ĐẶT VẤN ĐỀ .Trang 1
PHẦN I : GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI
1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI.Trang 3
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI.Trang 3
3. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI .Trang 4
4. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI .Trang 4
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.Trang 4
PHẦN ii : TỔNG QUAN VỀ PHÚ QUỐC VÀ LUẬN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÚ QUỐC
1.1 LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH ĐẢO PHÚ QUỐC.Trang 8
1.2 PHÚ QUỐC SAU 30 NĂM GIẢI PHÓNG (1975-2005).Trang 9
1.3 VỊ TRÍ CỦA ĐẢO PHÚ QUỐC.Trang 9
13.1 Vị Trí Địa Lý Của Đảo .Trang 10
1.3.2 Vị Trí Du Lịch Phú Quốc Trong Chiến Lược Phát Triển Du Lịch Việt
Nam.Trang 11
1.3.3 Vị Trí Du Lịch Của Đảo Phú Quốc Trong Chiến Lược Phát Triển Kinh
Tế-Xã Hội Tỉnh Kiên Giang Và Đồng Bằng Sông Cửu Long.Trang 11
146 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kết nối tuyến - Điểm du lịch để phát triển tài nguyên du lịch sinh thái huyện đảo Phú Quốc – Tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ï cho du khách. Các mạng di động đã phủ sống trên phần
lớn diện tích đảo, dịch vụ internet phát triển tốt.
Giao thông vận tải quốc tế : mỗi tuần tàu du lịch StarCruise đều ghé đảo
vào cuối tuần nhưng vì không có cảng lớn nên tàu không thể vào đảo mà khách du
lịch vào đảo bằng cách xuống thuyền nhỏ. Vì thế không thể đáp ứng nhu cầu của
du khách ngày một gia tăng.
Cấp Điện
Trước năm 2000, một số vùng như: An Thới, Hàm Ninh, Gành Dầu, Cửa
Cạn đều phải dùng máy phát điện chạy bằng dầu nên giá địên rất cao (từ 9000-
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD : Th.S Lê Thị Vu Lan
SVTH : Nguyễn Ngọc Diệu Trang 64
15000 đ/KW) nhưng sau đó dưới sự trợ giúp của trung ương và đảng bộ đã đưa
điện về các xã với giá 1000đ/KW.
Hiện nay, Phú Quốc có một nhà máy diezel 4.000KW tại thị trấn Dương
Đông với 45,5km đường dây điện trung thế; 46,3km đường dây điện hạ thế, 9 xã
có điện đến trung tâm xã với 37,8% hộ được dùng điện. Một số khu vực khác sử
dụng máy phát điện nhỏ với tổng công suất khoảng 380KW.
Cấp Nước
Chủ yếu là nguồn nước ngầm và nước mưa chưa qua xử lý nhằm đáp ứng
nhu cầu cho một phần tưới tiêu sinh hoạt cho nhân dân và phục vụ cho khách du
lịch. Toàn đảo có hệ thống các bể chứa nước mưa với tổng dung tích 20 triệu m3,
hồ chứa nước Dương Đông có công suất 10.000m3/ngày đêm, 712 giếng khoan
công suất 1.400 m3/ngày đêm; 2 nhà máy, trạm cấp nước công suất 100 m3/ngày,
đáp ứng nhu cầu đạt tỷ lệ 90%; phương thức khai thác chủ yếu là nước ngầm.
Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường
Thoát nước: khả năng thu gom nước thải có công suất 70.000 m3/ngày, đạt
tỷ lệ 80%. Đảo có 1 trạm xử lý nước thải, toàn bộ hệ thống cống nước thải được bố
trí ở thị trấn Dương Đông. Do hệ thống cống chưa hoàn chỉnh nên có lúc còn hiện
tượng ngập úng cục bộ, gây ô nhiễm vệ sinh môi trường. các khách sạn, nhà hàng
hầu như chưa có hệ thống xử lý nước thải, rác thải toàn bộ mà chỉ xử lý một phần.
Chất thải rắn: tổng lượng rác thải thu gom hàng năm là 13.500 tấn, tỷ lệ thu
gom 60%, phương tiện thu gom gồm 3 xe, 200 điểm, thùng rác, phương thức xử lý
rác phổ biến là chôn lấp tại chỗ và chôn lấp tập trung, hiện có 3 bãi chôn rác với
tổng diện tích 8ha.
Các chính sách đầu tư phát triển
Một số dự án đầu tư phát triển đã được lập, phê duyệt và triển khai thực
hiện làm cơ sở phát triển du lịch đảo như Quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội huyện
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD : Th.S Lê Thị Vu Lan
SVTH : Nguyễn Ngọc Diệu Trang 65
Phú Quốc thời kỳ 1996-2010; một số dự án quy hoạch phát trriển hạ tầng giao
thông, xây dựng hồ nước, nhà máy nước, hệ thống bưu chính viễn thông; nhiều dự
án quy hoạch, đầu tư ở các lĩnh vực có liên quan như gia thông vận tải, xây dựng,
phát triển vườn quốc gia, du lịch ... đã thể hiện được quan điểm và định hướng
chiến lược chỉ đạo của chính phủ.
Tại quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 Thủ tướng Chính phủ
cho phép áp dụng một số chính sách liên quan hỗ trợ phát triển du lịch trên đảo
bao gồm các chính sách về đầu tư, phát hành trái phiếu chính phủ; tạo điều kiện
xuất, nhập cảnh; về định cư đối với người nước ngoài đầu tư tại phú Quốc; phát
triển nguồn nhân lực; hỗ trợ vốn và ngân sách cho phát triển hạ tầng du lịch.
3.2.3.2 Cơ sở vật chất kỷ thuật phục vụ cho du lịch
Cơ sở lưu trú
Là một bộ phận chủ yếu trong hoạt động du lịch và là cơ sở đánh giá mức
độ chất lượng dịch vụ du lịch của địa phương. Những năm qua cơ sở vật chất của
ngành du lịch đã có bước phát triển đáp ứng được nhu cầu của du khách.
Cơ sở kinh doanh ăn uống
Hiện nay huyện có rất nhiều nhà hàng chuyên doanh tổng hợp, chủ yếu
nằm trong các khách sạn. Trong giai đoạn trước mắt có thể đáp ứng được nhu cầu
của du khách. Nhưng khi Phú Quốc trở thành khu kinh tế mở, có nhiều thành phần
kinh tế đầu tư vào Phú Quốc và khách du lịch đến ngày càng đông thì cơ sở ăn
uống ngày càng được chú ý vì đây cũng là hoạt động thiết yếu trong du lịch.
Nhìn chung những năm qua hoạt động nhà hàng tuy có bước phát triển
nhưng không đáng kể nên chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách.
Nguyên nhân là do chưa có nhiều nhà hàng đặc sản, chưa có lực lượng phục vụ
chuyên nghiệp. Bên cạnh đó cần khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư mở
rộng quy mô kinh doanh nhà hàng.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD : Th.S Lê Thị Vu Lan
SVTH : Nguyễn Ngọc Diệu Trang 66
Loại hình du lịch
Hiện nay loại hình du lịch chưa được phong phú đang còn ở dạng tiềm
năng. Chủ yếu là tham quan ngắm cảnh thiên nhiên, tắm biển. Chưa có các
chương trình du lịch chuyên đề và không có các khu vui chơi tắm biển phục vụ
khách du lịch.
3.2.3.3 Đánh giá chung
Nhìn chung cơ sở vật chất kỷ thuật phục vụ cho du lịch trong những năm
gần đây đã từng bước được cải thiện đáng kể và du lịch Phú Quốc đang thật sự
chuyển mình trong vòng những năm trở lại đây. Nhưng trong quá trình phát triển
gặp không ít khó khăn và vướng mắc nhất là vấn đề cải thiện giao thông trên đảo
và phương tiện vận chuyển hành khách du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Mặt khác, vấn đề sản phẩm du lịch đang còn ở dạng sơ chế chưa có sự đầu
tư về chất lượng. Không có các khu vực chơi thể thao dưới nước, các cửa hàng bán
hàng lưu niệm, các tour du lịch vòng quanh đảo bằng du thuyền .
3.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
3.3.1 Lợi thế
- Cĩ vị trí thuận lợi trong giao lưu tiếp cận các thị trường du lịch lớn, đảm bảo
được nguồn khách ổn định. Nhìn trên bản đồ dễ thấy Phú Quốc rất gần với
các trung tâm phát triển du lịch và công nghiệp của các nước trong khu vực
như Thái Lan. Malaysia, Singapore ... và chỉ khoảng 2 giờ bay có thrể đến
được thủ đô của 10 nước Đông Nam Á.
- Tiềm năng cĩ giá trị đặc biệt về tài nguyên du lịch biển và du lịch sinh thái,
sức hấp dẫn du lịch rất lớn, năng lực “sức chứa” cao, chưa được khai thác,
thuận lợi để thu hút đầu tư, tạo bước đột phá cho phát triển.
- Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD : Th.S Lê Thị Vu Lan
SVTH : Nguyễn Ngọc Diệu Trang 67
- Rừng trên đảo vẫn còn được giữ gìn khá nhiều, tạo nên cảnh quan thiên
nhiên và môi trường trong lành. Môi trường là yếu tố đầu tiên tạo nên sức
hút của du lịch Phú Quốc.
- Bên cạnh sự đa dạng sinh học cao và Phú Quốc còn bảo tồn được nhiều
làng nghề truyền thống như làng chài Hàm Ninh, nghề làm mắm, nghề nuôi
đồi mồi, ngọc trai, nghề trồng tiêu Đây thật sự là những tiềm năng du lịch
sinh thái to lớn của vườn quốc gia Phú Quốc.
- Nguồn nhân lực dồi dào, chi phí thấp.
- Hạ tầng giao thơng, đặc biệt là giao thơng đường bộ trên đảo, từng bước được
đầu tư phát triển đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH và DL trên đảo.
Với những tiềm năng thế mạnh về du lịch, nếu biết khai thác đúng và hợp lý, có sự
kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế và phát triển du lịch, Phú Quốc sẽ trở thành
một địa danh nội tiếng về du lịch sinh thái.
3.3.2 Hạn chế
- Nguồn tài nguyên cảnh quan, đa dạng sinh học cĩ giá trị phát triển du lịch
sinh thái, đặc biệt là khu vực rừng, VQG, đang bị xâm hại bởi tình trạng khai
thác lâm sản, đốt than và khai thác đá, một số dự án đầu tư phát triển du lịch
chưa theo quy hoạch cĩ nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu phát triển
du lịch Phú Quốc.
- Công tác quản lý và quy họach đất chưa hợp lý.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu chưa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch nói
chung: sân bay Phú Quốc khơng cĩ năng lực tiếp nhận máy bay loại lớn, trong
tương lai khơng đáp ứng được nhu cầu vận chuyển khách, các cảng du lịch ở
Phú Quốc chưa hình thành, đặc biệt thiếu các cảng biển cĩ khả năng tiếp nhận
trực tiếp tàu khách du lịch quốc tế.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD : Th.S Lê Thị Vu Lan
SVTH : Nguyễn Ngọc Diệu Trang 68
- Trình độ phát triển và năng lực cơ sở hạ tầng kỹ thuật vê sinh mơi trường như
giao thơng, cấp điện, cấp nước, hệ thống thu gom và xử lý rác thải và chất thải
cịn hạn chế, khơng đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt
là phát triển du lịch trên đảo.
- Lực lượng lao động tại chỗ tương đối dồi dào và trẻ, nhưng còn non kém về
kinh nghiệm thực tế cũng như trình độ chuyên môn.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD : Th.S Lê Thị Vu Lan
SVTH : Nguyễn Ngọc Diệu Trang 69
Hình 6: Sơ Đồ Tài Nguyên Du Lịch Đảo Phú Quốc
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD : Th.S Lê Thị Vu Lan
SVTH : Nguyễn Ngọc Diệu Trang 70
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU
LỊCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
4.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
4.1.1 Tác Động Đến Môi Trường Tự Nhiên
Phát triển du lịch và các hoạt đông có liên quan góp phần làm cho các
nguồn tài nguyên thiên nhiên bị xuống cấp cả về chất và lượng. Những tác động
đến môi trường thành phần như nước, không khí, đất và các hệ sinh thái.
4.1.1.1 Tác động đến môi trường đất
Đất đai là nguồn tài nguyên không có khả năng tái tạo, được sử dụng phục
vụ cho mục đích phát triển du lịch, trong đó việc giải phóng và san lấp mặt bằng
để xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch có thể tác động xấu đến môi trường
đất như: xói mòn và sụt lở đất.
Hiện nay, Phú Quốc đang trong quá trình xây dựng và phát triển, đặc biệt là
phát triển các khu du lịch, các công trình dịch vụ liên quan đến du lịch nên có
nhiều phế thải không được xử lý triệt để. Các chất thải rắn này cũng tác động tiêu
cực đến các môi trường thành phần trên đảo. Theo dự báo, đến năm 2010 lượng
khách du lịch đến đảo Phú Quốc và lưu trú lại đảo sẽ là 1.411.000 khách/ngày,
năm 2015 là 3.940.000 và đến năm 2020 là 9.000.000 khách/ngày. Cùng với sự
gia tăng về lượng khách du lịch, lược chất thải rắn ra môi trường tương ứng từ hoạt
động du lịch vào năm 2010 là 9.453,7 tấn; 2015 là 26.398 tấn; và năm 2020 là
60.300 tấn.
Như vậy, lượng chất thải rắn từ hoạt động du lịch sẽ là áp lực lớn đối với
môi trường Phú Quốc, đặc biệt đối với môi trường biển-đảo vốn rất nhạy cảm và
trong khi năng lực thu gom và xử lý chất thải rắn trên đảo rất hạn chế, không đáp
ứng kịp được yêu cầu phát triển về kinh tế-xã hội và du lịch.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD : Th.S Lê Thị Vu Lan
SVTH : Nguyễn Ngọc Diệu Trang 71
4.1.1.2 Tác động đến môi trường nước
Nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước ngầm có thể bị suy giảm do hoạt động
khai thác tài nguyên nước quá mức, áp lực của hoạt động phát triển du lịch đến tài
nguyên nước của đảo là đáng kể, càng trở nên lớn cùng với sự gia tăng dân số và
vào mùa khô khi lượng dự trữ nước ngọt trên đảo giảm đi nhiều. Việc khai thác
nước ngầm quá mức, đặc biệt vào mùa khô ở khu vực ven biển cho nhu cầu du lịch
sẽ góp phần làm tăng nguy cơ nhiễm mặn nguồn nước ngầm ở khu vực này. Du
khách trong quá trình du lịch xả thải bừa bãi sẽ gây ô nhiễm trực tiếp hoặc gián
tiếp khi tầng đất mặt bị rửa trôi dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.
Vào các năm 2010, 2015 và 2020 lượng nước thải tương ứng sẽ là 1.900m3,
6.360 m3, 16.250 m3, chất thải lỏng từ hoạt động du lịch sẽ là áp lực không nhỏ
đến môi trường nói chung, môi trường nước nói riêng trên đảo cũng như vùng nước
ven bờ đảo Phú Quốc. Hiện nay trên đảo đang phát triển mạnh về nuôi cá lồng và
cá nước ngọt, thường ngày họ đổ một lượng thức ăn để nuôi cá, đây cũng là
nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước biển.
4.1.1.3 Tác động đến môi trường không khí
Ô nhiễm không khí do hoạt động từ các loại máy xây dựng cơ sở hạ tầng
phục vụ du lịch hoặc do tăng số lượng phương tiện giao thông và phương tiện giải
trí phục vụ du khách. Ngòai ra, tiếng ồn cũng ảnh hưởng xấu đến môi trường
không khí, phá vỡ không gian yên bình vốn có của nó.
4.1.1.4 Tác động đến môi trường sinh thái
Do chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, nhiều diện tích rừng, sông , suối, ven
biển có khả năng sẽ bị thay đổi dẫn đến thay đổi môi trường sinh sống, nơi cư trú
của nhiều loài động thực vật. Do các hoạt động của du khách hoặc việc săn bắt
phục vụ nhu cầu ăn đặc sản, sản xuất hàng lưu niệm. Các loài động thực vật ngoại
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD : Th.S Lê Thị Vu Lan
SVTH : Nguyễn Ngọc Diệu Trang 72
lai có khả năng di trú đến khu vực phục vụ cho mục đích phát triển du lịch dẫn đến
khả năng có thể gây nên sự mất cân bằng sinh thái hoặc xảy ra dịch bệnh.
4.1.2 Tác Động Đến Môi Trường Nhân Văn
Bên cạnh những tác động đến môi trường văn hóa có thể nảy sinh trong quá trình
phát triển du lịch, một số tác động chủ yếu đến môi trường kinh tế-xã hội cũng cần
được lưu ý bao gồm:
2.1 Tác động tích cực
- Tăng cường thu nhập cho dân địa phương
- Tăng giá trị đất đai
- Giảm bớt lao động chân tay
- DLST không chỉ góp phần bảo tồn mà còn góp phần khôi phục phát triển
văn hóa truyền thống.
- Kèm theo họat động du lịch sinh thái góp phần cải thiện điều kiện về hạ
tầng, dịch vụ xã hội cho địa phương.
- Du lịch phát triển thúc đẩy các ngành nghề khác cùng phát triển, góp phần
vào sự chuyển dịch cơ c61u kinh tế.
- Thu hút sự đầu tư của cá nhân, đòan thể trong và ngòai nước.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng địa phương.
2.2 Tác động tiêu cực
- Thu hẹp diện tích sinh sống của cộng đồng dân địa phương
- Các giá trị tài sản và giá cả sinh hoạt tăng lên nhanh chóng trong phạm vi
địa phương, ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng.
- Mất cơ hội thu nhập do các nguồn thu nhập truyềnthống không còn.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD : Th.S Lê Thị Vu Lan
SVTH : Nguyễn Ngọc Diệu Trang 73
- Tiếp cận với các khó khăn về tắc nghẽn giao thông, tiếng ồn, ô nhiễm
không khí địa phương, quá tải trong dịch vụ giao thông.
- Mâu thuẫn trong việc sử dụng tài nguyên, trong sử dụng cơ sở hạ tầng và
dịch vụ với các cơ sở khác.
4.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
4.2.1 Tác Động Do Quy Hoạch Tuyến Và Xây Dựng Các Công Trình
Phục Vụ Du Lịch
4.2.1.1 Ảnh hưởng đến an ninh trên đảo
Theo quy hoạch, tuyến du lịch biển sẽ bao quanh toàn bộ khu vực đảo,
xuyên qua cả vùng đóng quân của các đơn vị quân sự. Phú Quốc nằm gần các
nước láng giềng (cách Campuchia 4km) thuộc vùng biển có tiềm năng về khai
thác hải sản, hiện nay đây là vùng biển rất phức tạp, hoạt động đánh bắt trộm
hải sản và xâm lược lãnh thổ gây rối trật tự thường xuyên xảy ra. Việc quy
hoạch một tuyến du lịch dài, đi qua những vùng phức tạp đòi hỏi công tác bảo
đảm an ninh cho khách du lịch phải chuẩn bị chu đáo.
Mặt khác, do Phú quốc là vị trí tiền tiêu của Tổ Quốc và xa đất liền nên khu
vực đóng quân của quân đội chiếm đến 4/5 diện tích toàn đảo. Việc hạn chế sự đi
lại của dân thường vào khu vực đóng quân là cần thiết nhằm đảm bảo bí mật quân
sự. Thực hiện tuyến du lịch bằng đường biển xung quanh đảo sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho du khách có thể nhìn thấy một số điểm đóng quân của lực lượng
quân sự mà ta không chủ động công khai. Có thể nói rằng, việc quy hoạch tuyến
du lịch biển bao quanh đảo Phú Quốc vừa không có khả năng đảm bảo an ninh cho
khách, vừa có khả năng ảnh hưởng đến nguyên tắc bí mật quân sự.
4.2.1.2 Ảnh hưởng do giải toả mặt bằng
Bất kỳ công trình nào khi đầu tư xây dựng nếu có di dời, giài tỏa đều có ảnh
hưởng đến cuộc sống người dân và đơn vị trong diện giải tỏa. Đối với ngành du
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD : Th.S Lê Thị Vu Lan
SVTH : Nguyễn Ngọc Diệu Trang 74
lịch, các loại công trình luôn cần diện tích mặt bằng lớn nên khả năng ảnh hưởng
sẽ lớn hơn. Aûnh hưởng do giải tỏa mặt bằng đến hoạt động của các đơn vị và đời
sống của người dân chủ yếu ở các mặt sau:
Mâu thuẫn trong việc sử dụng đất
Như đã đề cập phần trên, hiện nay 4/5 diện tích trên đảo Phú Quốc trực
thuộc sự quản lý của Bộ Quốc Phòng. Một vài điểm có tiềm năng về du lịch cũng
thuộc vùng đất của quân đội, như Bãi Khem thuộc sự quản lý của Hải quân vùng
5. Vì vậy, nếu qui hoạch xây dựng các khách sạn, bãi tắm chỉ căn cứ vào điều kiện
tự nhiên có khả năng xảy ra mâu thuẫn giữa mục đích sử dụng đất cho quốc phòng
và du lịch.
Để hạn chế mâu thuẫn này, việc cho thuê đất, liên kết đầu tư xây dựng các
công trình phục vụ du lịch theo chủ trương của Tỉnh và Huyện đảo cũng cần có sự
trao đổi và thống nhất với Ban Quân sự Huyện đảo. Hơn nữa, một trong những
điểm mạnh mà du lịch hấp dẫn nhiều người đó là sự tự do và thoải mái. Thống
nhất giữa các công ty du lịch với các đơn vị trong quân đội cũng giúp khách du lịch
được tự do hơn trong hoạt động của họ.
Tác động do đền bù và giải tỏa
- Tác động đến tâm lý, thắc mắc của dân về giá cả đền bù.
- Tác động đến thu nhập.
- Tác động đến lối sống cộng đồng
Tác động do tái định cư
- Thay đổi về nơi cư trú và giá trị sống.
- Việc làm và thu nhập.
- Giá trị cộng đồng.
- Giá trị khác như chi phí vận chuyển, chuẩn bị đất đai, thủ tục hành chính.
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD : Th.S Lê Thị Vu Lan
SVTH : Nguyễn Ngọc Diệu Trang 75
Theo thực tế, rất nhiều dự án liên quan đến giải tỏa thì chi phí đền bù nhiều
gấp 2-3 lần chi phí xây dựng công trình. Mặc dù số tiền đền bù không nhỏ nhưng
cuộc sống của những người dân trong diện giải tỏa vẫn gặp nhiều khó khăn trong
thời gian dài. Vì vậy, để kiểm soát ảnh hưởng này phương án tiết kiệm nhất, khả
thi nhất là qui hoạch chi tiết vùng phát triển du lịch ngay từ khi du lịch chưa phát
triển và tuân thủ nghiêm khắc theo qui hoạch đã được phê duyệt.
4.2.1.3 Ảnh hưởng của các công trình đến cảnh quan đảo
Phú Quốc có tiềm năng về du lịch nhưng cho đến nay các điểm du lịch chưa
được tôn tạo, sữa chữa. Các bãi biển đẹp chưa được qui hoạch, bảo vệ nên nhìn
tổng thể các danh lam thắng cảnh của Phú Quốc chưa hấp dẫn khách du lịch.
Chính quyền huyện đảo đã nhận thấy vấn đề này và đưa ra kiến nghị có các
biện pháp qui hoạch hợp lý vùng du lịch. Các công trình xây dựng theo đúng qui
hoạch kiến trúc sẽ góp phần làm đẹp cảnh quan đảo và nâng cao giá trị thẩm mỹ
cho các cụm du lịch.
Khi du lịch phát triển, lượng khách du lịch sẽ đông và nhu cầu về phòng
nghỉ tăng lên sẽ xuất hiện phong trào xây dựng các nhà trọ tư nhân. Việc xây dựng
tự phát của dân cư làm bộ mặt phố phường trở nên lộn xộn. Đây là một thực trạng
đáng báo động cho các nhà quản lý, để bảo vệ cảnh quan du lịch các công trình
cần thiết xây dựng theo qui hoạch kiến trúc.
4.2.2 Tác Động Do Hoạt Động Du Lịch
4.2.2.1 Tác động do hoạt động của các công trình phục vụ
Ảnh hưởng do nước thải
Nước thải từ các công trình phục vụ (khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải
trí) có thành phần, tính chất tương tự như nước thải sinh hoạt. Nước thải nếu không
được xử lý, khi xả ra bên ngoài sẽ làm suy giảm chất lượng đất và gây ô nhiễm
nguồn nước. Đối với Phú Quốc ô nhiễm nguồn nước sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD : Th.S Lê Thị Vu Lan
SVTH : Nguyễn Ngọc Diệu Trang 76
so với địa phương trong đất liền. Do đặc điểm của Phú Quốc nằm khá xa đất liền,
nên chi phí vận chuyển làm tăng giá thành của các thiết bị xử lý và vật liệu xây
dựng. Đây là một trong những lý do làm các chủ đầu tư có thể trốn tránh việc xây
cất hệ thống xử lý.
Ảnh hưởng do khí thải
Hiện nay, môi trường không khí tại Phú Quốc vẫn còn sạch và đây chính là
một trong những yếu tố thu hút khách du lịch đến Phú Quốc. Tuỳ thuộc vào các
loại trang thiết bị đi kèm với công trình mà mức độ ảnh hưởng khi công trình đi
vào hoạt động là khác nhau. Tuy nhiên, có thể thấy rằng trong giai đoạn hoạt
động, các công trình xây dựng phục vụ du lịch ảnh hưởng không nhiều đến chất
lượng không khí đảo Phú Quốc. Các thiết bị có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng
không khí là các máy phát điện, các thiết bị giải trí, thể thao, các công trình chăm
sóc sức khỏe, phương tiện vận tải ... Đây là những nguồn nhỏ, với số lượng ít, công
suất thấp. Trong giai đoạn xây dựng, các tác nhân ảnh hưởng đến chấtlượng
không khí là bụi, ồn, rung ... nhưng có thể giảm thiểu bằng các biện pháp đơn
giản.
Ảnh hưởng do rác thải
Rác thải từ các hoạt động du lịch chủ yếu là rác sinh hoạt. Theo kết quả
điều tra về thành phần rác thải tại Phú Quốc, một điểm đáng ghi nhận là tại Phú
Quốc bịch nylon chiếm một tỷ lệ khá lớn so với các địa phương trong đất liền.
Bịch nylon không được thu gom, xử lý bay trắng xóa các bãi rác tại Phú Quốc. Rác
thải sinh hoạt có thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ, vật phẩm có nguồn gốc từ
rau trái, một số bao bì, vỏ đồ hộp. Theo nghiên cứu của Phân viện Nghiên cứu
Khoa học và kỹ thuật Bảo hộ lao động TP.Hồ Chí Minh, tỉ lệ độ ẩm của rác ở nước
ta khá lớn 60-85% và về mùa mưa độ ẩm lại càng lớn. Điều này liên quan đến
việc thúc đẩy qua trình thối rửa nhanh của chất hữu cơ trong rác và dẫn tới làm
Đồ Án Tốt Nghiệp GVHD : Th.S Lê Thị Vu Lan
SVTH : Nguyễn Ngọc Diệu Trang 77
tăng mạnh nguy cơ ô nhiễm môi trường. việc quản lý tốt lượng rác này là yêu cầu
cần thiết nhằm bảo vệ nguồn nước quý hiếmvà môi trường trong lành của đảo Phú
Quốc.
4.2.2.2 Tác động do hoạt động của khách du lịch
Ảnh hưởng tích cực đến kinh tế-xã hội
Hoạt động du lịch được coi là ngành công nghiệp không khói và là ngành có tỷ
suất lợi nhuận lớn nhất trong các ngành công nghiệp. Đây là ngành có thể thu
được lượng ngoại tệ lớn khi được khai thác hợp lý.
- Tạo cơ hội có thu nhập tốt hơn của dân địa phương: Hoạt động của các cơ sở
du lịch trên đảo sẽ thu hút nhiều lao động địa phương và tạo điều kiện để các dịch
vụ kèm theo như buôn bán nhỏ, xe đưa rước, hướng dẫn, thông tin, ... phát triển.
Khách du lịch sẽ mang lại một cơ hội có thu nhập cao hơn cho nhân dân địa
phương, góp phần nâng cao mức sống cho dân trên đảo. Trong những năm gần đây
do ảnh hưởng của thời tiết không thuận lợi cũng như hậu quả của việc đánh bắt
thuỷ sản bừa bãi, năng suất cây trồng và sản lượng đánh bắt giảm sút rõ rệt làm
nảy sinh số lao động dư thừa trong các ngành trồng trọt và đánh bắt hải sản. Phát
triển du lịch là biện pháp giải quyết việc làm có hiệu quả nhất đối v