Đề tài Kiểm soát lạm phát tại Việt Nam thông qua chính sách tiền tệ

Ngay từ tháng 1-2008 tình hình vốn tiền đồng của các Ngân hàng Thương mại đã

căng thẳng, nhiều Ngân hàng đã điều chỉnh lãi suất theo hướng tăng lên. Như vậy

quy ết định rút tiền ra khỏi lưu thông bằng tín phiếu đã tiếp thêm năng lượng cho cuộc

đua lãi suất ở các Ngân hàng và thực tế những gì đã diễn ra trong thời gian qua trên

thị trường tiền tệ đã chứng minh điều đó. Các Ngân hàng Thương mại phải mua tín

phiếu bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước với lãi suất 7.8%/năm trong khi phải huy

động tiền trên thị trường với lãi suất cao ngất ngưỡng (trên 10%). Lãi suất tăng đồng

nghĩa với việc vay vốn của doanh nghiệp, của khách hàng khó khăn hơn. Một mặt tạo

điều kiện cho tiêu cực nảy sinh trong quan hệ tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng,

tức là Ngân hàng Thương mại buộc phải lựa chọn dự án, lựa chọn khách hàng, việc

cho vay vốn khắt khe hơn. Mặc khác nhiều dự án bị từ chối vay vốn, hoặc doanh

nghiệp không dám vay, không dám triển khai dự án tử đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng

trưởng kinh tế mà Chính phủ đặt ra mục tiêu 9% trong năm 2008 cao hơn mức 8.44%

của năm 2007. Bởi vì hiện nay vốn đầu tư vào nền kinh tế, vốn hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp và hộ gia đình ch ủ yếu là vốn vay Ngân hàng mà hiệu quả vốn đầu

tư có độ trễ ít nhất là 6 tháng. Tức là việc hạn chế đầu tư vốn tín dụng của Ngân hàng

hiện nay sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm 2008 và

đầu năm 2009.

pdf74 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2270 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kiểm soát lạm phát tại Việt Nam thông qua chính sách tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp than, điện, đường sắt… Khi chi phí đầu vào tăng cao mà theo yêu cầu của Nhà nước từ nay đến tháng 6 các doanh nghiệp điện, nước, vận tải… không được tăng giá. Kim ngạch xuất khẩu của cả nước chỉ đạt hơn 13 tỷ USD trong quý 1 và mới bằng 22% kế hoạch. Trong khi đó kim ngạch nhập khẩu quý 1 là 20.4 tỷ USD tăng 62.5% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình này đã đẩy nhập siêu lên đến gần 7.4 tỷ USD Trang 31 bằng 56.5% so với kim ngạch xuất khẩu, mức cao nhất từ trước đến nay. Như vậy lạm phát đã cản trở xuất khẩu và mất cân đối ngoại thương. Tốc độ tăng giá nhanh hơn tốc độ tăng của lãi suất tiết kiệm trong thời gian qua (lãi suất thực bị âm). Vì vậy người dân có tiền gửi ngân hàng đến kỳ đáo hạn rút tiền về không còn muốn gửi tiền vào Ngân hàng nữa. Ngay cả những người không có tiền cũng đi vay tiền ngân hàng để chạy đi tìm những cơ hội đầu tư có tỷ suất sinh lợi cao hơn như thị trường chứng khoán và bất động sản dẫn đến bùng nổ tín dụng thời gian qua cao kinh khủng 53.9%. Việc đầu cơ quá mức vào hai thị trường này làm xuất hiện bong bóng tài sản và đến lúc nó cũng xì hơi. Nếu như cuối năm 2006 và đầu năm 2007 là thời kỳ huy hoàng của thị trường chứng khoán VN-Index đã vượt qua 1000 điểm, thị trường chứng khoán trở thành nơi huy động vốn tốt của các doanh nghiệp qua việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu thì năm 2008 này là một viễn cảnh ngược hoàn toàn. Thị trường chứng khoán chứng kiến những chuỗi ngày ảm đạm khi mà VN-Index lao xuống mức dưới 500 điểm trong ngày 25/3/2008, nhiều doanh nghiệp phải hoãn lại thời gian IPO. Thị trường bất động sản thì đóng băng nhanh đến nổi không ai ngờ sau quyết định thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Nhà đất tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trước Tết sôi động thì giờ đây đìu hiu, người bán là đa số, trong khi người mua thì còn đang chờ đợi tình hình sắp tới thế nào. Nếu lượng tiền đầu tư vào bất động sản, chứng khoán hoàn toàn là tiền nhàn rỗi trong dân cư và nhu cầu bất động sản là nhu cầu thực thì liệu có xảy ra tình trạng như hiện nay? Chỉ tiêu mà Nhà nước đặt ra là phấn đấu trong năm 2008 lạm phát sẽ nhỏ hơn 12%. Thế nhưng trong quý 1 chỉ số giá tiêu dùng đã là 9.19% cao hơn cả muc tiêu tăng trưởng kinh tế. Còn một chặng đường dài ba quý nữa con số này sẽ là bao nhiêu? Khó mà có câu trả lời chính xác. Con số này như chất xúc tác thêm vào tâm lý lo sợ vật giá leo thang của người tiêu dùng. Người mua thì sợ lên giá còn một số người bán cũng lợi dụng cơ hội này mà lên giá thu lời. Thêm vào việc báo đài hằng ngày liên tục đưa tin về lạm phát vì vậy sẽ không tránh khỏi việc người dân kỳ vọng lạm phát cao và khó kiểm soát. Thực tế các chính sách kiểm soát lạm phát thời gian qua của Chính phủ đã không phát huy tác dụng tốt mà gây sốc trên thị trường làm mất lòng tin của dân chúng vào Chính phủ. Việc khó dự doán về lạm phát làm cho việc dự đoán về lạm phát khó chính xác - là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng bất ổn và do vậy làm tăng chi phí giao dịch, giảm hiệu quả của nền kinh tế, làm suy yếu năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế (ngoại trừ lạm phát của nước cạnh tranh cao hơn). Nếu tình trạng này cứ tiếp tục sẽ làm giảm lòng tin của nhà đầu tư ảnh hưởng đến cơ hội Trang 32 thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư bỏ đi sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng và giảm việc làm trong trung và dài hạn. 2.1.4 Những Điểm Giống Và Khác Nhau Về Vấn Đề Lạm Phát Của Việt Nam So Với Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới: Kinh tế thế giới năm 2007 có những bất ngờ vượt ngoài dự liệu của các nhà hoạch định chính sách. Không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở nhiều nước khác. Nhưng điều kỳ lạ là lạm phát các nước trên thế giới tuy có tăng nhưng vẫn luôn trong tầm kiểm soát, các nước trong khu vực luôn có lạm phát thấp hơn Việt Nam 2.1.4.1 Lạm phát của Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực: Chúng ta thừa nhận rằng giá lương thực – thực phẩm và giá dầu thế giới đã tăng cao trong năm 2007 là nguyên nhân tác động gây nên lạm phát tại Việt Nam trong thời gian qua. Nhưng nếu giá lương thực – thực phẩm và giá dầu lửa thế giới là nguyên nhân chính, thì các nước trong khu vực như Thái Lan và Trung Quốc, Malayxia cũng phải chịu sức ép tăng giá tương tự. Tuy nhiên, trong khi tỷ lệ lạm phát của Việt Nam năm 2007 lên tới 2 chữ số, thì Trung Quốc chỉ chịu lạm phát ở mức 6,5% và Thái Lan 2,9%, Malayxia là 1.9%. Vậy yếu tố nào làm nên sự khác biệt này? Khác biệt rõ rệt nhất giữa Việt Nam với các quốc gia có lạm phát thấp hơn, như Trung Quốc và Thái Lan, đó là tốc độ tăng cung tiền. Tính tới cuối tháng 6 năm 2007, lượng tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi ngân hàng ở Việt Nam đã tăng tới 21,1% so với đầu năm. Con số tương ứng của Trung Quốc và Thái Lan lần lượt là 10,0% và 1,4%. Trong khoảng thời gian hai năm rưỡi, tính từ đầu năm 2005 cho đến cuối tháng 6 năm 2007, GDP của Việt Nam tăng 22%, còn mức cung tiền mặt cho lưu thông và tiền gửi ngân hàng đã tăng lên đến 110%. Trong cùng giai đoạn này, GDP của Trung Quốc tăng 29%, nhưng mức cung tiền chỉ tăng 50%. Chênh lệch giữa tăng GDP và tăng cung tiền của Thái Lan là hầu như không đáng kể. Thêm vào đó năm 2007 theo Tổng cục Thống kê khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế là 461.9 nghìn tỷ đồng, bằng 40.4% GDP, trong đó khu vực Nhà nước chiếm 200 nghìn tỷ đồng và phần còn lại của khu vực ngoài Nhà nước và FDI. Thế nhưng đáng buồn thay một đồng vốn đầu tư của khu vực Nhà nước chỉ tạo ra được 2.1 đồng GDP trong khi tỷ trọng này chiếm tới 43.3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. So với các nước trong khu Trang 33 vực tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP chỉ vào khoảng trên dưới 25% có nghĩa là một đồng vốn đầu tư tạo ra được trên dưới 4 đồng GDP cao gấp rưỡi, gấp đôi so với việt Nam. Còn theo tính toán của các nhà kinh tế đại học Harvard cho thấy: Năm 2007 tăng trưởng kinh tế Việt Nam ước tính tăng 8.48% so với năm 2006 và chỉ số ICOR của Việt Nam năm 2007 là 40.4:8.48= 4.76/1 điều này được hiểu là tăng vốn đầu tư 4.76% thì chỉ tăng được 1% GDP, thấp xa so với Đài Loan khi họ chỉ đầu tư vốn ở mức 20% GDP nhưng lại tăng trưởng ở mức 9-10%, chỉ số ICOR Việt Nam xấp xĩ 5 là quá cao và là sự cảnh báo về tăng trưởng thiếu bền vững và thất thoát. Việt Nam tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với Trung Quốc, nhưng tăng cung tiền lại cao hơn rất nhiều. Đó chính là lý do chính để giải thích tại sao lạm phát ở Việt Nam cao hơn hẳn những nước khác. Giá gạo hay giá dầu thế giới có tăng cao bao nhiêu, thì sức ép của các yếu tố này tới lạm phát ở Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan không thể khác nhau nhiều. 2.1.4.2 So sánh lạm phát của Việt Nam và Mỹ: 1. Nguyên nhân lạm phát: Nhìn bề ngoài có vẻ giống nhau đều là nguyên nhân tiền tệ. - Ở Mỹ: Năm 2007 là năm ảm đạm trong nền Kinh tế Mỹ khi mà đồng đôla xuống giá nghiêm trọng. So với đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, đồng đôla mất giá tới 5%. Còn so với đồng Euro, tỉ giá hối đoái vào cuối năm 2007 của đồng đôla so với đồng Euro là 1.474 USD/1Euro (trong khi đó, vào năm 2006 tỉ giá USD/Euro luôn dưới mức 1.3). Sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ là nguyên nhân chính dẫn đến việc mất giá của đồng tiền đồng thời kéo theo một loạt những hiệu ứng xấu. Người dân Mỹ và những người tích trữ đôla trên thế giới không còn tin vào đồng tiền xanh dương này nữa và mong muốn đổi nó ra vàng. Đây chính là cơn khủng hoảng tín dụng của nước Mỹ. Giá dầu thô tăng lên gần 100 đô la một thùng vào cuối năm 2007, lạm phát đạt mức kỉ lục trong vòng 17 năm qua. Cục Dự trữ Liên bang liên tục cắt giảm lãi suất song song với cung ứng tiền mặt. Đây là nguyên nhân chính của lạm phát Mỹ cuối năm ngoái đầu năm nay. Trang 34 - Ở Việt Nam: Nguồn vốn FDI cũng như dòng ngoại tệ chảy vào thị trường chứng khoán trong năm 2007 đã khiến cho lượng đôla của chúng ta tăng đột biến. Không thể không tạo điều kiện cho đầu tư và phát triển, Ngân hàng Nhà nước đã phải cung ra số lượng khổng lồ tiền đồng để mua hết số đôla này. Đồng đôla mất giá, đồng nghĩa với việc tiền Việt lên giá. Người ta lại dồn dập bán đôla để thu tiền Việt. Cung tiền đồng lại phải tăng thêm để giữ tỉ giá hối đoái (VND/USD) khỏi xuống quá thấp. Do đó, lạm phát ở nước ta không gì khác là một hiện tượng tiền tệ. Con số lạm phát lên đến 12.63% so với chỉ số tăng GDP là 8.5% - nghĩa là về thực chất chúng ta tăng trưởng âm. 2. Chính sách Nhà Nước áp dụng: Đối với Mỹ, chủ trương là hi sinh lạm phát để cứu lấy tăng trưởng. Trong năm qua, tăng trưởng Mỹ chỉ đạt 1.9%, thấp hơn 1% so với năm 2006 (2.9%). Tốc độ tăng trưởng thụt lùi như vậy cho thấy những báo động đỏ trong nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ của Mỹ lại không phải là thắt chặt cung tiền như nhiều người dự đoán. Mỹ chủ trương duy trì đồng đô la thấp và lãi suất liên tục bị cắt giảm. Ngược lại, đối với Việt Nam, bắt đầu năm 2008, chính sách tiền tệ vốn không được áp dụng nhiều, nay lập tức phát huy sức mạnh. Tiền tệ thắt chặt lập tức bằng cách Ngân hàng Trung ương tung ra hơn 20.000 tỉ dồng tín phiếu buộc các Ngân hàng Thương mại phải mua vào. Điều này giúp giảm triệt để lượng cung tiền và tác động mạnh đến tình hình lạm phát. Tuy nhiên, lãi suất đã và sẽ lên cao bởi vì lượng cung tiền mặt giảm xuống. Vừa qua, Nhà nước đã yêu cầu mức lãi suất nhận gửi chỉ tối đa là 12% để tránh cuộc sát phạt lãi suất giữa các Ngân hàng Thương mại. Điều này đồng nghĩa với việc lãi suất cho vay sẽ rất cao. Các doanh nghiệp khó có khả năng vay vốn kinh doanh. Giá cả cũng chưa chắc xuống thấp được vì dù đồng tiền tăng giá vì lượng tiền lưu thông giảm xuống nhưng chi phí vốn của các doanh nghiệp sẽ đẩy giá lên (lạm phát chi phí đẩy). 2.1.4.3 So sánh lạm phát của Việt Nam và Trung Quốc: Tỷ lệ lạm phát năm 2007 của Trung Quốc là 6,5%, cao nhất trong vòng 11 năm qua tình trạng lạm phát cao, đồng nội tệ lên giá, sự tăng trưởng nóng của tín dụng, bong bóng bất động sản. Năm 2007, tốc độ lạm phát của Trung Quốc là 6,5. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2007, các Ngân hàng Thương mại Trung Quốc đã dành 3.360 tỷ Nhân Trang 35 dân tệ cho các khoản vay mới (khoảng 450 tỷ USD, gần bằng 16% GDP năm 2006). Năm 2007, đồng Nhân dân tệ đã tăng giá 6,9% so với USD. Ngày 14/1/2008, đồng Nhân dân tệ đã đạt mức 7,2566 NDT/USD, sau khi Trung Quốc thông báo dự trữ ngoại hối vượt hơn 1.530 tỷ USD vào cuối năm 2007. Giá cả tại Trung Quốc bắt đầu tăng mạnh từ năm ngoái và sau khi đợt bão tuyết khủng khiếp vừa rồi xảy ra giá cả tiếp tục đà tăng chóng mặt. Tình trạng này gần giống như những gì đang diễn ra tại Việt Nam, nếu tính từ năm 2003 đến nay thì năm 2007 là năm có con số lạm phát cao kỷ lục, đợt rét đậm, rét hại lịch sử kéo dài ở miền Bắc và Bắc Trung bộ đã gây tổn thất lớn về vật chất cho nhân dân và tác động bất lợi đến sản xuất nông nghiệp, giá cả trong nước thì thay đổi nhanh như chong chóng. Ngân hàng Nhà Nước đã tung ra một số lượng lớn tiền đồng lớn để mua USD, tốc độ tăng trưởng tín dụng đột biến. Cả Trung Quốc và Việt Nam cùng áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát. Cụ thể: Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ khuyến khích hoạt động mở cửa thị trường và tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các Ngân hàng Thương mại, để Nhân dân tệ thay đổi tỷ giá linh hoạt và sử dụng tỷ lệ lãi suất để kiểm soát tình trạng lạm phát. Ngày 20/12/2007, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã thông báo, từ ngày 21/12/2007, lãi suất cơ bản tiền gửi kỳ hạn 1 năm tăng 27 điểm phần trăm lên 4,14%, trong khi lãi suất cho vay tăng 18 điểm phần trăm lên 7,47%. Đây là lần tăng lãi suất thứ 6 trong năm 2007. PBOC cho rằng, mục đích chính của hành động này để nâng lãi suất tiền gửi ngắn hạn lên nhằm mục đích ngăn chặn tiền gửi của các hộ gia đình và doanh nghiệp chảy vào chứng khoán, đồng thời kìm hãm lạm phát. Về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, PBOC đã tăng 50 điểm phần trăm lên 15%. Quy định mới này có hiệu lực từ ngày 25/1/2008. Như vậy, với việc theo đuổi một chính sách tiền tệ thắt chặt, Trung Quốc đang chấp nhận sự đánh đổi việc tăng giá của đồng Nhân dân tệ. Còn Việt Nam, thực tế thời gian qua các biện pháp thắt chặt tiền tệ được Nhà Nước đưa ra để hút bớt tiền trong lưu thông như phát hành trái phiếu bắt buộc 20.300 tỷ đồng, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 1%, quy định trần lãi suất huy động. Ngân hàng Nhà nước khẳng định trong năm 2008 sẽ điều hành tỷ giá theo hướng không để đồng Việt Nam mất giá hoặc tăng giá quá mức so với đôla Mỹ. Trang 36 Chúng ta biết rằng không có một chính sách nào áp dụng tốt chung cho tất cả các nước mà tùy điều kiện cụ thể của mổi nước mà ta có chính sách khác nhau để biện pháp đó phát huy tác dụng. Tuy nhiên, thực tế những gì đã diễn ra trong thời gian qua cũng khiến chúng ta phải suy ngẫm Nhà nước ta đã giải đúng bài toán lạm phát chưa khi mà mục tiêu đề ra là giảm lạm phát năm 2008 nhưng chỉ số giá tiêu dùng trong quý 1/2008 đã là 9.19%, còn một thách thức là ba quý nữa sẽ như thế nào? Các biện pháp mà Nhà nước đã đưa ra áp dụng được các chuyên gia nhận định là không đúng thời điểm và giải pháp thì sốc quá liều. Qua so sánh về nguyên nhân và chính sách sách thực hiện hy vọng từ thực tế các nhà hoạch định chính sách sẽ có cách giải quyết thỏa đáng hơn. 2.2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM: 2.2.1 Nhìn Nhân Lại Chính Sách Tiền Tệ Từ Năm 2003 Đến Nay Giai đoạn 2003-2006 chúng ta liên tục duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định . Đặc biệt trong năm 2005, GDP ước tăng 8.4% so với năm 2004, mà GDP bình quân của thời kỳ kế hoạch 2001-2005 đạt 7.5%. Đây là kết quả đáng mừng. Bước sang năm 2006 tuy tình hình có những biến động nhưng nhà nước vẫn làm tốt vai trò người cầm lái con tàu đất nước nên GDP trong năm đạt được 8.17%, CPI là 6.6%. Do đó có thể nói trong giai đoạn này nhà nước đã làm tốt vai trò lãnh đạo của mình, chính sách tiền tệ được ban hành là phù hợp với yêu cầu của sự phát triển kinh tế Trong năm 2007 điều hành chính sách tiền tệ về cơ bản, đạt đuợc mục tiêu đặt ra, tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO nên việc điều hành chính sách tiền tệ đã phải đối mặt với nhiều thách thức làm cho việc thực hiện mục tiêu ban đầu còn có hạn chế nhất định. Thách thức lớn nhất mà điều hành chính sách tiền tệ năm 2007 phải đối mặt, đó là dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều.Tình hình này đã có tác động làm tăng tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế (tăng M2); làm tăng cung ngoại tệ, gây sức ép làm VND lên giá; dự trữ vượt của hệ thống ngân hàng tăng mạnh - là một nhân tố thúc đẩy tín dụng tăng nhanh; dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) có tác động thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển mạnh hơn, và một lượng vốn nhất định cuả dân cư cũng như từ hệ thống ngân hàng được đầu tư trên thị trường chứng khoán, qua đó đã làm tăng dư nợ cho vay nền kinh tế; cùng với việc gia tăng mạnh dòng vốn đầu tư nước ngoài là sự tăng giá khó lường mang tính toàn cầu của một một số mặt Trang 37 hàng, như giá dầu thô, giá lương thực, bên cạnh đó là hạn hán lũ lụt, dịch bệnh gia cầm trong nước đã có tác động mạnh đến mức mức giá tiêu dùng nói chung. Trong bối cảnh trên, chính sách tiền tệ phải cùng một lúc đạt hai mục tiêu là vừa phải hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế đạt 8,5%, vừa phải kiềm chế lạm phát dưới mức tăng trưởng là cực kỳ khó khăn. Giải pháp ổn định lãi suất và tỷ giá danh nghĩa hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế và ổn định thị trường tiền tệ không để xẩy ra sự dịch chuyển dòng vốn, nhưng lại rất khó khăn để kiểm soát khối lượng tiền trong nền kinh tế và kiềm chế lạm phát. Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đã gặp khó khăn trong việc kiểm soát tổng phương tiện thanh toán, tín dụng, qua đó đã chưa kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu đặt ra: Tổng phương tiện thanh toán của Việt Nam tăng mạnh trong năm 2007 là khó tránh khỏi khi dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều như năm nay. Muốn hạn chế gia tăng tổng phương tiện thanh toán, thì cần phải hạn chế sự gia tăng của dòng vốn này. Tuy nhiên, hạn chế dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là vấn đề không đơn giản khi Việt Nam đã gia nhập WTO, thị trường tài chính từng bước tự do hóa. Vì vậy, việc hạn chế sự gia tăng nguồn vốn nước ngoài nằm ngoài tầm kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước, mà đòi hỏi phải có chính sách vĩ mô đồng bộ để đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn nước ngoài có hiệu quả, giám sát chặt chẽ luồng vốn đầu tư gián tiếp, hạn chế tình trạng đầu cơ trên thị trường chứng khoán,… nhằm hạn chế những tác động bất lợi của dòng vốn này. Bên cạnh đó, việc Việt Nam gia nhập WTO tạo cơ hội thuận lợi cho hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển, qui mô các Ngân hàng Thương mại được mở rộng, các doanh nghiệp cũng có nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh đã gây sức ép mở rộng tín dụng tăng quá nhanh của các Ngân hàng Thương mại. Sự phát triển nhanh của thị trường tín dụng cũng đã xuất hiện những dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro, như cho vay ngoại tệ tăng trưởng quá mức so với nguồn vốn; việc nới lỏng các điều kiện vay vốn của các Ngân hàng Thương mại cổ phần; các lĩnh vực cho vay bất động sản, chứng khoán đã chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng dư nợ ở một số Ngân hàng Thương mại... Thực tế này đòi hỏi phải tăng cường việc quản lý, giám sát rủi ro của các cơ quan quản lý tiền tệ mà trực tiếp là Ngân hàng Nhà nước, cũng như từ chính các Ngân hàng Thương mại; thêm vào đó, việc dư thừa vốn khả dụng làm giảm hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và làm tăng khả năng mất cân đối kỳ hạn cho hoạt động của các Ngân hàng Thương mại: Vốn khả dụng của các Trang 38 Ngân hàng Thương mại dư thừa và đầu tư giấy tờ có giá tăng mạnh: Cũng như năm 2006, diễn biến tiền tệ nổi bật trong năm nay là vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng xét trên bình diện toàn hệ thống thì thường xuyên dư thừa ở mức cao. 2.2.2 Chính Sách Tiền Tệ Việt Nam Đang Áp Dụng Hiện Nay Và Ảnh Hưởng Của Nó Đến Nền Kinh Tế Nói Chung Và Vấn Đề Kiểm Soát Lạm Phát Nói Riêng: Năm 2008 Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, ngay từ đầu năm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thể hiện quyết tâm chống lạm phát bằng một loạt các biện pháp cứng rắn nâng dự trữ bắt buộc, thắt chặt cho vay chứng khoán, cảnh báo cho vay bất động sản , tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn… Gần đây nhất, Ngân hàng Nhà nước còn phát hành tín phiếu bắt buộc. Các biện pháp này theo một đại diện ngân hàng cấp cao của Ngân hàng Nhà nước là “liều thuốc đắng” giúp kiềm chế lạm phát. Trước tình hình lạm phát cao trong năm 2007 thì việc Chính phủ đưa ra các biện pháp khắc phục tình hình này là cần thiết. Tuy nhiên, cách mà Nhà nước tiến hành là quá mạnh tay và không đúng thời điểm đã gây ra những hệ quả không tốt cho nền kinh tế. Vậy những hệ quả của việc thắt chặt tiền tệ là gì và nó tác động như thế nào đến nền kinh tế? 2.2.2.1 Thắt chặt tiền tệ tiếp thêm năng lượng cho cuộc đua lãi suất: Ngay từ tháng 1-2008 tình hình vốn tiền đồng của các Ngân hàng Thương mại đã căng thẳng, nhiều Ngân hàng đã điều chỉnh lãi suất theo hướng tăng lên. Như vậy quyết định rút tiền ra khỏi lưu thông bằng tín phiếu đã tiếp thêm năng lượng cho cuộc đua lãi suất ở các Ngân hàng và thực tế những gì đã diễn ra trong thời gian qua trên thị trường tiền tệ đã chứng minh điều đó. Các Ngân hàng Thương mại phải mua tín phiếu bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước với lãi suất 7.8%/năm trong khi phải huy động tiền trên thị trường với lãi suất cao ngất ngưỡng (trên 10%). Lãi suất tăng đồng nghĩa với việc vay vốn của doanh nghiệp, của khách hàng khó khăn hơn. Một mặt tạo điều kiện cho tiêu cực nảy sinh trong quan hệ tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng, tức là Ngân hàng Thương mại buộc phải lựa chọn dự án, lựa chọn khách hàng, việc cho vay vốn khắt khe hơn. Mặc khác nhiều dự án bị từ chối vay vốn, hoặc doanh nghiệp không dám vay, không dám triển khai dự án tử đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế mà Chính phủ đặt ra mục tiêu 9% trong năm 2008 cao hơn mức 8.44% Trang 39 của năm 2007. Bởi vì hiện nay vốn đầu tư vào nền kinh tế, vốn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và hộ gia đình chủ yếu là vốn vay Ngân hàng mà hiệu quả vốn đầu tư có độ trễ ít nhất là 6 tháng. Tức là việc hạn chế đầu tư vốn tín dụng của Ngân hàng hiện nay sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009. Bài toán chi phí, lợi nhuận của các Ngân hàng sẽ bị thay đổi đáng kể theo hướng giảm lợi nhuận vì hoạt động chính của Ngân hàng là cho vay đã bị thắt chặt lại bởi sự bất ổn trên thị trường tiền tệ. Phải cắn răng vay tiền dân với lãi suất cao, không giải ngân cho khách hàng hoặc hạn chế giải ngân, nhanh chóng hút tiền về để đảm bảo dự trữ bắt buộcvà mua tín phiếu có thể ảnh hưởng đến khả năng khủng hoảng thanh khoản của Ngân hàng. Thêm vào đó khi lợi nhuận của các Ngân hàng trong năm 2008 giảm đi, giá cổ phiếu của các Ngân hàng cũng có nguy cơ giảm đi 2.2.2.2 Ảnh hưởng đến cán cân thương mại: Trong công văn 319 về tăng cường chống lạm phát, Chính phủ đưa ra biên độ dao đọng tỷ giá là +/-2%. Đây là tín hiệucho thấy giá USD trong năm 2008 (cuối năm so với đầu năm) sẽ biến động trong mức này. Thị trường thừa USD, tỷ giá theo biên độ âm cuối năm so với đầu năm có thể giảm 2%. Nếu tính từ đầu năm đến ngày 10/3/2008 thì USD đã mất giá khoảng 0.6%. Xu hướng này cho thấy xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh Việt Nam có mức thâm hụt cán cân thương mại khá lớn như hiện nay thì tình trạng khó khăn hoạt động xuất khẩu có nguy cơ rất lớn. Nhập siêu sẽ giúp thị trường có thêm nhiều hàng hoá để giảm bớt lạm phát nhưng nhiều quá sẽ gây khó khăn cho hàng hoá trong nước. Không bán USD được các doanh nghiệp sẽ thu hẹp sản xuất, rồi các doanh nghiệp cũng đua nhau nhập khẩu hàng do nhập khẩu càng ngày càng được lợi, càng đẩy sản xuất trong nước lún sâu vào khó khăn. Về lâu dài xuất khẩu không tăng sẽ làm trầm trọng hơn cán cân thương mại và giảm việc làm do doanh nghiệp thu hẹp sản xuất. Trước mắt chúng ta có thể lấy nguồn USD vãng lai để bù thâm hụt thương mại. Nhưng đây chỉ là giải pháp tình thế theo kiẻu uống “thuốc hạ sốt” còn về lâu dài sẽ rất nguy hiểm do nguồn USD vãng lai có thể bị rút đi bất cứ khi nào. 2.2.2.3 Tác động đến sự phát triển của thị trường bất động sản: Thị trường nhà đất của Việt Nam còn phụ thuộc quá nhiều vào chính sách của Nhà nước. Người ta “ăn nên làm ra” cũng nhờ chính sách, khi mà có quyết định hay chính Trang 40 sách này kia về các khu quy hoạch hay mở rộng thành phố. Trong thời gian qua, có nhiều nhà đầu tư nhanh chóng mua đi bán lại nhà đất tại các khu vực như đất quy hoạch đã kiếm được rất nhiều tiền. Thời gian từ đầu tháng 1 đến trước Tết âm lịch dù biết là Chính phủ sẽ có biện pháp quản lý chặt thị trường bất động sản, các phương tiện thông tin đại chúng vẫn cho thấy cái nhìn lạc quan về thị trường, nên đa số các nhà đẩu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư mới vẫn tiếp tục giữ đất hoặc ôm tiền tiếp tục mua. Nhưng chỉ sau mấy ngày tết thị trường đảo chiều và có dấu hiệu đóng băng rất nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm cũng không rút kịp. Các nhà đầu tư không ngờ rằng các chính sách thắt chặt tín dụng, hạn chế cho vay bất động sản, thực trạng thiếu tiền đồng sau Tết lại xảy ra nhanh và ảnh huởng đến thị trường này đến vậy. Rõ ràng chính sách của Nhà nước thay đổi rất nhanh chóng và có thể ảnh hưởng đáng kể đến thị trường nhà đất. Nhà đất không như các tài sản khác, tính thanh khoản của nhà đất không cao do giá trị tài sản rất lớn, giấy tờ thủ tục phức tạp và nhà đất lại khó kiểm chứng. Chính vì vậy thông tin tiêu cực có thể nhanh chóng làm đóng băng thị trường. Và việc thị trường bùng nổ quá nhanh giờ đây suy thoái sẽ ảnh huởng đến xã hội. Trước hết là nhà đầu tư nhỏ lẻ, bộ phận chiếm phần lớn trên thị trường sẽ là đối tượng chịu thiệt hại nhiều nhất. Tiếp đó sẽ lan sang hệ thống Ngân hàng vì nhà đầu tư đã đầu tư vốn lớn vào nhà đất giờ không bán được coi như chôn vốn tại đó, nợ đáo hạn lại cận kề, chắc chắclà phải bán tài sản với giá rẻ mà tiền đổ vào bất động sản đa phần là vốn vay ngân hàng. Khó khăn trong thị trường nhà đất sẽ kéo trheo khó khăn trong hệ thống Ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu tăng lên tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng. Cổ phiếu doanh nghiệp bất động sản tất yếu cũng sẽ giảm. Do phong trào “nhà nhà đầu tư bất động sản” vừa rồi, không ít các công ty lớn đầu tư không nhỏ vào thị trường này, sự thoái trào sẽ ảnh huởng tới doanh thu và lợi nhuận của các công ty này. Rất nhiều công ty năm 2007 có doanh thu cao từ bất động sản. Năm 2008 lợi nhuận từ bất động sản sẽ bị giảm sút, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh chung. 2.2.2.4 Tác động đến thị trường chứng khoán: Ngay từ đầu năm nay trong bảng phân tích

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai hoan chinh.pdf
  • pdftomtatdetai.pdf
Tài liệu liên quan