấp hơn 1,7 lần so với năm 1995, bình quân hàng năm chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu của cả nước; đã tạo được ba mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gạo (đứng thứ hai thế giới), cà phê (đứng thứ ba)và hàng thuỷ sản chiếm 34%giá trị xuất khẩu toàn ngành.
1.2. Cơ cấu công nghiệp
Nhịp độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm 13,5.
Một số ngàng công nghiệp tiếp tục tổ chức và sắp xếp lạI sản xuất, lựa chọn các sản phẩm ưu tiên và có lợi thế, có nhu cầu của thị trường để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ đạt chất lượng cao hơn, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Năng lực sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng khá:năm 2000 so với năm 1995, công suất đện gấp 1,5 lần (tăng 2.715 MW); xi măng gấp 2,1 lần (tăng 8,7 triệu tấn); phân bón gấp trên 3 lần (tăng 1,5 triệu tấn); thép gấp 1,7 lần (tăng 1,0 triệu tấn); mía đường gấp hơn 5 lần (tăng hơn 60.000 tấn mía / ngày).
Sản lượng một số sản phẩm quan trọng tăng nhanh. Năm 2000 so với năm 1995, sản lượng dầu thô gấp 2,1 lần; đIện gấp 1,8 lần; than sạch vượt ngưỡng 10 triệu tấn, trong đó xuất khẩu 3,0 triệu tấn; thép cán gấp hơn 3 lần; xi măng gấp hơn 2 lần; vảI các loạI gáp 1,5 lần; giấy các loạI gấp 1,7 lần,...
Xuất khẩu sản phẩm công nghiệp (kể cả tiểu thủ công nghiệp) tăng nhanh, năm 2000 đạt 10 tỷ USD, gấp 3,4 lần năm 1995, chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Cơ cấu các ngành công nghiệp đã có chuyển dịch đáng kể, hình thành một số sản phẩm mũi nhọn, một số khu công nghiệp, khu chế xuất với nhiều cơ sở sản xuất có công nghệ hiện đạI. Đến năm 2000, công nghiệp khai thác dầu thô, khí tự nhiên và dịch vụ khai thác dầu khí chiếm khoảng 11,2% tổng giá trị sản xuất toàn ngành, công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uóng chiếm khoảng 20%, công nghiệp sản xuất và phân phối đIện, khí đốt, hơI nước chiếm khoảng 5,4%.
Ngành xây dựng đã tiếp nhận công nghệ xây dựng mới, trang bị thêm nhiều thiết bị hiện đạI, đáp ứng nhhu cầu phát triển trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, có thể đảm đương việc thi công những công trình quy mô lớn, hện đạI về công nghệ; năng lực đấu thầu các công trình xây dựng cả trong và ngoàI nước được tăng cường.
Đáp ứng đủ nhu cầu xi măng, tấm lợp;cơ bản đáp ứng nhu cầu về thép xây dưng thông thường.Một số vật liệu xây dựng chất lượng cao (gạch lát nền, gạch ốp lát)sản xuất trong nước đạt tiêu chuẩn châu Âu và khu vực.
1.3. Cơ cấu dịch vụ đã phát triển đa dạng
Giá trị các ngành dịch vụ tăng 6,8%/năm.Thương mạI phát triển khá, bảo đảm lưu chuyển, cung ứng vật tư, hàng hoá trong cả nước và trên từng vùng. Thương mạI quốc doanh được sắp xếp lạI theo hướng nắm bán buôn, tham gia kinh doanh bán lẻ đối với một số mặt hàng thiết yếu; mạng lưới trao đổi hàng hoá với nông thôn, miền núi bước đầu được tổ chức lạI. Tổng mức hàng hoá bán lẻ tăng bình quân 6,2%/năm (đã loạI trừ yếu tố biến động giá).
Du lịch phát triển đa dạng, phong phú, chất lượng dịch vụ được nâng lên. Tổng doanh thu du lịch tăng 9,7%/năm.
Dịch vụ vận tải về cơ bản đáp ứng dược nhu cầu giao lưu hàng hoá và đi lại của nhan dân. Khối lượng luân chuyển hàng hoá tăng 2%/năm và luân chuyển hành khách tăng 5,5%/năm.
Dịch vụ bưu chính- viễn thông có bước phát triển và hiện đạI hoá nhanh. Giá trị doanh thu bưu đIện tăng bình quân hàng năm 11,3%/năm.
Các dịch vụ tàI chính, kiểm toán, ngân hàng, bảo hiểm,... được mở rộng.Thị trường dịch vụ bảo hiểm đã được hình thành với sự tham gia của các thành phần kinh tế trong và ngoàI nước; dịch vụ tà chính, ngân hàng đã có những đổi mới quan trọng, tăng bình quân hàng năm 7,0%.
Các loạI dịch vụ khác như tư vấn pháp luật, khoa học và công nghệ,...bắt đầu phát triển.
2. Thực trạng cơ cấu ngành kinh tế năm 2001
Để có đIều chỉnh cho kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phù hợp với những điều kiện mới nảy sinh và những kết quả thực tế chúng ta đã đạt được ở năm đầu của kế hoạch 5 năm 2001-2005 cần đánh giá thực trạng cơ cấu ngành đạt được trong năm qua.
(1) Trong nông, lâm, ngư nghiệp, đã có những chuyển động mạnh hơn trong chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng,vật nuôI theo hướng hiệu quả; phát triển trồng cây nguyên liệu để phục vụ cho các cơ sở chế biến để thay thế hàng nhập khẩu đã có bước khởi động, rõ nét là cây bông, cây thuốc lá...Dự kiến giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp năm 2001 tăng 4,1% (kế koạch 4,3%), trong đó nông nghiệp tăng 2,2%, thuỷ sản có bước phát triển khá, đã chiếm trên 16% giá trị toàn ngành và tăng 15,5% so với năm 2000. Một lý do quan trọng nông nghiệp không đạt kế hoạch là do giá các hàng hoá nông sản xuống thấp.
Đến nay đã có hơn 200 ngàn ha đất trồng lúa, năng suất thấp chuyển sang nuôI tôm và một số cây trồng khác có hiệu quả hơn. Sản lượng lương thực có hạt năm 2001 ước khoảng 34 triệu tấn, giảm gần 1 triệu tấn so với năm 2000.
Các loạI cây công nghiệp có thị trường tiêu thụ như cao su, chè...được phát triển theo hướng, tăng năng suất; đối với một số cây công nghiệp có thị trường tiêu thụ khó khăn, giá xuống thấp như cà phê, hạt đIều, nhân đIều,...đã có sự chọn lọc, cơ cấu lạI.
Chăn nuôI phát triển khá, đàn trâu bò, lợn, gia cầm đều tăng; sản lượng thịt tăng 6%; sản lượng sữa tăng gần 25%.
Trồng mới trên 230 ngàn ha rừng, khoanh nuôI táI sinh 157 ngàn ha rừng, tỷ lệ che phủ rừng cả nước ước đạt gần 34%.
NuôI trồng thuỷ sản có bước phát triển mạnh, sản lượng thuỷ sản cả nước ước đạt khoảng 2,3 triệu tấn.
Chương trình phát triển về giống đã được chú trộng đầu tư, hệ thống các trung tâm giống, các trạm, trạI giống cây trồng vật nuôI...được đầu tư nâng cấp.
Mặc dù nhiều vùng đã có sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cây trồng và vật nuôI theo hướng phát huy lợi thế và hiệu quả hơn, nhưng cũng chỉ là bước đầu.
Công tác quy hoạch phát triển các vùng chưa thật sự gắn kết với việc xây dựng các cơ sở chế biến, giữa sản xuất và nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm, nên hiệu quả không cao.
(2) Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá cao và đồng đều trong các khu vực kinh tế và các trung tâm công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp ngoàI quốc doanh tăng rất cao. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng khoảng 14,5%(kế koạch 13%).
Nhiều sản phẩm quan trọng có mức tăng khá cả về sản xuất và tiêu thụ như khai thác khí, sản xuất đIện, than sạch, thép, xi măng, xe đạp,cơ khí, chế biến sữa, chế biến thuỷ sản...
Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp vẫn còn nhiều tồn tại, một số ngành sản xuất còn khó khăn, chưa tập trung đầu tư đúng mức cho các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh; một số sản phẩm sản xuất trong nước giá thành còn cao, khả năng cạnh tranh các sản phẩm thấp. Nhiều doanh nghiệp còn trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước như cấp vốn, hạ lãI suất vốn vay, bù lỗ, miễn, giảm thuế...tính năng động trong sản xuất kinh doanh kém.
Một vấn đề bức súc nhất hiện nay là khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam không chỉ trên thị trường quốc tế, mà ngay cả trên sân nhà. Nhiều sản phẩm của Việt Nam hiện nay tồn tạI được là nhờ sự bảo hộ của Nhà nước như đồ nhựa, xe máy, xe đạp, đồ dùng gia đình, đồ hộp, gạch ốp lát, may mặc, chất tẩy rửa. Đó là chưa kể các biện pháp bảo hộ phi thuế quan như hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu...Trong khi đó, thời hạn cam kết cắt giảm thuế quan theo CEPT/AFTA đã đến gần kề.
Để tăng tính cạnh tranh, trong đó một nhân tố quan trọng là phảI giảm được chi phí “đầu vào”. Muốn giảm chi phí "đầu vào" có những vấn đề phụ thuộc vào khả năng của doanh nghiệp như đổi mới quản lý, cảI tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ, đào tạo đội ngũ quản lý...nhưng còn nhiều vấn đề nằm ngoàI khả năng của doanh nghiệp thuộc về cơ chế, chính sách, hiệu quả quản lý của Nhà nước.
Theo số liệu của Ban Vật giá Chính phủ, đIện dùng cho sản xuất công nghiệp ở Việt Nam lên tới 6,30 Cent/kWh, trong khi đó tạI Trung Quốc chỉ là 4,50 Cent/kWh, Malaixa là 5,7 Cent/kWh và Inđônêxia là 4,50 Cent/kWh. Cước đIện thoạI đI quốc tế bình quân của Việt Nam là 1,97 USD/phút, trong khi đó ở Trung Quốc là 6,3 USD/phút, THáI Lan là 1,55 USD/phút, Singapore 0,88 USD/phút, Malaixia 1,03 USD/phút, Inđônêxia là 1,38 USD/phút. Xi măng đóng bao của Việt Nam là 51,5 USD/tấn, trong khi tai Singapore là 47,7 USD/tấn, Inđônêxia là 46,7 USD/tấn. Còn nhiều chi phí khác lớn hơn các nước như chi phí vận chuyển, nước,bảo hiểm, lương tối thiểu...nhiều chi phí "đầu vào" đã không hợp lý, nhưng vẫn đang có xu hướng tăng lên.
NgoàI chi phí "đầu vào" cao doanh nghiệp còn đối mặt với các loạI phí và lệ phí. Hiện nay, bên cạnh những loạI phí và lệ phí chính thức thành văn bản, doanh nghiệp còn dối mặt với các loạI phí và lệ phí không chính thức khác (?).Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bên cạnh phí hảI quan hay chi phí cho các loạI thuế đã quy định còn phảI đóng rất nhiều loạI “phí” dươí các hình thức khác nhau, mà nếu không nộp đủ thì hàng hoá sẽ bị ách tắc, doanh nghiệp phảI chịu chi phí lưu kho, mất cơ hội kinh doanh, làm tăng chi phí sản xuất và tăng giá thành sản phẩm.
Chi phí để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế thường là rất lớn. Nhà nước chưa có cơ chế quản lý, hỗ trợ đủ mạnh để cung cấp thông tin và các phương tiện giao dịch công cộng. Một trong những đIểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam tạI thị trường thế giới là khả năng tiếp hỗ trợ xuất khẩu.
Thêm vào đó là các thủ tục hành chính quá rườm rà, mất nhiều thời gian, việc cấp giấy phép kinh doanh, quyết định cho thuê đất, vấn đề giảI phóng mặt bằng thường kéo dài, quy chế đấu thầu còn nhiều bất cập, tình trạng hình sự hoá các giao dịch kinh tế còn nhiều phức tạp, phiền nhiễu...
Hàng hoá Việt Nam cạnh tranh kém còn do trình độ thiết bị công nghệ lạc hậu. Ví dụ, trong ngành cơ khí, thiết bị cơ khí lạc hậu đến 4-5 thập kỷ so với mặt bằng thế giới. Hiện nay toàn bộ hệ thống công nghệ của ngành cơ khí Việt Nam sử dụng để sản xuất công cụ, hàng tiêu dùng, máy động lực...hầu hết đều ra đời từ trước thập kỷ 80 và có tới 30 %có tuổi thọ hơn nửa thế kỷ. Trong nông nghiệp, thiếu công nghệ bảo quản và chế biến. Đến nay, khoảng 70 % lượng hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu dưới dạng thô, làm cho giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu thấp. Và ngược lạI các mặt hàng gạo cao cấp, cà phê, hạt đIều đã qua chế biến của nước ngoài vẫn chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.
Tỷ lệ nội địa hoá của hàng Việt Nam thấp. Để sản xuất, các ngành hàng phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Ví dụ để sản xuất giấy, các công ty phảI nhập khẩu bột giấy, loạI nguyên liệu này chiếm tới 70%giá thành sản phẩm. Đối với ngành dệt may 90% nguyên liệu là nhập khẩu và theo đó nguyên liệu này chiếm tới 60% giá thành sản phẩm. Tỷ lệ nội địa hoá ở các ngành xe máy, ô tô còn rất thấp.
Đó là kết quả của việc tổ chức cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ chưa được làm tốt. Cụ thể là ở lĩnh vực công nghiệp nhẹ còn chưa đa dạng về ngành hàng và tập trung khá nhiều vào một số lĩnh vực dẫn đến sự trùng lắp. Trong hơn 740 dự án còn hiệu lực có đến 300 dự án đầu tư vào ngành sợi, dệt, may, trên 60 dự án về sản xuất giầy dép và nguyên phụ liệu, 60 dự án về bao bì các loạI và hơn 30 dự án về sản xuất kinh doanh túi xách...ứơc tính chỉ 3 nhóm ngành hàng trên đã chiếm hơn 3/4 tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- G0038.doc