Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật

Hiện nay, công ty đang áp dụng phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp này đơn giản, dễ tính toán nhưng độ chính xác cao, chưa phản ánh được sự biến đổi của giá cả thị trường trong nền kinh tế mà giá cả vật liệu thì luôn biến động. Việc áp dụng đơn giản bình quân gia quyền để đánh giá NVL xuất dùng sẽ ảnh hưởng đến việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, cũng như hạn chế việc ra quyết định và phương án kinh doanh.

Để khắc phục nhược điểm này, công ty có thể sử dụng phương pháp nhập trước xuất trước sẽ đảm bảo tính kịp thời chính xác của thông tin cung cấp. Điều này giúp cho công tác hạch toán chi phí đúng đắn, hợp lý hoá giá thành sản phẩm sản xuất và kinh doanh đạt hiệu quả cao.

 

doc78 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oán đầy đủ chính xác và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo sự hướng dẫn chỉ đạo thống nhất của bộ phận kế toán công ty. Để phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý của công ty, hiện nay Công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật đang áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ trong toàn bộ công ty cùng với quy định cụ thể về phạm vi trách nhiệm của từng nhân viên kế toan. Kế toán trưởng còn quy định rõ các loại chứng từ sổ sách được ghi chép lưu trữ, trình độ thực hiện và thời hạn hoàn thành từng công việc của từng người. Điều đó đảm bảo giữa các khâu, các bộ phận kế toán luôn có sự phân công và phối hợp chặt chẽ với nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Sổ kế toán là phương tiện được sử dụng để cập nhật và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán. Đối tượng kế toán rất phong phú đa dạng về nội dung kinh tế, về đặc điểm vận động và có yêu cầu quản lý khác nhau, do đó để phản ánh các đối tượng kế toán sổ kế toán cũng bao gồm nhiều loại sổ khác nhau. Mặt khác, xuất phát từ nhu cầu sử dụng thông tin của các nhà quản lý và trình độ phát triển của công nghệ thu nhận và xử lý thông tin, hệ thống sổ kế toán cũng không ngừng được cải tiến và hoàn thiện. Để phù hợp với hình thức Chứng từ ghi sổ mà công ty TNHH sản xuất va thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật đang áp dụng thì sổ sách kế toán được sử dụng là các chứng từ ghi sổ và Sổ cái. Trình tự ghi sổ kế toán được các nhân viên kế toán trong công ty ghi như sau: hàng ngày hoặc định kỳ căn cứ vào các chứng từ gốc theo từng loại nghiệp vụ trên cơ sở đó lập Chứng từ ghi sổ. Sau khi lập xong chuyển cho kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán ký duyệt rồi chuyển cho kế toán tổng hợp, sau đó được sử dụng để ghi vào Sổ cái các tài khoản chi tiết. Cuối tháng, sau khi ghi tất cả Chứng từ ghi sổ váo Sổ cái kế toán tiến hành cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng tài khoản. Sau khi đối chiếu thấy số khớp, đúng số liệu trên Sổ cái dùng để lập bảng cân đối tài khoản (BCĐ SPS). Đối với các tài khoản phải mở sổ chi tiết thì cuối tháng tiến hành công sổ chi tiết; lấy kết quả đó để lập bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp và đối chiếu với Sổ cái của tài khoản đó, cuối cùng lập bảng cân đối kế toán. Công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên để nhằm theo dõi chính xác, chi tiết và kịp thời việc sử dụng hàng hoá vật tư trong kho. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng được sử dụng trong công ty là phương pháp khấu trừ. Công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật là đơn vị hạch toán phụ thuộc, cuối kỳ công ty gửi toàn bộ chứng từ sổ sách về tình hình kinh doanh của công ty lên Tổng công ty để tổng công ty tiến hành kiểm tra quyết toán. Niên độ kế toán được bắt đầu vào ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12, kỳ báo cáo của công ty là hàng tháng để cuối kỳ công ty tiến hành tổng hợp báo cáo quý. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ như sau: Sơ đồ 2.9: Chứng từ ghi sổ Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký CTGS Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Chứng từ gốc Báo cáo tài chính :ghi hàng ngày : ghi cuối tháng : kiểm tra, đối chiếu 2.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật. Các hoạt động kinh tế chủ yếu được diễn ra là nhằm tạo ra hàng hoá, dịch vụ nhằm thoả mãn các nhu cầu của con người, ta gọi đó là hoạt động sản xuất. Hoạt động sản xuất thực chất là quá trình bao gồm sự vận động các yếu tố đã bỏ ra và biến đổi chúng một cách có ý thức để trở thành sản phẩm cuối cùng; trong quá trình đó, nhất thiết các doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất định. Để có thể xác định được chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong một kỳ sản xuất, đồng thời để có thể tập hợp tính toán được các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho yêu cầu quản lý thì mọi sự tiêu dùng, các yếu tố cho sản xuất cuối cùng đều được biểu hiện bằng thước đo tiền tệ. Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp có thể tiến hành ở nhiều địa điểm khác nhau và có thể liên quan đến nhiều loại sản phẩm hay thực hiện các loại dịch vụ khác nhau. Do vậy việc xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với tình hình hoạt động, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đáp ứng được nhu cầu quản lý chi phí của doanh nghiệp sẽ tạo điệu kiện để tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất. Vậy, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất phải tập hợp nhằm đáp ứng cho yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Thực chất của xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là xác định: nơi phát sinh chi phí (phân xưởng sản xuất, tổ đội và toàn DN), đối tượng chiu chi phí (là một sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiêt sản phẩm hoặc đơn đặt hàng). Công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật ngoài hoạt động Tư vấn, thiết kế các hệ thống thuỷ lực- khí nén, điều khiển tự động, Chế tạo: Các thiết bị, chi tiết trong máy dập, máy đúc, máy ép thuỷ lực, máy ép nhựa….và các thiết bị cơ khí khác…Công ty còn tổ chức sản xuất nhiều loại dây điện và một số phụ tùng các loại như: dây điện Kaiser C110, C100, dây điện Team100, Team, dây điện Solid, dây QA C100…để lắp ráp cho các thiết bị của công ty tự sản xuất ra hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng. Các sản phẩm trên chính là đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại công ty, mỗi sản phẩm được cấu thành từ rất nhiều chi tiết. VD: Dây điện Kaiser C110 (loại tốt) cấu thành bởi 45 chi tiết Dây điện TeamC100 cấu thành bởi 40 chi tiêt Dây điện QAC100 cấu thành bởi 35 chi tiết …… Do vậy, để thuận lợi cho công tác hạch toán CPSX công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật xác định đối tượng hạch toán CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Đồng thời để thuận lợi cho việc tính giá thành các sản phẩm sản xuất tại đơn vị cũng như thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán, công ty cần phải tiến hành phân loại CPSX. Tại công ty, CPSX được phân loại theo khoản mục chi phí bao gồm: Chi phí NVL trực tiếp : chiếm 87,1% Chi phí NC trực tiếp : chiếm 8,09% Chi phí sản xuất chung: chiếm 4,81% 2.4 Đối tượng tính giá thành tại công ty TNHH SX & TM thiết bị công nghiệp Việt Nhật. Để chế tạo ra một sản phẩm, doanh nghiệp phải đầu tư vào quà trình sản xuất một lượng chi phí nhất định, những chi phí này cấu thành lên giá thành của sản phẩm đó. Vậy, giá thành sản phẩm cũng là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác có liên quan đến khối lượng sản phẩm, đơn vị sản phẩm hoặc các lao vụ dịch vụ đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất; cũng như các giải pháp kinh tế kĩ thuật nhằm sản xuất được khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí tính giá thành sản phẩm (Zsp). Tổng CPSX của kết quả SX đã hoàn thành Giá thành đơn vị sản phẩm = Khối lượng SX đã hoàn thành Sau khi xác định được đối tượng tập hợp chi phí, ta phải xác định đối tượng tính giá thành nghĩa là phải xác định được giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm. Muốn xác định chính xác đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào tình hình hoạt động cụ thể của hoạt động sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, căn cứ vào các sản phẩm sản xuất ra. Đồng thời phải xác định đơn vị tính của sản phẩm được sản xuất ra phù hợp với đơn vị tính ghi trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào căn cứ nói trên thì đối tượng tính giá thành có thể là từng sản phẩm, công việc đã hoàn thành hoặc từng bộ phận, chi tiết sản phẩm, hoặc sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ hay bán thành phẩm hoặc là từng công trình, hạng mục công trình. Xác định đối tượng tính giá thành đúng, phù hợp với điều kiện đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp giúp cho kế toán mở sổ kế toán và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm có hiệu quả đáp ứng yêu cầu quản lý của nội bộ DN. Tại công ty TNHH SX & TM thiết bị công nghiệp Việt Nhật đối tượng tính giá thành là các cụm dây điện đã hoàn thành một quy trình sản xuất (đã kiểm tra đóng gói) đúng kích thước (VD: dây dài 1,9m hay 2,3m…), đủ đầu zắc, đủ hộp nhựa… đó là những cụm dây điện Kaiser C100, dây điện Kaiser C110, Team 100, QA C100… Để thuận lợi cho công tác tính giá thành sản phẩm sản xuất ra cần xác định kỳ tính giá thành sản phẩm khoa học hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu giá thành thực tế được kịp thời. Xuất phát từ thực tế và đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm là hàng tháng đều có sản phẩm nhập kho. Do đó, công ty TNHH SX& TM thiết bị công nghiệp Việt Nhật tổ chức tính giá thành sản phẩm vào hàng tháng phù hợp với kỳ báo cáo, tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm kịp thời. Cụ thể kỳ tính giá thành của đề tài này là vào tháng 4/2008. 2.5 Việc tính chi phí tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật. (*) Nội dung: chi phí NVL trực tiếp lá cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Chi phí NVL trực tiếp ở công ty bao gồm: _ Chi phí NVL chính: dây điện 3,0mm; dây điện 0,5mm; đầu zắc 611-2,8(đồng mạ); đầu zắc 621-7,8(đồng không mạ); nhựa 431-D6; hộp 211-6,4 cầu chì…. _ Chi phí NVL phụ: băng dính, thiếc hàn, ống nhựa D8/9… Nguyên tắc sử dụng NVL là xuất phát từ nhu cầu sản xuất, từ nhiệm vụ sản xuất mà công ty đã xây dựng. Do đó trên từng phiếu xuất kho NVL được ghi chép chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, địa điểm và thời gian phát sinh…, căn cứ vào chứng từ xuất kho, báo cáo sử dụng NVL của phân xưởng kế toán thực hiện tổng hợp và phân loại NVL dùng cho các đối tượng sử dụng. (*) Tài khoản sử dụng tại công ty. Để tập hợp NVL trực tiếp cho xưởng sản xuất dây điện, kế toán sử dụng tài khoản 621 “chi phí NVL trực tiếp” TK621 “chi phí NVL trực tiếp” không có số dư và được mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí. Tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật thì TK621 được mở chi tiết cho từng phân xưởng. TK621_ Phân xưởng lắp ráp thiết bị. TK621_ Phân xưởng sản xuất dây điện. Việc xuất dùng NVL trực tiếp được quản lý chặt chẽ và phải được tuân theo nguyên tắc: tất cả nhu cầu sử dụng phải xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất cụ thể là kế hoạch lập định mức chi phí NVL sản xuất sản phẩm VD: Cụ thể là công ty đã ra định mức chi phí NVL cho một đơn vị sản phẩm theo từng loại dây điện thông qua bảng dự trù chi phí sản xuất được lập tháng 4/2008 Để sản xuất một cụm dây điện KAISER C110 (loại tốt) có bảng dự trù chi phí sản xuất như sau: Biểu 2.10: Bảng dự trù chi phí sản xuất dây điện Kaiser C110 (loại tốt) STT Tên vật liệu ĐVT Số lượng (định mức) Đơn giá (đồng/đvt) Thành tiền Ghi chú I. Dây điện 1. Dây điện 3.0 m 1,9 2.073 3.939 2. Dây điện 0,5 m 28,47 414 11.787 II. Đầu zắc 3. 611-2,8(đồng mạ) Cái 7 37 259 4. 621-2,8(đồng mạ) Cái 37 34 1.258 5. 221-3,5(không mạ) Cái 3 50 150 6. 17-D6 ( không mạ) Cái 1 85 85 7. 621-B6,3 (đồng mạ) Cái 4 88 352 … ….. III. Nhựa và cao su 17. Nhựa 431-6D Cái 2 275 550 18. Nhựa 34/03 Cái 1 295 295 19. Hộp 621-2,8-6 lỗ Cái 2 225 450 20. Hộp 611-7,8 Cái 1 235 235 21. Nhựa mềm Cái 2 25 50 … ….. IV. Phần phụ 43. Nhựa thông Kg 0,0005 20.000 10 44. Băng dính Kg 0,050 35.000 1.750 45. Thiếc hàn Kg 0,004 40.000 160 Đồng thời căn cứ vào bảng dự trù này và lệnh sản xuất của ban giám đốc, thủ kho tiến hành xuất kho NVL đáp ứng yêu cầu sản xuất một khối lượng dây điện nhất định. Khi xuất kho vật liệu thủ kho và nhân viên kế toán phân xưởng tự lập Phiếu xuất kho vật tư có ký xác nhận chéo. Để xuất kho vật liệu kế toán định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh rồi sau đó viết phiếu xuất kho. Nợ TK 621 : 67.868.250 Có TK152 : 67.868.250 (dây điện 3,0mm : 62.708.250 ) (đầu zắc 611-2,8 : 3.885.000 ) (đầu zắc 17-D6 : 1.275.000 ) Biểu 2.11: Công ty TNHH SX & TM Số: 01 thiết bị CN VN Nợ TK154 Có TK152 Phiếu xuất kho Ngày 01 tháng 04 năm 2008 Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Thị Lan Bộ phận: Sản xuất Địa chỉ: Công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật. Lý do xuất kho: Phục vụ sản xuất dây điện tại phân xưởng Xuất tại kho: Công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật STT Tên, nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư Mã sô ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú Yêu cầu Thực tế 1. Dây điện 3,0 m 30.250 30.250 2.073 62.708.250 2. Đầu zắc 611-2,8 (đồng không mạ) Cái 105.000 105.000 37 3.885.000 3. Đầu zắc 17-D6 Cái 15.000 15.000 85 1.275.000 Cộng 67.868.250 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Sáu mươi bảy triệu tám trăm sáu mươi tám ngàn hai trăm năm mươi đồng. Phụ trách bộ phận Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho sử dụng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họtên) Cuối tháng kế toán kho hàng xuống kho nhận chứng từ tiến hành tính giá vật liệu xuất - nhập – tồn. . Theo chế độ kế toán thì có 4 phương pháp tính giá NVL xuất dùng. Tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật áp dụng phương pháp tính giá vốn thực tế vật liệu xuất dùng được tính theo phương pháp bình quân gia quyền . x = Giá thực tế NVL Số lượng VL Đơn giá VL thực tế Xuất dùng xuất dùng xuất dùng Trong đó: = Đơn giá VL Giá thực tế tồn ĐK + Giá thực tế nhập trong kỳ thực tế bình quân Số lượng tồn ĐK + Số lượng nhập trong kỳ Yêu cầu đặt ra tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật là tính giá thực tế NVL xuất dùng trong tháng 04/2008 như sau: Biểu 2.12: Dư đầu tháng của NVL STT Tên sản phẩm Số lượng Đơn giá Đơn vị Thành tiền 1 Dây điện 3,0mm 75.000 2.073 m 155.475.000 2 Dây điện 0,5mm 105.000 414 m 43.470.000 3 Đầu zắc 611-2,8 (đồng mạ) 100.000 37 Cái 3.700.000 4 Đầu zắc 17-D6 (đồng mạ ) 16.500 85 Cái 1.402.500 5 Nhựa và cao su 14.500 275 Cái 3.987.500 Biểu 2.13: NVL Nhập trong tháng STT Tên sản phẩm Số lượng Đơn giá Đơn vị Thành tiền 1 Dây điện 3,0mm 65.000 2.073 m 134.745.000 2 Dây điện 0,5mm 105.000 414 m 43.470.000 3 Đầu zắc 611-2,8 (đồng mạ) 105.000 37 Cái 3.885.000 4 Đầu zắc 17-D6 (không mạ) 10.000 85 Cái 850.000 5 Nhựa 431-6D 13.000 275 Cái 3.575.000 6 Nhựa 621-2,8-9 lỗ 55.000 414 Cái 14.025.000 Biểu 2.14: NVL xuất trong tháng STT Tên sản phẩm Số lượng Đơn giá Đơn vị Thành tiền 1 Dây điện 3,0mm 70.600 m 2 Dây điện 0,5mm 105.000 m 3 Đầu zắc 611-2,8 (đồng mạ) 110.000 Cái 4 Đầu zắc 17-D6 (không mạ) 17.000 Cái 5 Nhựa 431-6D 156.000 Cái 6 Hộp 621-2,8-9 lỗ 17.000 Cái Giá vật liệu chính xuất dùng ta tính được theo phương pháp bình quân gia quyền là: Giá trị dây điện 155.475.000 + 130.000.000 3,0mm = x 70.600 xuất dùng 75.000 + 65.000 = 143.960.964 Giá trị dây điện 43.470.000 + 43.470.000 0,5mm = x 105.000 xuất dùng 105.000 + 105.000 = 43.470.000 Giá trị đầu zắc 3.700.000 + 3.885.000 611-2,8(đồng mạ) = x 110.000 xuất dùng 100.000 + 105.000 = 4.070.000 Giá trị đầu zắc 1.402.500 + 850.000 17-D6 = x 17.000 xuất dùng 16.500 + 10.000 = 1.445.000 Giá trị nhựa 3.987.500 + 3.575.000 413-6D = x 15.600 xuất dùng 14.500 + 13.000 = 4.290.000 Giá trị hộp 14.025.000 621-2,8-9lỗ = x 55.000 xuất dùng 55.000 = 14.025.000 Tương tự cách tính trên ta tính được giá trị vật liệu xuất dùng của nhiều loại vật liệu khác được thể hiện trên báo cáo chi tiết nhập – xuất – tồn, báo cáo này được lập vào cuối tháng. Giá thực tế vật liệu xuất dùng do kế toán kho hàng thực hiện tính toán và chuyển cho phòng TCKT tập hợp chi phí sản xuất. Đồng thời kế toán tiến hành phân bổ nguyên vật liệu xuất dùng. Biểu 2.15: Công ty TNHH SX & TM Thiết bị CNVN Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công dụng cụ (trích) Tháng 04/2008 STT GhiCó TK Ghi Nợ TK TK 152 TK 153 1. TK 621: chi phí NVLTT _ Xuất NVL chính 409.353.734 _ Xuất NVL phụ 55.715.266 2. TK 627: chi phí SXC 0 . Cộng 465.069.000 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sau khi đã xác định được giá trị thực tế của vật liệu xuất dùng trong tháng, dựa vào bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ số 02. Biểu 2.16: Công ty TNHH SX & TM Mẫu số- S01 thiết bị CNVN SKT/ DNN Chứng từ ghi sổ Số 02 Ngày 31 tháng 04 năm 2008 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có 1. Xuất NVL chính cho SX 621 152-VLC 409.353.734 * Dây điện Dây điện 3,0 mm 3.960.904 Dây điện 0,5 mm 43.740.000 * Đầu zắc Đầu zắc 611-2,8(đồng mạ) 3.957.317 Đầu zắc 17-D6(không mạ) 1.438.584 Đầu zắc 621-2,8(đồng mạ) 5.022.600 Đầu zắc 221-3,5(không mạ) 4.307.615 Đầu zắc 211-3,5(không mạ) 4.536.250 Đầu zắc 611-6,3(không mạ) 5.412.800 Đầu zắc 621-D6,3 (không mạ) 5.671.000 ….. * Nhựa và cao su Nhựa 431-6D 4.253.127 Hộp 621-2,8-9lỗ 12.210.000 Cầu chì 1.950.000 Nhựa 34/03 6.720.741 ….. 2. Xuất NVL phụ cho sản xuất 621 152-VLP 55.715.266 Băng dính 15.500.000 Thiếc hàn 8.860.000 Nhựa thông 1.233.766 ống nhựa D18/20 7.490.000 ống nhựa D8/9 9.568.000 ống nhựa trắng 8.063.500 Nhựa co 5.000.000 ….. Cộng x x 465.069.000 Kèm theo…..chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sau khi tổng hợp toàn bộ chi phí NVL vào Sổ cái TK621 kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính tổng NVL chính, NVL phụ trên các chứng từ ghi sổ để kết chuyển sang TK154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để lập Chứng từ ghi sổ số 39. Tiếp đó, kế toán tổng hợp căn cứ vào Chứng từ ghi sổ số 02 và số 39 để ghi vào Sổ cái TK621 như sau: Nợ TK154 : 465.0690.000 Có TK621 : 465.069.000 Biểu 2.17: Công ty TNHH SX & TM Mẫu 03 thiết bị CNVN SKT/DNN Sổ cái Năm 2008 Tên TK: chi phí NVL trực tiếp Số hiệu: TK621 NT GS Chứngtừ ghi sổ Diễn giải SHTK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 02 01/4 Xuất kho NVLC cho sản xuất 152-C 409.353.734 02 01/4 Xuất kho NVLP cho sản xuất 152-P 55.715.266 39 31/4 Kết chuyển CPNVL trực tiếp 154 465.069.000 Cộng số phát sinh x 465.069.000 465.069.000 Số dư cuối tháng x x x Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (*)Kế toán chi phí nhân công trực tiếp tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thiêt bị công nghiệp Việt Nhật. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp tại công ty TNHH sản xuất và thương mịa thiết bị công nghiệp Việt Nhật bao gồm tiền lương chính, tiền lương làm thêm giờ, tiền thưởng, ăn ca và các khoản trích theo lương… của công nhân trực tiếp sản xuất tại phân xưởng. Tài khoản sử dụng: TK622 “Chi phí nhân công trực tiếp”để tập hợp các chi phí trên. TK622 tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật được chia thành TK cấp 2 như sau: TK622: Sản xuất thiết bị, động cơ. TK622: Phân xưởng sản xuất dây điện. Kết cấu TK622 tại công ty giống kết cấu TK theo chế độ chung. Do đặc điểm sản xuất, công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật áp dụng 2 hình thức trả lương. _ Hình thức tiền lương theo thời gian: Hình thức này được áp dụng với cán bộ công nhân viên làm ở bộ phận gián tiếp sản xuất như: ban lãnh đạo, nhân viên các phòng ban, nhân viên quản lý các phân xưởng… _ Hình thức tiền lương theo sản phẩm: Hình thức này được áp dụng với công nhân trực tiếp sản xuất của phân xưởng sản xuất dây điện. Tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất dây điện được áp dụng là theo sản phẩm định mức do phòng tổ chức hành chính đề xuất và công ty quy định cho sản phẩm, từng công đoạn trên quy trình công nghệ sản xuất. Tuỳ thuộc vào nhu cầu lao động, từng bước công nghệ mà phân xưởng phân chia thành các tổ sản xuất; mỗi tổ do tổ trưởng phụ trách và phải chịu trách nhiệm về tổ của mình trước phân xưởng. Dựa vào khối lượng công việc được giao, tổ trưởng sản xuất đôn đốc công nhân trong tổ thực hiện nhiệm vụ của mình, đồng thời theo dõi tình hình lao động của từng công nhân để làm căn cứ cho thống kê phân xưởng tập hợp các bảng chấm công và phòng tổ chức giao đơn giá tiền lương theo sản phẩm và theo công đoạn sản xuất cho phòng kế toán. Căn cứ vào báo cáo kết quả sản xuất sản phẩm của phân xưởng, các bảng chấm công, số lượng sản phẩm hoàn thành hoặc dở dang chuyển cho giai đoạn sau chế biến tiếp, kế toán xác định tiền lương theo sản phẩm như sau: Đơn giá tiền lương SP = Tiền lương theo SP Số lượng SP hoàn thành Hàng tháng, kế toán tiền lương căn cứ vào các chứng từ nêu trên để tính tiền lương phải trả cho cán bộ CNV thông qua bảng thanh toán lương. Bảng thanh toán lương sẽ tính tổng tiền lương cho phân xưởng sản xuất, cán bộ quản lý phân xưởng, các phòng ban. Dựa vào bảng thanh toán lương, phụ cấp lương cho phân xưởng sản xuất dây điẹn Kaiser C110 và bảng phân bổ tiền lương của công nhân viên, kế toán lập chứng từ ghi sổ số 30 như sau: Biểu 2.18: Công ty TNHH SX & TM thiết bị CNVN Số 30 Chứng từ ghi sổ Ngày 31 tháng 04 năm 2008 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có _Lương CN sản xuất trực tiếp 622 334 76.500.000 + Tổ cắt dây 6221 17.500.000 + Tổ dập zắc 6222 19.125.000 + Tổ quấn tạo hình 6223 20.375.000 + Tổ kiểm tra đóng gói 6224 19.500.000 _ Lương nhân viên quản lý 642 334 49.224.000 ….. ….. ….. ….. Kèm theo … chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Cuối tháng, kế toán sử dụng bút toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK154 để xác định giá thành sản phẩm (được thể hiện trên chứng từ ghi sổ số 39) Nợ TK154 : 76.500.000 Có TK622 : 76.500.000 Dựa vào các chứng từ ghi sổ số 30, 39 kế toán ghi sổ cái TK622 như sau: Biểu 2.19: Công ty TNHH SX & TM Mẫu số S03 thiết bị CNVN Sổ cái Năm 2008 Tên TK : Chi phí Nhân Công trực tiếp Số hiệu : TK622 NT GS Chứng từ ghi sổ Diễn giải SHTK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 30 31/4 Lương CNSX trực tiếp 334 76.500.000 39 31/4 Kết chuyển CPNCTT 154 76.500.000 Cộng phát sinh x 76.500.000 76.500.000 Số dư cuối tháng x x x Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên, đóng dấu) Như vậy, trong phần kế toán chi phí nhân công trực tiếp ở công ty TNHH SX & TM thiết bị công nghiệp Việt Nhật có một điểm đáng lưu ý là các khoản bảo hiểm tính theo lương của nhân công sản xuất không được tính vào TK622. Theo công ty để nhanh chóng, công ty đã hạch toán các khoản bảo hiểm của công nhân sản xuất vào TK627. (*)Kế toán chi phí sản xuất chung tại công ty TNHH sản xuất và thương mại thiêt bị Công nghệp Việt Nhật. Công ty TNHH sản xuất và thương mại thiêt bị công nghiệp Việt Nhật sử dụng TK627 “Chi phí sản xuất chung” để tập hợp chi phí sản xuất chung, và được mở chi tiết thành các tài khoản cấp hai theo các khoản mục chi phí. Do đặc điểm tổ chức sản xuất nên CPSX phát sinh ở công ty chiếm tỷ trọng không lớn (chỉ chiếm 4,81%). Do công ty có phân xưởng sản xuất dây điện riêng việc hạch toán ở phân xưởng sản xuất dây điện là riêng biệt, do đó ta không phải tiến hành phân bổ chi phí SXC. Chi phí sản xuất chung tại phân xưởng sản xuất dây điện Kaiser C110 bao gồm: TK6271: Chi phí nhân viên quản lý PX, các khoản bảo hiểm toàn PX. TK6274: Chi phí khấu hao TSCĐ. TK6277: Chi Phí dịch vụ mua ngoài. TK6278: Chi phí bằng tiền khác. (*) Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng và các khoản bảo hiểm toàn phân xưởng. Hàng tháng, kế toán sẽ tính lương cho bộ phận quản lý phân xưởng đó là Quản đốc và Phó quản đốc phân xưởng căn cứ vào ngày công (thông qua bảng chấm công), lương sản phẩm bình quân ngày của công nhân sản xuất ở phân xưởng đó, và hệ số cấp bậc. ở phân xưởng sản xuất dây điện Kaiser C110 (loại tốt), tiền lương của nhân viên, công nhân toàn phân xưởng được tính như sau: Xét trong tháng 04 năm 2008 tình hình như sau: +> Quản đốc làm 24 ngày công, có HSL là 2,70. +> Phó quản đốc làm 22 ngày công, có HSL là 2,65. Từ đó ta tính được: _ Lương sản phẩm bình quân công nhân sản xuất dây điện Kaiser: 76.500.000 = 850.000 đ/ ngời 90 _ Lương của Quản đốc phân xưởng sản xuất dây điện Kaiser là: 850.000 x 24 x 2,70 = 2.503.000 đ 22 _ Lương của Phó quản đốc phân xưởng là: 850.000 x 22 x 2,65 = 2.252.5 22 Khi phát sinh nghiệp vụ trả lương cho nhân viên quản lý phân xưỏng sản xuất dây điện Kaiser C110, kế toán tiến hành ghi sổ bút toán sau: Nợ TK6271 : 4.755.500 Có TK334 : 4.755.500 Cuối tháng, căn cứ vào bảng tính lương và bảng phân bổ tiền lương, kế toán lập Chứng từ ghi sổ số 32 và ghi vào Sổ cái TK62

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36863.doc
Tài liệu liên quan