Đề tài Khả năng thích ứng của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Cơ cấu ngành kinh tế đã từng bước chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH, phát huy lợi thế so sánh trong từng ngành, từng vùng, làm tăng hiệu quả và chất lượng phát triển. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng nhanh và liên tục (năm 1988 là 21,6% GDP, năm 1995 là 28,8%, năm 2003 là 40%, năm 2005 chiếm 41,04% GDP); nông nghiệp trong GDP năm 1988 là 46,3%, năm 2000 còn 24,5%; năm 2005 là 20,89%; dịch vụ tăng từ 33,1% năm 1988 lên 38,2% năm 2003, 38,5% năm 2005.

Cơ cấu vùng chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế so sánh và quan tâm hỗ trợ các vùng còn có nhiều khó khăn. Ba vùng kinh tế trọng điểm bước đầu đã phát huy được tiềm năng, lợi thế của mình, đạt mức tăng trưởng nhanh, đóng góp hơn 60% GDP của cả nước, bước đầu có vai trò thúc đẩy các vùng khác phát triển. Các vùng kinh tế còn khó khăn đang từng bước vươn lên, có chuyển biến tốt về đời sống kinh tế - xã hội. Tốc độ đô thị hoá tương đối nhanh. Các vùng ngoại thành, ven đô thị được chú trọng phát triển.

 

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1960 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khả năng thích ứng của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hấm dứt và nới lỏng các biện pháp hạn chế số, cải thiện hệ thống cấp chứng nhận. Các nỗ lực này của Nhật Bản đã làm giảm bớt sự hạn chế nhập khẩu, đặc biệt là đối với hàng sản xuất công nghiệp và khai thác mỏ, những mặt hàng này chịu thuế trung bình 1,9%, mức thấp nhất trong các nước công nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, đối với hàng công nghiệp, Nhật Bản đã bãi bỏ tất cả các “hạn chế nhập khẩu còn lại” Đối với nông sản nhập khẩu cho đến nay Nhật Bản vẫn đang cố gắng để tự do hàng nhập khẩu và mở rộng cửa thị trường cho các nông sản chính. Các cố gắng này đã làm tăng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản một cách đều đặn. Ngày nay, Nhật Bản áp dụng các biện pháp toàn diện để mở rộng qui mô nhập khẩu. Các biện pháp này như việc áp dụng các khuyến khích về thuế để đẩy mạnh nhập khẩu hàng công nghiệp, cắt giảm và bãi bỏ thuế nhập khẩu, cấp tín dụng nhập khẩu và các biện pháp khác. Các chính sách này đã làm giảm một khối lượng lớn tặng dư mậu dịch và nhằm mục đích cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của Nhật. Nguồn: Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh 2.3. Liên minh châu Âu (EU) GDP toàn khu vực chỉ tăng 1,3% (2005). Khu vực này phải đối mặt với vấn đề tài khoá. Thâm hụt ngân sách của Pháp, Đức và ý vượt quá mục tiêu 3% của Hiệp ước tăng trưởng và ổn định kinh tế của EU. Chính sách tiền tệ được thắt chặt bằng việc Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) tăng lãi suất lên 1/4 điểm phần trăm tới 2,25% vào tháng 12. Bất chấp những cố gắng của ECB, lạm phát vẫn vượt quá mục tiêu 2%. Cùng với tỷ lệ thất nghiệp cao, kinh tế khu vực vẫn tiếp tục ở mức lạm phát cao trong khi tỷ lệ tăng trưởng không đạt mục tiêu phản ánh các vấn đề về cơ cấu. Tuy nhiên, kinh tế khu vực được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh dựa vào các chính sách thúc đẩy xuất khẩu, gia tăng đầu tư dài hạn. 2.4. Khu vực Đông Nam Á Năm 2005, tăng trưởng kinh tế trung bình của khu vực Đông Nam á đạt 5,5%, cao hơn so với mức trung bình 5 năm trước nhưng giảm so với mức 6,3% trong năm 2004, do cầu thế giới đối với hàng chế tác, đặc biệt là hàng điện tử và các sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thông giảm. Các nền kinh tế lớn như Xingapo, Malaixia, Thái Lan và Philíppin đều có nhịp độ tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, Inđônêxia, Việt Nam, Lào và Campuchia lại có tốc độ tăng trưởng trong năm 2005 cao hơn so với năm 2004. 2.5. Khu vực Nam Mỹ Kinh tế các nước Mỹ Latinh và khu vực Caribê, năm 2006, được dự đoán sẽ giảm chút ít. Các quốc gia Nam Mỹ tiếp tục được hưởng lợi từ giá hàng hoá và nhu cầu nhập khẩu của nước ngoài tăng. Mêhicô và các nước Trung Mỹ phải đối mặt với sức ép từ khu vực sản xuất do cạnh tranh quốc tế tăng. Song, do phụ thuộc lớn vào bên ngoài nên nền kinh tế của các nước này rất dễ bị tổn thương khi kinh tế thế giới có biến động. II. Bối cảnh Việt Nam 1. Bối cảnh kinh tế - xã hội sau 20 năm đổi mới 1.1. Bối cảnh và chủ trương đổi mới Trước đổi mới, Việt Nam thực hiện công cuộc xây dựng đất nước theo mô hình XHCN được quan niệm lúc bấy giờ. Theo đó, chế độ sở hữu toàn dân và tập thể về tư liệu sản xuất và cơ chế kế hoạch hoá tập trung đóng vai trò là những yếu tố chủ đạo của mô hình phát triển. Việc thực hiện mô hình phát triển này đã mang lại những kết quả to lớn không thể phủ nhận. Đó là sự bảo đảm quyết định để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, tạo lập những cơ sở vật chất - kỹ thuật ban đầu rất quan trọng của XHCN, mang lại cho nhân dân cuộc sống tự do, việc làm, quyền làm chủ xã hội cùng với những cải thiện đáng kể trong đời sống vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, thực tế trước đổi mới, nhất là hơn 10 năm tiến hành xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước (1975 - 1986), chứng tỏ rằng trong nền kinh tế mang đậm bản sắc nông dân - nông nghiệp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, mô hình phát triển gắn với cơ chế kế hoạch hoá tập trung có những khiếm khuyết lớn trong việc giải quyết các nhiệm vụ phát triển, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Sau nhiều năm vận động trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, tuy đất nước có đạt được những thành tựu to lớn, song nhiều vấn đề mấu chốt và thiết yếu nhất của cuộc sống nhân dân (ăn, mặc, ở) vẫn chưa được giải quyết đầy đủ; đất nước chưa có những thay đổi sâu sắc và triệt để trong phương thức phát triển; tình trạng mất cân đối trong nền kinh tế ngày càng trầm trọng; nhiệt tình lao động và năng lực sáng tạo của nhân dân, tài nguyên và các nguồn lực chưa được khai thác, phát huy đầy đủ, thậm chí bị xói mòn. Nhìn tổng quát, với cơ chế kế hoạch hoá tập trung, nền kinh tế Việt Nam vận động thiếu năng động và kém hiệu quả; sự mất cân đối và nguy cơ bất ổn định tiềm ẩn trong đời sống kinh tế - xã hội; lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Nhà nước giảm sút. Cuối những năm 70, đất nước đã thực sự lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Vấn đề cấp bách đặt ra cho Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam lúc này là tìm kiếm cách thức phát triển mới có khả năng đáp ứng các mục tiêu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó quan trọng nhất là phải tháo gỡ các ràng buộc về cơ chế và thể chế để giải phóng các nguồn lực phát triển của đất nước. Trong lúc đó, trên thế giới cũng diễn ra nhiều biến đổi quan trọng - vừa có ảnh hưởng tới Việt Nam, vừa gợi ra những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo với các mức độ khác nhau. Đó là : (1) Công cuộc cải cách kinh tế Trung Quốc theo hướng mở cửa thị trường bắt đầu diễn ra từ năm 1978. Những thành tựu cải cách nổi bật mà Trung Quốc thu được đã được Đảng và Chính phủ Việt Nam quan tâm do có sự tương đồng nhiều mặt. (2) Sự không thành công của công cuộc cải tổ đã dẫn tới sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu. (3) Thành công của các nước "công nghiệp mới" ở Đông á đưa ra những gợi ý về cách thức và giải pháp phát triển đối với những nước vốn xuất phát từ những nước nông nghiệp và có quan hệ xã hội theo những giá trị văn hoá phương Đông. Đó là những thành công của các chiến lược phát triển: phát huy mạnh nội lực, mở cửa thị trường, hướng vào xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. (4) Xu hướng vừa hợp tác và vừa cạnh tranh trên thế giới đang từng bước thay thế xu hướng đối đầu và xung đột. Tình huống này buộc các quốc gia phải định hướng lại tư duy về các vấn đề phát triển. Khác hẳn trước đây, trong hoàn cảnh phát triển mới, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành nhu cầu tự thân bên trong đối với nền kinh tế nông nghiệp vốn mang đậm tính chất khép kín, tự cấp tự túc của Việt Nam. Toàn bộ tình hình trên đây, ở trong cũng như ngoài nước đã tác động đến Việt Nam về cả hai phương diện. Một mặt, nó đòi hỏi phải đổi mới tư duy phát triển, đặt trọng tâm vào phát triển kinh tế theo một phương thức mới. Mặt khác, nó tạo ra các cơ hội và điều kiện để sự thay đổi đó diễn ra thuận lợi. Đó là điểm khởi đầu cả về lịch sử lẫn lý luận của quá trình đổi mới. Nhận rõ nhu cầu bức thiết ấy, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI tuyên bố tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện và triệt để, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử đổi mới tư duy và đường lối phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Chương trình phát triển đất nước được thông qua tại Đại hội này có nội dung đặc biệt quan trọng là (1) chuyển nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường định hướng XHCN; (2) mở rộng hợp tác quốc tế theo phương châm kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, đẩy mạnh hợp tác quốc tế và cạnh tranh phát triển dựa trên cơ sở phát huy nội lực; (3) cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Đảng cộng sản Việt Nam xác định phải ngày càng hoàn thiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ thành cơ chế chung trong quản lý toàn xã hội; (4) phát huy yếu tố con người và lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động, coi nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định đối với sự phát triển của đất nước. 1.2. Thành tựu kinh tế 20 năm đổi mới Đến năm 2006 này, Việt Nam đã đi được 20 năm trên con đường đổi mới toàn diện kinh tế - xã hội đất nước. Trong 20 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn. Đó là: (1) Đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ sở vật chất - kỹ thuật được tăng cường, đời sống của các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện. Từ năm 1986 đến năm 1989, công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Nhưng vào đầu thập kỷ 90, khi bước vào thực hiện chiến lược 10 năm 1991 - 2000, đất nước vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Nhờ triển khai mạnh mẽ đường lối đổi mới toàn diện của Đảng, đến năm 1995, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch năm 1991-1995 được hoàn thành vượt mức; đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đã tạo được tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới: đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Từ năm 1996 đến năm 2000 đất nước đã đạt được nhịp độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của 10 năm (1990 - 2000) đạt 7,5%; năm 2000 so với năm 1990, GDP tăng hơn 2 lần. Trong 5 năm (2001 - 2005) của nhiệm kỳ Đại hội IX, GDP bình quân tăng gần 7,5%; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể, nguồn lực phát triển trong các thành phần kinh tế đã được huy động khá hơn; nhiều lợi thế so sánh trong từng ngành, từng vùng đã được phát huy. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế được cải thiện. (2) Thực hiện có kết quả chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. (3) Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dần được hình thành. Nền kinh tế nhiều thành phần theo chủ trương của Đảng và được quy định trong Hiến pháp 1992 đã được cụ thể hoá bằng các luật, pháp lệnh. Nội dung những văn bản pháp luật về quản lý kinh tế và xã hội đã đáp ứng được yêu cầu cải cách kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế; tạo điều kiện thực hiện quyền tự do kinh doanh, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, khai thác hiệu quả các nguồn lực xã hội. Nhà nước đã từng bước tách chức năng quản lý nhà nước về kinh tế của các cơ quan nhà nước, chức năng chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước của Nhà nước và chức năng kinh doanh của doanh nghiệp chuyển từ quản lý cụ thể các hoạt động của nền kinh tế sang quản lý tổng thể nền kinh tế quốc dân; chuyển từ can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế sang can thiệp gián tiếp thông qua hệ thống pháp luật, kế hoạch, cơ chế, chính sách và các công cụ điều tiết vĩ mô khác. Công tác cải cách nền hành chính Nhà nước được đẩy mạnh. Bộ máy tổ chức trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương tới địa phương đã được đổi mới, hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn. Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý đã được trưởng thành qua thực tiễn kết quả thực hiện các công việc được giao. Cơ chế phân cấp quản lý cho các ngành, các cấp đã nâng cao được vai trò trách nhiệm, tính chủ động của các cấp, các ngành trong việc tổ chức chỉ đạo và triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tới cơ sở. (4) Cơ cấu kinh tế ngành, vùng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá Cơ cấu ngành kinh tế đã từng bước chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH, phát huy lợi thế so sánh trong từng ngành, từng vùng, làm tăng hiệu quả và chất lượng phát triển. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng nhanh và liên tục (năm 1988 là 21,6% GDP, năm 1995 là 28,8%, năm 2003 là 40%, năm 2005 chiếm 41,04% GDP); nông nghiệp trong GDP năm 1988 là 46,3%, năm 2000 còn 24,5%; năm 2005 là 20,89%; dịch vụ tăng từ 33,1% năm 1988 lên 38,2% năm 2003, 38,5% năm 2005. Cơ cấu vùng chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế so sánh và quan tâm hỗ trợ các vùng còn có nhiều khó khăn. Ba vùng kinh tế trọng điểm bước đầu đã phát huy được tiềm năng, lợi thế của mình, đạt mức tăng trưởng nhanh, đóng góp hơn 60% GDP của cả nước, bước đầu có vai trò thúc đẩy các vùng khác phát triển. Các vùng kinh tế còn khó khăn đang từng bước vươn lên, có chuyển biến tốt về đời sống kinh tế - xã hội. Tốc độ đô thị hoá tương đối nhanh. Các vùng ngoại thành, ven đô thị được chú trọng phát triển. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao động trong sản xuất thuần nông, tăng tỷ lệ lao động trong công nghiệp và dịch vụ. Năm 1990, lao động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 73,02% tổng số lao động xã hội, năm 2004 còn 58%, năm 2001 còn 57%; năm 2005 lao động trong công nghiệp và xây dựng là gần 18%, trong dịch vụ là 25%. Việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ tiết kiệm trong nước so với GDP tăng khá nhanh; nguồn vốn tích luỹ trong nước đã được khai thác tốt hơn, chiếm trên 60% tổng vốn đầu tư. Mặt khác, cũng huy động được nhiều vốn bên ngoài cho đầu tư phát triển. Đã hướng mạnh hơn đầu tư vào các mục tiêu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; bổ sung thiết bị và hiện đại hoá một số ngành công nghiệp; xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất; xây dựng kết cấu hạ tầng; đầu tư phát triển nguồn nhân lực, xoá đói, giảm nghèo - nhất là ở vùng núi, vùng khó khăn. Cơ cấu các thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng sắp xếp lại và đổi mới khu vực doanh nghiệp nhà nước, phát huy tiềm năng của khu vực kinh tế dân doanh, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế hợp tác xã và các thành phần kinh tế khác. (5) Đạt được những kết quả tích cực trong hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Hoạt động kinh tế đối ngoại đã có bước phát triển mạnh mẽ, đưa nước ta nhanh chóng hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, đa phương hoá và đa dạng hoá các mối quan hệ với các nước, các tổ chức tài chính quốc tế. Những kết quả nổi bật nhất trong lĩnh vực đối ngoại là mở rộng thị trường xuất khẩu ra các khu vực trên thế giới; gia nhập khối ASEAN, tham gia AFTA, APEC; bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ, ký Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ; tích cực đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). 2. Tình hình thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế của Việt Nam Kể từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng, chủ trương chủ động hội nhập kinh tế được xây dựng, phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn. Chủ trương này góp phần tích cực phá thế bao vây cấm vận của một số thế lực thù địch, mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với các nước ở khắp các châu lục trên thế giới, góp phần đắc lực vào việc phát triển thị trường xuất nhập khẩu. Việt Nam đã trải qua giai đoạn thực hiện các cam kết ban đầu, đến nay quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng đi vào chiều sâu, việc thực hiện các cam kết trong giai đoạn mới chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế quốc dân. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Nghị quyết 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị là sự kế thừa, cụ thể hoá và triển khai các đường lối của Đảng đề ra từ trước tới nay, đồng thời đáp ứng kịp thời những đòi hỏi khách quan của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn mới. Để thực hiện Nghị quyết trên, Chính phủ đã có quyết định số 37/2002/QĐ-TTg ngày 14/3/2002 cùng Chương trình hành động của Chính phủ. Tiến trình Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được triển khai từng bước từ thấp đến cao diễn ra trên cả 3 phương diện: đơn phương, song phương và đa phương, lồng ghép các phạm vi tiểu vùng, khu vực, liên khu vực và toàn cầu, diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực gồm hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ. (1) Các biện pháp đơn phương Cùng với đường lối đổi mới do Đại hội Đảng lần thứ VI khởi xướng, Việt Nam từng bước chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN với nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Triển khai thực hiện nhiều chính sách cải cách trong lĩnh vực kinh tế nhằm làm cho các hoạt động kinh tế dần tự do và thuận lợi hơn: Trong lĩnh vực đầu tư và thương mại, Nhà nước ta đã ban hành và sửa đổi bổ sung nhiều lần Luật Đầu tư nước ngoài cho phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế nhằm tạo ra khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Việt Nam cũng đã ban hành Pháp lệnh về Tối huệ quốc và Đối xử quốc gia, Pháp lệnh về các biện pháp tự vệ, đang xây dựng Pháp lệnh về Chống phá giá, cố gắng để đưa pháp luật nước nhà ngày càng phù hợp với chuẩn mực và thông lệ thương mại quốc tế tạo hành lang pháp lý cho quan hệ kinh tế thương mại bình đẳng giữa Việt Nam và các nước. Nhiều biện pháp cấm đoán hoặc hạn chế kinh doanh, buôn bán trước đây từng bước đã được bãi bỏ hoặc nới lỏng, làm cho môi trường kinh doanh của ta thuận lợi hơn. Chúng ta cũng chủ động từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cải cách và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp để không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. (2) Quan hệ song phương Đến cuối năm 2004, Việt Nam đã mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại với 224/255 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; ký kết được 87 Hiệp định Kinh tế - Thương mại song phương (cả ký mới và ký lại) trong đó quan trọng và toàn diện nhất là Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết ngày 13/07/2001 (Hiệp định chính thức có hiệu lực từ 10/12/2001 sau khi được Quốc hội Mỹ thông qua). Đây là kết quả của 4 năm đàm phán và là Hiệp định Thương mại song phương toàn diện nhất đối với cả hai bên trên cơ sở các nguyên tắc và tiêu chuẩn của WTO. Sau một thời gian thực hiện, quan hệ mậu dịch và đầu tư hai nước đã có những bước phát triển đáng kể. Tổng kim ngạch thương mại hai nước năm 2005 ước đạt 7,6 tỉ USD, trong đó xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ là 6,5 tỉ USD, chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 của Việt Nam. Việt Nam cũng vừa hoàn thành ký kết Hiệp định dệt may với Mỹ trong đó Mỹ hạn định quota cho ta ở mức 1,7 tỉ USD. Bên cạnh đối tác Mỹ, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh quan hệ kinh tế thương mại với các đối tác quan trọng như Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Đông và Nam á (Hàn Quốc, ấn Độ...), các nước ASEAN, Tây Bắc Âu, Trung Đông, Châu Phi, Mỹ La Tinh... Việt Nam cũng đã ký hơn 350 Hiệp định hợp tác phát triển với các nhà tài trợ, 48 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 42 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và 37 Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế . (3) Quan hệ đa phương Việt Nam đã trở thành thành viên của một số tổ chức hợp tác kinh tế khu vực, liên khu vực và thế giới. Bình thường hoá quan hệ với IMF, WB (1992), tham gia ASEAN (1995), ASEM (04/1996), APEC (11/1998). Tháng 11/2002, Việt Nam và các nước ASEAN đã cùng Trung Quốc ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện, bao gồm cả việc thiết lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) vào 2010/2015; ký thoả thuận thành lập Đối tác kinh tế chặt chẽ với úc và New Zealand (CEP AFTA - CER) vào tháng 11/2004. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN 9 (Bali, Inđônêxia), các quốc gia ASEAN đã ký kết Hiệp định khung về xây dựng khuôn khổ Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật, ASEAN - ấn Độ. Ngày 10/12/2005, tại Hội nghị cấp cao ASEAN 9 (Kuala Lumpur, Malaixia), Hiệp định hợp tác kinh tế và phát triển ASEAN - Liên bang Nga cấp ngoại trưởng đã được ký kết, mở ra cơ hội hợp tác giữa các quốc gia Đông Nam á và Liên bang Nga. Về tiến trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tháng 1/1995 Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO. Đến ngày 31/5/2006, Việt Nam và Hoa Kỳ (đối tác cuối cùng trong 28 thành viên WTO yêu cầu đàm phán song phương với Việt Nam) đã ký thoả thuận chính thức kết thúc đàm phán song phương về việc Việt Nam gia nhập WTO. Giữa tháng 6/2006, Việt Nam phối hợp với Ban Thư ký WTO để hoàn tất tài liệu cho phiên đàm phán đa phương (được kỳ vọng là phiên đàm phán đa phương cuối cùng) vào tháng 7/2006 tại Genevơ. Trong phiên đàm phán này, Việt Nam sẽ báo cáo về chương trình hành động lập pháp của mình, trình bày những luật mới mà Quốc hội đã và sẽ ban hành trong năm 2006; đồng thời trả lời các câu hỏi liên quan đến cam kết và thực hiện cam kết của các thành viên WTO . Dự tính, đến tháng 10/2006 Việt Nam có thể trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này. CHƯƠNG III - NHẬN ĐỊNH VỀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Khi tham gia hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam phải từng bước tiếp cận và mở rộng thị phần các sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế, góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu của Việt Nam, tạo điều kiện đầu tư, phát triển chiều sâu theo hướng chuyên môn hoá, tận dụng các lợi thế so sánh, thúc đẩy quá trình tham gia vào sự phân công lao động quốc tế của Việt Nam. Mở rộng thị trường xuất khẩu hiện đang là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của thương mại Việt Nam và người thực hiện nhiệm vụ này không ai khác chính là các doanh nghiệp. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp góp phần làm cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam, giảm nhập siêu, cơ cấu thị trường cân đối, hạn chế những rủi ro trong thương mại quốc tế, ổn định mức tăng trưởng ngoại thương, góp phần giữ mức tăng trưởng ổn định cho toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam hiện vẫn là các hàng nông sản, nguyên liệu thô, các mặt hàng chưa qua chế biến… Yếu tố tư bản vốn, hàm lượng tri thức và công nghệ trong các sản phẩm này không cao, chủ yếu dựa vào yếu tố lao động hoặc điều kiện tự nhiên, do đó chất lượng sản phẩm hàng hoá xuất khẩu thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực lại không hoàn toàn mang thương hiệu Việt nam, ví dụ như dệt, may vì làm gia công chế biến cho nước ngoài. Vì vậy, giá trị gia tăng và thu nhập thấp và do đó khả năng cạnh tranh của các sản phẩm này trên thị trường quốc tế không cao. Bảng: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam STT Mặt hàng Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 ước thực hiện 1 Gạo Triệu tấn 3,7 3,2 3,8 4,1 4,5 2 Cà phê Nghìn tấn 931 722 749 975 850 3 Cao su Nghìn tấn 308 455 432 513 520 4 Dây điện và dây cáp điện Triệu USD 181 188 292 389 500 5 Chè Nghìn tấn 68 75 59 99 80 6 Hàng rau quả Triệu USD 344 221 151 179 230 7 Hạt điều Triệu USD 152 210 277 436 534 8 Hạt tiêu Triệu USD 91 110 105 153 131 9 Hàng thuỷ sản Triệu USD 1816 2036 2200 2401 2650 10 Hàng dệt may Triệu USD 1975 2732 3609 4386 4800 11 Hàng giầy dép Triệu USD 1587 1875 2261 2692 3000 12 Hàng điện tử và linh kiện Triệu USD 709 605 855 1075 1400 13 Dầu thô Triệu tấn 16,7 16,9 17,1 19,5 18,8 14 Than đá Triệu tấn 4,3 6,0 7,3 11,6 14 15 Sản phẩm gỗ Triệu USD 324 431 567 956 1450 Nguồn: MPI Như vậy, với thực trạng về sản phẩm của doanh nghiệp nêu trên có thể nói rằng, các doanh nghiệp Việt Nam rất khó cạnh tranh trên thị trường thế giới nếu như không có sự thay đổi về mẫu mã, chủng loại cũng như chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, làm thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam thích ứng với thị trường trong quá trình hội nhập là cả một vấn đề không đơn giản. Mở cửa thị trường, cùng với cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với thách thức rất lớn là cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Mặc dù đã đạt được những thành tựu to lớn trong thời gian qua, nhưng nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn những hạn chế cần khắc phục. Ở nhiều doanh nghiệp, tính tự chủ không cao, khả năng vận hành và tính thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh còn hạn chế. Khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp nước ngoài về thị trường hàng hoá và dịch vụ. Các doanh nghiệp nước ngoài với ưu thế là nguồn vốn lớn, sản phẩm sản xuất trên nền tảng CNH, HĐH, nên chất lượng và giá cả phù hợp, thêm vào đó là kinh nghiệm chiếm lĩnh thị trường của những tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Sự cạnh tranh này khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải đứng trước hai sự lựa chọn : - Chấp nhận sự cạnh tranh, liên tục đổi mới công nghệ, áp dụng khoa học - kỹ thuật, vận hành hệ thống quản lý mới, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng cường dịch vụ nhằm để sản phẩm sản xuất ra có thể cạnh tranh với sản phẩm cùng loại, chiếm lĩnh được thị trường, hướng tới xuất khẩu và dần tạo uy thế trên thị trường. - Doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh, bị đào thải khỏi thị trường. Điều này có thể xảy ra với những doanh nghiệp quá yếu về tiềm lực kinh tế cũng như thương hiệu, kinh nghiệm trên thương trường quốc tế. Sự đào thải của hàng loạt doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả sẽ khiến số lao động thất nghiệp tăng cao. Đây là một trong những vấn đề cần giải quyết nhằm bảo đảm sự phát triển ổn định và bền vững. Khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, thị trường nội địa sẽ cạnh tranh khốc liệt hơn do hàng hoá từ các nước tràn vào. Nếu trước đây, hàng Trung Quốc vào Việt Nam phải chịu thuế 40% thì nay chỉ còn 15% và sẽ tiến tới 0%. Vì vậy, sẽ không thể tránh khỏi tình trạng phá sản đối với một số doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ, thậm chí kể cả DN lớn. Tuy nhiên, chúng ta cũng có nhiều thuận lợi khi cánh cửa thị trường thế giới mở rộng. "Vòng kim cô" quota dệt may từ thị trường lớn nhất, tiềm năng nhất là Mỹ sẽ được tháo bỏ. Một số thị trường ở Nam Mỹ như Brazil, Uruguay, Paraguay... đang áp mức thuế cao đối với hàng dệt m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhả năng thích ứng của doanh nghiệp việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.doc
Tài liệu liên quan