Tuy nhiên để hạn chế những thiệt hại công ty có một số các quy định sau về phương thức bán hàng:
_Tất cả các trường hợp thanh toán chậm bắt buộc phải ký hợp đồng kinh tế.
_Xác định rõ trách nhiệm cá nhân cho nợ và cho ứng trước tiền hàng.
_Tất cả các hợp đồng kinh tế phải được thanh toàn đúng hệ đúng thời gian quy định.
_Việc bán hàng phải được quyết định trên cơ sở đã tìm hiểu kỹ khả năng thanh toán của khách hàng để hạn chế rủi ro.
Đặc thù hoạt động kinh doanh của Công ty là lĩnh vực XNK mà chủ yếu là nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng, vật tư, máy móc thiết bị phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước. Công ty thường nhập khẩu hàng hoá, máy móc thiết bị, vật tư theo đơn đặt hàng của một đơn vị hoặc một số đơn vị kinh doanh trong nước. Và tuỳ thuộc vào việc xuất bán cả lô hàng cho khách hay chia nhỏ lô hàng bán cho vài khách.
Công ty đề ra chính sách giá cả phù hợp trên cơ sở nghiên cứu thị trường. Giá bán của hàng hoá được thực hiện theo đúng giá quy định hoặc giá thoả thuận giữa hai công ty trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
56 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1435 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối với doanh nghiệp thương mại
+ Đầu kỳ kết chuyển trị giá thực tế của hàng hoá tồn kho đầu kỳ, hàng mua đi trên đường, hàng gửi bán tồn kho cuối kỳ
Nợ TK 611 “Mua hàng”
Có TK 151,156,157
+ Phản ánh hàng mua trong kỳ
Nợ TK 611
Có TK 1331
Có TK 111,112,331 ...
+ Cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê hàng hoá tồn kho cuối kỳ, hàng đang đi trên đường, hàng gửi bán chưa xác đoịnh là tiêu thụ
Nợ TK 151,156,157
Có TK 611
+Phản ánh trị giá vốn hàng bán
Nợ TK 632
Có TK 611
+Kết chuyển giá vốn để xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 911
Có TK 632
1.6 Kế toán chi phí bán hàng
1.6.1 Khái niệm
Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí có liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá,dịch vụ của doanh nghiệp bao gồm : chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, chi phí chào hàng,giới thiệu, quảng cáo, chi phí hoa hồng đại lý...
1.6.2 Chứng từ sử dụng
_Hoá đơn thuế GTGT
_Phiếu thu, phiếu chi
_Bảng kê thanh toán tiền tạm ứng
_Các chứng từ có liên quan...
1.6.3 Tài khoản sử dụng
TK 641 “Chi phí bán hàng”
*Kết cấu tài khoản
_Bên nợ :
Tập hợp chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp
_Bên có :
+Các khoản giảm trừ chi phí bán hàng phát sinh trongkỳ hạch toán
+Kết chuyển chi phí bán hàng vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ hoặc kế chuyển chi phí bán hàng vào TK 142 “Chi phí trả trước”để chờ phân bổ
TK 641 không có số dư, TK 641 có 7 TK cấp 2 như sau
TK 6411 “Chi phí nhân viên”
TK 6412 “Chi phí vật liệu,bao bì”
TK 6413 “Chi phí dụng cụ,đồ dùng”
TK 6414 “Chi phí khấu hao tài sản cố định”
TK 6415 “Chi phí bảo hành”
TK 6417 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
TK 6418 “Chi phí bằng tiền khác”
1.6.4 Nguyên tắc hạch toán
Hạch toán chi tiết từng nội dung chi phí theo quy định tuỳ theo đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành,từng doanh nghiệp của thể mà chi phí bán hàng có thể mở thêm một số nội dung chi phí khác.Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng vào bên nợ TK 911.Đối với những hoạt động có chu kỳ kinh doanh dài trong kỳ không có hoắc có ít sản phẩm,hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ thì cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ hoặc một phần chi phí bán hàng đã phát sinh trong kỳ vào bên nợ TK 142 “Chi phí trả trước”
1.6.5 Phương pháp kế toán (Sơ đồ kế toán 3 phần phụ lục)
1.7 Kế toán chi phí quản lý
1.7.1 Khái niệm
Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí có liên quan đến toàn bộ hoạt động quản lý điều hành chung của doanh nghiệp bao gồm : chi phí hành chính, chi phí tổ chức, chi phí văn phòng ....
1.7.2 Chứng từ sử dụng
_Hoá đơn thuế GTGT, hoá đơn thông thường
_Phiếu thu, phiếu chi.
_Giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng.
_Bảng kê thanh toán tạm ứng.
_Các chứng từ khác có liên quan.
1.7.3 Tài khoản sử dụng
TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
*Kết cấu tài khoản
_Bên nợ :
Tập hợp các chi phí quản lý doanh nghiệp thức tế phát sinh trong kỳ.
_Bên có :
+ Các khoản giảm trừ chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ hạch toán.
+ Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK 911 để tính kết quả kinh doanh trong kỳ hoặc kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK 142 “Chi phí trả trước” để chờ phân bổ
TK 642 không có số dư cuối kỳ, TK 642 có 7 TK cáp 2 như sau :
TK 6421 “Chi phí nhân viên quản lý ”
TK 6422 “Chi phí vật liệu quản lý ”
TK 6423 “Chi phí đồ dùng văn phòng”
TK 6424 “Chi phí khấu hao tài sản cố định”
TK 6425 “Thuế,phí và lệ phí”
TK 6426 “Chi phí dự phòng”
TK 6427 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
TK 6428 “Chi phí bằng tiền khác”
1.7.3 Nguyên tắc hạch toán
Hạch toán chi tiết từng nội dung chi phí theo quy định của Nhà nước tuỳ theo đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành,từng doanh nghiệp cụ thể mở thêm một số nội dung chi phí khác .Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí chi phí quản lý doanh nghiệp vào bên nợ TK 911.Đối với những hoạt động có chu kỳ kinh doanh dài trong kỳ không phát sinh hoặc có ít sản phẩm,hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ thì cuối kỳ kết toán kết chuyển toàn bộ hoặc một phần chi phí quản lý doanh nghiệp đã phát sinh trong kỳ vào bên nợ TK 142 “Chi phí trả trước”
1.7.5 Sơ đồ kế toán 4 phần phụ lục
1.8 Kế toán xác định kết quả kinh doanh.
1.8.1 Khái niệm và phương pháp xác định kết quả kinh doanh
*Khái niệm :
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ kết quả của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ ; hoạt động tài chính và hoạt động khác mà doanh nghiệp tiến hành trong kỳ.
Thông thường, cuối kỳ kinh doanh kế toán tiến hành xác định kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thực chất là kết quả hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ mà doanh nghiệp tiến hành trong kỳ.Kết quả này được xác định bằng cách so sánh giữa doanh thu thuần về bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng,chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính
*Phương pháp xác định kết quả kinh doanh :
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh
=
Doanh thu thuần
-
Giá vốn
-
Chi phí bán hàng
-
Chi phí QLDN
1.8.2 TK sử dụng
TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
*Kết cấu TK 911
_Bên nợ
+Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ
+Chi phí bán hàng
+Chi phí quản lý doanh nghiệp
+Chi phí hoạt động tài chính.
+Chi phí khác
+Số lãi trước thuếcủa hoạt động kinh doanh trong kỳ
_Bên có :
+Doanh thu thuần của sản phẩm,hàng hoá và cung cấp dịch vụ đã tiêu thụ.
+Doanh thu hoạt động tài chính
+Thu nhập khác
+Số lỗ của hoạt động kinh doanh trong kỳ
TK 911 không có số dư cuối kỳ
Ngoài ra doanh nghiệp còn sử dụng TK 421 “Lợi nhuận chưa phân phối” để xác định kết quả hoạt động kinh doanh (lỗ hay lãi) ,TK 421 có 2 TK cấp 2
TK 4211 “Lợi nhuận năm trước”
TK 4212 “Lợi nhuận năm nay”
1.8.3 Nguyên tắc hạch toán
TK này cần phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản kinh tế phát sinh để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ hạch toán theo đúng quy định của chế độ quản lý tài chính.
Kế toán kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động như hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại, hoạt động dịch vụ, hoạt động tài chính, hoạt động khác.Trong từng hoạt đọng kinh doanh có thể hạch toán chi tiết cho từng sản phẩm, từng ngành, từng loại dịch vụ (nếu cần)
1.8.4 Phương pháp kế toán (sơ đồ kế toán 5 phần phụ lục)
Phần 2 :Thực tế về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu
2.1 Tổng quan về công ty
2.1.1 Quá trình hình thành của công ty
Công ty vật tư và xuất nhập khẩu được thành lập vào tháng 4/1988 lúc đầu có tên gọi là công ty vật tư rau quả với nhiệm vụ chính là cung cấp các loại vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh của ngành rau quả.
Năm 1993 công ty được Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ) ra quyết định thành lập lại doanh nghiệp (quyết định thành lập số 118NN/TCCNQĐ ngày 23/03/1993 ) và đổi tên thành công ty vật tư và xuất nhập khẩu.
Căn cứ vào Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của chính phủ về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần.
Căn cứ vào Quyết định số 4468/QĐ/BNN-TCCB ngày 09/12/2004 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước công ty vật tư và xuất nhập khẩu thành công ty cổ phần.
Năm 2005 công ty đã được cổ phần hoá và đổi tên lại là Công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu.
Tên giao dịch đối ngoại của công ty được viết tắt là : MASIMEX
Trụ sở chính tại : 46 Ngô Quyền – Quận Hoàn Kiếm Hà Nội
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 105705 do trọng tài kinh tế Hà Nội cấp ngày 14/03/1993.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty được chia thành các giai đoạn sau :
Giai đoạn 1988-1991 : Đây là thời kỳ kinh doanh còn mang nặng tính bao cấp với nhiệm vụ cung ứng vật tư cho Tổng công ty rau quả Việt Nam.Doanh số cao nhất chỉ đạt 4 tỷ VNĐ/năm.
Giai đoạn 1992-1996: Giai đoạn này công ty chuyển đổi nhiệm vụ từ cung ứng vật tư là chủ yếu sang kinh doanh xuất nhập khẩu là chủ yếu.Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 1996 đạt 5 triệu USD.
Giai đoạn 1996-2000: Công ty lấy nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu là chủ yếu.Phát triển nhiệm vụ sản xuất, liên doanh, liên kết, kim ngạch xuất nhập khẩu năm 1999 đạt 11 tỷ USD
Giai đoạn 2001-2006: Công ty vẫn chú trọng tới sản xuất và xuất nhập khẩu.Cuối giai đoạn này công ty chuyển đổi thàng công ty cổ phần .
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu
*Chức năng
_Công ty có chức năng kinh doanh thương mại và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu trong nước về vật tư, thiết bị, máy móc cho nền kinh tế quốc dân, mặt khác công ty còn nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng mà trong nước chưa sản xuất ra được hoặc sản xuất chưa đủ.
_Mở rộng liên kết kinh tế, hợp tác liên doanh với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp quốc doanh góp phần tích cực vào nền sản xuất xã hội
* Nhiệm vụ
Công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu là một doanh nghiệp thương mại được thành lập với nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh xuất nhập khẩu.Bên cạnh đó công ty còn thực hiện một số nhiệm vụ khác như:
_Xây dựng các phương án chiến lược kinh doanh phù hợp.
_Tổ chức và thực hiện các kế hoạch kinh doanh theo quy chế hiện hành.
_Tạo nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, quản lý khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn nhằm giữ uy tín và quan hệ với các bạn hàng trong nước và quốc tế.
_Thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, chấp hành tốt các chế độ chính sách về quản lý kinh tế, tài sản của Nhà nước, sử dụng có hiệu quả các loại tài sản, nguồn vốn đóng góp và làm tròn nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần MASIMEX(sơ đồ 6 phần phụ lục)
Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần MASIMEX bao gồm : Đại hội cổ đông ; Hội đồng quản trị ; Ban giám đốc ; Ban kiểm soát
* Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) : Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty.
* Hội đồng quản trị (HĐQT) : Là cơ quan quản lý của công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông.
*Ban giám đốc (BGĐ) : Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
*Ban kiểm soát (BKS): Do ĐHCĐ bầu ra, nhiệm vụ chủ yếu của Ban kiểm soát là kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, kiểm tra tính trung thực trong báo cáo tài chính của công ty.BKS báo cáo công việc trước ĐHCĐ và chịu trách nhiệm trước ĐHCĐ về những sai phạm gây thiệt hại cho công ty trong khi thực hiện nhiệm vụ.
* Phòng kế toán tài chính: Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban giám đốc, phòng có nhiệm vụ hạch toán các hoạt động SXKH của Công ty, lập báo cáo tài chính theo chế độ kế toán hiện hành nhằm cung cấp thông tin kịp thời theo yêu cầu quản lý và các bên có liên quan.
* Phòng TC- HC(Văn phòng): Tham mưu cho giám đốc về tình hình tổ chức nhân sự, tuyển chọn và đào tạo lao động đáp ứng nhu cầu, điều kiện SXKH trong từng thời kỳ, quản lý những khâu liên quan đến công tác hành chính, quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên. Đáp ứng đầy đủ, kịp thời các yêu cầu phục vụ cho nhiệm vụ SXKH như bao bì, in ấn tài liệu, khen thưởng... của công ty.
* Các phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ chủ động tìm hiểu, khai thác thị trường, tìm đối tác kinh doanh, khai thác các nguồn hàng XNK, đảm bảo xây dựng các phương án kinh doanh an toàn, lợi nhuận cao.
2.1.4 Tổ chức công tác kế toán
* Chính sách kế toán
_ Kỳ kế toán của công ty được bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12.
_Đơn vị tiền tệ sử dụng trong việc ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam.
Đối với ngoại tệ, công ty sử dụng tỷ giá của Ngân hàng công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để quy đổi ra đồng Việt Nam.
_Công ty áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Hàng tháng, công ty lập tờ khai thuế GTGT để nộp chi cục thuế Hà Nội.
_Kế toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng nguyên tắc HTK theo giá thực tế và sử dụng phương pháp đánh giá đích danh để tính trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho.Phương pháp hạch toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên.
* Hình thức kế toán
_Trong quá trình hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để quản lý chặt chẽ chứng từ ghi sổ và dễ dàng cho công tác kiểm tra đối chiếu nên công ty đã chọn hình thức chứng từ ghi sổ (Sơ đồ 7 phần phụ lục)
_Do đặc điểm và tính chất hoạt động mà công ty quyết định chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung.Theo mô hình này toàn bộ công ty chỉ tổ chức một phòng kế toán tại văn phòng công ty với nhiệm vụ hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp mọi nhiệm vụ nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
* Tổ chức bộ máy kế toán của công ty cổ phần MASIMEX
kế toán trưởng
Phó phòng kế toán
Kế toán
tiền mặt
Thủ
quỹ
Kế toán sản xuất
Kế toán hàng hoá
Kế toán
ngân hàng
_Kế toán trưởng : Là người chịu trách nhiệm về số liệu hoạch toán trước công ty và cơ quan chức năng.Thu nhập, tổng hợp các thông tin, tài liệu sổ sách kế toán đưa lên, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm trong các cuộc họp thường kỳ.
_Phó phòng kế toán: Tổ chức kế toán tổng hợp, lập báo cáo tài chính giúp kế toán trưởng thống kê các thông tin kinh tế, phân tích hoạt động kinh doanh, tổ chức quản lý hồ sơ tài liệu kế toán.
_Kế toán tiền mặt : Tổ chức kế toán tổng hợp và chi tiết thu chi và sử dụng quỹ tiền mặt của công ty.
_ Kế toán ngân hàng : Theo dõi tình hình thu chi, sử dụng quỹ tiền gửi tại các ngân hàng, thực hiện tất cả các nghiệp vụ tại ngân hàng, phản ánh tình hình tiền trả, tiền vay, các khoản công nợ với khách hàng, với Nhà nước.
_Kế toán hàng hoá : Theo dõi tình hình mua bán hàng hoá của các phòng XNK, các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình mua bán hàng hoá, tình hình thanh toán công nợ với khách nước ngoài.
_Kế toán sản xuất: Có nhiệm vụ thu thập các chứng từ có liên quan tới quá trình sản xuất bao bì, theo dõi số liệu hiện có và sự biến động của các loại vật tư nhập, xuất, tồn. Đồng thời căn cứ vào chứng từ gốc tập hợp chi phí để tính giá thành.
_Thủ quỹ : Quản lý tiền mặt tại quỹ, chịu trách nhiệm thu tiền bán hàng, thu chi tiền mặt, nộp tiền vào ngân hàng, theo dõi chứng từ, cuối ngày lập báo cáo quỹ.
2.1.5 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong hai năm gần đây.
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
1
Tổng doanh thu
186.651.876.649
348.262.403.599
2
Giá vốn
182.039.883.776
339.407.752.004
3
Tổng lợi nhuận trước thuế
1.220.572.034
1.934.217.881
4
Tổng tài sản
49.496.109.508
136.176.735.951
5
Tổng doanh thu hoạt động TC
312.127.158
482.492.380
6
Lương bình quân
1.800.00
2.000.000
* Nhận xét chung : Trong 2 năm vừa qua hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty rất có hiệu quả nhờ sự chú trọng đến công tác tiêu thụ hàng hoá, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, không ngừng mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác kinh doanh, cụ thể :Tổng doanh thu tăng 161.610.526.950 đ (tăng 86%) ; Giá vốn tăng 157.367.868.228 đ (tăng 86%) ; Tổng lợi nhuận trước thuế tăng 713.645.847 đ (tăng 58%) ; Tổng tài sản tăng 86.680.626.443 đ (tăng 175%) ; Tổng doanh thu hoạt động TC tăng 170.365.22 ( tăng 54%) ; Lương bình quân tăng 200.000 đ (tăng 11 %)
2.2 thực tế kế toán bán hàng của công ty
*Các phương thức bán hàng của công ty
Hoạt động bán hàng của công ty thường áp dụng hai phương thức bán hàng chủ yếu sau
Phương thức bán buôn hàng hoá
Phương thức bán lẻ hàng hoá
Các phòng kinh doanh XNK sẽ giao hàng cho khách tại kho của công ty hoặc vận chuyển đến cho khách mua hàng. Người nhận hàng sau khi ký vào chứng từ bán hàng(hoá đơn ,..) thì hàng đó sẽ được xác nhận là đã tiêu thụ.
Tuy nhiên để hạn chế những thiệt hại công ty có một số các quy định sau về phương thức bán hàng:
_Tất cả các trường hợp thanh toán chậm bắt buộc phải ký hợp đồng kinh tế.
_Xác định rõ trách nhiệm cá nhân cho nợ và cho ứng trước tiền hàng.
_Tất cả các hợp đồng kinh tế phải được thanh toàn đúng hệ đúng thời gian quy định.
_Việc bán hàng phải được quyết định trên cơ sở đã tìm hiểu kỹ khả năng thanh toán của khách hàng để hạn chế rủi ro.
Đặc thù hoạt động kinh doanh của Công ty là lĩnh vực XNK mà chủ yếu là nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng, vật tư, máy móc thiết bị phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước. Công ty thường nhập khẩu hàng hoá, máy móc thiết bị, vật tư theo đơn đặt hàng của một đơn vị hoặc một số đơn vị kinh doanh trong nước. Và tuỳ thuộc vào việc xuất bán cả lô hàng cho khách hay chia nhỏ lô hàng bán cho vài khách.
Công ty đề ra chính sách giá cả phù hợp trên cơ sở nghiên cứu thị trường. Giá bán của hàng hoá được thực hiện theo đúng giá quy định hoặc giá thoả thuận giữa hai công ty trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
2.2.1 kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu
2.2.1.1 Doanh thu
*Chứng từ kế toán sử dụng
_Hoá đơn GTGT.
_Phiếu thu, phiếu chi để ghi nhận các khoản thu, chi bằng tiền.
_Giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng.
Ngoài ra đối với hàng nhập khẩu còn sử dụng invoice, tờ khai hải quan…
*Tài khoản sử dụng
TK 511 “Doanh thu bán hàng”
Do đặc điểm kinh doanh của Công ty, để có thể theo dõi chi tiết kết quả của từng hoạt động kinh doanh, kế toán bán hàng mở các tiểu khoản như sau :
TK 5111 “Doanh thu bán thành phẩm”
TK 5112 “Doanh thu bán hàng nhập khẩu”
TK 5113 “Doanh thu nội địa”
TK 5114 “Doanh thu thuê kho”
TK 5115 “Doanh thu hàng xuất khẩu”
TK 5116 “Doanh thu hàng uỷ thác”
TK 5117 “Doanh thu bán hàng bao bì”
*Phương pháp xác định doanh thu thuần
Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu
2.2.1.2 Các khoản giảm trừ doanh thu
Kế toán bán hàng của công ty không sử dụng các TK phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu (TK 531, TK 532), trên báo cáo kết quả kinh doanh cũng không có khoản giảm trừ doanh thu.
VD1 : Trong kỳ phòng XNK II của công ty bán thép cuộn LC 1615/06 cho công ty CP xuất nhập khẩu Nam Tiến theo hợp đồng số 15 HĐKT giá vốn : 5.897.000.000 đ, số lượng 825.220 (tấn), đơn giá 73.612150,19 đ/tấn . Đến ngày 25/05/2007 phòng XNK II đã giao đủ hàng cho Công ty TNHH Thiên Minh theo hoá đơn bán hàng (thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ 5%) số 0011892 ngày 25/05/2007. Công ty TNHH Thiên Minh đã nhận hàng chấp nhận thanh toán .
Hạch toán nghiệp vụ:
BT1 Ghi nhận giá vốn
Nợ TK 632 “Giá vốn hàng hoá” : 5.897.000.000 đ
Có TK 156(1) “Giá mua hàng hoá” : 5.897.000.000 đ
BT2 Ghi nhận doanh thu bán hàng
Nợ TK 1312 “ Phải thu của phòng XNK2 ” : 6.378.354.000 đ
Có TK5112 “ Doanh thu bán hàng nhập khẩu ” : 6.074.622.000 đ
Có TK 333(11) “ Thuế GTGT đầu ra ” : 303.732.000 đ
Ngày 09/02/2007, Công ty Nam Tiến trả tiền hàng cho công ty bằng tiền mặt, số tiền là : 6.378.354.000 đ .
Hạch toán nghiệp vụ :
Nợ TK 111 : 6.378.354.000 đ
Có TK 1312 : 6.378.354.000 đ
VD 2: Ngày 21/06 Công ty bán cho công ty TNHH thương mại Trường Thành 1 máy ủi đơn giá 173.820.400 đ (đã bao gồm thuế GTGT 5%).Công ty Trường Thành trả tiền qua Ngân hàng.
Hạch toán nghiệp vụ phát sinh
Nợ TK 112 : 173.820.400
Có TK 511 : 167.448.000
Có TK 3331 : 6.372.400
2.2.2 kế toán giá vốn
Nội dung kế toán giá vốn hàng bán :
*Phương pháp tính giá vốn của hàng xuất kho:
Đối với hàng hoá, kế toán công ty áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, và tính giá vốn thực tế của hàng hoá theo phương pháp thực tế đích danh. Tuy nhiên theo yêu cầu quản lý kinh doanh việc xác định giá vốn thực tế hàng xuất kho được thực hiện thường xuyên ngay khi hàng hoá được xác định là đã tiêu thụ. Khi đó: Giá trị thực tế của hàng xuất kho chính là trị giá vốn của hàng thực tế của hàng hoá tại thời điểm nhập kho.
Như vậy, theo cách đánh giá vốn thực tế của hàng hoá, khi nhập kho kế toán ghi theo trị giá thực tế mua của từng lần nhập hàng. Tuy nhiên, để tiện theo dõi kế toán tập hợp trực tiếp các chi phí liên quan đến quá trình mua hàng như chi phí vận chuyển, chi phí giao nhận, thuế nhập khẩu…vào giá trị lô hàng.
Giá vốn của số hàng mua nhập kho
=
Giá mua thực của hàng mua về
+
Chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng
*Đối với hàng nhập khẩu: tính theo giá CIF là mức giá nhập khẩu theo từng nhà cung cấp nước ngoài theo từng hợp đồng, từng kho tại thời điểm cụ thể.
Giá mua thực tế của hàng NK
=
Giá nhập khẩu
+
Cước phí vận chuyển
+
Thuế nhập khẩu
Giá thực tế hàng NK mua về nhập kho
=
Giá mua của hàng NK
+
Các chi phí liên quan
Các chi phí liên quan bao gồm: chi phí mở L/C, chi phí giao nhận, chi phí vận chuyển, hải quan, lãi vay ngân hàng
* Đối với hàng xuất khẩu và hàng nội địa: giá vốn thực tế của những hàng hoá mua về nhập kho là trị giá mua trên hoá đơn không bao gồm thuế GTGT + các chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng.
Theo nguyên tắc phù hợp, để xác định kết quả kinh doanh sau một thời kỳ hoạt động của đơn vị, kế toán phải xác định phần chi phí tương ứng với doanh thu thực hiện. Như vậy, để xác định kết quả bán hàng một cách hợp lý, khi xác định giá vốn hàng bán, ta phải phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho số hàng xuất bán đầu kỳ. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh của công ty khá ổn định, hàng tồn kho không nhiều, việc nhập -xuất hàng chủ yếu thực hiện theo hợp đồng. Do vậy để xác định giá bán thực tế của hàng bán, kế toán có công thức sau:
Trị giá thực tế hàng đã bán
=
Trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho
+
Chi phí bán hàng, chi phí QLDN phát sinh trong kỳ
* Tài khoản sử dụng : TK 632 “ Giá vốn hàng bán ”
* Chứng từ sử dụng:
Căn cứ vào invoice (hoá đơn ngoại), thông báo thuế, tờ khai hải quan, phiếu nhập kho, hoá đơn GTGT và các chứng từ liên quan do phòng kinh doanh cung cấp, kế toán tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ thoe phương pháp trị giá thực tế đích danh.
* Ví dụ cụ thể : Ngày 12/04/2008 phòng XNK4 nhập khẩu đống mực in Lazer trị giá 13.080 USD.Tổng hợp các chi phí có liên quan như sau : Thuế NK : 10.532.670 đ ; Phí ngân hàng : 1.126.800 đ ; Lãi vay ngân hàng : 3.723.391 đ ; Phí giao nhận vận chuyển, thuê kho : 2.402.857 đ ; Lãi kinh doanh (2% trị giá lô hàng): 6.227.116 đ .Tỷ giá giao dịch thực tế là 1USD = 16.099 VNĐ
Vậy trong trường hợp này trị giá vốn của lô hàng này là : (13.080 *16.099) +10.532.670 = 221.107.590 đ
Trị giá của hàng xuất bán = 221.107.590 đ + 1.126.800 đ + 3.723.391 đ + 2.402.857 đ +6.227.116 đ = 234.509.370 đ
Ngày 20/05/2008 công ty bán lô hàng trên cho công ty Sản xuất và Phát triển TM Cửu Long với giá bán ( đã bao gồm thuế VAT 5%) là :246.319.889 đ
Công ty SX và Phát triển TM Cửu Long đã chấp nhận thanh toanh toán tiền.
Từ nghiệp vụ kinh tế trên hạch toán như sau :
BT1
Nợ TK 632 : 221.107.590 đ
Có TK 156(1) : 221.107.590 đ
BT2
Nợ TK 131(4) : 246.319.889 đ
Có TK 511 : 234.509.370 đ
Có TK 333(11) : 11.729.519 đ
2.2.3 Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
2.2.3.1 Chi phí bán hàng
* Nội dung : CPBH khối XNK của Công ty bao gồm các khoản chi phí phát sinh liên quan tới việc tiêu thụ hàng hoá trong kỳ. CPBH bao gồm:
+ Chi phí nhân viên bán hàng
+ Điện nước, điện thoại, văn phòng phẩm, tiếp khách, công tác phí.
+ Các chi phí bằng tiền khác
+ Hải quan, giám định, bảo hiểm.
+ Chí vận chuyển lưu kho, giao nhận, bốc vác…
* Chứng từ sử dụng : Phiếu chi tiền mặt, giấy báo nợ của ngân hàng, bảng kê chi, hoá đơn thanh toán các dịch vụ mua ngoài, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương…
* Tài khoản sử dụng : TK 641 “Chi phí bán hàng”, được mở chi tiết và mã hoá như sau:
TK 6411 “ chi phí nhân viên - công tác viên”
TK 6412 “ chi phí vật phẩm, quà biếu”
TK 6413 “ chi phí công tác tiếp khách”
TK 6414 “ chi phí khấu hao”
TK 6417 “ chi phí dịch vụ mua ngoài”
TK 6418 “chi phí bằng tiền khác”
* Phương pháp kế toán : Căn cứ vào các chứng từ gốc phản ánh các chi phí liên quan đến chi phí bán hàng kế toán sẽ cập nhập vào phần mềm kế máy tính.
Từ đó phần mềm sẽ tự động đưa thông tin lên các sổ như : sổ cái TK 641, bảng tổng hợp chi phí bán hàng.
*Ví dụ cụ thể
VD1 : Ngày 09/06/2008. Công ty trả tiền vận chuyển 01 máy ủi MITSUBISHI cho công ty cổ phần Nam Việt Hà số tiền 500.000đ bằng tiền mặt.
Hạch toán nghiệp vụ :
Nợ TK 641 : 500.000 đ
Có TK 111 : 500.000 đ
VD2 : Ngày 30/06 Công ty trả tiền lương cho bộ phận bán hàng và trích CPCĐ, BHXH,BHYT theo quy định số tiền 200.000.000 đ
BT 1: Lương phải trả cho nhân viên bán hàng
Nợ TK 641 : 200.000.000
Có TK 334 : 200.000.000
BT2 : Trích CPCĐ, BHXH,BHYT theo quy định
Nợ TK 334 : 38.000.000
Nợ TK 641 : 12.000.000
Có TK 338 : 50.000.000
2.3.2.2 Chi phí quản lý doanh nghiệp
* Nội dung : CPQLDN là tập hợp các chi phí liên quan tới hoạt động quản lý doanh nghiệp, bao gồm:
+ Chi phí quản lý
+ Chi phí công cụ, văn phòng phẩm, chi phí hành chính.
+ Các chi phí bằng tiền khác
+ Khấu hao tài sản cố định
+ Fax, điện thoại, vệ sinh, tiếp khách, công tác phí….
+ Sửa chữa thường xuyên
* Tài khoản sử dụng : kế toán sử dụng TK 642 “chi phí quản lý doanh nghiệp” để
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36853.doc