Đề tài Kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh- Những em khó dạy ở bậc trung học cơ sở

Từ những kiến thức học được trong nhà trường, những gương tốt thầy cô giáo mà bản thân được học. Đặc biệt những thầy cô tôi đã đi qua đời tôi có những lần xử lý tình huống sư phạm đối với học sinh, phụ huynh mà tôi đã thấy và đã giúp tôi trong quãng đời học sinh đầy gian khó.

-Tham khảo cuốn “Sổ tay người giáo viên nhân dân”.

-Tham khảo cuốn “Những tình huống sư phạm người hiệu trưởng”.

- Tham khảo những bài viết từ các Báo Giáo Dục, Báo Tuổi Trẻ về kỷ niệm học đường

- Học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, bản thân tích luỹ từ thực tế công tác

 

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6288 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh- Những em khó dạy ở bậc trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều hơn khen, xử sự thiếu thống nhất, thiếu công bằng, cùng một sự việc như nhau nhưng em này bị chê, bị khiển trách, em khác lại cho qua. Đôi khi cho là chuyện nhỏ nên không để ý uốn nắn ngay, không nghĩ: “Đừng chê lổ nhỏ, lổ nhỏ đắm thuyền” hoặc “măng không uốn để thành tre mới uốn”! - Khi học sinh có lỗi nào đó thì giáo viên cho ngồi riêng một bàn và tuyên bố không cho bạn nào chơi với bạn ấy nữa và làm cho những em khó dạy căm thù tất cả có thể dẫn đến bỏ học, hẹn sẽ trả thù thầy cô và lớp - Giáo viên chủ nhiệm coi nhẹ, hiểu sai giờ sinh hoạt: giờ sinh hoạt chỉ để nhắc việc thu các khoản tiền, kiểm điểm những bạn chưa thực hiện tốt nội qui làm cho lớp bị hạ loại … rồi hăm dọa các em làm cho giờ sinh hoạt nặng nề, học sinh lo sợ tiết sinh hoạt của giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chửi lớp hết giờ rồi về hoặc thấy cán bộ lớp nói tuần qua lớp không có ai vi phạm nội qui thế là giáo viên làm việc riêng, lớp ngồi im lăng hoặc nói chuyện bằng cách chuyền giấy cho nhau chờ trống hết giờ. Nhà trường ngày nay khác xưa về biện pháp giáo dục học sinh: ngày nay nhà trường, nhà giáo tuyệt đối không được giáo dục học sinh bằng roi, bằng hình thức phạt quì gối, véo tai… như xưa, vì như thế là xúc phạm thân thể học sinh. Cũng không la rầy học sinh , vì như thế là xúc phạm nhân phẩm, danh dự học sinh, nhà giáo sẽ bị kỷ luật. Không được đuổi học vì như thế ảnh hưởng thi đua của lớp của trườngcủa giáo viên chủ nhiệm về giáo dục đạo đức, về duy trì sĩ số mà còn có thể bị học sinh, phụ huynh đe doạ…Từ những lý do trên ngày nay nhiều học sinh không sợ gì thầy cô, thậm chí thiếu tôn trọng thầy cô giáo. Câu nói: “Trọng thầy mới được làm thầy” ngày xưa nay đã đã đi vào lảng quên rồi. Về xã hội: Ngày nay phương tiện giải trí mời chào, quyến rủ các em: Quán xá, phim ảnh trò chơi giải trí khắp nơi, hay có, dở có, ban ngày co, ban đêm có, đều sẵn sàng mời chào niềm nỡ đối với các em. Nhiều trò chơi điện tử “ Game” quá hấp dẫn lôi cuốn các em bất cứ giờ nào nên gia đình và nhà trường rất khó quản lý các em. Các hàng tạp hóa bán đủ các loại dao bấm, dao Thái, Trung quốc,… sắc nhọn, trẻ con mua bỏ trong cặp sách để gọi là “ tự vệ”. Có hàng quán bán rượu, bia cho trẻ con ăn nhậu say xỉn như bợm nhậu chẳng ai nói gì. Mà nói thật, có một vài người làm nghề kinh doanh họ chỉ biết “vui” khi thu được nhiều tiền còn con ai ra sao thì mặc, không cần biết. Người nhà thầy cô giáo đến tìm gọi con em, gọi học trò mình về còn bị chủ quán chửi bới thậm tệ, có khi hăm doạ bằng vũ lực với thầy cô. - Việc học sinh đánh nhau, đặc biệt các em học sinh nữ THCS, THPT còn ghi video clip tung lên mạng gây xôn xao dư luận một số em cũng muốn làm nổi, học đòi nên vụ việc phản giáo dục ấy ngày càng rộ lên, nhưng việc xử lý lại không thật sự nghiêm . Các em xem thường trật tự kỷ cương cũng như đạo đức một con người. Chính vì những lẽ trên, tôi thấy đây là những nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh, thầy cô giáo và là nỗi lo chung của xã hội. Tuy không phải là tất ca, nhưng sự thật có nhiều em là học sinh nhưng còn có những hạn chế không đáp ứng yêu cầu đạo đức tối thiểu của nhà trường và xã hội đã làm cho một số người đánh giá lệch lạc về nhà trường. Họ cho rằng nhà trường hiện nay không chú ý đến việc giáo dục: “Tiên học lễ, hậu học văn” như trường học ngày xưa. Điều ấy có đúng không? Là người thầy giáo mỗi chúng ta phải làm gì và làm như thế nào trong tình hình hiện nay? Để mỗi thầy cô giáo, mỗi cán bô giáo dục luôn xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, để đạo đức học sinh không bị trượt dốc, xã hội không còn phê phán trách nhiệm giáo dục đạo đức học sinh của nhà trường thì thầy cô giáo và ban giám hiệu mỗi nhà trường có suy nghĩ như thế nào? Từ những suy nghĩ trên, là một thầy giáo tôi đã luôn tự vấn, rồi nghĩ cách cho mình trong công tác giáo dục đạo đức học sinh trong nhiều năm qua. Do đó tôi luôn tìm đọc sách báo, tìm hiểu những đồng nghiệp có kinh nghiệm để vận dụng cho quá trình công tác chủ nhiệm, công tác giảng dạy bộ môn và cả khi tôi đã làm công tác quản lý. Để có biện pháp khả thi trong việc giáo dục đạo đức học sinh, đặc biệt những học sinh khó dạy (người ta hay gọi học sinh cá biệt) tôi đã tìm hiểu phân tích kỹ những vấn đề sau: Đạo đức học sinh theo yêu cầu giáo dục nói nôm na là những gì? Học sinh phải: Kính trọng người lớn tuổi, thầy cô giáo, đoàn kết thương yêu giúp đỡ anh chị em trong gia đình, bạn bè, các em nhỏ và người tàn tật, neo đơn…ghét bỏ, phê phán những thói hư tật xấu Khiêm tốn, thật thà. Luôn có ý thức tôn trọng, xây dựng và bảo vệ của công, thực hiện nghiêm túc nội qui nhà trường, phấn đấu trong rèn luyện đạo đức và học tập các bộ môn văn hóa. Nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông, an ninh trật tự công cộng… Luôn có ý thức phấn đấu là con ngoan trò giỏi, là cháu ngoan Bác Hồ. Còn những em khó dạy có những đặc điểm như thế nào? 1.Có thói quen hay quay cóp, lừa dối bố mẹ thầy cô, bạn bè, dọa nạt, gây gỗ với bạn bè yếu thế hơn chúng, lảng tránh hoạt động tập thể, thích trốn học nhưng thích làm thủ lĩnh. 2. Trẻ khó dạy giảm sút phổ biến trong tất cả các lĩnh vực trừ những lĩnh vực gắn liền với những nhu cầu trái với xã hội nhưng hợp với nhu cầu của nó. Có thể học bài khó vô, giải bài tập không được nhưng lại rất nhanh trí và kiên nhẫn trong những trò tinh nghịch, ăn cắp. 3. Sẵn sàng làm những gì theo kiểu trêu ngươi, khiêu khích người khác để thỏa mãn nhu cầu tinh nghịch trái đạo đức. Ví dụ; viết bậy vào vở bạn, giấu vở bạn trong giờ học không cho bạn ghi bài, giấu khăn lau bảng lớp, bôi phấn móc mèo vào ghế học sinh và ghế thầy cô… 4. Không biết xấu hỗ và lại rất chai lì, khi bị cảnh cáo phê bình không biết mắc cở, e thẹn 5. Tự ái không lành mạnh chúng thường phản ứng : “Thì đã sao!”, “Tôi không làm”, “ Còn bạn đã làm được gì nào!”, Oi dào: “Văn hay chữ tốt, không bằng dốt lắm tiền”… 6. Nói dối xem là chuyện bình thường . Ví dụ: Không chịu làm bài nhưng bảo do chăm sóc bố ốm ở bệnh viện… 7. Coi thường mọi người, có khi còn hăm dọa cả thầy cô giáo. 8. Thường xung đột với người khác, với tập thể, đặc biệt với những nhà giáo vụng xử. 9. Đua đòi, theo băng nhóm đánh nhau, trộm cắp, hút thuốc, uống rượu bia, xăm mình với những câu chữ, hình ảnh không hợp gì với các em cả, ví du: Hận đời đen bạc; Hận kẻ bạc tình; Chim trời chưa mỏi cánh; hình ảnh đầu lâu; quan tài.. . 10. Trẻ khó dạy khi đã mâu thuẫn với môi trường giáo dục dễ rơi vào nhóm băng vi phạm pháp luật. Từ chỗ tìm hiểu đạo đức xã hội và những đặc điểm tâm lý trẻ nói trên chúng ta thấy rằng việc giáo dục đạo đức học sinh để các em thật sự là con ngoan trò giỏi không đơn giản và cũng không thể nói rằng ai cũng làm được hoặc đạt được kết quả ngay hoặc em nào cũng có thể giáo dục thành công theo như ý nhà sư phạm được. II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : 1.Cơ sở lý luận: Từ những kiến thức học được trong nhà trường, những gương tốt thầy cô giáo mà bản thân được học. Đặc biệt những thầy cô tôi đã đi qua đời tôi có những lần xử lý tình huống sư phạm đối với học sinh, phụ huynh mà tôi đã thấy và đã giúp tôi trong quãng đời học sinh đầy gian khó. -Tham khảo cuốn “Sổ tay người giáo viên nhân dân”. -Tham khảo cuốn “Những tình huống sư phạm người hiệu trưởng”. - Tham khảo những bài viết từ các Báo Giáo Dục, Báo Tuổi Trẻ …về kỷ niệm học đường - Học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, bản thân tích luỹ từ thực tế công tác 2/ Những biện pháp đã thực hiện: Trong những năm là giáo viên chủ nhiệm lớp: tôi cũng đã gặp một số em học sinh có những hành vi đạo đức có thể nói là khó dạy nhưng với lương tâm, tình thương và trách nhiệm của người giáo viên nhân dân tôi đã cố gắng thực hiện hoàn thành nhiệm vụ của mình mà đến nay thời gian đã qua đi rất lâu nhưng những hình ảnh ấy vẫn còn lưu mãi trong tôi như những kỷ niệm nghề nghiệp khó phai. Tôi xin kể ra đây cách làm của người giáo viên chủ nhiệm và một vài trường hợp học sinh cụ thể để cùng rút kinh nghiệm. 1.1/ Khi mới ra trường, nhận công tác chủ nhiệm lớp, bao giờ tôi cũng yêu cầu các em viết tóm tắt lý lịch cá nhân mỗi em viết vào một trang giấy học trò, trong đó có ghi họ tên, ngày sinh, địa chỉ, họ tên tuổi cha mẹ, anh, chị, em ruột công việc của từng người hiện tại để nắm được hoàn cảnh gia đình. Nhắc nhở hướng dẫn việc chuẩn bị đồ dùng học tập nhãn vở, giấy nháp, túi đựng bài và giấy kiểm tra… 1.2 Sắp xếp thời gian để đi thăm gia đình học sinh. Đặc biệt những em chưa ngoan, khó dạy, những em có hoàn cảnh gia đình khó khăn là ưu tiên đến thăm trước để tìm hiểu và tiếp cận các em cùng gia đình để có biện pháp cụ thể giáo dục hoặc giúp đỡ có hiệu quả. Trong năm học tôi sẽ đến thăm ít nhất 90% gia đình học sinh trong lớp. Còn những em cần phối hợp giáo dục có thể tôi sẽ đến nhà nhiều hơn. 1.3/ Thường xuyên quan tâm đến lớp, theo dõi sổ đầu bài hàng ngày để nắm bắt kịp thời tình hình học tập của lớp để uốn nắn, tham gia sinh hoạt cùng các em, từ sinh hoạt 15 phút đầu buổi, sinh hoạt cuối tuần, sinh hoạt đội, tham gia các buổi lao động. Trong các buổi sinh hoạt không để không khí nặng nề mà luôn tạo không khí nghiêm túc trong việc nhắc nhở nề nếp học tập, công tác tổ chức; vui tươi trong sinh hoạt như kể chuyện, giới thiệu những cuốn sách hay, câu ca dao, tục ngữ, lời hay ý đẹp mang tính kinh nghiệm và giáo dục, tập bài hát mới, xì điện hát cá nhân, hát theo bàn, theo nhóm… hướng dẫn các em làm bài báo tường, định hướng các tiết mục dự thi văn nghệ trong năm học. Khuyến khích các em lập sổ ghi bài hát, sổ ghi lời hay ý đẹp để vừa rèn luyện năng khiếu, vừa rèn đạo đức, kỷ nămg sống, vừa rèn chữ viết đẹp. (Đồng nghiệp hãy thực nghiệm điều này từ con, cháu hoặc học sinh lớp chủ nhiệm sẽ thấy kết quả vui) 1.4/ Dùng biện pháp nêu gương từ các bạn có việc tốt của lớp của trường hay trên sách báo. Đồng thời không gay gắt, không miệt thị hay coi thường những em có khuyết điểm mà luôn tỏ thái độ tôn trọng, khoan dung, sẵn sàng tha thứ khi em nhận lỗi và hứa khắc phục. Thầy cô giáo, người lớn không bao giờ cứ mãi nhắc lỗi các em. 1.5/ Khi xử lý việc nào cũng từ nhẹ nhàng đến cương quyết và xử đến cùng không bỏ dở chừng. Nói là làm đến nơi đến chốn. Việc tốt và chưa tốt của em nào đều ghi vào phần theo dõi của em đó trong sổ chủ nhiệm và cho các em ký tên vào. Và ghi cụ thể vi phạm lần thứ mấy hình thức xử lý nếu lần sau tái phạm thì sẽ có những hình thức xử lý cao hơn. 1.6/ Khi gặp khó khăn trong việc xử lý hành vi sai trái của một em nào đó tôi tranh thủ các đồng nghiệp tư vấn ngay không để kéo dài. 1.7/ Giáo dục các em biết phân biệt những lời nói, những hành vi nào là yêu thương, là căm ghét, không được bao che, a dua, dung túng cho cái xấu. 1.8/ Nếu lỡ mình có khuyết điểm với lớp hoặc các nhân nào đó tôi sẵn sàng xin lỗi, chứ không bảo thủ vì tôi luôn giáo dục các em cần biết cảm ơn và xin lỗi đúng lúc, không quanh co chối tội. 2/ Khi tôi hiệu trưởng: Tôi thấy phạm vi giáo dục đạo đức học sinh của mình đã nới rộng ra. Tôi lại truyền lại những kinh nghiệm mình đã làm cho đồng nghiệp để đồng nghiệp chọn lọc áp dụng. Đồng thời tôi lại thực hiện công việc này theo phạm vi trách nhiệm của mình bằng cách: 2.1/ Thường xuyên theo dõi các buổi nhận xét của đội cờ đỏ trực tuần vào các buổi chào cờ, sinh hoạt đầu tuần và làm hòm thư góp ý, tố giác … để kịp thời nắm bắt uốn nắn những em chưa ngoan. 2.2/ Lập sổ ghi người tốt, việc tốt, người có việc chưa tốt có ghi cụ thể Ngày tháng năm/ Họ tên học sinh/ Lớp/ Họ tên cha mẹ/ Địa chỉ, điện thoại cha mẹ / Việc chưa tốt/ Biện pháp xử lý(nhẹ thì nhắc nhở, nặng thì yêu cầu viết kiểm điểm, mời bố mẹ đến…) /Vi phạm lần thứ mấy/ Cam đoan và chữ ký học sinh/ Người xử lý. Qua các buổi chào cờ, sinh hoạt đầu tuần, ban giám hiệu hoặc tổng phụ trách đội tuyên dương người tốt việc tốt, phê bình những em có việc chưa tốt dưới cờ và có thể kể câu chuyện ngắn hoặc đoạn thơ mang tính giáo dục phù hợp với hoàn cảnh buổi chào cờ hôm đó. Ví dụ: để học sinh biết xin lỗi khi có khuyết điểm tôi đọc bài thơ Chuyện Ngoài Đường cho các em nghe và nhận xét chú bé ở trong bài thơ: “Chú bé đâm xe rách áo tôi, Cái đau bất chợt cũng thường thôi. Đau hơn là xé trong lồng ngực, Chú chẳng xin tôi lấy một lời”. 2.3/ Sưu tầm những bài viết về gương người tốt việc tốt trên báo, các câu lời hay ý đẹp, những bài thơ nói về thầy cô giáo, người mẹ, về việc học… dán lên bảng thông báo chung của trường, có thể sau mỗi tuần thay đổi bài mới theo chủ đề thi đua từng tháng để các em đọc, ghi và làm theo… Tôi thấy việc làm này các em rất hứng thú đọc và ghi chép về chép lại vào vở ghi lời hay ý đẹp để đọc, kể lại cho người nhà nghe. Đây cũng giúp các em có ý thức tự giác rèn luyện chữ viết và tu dưỡng hành vi đạo đức từ ngay khi còn bé. 2.4. Ngoài việc phổ biến những qui định của Bộ Giáo Dục đối với học sinh tôi cùng với các tổ chức đoàn thể và cán bộ giáo viên thảo luận ra nội qui nhà trường trong đó có qui định không được đưa bạn bên ngoài vào trường gây rối trật tự … 2.5 Việc xử lý học sinh vi phạm đạo đức tuỳ theo mức độ mà GVBM, GVCN, đến ban nề nếp, BGH, hoặc đưa ra hội đồng kỷ luật và đã xử lý thì phải làm đến nơi đến chốn, công minh, công bằng, có tác dụng giáo dục không qua loa, tuỳ tiện nhưng bằng tất cả tình thương yêu, lòng bao dung, rộng lượng tha thứ của người thầy giáo đối với học sinh như con em ruột thịt của mình và cần có cái nhìn tiến bộ của các em về sau. 2.6 Cùng chi bộ chỉ đạo các đoàn thể, đặc biệt tổ chức đoàn đội sinh hoạt đều đặn giáo dục truyền thống, tích cực tổ chức các hoạt động vui chơi thể dục thể thao, trò chơi dân gian… thu hút các em hoạt động mang tích rèn luyện giáo dục hữu ích hạn chế việc “nhàn cư vi bất thiện” mà ông cha ta đã dạy. III/ KẾT QUẢ: Thời gian đã hơn 28 năm trong nghề dạy học của mình hầu hết tôi thấy học sinh của mình em nào cũng dễ thương, dễ mến, chăm ngoan nhưng tôi cũng đã gặp không ít những học sinh khó dạy làm người thầy giáo phải trăn trở, suy nghĩ nhiều ngày đêm. Tôi xin đơn cử một vài kết quả tôi đã đạt được như sau: 1/Năm tôi chủ nhiệm ở lớp 8B trong những buổi đầu năm học tổ chức lao động chuẩn bị cho khai giảng tôi theo dõi có một vài em không tham gia lao động, tôi chỉ ghi nhận và nhắc nhở. Rồi những ngày bắt đầu vào năm học cũng có một số em đi học muộn giờ, không chào cờ đầu tuần … Tôi tiếp cận từng em tìm hiểu nguyên nhân khuyên giải và lần lượt đến gia đình để kiểm tra lời thanh minh của các em. Tuy nhiên trong đó có một em lầm lì ít nói, tôi nghĩ từ từ sẽ cảm hóa em. Sáng thứ 2 hôm ấy có một em học sinh của lớp tôi bị cô tổng phụ trách đội bắt gặp em đi muộn và đi thẳng vào lớp không ra sân chào cờ đầu tuần. Cô tổng phụ trách vào lớp gọi hỏi em gì em cũng làm thinh không nói cũng không đứng dậy. Thầy hiệu trưởng vào gọi, hỏi em cũng chẳng trả lời. Thầy hiệu trưởng gọi tôi vào đề nghị tôi phải xử lý trường hợp này. Tôi đã vào lớp gặp riêng và tìm hiểu lý do nhưng em cũng không trả lời gì cả. Im lặng. Tôi đành phải tuyên bố với lớp: “Mấy hôm nay bạn Sơn (Sơn là học sinh đã bỏ học mấy năm rồi đi học lại nên lớn tuổi nhất của lớp) đã có những khuyết điểm cả lớp cùng thầy nhắc nhở bạn có chút tiến bộ nhưng nay bạn lại tiếp tục mắc khuyết điểm, bạn lại không hề trả lời những câu hỏi của thầy cô. Vậy thầy yêu cầu cuối buổi học này em Sơn mang giấy mời cua thầy về mời bố hoặc mẹ. Trong ngày mai, chừng nào bố hoặc mẹ cùng Sơn đến gặp thầy thì Sơn mới được vào lớp học tiếp”. Sáng hôm sau, tôi ngóng mãi vẫn không thấy Sơn và bố mẹ em đâu. Suốt cả buổi tôi vẫn ngóng, nhưng vân không thấy, không biết sự việc rồi sẽ ra sao. Cuối buổi tôi lại nhờ em học sinh gần nhà động viên Sơn nên báo với gia đình đến gặp thầy, nếu không thầy cũng sẽ đến nhà gặp bố mẹ Sơn. Thế là may cho tôi, Sơn sợ tôi gặp bố mẹ sẽ bị tội nặng hơn nên đã tự trình bày với gia đình; không những ghi ý kiến vào giấy báo tôi đã gửi mà chiều hôm đó bố Sơn còn trực tiếp đưa Sơn đến gặp tôi, cám ơn thầy và yêu cầu Sơn hứa với bố và thầy về việc học và rèn luyện sau này. Từ đó về sau em Sơn dã ngoan hẳn và ngoài việc chăm ngoan trong học tập em còn luôn xung phong trong lao động và các hoạt động tập thể của lớp. Thành công bước đầu này tôi vô cùng phấn khởi. 2/ Em Mai Thiên Tuyển khi là học sinh lớp 9 sau khi nhà trường phát động các lớp thi đua trồng hoa sân trường thì em đã nhổ hết hoa. Tôi đã điều tra tìm được thủ phạm là em Tuyển. Tôi đã gọi riêng và phân tích cho em rõ tác dụng việc trồng hoa sân trường mình, sự nỗ lực của cả trường cũng như việc sai phạm của em. Em đã xin lỗi và đã tự hứa và thực hiện khắc phục bằng cách trồng và chăm sóc lại bồn hoa các lớp trong vòng 10 ngày và bàn giao lại cho các lớp. Không những thế, sau khi tốt nghiệp em còn tự tìm một số cây phượng mang đến trường xin được trồng và chăm sóc trong dịp hè để làm kỷ niệm với ngôi trường cũ của em, điều ấy đã thấy được hiệu quả giáo dục và gây ấn tượng tốt đối với thầy cô và học sinh nhà trường. 3/ Em Phạm Đăng Khoa hiện là học sinh lớp 10 trường THPT Đào Duy Từ – Cư Jút. Nguyên trước đây, từ khi học lớp 8 em thường nghịch ngợm, gây gổ đánh nhau, cúp tiết, …nhà trường nhiều lần giáo dục, nhắc nhở, mời bố mẹ để phối hợp giáo dục, ghi nhiều biên bản, nhưng rồi vẫn không chuyển biến tốt. Nhà trường yêu cầu em viết cam đoan nếu có thêm một lần vi phạm nội qui nữa là đình chỉ học. Đúng vậy đến tháng 3/ 2008 sắp hết năm học lớp 9 rồi nhưng em vẫn vi phạm khuyết điểm vô lễ với thầy cô. Thực hiện cam kết trước đó, nhà trường đã mời phụ huynh và hội đồng kỷ luật đình chỉ việc học của em. Gửi thông báo về địa phương nơi em cư trú. Nhưng có lối mở, nếu từ nay đến đầu năm học tới em không vi phạm pháp luật ở địa phương và làm đơn xin đi học lại có xác nhận của chính quyền địa phương nhà trường sẽ tạo có hội cho em tiếp tục học lại. Đầu năm học 2009-2010 mẹ em đã đưa em đến trường với đơn xin học lại có xác nhận của chính quyền. Được đi học lại sau lần kỷ luật ấy em đã thay đổi hẳn cố gắng trong học tập và tu dưỡng, gia đình và thầy cô giáo đã rất vui mừng. Ngày nhà giáo việt nam em còn ghé về thăm trường và thầy cô giáo cũ với những lới chúc và biết ơn sâu sắc của em. 4/ Trong thời gian làm hiệu trưởng đến nay tôi đã thường xuyên làm sổ ghi người tốt việc tốt, người có việc chưa tốt, trực tiếp xử lý giáo dục những học sinh đặc biệt khó dạy đã được sự cộng tác của thầy cô giáo và các em học sinh nên đã ngăn chặng được nhiều hành vi vi phạm nội qui và pháp luật như học sinh mang vũ khí đến trường để đánh nhau; dao nhọn, nhị khúc, đưa người ngoài vào trường, đón đánh học sinh khi tan học …giáo dục được rất nhiều học sinh khó dạy, đã tiến bộ được thầy cô giáo và cha mẹ học sinh phấn khởi tin yêu. Một số em ngày còn học lúc đầu nghịch ngợm, không ham học khi xa trường, đã tiếp tục học lên hay đã nghỉ học đi học nghề, giúp việc gia đình mỗi khi gặp thầy cô đều ngoan và lễ phép có khi còn tâm sự hối hận, xin lỗi vì những dại dột ngày xưa, mong thầy cô thông cảm tha thứ. 5/Thống kê số liệu ghi nhận số lần xử lý HS vi phạm nội qui hàng năm từ năm học 2006-2007 đến năm học 2010-2011 Năm học Việc chưa tốt đã xử lý Ghi chú Những em khó dạy tiêu biểu Số vụ Diễn giải 2006-2007 123 Đánh nhau, cúp tiết, đốt pháo… Võ Hoàng Hiệp 8a1, Quang Xuân Phúc 6a7, Phạm Đăng Khoa 8a1, Trần Đại Hiệp 6a3 2007-2008 69 Đa số các vụ đánh nhau, Vô lễ Nguyễn Trung Giang 8a4 Vương Khả Bình 9a7; Võ Hoàng Hiệp 8a8, Đinh Thị Hậu 8a3, Trần Đức Trí Nguyễn Văn Đông 7a2 gia đình phải gửi đi trại giáo dưỡng 2008 2009 42 Đa số các vụ đánh nhau, cúp học chơi điện tử Võ Hoàng Hiệp 9a8,Phạm Đăng Khoa 9a2, Mạc Hưng Đăng, Nguyễn Xuân Phúc(nay đang học lớp 9 nhưng đã ngoan) 2009-2010 35 Phạm lỗi nhỏ Không có trường hợp đặc biệt 2010 -2011 22 Phạm lỗi nhỏ Không có trường hợp đặc biệt III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1/ Kinh nghiệm cụ thể: Đối với tôi trong thới gian công tác qua đã giáo dục được rất nhiều học sinh khó dạy thành học sinh ngoan nhưng cũng không ít lần coi như thất bại vì có em do hổng kiến thức nên không phá nhưng cung không chịu tiếp tục học nữa, có em không thể để giáo dục ở trường phổ thông mà đành để gia đình gửi đi trại giáo dưỡng. Tuy nhiên tôi xin rút ra một số kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh khó dạy thuộc bậc THCS như sau: */Mỗi một cán bộ giáo viên trong nhà trường nói chung: Trước hết phải xác định “nghề dạy học không có phế phẩm”, nhân cách toàn diện của nhà giáo gồm cả ba yếu tố sau đây: nắm vững các kiến thức khoa học về bộ môn, các phẩm chất đạo đức tốt để làm gương cho học sinh, các phương pháp giảng dạy, giáo dục tốt. đều có trách nhiệm giáo dục đạo đức học sinh. Trước hết phải luôn thể hiện tính sư phạm, gương mẫu trong tác phong, ngôn ngữ, cử chỉ ở mọi lúc mọi mơi. Vì xung quanh ta, trong nhà trường cũng như ngoài xã hội có biết bao cặp mắt của học sinh, phụ huynh và nhân dân nói chung, theo dõi giám sát, đánh giá, học tập theo hoặc lên án chúng ta người làm công tác giáo dục. */ Đối với giáo viên bộ môn: - Hãy bước vào lớp với nụ cười. Khi học trò chào hãy nhìn vào mắt các em để biết tâm trạng của chúng, vui thì chia vui, buồn thì động viên. - Thầy cô giáo là người gần gũi với học trò, hãy cố gắng để chúng luôn cởi mở tâm sự. Thầy vửa là thầy nhưng cũng là người bạn lớn của học sinh. -Trong tâm thế thầy cô giáo luôn nhìn về hướng tích cực cuả các em học sinh, không nên có ác cảm ban đầu với bất cứ em nào, không vì một khuyết điểm nào đó mà đánh giá bản chất một con người, không nghĩ rằng em này, em nọ “không bao giờ tiến bộ” được…Hãy thật bình tĩnh, kiềm chế, không nóng vội, không thiên vị, không bất công, hãy kiên trì và mềm mỏng khi xử lý vụ việc. - Nếu phải cân nhắc giữa hai điểm số khi cho điểm học sinh thì bạn hãy chọn điểm cao hơn. Hãy chắp cho đứa trẻ đôi cánh, hãy tin ở em hãy cho em hy vọng. */ Đối với GVCN: - Khi nhận công tác chủ nhiệm nên nắm lý lịch học sinh tên, nghề nghiệp, chỗ ở, số điện thoại của bố mẹ và có thể cả các anh chị em ruột để có thể dễ liên hệ khi cần. Liên lạc chặt chẽ với gia đình học sinh đặc biệt những học sinh khó dạy. - Trong năm học cần có kế hoạch thăm nhà học sinh để nắm sát điều kiện hoàn cảnh thực tế từng em. Đặc biệt những em có biểu hiện chưa ngoan - GVCN họp cha mẹ học sinh đầu năm yêu cầu cha mẹ học sinh tham gia đầy đủ và phổ biến cụ thể về những điều qui định đối với học sinh của Bộ Giáo Dục, nội qui của nhà trường, qui định về đồng phục, sách vở, đồ dùng học tập, thời khoá biểu.. để cha mẹ học sinh nắm theo dõi, quản lý giúp đỡ con em họ. Đồng thời giáo viên chủ nhiệm cũng cần tư vấn với phụ huynh viêc người lớn ở nhà thể hiện tính gương mẫu, quản lý giúp đỡ tạo điều kiện cho con em học tập ở nhà. GVCN lấy số điện thoại, mẫu chữ ký của phụ huynh ngay vào buổi họp đầu năm học để tránh việc học sinh giả mạo chữ ký sau này. Điều đáng lưu ý: Nếu GVCN không biết mặt cha mẹ học sinh thì học sinh khó dạy bậc THCS này sẽ thuê ông xe thồ hoặc bà bán vé số làm bố mẹ chúng khi GVCN mời bố mẹ đến gặp. - Phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn, gia đình để theo dõi và có biện pháp thích hợp, kịp thời trong việc giáo dục học sinh. - Nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn: người thầy giáo dạy hay sẽ thu hút học sinh yêu quí mình qua từng bài học (nhưng không được nói dở về môn khác, thầy cô giáo khác), tìm đọc tích luỹ những câu chuyện hay mang tính giáo dục, gương người tốt từ sách báo, đài phát thanh, truyền hình đã đưa để áp dụng liên hệ, kể chuyện trong các buổi sinh hoạt tuỳ hoàn cảnh sẽ có hiệu quả nhiều hơn là la rầy, chửi mắng hoặc phạt nặng các em. Nghĩa là thầy cô giáo nào có chuyên môn vững, có năng khiếu kể chuyện, hát, vẽ, hài hước sư phạm hoặc có chút tài vặt… thì công tác giáo dục sẽ chắc chắn đạt hiệu quả cao hơn. - Các buổi lao động GVCN cần cho học sinh hiểu ý nghĩa mục đích công việc làm và có kế hoạch phân công dụng cụ lao động cụ thể cho tổ hoặc cho từng em, từng nhóm khi được nhà trường phân việc cho lớp, theo dõi nhận xét đánh giá sau mỗi buổi lao động. GVCN không được khoán trắng cho học sinh còn GVCN không có mặt ở buổi lao động. - Tìm hiểu hoàn cảnh nguyên nhân dẫn đến học sinh khó dạy để có hướng khuyên nhủ, giúp đỡ để các em không mặc cảm, đổ lỗi hoàn cảnh mà hãy lấy đó làm động lực vươn lên. ) - Khi gặp sự việc éo le chưa có biện pháp giải quyết được thì cần hỏi thăm đồng nghiệp có kinh nghiệm hoặc ban giám hiệu để cùng tìm cách giải quyết, “không giấu dốt”. Nhưng không phải cứ việc gì của học sinh cũng đưa về ban nề nếp hoặc ban giám hiệu xử. Như thế thể hiện sự thiếu trách nhiệm, sự bất lực và sẽ đánh mất vai trò của GVCN, học sinh sẽ đánh giá khả năng sư phạm và xem thường GVCN. */ Đoàn đội: - Tổ chức sinh hoạt đều đặn nội dung sinh hoạt phong phú, lành mạnh, tích cực tổ chức các hoạt động truyền thống, trò chơi dân gian thu hút học sinh hoạt động vui chơi giải trí hữu ích. -Tổ chức sinh hoạt chi đội, Ban chỉ huy liên đội đều đặn, phân công trực tuần theo dõi việc thực hiện nề nếp của đội viên, học sinh, nhận xét đánh giá tập thể lớp, tuyên dương phê bình một số cá nhân điển hình hàng tuần dưới cờ. - Tổ chức đội thanh thiếu niên xung kích, đôi cờ đỏ theo di nề nếp cng với lớp trực tuần v cc hoạt động tập thể của đoàn đội. Nếu có trường hợp quá giới hạn hoặc không có cách giải quyết được cần xin ý kiến ban giám hiệu giúp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh- những em khó dạy ở bậc trung học cơ sở.doc
Tài liệu liên quan