Đề tài Lý luận về hình thái Kinh tế xã hội đối với sự nghiệp cách mạng hiện nay

Công nghiệp và xây dựng liên tục tăng trưởng cao. Năm 2006 tăng 10,46% (kế hoạch 10,2%), riêng công nghiệp tăng 10,28%. Sản xuất công nghiệp tăng khá, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2006 ước tăng 17% so với năm 2005. Năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 1994) ước tăng 17,0% so với năm 2006, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 10,4% ; khu vực ngoài nhà nước tăng 20,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,0%. Tính đến quí I/2008 giá trị tăng thêm tăng 16,3% so với quí I năm trước. Công nghiệp có bước chuyển biến tích cực về cơ cấu sản xuất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh. Một số sản phẩm công nghiệp đã cạnh tranh được trên thị trường trong và ngoài nước. Ngành xây dựng tăng trưởng 10,7%/năm, năng lực xây dựng tăng khá nhanh và có bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại.

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3678 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lý luận về hình thái Kinh tế xã hội đối với sự nghiệp cách mạng hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết:” Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng”. Quá trình đó không chỉ diễn ra trong giai đoạn thay đổi từ hình thái kinh tế này sang hình thái kinh tế - xã hội khác, mà còn diễn ra ngay trong bản thân mỗi hình thái kinh tế xã hội. TÝnh ®éc lËp t­¬ng ®èi vµ sù t¸c ®éng trë l¹i cña kiÕn tróc th­îng tÇng víi c¬ së h¹ tÇng: Quan hệ sản xuất nào thống trị cũng sẽ tạo ra kiến trúc thượng tầng tương ứng. Mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn giữa các tập đoàn trong xã hội và đời sống tinh thần của họ đều xuất phát trực tiếp và gián tiếp từ mâu thuẫn kinh tế, từ những quan hệ đối kháng trong cơ sở hạ tầng. Trong các xã hội có đối kháng giai cấp, mâu thuẫn này được biểu hiện là mâu thuẫn của giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Khi cơ sở hạ tầng cũ bị xoá bỏ thì kiến trúc thượng tầng cũ cũng mất đi và thay thế vào đó là kiến trúc thượng tầng mới được hình thành từng bước thích ứng với cơ sở hạ tầng mới Sự thống trị của giai cấp thống trị cũ đối với xã hội cũ bị xoá bỏ, thay bằng hệ tư tưởng thống trị khác và các thể chế tương ứng của giai cấp thống trị mới. Đương nhiên không phải "khi cơ sở hạ tầng thay đổi thì lập tức sẽ dẫn đến sự thay đổi của kiến trúc thượng tầng". Trong quá trình hình thành và phát triển của kiến trúc thượng tầng mới, nhiều yếu tố của kiến trúc thượng tầng cũ còn tồn tại gắn liền với cơ sở kinh tế đã nảy sinh ra nó. Vì vậy giai cấp cầm quyền cần phải biết lựa chọn một số bộ phận hợp lí để sử dụng nó xây dựng xã hội mới. Tuy sự thay đổi của kiến trúc thượng tầng cũng gắn với sự phát triển của lực lượng sản xuất, nhưng lực lượng sản xuất lại không làm thay đổi kiến trúc thượng tầng. Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm thay đổi quan hệ sản xuất, tức trực tiếp làm thay đổi cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Sự biến đổi của cơ sở hạ tầng dẫn đên sự biến đổi về kiến trúc thượng tầng là một quá trình diễn ra hết sức phức tạp, thường trong xã hội có đối kháng giai cấp, tính chất phức tạp ấy được thể hiện qua các cuộc đấu tranh giai cấp. Tính chất này được bộc lộ rõ nét nhất phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa (giai đoạn thấp nhất là xã hội chủ nghĩa) giai cấp cách mạng phải thực hiện cuộc đấu tranh lật đổ kiến trúc thượng tầng cũ thiết lập hệ thống chuyên chính của mình, sử dụng nó như là một công cụ từng bước đấu tranh cải tạo định hướng xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng mới, đồng thời với việc xác lập, củng cố và xây dựng kiến trúc thượng tầng tương ứng. Đó là quá trình đấu tranh lâu dài trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong điều kiện ngày nay vai trò của kiến trúc thượng tầng không giảm đi, mà ngược lại tăng lên và tác động mạnh đến tiến trình lịch sử. Ví dụ: ở các nước tư bản, một mặt giai cấp tư sản đẩy mạnh chạy đua vũ trang tạo thế áp đảo quân sự.Mặt khác, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào quản lý kinh tế, xã hội phân hoá đội ngũ công nhân, lôi kéo một bộ phận trí thức công nhân kỹ thuật lành nghề tham gia vào việc phân chia lợi nhuận dưới hình thức các Công ty cổ phần. Trái lại, kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa bảo vệ cơ sở hạ tầng xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng xã hội mới, chính mục đích đó quyết định tính tích cực càng tăng của kiến trúc thượng tầng của xã hội chủ nghĩa. Tuy cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng,kiến trúc thượng tầng phải phù hợp với cơ sở hạ tầng, nhưng đó không phải là sự phù hợp một cách đơn giản máy móc.Toàn bộ kiến trúc thượng tầng,cũng như các yếu tố cấu thành nó đều có tính độc lập tương đối trong quá trình vận động phát triển và tác động một cách mạnh mẽ đối với cơ sở hạ tầng. Trong mỗi chế độ xã hội, sự tác động của các bộ phận của kiến trúc thượng tầng không phải bao giờ cũng theo một xu hướng. Chức năng xã hội cơ bản của kiến trúc thượng tầng là xây dựng, bảo vệ và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó,chống lại mọi nguy cơ làm suy yếu hoăc phá hoại chế độ kinh tế đó. Một giai cấp chỉ có thể giữ vững được sự thống trị về kinh tế chừng nào xác lập và củng cố được sự thống trị về chính trị tư tưởng. Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng diễn ra theo hai chiều:Nếu kiến trúc thượng tầng tác động phù hợp với các quy luật kinh tế khác quan thì nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển; nếu tác động ngược lại,nó sẽ kìm hãm phát triển kinh tế,kìm hãm phát triển xã hội. Tuy nhiên, tác động đó không làm thay đổi được tiến trình phát triển khách quan của xã hội. Xét đến cùng,nhân tố kinh tế đóng vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng. Bản chất giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng chính là bản chất giữa kinh tế và chính trị trong đó kinh tế đóng vai trò quyết định còn chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế và có tác dụng mạnh mẽ trở lại. Cần tránh khuynh hướng quá thổi phồng hoặc hạ thấp vai trò của kiến trúc thượng tầng. nếu tuyệt đối hoá vai trò của kiến trúc thượng tầng thì sẽ rơi vào tả khuynh còn ngược lại sẽ rơi vào hữu khuynh. 2/Lí luận thực tiễn Loài người đã phải trải qua 5 hình thái kinh tế. Mỗi hình thái sau tiến bộ hơn, văn minh hơn hình thái trước. Đầu tiên là hình thái “kinh tế tự nhiên” (cộng sản nguyên thuỷ) con người chỉ biết săn bắn hái lượm, ăn thức ăn sống, cuộc sống của họ phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, họ chưa biết chăn nuôi, trồng trọt, chưa biết tích luỹ thức ăn. Họ cùng làm cùng hưởng sống theo chế độ quần hôn. Có thể nói đây là thời kỳ sơ khai một thời kỳ mông muội của loài người. Sau đó, đến hình thái kinh tế xã hội: “Chiếm hữu nô lệ” con người đã văn minh hơn họ không còn ăn tươi sống và đã biết lao động tạo ra của cải, xã hội chế độ tư hữu. Xã hội bắt đầu phân chia thành kẻ giầu người nghèo, thay thế chế độ quần hôn bằng chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Hai giai cấp cơ bản thời kỳ này là chủ nô và nô lệ, quan hệ giữa hai giai cấp đó là quan hệ bóc lột hoàn toàn của cải vật chất và con người. Nô lệ biến thành công cụ lao động. Vấn đề giai cấp khi lên đến xã hội phong kiến bản chất vẫn là quan hệ bóc lột những sự bóc lột thể hiện qua sự cống nạp. Người nông dân, tá điền phải làm thuê và nộp tô thuế cho quan lại, địa chủ, song họ có một chút quyền lợi là được tự do. Hình thái kinh tế xã hội: “Tư bản chủ nghĩa” ra đời đưa loài người lên nấc thang cao hơn của nền văn minh, là một bước tiến bộ, cách mạng trong lịch sử phát triển nhân loại. Chủ nghĩa tư bản ra đời đã thực sự cách mạng hóa những quan hệ sản xuất và do đó, đã cách mạng hóa toàn bộ những quan hệ xã hội, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại. Lực lượng sản xuất mà chủ nghĩa tư bản tạo ra chính là nền đại công nghiệp và gắn liền với nó là giai cấp vô sản. Đó là lực lượng sản xuất có tính xã hội. Sự ra đời của nền đại công nghiệp đã quyết định sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản đối với phong kiến. C.Mác đã phát hiện ra mâu thuẫn cơ bản của xã hội tư bản là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Mâu thuẫn đó là cơ sở sâu xa của các mâu thuẫn khác và chi phối sự vận động, phát triển của xã hội tư bản. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì mâu thuẫn đó càng tăng lên và đòi hỏi phải thủ tiêu chế độ này. Chính vì vậy, sự ra đời của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản không phải là ý muốn chủ quan mà là một tất yếu khách quan trên cơ sở của những tiền đề vật chất do chủ nghĩa tư bản tạo ra, đồng thời cũng là kết quả của việc giải quyết các mâu thuẫn vốn có trong lòng xã hội tư bản. Từ sau khi chủ nghĩa xã hội bị sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, còn chủ nghĩa tư bản vẫn tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu trong kinh tế, khoa học và công nghệ, v.v.. đã xuất hiện những quan điểm phủ nhận chủ nghĩa xã hội, lý tưởng hóa chủ nghĩa tư bản. Trong số đó, ngoài những thế lực thù địch với chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa xã hội, còn có một số người do sai lầm về nhận thức ề phương pháp tiếp cận nên đã đồng nhất chủ nghĩa xã hội nói chung với mô hình xã hội tập trung quan liêu, quy toàn bộ những thành tựu mà nhân loại đã đạt được trong thời đại lịch sử hiện nay cho riêng chủ nghĩa tư bản. Thực ra, chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu đã được xác lập trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt và nó đã đóng vai trò quan trọng trong điều kiện lịch sử đó. Khi điều kiện lịch sử thay đổi, mô hình đó không còn phù hợp nữa, nhưng lại không sớm được đổi mới, do đó đã dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ. Tất nhiên, ở đây còn nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nữa, nhưng về thực chất, đó là hậu quả của sự chậm đổi mới về tư duy, vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin một cách cứng nhắc, máy móc, giáo điều. Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình cụ thể, chứ không phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội với tính cách là giai đoạn đầu của hình thái cộng sản chủ nghĩa. Việc xây dựng một hình thái kinh tế - xã hội mới là công việc hết sức khó khăn. Những vấp váp, thậm chí đổ vỡ tạm thời là điều khó tránh khỏi. Đó không phải là luận cứ để bác bỏ một xu hướng phát triển tất yếu của xã hội. Những thành tựu đạt được ở các nước tư bản trong thời gian qua là thành tựu chung của văn minh nhân loại, nó không hề chứng minh chủ nghĩa tư bản là vĩnh viễn. Chính những thành tựu đó lại trở thành cái đối lập với chủ nghĩa tư bản. Chúng chính là những tiền đề vật chất cho sự ra đời chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Nếu như cuộc cách mạng công nghiệp ở các nước Tây Âu thế kỷ XVII – XIX đã tạo ra nền tảng vật chất cho chủ nghĩa tư bản chiến thắng chế độ phong kiến, thì ngày nay cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang tạo ra những tiền đề vật chất cần thiết để thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa tư bản đương đại bằng những thủ đoạn hết sức tinh vi đang ra sức che giấu bản chất bóc lột của mình, nhưng không thể phủ nhận một điều là giai cấp tư sản vẫn nắm giữ hoàn toàn lĩnh vực kinh tế trọng yếu của xã hội, hình thành những tập đoàn tư bản lớn chi phối đời sống kinh tế, chính trị đất nước. Thực chất, chủ nghĩa tư bản vẫn là nó. Giai cấp tư sản vẫn giữ địa vị thống trị, người công nhân vẫn bị bóc lột giá trị thặng dư. Điều đó là một sự thật không thể phủ nhận. Giai cấp công nhân phải được giải phóng, chế độ công hữu về tư liệu sản xuất phải được thiết lập trên thực tế, phù hợp với tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất. Vì vậy, vấn đề quá độ lên chủ nghĩa xã hội vẫn là một xu hướng tất yếu không thể đảo ngược được của thời đại. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh mà lý luận hình thái kinh tế - xã hội là một trong những lý luận nền tảng, là sự nghiệp cao cả vì mục đích giải phóng con người, giải phóng xã hội mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.Đó là nền văn minh đảm bảo sự công bằng cho xã hội.Một xã hội vừa phát huy thừa kế những thành quả của chủ nghĩa tư bản, đồng thời khắc phục những mâu thuẫn những hạn chế của tư bản chủ nghĩa. Một xã hội mà quyền lực nằm trong tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động - một tầng lớp đông đảo của xã hội. Mọi hoạt động kinh tế - văn hoá - chính trị phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội. Không còn tình trạng bóc lột, mọi người đều bình đẳng, sinh hoạt lao động dưới sự quản lý của Nhà nước thông qua pháp luật thực hiện Chế độ công hữu về tư liệu sản xuấtC, chế độ tập trung dân chủ công bằng xã hội. Quan hệ sản xuất được xây dựng trên cơ sở của lực lượng sản xuất và trình độ phát triển cao cơ sở hạ tầng phù hợp với kiên trúc thượng tầng. Đây là hình thái kinh tế xã hội ưu việt một đỉnh cao của văn minh loài người. Từ hai con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, một con đường tư bản chủ nghĩa và con đường đi từ tiến tư bản chủ nghĩa. Nhân loại đã chứng kiến nhà nước, dân tộc do điều kiện lịch sử riêng của mình đã bỏ qua 1, 2 giai đoạn lịch sử nào đó để ti? n lên giai đoạn lịch sử cao hơn dưới hình thức này hay hình thức khác tức là "rút ngắn và làm dịu bớt những cơn đau đẻ". Việt Nam là một trong số những nước đó. Song Việt Nam từ một nền kinh tế tiểu nông muốn thoát ra khỏi nghèo nàn lạc hậu và nhanh chóng đạt đến trình độ một nước phát triển bằng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội tất yếu phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định mục tiêu của ta là “đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Tạo được nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại .Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế”. Tức là phải: (1) Giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng của nước đang phát triển có thu nhập thấp. (2) Chuyển mạnh sang kinh tế thị trường, thực hiện các nguyên tắc của thị trường, hình thành đồng bộ các loại thị trường và hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với đặc điểm của nước ta. (3) Tích cực, chủ động đẩy nhanh hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng kinh tế đối ngoại gắn với nâng cao khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế. (4) Phát triển mạnh khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phát triển kinh tế tri thức. (5) Tạo chuyển biến mạnh trong việc xây dựng văn hoá, đạo đức và lối sống; kiềm chế tốc độ tăng dân số, nâng cao thể chất và sức khoẻ nhân dân; bảo vệ và cải thiện môi trường. (6) Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết việc làm, khuyến khích làm giàu hợp pháp, xoá đói, giảm nghèo, phát triển hệ thống an sinh; đẩy lùi các tệ nạn xã hội. (7) Phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao hiệu lực của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tạo bước chuyển rõ rệt về cải cách hành chính, ngăn chặn và đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí. (8) Tăng cường quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị - xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại, giữ vững môi trường hoà bình và ổn định, tạo thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. II. thùc tr¹ng cña lÝ luËn ®èi víi sù nghiÖp c¸ch m¹ng n­íc ta hiÖn nay 1-Những thành tựu đạt được a/Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 5 năm (2001 - 2005) tăng bình quân 7,5%/năm (đạt kế hoạch đề ra). Năm 2005, GDP theo giá hiện hành ước đạt 838 nghìn tỉ đồng, bình quân đầu người trên 10,0 triệu đồng (tương đương khoảng 640 USD). Năm 2006 GDP đã đạt mức tăng 8,2%, đến năm 2007, tốc độ tăng GDP của Việt nam là 8,44% đứng thứ 3 châu Á (sau Trung Quốc: 11,3% và Ấn Độ khoảng: 9%. Nông lâm, thủy hải sản tiếp tục phát triển khá. Quí I năm 2007 giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,6%so với cùng kì năm trước.Đến quí I năm 2008, tổng sản phẩm trong nước ước tính tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,9% . Năng suất, sản lượng và hàm lượng công nghệ trong sản phẩm nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản tăng đáng kể; an ninh lương thực quốc gia được bảo đảm; một số sản phẩm xuất khẩu chiếm được vị trí cao trên thị trường thế giới. Trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng đã có bước tiến; độ che phủ rừng từ năm37,4% 2005 tăng lên năm 41,6% 2007. Công nghiệp và xây dựng liên tục tăng trưởng cao. Năm 2006 tăng 10,46% (kế hoạch 10,2%), riêng công nghiệp tăng 10,28%. Sản xuất công nghiệp tăng khá, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2006 ước tăng 17% so với năm 2005. Năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 1994) ước tăng 17,0% so với năm 2006, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 10,4% ; khu vực ngoài nhà nước tăng 20,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,0%. Tính đến quí I/2008 giá trị tăng thêm tăng 16,3% so với quí I năm trước. Công nghiệp có bước chuyển biến tích cực về cơ cấu sản xuất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh. Một số sản phẩm công nghiệp đã cạnh tranh được trên thị trường trong và ngoài nước. Ngành xây dựng tăng trưởng 10,7%/năm, năng lực xây dựng tăng khá nhanh và có bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại. Dịch vụ có bước phát triển cả về quy mô, ngành nghề, thị trường và có tiến bộ về hiệu quả với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Tăng 8,26%, (kế hoạch tăng 8%), năm 2006. Trong năm 2007 là tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng cao và tốc độ tăng khá ổn định, quý sau cao hơn quý trước, trong điều kiện có khó khăn nhiều mặt, nhất là dịch vụ vận tải, du lịch, thương mại, tài chính ngân hàng trong bối cảnh hội nhập WTO(mức tăng trưởng 8,1%). Ngành du lịch phát triển khá, cả về lượng khách, loại hình và sản phẩm du lịch. Nhiều loại hình dịch vụ mới: du lịch nữ hành... góp phần cải thiện cơ cấu thị trường theo hướng đa dạng, văn minh, hiện đại phục vụ tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của dân cư. Đặc biệt, với sự ra đời của một loại thị trường mới năng động, sáng tạo “Thị trường chứng khoán” đã làm mới , hứa hẹn mang lại sắc màu mới cho nền kinh tế non trẻ đầy tiềm năng như Việt Nam. b/Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá       Đã có sự dịch chuyển theo hướng sắp xếp lại và đổi mới khu vực kinh tế nhà nước, phát huy tiềm năng của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.    Về cơ cấu ngành,  có bước chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng dịch vụ và giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Tỉ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản đã giảm 20,9% (năm 2005)còn 20%(năm 2007);Tỉ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 41% namw2005 lên 41.5% (2007). tỉ trọng dịch vụ ở mức 38,1% (2007).   Trong từng ngành kinh tế đã có những chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghệ theo hướng tiến bộ, hiệu quả, gắn sản xuất với thị trường.    Cơ cấu kinh tế vùng đã có bước điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng vùng; các vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, khu kinh tế và vùng sản xuất chuyên môn hoá cây trồng, vật nuôi đang phát triển khá nhanh, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế.    Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu. Khu vực kinh tế nhà nước đang được tổ chức lại, đổi mới và chiếm 38,4% GDP(2005), chi phối nhiều ngành kinh tế then chốt và tập trung hơn vào những lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế. Kinh tế dân doanh phát triển khá nhanh, hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, chiếm 45,7% GDP(2005), đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, chiếm 15,9% GDP(2005), là cầu nối quan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ, giao thương quốc tế. c/ Vốn đầu tư toàn xã hội tăng khá nhanh Vốn đầu tư toàn xã hội tăng khá nhanh, vượt mức dự kiến kế hoạch.Vốn đầu tư thực hiện năm 2007 ước đạt 5,1 tỉ USD, tăng 1,2 tỉ USD (30,7%) so năm 2006 (39,56 tỉ USD). trong đó nguồn vốn từ khu vực dân cư và tư nhân chiếm 34,4% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tăng 19,5% so với năm 2006. Khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện quí I/2008 theo giá thực tế ước tính đạt 105,1 nghìn tỷ đồng, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2007. Năm 2007, lượng kiều hối của người Việt Nam ở nước ngoài gửi về qua kênh chính thức đạt 5,5 tỉ USD so với mức 4,7 tỉ USD năm 2006 và gấp 157 lần năm 2001.Phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của Vốn đầu tư gián tiếp từ thị trường chứng khoán cả năm ước đạt từ 4,5 đến 5 tỉ USD năm 2007. Đầu tư đã làm tăng đáng kể năng lực sản xuất, kinh doanh, tạo nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh, hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, trong đó có nhiều công trình lớn, tăng cường tiềm lực và cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế. e/ Hội nhập kinh tế quốc tế và kinh tế đối ngoại có bước tiến mới rất quan trọng Quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước và các tổ chức quốc tế được mở rộng; việc thực hiện các cam kết về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).Đặc biệt, năm 2006,Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam và xuất khẩu đạt 39,6 tỉ USD vượt xa kế hoạch đầu năm, tăng 22,1% so với năm trước. Các sự kiện đó đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động thương mại của Việt Nam trong quá trình hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, góp phần tạo ra một bước phát triển mới rất quan trọng về kinh tế đối ngoại, nhất là xuất khẩu. Xuất khẩu, nhập khẩu tăng nhanh. Xuất khẩu đạt mức cao nhất từ trước đến nay và tăng trưởng với tốc độ cao .Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt 40 tỉ USD, tăng 24% so năm 2005.: Ước tính cả năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 47,7 tỉ USD, tăng 21% so năm 2006 (7,9 tỉ USD) và vượt 15,5% so kế hoạch. Trong đó khu vực kinh tế trong nước chiếm 42% và tăng 22,3%; khu vực FDI chiếm 58% và tăng 18,4%. Có 10 mặt hàng đạt trên 1 tỉ USD.. Điều đáng chú ý là hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều tăng trưởng cao và đạt kim ngạch cao. Đã có 9 mặt hàng có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD là gạo, cao su, dầu thô, hàng dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, thủy sản, điện tử, máy tính, hàng hóa khác... Thị trường xuất khẩu được mở rộng sang một số nước và khu vực, nhất là Hoa Kỳ. Kim ngạch nhập khẩu cả năm 2006 ước đạt 44 tỉ USD tăng 20% so năm trước. Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, nhiên liệu, nguyên liệu, phụ liệu dệt may. Hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng nhỏ. Nhập siêu năm 2006 ước đạt 4,4 tỉ USD, bằng 10,4% kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn năm 2005. Vốn đầu tư từ nước ngoài tăng khá, cả vốn ODA và vốn FDI. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt mức kỷ lục: Ước tính vốn đăng ký mới và vốn tăng thêm của các dự án cũ bổ sung cả năm 2007 đạt trên 20,3 tỉ USD, tăng 8,3 tỉ USD, so năm 2006 (12 tỉ USD), vượt kế hoạch 7 tỉ USD và là mức cao nhất từ trước đến nay. Vốn ODA cam kết dành cho Việt Nam cũng đã lên trên 5,4 tỷ USD, tăng hơn 20% so với năm 2006. Năm 2007 cũng là năm đầu tiên việc giải ngân ODA vượt kế hoạch với gần 2 tỷ USD, tăng 10% so với năm trước. Vốn FDI có bước chuyển tích cực. Tổng số vốn FDI năm 2007 đạt mức gần bằng vốn đầu tư của 5 năm 1991 - 1995 là 17 tỉ USD và vượt qua năm cao nhất 1996 là 10,1 tỉ USD. Vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào dịch vụ 63,7% và công nghiệp 35,0%, ngành nông - lâm nghiệp thủy sản 1,3%. Năm 2007 cả nước đã thu hút 350 lượt dự án tăng vốn với số vốn trên 3,2 tỉ USD vốn đầu tư tăng thêm của các dự án cũ. Nét mới trong thu hút vốn FDI năm 2007 là cơ cấu đầu tư đã chuyển dịch từ công nghiệp sang lĩnh vực dịch vụ khách sạn, căn hộ cho thuê, nhà hàng, du lịch, tài chính, ngân hàng…tạo việc làm cho khoảng 90 vạn lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp. Các doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu có một số dự án đầu tư ra nước ngoài. 2/Những mặt yếu kém a- Chất lượng phát triển kinh tế - xã hội và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn kém Tốc độ tăng GDP chưa vững, chưa đều và còn thấp so với tiềm năng. Chất lượng của sự tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp.. Tình trạng thất thoát nguồn lực tài chính, tài nguyên thiên nhiên và lao động còn lớn. Tham nhũng, lãng phí tài sản nhà nước, ngân sách quốc gia vẫn còn nghiêm trọng. Công tác cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chậm và không đạt kế hoạch. Các cân đối vĩ mô của nền kinh tế - tài chính chưa vững chắc.. Một số vấn đề về phát triển kinh tế bền vững... còn nhiều hạn chế. Nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO và có PNTR còn nhiều bất cập. Nợ nước ngoài đã chạm ngưỡng khung an toàn... Những hạn chế và bất cập đó thể hiện rõ trong từng ngành và lĩnh vực kinh tế. Chưa thực hiện thật tốt việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Môi trường ở nhiều nơi bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Nguồn lực của đất nước chưa được sử dụng có hiệu quả cao, tài nguyên, đất đai và các nguồn vốn của Nhà nước còn bị lãng phí, thất thoát nghiêm trọng. Các nguồn lực trong dân còn nhiều tiềm năng chưa được phát huy. b- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLý luận về hình thái Kinh tế xã hội đối với sự nghiệp cách mạng hiện nay.DOC
Tài liệu liên quan