Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May Thăng long

lời nói đầu 1

chương i 2

cơ sở lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất 2

I. khái quát chung 2

1.1 Chi phí sản xuất kinh doanh 2

1.1.1 Khái niệm 2

1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh 3

1.1.2.2 Phân loại theo yếu tố chi phí 4

1.1.2.3 Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm 5

1.1.2.5 Phân loại chi phí theo cách thức kết chuyển chi phí 6

1.2 Khái niệm giá thành và các loại giá thành sản phẩm 6

1.2.1 Khái niệm về giá thành sản phẩm 6

1.2.2 Phân loại giá thành 7

1.2.2.1 Phân loại giá thành theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành 7

1.2.2.2 Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí 8

1.3 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 8

1.3.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 8

1.3.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 9

II. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm 10

1.2.2 Tập hợp chi phí sản xuất 10

III. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 13

1.3.1 Tài khoản sử dụng 13

1.3.3 Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK) 14

IV. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 15

1.4.1 Tài khoản sử dụng 15

1.4.2 Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 16

V. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 16

1.5.1 Tài khoản sử dụng 17

1.5.2 Tập hợp chi phí sản xuất chung 17

VI. Kiểm kê đánh giá sản phẩm làm dở 18

1. Xác định khối lượng sản phẩm làm dở theo sản lượng ước tính tương đương 19

2. Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 20

VII. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm 21

1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm 21

17.2 Các phương pháp tính giá thành 22

172.2 Phương pháp tổng cộng chi phí (phương pháp phân bước) 22

172.3 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 23

chương 2 26

thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty may thăng long 26

2.1 Đặc điểm của công ty may thăng long 26

21.1 Quá trình hình thành và phát triển 26

21.2 Thời kỳ đổi mới để phát triển 27

21.2 Tổ chức sản xuất ở công ty may Thăng Long 28

21.4 Tổ chức bộ máy kế toán và công tác quản lý kế toán ở công ty may Thăng Long 31

2.2 kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 33

22.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu chính 33

22.2 Kế toán chi phí vật liệu phụ 37

2.3 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 38

a. Đối với các xí nghiệp may 39

b. Đối với các phong ban và đơn vị phục vụ 40

a. Đối với các xí nghiệp may 40

2.4 Hạch toán chi phí sản xuất chung 44

chương 3 49

một số nhân xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty may thăng long 49

3.1 Nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành 49

3.2 Một số tồn tại và biện pháp khắc phục 51

32.1 Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 51

32.2 Về hạch toán chi phí sản xuất chung 51

32.4 Quy định bắt buộc về việc thống nhất cách gọi mã hàng 53

3.3 Phương pháp hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 53

33.1 Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 53

Kết luận 57

 

doc59 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 860 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May Thăng long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t bước công nghệ. Việc xác định đối tượng tính giá thành phụ thuộc nhiều vào quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Nếu quy trình công nghệ sản xuất đơn giản thì đối tượng tính giá thành là loại sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ. Nếu quy trình sản xuất phức tạp theo kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm gia đoạn cuối cùng. Nếu quy trình sản xuất phức tạp theo kiểu song song thì đối tượng tính giá thành là chi tiết bộ phận sản phẩm hoàn thành và thành phẩm cuối cùng đã hoàn thành. Xác định đối tượng Z đúng và phù hợp với điều kiện đặc điểm của từng doanh nghiệp sẽ giúp cho kế toán mở sổ kế toán và bảng tính giá thành theo từng đối tượng cần quản lý. 17.2 Các phương pháp tính giá thành 172.1 Phương pháp tính giá thành trực tiếp (phương pháp giản đơn) Giá thành sản phẩm theo phương pháp này được tính bằng cách lấy tổng số chi phí sản xuất sản phẩm cộng hoặc trừ số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ so với cuối kỳ chia cho số lượng hoàn thành của từng khoản mục. Phương pháp giá thành trực tiếp được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng và chu kỳ sản phẩm ngắn như nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ...) 172.2 Phương pháp tổng cộng chi phí (phương pháp phân bước) Quy trình công nghệ gồm nhiều bước, chế biến nối tiếp nhau theo một trình tự nhất trị, mỗi bước tạo ra một bán thành phẩm của bước trước là bước chế biến của bước sau. Theo phương pháp này chi phí sản xuất phát sinh của giai đoạn nào sẽ tập hợp riêng cho giai đoạn đó. Chi phí sản xuất chung sẽ được tập hợp theo phương thức phù hợp. * Phương pháp phân bước có tính giá thành của bán thành phẩm áp dụng đối với các doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ cao hoặc giá thành bán thành phẩm có thể dùng để bán ra ngoài. Đặc điểm của phương pháp này là khi tập hợp chi phí sản xuất của các bước chế biến chuyển sang bước sau tính theo khỏan mục chi phí và gọi là cách kết chuyển trình tự từng khoản mục. Trình tự tập hợp chi phí và tính giá thành theo phương pháp như sơ đồ sau: Sơ đồ 7 * Phương pháp phân bước không tính giá bán thành phẩm áp dụng ở những doanh nghiệp hạch toán kinh tế nội bộ yêu cầu không cao hoặc bán thành phẩm ở từng bước không bán ra ngoài. Kế toán không cần tính giá bán thành phẩm bằng cách xác định chi phí của từng bước nằm trong giá thành của thành phẩm gọi là chi phí song song. Sơ đồ 8 172.3 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Đối với phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp theo từng đơn đặt hàng. Các chi phí trực tiếp (nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp) phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó. Đối với chi phí sản xuất chung sẽ được phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn phù hợp (giờ công sản xuất, nhân công trực tiếp ,...) Đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Giá thành chỉ được tính khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không nhất trí với kỳ báo cáo. Những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp theo đơn đó đều coi là sản phẩm dở dang. Những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp theo đơn đó chính là tổng giá thành sản phẩm của đơn và giá thành đơn vị được tính như sau: Giá thành đơn vị = Tổng giá thành của đơn đặt hàng Số lượng sản phẩm của đơn đặt hàng Các doanh nghiệp có thể áp dụng tính giá thành theo đơn đặt hàng sản xuất là những doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ như các loại máy công cụ, sửa chữa xe máy... những doanh nghiệp có quy trình đông nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song, chu kỳ sản xuất dài và riêng rẽ. 172.4 Phương pháp tính giá thành theo định mức Dựa vào hệ thống địnhmức tiêuhao lao động, vật tư hiện hành và dự toán về chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ xác định giá thành định mức của từng loại sản phẩm. Đồng thời hạch toán riêng các khoản chênh lệch so với định mức phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm và phân tích toàn bộ chi phí trực tiếp phát sinh trong kỳ thành 3 loại: theo định mức, chênh lệch do thayđổi định mức và chênh lệch so với định mức. Từ đó giá thành thực tế được xác định như sau: Gía thành thực tế sản phẩm ằ Giá thành định mức sản phẩm ± Chênh lệch do thay đổi định mức ± Chênh lệch so với định mức Giá thành định mức được tính toán dựa trên cơ sở định mức tiên tiến hiện hành ngay đầu kỳ (đầu tháng). Tuỳ theo tính chất quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đăcụ điểm sản phẩm mà doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính giá thành định mức khác nahu (theo sản phẩm hoàn thành, theo bộ phận sản xuất rồi tổng hợp lại...) Để thuận lợi cho việc thực hiện định mức cũng như kiểm tra việc thi hành định mức thì thay đổi định mức được tiến hành vào đầu tháng. Trường hợp định mức diễ ra vào ngày giữa tháng thì đầu tháng sau mới phải điều chỉnh giá thành định mức. Chênh lệch so với định mức là những khoản chi phí phát sinh ngoài phạm vi định mức và dự toán quy định được goi là chênh lêch so với định mức hay thoát ly định mức. Phương pháp tính giá thành này được áp dụng đối với những doanh nghiệp có đủ các điều kiện như, quy trình công nghệ sản xuất đã định hình và sản phẩm đã đi vào sản xuất ổn định, các loại định mức kinh tế được xây dựng tương đối hợp lý, chế độ quản lý định mức đã được kiện toàn và đi vào nề nếp, trình độ tổ chức và nghiệp vụ kế toán đặc biệt là kế toán chi phí sản xuất đã vững vàng . chương 2 thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty may thăng long 2.1 Đặc điểm của công ty may thăng long 21.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty may Thăng long là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty dệt may Việt nam được thành lập 8/5/1958. Tên giao dịch quốc tế là Thăng long Garment Company (Thaloga). Trụ sở chính của công ty ở 250 Minh Khai quận Hai Bà Trưng , Hà nội. Công ty hiện là doanh nghiệp hàng đầu về may mặc đặc biệt là may xuất khẩu. Có được ngày hôm nay, những người thuộc nhóm nghiên cứu thành lập đã phải mầy mò tìm đường đi, tập hợp nhân công, máy móc, thiết kế, mẫu mã ban đầu. Năm 1958, chính thức có quyết định thành lập công ty may mặc xuất khẩu thuộc Tổng công ty xuất khẩu tạp phẩm. Đây là công ty may mặc xuất khẩu đầu tiên của nước ta. Tổng sổ cán bộ công nhân viên đầu tiên của công ty chỉ có 28 người, trụ sở đặt tại 15 Cao Bá Quát. Sản xuất sản phẩm ban đầu chỉ là sơ mi, Pijama, Măng tô nam. Thị trường chính là Liên xô (cũ), Tiệp Khắc, Đức. Từ năm 1975, công ty tích cực đổi mới máy móc thiết bị, trang bị dây chuyền tiên tiến, nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm. Trong những năm này ngoài thi trường truyền thống công ty còn triển khai gia công cho Pháp, Hà lan, Thuỵ điển đồng thời tranh thủ mở rộng thị trường nội địa. Sau những năm 1990, cơ chế bao cấp được xoá bỏ các doanh nghiệp bước vào cơ chế thị trường.... 21.2 Thời kỳ đổi mới để phát triển Sau những năm 1990 cơ chế bao cấp được xoá bỏ, các doanh nghiệp bước vào cơ chế thị trường, tiến hành mạnh mẽ công cuộc đổi mới. Công ty may Thăng Long cũng không nằm ngoài cơn lốc đổi mới đó. Bên cạnh khững khó khăn của cơ chế thị trường, công ty còn gặp phải những khó khăn khác đó là sự sụp đổ của thị trường Đông Đức, thị trường Liên Xô và thị trường ở các nước Đông Âu khác vốn là thị trường quen thuộc của công ty. Đứng trước những khó khăn này, năm 1990 công ty đã phải đầu tư máy móc thiết bị hiện đại hơn, nâng cao trình độ công nghệ, đủ khả năng sản xuất những mặt hàng mới, cao cấp đồng thời phải tổ chức, sắp xếp lại sản xuất, cải tiến các mặt quản lý cho phù hợp với yêu cầu mới. Cụ thể là trước đây sản xuất tách rời theo từng công đoạn: cắt may, là đóng gói, đóng hòm theo từng đơn vị sản xuất khác nhau cho năng suất thấp, lãng phí lao động. Sau khi tổ chức lại, sản xuất theo dây chuyền khép kín đã cho năng suất lao động tăng 20% và tiết kiệm được 305 lao động so với mô hình cũ. Tổng số lao động của công ty từ 3016 người xuống còn 2412 người. Bộ máy tổ chức cũng giảm: các phòng nghiệp vụ giảm từ 14 phòng xuống còn 7 phòng và tỷ lệ lao động gián tiếp từ 18,5% xuống còn 8%. Cũng trong những năm này công ty còn đẩy mạnh tìm kiếm và mở rộng thị trường mới. Công ty đã ký nhiều hợp đồng gia công và hoạt đồng bán sản phẩm cho nhiều công ty của Pháp, Đức, Thuỵ Điển và tiếp cận với thị trường các nước Châu á như Hàn Quốc, Nhật Bản... Bên cạnh đó công ty không quên chú ý tới thị trường nội địa. Từ năm 1990 - 1992 công ty đã đầu tư hơn 20 tỷ đồng thay thế toàn bộ hệ thống thiết bị cũ của CHDC Đức (TEXTIMA) bằng thiết bị mới của CHLB Đức (FAAB); Nhật bản (JUKI) và một số thiết bị khác như dây chuyền là hơi của Nhật Bản, thiết bị giặt mài quần áo bò của Thuỵ Điển. Nhờ có công nghệ hiện đại này mà mặt hàng quần áo bò và những mặt hàng khác của công ty đã có uy tín trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Với những kết quả đổi mới trên năm 1991 công ty may Thăng Long là đơn vị đầu tiên trong ngành may được Nhà nước cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp. Từ năm 1995 công ty đã mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất, thành lập hai chi nhánh may Hải Phòng và may Nam Hải (Nam Định) liên tục tới nay, cuối năm 1999 công ty đã hoàn thành xí nghiệp may VI trong 6 xí nghiệp may đứng chân tại Hà Nội. Đến nay mỗi năm công ty đã sáng tác hàng trăm mẫu mã đẹp, mới lạ cho thị trường nội địa và xuất khẩu, đạt doanh thu hàng FOB (hàng xuất khẩu trực tiếp) 80% doanh thu với nhiều mặt hàng đa dạng như quần áo bò, áo sơ mi, áo jacket, quần âu các loai... Với nhiệm vụ chính là sản xuất và gia công hàng, sản phẩm của công ty đã có mặt hơn 30 quốc gia trên thế giới. Điều đó đã khẳng định được tên tuổi và chỗ đứng của công ty trên thị trường. Biểu 1 21.2 Tổ chức sản xuất ở công ty may Thăng Long Với nhiệm vụ chính là sản xuất và gia công hàng may mặc phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Công ty may Thăng Long tổ chức thành 8 xí nghiệp chính phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Trong mỗi xí nghiệp may này được chia thành các bộ phận: - Văn phòng xí nghiệp - Tổ kiểm tra chất lượng sản phẩm - Tổ cắt - Tổ may - Tổ hoàn thành - Tổ bảo quản Trong 8 xí nghiệp, xí nghiệp VI mới được thành lập từ cuối năm 1999. Ngoài xưởng may chính công ty còn tổ chức bộ phận sản xuất kinh doanh phụ, xí nghiệp phụ trợ và cửa hàng thời trang. Sản phẩm của công ty được sản xuất và gia công theo dây chuyền công nghệ khép kín (cắt- may- là- đóng gói- đóng hòm- nhập kho) với các loại máy móc chuyên dụng và số lượng sản phẩm tương đối lớn được chế biến từ nguyên liệu chính là vải. Vải được nhận từ kho về theo yêu cầu của phòng kỹ thuật. Vải được đưa vào bộ phận cắt: vải được trải, đặt mẫu, đánh số và cắt thành bán thành phẩm, sau đó được chuyển đến các bộ phận may trong xí nghiệp. ở các bộ phận may này được chia thành nhiều công đoạn: may cổ, may tay, ghép thân... và sử dụng vật liệu phụ như chỉ, cúc... để hoàn thành sản phẩm. Các sản phẩm sẽ được chuyền xuống bộ phận là, đóng gói và nhập kho thành phẩm. Có thể nói tính chất sản xuất của các loại hàng trong công ty là sản xuất phức tạp kiểu liên tục, loại hình sản xuất hàng loạt, chu kỳ sản xuất ngắn, quy mô lớn. Sơ đồ 9 21.3 Tổ chức quản lý ở công ty may Thăng Long Công ty may Thăng Long tổ chức quản lý theo kiểu “chức năng trực tuyến” có nghĩa là phòng ban tham mưu với giám đốc theo từng chức năng, nhiệm vụ của mình giúp ban giám đốc điều hành, ra những quyết định đúng đắn và có lợi cho công ty. * Ban giám đốc gồm 4 người: - Tổng giám đốc: người đứng đầu bộ máy công ty thay mặt công ty chịu trách nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ hoạt động của công ty mình. - Giám đốc điều hành kỹ thuật: có trách nhiệm giúp tổng giám đốc về mặt kỹ thuật sản xuất, mặt thiết kế của công ty. - Giám đốc điều hành sản xuất: có nhiệm vụ giúp việc cho tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo hoạt động kinh doanh. - Giám đốc điều hành nội chính có nhiệm vụ giúp cho tổng giám đốc biết về các mặt đời sống công nhân viên và điều hành xí nghiệp dịch vụ đời sống. * Các phòng ban chức năng bao gồm: - Văn phòng tổng hợp: có nhiệm vụ quản lý về mặt quân số, mặt tổ chức của công ty , tham mưu cho tổng giám đốc về mặt tổ chức. - Phòng kỹ thuật có nhiệm vụ quản lý, phác thảo, tạo mẫu các mã hàng theo đơn đặt hàng của khách và nhu cầu của công ty. - Phòng KCS: có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm, nhằm loại sản phẩm hỏng, lỗi trước khi đưa vào nhập kho thành phẩm. - Phòng kế hoạch thị trường có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát thị trường và lập kế hoạch sản xuất cho kịp thời, đúng thời hạn trong các hợp đồng. - Phòng kế hoạch tài vụ có nhiệm vụ quản lý sản xuất kinh doanh về mặt số lượng và giá trị, phân tích và tổng hợp để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh. - Cửa hàng dịch vụ: làm công tác dịch vụ, phục vụ thêm cho đời sống của công nhân viên trong xí nghiệp. - Trung tâm thương mại giới thiệu sản phẩm: tại đây công ty trưng bày mặt hàng sản xuất, vừa giới thiệu sản phẩm, vừa bán đồng thời cũng là nơi tiếp nhân những ý kiến đóng góp của người tiêu dùng. - Cửa hàng thời trang: ở đây các mẫu mã quần áo được thiết kế riêng ở xưởng thời trang, mang tính chất giới thiệu sản phẩm là chủ yếu. - Phòng kho: bao gồm kho nguyên vật liệu và kho thành phẩm, nơi bảo quản đầu ra, đầu vào của quá trình sản xuất. Sơ đồ 11 21.4 Tổ chức bộ máy kế toán và công tác quản lý kế toán ở công ty may Thăng Long Xuất phát từ những đặc điểm kinh doanh, quy mô của khối lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đồng thời căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý, trình độ kế toán công ty may Thăng Long đã đăng ký sử dụng hệ thống chứng từ và tài khoản kế toán thống nhất của Bộ tài chính ban hành. Công ty tổ chức hạch toán theo hình thức sổ Nhật ký- Chứng từ. Phương pháp kế toán áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ, kế toán tài sản cố định theo phương pháp khấu hao tuyến tính. Niên độ kế toán bắt đầu 1/1 và kết thúc 31/12 hàng năm. Kỳ hạch toán của công ty là một quý. Bộ máy kế toán ở công ty may Thăng Long được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Phòng kế toán công ty thực hiện toàn bộ các công tác kế toán, tổ chức hướng dẫn và kiểm tra công tác thu thập và xử lý thông tin kế toán, thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán và chế độ quản lý tài chính. Tại các xí nghiệp chỉ bố trí nhân viên hạch toán. * Tại các xí nghiệp thành viên Các kho công ty tuân thủ chế độ ghi chép ban đầu căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, ghi thẻ kho, cuối tháng lập báo cáo “Nhập- xuất- tồn” chuyển lên phòng kế toán. Nhân viên hạch toán tại các xí nghiệp theo dõi từ khâu nguyên liệu đưa vào sản xuất đến lúc giao sản phẩm cho công ty. Cụ thể, các xí nghiệp may theo dõi từng chủng loại nguyên vật liệu đưa vào sản xuất theo dõi mặt hàng, số lượng bán thành phẩm cắt ra số lượng bán thành phẩm cấp phát cho từng tổ sản xuất, tình hình sản xuất nhập kho thành phẩm và các phần việc sản xuất đạt được để tính lương và các báo cáo hàng hoá gửi lên phòng kế toán. Ngoài ra, khi kết thúc hợp đồng, nhân viên hạch toán lập báo cáo quyết toán hợp đồng, giúp kế toán tính thưởng phần trăm tiết kiệm và phần trăm giá trị thu hồi. * Tại phòng kế toán - Kế toán trưởng đồng thời là kế toán tổng hợp- tổng hợp số liệu toàn công ty, lập báo cáo kế toán hàng tháng. - Kế toán vật tư (kế toán nguyên vật liệu) phụ trách tài khoản 152, hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song. Cuối quý lên băng kê “nhập- xuất- tồn”. - Kế toán tài sản cố định và công cụ lao động theo dõi tài sản cố định và công cụ lao động trên taì khoản 153, 211, 411, 214, lập băng phân bổ số 3 ‘Tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định” ghi nhật ký chứng từ số 9. - Kế toán tiêu thụ thành phẩm: theo dõi tình hình nhập xuất thành phẩm, ghi sổ chi tiết tài khoản 155 cuối tháng lập bảng kê số 11, lên tổng hợp thanh toán và lên báo cáo kết qủa kinh doanh. - Kế toán công nợ: theo dõi các khoản công nợ phải thu phải trả trong công ty và giữa công ty với khách hàng phụ trách tài khoản 131, 136, 138, 141, 331, 333, 336, 338... ghi sổ kế toán chi tiết. Cuối tháng ghi NKCT số 5, số 10 và bảng kê số 11. - Kế toán thanh toán: viết phiếu thu, phiếu chi, phát hành séc, uỷ nhiệm chi... hàng tháng lập kế hoạch tiềm mặt gửi cho ngân hàng có quan hệ giao dịch. Quản lý tài khoản 111, 112, 413 và các sổ chi tiết. Cuối quý lập Nhật ký- chứng từ số 1, số 2; bảng kê số 1, số 2 và NKCT số 4. - Kế toán chi phí sản xuất và giá thành: hàng tháng tổng hợp số liệu từ báo cáo các xí nghiệp gửi lên, lập báo cáo nguyên vật liệu vào sổ chi tiết tài khoản 621, tổng hợp phần chế biến thành phẩm vào báo cáo tổng hợp chế biến nhận số liệu từ các bộ phận kế toán khác đưa vào giá thành, tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số, lập bảng kê số 4 và NKCT số 7. - Thủ quỹ: gửi tiền mặt, căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ để xuất quỹ, nhập qũy, ghi sổ quỹ phần thu, phần chim cuối ngày đối chiếu với sổ quỹ của kế toán thanh toán tiền mặt. Sơ đồ 12 2.2 kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 22.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu chính Công ty may Thăng long ngoài sản xuất gia công cho các hãng còn sản xuất một số hàng nội địa để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Tuy nhiên phần sản xuất nội địa chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong toàn bộ hoạt động sản xuất một năm của công ty. Sản xuất hàng nội địa chủ yếu để tận dụng năng lực sản xuất (nguyên vật liệu tiết kiệm được từ hàng gia công). Chính vì công ty chuyên gia công hàng may xuất khẩu nên chủ yếu là sản xuất theo đơn đặt hàng. Mỗi đơn đặt hàng ký kết đều được công ty thống nhất với khách hàng trên nguyên tắc về tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức. Trên cơ sở đó phòng kỹ thuật xây dựng hệ thống định mức cho từng công đoạn, chi tiết sản phẩm cho nguyên phụ liệu. Nguyên vật liệu chính mà công ty sử dụng để sản xuất sản phẩm chủ yếu là các loại vải. Công ty nhập nguyên vật liệu theo hai hình thức: nguyên vật liệu do khách hàng cung cấp hoặc do công ty tự mua. Nếu bên đặt hàng cung cấp nguyên vật liệu thì toàn bộ nguyên vật liệu và bao bì (nếu có) được cung cấp tại cảng Hải Phòng theo điều kiện CIF. Chi phí nguyên vật liệu chính được tíng là chi phí vận chuyển từ nơi cung cấp về công ty. Ngoài nguyên vật liệu đã tính theo định mức, bên đặt hàng có trách nhiệm chuyển cho công ty 3%- 5% số nguyên vật liệu để bù đắp số hao hụt trong quá trình sản xuất. Nếu công ty tự mua thì chi phí nguyên vật liệu chính được tính là giá mua vào không có VAT. Việc quản lý nguyên vật liệu được chia làm 2 khâu với 2 mảng kế toán tương ứng. Khâu 1: Nguyên vật liệu về nhập kho công ty, căn cứ vào hoá đơn mua hàng, kế toán sẽ theo dõi nguyên vật liệu trên 2 mặt số lượng và giá trị. Khâu 2: nhập nguyên vật liệu ở kho công ty vào kho xí nghiệp, sau đó đưa vào chế biến (bán thành phẩm) để tạo ra thành phẩm và nhập kho công ty, kế toán chỉ theo dõi về mặt số lượng. - Về mặt hiện vật: dựa vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu trực tiếp đã quy định, theo dõi tình hình tiêu hao thực tế, tính toán ghi sổ bước đầu bằng “Phiếu theo dõi bàn cắt” và thực hiện công tác kế toán tập hợp chi phí cho từng phân xưởng, mã hàng. - Về mặt giá trị: Căn cứ vào lượng tiêu hao thực tế, khớp giá mua hoặc chi phí vận chuyển phân bổ cho nguyên vật liệu chính. Giá trị nguyên vật liệu chính nếu do bên đặt hàng cung cấp được tính: Chi phí bình quân 1 mét vải = Tổng chi phí vận chuyển Tổng số mét vải Giá trị nguyên vật liệu chính do công ty mua được tính là giá xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và định mức công ty giao cho các xí nghiệp, theo lệnh sản xuất thủ kho viết phiếu xuất kho theo từng loại vải của mỗi mã hàng. Biểu số 2 Dựa vào phiếu xuất kho và lượng vải chế biến nhân viên hạch toán xí nghiệp lập “Phiếu theo dõi bàn cắt”. Đây là phiếu theo dõi lượng vải chế biến cho từng mã hàng trên từng bàn cắt, có sự so sánh với định mức tiêu hao quy định trên mẫu thiết kế từ đó tính ra lượng vải thực tế còn có khả năng đưa vào chế biến sau quá trình cắt. Phiếu này được hạch toán hàng ngày và từng bàn cắt. Đặc trưng của doanh nghiệp may mặc là dù số vải còn chưa chế biến sau cắt còn nhiều và có giá trị khá lớn nhưng chỉ là vải vụn, mảnh nhỏ không sử dụng được nữa (Biểu số 3) Trên phiếu theo dõi bàn cắt ta thấy ngày 13/3/2001 xí nghiệp I nhận 760,21 mét vải, trải được 88 lá, mỗi là dài 8,43 m. Số nguyên liệu chính thực tế là: 88 x 8,43 = 741, 84 Hao phí đầu bàn đoạn nối là: 0,02 x 88 = 1,76 Số nguyên liệu chính còn lại là: 760,21 - (741,84 + 1,76) = 16,61 Đây chỉ là số liệu tính toán, số vải nhập lại kho của xí nghiệp chỉ là 14,73. số còn lại là 16,61- 14,73 = 1,88 m là những mảnh vải nhỏ không sử dụng được nữa, phần này được gọi là thiếu do hạch toán bàn cắt. Cuối tháng nhân viên hạch toán tổng hợp lập “Báo cáo nguyên liệu”. Báo cáo này theo dõi tình hình sử dụng nguyên liệu của toàn xí nghiệp. Bao gồm các yếu tố sau: mã hàng xí nghiệp nhận chế biến, nguyên liệu theo từng mã hàng, tồn đầu kỳ nhập trong kỳ, xuất trong kỳ và tồn cuối kỳ. Cụ thể phần nhập bao gồm nhập từ kho nguyên liệu của công ty và nhập khác (nhập từ kho xí nghiệp số vải còn lại sau hạch toán bàn cắt có thể dùng để may chi tiết sản phẩm). Phần xuất bao gồm xuất chế biến xuất về kho nguyên liệu (nguyên liệu thiếu chưa lập biên bản), xuất khác (thiếu do hạch toán bàn cắt) và đổi bán thành phẩm. Nếu phần nguyên liệu dùng để chế biến cho mã khác hoặc khi nhập nguyên liệu chưa được viết phiếu nhập thì loại nguyên liệu của những mã hàng đó được ghi ( - ) âm (Biểu số 4). Căn cứ vào phiếu theo dõi bàn cắt cả tháng nhân viên hạch toán tổng hợp lập “Báo cáo chế biến” (Biểu số 5). Báo cáo này thể hiện số lượng bán thành phẩm cắt, lượng nguyên liệu dùng để chế biến cho từng mã hàng. Ví dụ mã 9J806746 sử dụng 2 loại vật liệu chính là vải ngoài và xốp, chế biến được 748 bán thành phẩm trong đó chi tiết lượng nguyên liệu. Ngoài rabáo cáo này cũng thể hiện định mức thực tế xí nghiệp so với định mức tiêu hao nguyên vật liệu công ty giao cho xí nghiệp; tỷ lệ phần trăm hao hụt của nguyên vật liệu theo từng mã hàng. Cuối tháng dựa vào phiếu theo dõi bàn cắt trong tháng, dựa vào số lượng bán thành phẩm cắt và số sản phẩm hoàn thành nhập kho trong phiếu nhập kho, tổng hợp thành “Báo cáo hàng hoá” (Biểu số 6). Báo cáo này thể hiện số lượng thành phẩm tồn đầu kỳ, số lượng sản phẩm nhận chế biến trong tháng bao gồm nhận chế biến và nhận khác; số lượng thành phẩm xuất gồm ba loại , B, C và xuất khác; số lượng thành phẩm tồn cuối kỳ. Sau khi tổng hợp báo cáo trên, nhân viên hạch toán xí nghiệp gửi lên phòng kế toán công ty. Trên cơ sở đó, kế toán lập thành 3 loại báo cáo tổng hợp. Các báo cáo của xí nghiệp mới chỉ phản ánh về mặt lượng, kế toán công ty phải dựa vào giá trị nguyên vật liệu thực tế xuất kho hoặc chi phí vận chuyển để phân bổ tính toán và hoàn chỉnh số liệu về mặt giá trị. “Báo cáo tổng hợp chế biến” tổng hợp số liệu toàn công ty căn cứ vào báo cáo chế biến của các xí nghiệp. Báo cáo này được lập theo quý, thể hiện số lượng bán thành phẩm chế biến theo cả quý trong từng mã hàng. Số lượng nguyên vật liệu chính tiêu hao thực tế cho số bán thành phẩm đó. Chi phí nguyên vật liệu chính tính bằng tiền và chi phí bình quân đơn vị sản phẩm. (Biểu số 7). Trên cơ sở báo cáo hàng hoá hàng tháng của xí nghiệp kế toán xây dựng “Báo cáo tổng hợp hàng hoá” (Biểu số 8) phản ánh số bán thành phẩm chế biến và thành phẩm nhập kho theo từng mã hàng và từng xí nghiệp, tổng hợp thành số liệu toàn công ty. “Báo cáo nguyên liệu của công ty” dựa trên số nguyên liệu tiêu hao thực tế. Số bán thành phẩm chế biến được và số thành phẩm nhập kho (dựa trên báo cáo hàng hoá) đồng thời điều chỉnh với sổ chi tiết vật liệu (Biểu số 9). Biểu số 3 22.2 Kế toán chi phí vật liệu phụ Vật liệu phụ dùng cho sản xuất sản phẩm ở công ty may Thăng Long bao gồm: chỉ, khung, móc, khoá, cúc... Cũng như giống như vật liệu chính, vật liệu phụ cũng được nhập theo hai hình thức: khách hàng cung cấp hoặc công ty tự mua. Quá trình sử dụng phụ liệu được theo dõi, giống như vật liệu chính và song song với vật liệu chính. Hàng tháng nhân viên hoạch toán căn cứ vào phiếu xuất kho phụ liệu và tình hình sử dụng phụ liệu để lập “Báo cáo phụ liệu” gửi cho phòng kế toán. Cuối quý kế toán chi phí tính đơn giá, tổng hợp chi phí vật liệu phụ trên toàn công ty và “Báo cáo vật liệu phụ tính vào giá thành”. Trên báo cáo này, vật liệu phụ được chi tiết cho từng mã hàng và giá trị vật liệu phụ tiêu hao. Ngoài vật liệu phụ ra, kế toán còn phải theo dõi chi phí bao bì. Bao bì sử dụng một lần và xuất cùng sản phẩm do vậy chi phí bao bì cũng được tính vào giá thành. Ví dự chi phí bao bì quý I/2001 là 138.860.285. Giá xuất kho thực tế của vật liệu phụ và bao bì được tính theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Công ty sử dụng tài khoản 621- CFNVL trong đó TK 6211- Chi phí nguyên vật liệu chính 622

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT313.doc
Tài liệu liên quan