MỤC LỤC
-------
Tóm tắt i
Danh mục hình ii
Danh mục bảng iii
Danh mục biểu đồiv
Danh mục chữviết tắt v
CHƯƠNG 1 GIỚI THỆU CHUNG 1
1.1. Lí do chọn đềtài 5
1.2. Mục tiêu, phương pháp và phạm vi nghiên cứu 6
1.3. Kết cấu đềtài nghiên cứu 7
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu 8
Tóm tắt 8
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀNGÂN HÀNG 9
2.1. Giới thiệu sơlược vềNgân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 9
2.1.1. Lịch sửhình thành 9
2.1.2. Giới thiệu sơlược vềchi nhánh An Giang 10
2.1.3. Sơ đồcơcấu tổchức của Ngân Hàng Sacombank – An Giang và chức năng của
phòng tín dụng cá nhân 11
2.1.4. Sơlược một sốsản phẩm cho vay của ngân hàng 13
2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tín dụng. 14
2.2.1. Thuận lợi 14
2.2.2. Khó khăn 14
2.2.3.Quy trình cấp tín dụng chung và quy trình cấp tín dụng của sản phẩm góp chợ
tiểu thương 14
CHƯƠNG 3 CƠSỞLÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 19
3.1. Các khái niệm cơbản 19
3.1.1. Marketing là gì? 19
3.1.2. Kếhoạch Marketing 19
3.1.3. Thịtrường 21
3.1.4. Sản phẩm 23
3.1.6. Phân phối 24
3.1.7. Chiêu thị 24
3.2. Phân tích SWOT 25
3.3. Vai trò của Marketing trong ngân hàng 26
3.3.1. Vai trò của Marketing 26
3.3.2. Chức năng của Marketing 26
3.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing 27
3.3.4. Sựcần thiết của hoạt động Marketing 28
3.4. Chiến lược 4P 28
3.4.1. Chiến lược sản phẩm ( Product ) 28
3.4.2. Chiến lược giá ( Price ) 29
3.4.4. Chiến lược chiêu thị 30
Tóm tắt 30
CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
4.1. Thiết kếnghiên cứu 31
4.1.1. Phương pháp nghiên cứu 31
4.1.2. Qui trình nghiên cứu 32
4.2. Xây dựng thang đo 35
4.2.1. Thang đo biểu danh 35
4.2.2. Thang đo thứtự 35
4.2.3. Thang đo xếp hạng thứtự 36
4.2.4. Thang đo Likert 36
4.3. Đánh giá sơbộthang đo 36
4.4. Mẫu nghiên cứu 36
4.5. Sơ đồGantt 37
CHƯƠNG 5 KẾT QUẢNGHIÊN CỨU 38
5.1. Thịtrường 38
5.2. Khách hàng 39
5.3. Các hình thức Marketing 40
CHƯƠNG 6 KẾHOẠCH MARKETING 42
6.1. Tóm tắt hoạt động Marketing của kếhoạch 42
6.2.1. Phân tích môi trường marketing bên ngoài 42
6.2.2. Phân tích môi trường Marketing bên trong 45
6.2.3. Tình hình hoạt động Marketing của sản phẩm góp chợtiểu thương 49
6.3. Phân tích SWOT 50
6.4. Kếhoạch Marketing 51
6.4.1. Mục tiêu của kếhoạch 51
6.4.2. Chiến lược Marketing 52
6.5. Dựtoán ngân sách 53
6.6. Đánh giá mức độhoàn thành mục tiêu Marketing 53
6.7. Tiến độthực hiện 54
CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ56
7.1. Kết luận 57
7.2. Kiến nghị 57
7.3. Giải pháp thực hiện 58
7.4. Hạn chếcủa đềtài 60
Tài liệu tham khảo 57
Phụlục 57
Phụlục 1 57
Phụlục 2 59
Phụlục 3 62
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4434 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lập kế hoạch Marketing sản phẩm cho vay tiểu thương tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh An Giang giai đoạnn 2008 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u thông qua các hình thức quảng cáo, khuyến mãi, chiêu thị, giao tiếp và hỗ
trợ, chẳng hạn như: gửi lãi suất tiết kiệm có thưởng vào các ngày đặc biệt như 8/3, ngày
nhà giáo Việt Nam (20/11), ngày lễ 30/04, 1/5 vào các dịp tết …Hoăc cho vay ưu đãi cho
các đối tượng khách hàng đã từng vay của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.
Tóm tắt
Trong chương này đã đề cập Marketing ngân hàng? Nó là toàn bộ quá trình tổ chức và quản
lý từ việc phát hiện nhu cầu của khách hàng đã chọn và thỏa mãn nhu cầu bằng hệ thống
chính sách, biện pháp có hiệu quả cao hơn đối thủ cạnh tranh nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận.
Và ngày nay Marketing chiếm một vị trí khá quan trọng trong nhiều lĩnh vực, giữ một vai
trò và chức năng không nhỏ đối với lĩnh vực kinh doanh nói chung và ngân hàng nói riêng.
Vì thế, việc xây dựng hệ thống Marketing hoàn chỉnh sẽ góp phần tạo hình ảnh và tên tuổi
của ngân hàng, bằng cách định hướng tốt thị trường hoạt động, lựa chọn đúng nơi cần phát
triển, định vị thành công thị trường mục tiêu cũng như đối tượng khách hàng để phục vụ.
Đó là các yếu tố khi tiến hành lập kế hoạch cần quan tâm, bên cạnh đó các yếu tố như sản
phẩm, giá cả, phân phối và chiêu thị cũng cần quan tâm, từ đó đưa ra những chiến lược về
sản phẩm, chiến lược về giá cả, chiến lược về phân phối và chiến lược về khuyếch trương –
giao tiếp.
Chính vì thế, kế hoạch Marketing là một trong những bước cần phải có sự đầu tư nhiều
kinh phí để tạo được những khác biệt và thực hiện thành công mục tiêu chiến lược của ngân
hàng trong thời đại mới. Trong đó, việc xây dựng chiến lược sản phẩm, giá cả, phân phối
và chiêu thị được chú trọng và tiến hành cùng lúc trong xây dựng chiến lược của ngân
hàng. Từ đó, thấy được vai trò của Marketing trong ngân hàng như thế nào? Chức năng
Marketing trong mỗi sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Nhờ những kiến thức đó có thể hình
dung sơ bộ về việc xây dựng kế hoạch Marketing cần phải tìm hiểu những gì?
Lập kế hoạch Marketing sản phẩm cho vay tiểu thương tại ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín – chi nhánh An Giang giai đoạn 2008 – 2010.
Giảng Viên Hướng Dẫn: Ths.Nguyễn Ngọc Thiên Tâm 31
CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3 đã trình bày cơ sở lý luận về việc Marketing trong ngân hàng. Còn ở chương 4
này nhằm mục đích giới thiệu phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài nghiên
cứu, cách công cụ dùng trong phân tích những vấn đề liên quan trong sản phẩm đã chọn:
góp chợ tiểu thương. Kế tiếp theo đó là trình bày thang đo, mẫu nghiên cứu và công cụ tiến
hành phân tích kết quả ngiên cứu.
4.1. Thiết kế nghiên cứu
4.1.1. Phương pháp nghiên cứu
Trong lĩnh vực ngân hàng là một ngành mang tính riêng biệt là kinh doanh tài chính nên khi
nghiên cứu cần phải quan tâm đến yếu tố này trong vấn đề nghiên cứu, việc nghiên cứu sẽ
được thực hiện theo hai bước như đã trình bày ở chương 1:
Bảng 4.1 Tiến độ thực hiện các bước nghiên cứu
Bước Dạng Phương pháp Kỹ thuật Mẫu
Thời
gian
Địa
điểm
1 Nghiên cứu sơ bộ Định tính Thảo luận tay đôi 5 3 ngày
Long
Xuyên
2 Nghiên cứu chính thức Định lượng
Phỏng vấn trực tiếp
và xử lý số liệu,
phân tích dữ liệu
200
Từ
11/04
đến
15/04
Long
Xuyên
Nghiên cứu sơ bộ
Việc nghiên cứu sơ bộ được xây dựng trên sự thảo luận nhóm (xem phụ lục 1) tập trung
dựa vào chuyên môn của các nhân viên ngân hàng, với mục tiêu là tìm hiểu các vấn đề cần
thiết mà các khách hàng của sản phẩm góp chợ tiểu thương đang quan tâm để thiết kế bảng
câu hỏi, chẳng hạn như: sản phẩm góp chợ được hình thành từ khi nào, có những khâu gì
khi tiến hành thẩm định, làm thế nào đối tượng khách hàng vay được tại ngân hàng …
Trong thời gian thực tập tại ngân hàng, tìm hiểu sự hoạt động của phòng tín dụng như thế
nào? Từ đó tìm hiểu về những quy trình cho vay bằng cách trao đổi với các cán bộ tín dụng,
trao đổi này được cán bộ tín dụng quản lý về sản phẩm góp chợ tiểu thương hướng dẫn.
Mẫu nghiên cứu trao đổi thảo luận gồm 5, trong đó 3 người quản lý mảng góp chợ tiểu
thương, 2 khách hàng biết và vay của sản phẩm góp chợ tiểu thương.
Sau đó, tiến hành lập bảng câu hỏi kết hợp với sự hướng dẫn của cán bộ tín dụng hoạt
động sản phẩm này. Kết quả thu được từ phỏng vấn sẽ được ghi nhận, tổng hợp làm cơ sở
cho việc thiết kế lập bảng câu hỏi chính thức. Cuối cùng phát hành và hiệu chỉnh lần cuối
trước khi phát hành bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức.
Lập kế hoạch Marketing sản phẩm cho vay tiểu thương tại ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín – chi nhánh An Giang giai đoạn 2008 – 2010.
Giảng Viên Hướng Dẫn: Ths.Nguyễn Ngọc Thiên Tâm 32
Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng, với cách thu thập dữ liệu là phỏng vấn
trực tiếp qua bảng câu hỏi chính thức (xem phụ lục 2), với n = 200. Với thị trường thực
hiện sẽ được tiến hành tại các chợ trên địa bàn thành phố Long Xuyên (kể cả chợ các liên
hệ với ngân hàng và chợ chưa có hoạt động với ngân hàng). Việc thu thập dữ liệu trực tiếp
sẽ được tiến hành với số lượng của 3 người cùng nhau chia đi phỏng vấn để lấy số liệu
chính xác và trong thời gian là 3 ngày (trong đó có sự giúp đỡ của cán bộ tín dụng trong
lĩnh vực). Dữ liệu thu thập được xử lý bằng SPSS 11.5 và phầm mềm Excel.
4.1.2. Qui trình nghiên cứu
Qui trình nghiên cứu sản phẩm góp chợ tiểu thương được tiến hành thông qua 5 bước chính
của vấn đề:
Bước 1: Xây dựng thang đo
Để nghiên cứu thành công và độ chính xác cao đều đầu tiên phải xây dựng những công cụ
nào sử dụng trong nghiên cứu, cùng với sự chọn lựa phù hợp sản phẩm góp chợ, tạo sự
thuận tiện cho quá trình nghiên cứu. Thang đo được lấy dựa vào cơ sở lý luận về những yếu
tố có tác động đến việc lập kế hoạch Marketing: thị trường mục tiêu, phân phúc thị trường,
định vị sản phẩm, từ đó đo lường vai trò và chức năng của Marketing vào các yếu tố khác
như: sản phẩm, giá cả, phân phối và khuyếch trương – giao tiếp.
Bước 2: Nghiên cứu định tính
Việc thảo luận trực tiếp với cán bộ tín dụng đề cập đến vấn đề nghiên cứu sẽ sử dụng thang
đo: biểu danh, thứ tự, xếp hạng thứ tự và Likert để đánh giá thái độ của khách hàng, tìm sự
khó khăn cũng như những thuận lợi của sản phẩm khi đi vào hoạt động. Các thang đo này
đánh giá được kết quả nghiên cứu với những gì sẽ thực hiện rồi tiến hành điều chỉnh để
nghiên cứu sơ bộ sản phẩm.
Bước 3: Nghiên cứu định lượng
Sau khi thảo luận thì bước tiếp theo là hiệu chỉnh bảng câu hỏi hoàn chỉnh và tiến hành
phỏng vấn thử các đối tượng khách hàng, sau đó phỏng vấn chính thức và trực tiếp trong
thời gian 3 ngày (bắt đầu 10/04/2008 đến 13/04/2008), với n = 200 mẫu, thang đo sử dụng
trong nghiên cứu này là thang đo: biểu danh, thứ tự, xếp hạng thứ tự và Likert với các xử lý
bằng phần mềm chuyên dùng SPSS 11.5 và Excel.
Bước 4: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đánh giá kết quả nghiên cứu
Khi nghiên cứu việc lập kế hoạch Marketing thì việc phân tích để thấy những điểm mạnh
và điểm hạn chế của sản phẩm sẽ giúp cho nhà nghiên cứu thấy được và tiến hành so sánh
và đưa ra những cái tốt và giảm chi phí hơn cái cũ của sản phẩm. Các yếu tố phân tích là
yếu tố bên trong, và yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sản phẩm góp chợ tiểu thương. Cuối
cùng từ việc nghiên cứu vấn đề bằng cách thu nhập số liệu sơ cấp sẽ thấy được sản phẩm
trong thực tế hoạt động.
Bước 5: Lập kế hoạch Marketing
Từ những kết quả nghiên cứu sẽ tiến hành tạo sự khác lạ của sản phẩm trong thị trường
mục tiêu xây dựng, đến đối tượng khách hàng phân khúc theo tiêu chí của nghiên cứu
Lập kế hoạch Marketing sản phẩm cho vay tiểu thương tại ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín – chi nhánh An Giang giai đoạn 2008 – 2010.
Giảng Viên Hướng Dẫn: Ths.Nguyễn Ngọc Thiên Tâm 33
Marketing. Trong đó, các yếu tố về sản phẩm, giá cả, phân phối và khuyếch trương – giao
tiếp được xây dựng thành chiến lược
Biểu đồ 4.1 Qui trình nghiên cứu
4.1.3. Mô hình nghiên cứu
Việc xây dựng kế hoạch cho sản phẩm cho của ngân hàng dạng nghiên cứu mang tính đặc
biệt, do đây là sản phẩm dịch vụ kinh doanh tài chính nên khi nghiên cứu có sự khác biệt
với việc lập kế hoạch cho các sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng có nét chung
trong nghiên cứu Marketing về cách thức thực hiện.
Kế hoạch Marketing là một bảng chỉ dẫn chi tiết những nội dung và phạm vi các hoạt động
Marketing. Nội dung chủ yếu của một kế hoạch bao gồm nhiệm vụ, mục tiêu, phân tích tình
huống, sự phát triển các cơ hội, thị trường mục tiêu, các chương trình Marketing, ngân
sách, thời gian thực hiện.
Để thấy được việc xây dựng kế hoạch sản phẩm của ngân hàng chuyên kinh doanh các sản
phẩm đặc thù, mang tính khác biệt được lập theo mô hình nghiên cứu sau:
Dựa trên cơ sở lý
luận định thang
đo sẽ nghiên cứu
Nghiên cứu định
tính thông qua
mẫu n = 3
Phân tích và đánh giá các yếu tố
thu thập được
Lập kế hoạch Marketing
Nghiên cứu định lượng với mẫu n =
200 mẫu với cách thực hiện phỏng
vấn trực tiếp
Lập bảng câu hỏi
qua các thông tin
thu thập
Phỏng
vấn thử
Hiệu
chỉnh
Đồng ý
Làm sạch
số liệu
Lập kế hoạch Marketing sản phẩm cho vay tiểu thương tại ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín – chi nhánh An Giang giai đoạn 2008 – 2010.
Giảng Viên Hướng Dẫn: Ths.Nguyễn Ngọc Thiên Tâm 34
Biểu đồ 4.2 Mô hình nghiên cứu kế hoạch Marketing
Các phần cơ bản trong hình 4.2 thể hiện nên kế hoạch Marketing, mỗi phần thể hiện những
nét riêng, đó là những cơ sở để xác định kế hoạch, từ đó lập nên một kế hoạch mang tính
khách quan và chặt chẽ hơn khi xây dựng những chiến lược: sản phẩm, giá, phân phối và
chiêu thị sẽ thực hiện. Mô hình đóng vai trò đưa cho nhà lập kế hoạch có thể hoạch định
những phướng đi thích hợp dựa vào những yếu tố được xác định trong giai đoạn xây dựng.
Trong đó, mỗi bước được thực hiện trải dài từ trên xuống trong một khuôn mẫu nhất định
khi nghiên cứu, phần đầu trình bày khái quát, ngắn gọn mục tiêu và đề nghị của kế hoạch
để nhà quản trị nắm bắt những vấn đề nổi trội, phần hai đánh giá và phân tích tình hình
Makeritng của ngân hàng trên thị trường để trê cơ sở đó mà thấy được những nguy cơ chủ
yếu và khả năng của ngân hàng. Xác định nguy cơ và khản năng là giai đoạn phức tạp đòi
hỏi sự nghiên cứu thận trọng môi trường bên trong và bên ngoài của ngân hàng, điều đó sẽ
càng giảm được những bất ngờ trong quá trình thực hiện kế hoạch. Từ việc xác định nguy
cơ và khả năng để người xây dựng những mục tiêu cụ thể trong kế hoạch phải đạt được, sau
đó tiến tới xây dựng các chiến lược Marketing trong đối tượng khách hàng, thị trường mục
Tóm tắt hoạt động Marketing
của kế hoạch
Đánh giá và phân tích trong môi
trường Marketing hiện tại
Các mục tiêu của kế hoạch
Chiến lược Marketing
Các nguy cơ và khả năng hiện có
(Phân tích SWOT)
Các chương trình hoạt động
Marketing
Tiến trình thực hiện
Dự toán ngân sách hoạt động
Marketing
Kế hoạch
Marketing
Lập kế hoạch Marketing sản phẩm cho vay tiểu thương tại ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín – chi nhánh An Giang giai đoạn 2008 – 2010.
Giảng Viên Hướng Dẫn: Ths.Nguyễn Ngọc Thiên Tâm 35
tiêu đã định từ đầu, kế đó lập một chương trình cho các chiến lược định làm và dự toán
ngân sách thực hiện kế hoạch. Cuối cùng là tiến trình giám sát thực hiện kế hoạch.
Tuy nhiên, nhiều kế hoạch Marketing có thể bỏ qua nhiều giai đoạn do mức độ quan trọng
trong nghiên cứu khác nhau. điều đó thể hiện trong sự quan tâm phần nào trong nghiên cứu.
Chẳng hạn, đối với sản phẩm cho vay tiểu thương của ngân hàng Sacombank – An Giang
sẽ được hoạt động theo những quy định của hội sở, định hướng của chính tổng Ngân hàng ở
trụ sở, nên khi tiến hành phải dựa vào mục tiêu và định hướng của Hội sở để đưa ra kế
hoạch Marketing thích hợp.
4.2. Xây dựng thang đo
Thang đo là tạo ra một thang điểm liên tục để đánh giá đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
thông qua thái độ hoặc ý kiến của khách hàng. Trong nghiên cứu này có sử dụng 4 thang đo
(biểu danh, thứ tự, xếp hạng thứ tự và Likert) để đánh giá ý kiến của khách hàng có đồng ý
về chất lượng dịch vụ của ngân hàng hay không, khách hàng có thật sự biết gì về sản phẩm
của ngân hàng hay không, khách hàng có nhu cầu về sản phẩm cho vay tiểu thương hay
không, ngân hàng nào được đánh giá cao nhất trong thị trường thành phố Long Xuyên.
4.2.1. Thang đo biểu danh
Thang đo sử dụng các con số để phân loại tên của ngân hàng được đối tượng khách hàng
chọn cho nhu cầu của họ về sản phẩm chợ.
Ở dàn bài tay đôi (ở phụ lục 1) có thể hiện:
1. Anh/Chị có thể cho biết có bao nhiêu ngân hàng có hoạt động sản phẩm cho vay
tiểu thương chợ?
2. Anh/Chị cho biết hiện tại ngân hàng đang hoạt động tại các chợ nào?
3. Thường đối tượng khách hàng có thời gian kinh doanh trong bao lâu mới được xét
duyệt chon vay?
4. Có bao nhiêu loại hình cho vay tiểu thương được ngân hàng áp dụng?
5. Nếu chợ đó không có ban quản lý chợ thì được vay hay không?
4.2.2. Thang đo thứ tự
Thể hiện sự xếp hạng mối quan hệ thứ tự giữa các đối tượng khách hàng với ngân hàng,
giữa sản phẩm của ngân hàng này với ngân hàng khác, nhằm đem lại những kết quả trong
quá trình nghiên cứu. Thang đo này dựa vào các nội dụng: (phụ lục 1)
1. Trong các ngân hàng đó, ngân hàng của anh/chị có thể được sắp thứ mấy trong lĩnh
vực hoạt về sản phẩm?
2. Anh/chị có biết những lý do nào khách hàng biết đến sản phẩm cho vay của ngân
hàng không?
3. Trong các ngân hàng đó, ngân hàng của anh/chị có thể được sắp thứ mấy trong lĩnh
vực hoạt về sản phẩm?
Lập kế hoạch Marketing sản phẩm cho vay tiểu thương tại ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín – chi nhánh An Giang giai đoạn 2008 – 2010.
Giảng Viên Hướng Dẫn: Ths.Nguyễn Ngọc Thiên Tâm 36
4.2.3. Thang đo xếp hạng thứ tự
Đây là thang đo dùng kỹ thuật so sánh, đòi hỏi đối tượng phỏng vấn xếp hạng nhiều hình
thức khác nhau cùng lúc dựa vào một tiêu chuẩn nào đó. Chẳng hạn như:
1. Lãi suất cho vay của ngân hàng nào theo anh/chị thấy cao nhất?
1. Lãi suất có ảnh hưởng đến nhu cầu vay của khách hàng không?
2. Anh/chị thấy như thế nào khi tình hình biến động của lãi suất ngân hàng thay đổi
làm cho lãi suất vay tăng?
4.2.4. Thang đo Likert
Thang đo được sử dụng nhiều trong nghiên cứu Marketing, trong thang đo này trình bày
theo mức độ phân cấp từ “đồng ý” đến “không đồng ý” đối với một vấn đề cần hỏi.
1. Anh/chị cho một số ý kiến về sản phẩm tiểu thương góp chợ tại ngân hàng
Sacombank?
2. Anh/chị thấy khách hàng hài lòng khi sử dụng sản phẩm cho vay tiểu thương của
Ngân hàng Sacombank qua các khâu nào?
4.3. Đánh giá sơ bộ thang đo
Các thang đo được sử dụng trong vấn đề nghiên cứu thể hiện những điều cần biết trong sản
phẩm cho vay tiểu thương, những khó khăn, thuận lợi khi hoạt động tại các chợ. Thông qua
cuộc khảo sát tay đôi với nhóm cán bộ tín dụng của ngân hàng và một vài khách hàng đã
từng vay tại ngân hàng Sacombank, vì thế cho thấy những vấn đề trên được các tiểu thương
quan tâm cho nhu cầu vay của họ.
Bên cạnh đó, mục tiêu của nghiên cứu là lập kế hoạch cho sản phẩm tiểu thương chợ nên
khi sử dụng thang đo không nghiên nhiều về thái độ của khách hàng về sản phẩm, nhưng
chỉ tập trung đánh giá yếu tố tác động đến nhu cầu vay, hoạt động Marketing của ngân hàng
có nhiều ảnh hưởng đến nhu cầu vay của tiểu thương không? Nhìn chung, các thang đo thì
thang đo biểu danh và thứ tự được dùng chính, thể hiện rõ vấn đề cần hỏi và phù hợp với
những thông tin cần thu thập.
4.4. Mẫu nghiên cứu
Sản phẩm cho vay tiểu thương được xuất hiện khá mới tại các chợ, cho đến nay có nhiều
đối tượng chưa thật sự biết về sản phẩm. Vì thế, mẫu được chọn ra theo phương pháp chọn
mẫu thuận tiện với n = 200, tập trung tại các chợ thuộc địa bàn thành phố Long Xuyên.
Phương pháp thu thập được chia làm hai nhóm: nhóm 1 là nhóm nhỏ với sự trao đổi qua lại
với cán bộ tín dụng chuyên lĩnh vực chợ, nhóm hai được tiến hành hai lần (lần 1 phỏng vấn
thử với mẫu nhỏ n = 10 để hiệu chỉnh bảng câu hỏi, lần 2 phỏng vấn trực tiếp với bảng câu
hỏi chính thức). Sau khi phỏng vấn hiệu chỉnh, có 16 câu hỏi chính thức được hỏi đối tượng
tiểu thương, với n = 200.
Theo quan sát phân tích và đánh giá, mẫu sẽ được phỏng vấn tại địa bàn Long Xuyên tập
trung ở 7 chợ: Mỹ Long, Mỹ Bình, Mỹ Xuyên, Long Xuyên, Mỹ Phước, Mỹ Hòa và cuối
cùng là Bình Khánh.
Lập kế hoạch Marketing sản phẩm cho vay tiểu thương tại ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín – chi nhánh An Giang giai đoạn 2008 – 2010.
Giảng Viên Hướng Dẫn: Ths.Nguyễn Ngọc Thiên Tâm 37
Mỹ Long 20 mẫu
Mỹ Bình 20 mẫu
Mỹ Xuyên 50 mẫu
Long Xuyên 50 mẫu
Mỹ Phước 20 mẫu
Mỹ Hòa 20 mẫu
Bình Khánh 20 mẫu
4.5. Sơ đồ Gantt
Bảng 4.2 Biểu đồ Gantt của đề tài nghiên cứu
Năm 2008
STT Công việc chuẩn bị
Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5
1 Đề cương sơ bộ
2 Đề cương chi tiết
3 Tiến hành thu nhập số liệu
4 Phân tích, hoàn thành bảng
nháp và nộp bảng chính
Tóm tắt
Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để đánh giá thang đo, qui
trình nghiên cứu vấn đề đặt ra và mô hình nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu được thực
hiện thông qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ được thảo luận nhóm với n = 5, trong đó có cán bộ tín dụng ngân hàng và
vài khách hàng đã từng biết, từng vay tại chợ cho sản phẩm góp chợ tiểu thương. Nghiên
cứu này chủ yếu tìm hiểu sơ lược về những vấn đề cần biết về vay tiểu thương, phỏng vấn
trực tiếp với hình thức nói chuyện qua lại. Với phương pháp quan sát và thăm dò các vấn đề
có thể gặp trong nghiên cứu chính thức như: hiệu chỉnh bảng câu hỏi, mẫu được lấy có sự
chọn lọc, xác định thang đo nghiên cứu. Nghiên cứu chính thức cũng là nghiên cứu định
lượng cùng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp với mẫu có kích thích n = 200.
Trong chương này, mô tả các thang đo sẽ được sử dụng trong bảng câu hỏi chính thức,
đánh giá các thang đo sẽ sử dụng và trình bày cách lấy mẫu trong vấn đề nghiên cứu, với
phương pháp chọn mẫu thuận tiện và 16 câu hỏi chính thức được phỏng vấn tập trung ở 7
chợ: Mỹ Long, Mỹ Bình, Mỹ Xuyên, Long Xuyên, Mỹ Phước, Mỹ Hòa và Bình Khánh.
Lập kế hoạch Marketing sản phẩm cho vay tiểu thương tại ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín – chi nhánh An Giang giai đoạn 2008 – 2010.
Giảng Viên Hướng Dẫn: Ths.Nguyễn Ngọc Thiên Tâm 38
CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương này cho ta thấy được cần biết ở thị trường sản phẩm góp chợ tiểu thương, những
nhận định của khách hàng về sản phẩm cũng như các hoạt động Marketing có thể thực
hiện được của Ngân hàng cho sản phẩm cho vay tiểu thương thông qua các thang đo đã
chọn, kết hợp với các phương pháp phân tích để kiểm định mức độ phù hợp của thang đo
cho kết quả thực hiện, kèm theo sự hỗ trợ của các công cụ Excel, SPSS 11.5.
5.1. Thị trường
Theo thống kê và quan sát trên thị trường chợ tại địa bàn Long Xuyên hiện có 13 chợ lớn
nhỏ, rải đều khắp các phường của địa bàn (Mỹ Thạnh, Mỹ Quý, Mỹ Thới, Mỹ Phước, Mỹ
Hòa, Bình Khánh, Bình Đức, Mỹ Long, Mỹ Bình, Mỹ Xuyên, Đông Xuyên, Mỹ Khánh,
Mỹ Hòa Hưng). Và theo quan sát được, sự phân theo khu vực chợ quy mô lớn và nhỏ
(trong đó khu vực chợ lớn: Mỹ Xuyên, Mỹ Hòa, Long Xuyên, Mỹ Phước và Mỹ Bình, còn
lại là khu vực chợ nhỏ) thì tổng số chợ có thể đạt được tối thiểu của địa bàn Long Xuyên
như sau:
Hình 5.1 Số lượng chợ trên địa bàn An Giang
Trong đó, thị phần ngân hàng Sacombank tại địa bàn Long Xuyên của sự phân loại theo các
chợ quy mô lớn và nhỏ thu nhập được:
Hình 5.2 Thị phần Sacombank
Điều này khẳng định, Sacombank là ngân hàng đang chiếm một vị trí khá quan trọng tại thị
trường của sản phẩm góp chợ tiểu thương, chiếm 60% khu vực chợ có quy mô lớn (Long
Xuyên, Mỹ Hòa, Mỹ Bình) và 25% khu vực chợ có quy mô nhỏ (An Hòa, Trà Ôn), tuy
5
8
Chợ lớn
Chợ nhỏ
5
3
8
2
0
1
2
3
4
5
6
7
8
Số lượng
Chợ lớn Chợ nhỏ
Loại hình
Thị trường
Ngân hàng
Lập kế hoạch Marketing sản phẩm cho vay tiểu thương tại ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín – chi nhánh An Giang giai đoạn 2008 – 2010.
Giảng Viên Hướng Dẫn: Ths.Nguyễn Ngọc Thiên Tâm 39
nhiên theo quan sát cho thấy số lượng khách hàng tại chợ còn rất là ít, chưa bao trùm hết thị
trường vẫn còn hạn chế đối tượng khách hàng cho vay.
Hình 5.3 Các yếu tố chính của thị trường
Ngoài ra, khi xét đến các yếu tố chính của hoạt động Marketing ở thị trường cho vay tiểu
thương thì qua khảo sát ta thấy sự tiếp thị từ Ngân hàng chiếm 45%, mang lại sự chú tâm
nhiều hơn của đối tượng khách hàng tại các khu chợ, kế đó là sự tư vấn của ban quản lý
chợ. Chính vì thế, sự ảnh hưởng của các yếu tố đó đến hoạt động Marketing Ngân hàng là
rất cần thiết, Ngân hàng nên tập trung nhiều hơn trong khâu: phát tờ rơi, tư vấn trực tiếp
cho khách hàng, liên hệ mật thiết với ban quản lý chợ để thúc đẩy công tác Marketing, từ
đó nâng cao tên tuổi Sacombank trên địa bàn Long Xuyên.
5.2. Khách hàng
Thông qua bảng câu hỏi điều tra, với kết quả của 200 mẫu thu nhập được và kết hợp việc
phân tích các số liệu sơ cấp của 7 địa điểm được chọn có thể thấy qua cuộc khảo sát:
Hình 5.4 Khả năng nhận biết của khách hàng về sản phẩm của Sacombank
20
11
20
15
50
24
50
42
20
0
20
15
20
10
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
Số
lượng Mẫu
Sacombank
Mỹ
Long
Mỹ
Xuyên
Mỹ
Phước
Bình
Khánh
Mẫu
Mỹ
Bình
Long
Xuyên
Mỹ
Hòa
Trên đài, báo,
băng ron
11%
Theo sự tiếp thị của Ngân
hàng
45%
Nghe người thân nói lai
12%
Do bản thân tìm hiểu
3%
Do ban quản lý chợ
29%
Lập kế hoạch Marketing sản phẩm cho vay tiểu thương tại ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín – chi nhánh An Giang giai đoạn 2008 – 2010.
Giảng Viên Hướng Dẫn: Ths.Nguyễn Ngọc Thiên Tâm 40
Hình 5.5 Khả năng nhận biết của khách hàng về sản phẩm của Mỹ Xuyên
Giữa đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Mỹ Xuyên thì Sacombank là ngân hàng có sự nhận biết
về sản phẩm cao hơn các ngân hàng khác, chẳng hạn tại các chợ có quy mô lớn như Long
Xuyên với cỡ mẫu 50, thông qua thang đo xếp hạng thì Sacombank có 42 đối tượng khách
hàng biết đến trong khi Mỹ Xuyên chỉ có 30 đối tượng, ngược lại Mỹ Xuyên cũng với cỡ
mẫu 50 thì Mỹ Xuyên lại có số người biết đến nhiều hơn 44, Sacombank chỉ có 24, còn lại
các chợ khác Sacombank có sự nhận biết cao hơn Mỹ Xuyên, điều tra theo điều này chứng
tỏ công tác tiếp thị cho sản phẩm của ngân hàng là khá thành công, tuy có phần hạn chế
nhưng vẫn chiếm một vị trí cao, kèm theo đó cho thấy hoạt động Marketing được quan tâm
đáng kể trong ngân hàng.
5.3. Các hình thức Marketing
Từ các yếu tố chính của thị trường, khi điều tra khả năng nhận biết của đối tượng khách
hàng về sản phẩm góp chợ, trong đó yếu tố theo sự tiếp thị của Ngân hàng vẫn là yếu tố
giúp cho khách hàng biết đến sản phẩm chợ, quan tâm đến sản phẩm nhiều hơn đối với các
yếu tố khác cùng thực hiện hoạt động song song.
Hình 5.6 Các yếu tố ảnh hưởng khả năng biết sản phẩm cho vay tiểu thương của
Sacombank
20
8
20
10
50
44
50
30
20
0
20
9
20
2
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
Mẫu
Mỹ Xuyên
Mỹ
Long
Mỹ
Xuyên
Mỹ
Phước
Bình
Khánh
Mẫu
Mỹ
Bình
Long
Xuyên
Mỹ
Hòa
Số
lượng
8%
45%
18%
5%
25%
Trên đài, báo, băng ron
Theo tiếp thị của Ngân hàng
Nghe người thân nói lại
Do bản thân tìm hiểu
Do ban quản lý chợ
Lập kế hoạch Marketing sản phẩm cho vay tiểu thương tại ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín – chi nhánh An Giang giai đoạn 2008 – 2010.
Giảng Viên Hướng Dẫn: Ths.Nguyễn Ngọc Thiên Tâm 41
Hình 5.7 Mức lãi suất của các ngân hàng của thị trường sản phẩm tiểu thương chợ
Do Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ nên giá cả của sản phẩm định ra
để thu hút khách hàng chính là lãi suất, vì thế khi xét đến các hình thức Marketing thì giá cả
là một yếu tố không thể bỏ qua, nó quyết định đến việc chọn hay không chọn việc sử dụng
sản phẩm của đối tượng khách hàng, nên trong nghiên cứu sẽ kèm theo sự khảo sát mức lãi
suất trong lĩnh vực góp chợ tiểu thương. Theo hình 5.7 ta thấy lãi suất của Sacombank là
cao nhất so với các đối thủ: Mỹ Xuyên, Đông Á.
Tóm tắt
Chương này trình bày kết quả nghiên cứu thị trường, khách hàng và hình thức Marketing
tác động như thế nào đến Ngân hàng Sacombank. Kết quả cho thấy thị trường còn nhiều, độ
lớn khá rộng để Sacombank phát triển thị phần và thương hiệu cao hơn, theo đó là số lượng
khách hàng cũng nhiều và nhu cầu sử dụng sản phẩm cho vay góp chợ rất cao thông qua
khảo sát khả năng nhận biết sản phẩm góp chợ của đối tượng khách hàng trong khu vực
Long Xuyên. Ngoài ra, lãi suất cũng là yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự chọn lựa ngân hàng
cho vay của đối tượng khách hàng, nhưng khi kết hợp với tất cả các điều tra ở trên cho thấy
lãi suất không phải là yếu tố tác động trực tiếp đến việc sử dụng sản phẩm cho vay tiểu
thương, trong đó có hoạt động PR là thậ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lập kế hoạch Marketing sản phẩm cho vay tiểu thương tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - CNAG giai đoạnn 2008 - 2010.pdf