PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Nét đẹp tranh dân gian Đông Hồ.
1.1 Khái quát về tranh dân gian Đông Hồ.
1.1.1 Tranh Đông Hồ
1.1.2 Tranh Hàng Trống
1.2 Đặc trưng nghệ thuật tranh Dân gian
1.3 Tính giáo dục của tranh dân gian
CHƯƠNG II: Vận dụng nét đẹp tranh dân gian Đông Hồ trong dạy học mỹ thuật cho học sinh phổ thông.
2.1 Nội dung đề tài tranh dân gian Đông Hồ ảnh hưởng tới tình cảm, nhân cách học sinh.
2.2 Nét tương đồng giữa đường nét trong tranh dân gian Đông Hồ với nét vẽ của học sinh lứa tuổi thiếu niên nhi đồng.
2.3 Vai trò của người giáo viên trong dạy học Mỹ thuật để phát huy sự sáng tạo của học sinh.
CHƯƠNG III Kết luận kiếm nghị
3.1 Kết luận
3.2. kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4178 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khái quát nét đẹp tranh dân gian Đông Hồ trong dạy học mỹ thuật cho học sinh phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất lẻ tẻ ở một số tỉnh Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An, nhưng truy về gốc đều do người Đông Hồ di cư mang theo nghề đến nơi mới. Nơi sản xuất tập trung là làng Đông Hồ(xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Đây là một làng nhỏ năm ven sông Đuống và trên đường giao thông nối xứ Bắc (Bắc Ninh) với xứ Đông (Hải Dương), chỉ cách Hà Nội chừng 40 km. Vùng đất này trù phú,nông nghiệp phát triển, có nhiều nghề thủ công, đời sống văn hoá cao, lễ hội nhiều và đặc sắc... tất cả đã tạo nên cái nôi, là “bà đỡ”cho một dòng tranh chân quêđậm đà chất dân tộc.
Gắn với sinh hoạt Tết có tranh-pháo-mã, người làng Đông Hồ làm cả. Hàng mã Đông Hồ từ nhiều thế kỉ trước đã đi vào sử sách, và mười năm qua tưởng chừng đã mai một thì giờ đây đang phục hồi và phát triển đáp ứng nhu cầu tâm linh của đông đảo nhân dân, và cùng là một thứ nghệ thuật tạo hình dân gian, bổ sung và làm hoàn chỉnh thêm cho mảng trannh tết.
Tranh tết cổ truyền của Đông Hồ là tranh Điệp, từ giấy đến màu đều nhuần chất dân tộc. Giáy để in tranh là giáy dó được sản xuất ở Đồng Cao( Bắc Ninh) và vùng Bưởi( Hà Nội), nó mỏng mịn và có vân óng ả như lụa, lại dai và co dãn khi ẩm ướt. đẻ phát huy mặt tốt và khắc phục mặt yéu của giấy dó, nghệ nhân quét lên nó một lớp điệp làm cho tờ giáy dày nuột, sáng trắng với những thớ sáng tốiđan xen song hành và lấp lánh ánh bạc, có khi con được lướt thêm nước hoa hoè vàng chanh hay nước gỗ vàng đỏ cam, từ nền giấy đã toát ra vẻ vinh hiển. Trên nền giấy ấy, nghệ nhân lần lượt in ván gỗ các mảng màu cạnh nhau và chồng nhau, sau cùng in nét đen to mập, màu và nét phối hợp tạo ra những hình quen thuộc nhưng luôn mới. Bảng màu ở đay cũng là nhưng màu trắng điệp-vàng hoe-đỏ vang, lại thêm màu xanh chàm-sỏi son- than lá tre, toàn những thứ có sẵn trong thiên nhiên, bền trước ánh sáng và thân thuộc với mọi người. Bảng màu áy khá đơn giản nhưng do kỹ thuật pha chế “trăm hay không bằng tay quen” và nghệ thuật phối màu đã tạo ra những hoà sắc phong phú và hài hoà.
Tranh đông Hồ phổ biến nhất, cũng đặc sặc nhất và do đậm sặc dân gian- dân tộc nhất, được nhân dân nhiều nước ưa thích và tuyển vào những bộ sưu tập tranh quý của nhân loại.
1.1.2Tranh Hàng Trống
Tranh Hàng Trống cũng có rất sớm, cho đến trước cách mạng thang tám năm 1945 đựơc bầy bán nhiều phố ở Hàng Trống và các phố lân cận như Hàng Nón- Hnàg Hòm- Hàng Quạt của Hà Nội. Tranh Hàng Trông cũng có một số tranh tiêu biểu như tranh Đông Hồ, nhưng đi sâu vào những bộ Tứ bình về người đẹp (Tố Nữ) và cảnh đẹp (Tứ Quý), minh hoạ các tác phẩm văn học lớn, nhưng đặc biệt đi sâu vào mảng tranh thờ ở các điện miếu, nhất là khai thác các nhân vật trong đạo Mãu của bản địa( Tam toà, Tứ phủ, ông Hoàng, bà Chúa, Cậu Cô). Tranh Hàng Trống chủ yếu là tranh thờ, do đó được bày bán quanh năm, tập trung vào một số dịp lễ Tết.
Tranh Hàng Trống in trên giấy xuyến chỉ và sau này là giáy báo khổ rộng, chỉ in nét cong tô màu bút lông, màu nhập ngoại là phẩm hoá học tươi. Do kỹ thuật tô bằng tay mà tạo được sự đậm nhạt, vờn đẻ nổi khối nét thanh mảnh và cong mềm và duyên dáng.
Đối tượng của tranh Hang Trống là tầng lớp thị dân, những người khá giả nên bên cạnh tranh thờ dán ở nơi tôn nghiêm, thì những tranh sinh hoạt thưòng đựơc treo ở những phòng khách tạo một không khí sang trọng.
Đặc trưng nghệ thuật tranh dân gian
Tranh dân gian có lịch sử lau dài và thực sự là vốn tạo hình đựoc các thế hệ cả xưa và nay đều thích, nếu chỉ vì giá trị nội dung thì khi xã hội thay đổi nó không thích hợp nữa, do đó phần quan trọng chính là giá trị nghệ thuật. Giá trị này được biểu hiên ở bố cục, ở đường nét, ở bảng màu, ở quan niệm tỉ lệ giữa các hình.
Tranh dân gian xây dựng các hình ảnh không phụ thuộc vào mẫu trong tự nhiên, mà cốt gây ấn tượng mạnh theo yêu cầu của chủ đề, vì thế cả ánh sáng, không gian, con người và cảnh vật đều là ước lệ. Tờ tranh điệp với nền màu trắng hay vàng đỏ đều thể hiên không gian rực sáng, trong trẻo và rộng rãi. Khong gian ước lệ ấy đòi hỏi mọi hình ở trên cũng phải ước lệ làm săôgị đựoc nhiều nhất, vì thế hình đựoc thể hiện nhìn từ nhiều góc độ, từ nhiều khoảng cách để có thể phô diễn được đầy đủ nhất, chẳng hạn con lợn muốn rõ nhất phải đựoc vẽ ở thế nhìn ngang, nhưng mõm lại như nhìn từ phía trước, cảnh hứng cây dừa được thu nhỏ lại để tương ứng với người trèo và người hứng hoặc cảnhTrạng chuột vinh quy, sau khi đỗ cao cưới vợ, chuột tiến sĩ cưỡi con ngựa cũng chỉ nhấp nhỉnh với nó mà thôi. Tất cả các hình trong tranh đều đựoc đàn ra choán cả mặt tranh, chúng không che khuất nhau mà cùng phơi bày rõ ràng. Từng hình trong tranh đựơc cường điệu có khi đến”ngoa ngoắt”, song đều thu về những hình cơ bản. Ví như bé ôm gà như hình quả trứng, con lơn như hình chữ nhật, các cặp. Đồ vật trong tranh Đánh vật lại chỗ hình tam giác, chỗ hình thang, chỗ nửa hình tròn, các nhân vật trong tranh Hứng dừa và Đánh ghen vừa hài hước vừa táo tợn. Cái thế giới ở trong dân gian gồm đủ cả ba tầng trời-trần và dưói đất, chỉ cần vài chi tiết là gợi ra cái không gian cần cho sự việc xảy ra, điều này được thể hiên rõ nét hơn trong tranh liên hoàn về Thạch Sanh.
Với bố cục ấy, trừ tranh thờ thì các nhân vật Thần, Phật được vẽ to ở giữa,các nhân vật phụ nhỏ hơn và ở hai bên, các người thường dân và sinh vật lại nhỏ nữa và ở dưới. Tỷ lệ này phụ thuộc vào viễn cận xã hội, tuỳ theo địa vị của từng nhân vật để phóng to hay thu nhỏ. Trái lại ở những tờ tranh Tết thông thường,các nhân vật và cảnh vật dù thực tế hết sức chênh lệch nhau, nhưng với quan điểm bình đẳng tất cả được trình ra trên mặt tranh với một độ lớn tương đương nhau. Lỗi viễn cận phản ánh tư tưởng bình quân của nông dân, tất cả đều được tôn trọng.
Về đường nét tranh dân gian dùng hình chủ yếu về đường nét được in, có những bức in nét xong là hoàn thành,nhiều tranh sau khi in nét đen mới dựa vào đó mà tô màu cho tươi và động. Cả những tranh được in màu kín thì nét đựơc in sau nên rất rõ. Nét bao lấy các mảng màu khiến mảng nào cũng được tách bạch rõ ràng, nét tuỳ từng dòng tranh mà có sự khác nhau. Nét ở tranh Đông Hồ đậm chắc, ít chi tiết vụn, nét ở tranh Hàng Trống mảnh mai, có phần “tham lam” nên hơi rối.
Còn về bảng màu dù màu thuốc cái ở tranh điệp hay mùa hoá học chất ở nhiều dòng tranh khác nhau, thì cũng đều đằm thắm, chỉ rất ít màu, thiên về sáng, hầu như không cần đến màu ghi trung gian. Những màu ấy dù inhay vẽ cũng thật khiêm tốn, chỉ vài màu nhưng do cách chế biếnkỹ thuật in chồng, in lệch lại tạo thêm màu mới.
Ngày nay tranh dân gian không chỉ có giá trị lịch sử, vẫn hàm chứa đầy đủ giá trị của một loại hình nghệ thuật đích thức... Các hoạ sỹ khai thác tranh dân gian ở các chất liệu và quan niệm thẩm mỹ, cho nó thăng hoa vào tác phẩm thì hồn dân tộc và chất thời đại sẽ là lẽ sống trương tồn cùng thời gian.
1.3. Tính giáo dục của tranh Đông Hồ.
Tranh vẽ của trẻ em rất gần gũi với tranh dân gian, nói cách khác tranh dân gian phù hợp với tâm hồn trẻ thơ bởi tính hồn nhiên, vui tươi, hóm hỉnh, mộc mạc, màu sắc tự nhiên, đưòng nét, hình khối, đơn giản, dễ hiểu làm cho trẻ yêu thích. Tranh dân gian phản ánh mọi mặt của đời sống với cái nhìn lạc quan, tươi sáng, từ xưa đến nay được mọi người ham chuộng. Với nội dung và hình thức độc đáo tranh dân gian là một loại hình nghệ thuật được phổ biến sâu rộng trong nhân dân. Tranh dân giản phản ánh đa dạng cuộc sống xã hội, song đối với đề tài trẻ emvà những con vật được trẻ em ưa thích đã được nghệ sỹ nhân gian gửi hồn mình trong bức vẽ đó là: em bé cưỡi trên mình nghé, đầu tre chiếc lọng lá sen, tay nâng ống sáo kề miệng thổi,... là một hình tượng nghệ thuật đẹp yêu đời, yêu cuộc sống, yêu lao động ngay từ tuổi thơ. Bức tranh bẩy em bé đu cành đào với những hoa và quaơr tranh thất đồng làm người xem nức lòng với thế giới trẻ con bụ bẫm vô cùng đáng yêu, hồ hởi với ước vọng con trẻ hạnh phúc, khoẻ mạnh. Những em bé ôm gà hay vịt ở các tranh Lễ Trí, Phú Quý, Vinh Hoa... đều là những đứa trẻ khôi ngô mà mọi người làm cha mẹ mong ước.
Những tranh về các cuộc vui chơi trong ngày hội, ngày tết như múa rồng, múa lân, đánh vật,... càng thấy cuộc đời phơi phới đáng yêu cả đen những sinh vật như gà đàn lợn ổ,... khi đi vào tranh cũn mang niềm vui hồn hậu đậm đà. Ngưòi xem đã nhận ra ở con lơn nái có 5 con có cái mồn tủm tỉm như mới gặp được điều gì lý thú. Gà mái mỏ còn ngậm mồi đang “túc...túc...”gọi đàn con xúm xít chia mồi. Gà tróng dướn cao cổ đầy khí phách che chở cho gà mẹ gà con. Trong tranh dân gian con người dù trong lao động vui chơi đều rất thoải mái. Chẳng những vui khi múa rồng, múa lân ... mà vui ngay cả lúc đi cày, khi xông trận. Bà Trưng, Bà Triêu mỉm cười đánh giặc. Anh đô vật hứng khởi trong cuộc đáu không hề có ý được thua. Ngay cả những bức tranh thờ như Ngũ Hỏ Tứ Pháp... các nghệ nhân dân gian với cảm quan nghệ thuật và thẩm mỹ trong sáng bắt nguồn từ đời sống, những bức tranh như trình bày ở trên tưởng như các nghệ sỹ dân gianvẽ riêng cho trẻ em vậy.
Trong tranh dân gian, một bộ phận khá lớn đã đi vào đề tài lịch sử, phản ánh những anh hùng cứu nước và giữ nước của dân tộc, những chiến công lẫy lừng trong nhiều thời kỳ lịch sử được trẻ thơ ưa thích không chỉ về nội dung tích truyện mà cả về nghệ thuật thể hiên giản dị, tự nhiên mang đầy sức biểu cảm. bắt gặp ở đây những Phù Đổng Thiên Vương đại phá giặc ân, Trưng Vương trừ giặc Hán,Triệu ẩn đánh quân Ngô, Ngô quyền đánh giặc Hán, Trần Hưng Đạo đánh quân Nguyên, Lê Thái Tổ quét sạch quân Minh, Bắc Bình Vương đánh tan quân Thanh ... Đinh Tiên Hoàng tập trận với trẻ mục đồng, trong tranh Phù Đổng Thiên Vương đánh phá giặc Ân, cậu bé làng Gióng cưỡi trên con ngựa hồng đang băng băng phi nước đại hay tay quay tít những cây tre ngà, tung hoành giữa đám giặc Ân đang rối loạn vứt giáo mộc,đứa ngã lăn ra đất đứa co cẳng chạy thục mang...đằng sau Phù Đổng Thiên Vương biểu tượng Tổ quốc là núi non trung điệp, hùng vĩ, dưới ngọn cờ hồng,cả hang quân chỉnh tề vũ khí ra quân tiếp sức như kéo giài vô tận.tất cả những tranh anh hùng ấy với lòng yêu nước,yêu dân đã làm xúc động tâm hồn các nghệ sĩ dân gian,rồi qua bàn tay trân trọng của nghệ nhân,được hiên ra trên giấy dó,dẫn dắt tuổi thơ ngược dòng lịch sử về với cuội nguồn xa xưa đến tận nguồng của truyền thống dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc.
chương 2:
Vận dụng nét đẹp tranh dân gian đông hồ
trong dạy học mỹ thuật cho học sinh phổ thông
2.1. Nội dung đề tài tranh dân gian Đông Hồ ảnh hưởng tới tình cảm, nhân cách học sinh.
Sức sống của tranh dân gian Đông Hồ tồn tại qua thời gian, giữ được vị trí trong cảm xúc thẩm mỹ của mọi người với giá trị tư tưởng, vẻ đẹp hài hoà của nó bắt nguồn từ cách nhìn, cách nghĩ của người nghệ sĩ, từ quan niệm thẩm mỹ của nhân dân lao động. Phần lớn nghệ nhân làm tranh dân gian Đông Hồ làd nhưng người nông dân thực thụ, họ am hiểu tình cảm và con người của xã hội nông nghiệp, họ sống cuộc sống của người lao động nên hiểu rõ cái mà họ vẽ ra, họ không chỉ nấm chắc ngoại hình mà còn tường tân cả nội tâm nữa. Các nghệ nhân nắm bắt được cuộc sống của nhân vật để rồi tái tao không phải sao chép lai thực tế, mà bằng lối tạo hình, gạn lọc, sắp xếp lại cho thuận mắt và nâng lên ở trạng thái nghệ thuật.
Với những đề tài phong phú muôn hình, muôn vẻ của cuộc sống mà tranh dân gian Đông Hồ phản ánh dã phần nào tái tạo lại cuộc sống sinh hoạt của ông cha ta. Để gợi lai những sự kiên lịch sử oai hùng của dân tộc, những chiến công oanh liệt chống ngoại xâm, xây nền độc lập tự chủ của các anh hùng dân tộc thủa trước, các nghệ nhânđã khắc hoạ những hình ảnh như Đinh Tiên Hoàng cờ lau tập trận, Bà Trưng, Bà Triệu thúc quân diệt giặc, Trần Hưng Đạo chiến thắng quân Nguyên, Mông.
Khi tiếp xúc vơi thể loại lịch sử đó các em như được ngược dong lich sử về với cội nguồn xa xưa đến tân nguồn của truyền thống dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc. Mặc dù các em đã từng được đọc, được học qua nhưng bài giảng, những trang sách nhưng khi nhìn thấy hình ảnh được phản ánh qua dân gian Đông Hồ miêu tả với khí phách hiên ngang dũng mãnh trước quân thù của cách vị anh hùng đã để lại trong các em những ấn tượng tốt đẹp, niềm tự hào dân tộc, từ đó hình thành ý thức trách nhiệm của bản thân mình với quê hương đất nước.
Xem tranh”Gà đàn”, “Lợn đàn” của tranh dân gian Đồng Hồ chúng ta thấy đều nhằm nói lên ước mơ của người nông dân đồng thời cũng là để chúc tụng nhau khi chào đón một năm mới. Song trước khi chuyển sang chúc tụng thì nó đã là những phản ánh, mô tả sinh hoạt hàng ngày trong đời sống nông nghiệp của nhân dân. Quanh năm ngày tháng lao động để mưu sinh. Họ chỉ ước mong sao có “cơm ăn đủ no, áo đủ mặc, gà đầy sân, lợn đầy chuồng” đó là những ước mơ hoài bão chính đáng mà rất giản dị, mộc mạc.
Hơn thế nữa cùng lúc với nhiệm vụ mô tả và phản ánh ước vọng cuộc sống, người nghệ sỹ dân gian Việt Nam còn chứa trang sức quyến rũ của tờ tranh những tư tưởng và tình cảm đã đựơc nâng lên. Đây là những lợn mẹ, lợn con mang đầy đủ tình cảm mẫu tử trong tư thế đùm bọc, quấn quýt với đôi mắt lim dim hiền từ. Đặc biệt các chi tiết gà mẹ ngậm con mồi rất nhẹ nhàng nhưng con mồi không thể thoát được và đòng thờ cũng không bị dập nát để các chú gà con được một miếng mồi ngon. Tình mẹ con ở đây phải chăng đã đựoc ngưòi nghệ sỹ dân gian nhân cách hoá và tấm lòng mẹ chắt chiu nuôi dương con cái, nhịn miếng ăn để dành, cho con những miếng mồi ngon lành nhất. Đó cũng là đạo lý thông thường trong tình cảm mẹ con đã ăn sâu vào tâm hồn chúng ta, đã đựơc coi là một hình ảnh đẹp, là một rung cảm nghệ thuật phong phú, một hình tượng vừa có chân, coa thiện, có mỹ.
Tấm lòng bà mẹ Việt Nam đã ăn sâu vào tâm hồn người nghệ sỹ dân gian Việt Nam. Tấm lòng người mẹ đã chắt chiu, dành dụm tần tảo nuôi con, lấy hạnh phúc của con làm hạnh phúc của mình, con vui là mẹ vui, con no là mẹ no, con sung sướng là mẹ sung sướng, nó trở thành một tình cảm như vốn sẵn có. Một bản năng trong tư duy sáng tạo vốn tiềm tàng trong xương máu tâm hồn nghệ nhân, rồi từ đó tờ tranh quay trở lại có tác dụng xây dựng tâm hồn cho người xem qua nhiều thế hệ nối tiếp và đối với các em học sinh ở lứa tuổi thiếu niên nhi đồng, nó làm nảy sinh, nuôi dưỡng tinh thần, tình yêu thương kính trong cha mẹ, anh em, bạn bè và đồng loại, từ đó hình thành ý thức, nhân cách học sinh trong thời đại mới.
Với nội dung phong phú của tranh dân gian Đông Hồ đã tác động tới cảm xúc thẩm mỹ trong các em. Các em biết trân trọng cái đẹp, yêu thiên nhiên cây cỏ hoa lá, những con vật bé nhỏ mà gần gũi với cuộc sống hàng ngày của các em, cũng từ đó biết giữ gìn và có ý thức làm cho môi trường xung quanh sạch và đẹp hơn.
2.2.Nét tương đồng giữ đường nét trong tranh dân gian Đông Hồ với nét vẽ của học sinh lứa tuổi thiếu niên nhi đồng.
Cách sử dụng đưòng nét, màu sắc là hai yếu tố quan trọng tạo nên vẻ đẹp của tranh, vì vậy hầu hết tranh dân gian Đông Hồ rất chú trọng tới đường nét và màu sắc. Dưới bàn tay điêu luyện của các nghệ nhân, đường nét tạo nên sự nhất quán giữa hình và màu, diễn tả một tình cảm tính cách nhân vật bằng những nét đương to, nhỏ, đậm đà dứt khoát, khoẻ nhưng không khô cứng, chắc nhưng mềm mại uyển chuyển mà cũng rất thanh thoát tất cả đã tạo nên một vẻ đẹp riêng của tranh dân gian Đông Hồ.
Hầu hết tranh thiếu nhi không hẳn các em đều vẽ nét bo, lấy hình mảng mà nhiều khi chỉ là những mảng màu đặt cạnh nhau, tuy nhiên phần nhiều các em cũng thường sử dụng nét để viền lấy hình.
Khi tiếp cận với đường nét trong tranh dân gian không phải các em bắt chước các nét vẽ đó mà qua đó các em như đựơc định hình một phong cách, không dò dẫm, không lệ thuộc. Qua tranh dân gian Đông Hồ các em như được mở rộng hơn tầm mắt vào thê sgiới tự nhiên, muôn màu muôn vẻ, được khuyến khích và khích lệ vẽ. Với những em học sinh có năng khiếu các em có sự hứng thú và hào hứng vẽ một cách say mê. Ngược lai, với các em học sinh năng khiêu hạn chế cũng cảm thấy tự tin hợ khi thực hành, cảm giác vẽ không còn khó không còn thấy sợ môn mỹ thuật.
Qua tranh thiếu nhi chúnh ta thấy các em thường thích gì vẽ đấy, không đắn đo, do dự hoạc tính toán một cách kỹ lưỡng. Với phong cách tự do suy nghĩ, tự do sáng tạo về những chủ đề đã được nghe, đựoc thấy và thông thường , các em ở nơi nào thì hay vẽ cảnh vật nơi đó. Các em vẽ theo cảm xúc tự nhiên vốn có, nên hình ở trong tranh của các em rất ngộ nghĩnh, ngây thơ, hông nhiên, trong sáng như chính tâm hồn các em vậy.
Xem tranh “Chọi gà”.Hai chú gà ngộ nghĩnh xung quanh là những người xem cổ vũ nhiệt tình, màu sắc trong tranh tươi tắn bố cục đơn giản thể hiện được nội dung thật giản dị mộc mạc hồn nhiên ngay thơ trong sáng của lứa tuổi học trò
Tranh “chọi gà” Phạm thị lĩnh Lớp 7E Trường THCS Hòa Hiếu 1- Thị Xã Thái Hoà -Nghệ An
Sự mộc mạc giản dị rất trẻ thơ còn thể hiện qua tranh “Thả diều”. Với những mảng màu đơn giản, chắc đậm mang đậm nét dân gian, hình dáng nhân vật còn chưa đúng về giải phẫu, nhưng cũng chưa đủ để nêu một sự sống động của một vùng quê. Đây chính là những yếu tố tạo nên sự tương đồng giữa tranh của các em với tranh dân gian.
Tranh “Thả diều” Cao Thùy Dung Lớp 8A
Trường THCS Hòa Hiếu 1- Thị Xã Thái Hoà- Nghệ An
Với nghệ thuật sử dụng đường nét, các nghệ nhân làm tranh dân gian Đông Hồ đã xây dựng được những hình tượng điển hình, tinh giản, phối hợp các đường cong và đường thẳng, chưa cần đến màu mà đã tao nên dáng chung của toè tranh coa cái đẹp đại thể vàd đứng chất của đối tưọng miêu tả.
Khi tiếp cận với tranh dân gian Đông Hồ, đặc biệt là với đường nét trong tranh, các em như cảm nhân thấy một cái gì đó rất gần gũi, đồng cảm, như tìm thấy một chỗ dựa vững chắc, một ngưòi bạn thân thiên trong nét vẽ của mình. Mặc dù giữa nét vẽ của tranh dân gian Đông Hồ và nét vẽ trong tranh của các em thiếu nhi có tiếng nói và nmhững đặc trưng riêng song về một khía cạnh nào đó có những đặc điểm chung. Cái chung ở đây là nét tạo nên hình tưọng nhân vật ngộ nghĩnh, hông nhiên, vô tư trong sáng. Các nhân vật trong tranh luôn ở thế động, không bị gò ép tạo cho tranh luôn có nhịp điệu mang đầy tính trang trí.
Tranh dân gian đông Hồ với những bảng màu nguyên chất lấy từ thảo mộc hay khoáng sản sẵn có trong thiên nhiên, với những kỹ năngphối màu rất tài tình, các nghệ nhân đã tạo mỗi tranh mỗi vẻ đẹp. Thụ cảm trước màu sắc của thiên nhiên, của tâm lý dân tộc các nghệ nhân đã đưa lên mặt tranh dân gian Đông Hồ một cách rất sáng tạo.
Với đường nét màu sắc của tranh dân gian Đông Hồ chúng ta thấy được cái chân chất, thật thà của tình cảm và “ tranh dân gian Việt Nam hiền lành như hạt lúa, củ khoai, vừa thông minh tươi tắn, đắn đo, thân trọng, lại vừa dẽ dàng thoải mái, sinh động và linh hoạt khiến nhìn vào như múa hát. Vơi bảng màu bình dị không những làm vui con mắt mà làm tươi sáng cả không gian thay đổi cả về nhân sinh quan, chuyển buồn sang vui, đang cực khổ gợi lên niềm tin hứa hẹn” (Nguyễn Đức Nùng-Cái đẹp của tranh dân gian)
Trong tranh “Em cho gà ăn”.Có thể thấy cách quan sát, nhân xét của tranh thiếu nhi thật tinh tế, sát với thực tế. đàn gà, hoa ,ong bướm ngôi nhà ông mặt trời cây cối nói lên cái thực tế ở trong cuộc sống đời thường của cảc em, tuy hình hài chưa đúng nhưng cũng nói lên được nội dung và ý đồ của bức tranh với học sinh lớp 6
Tranh “Em cho gà ăn”Nguyễn Thị Hòa
Lớp 6G Trường THCS Hòa Hiếu 1Thị Xã Thái Hoà- Nghệ An
Tranh thiêu nhi các em luôn có cái nhìn hôn nhiên, tươi sáng , âu yếm và chân thật với cách dùng màu sác luôn rực rỡ, đậm đà và mạnh mẽ. ở tranh thiếu nhi, các em luôn vẽ theo sự cảm nhân tự nhiên vốn có, không bị lệ thuộc khung cảnh, màu sắc hiện thực, vẽ theo sự cảm thụ, suy nghĩ của mình.
Tranh “ Chăn trâu” Nguyễn Cảnh Kiên
Lớp 8C Trường THCS Hòa Hiếu 1- Thị Xã Thái Hoà- Nghệ An
Tranh “Đại duơng” Chu Thị Hà
Lớp 7A Trường THCS Hòa Hiếu 1- Thị Xã Thái Hoà- Nghệ An
Sự vui tươi, hóm hinh, mang tính cách điệu cao được thể hiên rõ ở hai bức tranh “Chọi gà”, “Đại dương”. ở “Đại dương”chỉ cần hai hình ảnh: rong rêu và san hô tạo cho người xem đã thấy một đai dương mênh mông, xanh biếc. Cách chọn hình ảnh thật khéo, nó giống như bức bình phong trong tranh “Đánh ghen”- Tranh dân gian Đông Hồ. Những chú cá đủ màu sắc, hoa văn bơi lội tung tăng, hình ảnhđược khái quát và cách điệu đó là phong cách của “Gà đàn”, “Lợn đàn”, những mảng màu nguyên chất, tươi rói trên mình cá thể hiện sự sống động, đó là bản chất của tranh dân gian Đông Hồ.
Với “Chọi gà” ta lai thấy một bố cục quen mà không quen, đối xứng mà không đối xứng, không trang trí mà rất trang trí. Phải chăng “Chọi gà” là “Đấu vật” ?
Với cách lựa chọn chủ đề,xây dựng hình tượng sấp xếp bố cục,đường nét và màu sắc,cùng với cách diễn đạt cảm xúc nhiều vẻ khác nhau,xem tranh thiếu nhi ta thấy mặc dù những hình tượng còn ngượng ngập,sai sót về tỉ lệ,màu không giống thực,nhưng chính vì thế lại tạo nên một cái rất duyên dáng và rất riêng.
Qua màu sắc trong tranh dan gian Đông Hồ và tranh thiếu nhi chúng ta thấy như có sự gần gũi,có sự ảnh hưởng lẫn nhau.Các nghệ nhân cũng như các em thiếu nhi thường sử đụng các màu sắc tươi sáng,các mảng màu đặt cạnh nhau theo lối tự nhiên thoải mải,không hề do dự và thường là những màu nguyên chất ít pha trộn.Những bức tranh đưa người xem đến với một thế giới tự nhiên vô cùng phong phú về màu sắc ,tạo cho người xem luôn cảm thấy cuộc sống đầy niêm vui và tiếng cười khiến người ta quên di những lo toan vất vả đời thường,
Đường nét và màu sắc tranh dân gian Đông Hồ được các nghệ nhân bố trí và phân bố trong các hình tượng ở toàn bộ bức tranh,theo suy nghĩ “lấy con mắt làm thước đo” và “đẹp mắt ta ra mắt người”,cái đẹp đó sẽ được người ta chấp nhận.
Tranh dân gian Đông Hồ không có ý tả hình ,gây ấn tượng như cảnh thật mà chỉ lấy hình để gợi ý,đi thẳng vào những yêu cầu của chủ đề.Ơ đây không gian,ánh sáng,con người và cảnh vật đều được ước lệ hoá và bố cục cũng theo phối cảnh ước lệ.
Tranh Lễ hội cồng chiêng uống rượu cân của đồng bào dân tộc thể hiện độc đáo trong tranh cảm xúc của tuổi thơ về nhiều thể loại và lối vẽ
Tranh “ Lễ hội công chiêng” Nguyên Đức Công
Lớp 7E Trường THCS Hòa Hiếu 1- Thị Xã Thái Hoà- Nghệ An
Thí dụ: Trong tranh “Lợn ăn lá dáy” thân thì vẽ nằm ngang, đầu thì ngiêng, mũi thì thẳng theo hướng của thân.
Với cách vẽ này đã diễn tả đựơc đặc điểm, đặc trưng của con lợn. Dù là vô tình hay hữu ý, chắc chắn nghệ nhân tranh dân gian Đông Hồ đã có cân nhắc và suy nghĩ kỹ trong khi tạo hình.đối với tranh thiếu nhi Vẽ người thì phải có đầy đủ mắt, mũi, miệng. Dù vẽ khuôn mặt ở hưóng ngiêng thì mắt mũi miệng cũng được vẽ với hướng nhìn thẳng. Vẽ bàn ghế thì phải có đầy đủ bốn chân, hoặc vẽ cái ấm dù đặt nghiêng không nhìn thấy vòi các em vẫn vẽ có cả vòi ấm.
Tranh “Lợn ăn cây dáy” Tranh đông Hồ
Tranh “ Vào Mùa”Phạm Thị Quỳnh lớp 9G Lớp 9A Trường THCS
Hòa Hiếu 1 - Thị Xã Thái Hoà- Nghệ An
Xem tranh “”qua cách diễn tả cảnh, tả người rất hợp tình. Một mùa hè xanh tươi đầy hoa, lá một cuộc sông gần gũi với thiên nhiên tươi đẹp: lá thật xanh, thật vàng như ta nhìn thâý màu của đỏ sỏi tán mịn, màu vàng của hoa dành dành. Nhân vật thân nghiêng, mặt chính diện, nét viền to khoẻ, chắc, đậm, nhưng lại rất trẻ thơ. Xem tranh thấy niềm vui, mỉm cười ngẵm mãi không biết chán.
Qua tranh dân gian Đông Hồ còn giáo dục cho thiếu nhi tình cảm gia đình, lòng biết ơn, những lễ giáo, gia phong truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Điều đó được thể hiên qua tranh
Tranh “Đón tết”Sách MT Lớp 8
Trong tranh thiếu nhi không hẳn các em đều vẽ nét bo lấy hình mảng mà nhiều khi chỉ là những mảng màu đặt cạnh nhau. Song phần nhiều các em đều đã biết sử dụng nét để viền lấy hình. Khi tiếp cận với đường nét trong tranh dân gian Đông Hồ giáo viên giúp cho các em học tập phong cách sử dụng nét trong tranh dân gian Đông Hồ phóng khoáng, không gò bó, không lệ thuộc.Thưởng thức tranh dân gian Đông Hồ các em như được mở rộng thêm tầm mắt về thế giới tự nhiên muôn hình, muôn vẻ, được khuyến khích và giúp các em vẽ tốt hơn.
Khi tiếp cận với đường nét, hình mảng trong tranh dân gian Đông Hồ, các em như cảm thấy rất gần gũi, đồng cảm như tìm thấy một chỗ dựa vững chắc, một người bạn thân thiết trong cách vẽ của mình.
Tranh thiếu nhi luôn có cái nhìn hồn nhiên, tươi sáng, âu yếm và chân thật do đó những mảng mầu của các em luôn đạm đà và mạnh mẽ.ở tranh thiếu nhi, các em luôn vẽ theo sự cảm nhân tự nhiên vốn có không bị lệ thuộc khung cảnh, màu sắc tự nhiên và vẽ theo sự cảm thụ, suy nghĩ của mình.
Tranh dân gian Đông Hồ, một giá trị văn hoá dân tộc tồn tại bao đời nay vẫn còn có những đóng góp nhất định cho việc giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng. Đồng thời gợi cho các em tình yêu quê hương đất nước, biết nâng niu quý trọng và bảo tồn di sản văn hoá dân tộc. Đường nét hình mảng trong tranh dân gian Đông Hồ dã có những tác động tích cực khích lệ lòng ham mê nghệ thuật, mong muốn được vẽ, vẽ đẹp và vẽ một cách tự ti hơn. Tranh dan gian Đông Hồ định hướng cho các em một phong cáchvẽ thoải mái, phóng khoáng, đơn giản sẽ tạo nguồn cảm hứng và giúp các em có lòng say mê với bộ môn mỹ thuật. Biết cảm nhân về cái đẹp là một trong những yếu tố quan trọng giúp học sinh phát triển toàn diện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khái quát nét đẹp tranh dân gian Đông Hồ trong dạy học mỹ thuật cho học sinh phổ thông.doc