Trải qua hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty cổ phần may Thăng Long đã khẳng định vị thế của mình là một trong những Công ty rệt may hàng đầu Viêt Nam. Đó là phần thưởng xướng đáng cho những nổ lực hết mình của tất cả các phòng ban trong Công ty, trong đó có phần đóng góp không nhỏ của phòng kế toán – tài vụ nói chung và công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ nói riệng.
Là một doanh nghiệp sản xuất mặt hàng mang tính thời vụ, đặc điểm khách hàng rất phong phú và đa dạng, khối lượng công việc của phần hành kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ là vô cùng nặng nề. Trung bình mỗi quý, kế toán thành phẩm phải theo dõi gần 4.000 mã hàng khác nhau với tần xuất nhập xuất rất lớn. Tuy khó khăn như vậy nhưng kế toán thành phẩm không những đảm bảo việc theo dõi chi tiết tình hình nhập xuất tồn của từng mã hàng mà còn theo dõi chi tiết cả đối với từng hợp đồng và từng khách hàng. Cũng giống kế toán thành phẩm, kế toán theo dõi doanh thu và các khoản phải thu khách hàng đã rất cố gắng để phản ánh các khoản thu một cách chi tiết và theo dõi sát sao tình hình thanh toán đối với từng khách hàng. Thực sự phần hành kế toán này ở Công ty đã đáp ứng được những nhiệm vụ cơ bản đặt ra. Kết quả này cho thấy nỗ lực của toàn bộ thành viên trong phòng kế toán đồng thời phản ánh việc phân công công việc khoa học, hợp lý giữa các kế toán viên.
Để đạt được những kết quả như vậy, công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu tiêu thụ tại Công ty nhìn chung đã chấp hành đầy đủ các chính sách về giá cả, về thuế của Nhà nước cũng như tuân thủ theo đúng và linh hoạt chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ tài chính theo hướng phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị. Cụ thể:
- Các chứng từ kế toán trong Công ty đều đảm bảo tính thống nhất về biểu mẫu đã được quy định, được ghi chép thống nhất, kịp thời và đúng trình tự thực tế phát sinh.
89 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ở Công ty cổ phần may Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảng kê
số 8
Bảng kê
số 9
Bảng kê
số 10
Bảng kê
số 5, 6
Sổ chi tiết BH
Sổ chi tiết KH
Sổ tổng hợp BH
Bảng kê
số 11
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Gía vốn
Doanh thu
Chứng từ kế toán
Nhật ký chứng từ số 8
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG
I. Tổng quan chung về Công ty cổ phần may Thăng Long
1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty
Tên đầy đủ: Công ty cổ phần may Thăng Long
Tên thương gọi: Công ty may Thăng Long
Tên giao dịch tiếng anh: Thanglong garmentjointstockcompan
Tên viết tắt: Thaloga
Trụ sở chính: 250 Minh Khai, quân Hai Bà Trưng, HN
Điện thoại: (84-4)8623372 Fax: (84-4)8623374
E-Mail: Thaloga@fpt.vn
Ngày 8/5/1958 Bộ ngoại thương ra quyết định thành lập Công ty may mặc xuất nhập khẩu - tiền than của Công ty cổ phần may Thăng Long ngày nay. Đây là Công ty may mặc đầu tiên của Việt Nam trụ sở tại 15 Cao Bá Quát. Liên tiếp trong các năm 1958, 1959, 1960 công ty đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch sản xuất đã đề ra trong năm. Chỉ tính đến những tháng cuối năm 1958, tổng số lao động của công ty đã lên tới 550 người. Trước đòi hỏi phải phát triển về qui mô, tháng 7/1961 công ty chuyển về địa chỉ 250 Minh Khai, quân Hai Bà Trưng, HN.
Từ thành công trong gian đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 1 (1961 - 1965), ngày 31/8/1965 bộ phận gia công đã tách thành đơn vị sản xuất độc lập với tên gọi Công ty gia công may mặc xuất khẩu sau đó đổi thành Xí nghiệp may mặc xuất khẩu. Đến năm 1979 xí nghiệp có tên mới là Xí nghiệp may Thăng Long.
Nhờ đổi mới tư duy quản lý và khả năng thích ứng nhanh với môi trường cạnh tranh nên năm 1991, công ty là đơn vị đầu tiên trong ngành may mặc được nhà nước cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp. Và đến năm 1992, công ty là đơn vị đầu tiên được Bộ công nghiệp nhẹ (nay là Bộ công nghiệp) cho phép chuyển từ loại hình xí nghiệp sang loại hình công ty với tên cũ là Công ty may Thăng Long theo quyết định số 218 TC/LĐ – CNN ngày 24/3/1993. Năm 1993 công ty đã đăng ký bản quyền thương hiệu Thaloga tại thị trường Việt Nam và được cấp chứng nhận đăng ký bản quyền tại Mỹ vào tháng 9/2003.
Năm 2004 Công ty may Thăng Long được cổ phần hoá theo quyết định số 1496/QĐ – TCCB ngày 26/6/2003 của Bộ công nghiệp và lấy tên là Công ty cổ phần may Thăng Long.
Với những thành tích đã đạt được, Công ty cổ phần may Thăng Long đã được Nhà nước trao tặng nhiều huân chương cao quý: 1 huân chương độc lập hạng 3 (năm 1997), 1 huân chương độc lập hạng nhất (năm 1998), 1 huân chương độc lập hạng nhì (năm 2002) và nhiều huân chương cao quý khác cung nhiều bằng khen và giấy khen của Bộ công nghiêp, UBND thành phố Hà Nội, Tổng công ty may Việt Nam, UBND Quận Hai Bà Trưng.
Như vậy, với những thành quả đạt được trong thời gian qua, Công ty cổ phần may Thăng Long đã khẳng định rõ khả năng hoạt động cũng như hướng đi đúng đắn của mình. Hy vọng rằng, trong thời gian tới Công ty sẽ phát huy được sức mạnh của mình, tiếp tục trên đà tăng trưởng và đóng góp nhiều hơn nữa vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.1. Ngành nghề kinh doanh:
Với truyền thống chuyên sản xuất khinh doanh các sản phẩm may mặc, sau khi được cổ phần hoá, Công ty cổ phần may Thăng Long đã đăng ký thêm một số ngành nghề mới. Theo đó các ngành nghề kinh doanh hiện nay của Công ty bao gồm:
- Sản xuất và kinh doanh, xuất khẩu các sản phẩm may mặc, các loại nguyên liệu thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất thuốc nhuộm, thiết bị tạo mẫu thời trang, các sản phẩm khác của ngành dệt may. Trong đó hoạt động chính vẩn là ở lĩnh vực may mặc với các loại sản phẩm cơ bản: Quần áo sơ mi, áo Jacket, áo khoác các loại, quần áo trẻ em
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hang công nghệ thực phẩm, công nghiệp tiêu dung, trang thiết bị văn phòng, nông lâm, hải sản, thủ công mỹ nghệ.
- Kinh doanh các sản phẩm vật liệu điện, điện tử, cao su, ôtô, xe máy, mỹ phẩm, rượu, kinh doanh nhà đất, cho thuê văn phòng.
- Kinh doanh kho vận, kho ngoại quan, kinh doanh khách sạn, nhà hang, vận tải, du lịch lữu hành trong nước.
- Kinh doanh các nghành nghề khác phù hợp với qui định của pháp luật.
Tuy nhiên, mới chuyển sang hình thức công ty cổ phần trong 3 gần đây nên Công ty chủ yếu tập chung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh hang may mặc bán cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty.
Mô hình sản xuất của Công ty bao gồm nhiều xí nghiệp thành viên. Công ty hiện có 5 xí nghiệp may chính thức phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, gồm:
- 3 xí nghiệp may I, II, III ở Hà Nội.
- 1 xí nghiệp may ở Nam Hải đóng tại Nam Định.
- 1 xí nghiệp may Hà Nam đóng tại Hà Nam.
Trong đó mỗi xí nghiệp này lại được chia thành 5 bộ phân có nhiệm vụ khác nhau gồm: Văn phòng xí nghiệp, tổ cắt, tổ may, tổ là, kho Công ty. Ngoài các xí nghiệp may chính thì Công ty còn tổ chức bộ phân kinh doanh phụ như xí nghiệp phụ trợ gồm 1 phân xưởng thêu, 1 bộ phận xưởng mài đồng thời có nhiệm vụ cung cấp điện nước, sửa chữa máy móc thiết bị cho cả Công ty, 1 cửa hang thời trang chuyên nghiên cứu mẫu mốt, sản xuất những đơn đặt hang nhỏ, số lượng khoản 1000 sản phẩm. Ngoài ra còn có trung tâm thương mai và giới thiệu sản phẩm tại Tràng Tiền Plaza. Mô hình tổ chức sản xuất của Công ty được thể hiện qua sơ đồ 2.1.
2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Quy trình công nghệ sản phẩm chủ yếu của Công ty là quy trình phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn sản xuất. Nhưng dù mặt hàng nào, kể cả các cỡ của mỗi mặt hàng đó có yêu cầu kỹ thuật sản xuất riêng về loại vải cắt, thời gian hoàn thành đều được sản xuất trên cùng một dây chuyền khép kín gồm: 1 tổ cắt, 4 dây chuyền may, 1 tổ là với quy trình công nghệ như sau:
Nguyên vật liệu chính là vải, vải được nhận về từ kho nguyên vật liệu theo từng chũng loại mà phòng kỹ thuật chất lượng đã yêu cầu theo từng mặt hang. Vải được đưa vào nhà cất, tại nhà cắt vải được trải, đặt mẫu, cắt phá, cắt gọt, đánh số cà cắt thành thành phẩm, sau đó được nhập kho và được chuyển cho bộ phận may trong xí nghiệp. Đối với những sản phẩm yêu cầu thêu hai in thì phải được thực hiên sau khi cắt rời mới đưa xuống tổ may
Xí nghiệp I
Cửa hàng thời trang
Phân xưởng mài
Công ty
Xí nghiệp II
Xí nghiệp III
XN may
Nam Hải
XN may Hà Nam
Xí nghiệp phụ trợ
Văn phòng xí nghiệp
Tổ cắt
Tổ may
Phân xưởng thêu
Tổ là
Kho Công ty
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức sản xuất của Công ty
Các tổ may tiến hành các công đoạn: may than, may tay, may cổ rồi sau đó mới gép thành sản phẩm hoàn chỉnh rồi chuyển sang tổ là. Nếu sản phẩm cần tẩy mài thì trước khi giao cho tổ là, thì sản phẩm được chuyển qua phân xưởng tẩy mài. Sản phẩm khi qua các khâu trên sẽ được hoàn chỉnh chuyển xuống bộ phận là. Phòng kỹ thuật có trách nhiệm kiểm tra lại sản phẩm về mặt chất lượng, quy cách, kích cỡ trước khi đóng gói sản phẩm.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm được tóm tắt theo sơ đồ 2.2.
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
NVL (Vải)
Cắt
Trải vải
Đặt mẫu
Cắt phá
cắt gọt đánh số đồng bộ
May
May thân
May tay
..
Ghép thành thành phẩm
Là
Tẩy mài
Vật liệu phụ
Đóng gói kiểm tra
Bao bì đóng kiện
Nhập kho
Thêu
(Nguồn: phòng kỹ thuật chất lượng)
2.4. Đặc điểm điểm tổ chức quản lý của Công ty cổ phần may Thăng Long.
Tại Công ty cổ phần may Thăng Long bộ máy quản lý được tổ chức theo mô hình trực tuyến. Cho đến nay, về cơ bản việc thực hịên quản lý sản xuất kinh doanh được tiến hành theo hai cấp: cấp Công ty và cấp xí nghiệp.
* Cấp Công ty :
- Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ): là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, quyết định các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển dài hạn của Công ty .
- Hội đồng quản trị (HĐQT): là cơ quan quản lý của Công ty, đứng đầu là chủ tịch HĐQT điều hành Công ty là Tổng giám đốc. HĐQT hoạt động tuân thủ theo quy định của luật Doanh nghiệp và điều lệ của Công ty .
- Ban kiểm soát: là cơ quan giám sát hoạt động của ĐHĐCĐ, đứng đầu là trưởng ban kiểm soát.
- Ban giám đốc bao gồm: Tổng giám đốc và phó tổng giám đốc
- Các phòng ban chức năng, gồm:
Văn phòng Công ty: có trách nhiệm quản lý về mặt nhân sự, các mặt tổ chức của Công ty.
Phòng kỹ thuật chất lượng: quản lý, phác thảo tạo mẫu các mặt hang theo đơn đặt hang của khách hang và nhu cầu của Công ty, kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đưa vào nhập kho thành phẩm.
Phong kinh doanh xuất nhập khẩu (KD – XNK): có trách nhiệm nghiên cứu, khảo sát thị trường và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm; tổ chức và quản lý công tác xuất nhập khẩu hang hoá, đàm phán soạn thảo hợp đồng với khách hang nước ngoài.
Phòng kinh doanh nội địa (KDNĐ): tổ chức tiêu thụ hàng hoá nội địa, quảm lý hệ thống bán hàng, các đại lý bán hàng cho Công ty và theo dõi tổng hợp báo cáo tình hình, báo cáo tình hình kết quả kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá của các đại lý.
Phòng kế toán tài vụ: nhiệm vụ của phòng Kế toán – Tài vụ là tập hợp số liệu và xử lý số liệu đó một cách đầy đủ và trung thực theo các chế độ kế toán đã ban hành. Không những thế phòng Kế toán – Tài vụ còn có trách nhiệm tham mưu cho ban giám đốc để đưa ra các biện pháp, chiến lược phù hợp với đường lối phát triển của Công ty .
Phòng kế hoạch sản xuất: tổ chức tiếp nhận, bảo quản hàng hoá trong kho cũng như vận chuyển cấp phát nguyên liệu đến từng đơn vị theo lệnh sản xuất. Ngoài ra còn thực hiện kiểm tra số lượng, chất lượng của nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất.
Xí nghiệp dịch vụ đời sống: làm công tác dịch vụ, phục vụ thêm cho đời sống của công nhân viên: quản lý lớp mẫu giáo, trông xe, nhà ăn
Ngoài ra còn có Cửa hàng thời trang, Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm có chức năng trưng bày, giới thiệu và bán các loại sản phẩm của Công ty, đồng thời tiếp cận các ý kiến đóng góp, phản hồi từ người tiêu dung.
* Cấp xí nghiệp:
- Trong các xí nghiệp thành viên có ban giám đốc Xí nghiệp gồm Giám đốc xí nghiệp, các phó giám đốc Xí nghiệp. Giúp việc cho giám đốc xí nghiệp có các nhân viên thống kê xí nghiệp cà nhân viên thống kê phân xưởng. Ngoài ra còn có các tổ trưởng sản xuất, nhân viên tiền lương, cấp phát thống kê
- Dưới các trung tâm và cửa hàng thời trang có cửa hàng trưởng và các nhân viên cửa hàng.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện qua sơ đồ 2.3.
II. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong một số năm gần đây.
1. Tình hình nguồn vốn và tài sản của Công ty.
Để tìm hiểu rõ hơn tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty trong thời gian qua tiến hành phân tích một số chỉ tiêu quan trọng sau:
(Đơn vị: tr đ)
STT
So sánh các năm
2005/2004
2006/2005 (%)
Chỉ tiêu
Lượng
(Triệu đ)
Tỷ trọng (%)
Lượng (Triệu đ)
Tỷ trọng
(%)
1
Tổng tài sản
455545555551224 30,912.349
140.53
12,395.631
111.56
2
Tài sản lưu động
15,526.604
136.84
15,667.236
109.83
3
Tài sản cố định
15,385.745
145.09
16,728.395
113.59
4
Nguồn vốn chủ sở hữu
508.063
102.88
2,985.715
116.43
5
Nợ ngắn hạn
12,646.354
128.53
13,735.149
124.11
6
Nợ dài hạn
17,757.932
224.31
4,235.234
86.50
7
Doanh thu
13,486.882
113.105
12,211.751
110.5
8
Giá vốn bán hàng
13,205.638
112.975
7,089.3526
107.26
9
Lợi nhuận sau thuế
191.246
124.837
517.8593
188.59
(Nguồn phòng kế toán - Tài vụ)
Căn cứ vào số liệu ở trên ta thấy tài sản ngắn hạn và dài hạn của Công ty đều tăng dần qua các năm nhưng tốc độ giảm đi. Mặt khác, ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu năm 2005 tăng so với 2004 là 508.063.516 VNĐ tương ứng với 2.88%; năm 2006 tăng so với 2005 là 2.985.715.324 VNĐ tương ứng với 16.43%. Như vậy, quy mô nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng.
Bên cạnh đó nợ phải trả tăng dần lên nhưng mức độ tăng có xu hướng giảm đi nhanh chóng xuống qua các năm. Đặc biệt là tốc độ tăng của nợ dài hạn qua 3 năm đã giảm xuống nhanh. Đây là một cải thiện trong tình hình tài chính của Công ty
2. Kết quả kinh doanh trong một số năm gần đây.
Để phân tích tình hình kinh doanh của Công ty trong thời gian qua, ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu ở bảng trên: tổng doanh thu của Công ty có xu hướng tăng qua 3 năm 2004 – 2006, tuy nhiên tốc độ tăng có xu hướng giảm dần. Bên cạnh đó giá vốn hàng bán tăng lên qua các năm nhưng tốc độ tăng có xu hướng giảm so với tốc độ tăng của doanh thu. Như vậy, Công ty đã thực hiện được việc tiết kiệm chi phí sản xuất, từ đó Công ty có thể hạ giá thành sản phẩm và tăng doanh thu trong những năm tới. Cũng nhờ vậy, chỉ tiêu lợi nhận gộp của Công ty đã ngày càng tăng lên. Năm 2005, lợi nhận của Công ty là 18.742.585.394VNĐ, tăng 1,67% so với năm 2004. Đến năm 2006 tổng lợi nhuận gộp của Công ty là 23.864.984.596 và tăng 27.33% so với năm 2005. Đây có thể coi là một trong những thành công của Công ty.
Tóm lại, qua bảng phân tích kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần may Thăng Long qua 3 năm, ta có thể thấy Công ty đang có những bức phát triển vững chắc. Một trong những thành công lớn của Công ty, đó là mở rộng thị trường xuất khẩu, tiết kiệm chi phí sản xuất. Đây cũng là những nhân tố tích cực mà Công ty cần phải phát huy hơn.
3. Đặc điểm tổ chức quản lý tài chính và kế toán của Công ty cổ phần may Thăng Long
3.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
3.1.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản lý cũng như chức năng, nhiệm vụ mà bộ máy kế toán được giao, Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Toàn bộ công việc kế toán của Công ty đều tập trung ở phòng kế toán – tài vụ. Ở các xí nghiệp thành viên và các bộ phân không tổ chức bộ máy kế toán toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên hoạch toán thống kê làm nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra công tác kế toán ban đầu, thu nhận kiểm tra chứng từ, ghi chép sổ sách hoạch toán nghiệp vụ phục vụ cho yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh của từng phân xưởng đó. Ngoài ra trong bộ máy kế toán, các nhân viên được bố trí các phần hành kế toán căn cứ vào khối lượng, tính chất phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế tài chính và phù hợp với năng lực của từng kế toán viên.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Được tổ chức theo hình thức tập trung, bộ máy kế toán của Công ty bao gồm hai cấp là cấp Công ty và cấp xí nghiệp.
3.1.21. Tại Công ty
Như đã đề cập ở trên, toàn bộ công việc kế toán của Công ty đều tập trung ở phòng kế toán – tài vụ. Dựa trên quy mô sản xuất, đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty cùng mức độ chuyên môn hoá và trình độ cán bộ, phong kế toán – tài vụ đươc biên chế 9 người và được tổ chức theo các phần hành kế toán như sau:
- Đứng đầu là kế toán trưởng (1 người): la người tổ chức và kiểm tra việc thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, tài chính ở doanh nghiệp. Đồng thời kiểm tra kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính ở doing nghiệp. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổng hợp số liệu ghi vào sổ tổng hợp và lập báo cáo kế toán. Kế toán trưởng phải chiu trách nhiệm trước giám đốc và cơ quan tài chính cấp trên về các vấn đề liên quan đến tài chính của Công ty.
- Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán (1 người): người này chịu trách nhiệm theo dõi tất cả các nghiệp vụ liên quan đến thu chi tiền măt và tiên gửi ngân hàng, hang tháng lập bảng kê tổng hợp Séc và số chi tiết tiền mặt, đối chiếu sổ sách thủ quỹ với sổ phụ ngân hàng, lập kế hoạch tiền mặt gửi lên cho ngân hàng.
- Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ (NVL & CCDC)(1 người): hoạch toán chi tiết NVL & CCDC theo phương pháp ghi thẻ song song, theo dõi sát sao tình hình biến đọng của từng loại vật tư cuối tháng lập bảng kê Nhập - Xuất - Tồn chuyển cho bộ phận kế toán tính giá thành.
- Kế toán doanh thu nội địa và các khoản phải thu khách hàng trong nước (1 người): theo dõi các khoản doanh thu bán hàng trong nước, khoản phải thu các đại lý và giá vốn hàng bán của hàng gửi đại lý.
- Kế toán tài sản cố định (TSCĐ), Nguồn vốn và doanh thu xuất khẩu (1 người): Người này chịu chiu trách nhiệm phân loại TSCĐ hiện có của Công ty, theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ và tính khấu hao theo phương pháp tuyến tính cố định, theo dõi các nguồn vốn và các quỹ của Công ty.
- Kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương kiêm tổng hợp các khoản chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng (1 người): có nhiệm vụ hoạch toán lao động,kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, tính và lập các bảng thanh toán lương, bảng thanh toán BHXH theo từng bộ phân và bảng phân bổ số 1.
- Kế toán thành phảm nội địa (1 người): theo dõi tình hình Nhập - Xuất - Tồn của từng mã hàng sản xuất để tiêu thụ trong nước.
- Kế toán thành phẩm xuất khẩu (1 người): theo dõi tình hình nhập xuất tồn từng loại thành phẩm dung để xuất khẩu, đông thời quản lý giá vốn hàng xuất khẩu.
- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành (1 người) hàng tháng nhân được báo cáo từ các xí nghiệp gửi lên, tỏng hợp phần chế biên bán thành phẩm, nhân số liệu từ các bộ phân kế toán khác đẻ tính giá thành cho tưng mã hàng.
- Thủ quỹ (1 người): chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của Công ty. Hàng ngày căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi hợp lệ để xuất hoặc nhập quỹ, ghi sổ quỹ phần thu chi, cuối tháng đối chiếu với số quỹ của kế toán tiền mặt.
Hiện nay, Công ty đã trang bị máy tính cho các kế toán viên trong phòng kế toán tài vụ, đồng thời ứng dụng phần mềm kế toán EFFECT để hỗ trợ cho công tác kế toán.
3.1.2.2. Tại kho và các xí nghiệp thành viên
* Tại kho:
Thủ kho phải tuân thủ theo chế độ ghi chép ban đầu căn cứ vào các chứng từ nhập xuất kho để ghi vào sổ kho, cuối tháng lập báo cáo xuất nhập tồn và chuyển lên phòng kế toán Công ty. Ngoài ra nhân viên này còn phải chấp hành nội quy hạch toán nội bộ của Công ty về định mức cấp phát nguyên vật liệu trước khi nhập xuất (đối với kho nguyên vật liệu).
* Tại xí nghiệp:
Về mặt quản lý, nhân viên thống kê tại các xí nghiệp chịu sự quản lý của giám đốc xí nghiệp, về mặt nghiệp vụ chuyên môn do kế toán trưởng hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra. Nhân viên này có nhiệm vụ theo dõi từ khi nguyên vật liệu đưa vào sản xuất đến lức giao thành phẩm.
Cuối tháng, nhân viên thống kê xí nghiệp lập báo cáo nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu và báo cáo chế biến nguyên vật liệu, báo cáo thành phẩm, báo cáo thanh toán lương để chuyển lên phòng kế toán tài vụ của Công ty. Nhân viên thống kê phân xưởng phải lập các báo cáo nhanh, quyết toán hợp đồng, báo cáo tiết kiệm nguyên vật liệu và gửi lên cho Công ty tính thưởng.
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần may Thăng Long
Kế toán trưởng
Kế toán NVL & CCDC
Kế toán TSCĐ & DTXK
KT
tiền lương và CP đầu ra
KT tập hợp CP và tính giá thành
Kế toán DT nội địa
KT
vốn bằng tiền
Kế toán
TP
NĐ
Kế toán TPXK
Thủ quỹ
Nhân viên thống kê tại các xí nghiệp
3.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty
3.2.1. Chế độ kế toán áp dụng
Trước đây, Công ty may Thăng Long là một doanh nghiệp Nhà Nước, trực thuộc Tổng Công ty dệt may Việt Nam. Vì vậy chế độ kế toán được áp dụng tại công ty là chế độ kế toán ban hành theo quyết định số: 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1 tháng 11 năm 1995 của bộ tài chính. Sau khi thực hiện cổ phần hoá năm 2004, Công ty cổ phần may Thăng Long là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, trực thuộc Tổng Công ty dệt may Việt Nam và áp dụng chế độ kế toán này. Hình thức ghi sổ mà Công ty đang áp dụng là hình thức nhật ký chứng từ, niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 dương lịch.
3.2.2. Hệ thống tài khoản sử dụng trong Công ty
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, trình độ phân cấp quản lý kinh tế tài chính của Công ty, hệ thống tài khoản của Công ty bao gồm hầu hết các tài khoản theo quyết định số: 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các tài khoản sửa đổi, bổ sung theo các thông tư hướng dẫn, nhưng do điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty không sử dụng một số tài khoản như TK 113, TK 121,TK 129, TK 139, TK 151, TK 159, TK 221, TK 228, TK 229, TK 244, TK 344, TK 611. Ngoài ra để đáp ứng yêu cầu quản lý và thực hiện công tác hạch toán, Công ty mở thêm các tài khoản cấp 2, cấp 3 để theo dõi.
3.2.3. Hệ thống chứng từ sử dụng trong Công ty
Hiện nay Công ty đã đăng ký sử dụng hầu hết các chứng từ do bộ tài chính phát hành. Danh mục chứng từ kế toán bao gồm:
- Chứng từ lao động tiền lương bao gồm: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, phiếu hoàn thành công việc, phiếu báo làm thêm, hợp đồng giao khoán.
- Hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm hàng hoá.
- Chứng từ bán hàng: GTGT - mẫu 02, tờ khai hàng xuất khẩu
- Chứng từ về tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng và giấy thanh toán tiền tạm ứng
- Chứng từ về tài sản cố định: Biên bản bàn giao tài sản cố định, thẻ tài sản cố định, biên bản thanh lý tài sản cố định
3.2.3. Hệ thống sổ sách và báo cáo kế toán sử dụng trong Công ty
1) Hệ thống sổ kế toán bao gồm
Công ty đã đăng kí sử dụng hệ thống sổ sách theo hình thức nhật ky chứng từ như trong QĐ số: 1141-TC/QĐ/CĐKT, theo đó hệ thống sổ sách bao gồm nhật ký chứng từ (NKCT), sổ cái, các bảng kê và các sổ chi tiết, báo cáo tổng hợp. Tuy nhiên trên thực tế Công ty chỉ lập NKCT số 7 thay cho tất cả các NKCT và một số bảng kê. NKCT được thiết kế theo mẫu riêng của Công ty trong đó ghi đối ứng nợ có của tất cả các tài khoản theo tổng số tiền phát sinh trong cả quý. Căn cứ để ghi NKCT số 7 là các báo cáo tổng hợp và một số sổ chi tiết. NKCT là căn cứ để ghi sổ cái các tài khoản và báo cáo tài chính hàng quý. Với việc thiết kế NKCT như vậy Công ty không sử dụng các bảng kê số 1 và 2 và số 5. Ngoài ra Công ty cũng không lập các bảng kê số 8, 10, 11 mà sử dụng các sổ kế toán chi tiết thay thế. Do đặt mục tiêu hiệu quả kinh tế lên hàng đầu nên một số sổ chi tiết và báo cáo tổng hợp chi tiết đã được tổ chức theo mẫu khác với chế độ nhằm phù hợp hơn với đặc thù Công ty.
2) Hệ thống các báo cáo kế toán
Hệ thống báo cáo tài chính được lập bao gồm:
Bảng cân đối kế toán: mẫu số B01-DN
Báo cáo kết quả kinh doanh: mẫu số B02-DN
Báo cáo luu chuyển tiền tệ: mẫu số B03-DN
Thuyết minh báo cáo tài chính: mẫu số B09-DN
Hiện nay, Công ty đã bắt đầu sử dụng các báo cáo ban hành số 62/TB-TGĐ ngày 7/3/2005 để đánh giá hoạt động của Công ty
Công ty lập các báo cáo kế toán vào cuối mỗi quý kể từ ngày bắt đầu niên độ kế toán và gửi báo cáo lên tổng công ty dệt may Việt Nam theo mẫu biểu quy định của nhà nước.
Ngoài các báo cáo tài chính trong Công ty còn sử dụng một số loại báo cáo để giúp cho việc hạch toán được dễ dàng và theo dõi được toàn bộ tình hình của toàn Công ty.
Tại các xí nghiệp: cuối tháng nhân viên thống kê tại các xí nghiệp lập báo cáo nhập xuất tồn (NXT) kho nguyên vật liệu, báo cáo chế biến nguyên vật liệu, báo cáo hàng hoá, báo cáo tiết kiệm nguyen vật liệu và bảng doanh thu chia lương chuyển đến phòng kế toán Công ty.
Tại phòng kế toán, kế toán sẽ lập các loại báo cáo sau: Báo cáo thanh toán nguyên liệu cắt, báo cáo tổng hợp chế biến, báo cáo tổng hợp hàng hoá.
3.2.5. Trình tự ghi sổ kế toán của Công ty
Mặc dù hiện nay Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán EFFECT nhưng phần mềm này chỉ ứng dụng được trong phần hành kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và hỗ trợ một phần cho phần hành kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm, nên nhìn chung công tác kế toán trong Công ty chủ yếu vẫn được thực hiện theo cách thức thủ công trên EXCEL.
Đối với những phần hành có ứng dụng phần mềm EFFECT, hàng ngày kế toán nhập chứng từ vào phần mềm EFFECT, phần mềm sẽ tự kết xuất ra các báo cáo liên quan. Tuy nhiên các báo cáo này một phần chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, một phần chưa được hoàn thiện về các chỉ tiêu giá trị do thiếu sự hỗ trợ của các phần hành kế toán khác. Vì vậy kế toán viên thường chuyển các báo cáo đó ra EXCEL để thiết kế lại bổ sung các chỉ tiêu còn thiếu.
Đối với những phần hành thực hiện hoàn toàn bằng phương pháp thủ công: Các chứng từ được nhập theo cách thủ công vào các the , sổ chi tiết hay bảng kê được thiết kế sẵn trong EXCEL, sau đó sử dụng các tính năng sắp xếp và tính toán của chương trình này để lập thành các báo cáo tổng hợp định kì hàng tháng nhưng chủ yếu là theo từng quý.
Cuối quý căn cứ vào các báo cáo tổng hợp từ các phần hành kế toán trưởng tiến hành tập hợp số liệu và ghi vào NKCT số 7, sau đó lập bảng cân đối số phát sinh và ghi sổ cái các tài khoản.
Trình tự ghi sổ kế toán theo sơ đồ sau:
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Bảng kê
Báo cáo tài chính
Sổ cái
NKCT số 7
Báo cáo tổng hợp chi tiết
thẻ và sổ kế toán chi tiết
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng hoặc quý:
Đối chiếu kiểm tra:
II. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG
1. Kế toán thành phẩm tại Công ty cổ phần may Thăng Long
1.1. Đặc điểm về thành phẩm và công tác quản lý thành phẩm của Công ty cổ phần may Thăng Long
1.1.1. Đặc điểm thành phẩm
Mặc dù sau khi chuyển sang h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6580.doc