Đề tài Kỹ năng thiết kế các hoạt động Đội trong trường trung học cơ sở

MỤC LỤC

Stt Nội dung Trang

1 Lời mở đầu 1

2 I. Phần mở đầu 2

3 I.1.Lý do chọn đề tài. 2

4 I.1.1 Cơ sở lý luận xuất phát từ vị trí vai trò được nghiên cứu. 2 - 3

5 I.1.2 Cơ sở thực tiễn. 3 - 4

6 I.1.3 Mục đích nghiên cứu. 5

7 I.1.4 Thời gian, địa điểm 5

8 I.1.5 Đóng góp về mặt lý luận, về mặt thực tiễn. 5 - 6

9 II. Phần nội dung. 7

10 II.1. Chương I Tổng quan 7

11 II.1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu. 7

12 II.1.2 Cơ sở lý luận 7-8

13 Kết luận chương I 9

14 II.2 Chương II Nội dung vấn đề nghiên cứu. 10

15 II.2.1 Nhiệm vụ nghiên cứu. 10

16 2.2.1. Một số yêu cầu khi thiết kế các hoạt động Đội. 10 - 11

17 2.2.2 Các bước tiến hành thiết kế hoạt động Đội. 11 -18

18 Kết luận chương II 18

19 II.3 Chương III Phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu. 19

20 II.3.1 Phương pháp nghiên cứu: 19

21 II.3.2 Kết quả nghiên cứu thực tiễn. 19

22 II.3.2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu. 19

23 II.3.2.2 Thực trạng 20 -21

24 II.3.2.3 Đánh giá thực trạng 21 -22

25 II.3.2.4 Đề xuất biện pháp. 22

26 II.3.2.5 Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề ra 22 - 24

27 Kết luận chương III 24

28 III. Phần kết luận và kiến nghị 25

29 III.1 Kết luận 25

30 III.2 Kiến nghị 25 - 26

31 IV.Tài liệu tham khảo, phụ lục 27

32 IV.1.Tài liệu tham khảo 27

32 IV.2 Phụ lục Một số bản thiết kế hoạt động Đội 28 - 38

33 V. Nhận xét của hội đồng khoa học cấp trường, phòng giáo dục và đào tạo 39 - 40

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5034 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kỹ năng thiết kế các hoạt động Đội trong trường trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng công việc là bao nhiêu. Tất cả phải được cụ thể hoá trong quá trình thiết kế. - Phải phù hợp với đối tượng giáo dục(thiếu nhi, đội viên theo từng độ tuỏi .. về khả năng, trình độ và sức khoẻ của các em, đồng thời pahỉ thể hiện màu sắc của Đội: có biểu trưng, sự vui tươi, lãng mạn, tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn các em. - Sát với yêu cầu chỉ đạo của Đoàn, Hội Đồng Đội cấp trên, đặc biệt phải phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương và nhà trường. b) Các bước tiến hành thiết kế hoạt động Đội. Bước 1. Công tác chuẩn bị. Những căn cứ để lựa chọn chủ đề thiết kế hoạt động Đội. - Chỉ thị và chủ chương của Hội Đồng Đội cấp trên. VD: Căn cứ trên kế hoạch công tác Đội và phong trào thanh thiếu nhi của Hội Đồng Đội huyện năm học 2009 -2010. - Nhiệm vụ năm học của nghành giáo dục, địa phương. VD: Chú trọng nội dung cuộc vận động “2 không” với 4 nội dung của nghành giáo dục, cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. - Nhu cầu, nguyện vọng của các em thiếu nhi. VD: Nhu cầu của các em thiếu nhi: Yêu thích cái mới, mong muốn được giao lưu, học hỏi, tự khẳng định mình..... - Những kinh nghiệm về thiết kế và thi công trước đây. VD: Các hoạt động đội đã thu được hiệu quả và chưa thu được hiệu quả cao trong năm học trước, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm. - Các ngày lễ lớn, các ngày kỷ niệm trong năm học, các ngày truyền thống của địa phương. VD: Ngày Quốc khánh 2/9, ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam 20/10, Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập Quân Đội nhân dân Việt Nam 22/12, ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3, .... - Cơ sở vật chất, kinh phí của nhà trường VD: Điều kiện thực tế của nhà trường: Hội trường nhỏ và chật, tăng âm loa máy có đảm bảo không? thiết kế hoạt động ngoài sân trường hay trong hội trường?.... Bước 2: Thiết kế nội dung, chương trình hoạt động. - Thiết kế nội dung, chương tình hoạt động Đội là một công việc rất quan trọng và có tính quyết định. Nội dung tổng hợp và nội dung của từng hoạt động cụ thể phải bám sát mục đích, yêu cầu đặt ra phải có tính khả thi cao. VD: TPT khi xây dựng một kế hoạch cần xác định rõ: Nội dung hoạt động Đội hướng vào chủ đề gì? nhằm mục đích gì? hình thức tổ chức như thế nào? các nội dung chi tiết trong từng phần là gì? - Nội dung các hoạt động phải được chia thành các công việc cụ thể, gắn với thời gian dự kiến và người chịu trách nhhệm. Phải xác định được những công việc thường xuyên, chủ yếu, trọng tâm và gắn với địa điểm cụ thể. Trong nội dung phải khẳng định được cái chung, cái riêng biệt. Ví dụ: Tổ chức hội thi “Chỉ huy Đội giỏi” khi xây dựng kế hoạch trong từng nội dung nhỏ TPT cần xác định rõ người chịu trách nhiệm chính trong công việc đó. STT Nội dung công việc Phân công 1 Trang trí khánh tiết - Tăng âm loa mic - Căng phông - Khung chữ: Hội thi “Chỉ huy Đội giỏi” Năm học 2009 - 2010. - Bục phát biểu - Lọ hoa, khăn trải bàn Đ/c Điệp, chi đoàn 2 - Kê bàn ghế đại biểu, BGK - Kê bàn ghế và dọn dẹp GVCN 9A+ HS GVCN 9B+HS 3 - Giấy mời đại biểu. - Tiếp nước đại biểu Đ/c Phong Đ/c Yên, Ngọc 4 - Thư kí bấm thời gian Đ/c Hoàng 5 - Nội dung máy chiếu các phần thi Đ/c Quang 6 - Kịch bản, tập luyện, đạo cụ, mũ cổ động, băng rôn cổ vũ cho đội tuyển. GVCN + HS các lớp 7 - Nội dung, chương trình, đáp án, biểu điểm Đ/c Phong 8 - Cơ cấu giải thưởng: 01 nhất 80.000đ 01 nhì 60.000đ 01 ba 40.000đ 04 kk 80.000đ Đ/c Ngọc chuẩn bị ( kinh phí trích từ quỹ đội). - Chương trình, kế hoạch hoạt động cần được thiết kế một cách khoa học, chi tiết, đảm bảo hiệu quả cao. Đặc biệt cần cương quyết chỉ đạo thực hịên tránh tình trạng “Đầu voi, đuôi chuột” sẽ làm các em nản, thiếu tác dụng giáo dục. * Cấu trúc một bản thiết kế được thể hiện như sau: Tên bản thiết kế. Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác cuả người thiết kế. Mục đích, yêu cầu của bản thiết kế. - Nội dung và chương trình hoạt động (Nội dung cụ thể, địa điểm, thời gian, người chịu trách nhiệm) Điều kiện cơ sở vật chất và công tác phối hợp. Phương án dự phòng. Những điểm cần chú ý. VD: kế hoạch tổ chức hội thi "chỉ huy đội giỏi" Năm học 2008 – 2009 I. Mục đích, yêu cầu - Nâng cao nhận thức, kĩ năng, tác phong chỉ huy của người chỉ huy Đội từ đó khơi dậy trong thiếu nhi niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của Đảng, Đoàn thanh niên và Đội TNTP Hồ Chí Minh. - Tạo phong trào hành động thiết thực, tích cực thi đua lập thành tích chào mừng kỉ niệm 78 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tháng thanh niên năm 2009 qua đó nâng cao chất lượng hoạt động Đội, góp phần xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh. - Rèn tính tự quản, tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỉ luật cho học sinh, kĩ năng thực hành chỉ huy Đội. II. Đối tượng tham gia. - Tất cả Ban chỉ huy các chi Đội III. Nội dung, hình thức. *. Mỗi Ban chỉ huy các chi đội phải tham dự đủ các nội dung sau: 1. Thi kỹ năng thực hành và hướng dẫn thực hành nghi thức Đội. 2. Thi năng khiếu. VI. Thời gian, địa điểm. 1. Thời gian: 01ngày ( bắt đầu từ 7h30’ ngày 24 tháng 03 năm 2009). 2. Địa điểm: Trường THCS Cát Nê. V. Ban tổ chức, ban giám khảo. 1. Ban tổ chức: 1. Đ/c Lê Văn Dần trưởng ban. 2. Đ/c Hồ Đức Điệp phó ban 3. Đ/c Phạm Điền Phong ủy viên. 2. Ban giám khảo. 1. Đ/c Nguyễn Hải Nam trưởng ban. 2. Đ/c Nguyễn Thị Mai phó ban. 3. Đ/c Nguyễn Hữu Thoan (TPT Quân Chu) ủy viên. 4. Đ/c Hoàng Bích Ngọc (TPT Văn Yên) ủy viên. 5. Đ/c Trần Thị Đức Hạnh thư kí tổng hợp VI. Thành phần tham dự Tất cả các cán bộ, giáo viên, và học sinh trong trường Các đại biểu mời: HĐĐ huyện (01); Đoàn xã (02); Ban đại diện CMHS (01). VII. Công tác chuẩn bị 1. Khánh tiết: Chi đoàn. 2. Các chi Đội chuẩn bị tập luyện các nội dung theo kế hoạch. VIII. Dự trù kinh phí. 1. Chi khánh tiết: = 100.000đ 2. Chi hỗ trợ BTC+BGK: 8 x 30.000 = 240.000đ 3. Chi hỗ trợ đại biểu: - Đoàn xã: 2 x 30.000 = 60.000đ - Ban Đại diện PHHS: 1 x 30.000 = 30.000đ - Đại biểu Hội đồng Đội huyện: 1 x 30.000 = 30.000đ 4. Chi thưởng. - 01 giải nhất x 80.000 = 80.000đ - 01 giải nhì x 60.000 = 60.000đ - 01 giải ba x 40.000 = 40.000đ - 04 giải khuyến khích x 20.000 = 80.000đ Tổng chi: 720.000đ (Bảy trăm hai mươi nghìn đồng chẵn) Cát Nê, ngày 01 tháng 03 năm 2009 duyệt củA BGH Người lập TPT Lê Văn Dần Phạm Điền Phong Bước 3: Chỉ đạo thực hiện. * Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, trưởng ban chỉ đạo là người có trách nhiệm quán xuyến toàn bộ công việc, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, tuyên dương những thành tích cũng như nhắc nhở những lệch lạc của cá nhân và tập thể Đội. Các uỷ viên phụ trách từng phần việc chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức công việc được phân công và báo cho trưởng ban để phối hợp thực hiện. VD: Hoạt động Hội trại chào mừng 26 – 3 – 2008 Chủ đề: Tiến bước lên Đoàn tôi đã lập danh sách BCH trại như sau: Ban chỉ huy trại: Đ/c Lê Văn Dần - Hiệu trưởng nhà trường- Trại trưởng (chịu trách nhiệm chung, quản lý công tác đối ngoại, điều hành chung, điều phối thực hiện theo chương trình đã định) Đ/c Phạm Điền Phong - TPT Đội - Trại phó (Trực tiếp điều hành chương trình đã định và các mặt hoạt động) Đ/c Nguyễn Thị Mai - Chủ tịch công đoàn (phụ trách đời sống chung ) Đ/c Hồ Đức Điệp - Bí thư chi đoàn.(Phụ trách hoạt động văn nghệ, hóa trang..) Đ/c Lê Huy Hoàng - ủy viên.(Phụ trách màn đồng diễn, các trò chơi thể thao, trò chơi giải trí) Đ/c Hoàng Thị Hưng - ủy viên (phụ trách về y tế) * Cần phải chỉ đạo nghiêm túc việc thực hiện nội dung, chương trình hoạt động đã thiết kế. Tuy nhiên, có thể có những phát sinh trong quá trình thực hiện vì vậy cần linh hoạt, sáng tạo để xử lý và điều chỉnh kịp thời cho phù hợp tình hình. * Trong quá trình thực hiện cần thường xuyên hội ý ban tổ chức để nắm bắt diễm biến các hoạt động, tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần để thực hiện có hiệu quả nội dung và chương trình đã đề ra. Bước 4. Tổng kết, đánh giá kết quả. Sau hoạt động, việc xem xét một cách nghiêm túc những mặt mạnh, yếu, những ưu nhược điểm của các cá nhân và các tập thể rất cần được tổng kết, rút kinh nghiệm để ban tổ chức và các em tự xem lại, đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm cho lần sau. Ngoài ra, tổng kết, đánh giá kết quả kịp thời, động viên, tuyên dương, khen thưởng cũng như nhắc nhở, phê bình cá nhân, tập thể nhằm đảm bảo thực hiện các yêu cầu của bản thiết kế, nguyên tắc chỉ đạo thực hiện các hoạt động. Tổng kết đánh giá kết quả phải khách quan, công bằng và vô tư, từ tổ chức, yêu cầu nội dung giáo dục đến hiệu quả kinh tế và các mối quan hệ của các đơn vị trong quá trình hoạt động Đội. II.2.3. Kết luận chương II Thiết kế hoạt động của Đội TNTP Hồ CHí Minh là một trong những yêu cầu quan trọng của người giáo viên TPT Đôi, Đội TNTP Hồ Chí Minh giáo dục Đội viên, tập thể đội chủ yếu thông qua các hoạt động của Đội. Chính vì vậy, chất lượng, hiệu quả giáo dục của Đội sẽ được nâng lên rất nhiều nếu người giáo viên- TPT Đội nắm vững thành thạo thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục của Đội. Để trở thành người giáo viên - TPT Đội giỏi về thiết kế và tổ chức hoạt động Đội đòi hỏi người giáo viên TPT Đội phải dày công học hỏi, đầu tư, luôn sáng tạo trong tổ chức các hoạt động Đội, đồng thời không ngừng học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ Công tác Đội, đưa các hoạt động của Đội ngày một nâng cao về chất lượng, hiệu quả giáo dục và hấp dẫn thu hút được đông đảo Đội viên tham gia. II.3. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu. II.3.1. Phương pháp nghiên cứu: - áp dụng phương pháp đọc tài liệu để nghiên cứu về kỹ năng thiết kế các hoạt động Đội. - Nghiên cứu tìm hiểu cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động Đội. - Phương pháp điều tra qua phiếu, lập bảng, biểu thống kê. - Quan sát để tìm hiểu thực tế học sinh. - Thực nghiệm các bản thiết kế qua các hoạt động đội triển khai trong năm học. II.3.2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn. a) Thực trạng Trong những năm gần đây, hoạt động Đội ở Liên Đội trường trung học cơ sở đã thường xuyên được duy trì và có nhiều đổi mới theo từng năm học vì vậy đã dần thu hút được đông đảo các em đội viên tham gia một cách nhiệt tình, hào hứng. Tuy nhiên bên cạnh những hoạt động thành công và đem lại hiệu quả cao, nhiều hoạt động Đội của Liên đội còn chưa thật sự đảm bảo về nội dung cũng như cách thức tổ chức. Đặc biệt các hoạt động nhỏ và chưa theo các chủ điểm lớn còn thiếu sự đầu tư về thời gian và chỉ đạo. Muốn một hoạt động thành công trước hết người giáo viên TPT phải có kỹ năng thiết kế chi tiết các hoạt động đó. Phiếu điều tra mức độ thích/ không thích tham gia các hoạt động của học sinh trong năm học 2008-2009 stt Tên hoạt động Đánh giá bản thiết kế hoạt động(TPT) Số ĐV tham gia Thích tham gia Không thích tham gia Bình thường Ghi chú 1 Diễn đàn về quyền trẻ em Khá 189 150 19 20 2 Hoạt động ngày 22/12 Khá 189 145 30 14 3 Hội thi "chỉ huy Đội giỏi" Tốt 189 170 10 9 4 Đồng diễn thể dục TBình 189 100 78 11 Như vậy nhìn vào phiếu điều tra cho thấy kỹ năng thiết kế các hoạt động Đội của giáo viên TPT tỷ lệ thuận với mức độ yêu thích tham gia các hoạt động của đội viên. b) Đánh giá thực trạng Từ thực tế trên tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc thiết kế các hoạt động Đội phù hợp với đặc điểm riêng biệt của Liên Đội mình, đồng thời dựa trên mặt bằng kiến thức chung của các em đội viên trong toàn huyện lấy đó làm mục tiêu xây dựng các hoạt động phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm tâm lý, lứa tuổi và nhiệm vụ năm học của trường, địa phương. Việc yêu thích hay không yêu thích tham gia một số hoạt động của các em đội viên cũng có nhiều nguyên nhân: + Thứ nhất: Do kế hoạch đưa ra qúa gấp rút, thời gian để các em chuẩn bị cho hoạt động không nhiều dẫn đến kết quả không cao. + Thứ hai: Nhiều kế hoạch chồng chéo, giáo viên chủ nhiệm thiếu sự quan tâm, đôn đốc và hướng dẫn các em trong các hoạt động. + Thứ ba: Hoạt động bị trùng lặp, nội dung chưa được đổi mới và chưa bám sát với nhu cầu của các em. + Thứ tư: Cơ sở vật chất chưa đảm bảo cho hoạt động, tăng âm, loa máy trục trặc ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. + Thứ năm: Nhiều em đội viên ý thức tập thể chưa cao, còn chưa đoàn kết với các bạn trong các hoạt động. + Thứ sáu: Hoạt động đưa ra còn chung chung, thiếu định hướng cụ thể, TPT thiếu đôn đốc và kiểm tra ... c) Đề xuất biện pháp. Muốn các hoạt động Đội thành công và thu hút các em đội viên tham gia người giáo viên TPT phải có kỹ năng thiết kế cách hoạt động phù hợp với tình hình thực tế và đặc điểm riêng của Liên Đội mình. Đối với liên đội THCS cần có những biện pháp sau: Một là: TPT cần nắm vững kế hoạch công tác Đội của năm học, nhiệm vụ năm học của nhà trường, các hoạt động lớn trong năm. Hai là: TPT phải không ngừng học hỏi và trau dồi chuyên môn, kiến thức đội nắm vững đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em đội viên. Ba là: Kế hoạch phải chi tiết, cụ thể, khoa học... cần tham khảo ý kiến đóng góp của ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm để xây dựng hoạt động phù hợp. Bốn là: Xác định hoạt động nào là trọng tâm trong năm học, hoạt động nào cần được đổi mới và đầu tư về thời gian, kinh phí. Năm là: TPT cần huy động được sức mạnh tổng lực của các thành viên trong nhà trường tham gia hỗ trợ các hoạt động như chi đoàn, BGH, giáo viên TD, các anh chị phụ trách các chi đội. Sáu là: các hoạt động đội phải mang màu sắc đội, bám sát vào chương trình rèn luyện đội viên và các yêu cầu giáo dục đội viên. Mỗi hoạt động đều phải có tính giáo dục cao, hình thành ở các em những nhận thức và hành động đúng đắn. d) Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề ra Sau 1 năm thực hiện đề tài đựơc sự quan tâm của Hội đồng đội huyện Đại Từ, Phòng giáo dục, ban giám hiệu nhà trường kỹ năng thiết kế cách hoạt động của tôi đã được nâng lên rõ rệt. Các hoạt động Đội của Liên Đội đã khắc phục được một số những tồn tại và hạn chế, thật sự phát huy được hiệu quả giáo dục đối với các em đội viên. Đó là: - Các em học sinh rất hứng thú với các hoạt động Đội, các hoạt động ngoại khoá và yêu thích các hoạt động này. - Từ những rụt rè, e ngại khi tham gia các hoạt động tập thể nhiều em đã trở nên tự tin, mạnh dạn hơn và trở thành những hạt nhân văn nghệ, kịch, các họat động phong trào của nhà trường. - Việc tham gia các hoạt động Đội không còn là sự bắt buộc mà các em đã chủ động, tự giác và sáng tạo đưa ra nhiều ý tưởng hay trong quá trình tham gia thực hiện. - Nhiều em học sinh qua các hoạt động Đội đã có tác phong vững vàng, có ý thức rèn luyện đạo đức bản thân.Vững vàng trong cách xử lý các tình huống có liên quan tới đạo đức, pháp luật. Tới 95% các em học sinh yêu thích và tham gia tích cực các hoạt động Đội là những em học sinh học tập tốt ,có ý thức rèn luyện đạo đức và là những cán bộ lớp gương mẫu. Như vậy có thể xác nhận Kỹ năng thiết kế các hoạt động đội là một năng lực không thể thiếu được đối với người giáo viên TPT đội. Tôi nhận thấy đề tài này áp dụng ở Liên Đội vùng sâu xa như chúng tôi là phù hợp, hiệu quả và có thể áp dụng trong các năm học tiếp theo cho chính các hoạt động Đội dành cho đội viên của Liên Đội và các Liên Đội trường THCS khác. II.3.3. Kết luận chương III Kỹ năng thiết kế hoạt động Đội là một yêu cầu tất yếu đối với người TPT Đội. Một hoạt động Đội nếu được thiết kế chi tiết chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao. Từ thực tế của nhà trường, tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu, trau dồi kỹ năng nghiệp vụ, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao kỹ năng thiết kế các hoạt động. Nhiều hoạt động đội trong năm học vừa qua đã bám sát với đặc thù riêng của nhà trường như tổ chức hội trại với các nội dung thi thể thao dân tộc, làm bánh dân tộc và đồ khéo tay dân tộc được các em đội viên hào hứng tham gia, đồng thời giáo dục được cho các em ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc mình. Nhiều em đội viên đã hoà đồng hơn trong tập thể và phát huy được vai trò của mình. III. Kết luận - kiến nghị III.1 Kết luận Trải qua quá trình nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu lý luận chung về kỹ năng thiết kế các hoạt động Đội tại Liên Đội, nghiên cứu lựa chọn các giải pháp tiến hành đề tài, hoàn thành từng nhiệm vụ nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng và tôi đã thành công trong việc áp dụng đề tài này vào đối tượng học sinh tại trường tôi. Với các bài học kinh nghiệm đã nêu ở phần trên tôi cho rằng để nâng cao chất lượng các hoạt động Đội còn gặp không ít khó khăn. Vì muốn có một hoạt động Đội thành công và hiệu quả cần phải cộng gộp đủ rất nhiều yếu tố, từ việc xây dựng nội dung kế hoạch, tới nhân lực và kinh phí cho một hoạt động ngoại khoá. Đặc biệt mỗi Liên Đội lại có một thế mạnh khác nhau. Tuy nhiên điều cần thiết đầu tiên theo tôi đó là sự tâm huyết, sáng tạo của người tổng phụ trách, thái độ ham học hỏi và biết linh hoạt vận dụng phù hợp với điều kiện trường mình. Nhưng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự đầu tư và chỉ đạo sát sao của Phòng GD - ĐT, Hội đồng đội tỉnh, huyện, Ban giám hiệu nhà trường sẽ tạo những thuận lợi để cho các hoạt động ngoại khoá ngày càng được đầu tư và đổi mới, nâng cao chất lượng. III.2. Kiến nghị - Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động ngoại khoá như sân chơi, hội trường, tăng âm, loa míc, máy chiếu. - Trang bị những tài liệu về công tác Đội, những hoạt động phong trào, tổ chức thường xuyên các buổi trao đổi kinh nghiệm giữa các Liên Đội. - Có cán bộ tổng phụ trách chuyên trách cho các trường học. Trên đây là một số ý kiến của tôi rút ra sau khi thực hiện đề tài, chắc chắn đề tài còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các đồng chí, đồng nghiệp, của Hội đồng đội huyện, Phòng giáo dục để đề tài được hoàn thiện và áp dụng có hiệu quả hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Cát Nê, tháng 2 năm 2010. Người viết Phạm Điền Phong IV. Tài liệu tham khảo, phụ lục IV.1. Danh mục tài liệu tham khảo Stt Tên tác giả Tên tài liệu Nhà xuất bản 1 Nhóm tác giả Sổ tay phụ trách Đội NXB Trẻ 2 Trần Thời Chuyên hiệu, kỹ năng NXB Trẻ 3 Trần Quang Đức Phương pháp thực hành nghi thức, nghi lễ Đội TNTP Hồ Chí Minh NXB Thanh niên 4 Ban tổ chức trại huấn luyện cán bộ Đoàn Tài liệu nghiệp vụ trại huấn luyện cán bộ đoàn NXB Thanh niên 5 Nhóm tác giả SGK hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 6,7,8,9 NXB giáo dục 6 Phòng GD Đại Từ Nhiệm vụ năm học 7 Học viện thanh thiếu nhi TW Băng đĩa hình Nghi thức Đội 8 HĐĐ huyệnĐại Từ Chương trình công tác Đội và phong trào TTN năm học 2009-2010 9. Nhóm tác giả Sổ tay phụ trách Đội HĐĐ TW IV.2. Phụ lục Một số bản thiết kế hoạt động Đội đội tntp hồ chí minh cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam liên đội thcs cát nê độc lập - tự do - hạnh phúc kế hoạch tổ chức hội trại "tiến bước lên đoàn" I. Mục đích, yêu cầu - Nâng cao nhận thức và khơi dậy trong thiếu nhi niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của Đảng, Đoàn thanh niên và Đội TNTP Hồ Chí Minh. - Tạo phong trào hành động thiết thực, tích cực thi đua lập thành tích chào mừng kỉ niệm 77 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tháng thanh niên năm 2008 qua đó năng cao chất lượng hoạt động Đội, góp phần xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh. - Rèn tính tự quản, tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỉ luật cho học sinh, kĩ năng thực hành với trại. II. Đối tượng tham gia. - Tất cả cán bộ, giáo viên và học sinh trong trường. III. Nội dung, hình thức. 1. Thi văn nghệ giữa các chi đội: Mỗi chi đội tham gia ít nhất 02 tiết mục văn nghệ trong đó có ít nhất 01 tiết mục múa. 2. Thi diễu hành. 3. Thi trình diễn thời trang theo chủ đề: " Moden 2010" - Trang phục do học sinh tự thiết kế (có thể bằng giấy, báo, lá cây...), tạo được tiếng cười cho người xem. - Mỗi chi đội phải có ít nhất 02 kiểu dáng trang phục khác nhau. - Có ít nhất 02 hs cùng tham gia trình diễn cho mỗi kiểu tranng phục. - Mỗi phần trình diễn phải có lời bình (lời giới thiệu sản phẩm). - Thời gian cho phần thi của mỗi chi đội không quá 05 phút. 4. Thi trại sáng tạo. 5. Một số trò chơi hoạt động trong ngày trại. VI. Thời gian, địa điểm. 1. Thời gian: - Thi văn nghệ: 14h chiều ngày 21 tháng 03 năm 2008. - Tổ chức cắm trại: ngày 25 tháng 03 năm 2008. 2. Địa điểm: Sân trường THCS Cát Nê. V. Ban tổ chức, ban giám khảo. 1. Ban tổ chức: 1/ Đ/c Lê Văn Dần: trưởng ban. 3/ Đ/c Hồ Đức Điệp: phó ban 2/ Đ/c Phạm Điền Phong: ủy viên. 2. Ban giám khảo. 1/ Đ/c Hồ Đức Điệp: trưởng ban. 2/ Đ/c Nguyễn Duy Quang: phó ban. 3/ Đ/c Trần Nhật Thăng: ủy viên. 4/ Đ/c Nguyễn Thị Mai: ủy viên. 5/ Đ/c Nguyễn Thị Yên: ủy viên - thư kí tổng hợp. 3. Ban chỉ huy trại: 1. Đ/c Lê Văn Dần - Hiệu trưởng nhà trường- Trại trưởng (chịu trách nhiệm chung, quản lý công tác đối ngoại, điều hành chung, điều phối thực hiện theo chương trình đã định) 2. Đ/c Phạm Điền Phong - TPT Đội - Trại phó (Trực tiếp điều hành chương trình đã định và các mặt hoạt động) 3. Đ/c Nguyễn Thị Mai - Chủ tịch công đoàn (phụ trách đời sống chung ) 4. Đ/c Hồ Đức Điệp - Bí thư chi đoàn.(Phụ trách hoạt động văn nghệ, hóa trang..) 5. Đ/c Lê Huy Hoàng - ủy viên.(Phụ trách màn đồng diễn, các trò chơi thể thao, trò chơi giải trí) 6. Đ/c Hoàng Thị Hưng - ủy viên (phụ trách về y tế) VI. Phân công công việc. 1. Khánh tiết: Chi đoàn. 2. Phụ trách bài TD nhịp điệu: Hoàng, Phong, Ngọc 3. Đón tiếp đại biểu: đ/c Mai, Yên 4. Chè, nước: đ/c Hà, Huân. 5. Phụ trách trò chơi: đ/c Hoàng, Phong 6. Các đ/c giáo viên còn lại (không phải là giáo viên chủ nhiệm) sẽ được phân công hỗ trợ các trại (có danh sách thông báo sau). VII. Dự trù kinh phí. 1. Chi khánh tiết: = 100.000đ 2. Chi hỗ trợ BTC+BGK: 8 x 20.000 = 160.000đ 3. Chi hỗ trợ đại biểu: - Đoàn xã: 2 x 20.000 = 40.000đ - Đảng ủy, UBND : 4 x 20.000 = 80.000đ - Ban TT Hội PHHS: 3 x 20.000 = 60.000đ - Công an, y tế: 2 x 20.000 = 40.000đ - Đại biểu Hội đồng Đội huyện: 1 x 20.000 = 20.000đ 4. Hỗ trợ các trại: 8 x 20.000 = 160.000đ 5. Hỗ trợ GVCN và GV giúp các trại: 12 x 20.000 = 240.000đ. 6. Hỗ trợ đại biểu nói chuyện truyền thống: 1 x 30.000 = 30.000đ. 7. Hỗ trợ phục vụ 2 x 20.000 = 40.000đ 7. Chi thưởng. * Văn nghệ: - 01 giải nhất x 20.000 = 20.000đ - 01 giải nhì x 15.000 = 15.000đ - 01 giải ba x 10.000 = 10.000đ * Diễu hành: - 01 giải nhất x 20.000 = 20.000đ - 01 giải nhì x 15.000 = 15.000đ - 01 giải ba x 10.000 = 10.000đ * Thi hóa trang: - 01 giải nhất x 20.000 = 20.000đ - 01 giải nhì x 15.000 = 15.000đ - 01 giải ba x 10.000 = 10.000đ * Trại sáng tạo: - 01 giải nhất x 40.000 = 40.000đ - 01 giải nhì x 35.000 = 35.000đ - 01 giải ba x 30.000 = 30.000đ - 05 giải khuyến khích x 20.000 = 100.000đ * Trò chơi. - Kéo co = 40.000đ - Bịt mắt đánh trống = 30.000đ Tổng chi: 1.380.000đ (Một triệu ba trăm tám mươi nghìn đồng chẵn) VIII. Kế hoạch hoạt động ngày trại Stt Thời gian nội dung công việc người thực hiện ghi chú 1 6h30 Dựng trại GVCN + các chi đội 2 7h30 Viếng nghĩa trang liệt sỹ Ban TT + BCH Liên đội 3 7h30-8h Đón đại biểu Mai + Yên 4 8h30 Diễu hành Các chi đội 5 9h Chào cờ Đội nghi lễ của Liên đội 6 9h05 Khai mạc hội trại Đ/c Dần Văn nghệ chào mừng Các chi đội có tiết được chọn Nói chuyện truyền thống Đại diện Đoàn cấp trên Đại biểu phát biểu Đồng diễn TD nhịp điệu + múa tập thể phụ trách:Hoàng, Phong thực hiện: các chi đội 7 11h30 Nghỉ trưa 8 13h30 Tập trung, trò chơi khởi động Phong 9 13h45 Thi hóa trang các chi đội 10 15h Chấm trại BGK 11 16h Tổ chức trò chơi Đ/c Hoàng, Phong 12 16h30 Tổng kết, trao giải Đ/c Phong, Dần 13 17h Rỡ trại, thu dọn, vệ sinh Các chi đội đội tntp hồ chí minh liên đội thcs cát nê điều lệ hội trại "tiến bước lên đoàn" 1. Phần thi văn nghệ. - Thể loại: Múa, đơn ca, song ca và tốp ca (từ 5 - 10 học sinh) - Mỗi chi đội phải tham gia hai tiết mục văn nghệ với chủ đề về Đảng, Đoàn thanh niên và Đội TNTP Hồ Chí Minh, trong đó có ít nhất một tiết mục múa. - Trang phục gọn gàng, phù hợp với tiết mục tham gia dự thi. (không mặc quần áo quá hở hang) 2. Thi diễu hành. - Số lượng: Mỗi chi đội chỉ để lại 2 học sinh ở lại trông trại và trang trí trại. - Trang phục: áo trắng, quần tối màu (áo cho trong quần), đeo khăn quàng đỏ hoặc huy hiệu (đối với Đoàn viên), đội mũ ca lô, đi dầy hoặc dép có quai. - Mỗi chi đội có 01 cờ tổ quốc (cán dài 2,5m), 01 biển tên chi đội. 3. Thi trình diễn thời trang. - Chủ đề: "Moden 2010" - Trang phục do học sinh tự thiết kế (có thể bằng giấy, báo, lá cây...) nhưng không được quá hở hang hay không phù hợp với tư cách người đội viên, chủ yếu nhằm mục đích tạo được tiếng cười cho người xem. - Mỗi chi đội phải có ít nhất 02 kiểu dáng trang phục khác nhau. - Có ít nhất 02 học sinh cùng tham gia trình diễn cho mỗi kiểu trang phục. - Mỗi màn trình diễn phải có lời bình cho sản phẩm của chi đội mình. - Thời gian cho phần trình diễn của mỗi chi đội không quá 05 phút. 4. Thi trại sáng tạo. - Mỗi lớp phải có 1 trại tham gia dự thi trong ngày trại. * Yêu cầu đối với mỗi trại: - Có cổng trào cao 2m, rộng 1m; có 01 cột cờ cao 4m trở lên; 1 công trình văn hóa, TDTT tự làm phù hợp với thực tế địa phương và lứa tuổi thiếu niên đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKỹ năng thiết kế các hoạt động Đội trong trường trung học cơ sở.doc
Tài liệu liên quan