MỤC LỤC
TRANG TỰA.i
LỜI CẢM TẠ . ii
TÓM TẮT. iii
MỤC LỤC. iv
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT . vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH – BIỂU ĐỒ . viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG . ix
Chương 1 .1
GIỚI THIỆU.1
1.1. Đặt vấn đề.1
1.3 Yêu cầu.2
1.4 Giới hạn đề tài .2
Chương 2 .3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU.3
2.1 Thủy canh cây trồng.3
2.1.1 Khái niệm thủy canh.3
2.1.2 Ưu điểm và nhược điểm của việc ứng dụng thủy canh vào sản xuất thương
mại .3
2.1.2.1 Ưu điểm.3
2.1.2.2 Nhược điểm.3
2.1.3 Giới thiệu một số kỹ thuật trồng cây thủy canh phổ biến.4
2.1.3.1 Thủy canh dịch lỏng.4
2.1.5.2 Phương pháp khí canh (Aeroponics).6
2.1.5.3 Thủy canh có sử dụng giá thể rắn .7
2.1.4 Các loại giá thể sử dụng trong thủy canh .8
2.1.4.1 Giá thể hữu cơ .8
2.1.4.2. Giá thể phi hữu cơ .9
2.1.6 Dung dịch dinh dưỡng và kiểm soát dinh dưỡng .10
v
2.1.7 Một số cây trồng được trồng bằng phương pháp thủy canh.11
2.1.8 Tình hình sản xuất thủy canh ở nước ta.11
2.2 Nhà kính và các điều kiện kiểm soát.12
2.3 Cây dâu tây.13
2.3.1 Sơ lược về cây dâu tây.13
2.3.2 Nguồn gốc và sự phân bố .13
2.3.3 Giá trị sử dụng của dâu tây .14
2.3.4 Đặc điểm thực vật học .14
2.4.4.1 Thân.15
2.3.4.2 Lá.15
2.3.4.3 Rễ.15
2.3.4.4 Hoa .15
2.3.4.5 Quả .15
2.3.4.6 Tình hình sản xuất dâu ở một số nước trên thế giới.16
2.4. Chất điều hòa sinh trưởng, các nghiên cứu về ảnh hưởng và ứng dụng auxin và
gibberelin trên dâu tây .16
2.4.1 Khái quát về chất điều hòa sinh trưởng .16
2.4.1.1 Khái niệm.16
2.4.1.2 Nguyên tắc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng .17
2.4.2 Các nhóm chất điều hòa sinh trưởng.17
2.4.1.1 Auxin .18
2.4.1.2 Gibberellin.18
2.5 Một số nghiên cứu ứng dụng auxin và gibberellin trên cây dâu tây trên thế giới19
2.5.1 Ứng dụng auxin .20
2.5.2 Ứng dụng gibberelin .20
Chương 3 .22
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.22
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu.22
3.2 Phương pháp.23
3.2.1 Bố trí thí nghiệm.23
3.2.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm.23
vi
3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi. .24
3.2.4 Giải thích cách lấy chỉ tiêu. .24
3.2.5 Phương pháp xử lý số liệu .26
Chương 4 .27
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.27
4.1 Ảnh hưởng của NAA và GA3 lên chiều cao cây và đường kính thân dâu tây sau
2 đợt thí nghiệm. .27
4.2 Ảnh hưởng lên sự tăng trưởng lá .29
4.3 Ảnh hưởng của NAA và GA3 lên sự sinh trưởng thân bò (ngó).30
4.4 Ảnh hưởng của NAA và GA3 tới phát triển hoa .31
4.5. Ảnh hưởng lên sự hình thành và phát triển quả .33
4.6 Ảnh hưởng đến năng suất thương mại và năng suất tổng cộng .34
4.7. Khả năng đậu quả, quả thương mại và quả dị dạng.36
Chương 5 .37
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .37
5.1 Kết luận .37
5.2 Đề nghị .37
TÀI LIỆU THAM KHẢO.38
PHỤ LỤC
50 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 3552 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát ảnh hưởng của NAA và GA3 lên khả năng sinh trưởng, phát triển của cây dâu tây Fragaria vesca L trồng thủy canh trong nhà kính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NAA VÀ GA3 LÊN KHẢ NĂNG
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY DÂU TÂY
Fragaria vesca L. TRỒNG THỦY CANH TRONG
NHÀ KÍNH TẠI HUYỆN ĐỨC TRỌNG,
TỈNH LÂM ĐỒNG
Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ MAI
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2005-2009
Tháng 8 năm 2009
i
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NAA VÀ GA3 LÊN KHẢ NĂNG SINH
TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY DÂU TÂY Fragaria vesca L.
TRỒNG THỦY CANH TRONG NHÀ KÍNH TẠI
HUYỆN ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
Tác giả
LÊ THỊ MAI
Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Nông Học
Giáo viên hướng dẫn
ThS. NGUYỄN NGỌC TRÌ
Tháng 8 năm 2009
ii
LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm tạ
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ
nhiệm Khoa Nông học, cùng tất cả quý thầy cô đã truyền đạt kiến thức cho chúng tôi
trong suốt quá trình học tại trường.
Thầy Nguyễn Ngọc Trì đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
thực tập tốt nghiệp.
Anh Võ Văn San, Võ Minh Viên, Võ Anh Ngọc, Lê Tuấn Cường, Hoàng Nguyên
Pháp và bạn K’Hoa đã giúp đỡ chia sẻ với em suốt quá trình thực tập.
Con chân thành cảm ơn cha, mẹ cùng những người thân trong gia đình luôn tạo
điều kiện và động viên
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Mai
iii
TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của NAA và GA3 lên khả năng sinh trưởng,
phát triển của cây dâu tây Fragaria vesca L. trồng thủy canh trong nhà kính tại
Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng” được tiến hành từ tháng 3 đến tháng 6 năm
2009. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố, gồm 7 nghiệm thức, 3
lần lặp lại. Chất điều hòa sinh trưởng được sử dụng trong thí nghiệm là GA3 và NAA
với các nồng độ tương ứng là 10ppm, 20ppm, 30ppm.
Thí nghiệm cho thấy sự ảnh hưởng của các chất NAA, GA3 lên sinh trưởng phát
triển cây dâu tây, biểu hiện ở sự tăng trưởng về các chỉ tiêu thân, lá, ngó, hoa, và năng
suất quả.
Các nồng độ xử lý GA3 cho thấy biểu hiện rõ ràng hơn và tác động đến nhiều
quá trình sinh trưởng phát triển của dâu tây hơn NAA. Biểu hiện ở sự tăng lên đối với
các chỉ tiêu chiều cao cây, chiều dài lá, dài cuống hoa, số hoa, số quả.
Với nồng độ xử lý GA310ppm có hiệu quả tốt so với các nồng độ GA3 khác ở
cùng một điều kiện chăm sóc, dinh dưỡng.
iv
MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA..................................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH – BIỂU ĐỒ ..................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... ix
Chương 1 .........................................................................................................................1
GIỚI THIỆU....................................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................1
1.3 Yêu cầu...................................................................................................................2
1.4 Giới hạn đề tài ........................................................................................................2
Chương 2 .........................................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................................3
2.1 Thủy canh cây trồng...............................................................................................3
2.1.1 Khái niệm thủy canh........................................................................................3
2.1.2 Ưu điểm và nhược điểm của việc ứng dụng thủy canh vào sản xuất thương
mại ............................................................................................................................3
2.1.2.1 Ưu điểm.....................................................................................................3
2.1.2.2 Nhược điểm...............................................................................................3
2.1.3 Giới thiệu một số kỹ thuật trồng cây thủy canh phổ biến................................4
2.1.3.1 Thủy canh dịch lỏng..................................................................................4
2.1.5.2 Phương pháp khí canh (Aeroponics).........................................................6
2.1.5.3 Thủy canh có sử dụng giá thể rắn .............................................................7
2.1.4 Các loại giá thể sử dụng trong thủy canh ........................................................8
2.1.4.1 Giá thể hữu cơ ...........................................................................................8
2.1.4.2. Giá thể phi hữu cơ ....................................................................................9
2.1.6 Dung dịch dinh dưỡng và kiểm soát dinh dưỡng ..........................................10
v
2.1.7 Một số cây trồng được trồng bằng phương pháp thủy canh..........................11
2.1.8 Tình hình sản xuất thủy canh ở nước ta.........................................................11
2.2 Nhà kính và các điều kiện kiểm soát....................................................................12
2.3 Cây dâu tây...........................................................................................................13
2.3.1 Sơ lược về cây dâu tây...................................................................................13
2.3.2 Nguồn gốc và sự phân bố ..............................................................................13
2.3.3 Giá trị sử dụng của dâu tây ............................................................................14
2.3.4 Đặc điểm thực vật học ...................................................................................14
2.4.4.1 Thân.........................................................................................................15
2.3.4.2 Lá.............................................................................................................15
2.3.4.3 Rễ............................................................................................................15
2.3.4.4 Hoa ..........................................................................................................15
2.3.4.5 Quả ..........................................................................................................15
2.3.4.6 Tình hình sản xuất dâu ở một số nước trên thế giới................................16
2.4. Chất điều hòa sinh trưởng, các nghiên cứu về ảnh hưởng và ứng dụng auxin và
gibberelin trên dâu tây ................................................................................................16
2.4.1 Khái quát về chất điều hòa sinh trưởng .........................................................16
2.4.1.1 Khái niệm ................................................................................................16
2.4.1.2 Nguyên tắc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng .......................................17
2.4.2 Các nhóm chất điều hòa sinh trưởng..........................................................17
2.4.1.1 Auxin .......................................................................................................18
2.4.1.2 Gibberellin...............................................................................................18
2.5 Một số nghiên cứu ứng dụng auxin và gibberellin trên cây dâu tây trên thế giới19
2.5.1 Ứng dụng auxin .............................................................................................20
2.5.2 Ứng dụng gibberelin ......................................................................................20
Chương 3 .......................................................................................................................22
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................22
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................................22
3.2 Phương pháp.........................................................................................................23
3.2.1 Bố trí thí nghiệm............................................................................................23
3.2.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm................................................................23
vi
3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi. .....................................................................................24
3.2.4 Giải thích cách lấy chỉ tiêu. ...........................................................................24
3.2.5 Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................26
Chương 4 .......................................................................................................................27
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................................27
4.1 Ảnh hưởng của NAA và GA3 lên chiều cao cây và đường kính thân dâu tây sau
2 đợt thí nghiệm. ........................................................................................................27
4.2 Ảnh hưởng lên sự tăng trưởng lá ........................................................................29
4.3 Ảnh hưởng của NAA và GA3 lên sự sinh trưởng thân bò (ngó)..........................30
4.4 Ảnh hưởng của NAA và GA3 tới phát triển hoa ..................................................31
4.5. Ảnh hưởng lên sự hình thành và phát triển quả ..................................................33
4.6 Ảnh hưởng đến năng suất thương mại và năng suất tổng cộng ...........................34
4.7. Khả năng đậu quả, quả thương mại và quả dị dạng ............................................36
Chương 5 .......................................................................................................................37
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................37
5.1 Kết luận ................................................................................................................37
5.2 Đề nghị .................................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................38
PHỤ LỤC ......................................................................Error! Bookmark not defined.
vii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
CCC: Chiều cao cây
CV: Coefficient of Variation
DT lá: Diện tích lá
Đ/C: Đối chứng
ĐHST: Điều hòa sinh trưởng
ĐKT: Đường kính thân
L1: Lần 1
L2: Lần 2
NT: Nghiệm thức
TL: Tỉ lệ
TM: Thương mại
TQ: Trung Quốc
Quả DD: Quả dị dạng
Sh: Số hoa
viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH – BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Mô hình kỹ thuật N.F.T...................................................................................4
Hình 2.2: Mô hình kỹ thuật nổi .......................................................................................5
Hình 2.3: Mô hình kỹ thuật mao dẫn...............................................................................6
Hình 2.4: Kỹ thuật khí canh ............................................................................................6
Hình 2.5: Kỹ thuật rãnh ...................................................................................................7
Hình 2.6: Biểu đồ biểu hiện khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng ở các
mức pH khác nhau.........................................................................................................10
Hình 2.7: Cấu trúc cây dâu tây ......................................................................................14
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ so sánh các chỉ tiêu quả của 7 nghiệm thức thí nghiệm..............36
ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của NAA và GA3 lên chiều cao cây và đường kính thân dâu tây
sau 2 đợt thí nghiệm. .....................................................................................................27
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của NAA và GA3 lên diện tích lá..............................................29
Bảng 4.3: Ảnh hưỏng của NAA và GA3 lên sự sinh trưởng thân bò (ngó) ..................30
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của NAA và GA3 lên sự phát triển hoa ....................................32
Bảng 4.5:Ảnh hưởng NAA và GA3 lên sự hình thành và phát triển quả.....................33
Bảng 4.6: Ảnh hưởng đến năng suất thương mại và năng suất tổng cộng ...................34
1
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Dâu tây được trồng trên đất ở nhiều nước trên khắp thế giới, đồng thời dâu tây
cũng được sản xuất trong nhà kính với nhiều hệ thống khác nhau, có sự kiểm soát
dinh dưỡng, chế độ tưới và với hệ thống điều hòa không khí một cách đầy đủ. Sản suất
dâu tây trong nhà kính có nhiều ích lợi trong sự gia tăng năng suất trên cùng một đơn
vị diện tích so với sản xuất dâu tây trên đất, sản xuất dâu tây trái vụ khi giá thị trường
đang ở mức cao, giảm sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, cũng như cho chất lượng quả
tốt hơn (Dinar, 2003).
Ở nước ta, dâu tây còn mới mẻ so với những cây trồng khác và là một loại cây
trồng có giá trị kinh tế đang được chú ý phát triển hiện nay. Đây cũng là một loại cây
thích hợp với điều kiện của Tỉnh Lâm Đồng và một vài vùng khác.
Lâm Đồng là một tỉnh có nhiều điều kiện để phát triển nông nghiệp công nghệ
cao với những công nghệ mới và đầu tư lớn cho nhà kính, nhà lưới phục vụ những mặt
hàng nông nghiệp cao cấp trọng điểm của cả nước. Dâu tây là một đối tượng nghiên
cứu quan trọng và nó cũng là một cây trồng chiến lược cho vùng trong tương lai (Khắc
Dũng, 2004)
Những nghiên cứu về dâu tây ở nước ta mới chỉ là bước đầu. Cây dâu tây là loại
cây rất mẫn cảm, vì vậy muốn đạt năng suất và hiệu quả cao đòi hỏi quy trình quản lý
sản xuất phải thật chặt chẽ. Vấn đề cần giải quyết cho loại cây trồng này là làm thế nào
để kiểm soát được quá trình sinh trưởng phát triển để đạt năng suất cao, sản phẩm sạch
mà chất lượng vẫn đảm bảo, những vấn đề quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả
kinh tế.
Sự hiểu biết về chất điều hòa sinh trưởng và việc ứng dụng chúng làm thế nào để
cảm ứng tiến trình ra hoa của cây dâu tây với chế độ dinh dưỡng có thể sẽ thúc đẩy
2
những hiểu biết trong việc quản lý các điều kiện để cây dâu tây sinh trưởng, phát triển.
Cả hai vấn đề này có ảnh hưởng lớn tới sản xuất dâu tây nhà kính, mà đặc biệt là sản
xuất dâu tây theo phương pháp canh tác không cần đất.
Được sự đồng ý của Ban Chủ nhiệm Khoa Nông học Trường Đại Học Nông Lâm
Tp. Hồ Chí Minh, tôi tiến hành đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của NAA và GA3 lên khả
năng sinh trưởng, phát triển của cây dâu tây Fragaria vesca L. trồng thủy canh trong
nhà kính tại Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng”.
1.2 Mục tiêu
Mục tiêu của đề tài là tìm ra loại chất điều hòa sinh trưởng với nồng độ thích hợp
để ứng dụng làm tăng năng suất và phẩm chất trái trong sản xuất dâu thương mại.
1.3 Yêu cầu
Nắm được các ảnh hưởng tác động của hai chất NAA và GA3 đến cây dâu tây
qua theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng sinh dưỡng thân, lá, ngó, và sự ra hoa, đậu quả
của cây dâu tây trên từng nghiệm thức thí nghiệm.
1.4 Giới hạn đề tài
Do giới hạn về mặt thời gian nên thí nghiệm chỉ được thử nghiệm trên 1 giống
dâu tây New zealand và chỉ xử lý NAA và GA3 2 lần, thời gian giãn cách là 30 ngày.
3
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Thủy canh cây trồng
2.1.1 Khái niệm thủy canh
Theo tiếng Hy Lạp thì hydroponics (thủy canh) được ghép từ hai chữ hydro
(nước) và ponos (lao động), là hình thức canh tác trên các giá thể không phải là đất
(Srilanka Department of Agriculture, 2000). Thủy canh có thể sử dụng hay không sử
dụng giá thể, cây trồng được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và nước cho cây sinh trưởng
và phát triển ( Jensen, 1999; Hanger, 1993).
2.1.2 Ưu điểm và nhược điểm của việc ứng dụng thủy canh vào sản xuất thương
mại
Theo Srilanka Department of Agriculture (2000), thì thủy canh gồm có những ưu
nhược điểm khi ứng dụng vào sản xuất thương mại như sau.
2.1.2.1 Ưu điểm
- Gia tăng năng suất và chất lượng cây trồng.
- Kiểm soát tương đối chính xác dinh dưỡng cây trồng.
- Giảm nhân công lao động.
- Kiểm soát tốt môi trường canh tác.
- Hạn chế tối đa hóa chất bảo vệ thực vật.
- Kiểm soát môi trường rễ.
- Gia tăng số vụ canh tác trên năm.
- Canh tác trên các diện tích đất bất lợi cho cây trồng.
2.1.2.2 Nhược điểm
- Đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn.
4
- Trình độ kĩ thuật cao.
2.1.3 Giới thiệu một số kỹ thuật trồng cây thủy canh phổ biến
Theo Srilanka Department of Agricuture (2000), các hệ thống thủy canh có thể
chia làm hai dạng, gồm trồng cây trực tiếp lên dung dịch dinh dưỡng và trồng cây trên
giá thể rắn. Các kiểu hệ thống đó có thể hồi lưu hay không hồi lưu.
2.1.3.1 Thủy canh dịch lỏng
Trong kỹ thuật này hoàn toàn không dùng giá thể, phần lớn rễ tiếp xúc với không
khí và dịch dinh dưỡng. Tuy nhiên trong một số trường hợp cần giá thể với một lượng
rất ít chứa trong chậu có đục lỗ.
Thủy canh dịch lỏng có tuần hoàn
Còn gọi là hệ thống đóng, nghĩa là dịch dinh dưỡng được bơm qua hệ thống, dịch
thừa được thu lại và tái sử dụng.
• Kỹ thuật màng dinh dưỡng ( N.F.T- Nutrient Film Technique)
Hình 2.1: Mô hinh kỹ thuật N.F.T
Kỹ thuật được sử dụng rộng rãi. Dòng dung dịch dinh dưỡng được bơm từ 1 bể
chứa chảy qua các kênh có độ dốc tạo ra lớp mỏng dinh dưỡng. Đặc trưng của hệ
thống là chỉ dùng một dòng dung dịch rất nông có hai tác dụng. Thứ nhất, các cây non
ở chậu ươm có thể đứng trong máng và rễ cây nhanh chóng mọc vào dung dịch dinh
dưỡng. Thứ hai là tỉ lệ cao giữa diện tích bề mặt với khối lượng dung dịch nên cho
5
phép thông khí tốt. Do chỉ dùng một lớp dung dịch nông nên không cần đến những
luống trồng sâu và nặng, vì thế dễ thay đổi cách xếp đặt khi cần thiết và giảm chi phí
sản xuất. Hệ thống này sử dụng phổ biến cho trồng dâu tây, cà chua, các loại cây thảo
mộc.
• Kỹ thuật dòng sâu (Deep Folow Technique)
Trong hệ thống này, dung dịch dinh dưỡng chảy qua các ống nhựa PVC
(polyvinylclorua) và tiếp xúc với rễ cây bằng cách thấm qua các chậu nhỏ có đục lỗ
chứa giá thể là mút xốp, hoặc các loại giá thể khác tùy điều kiện từng nơi.
Thủy canh dịch lỏng không tuần hoàn.
Dịch dinh dưỡng được cung cấp cho cây sử dụng một lần và được thay thế hoặc
bổ sung định kỳ. Phương pháp này dinh dưỡng không tuần hoàn mà chỉ được sử dụng
một lần.
• Kỹ thuật ngâm rễ (Root Deeping Technique)
Cây được trồng trong chậu chứa các giá thể trơ có đục lỗ để rễ phát triển ra bên
ngoài chậu và để trong một chậu lớn hơn chứa dung dịch dinh dưỡng. Chậu giá thể
chứa cây ngập trong dung dịch khoảng 2-3cm, một số rễ của cây được ngâm trong
dung dịch còn một số khác nằm trong giá thể tiếp xúc không khí nhiều hơn.
• Kỹ thuật nổi (Floating Technique)
Hệ thống này cây được đỡ nằm trên mặt dung dịch bằng những vật liệu dẻo, nhẹ,
nổi trên mặt nước.Cây trồng trôi nổi trên bè thả tạo thành dòng bè di chuyển trên
máng. Hệ thống này thích hợp trồng các loại cây, hoa thân thấp như dâu tây, hoa đồng
tiền. Trồng cây theo cách này năng suất có thể không tăng so với trồng ngoài đất,
nhưng năng suất tăng theo đơn vị diện tích bằng cách tăng mật độ trồng.
Hình 2.2: Mô hình kỹ thuật nổi
6
• Kỹ thuật mao dẫn (Capillary Action Technique)
Trong kỹ thuật này người ta dùng hai loại chậu. Một chậu dùng để trồng cây cây
bằng giá thể trơ, chậu còn lại chứa dịch dinh dưỡng, dịch này được mao dẫn lên chậu
chứa giá thể bằng những vật liệu có tính mao dẫn như tim đèn, bông gòn.
Hình 2.3: Mô hình kỹ thuật mao dẫn
2.1.5.2 Phương pháp khí canh (Aeroponics)
Cây trồng được trồng cố định trong các lỗ trên tấm xốp và rễ được treo trong
không khí dưới các tấm xốp này. Các tấm này được xếp thành các hộp kín để ngăn sự
xâm nhập của ánh sáng và kích thích sự tăng trưởng của rễ, đồng thời ngăn sự tăng
trưởng của tảo, nấm. Dung dịch dinh dưỡng được phun vào rễ ở dạng sương mù, mỗi
lần kéo dài khoảng 2-3 giây, cứ 2-3 phút phun lại một lần. Làm như vậy có tác dụng
giữ ẩm cho rễ và dịch dinh dưỡng được thoáng khí. Cây hấp thu chất dinh dưỡng và
nước từ lớp dung dịch bám vào rễ.
Hình 2.4: Kỹ thuật khí canh
7
2.1.5.3 Thủy canh có sử dụng giá thể rắn
Các hệ thống kết hợp giữa dung dịch lỏng và giá thể rắn để cây phát triển bên
trên, rễ cây nằm hoàn toàn trong giá thể, hệ thống này có thể đóng hay mở. Kỹ thuật
này thích hợp với nhiều loại rau quả như dâu tây, cà chua, bầu bí.
• Kỹ thuật túi treo (Hanging Bag Technique)
Cây được cho vào các lỗ bên của túi treo chứa giá thể trơ, thường là xơ dừa đã xử
lý UV, túi dài khoảng 1m, có dạng hình trụ, ngoài trắng trong đen, dày, làm bằng
polyethylen. Dịch dinh dưỡng được bơm lên đỉnh của mỗi túi treo cung cấp cho túi
bằng một máy phun nước (microspinkle) gắn bên cạnh đỉnh túi treo, từ đó dịch dinh
dưỡng sẽ thấm xuống giá thể và tới rễ cây.
• Kỹ thuật túi tăng trưởng (Growing Bag Technique)
Cây giống được đưa vào trồng trong các túi nhựa tổng hợp chưa giá thể (thường
là bột xơ dừa đã khử trùng) đặt nằm ngang, chống tia UV, ngoài trắng trong đen, dài 1-
1,5m, cao khoảng 6cm, rộng khỏang 18cm, dưới mỗi túi có khe nhỏ để thoát nước
hoặc rửa trôi.
• Kỹ thuật rãnh (Trenh Or Trough Technique)
Hình 2.5: Kỹ thuật rãnh
Trồng cây vào các rãnh chứa giá thể là bột giá thể xơ dừa cũ, cát, sỏi, rêu, perlite,
mạt cưa được phân cách với đất bằng vật liệu không thấm nước thường là tấm
polyethylen. Dung dịch dinh dưỡng và nước được cung cấp bằng hệ thống tưới nhỏ
giọt hay thủ công truyền thống. Ở đáy rãnh có một ống với đường kính 2,5cm có đục
lỗ để thoát nước.
8
• Kỹ thuật chậu (Pot Technique)
Cây trồng vào các chậu bằng đất sét hay plastic chứa giá thể và được cung cấp
dinh dưỡng bằng hệ thống vòi tưới.
2.1.4 Các loại giá thể sử dụng trong thủy canh
Hiện nay trong thủy canh có sử dụng nhiều loại giá thể bao gồm giá thể hữu cơ,
phi hữu cơ. Mỗi giá thể có một đặc điểm khác nhau về khả năng giữ nước, độ thông
thoáng, khối lượng riêng, thời gian sử dụng, khả năng tái sử dụng hay không. Tùy vào
điều kiện sẵn có về vốn và các vật liệu, đặc điểm loại cây canh tác thì ở mỗi nơi có thể
chọn những loại giá thể phù hợp nhất.
2.1.4.1 Giá thể hữu cơ
Các giá thể hữu cơ đều có chung nhược điểm là thời gian sử dụng ngắn và có thể
là nơi trú ẩn của nhiều mầm bệnh tiềm ẩn. Nhưng chúng có khả năng giữ ẩm rất tốt.
• Xơ dừa
Được lấy từ vỏ dừa, nghiền nhỏ, làm giá thể. Giá thể loại này có đặc điểm là giữ
nước tốt, độ thoáng cao, rẻ, phổ biến. Tuy nhiên, khi sử dụng trong các hệ thống có hồi
lưu dòng dinh dưỡng thì hạn chế vì chúng giữ nước nhiều. Nhưng sử dụng trong các
hệ thống không hồi lưu thì rất tốt vì không cần phải tưới nước liên lục. Trước khi sử
dụng người ta cũng ngâm nước để xơ dừa mất đi chát và muối. Tại Hà Lan người ta
trộn 50% bụi xơ dừa và 50% đất sét nung cho kết quả rất tốt (Ito, 1999).
• Mùn cưa
Là phế phẩm của quá trình chế biến gỗ, loại giá thể này rẻ, dễ kiếm, khả năng
giữ nước tốt, tạo độ ẩm, độ thông thoáng cao. Thích hợp cho kỹ thuật rãnh, kỹ thuật túi
treo.
• Trấu hun
Trấu hun là mảnh vỏ lúa (sau khi đã lấy gạo) đem chất đống và đem hun đến một
độ mà có thể diệt hết mầm mống bệnh, đen mà chưa thành tro. Thoát nước tốt và thích
hợp với nhiều loại cây trồng. Trong trấu hun có lượng lớn kali có tính kiềm có khả
9
năng tái sử dụng. Nó là loại phế phẩm phổ biến, sẵn có ở nước ta. Cũng như xơ dừa,
trấu hun cho hiệu quả kinh tế và có khả năng tái sử dụng trong hệ thống trồng thành
luống, giá thể trong hệ thống thủy canh tĩnh.
• Than bùn
Là loại giá thể rất tốt đối với cây trồng thường được sử dụng với trồng cây trong
túi. Giá của loại giá thể này cao nhưng sau mỗi vụ ta phơi khô than bùn, khử trùng thì
có thể tái sử dụng.
2.1.4.2. Giá thể phi hữu cơ
• Đất sét nung
Là những viên đất sét có kích thước nhỏ, tròn, được nung nóng ở nhiệt độ cao, có
tính trơ, bên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khảo sát ảnh hưởng của NAA và GA3 lên khả năng sinh trưởng, phát triển của cây dâu tây Fragaria vesca L trồng thủy canh trong nhà kính tại Huyện Đức T.pdf