Thực tiễn đổi mới kinh tế - xã hội ở một số nước theo hướng phát triển KTTT đã chứng tỏ rằng, nền KTT mà chúng ta đang xây dựng không phải là "tàn dư" của CNTB, cũng không phải là cái mà chúng ta bị bắt buộc, phải miễn cưỡng chấp nhận. Nó cũng không phảo là "bước quá độ" trong qúa trình đi lên CNXH và sẽ được vượt qua khi CNXH đã thắng lợi. Kinh tế thị trường XHCN là bước phát triển tất yếu của nền kinh tế và nền văn minh nhân loại, là trình độ phát triển cao hơn của nền kinh tế nhân loại sau kinh tế thị trường TBCN lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới không phải là sự xoá bỏ nền KTTT nói chung, mà là sự quá độ từ nền kinh tế thị trường TBCN sang nền kinh tế thị trường XHCN.
14 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1556 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhầm lẫn mặt đối lập nói chung với mâu thuẫn vì không phải mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn, chỉ những mặt đối lập nào liên hệ với nhau thành một chỉnh thể, tác động qua lại với nhau mới tạo thành mâu thuẫn.
1. Sự đấu tranh của các mặt đối lập trong một thể thống nhất.
Các mặt đối lập, nói chung đều phải cùng tồn tại trong một thể thống nhất. Thống nhất của các mặt đối lập chỉ sự liên hệ, ràng buộc, quy định lẫn nhau giữa các đối lập chỉ sự liên hệ, ràng buộc, quy định lẫn nhau giữa các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại cho mình. Thí dụ: trong một nguyên tử bao giờ cũng tồn tại điện tích âm của các clectra và điện tích âm dương của các proton, trong cơ thể sinh vật bao giờ cũng tồn tại hai quá trình là đồng hoá và dị hoá, trong xã hội bao giờ cũng tồn tại hai quá trình là đồng hoá và dị hoá, trong xã hội tư bản chủ nghĩa bao giờ thì giai cấp tư sản và giai cấp vô sản luôn đi song hành với nhau.
Đấu tranh ở đây được hiểu là một quá trình. Đầu tiên, sự vật ở trạng thái chứa đựng những khác nhau giữa các thuộc tính, các khuynh hướng của nó. Dần dần những khác nhau đó hợp thành những mặt đối lập, lúc đó tranh đấu giữa các mặt đối lập mới thực sự diễn ra. Đấu tranh giữa các mặt đối lập chỉ ra rằng trong sự vật cũ, cái mới, cái tiến bộ đang nảy sinh phát triển, chống lại cái cũ, cái lỗi thời. Do đó, đấu tranh giữa các mặt đối lập về thực chất là đấu tranh là đấu tranh giữa cái mới đang nảy sinh và cái cũ, cái lỗi thời đang kìm hãm nó. Xu hướng chung, tất yếu của đấu tranh là cái mới ra đời chiến thắng cái cũ.
Sự đấu tranh của các mặt đối lập được chia làm nhiều giai đoạn. Thông thường, khi nó mới xuất hiện, các mặt đối lập chưa thể hiện rõ xung khắc gay gắt, người ta gọi đó là giai đoạn khác nhau. tất nhiên, không phải sự khác nhau nào cũng được gọi là mâu thuẫn. Chỉ có những khác nhau nào tồn tại trong một sự vật nhưng liên hệ hữu cơ với nhau, phát triển ngược chiều nhau, tạo thành động lực bên trong của sự phát triển thì các mặt đối lập ấy mới hình thành bước đầu của một mâu thuẫn. Khi các mặt đối lập của một mâu thuẫn phát triển tới giai đoạn xung đột gay gắt thì nó biến thành độc lập. Lúc này, cái cũ sẽ bị cái mới đánh bại, mất đi, cái mới ra đời thay thế vào chỗ cái cũ. Như vậy, sự thống nhất của các mặt đối lập cũ nay đã bị thay thế bởi sự thống nhất của cái mặt đối lập mơí. Các mặt đối lập mới sinh ra lại tiếp tục đấu tranh, chuyển hoá thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn được giải quyết thì sự vật mới xuất hiện. Cứ thế, đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sự vật phát triển, biến đổi không ngừng, từ thấp lên cao. Chính vì vậy, ta có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng: “Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”.
2. Chuyển hoá của các mặt đối lập.
Trước hết, cần phân biệt rõ ràng rằng không phải bất kỳ sự đấu tranh của các mặt đối lập đều dẫn tới sự chuyển hoá giữa chúng. Chỉ có sự đấu tranh của các mặt đối lập phát triển tới một trình độ nhất định, hội đủ các điều kiện cần thiết thì mới dẫn tới chuyển hoá, bài trừ và phủ định nhau trong giới tự nhiên, chuyển hoá của các mặt đối lập diễn ra một cách tự phát còn trong xã hội, chuyển hoá của các mặt đối lập nhất thiết phải trải qua hoạt động có ý thức của con người.
Do vậy, ta không nên hiểu sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập chỉ là sự hoán đổi vị trí một cách đơn giản, máy móc mà phải nên hiểu rằng đó chính là mâu thuẫn chuyển hoá theo hai phương thức:
+ Mặt đối lập này chuyển hoá thành mặt đối lập kia và ngược lại nhưng tất nhiên là phải ở trình độ cao hơn xét về phương diện chất của sự vật.
Thí dụ: Các yếu tố trong lòng xã hội tư bản mâu thuẫn, đấu tranh, chuyển hoá lẫn nhau để chuyển sang một xã hội tiến bộ hơn, văn minh hơn: đó là xã hội XHCN.
+ Các mặt đối lập kết hợp với nhau, cùng chuyển hoá thành sự vật mới với tư cách là sự tổng hợp những yếu tố, khuynh hướng tiến bộ, tích cực của các mặt đối lập cũ.
Thí dụ: Trong sinh học, di truyền và biến dị là hai mặt đối lập hoàn toàn nhau song chúng đã kết hợp với nhau để tạo ra những giống, loài mới tốt hơn nhưng giống loài cũ song vẫn giữ được các đặc tính tốt của giống loài cũ đó.
+ Cả hai mặt đối lập đều chuyển hoá thành chất mới.
Thí dụ: Việt Nam đã có bước chuyển mạnh từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết, quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.
Vậy, mọi sự vật, hiện tượng của thế giới đều là thống nhất của các mặt đối lập. Các mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau tạo ra mâu thuẫn. Nó là hiện tượng khách quan, phổ biến của thế giới. Sự thống nhất của các mặt đối lập chỉ là tạm thời, tương đối, sự đấu tranh của các mặt đối lập mới là tuyệt đối.
Sự đấu tranh của các mặt đối lập dẫn tới sự chuyển hoá giữa chúng, làm cho mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới hình thành. Trong sự vật mới lại tồn tại mâu thuẫn mới. Các mặt đối lập trong mâu thuẫn mới lại tiếp tục đấu tranh với nhau làm sự vật ấy chuyển hoá thành sự vật mới khác tiến bộ ohưn. Quá trình đó lặp đi lặp lại không ngừng tạo nên nguồn gốc, động lực của sự phát triển, đó lạ thống nhất, sự đấu tranh của sự phát triển.
II- Đặc điểm kinh tế thị trường và thực trạng kinh tế thị trường ở Việt Nam.
1. Kinh tế thị trường là gì?
Để trả lời câu hỏi này cũng đã có rất nhiều ý kiến khác nhau của rất nhiều người. Có người cho rằng kinh tế thị trường đồng nghĩa với xã hội. Những gì diễn ra trong xã hội khi nền kinh tế hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường thì đều là kinh tế thị trường. Có người lại cho rằng kinh tế thị trường chỉ là những quan hệ kinh tế hoạt động trên cơ sở trao đổi và chỉ bằng trao đổi, người ta sẽ có được những gì mình cần, nhiều hơn và tốt hơn nếu để tự bản thân mình sx…
Song, thực tế, kinh tế thị trường hiểu một cách thấu đáo và chính xác thì nó chính là một kiểu quan hệ kinh tế – xã hội mà trong đó sản xuất và tái sản xuất xã hội gắn liền với thị trường, tức là gắn chặt với quan hệ hàng hoá - tiền tệ, với quan hệ cung - cầu…. Trong nền kinh tế thị trường, nét biểu hiện có tính bề mặt của đời sống xã hội chính là quan hệ hàng hoá.
2. Đặc điểm kinh tế thị trường XHCN.
Ngoài những nét chung với kinh tế thị trường TBCN như: mọt nền sản xuất hàng hoá với sự liên kết, trao đổi trên quy mo lớn, ở phạm vi quốc gai và quốc tế với sự phát huy đầy đủ những qui luật: quy luật giá trị, quy luật cung cầu… nền kinh tế thị trường XHCN còn có một số nét đặc trưng riêng như:
- Là một nền kinh tế nhiều thành phần nhưng dựa trên chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất, tức là sự làm chủ của người lao động đối với những tư liệu chủ yếu của xã hội.
- Trong nền kinh tế thị trường XHCN, quy luật phân phối theo lao động có điều kiện phát huy một cách đầy đủ.
- Nền kinh tế dựa trên sự hợp tác và trao đổi một cách bình đẳng và cùng có lợi giữa các dân tộc, các vùng dân cư trong mỗi quốc gia và trên thế giới.
- Nếu nền kinh tế thị trường TBCN phát triển theo hướng bất bình đẳng xã hội ngày càng sâu sắc thì nền kinh tế thị trường XHCN phát triển theo hướng ngày càng khắc phục tình trạng phân cực một cách bất hợp lý do nền kinh tế thị trường TBCN tạo ra.
3. Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.
Nước ta quá độ lên CNXH trong điều kiện nền sản xuất nhỏ là phổ biến, do đó nền kinh tế mà chúng ta đang xây dựng không phải, nói chính xác hơn là chưa phải là nền kinh tế thị trường XHCN mà mới chỉ là một nền kinh tế quá độ: Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tức là một nền kinh tế tuy còn chưa thoát khỏi những đặc điểm của kinh tế thị trường TBCN, song bước đầu đã mang những yếu tố này ngày càng lớn mạnh thay thế dần những yếu tố TBCN.
III- Kinh tế thị trường định hướng XHCN: mâu thuẫn biện chứng và phương hướng giải quyết.
Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là một nền kinh tế quá độ nên nó không thể tránh khỏi những mâu thẫn quá độ của nó. Sau đây, tôi xin lần lượt nêu ra một số mâu thuẫn và những suy nghĩ của mình về những phương hướng giải quyết chúng.
1 Thực tiễn trên thế giới cho thấy, ổn định chính trị là điều kiện hết sức cơ bản để phát triển kinh tế. Nó tạo ra môi trường để thu hút vốn đầu tư trong nước và trên thế giới, tạo điều kiện phát triển kinh tế sản xuất kinh doanh. Những thành tựu trong 10 năm đổi mới vừa qua ở nước ta cũng khẳng định điều đó. Những thành tựu đó không thể tách rời việc chúng ta giữ được ổn định về chính trị.
ổn định về chính trị lại không thể tách rời đổi mới về chính trị. Nhưng đổi mới chính trị không phải là đổi mới vô nguyên tắc, mà đổi mới là để giữ vững ổn định về chính trị, giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò tổ chức quản lý của Nhà nước XHCN. Đổi mới chính trị phải gắn liền với đổi mới về kinh tế, phù hợp với yêu cầu phát triển của kinh tế thì mới có thể tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và vai trò tổ chức quản lý của Nhà nước XHCN, và nhờ đó mới giữ vững ổn định về chính trị. song đổi mới về kinh tế cũng không phải đổi mới một cách tuỳ tiện mà theo một định hướng nhất định. Đó là chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang “nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN” hay nói ngắn gọn là kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”, và đó cũng là cơ sở để giữ vững ổn định về chính trị.
Tóm lại: ổn định và đổi mới về chính trị là hai mặt đối lập nhưng thống nhất biện chứng với nhau. Có ổn định thì mới đổi mới, và đổi mới là điều kiện để ổn định. Hai mặt đó tác động qua lại với nhau và gắn bó chặt chẽ với đổi mới kinh tế, trên nền tảng của đổi mới kinh tế.
Như vậy, chúng ta thấy trong quá trình đổi mới ở nước ta, đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, thống nhất với nhau, trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm, đổi mới chính trị phải tiến hành từng bước phù hợp với đổi mới kinh tế, đáp ứng yêu cầu của đổi mới kinh tế.
Điều khẳng định đó là sự khái quát kinh nghiệm của 10 năm đổi mới vừa qua là kết quả của việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Khái quát đó hoàn thành khoa học và có giá trị định hướng cho giai đoạn phát triển theo giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý ủa Nhà nước, theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, vấn đề lực lượng sản xuất – quan hệ sản xuất là một vấn đề hết sức phức tạp, muân thuẫn hai lực lượng này và những biểu hiện của nó xét trên phương diện triết học Mác – Lênin, theo đó lực lượng sản xuất là nội dung của sự vật còn quan hệ sản xuất là ý thức của sự vật, lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất là yếu tố động, luôn luôn thay đổi. Khi lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ nhất định thì quan hệ sản xuất sẽ không còn phù hợp nữa và trở tahnhf yếu tố kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, cần thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng một quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Chính quan hệ sản xuất tự phát triển để phù hợp với lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất,đó là qui luật kinh tế chung cho sự phát triển xã hội.
Quá trình mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiên tiến với quan hệ sản xuất lạc hậu kìm hãm nó diễn ra gay gắt, quyết liệt và cần được giải quyết. Nhưng giải quyết nó bằng cách nào? Đó chính là các cuộc cách mạng xã hội, chuyển đổi nền kinh tế mà cuộc chuyển đổi nền kinh tế ở nước ta là một ví dụ. Khi một mục tiêu, một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, thể hiện tính chất cách mạng của công cuộc đổi mới hiện nay ở Việt Nam là phấn đấu xây dựng nước ta trở thành quốc gia công nghiệp hoá, hiện đại hoá, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là chủ trường, biện pháp vừa mang tính cách mạng vừa mang tính khoa học để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nói đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước chính là nói đến nền sản xuất tiên tiến và đó chính là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, nói đến khoa học, đến sự anh minh, trí tuệ, là nói đến một phương thức tối ưu để thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu, nhằm tạo điều kiện và cơ sở vật chất cho CNXH được xây dựng và phát triển. Không thể ăn đói, mặt rách với cái cuốc trên vai cộng thêm tấm lòng cộng sản để kiến thiết CNXH, chuyển sang nền kinh tế thị trường. Khẳng định cái mới, đúng đắn tự bản thân nó đã bao gồm cả ý nghĩa phủ định gạt bỏ cả quan niệm cũ sai lầm về điều kiện và cách thức xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trước đây chúng ta thiếu quan tâm đúng mức đến vai trò của trí tuệ, khoa học, đến việc tạo lập cơ sở kinh tế vật chất của CNXH. Bằng chứng là một thời chúng ta đã coi trọng không đúng mức tầng lớp trí thức và khoa học trong môi trường tương quan với đội ngũ những người lao động khác. Do thế, hậu quả tất yếu đã xảy ra là khoa học ở nước ta chậm hoặc ít có điều kiện môi trường phát triển, đất nước không thoát khỏi nền sản xuất nhỏ nông nghiệp lạc hậu và cũng không thể nói tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:
Mâu thuẫn và phương hướng giải quyết
Trong mô hình cũ của chủ nghĩa xã hội (CNXH), sự vận hành của nhền kinh tế chủ yếu dựa trên mệnh lệnh, kế hoạch của nhà nước và một hệ thống bao cấp từ sản xuất đến tiêu dùng. Cơ chế kinh tế này, tuy có ưu điểm là tránh được sự phân cực xã hội nhưng lại bộc lộ nhiều nhược điểm cơ bản. Chẳng những các quy luật kinh tế khách quan bị coi thường, mà tính tự chủ, năng động, sáng tạo của người lao động cũng không được phát huy một cách đầy đủ. Sự nghiệp đổi mới được tiến hành hơn 10 năm qua ở nước ta gắn liền với việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường; nền kinh tế mà chúng ta đang xây dựng là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Trước đổi mới, trong quan điểm về CNXH, người ta hiểu kinh tế thị trường (KTTT) chỉ là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản (CNTB), còn trong CNXH thì sẽ không còn KTTT. Thời gian đầu của quá trình đổi mới, tuy chúng ta đã hiểu rằng KTTT là điều không thể tránh khỏi trong quá trình xây dựng CNXH, nhưng vẫn còn thái độ hoài nghi, chưa tin tưởng về khả năng dung hợp KTTT với bản chất của CNXH.
Thực tiễn đổi mới kinh tế - xã hội ở một số nước theo hướng phát triển KTTT đã chứng tỏ rằng, nền KTT mà chúng ta đang xây dựng không phải là "tàn dư" của CNTB, cũng không phải là cái mà chúng ta bị bắt buộc, phải miễn cưỡng chấp nhận. Nó cũng không phảo là "bước quá độ" trong qúa trình đi lên CNXH và sẽ được vượt qua khi CNXH đã thắng lợi. Kinh tế thị trường XHCN là bước phát triển tất yếu của nền kinh tế và nền văn minh nhân loại, là trình độ phát triển cao hơn của nền kinh tế nhân loại sau kinh tế thị trường TBCN lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới không phải là sự xoá bỏ nền KTTT nói chung, mà là sự quá độ từ nền kinh tế thị trường TBCN sang nền kinh tế thị trường XHCN.
Kinh tế thị trường XHCN, ngoài những nét chung với kinh tế thị trường TBCN như: Một nền sản xuất hàng hoá với sự liên kết và trao đổi trên quy mô rộng lớn ở phạm vi quốc gia và quốc tế, với sự phát huy đầu đủ những quy luật: quy luật giá trị, quy luật cung cầu... kinh tế thị trường XHCN còn có đặc trưng riêng của nó:
- Nền kinh tế thị trường TBCN dựa trên chế độ sở hữ tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất thì trái lại, nền kinh tế thị trường XHCN, tuy cũng là một nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng nó dựa trên chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất, tức là sự làm chủ của người lao động đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội.
- Nếu nền kinh tế thị trường TBCN lấy phân phối theo tư liệu sản xuất và theo vốn làm hình thức phân phối chủ yếu, thì trong nền kinh tế thị trường XHCN, quy luật phân phối theo lao động mới có điều kiện phát huy một cách đầy đủ.
- Nếu nền kinh tế thị trường TBCN phát triển theo hướng bất bình đẳng xã hội ngày càng sâu sắc hơn, thì kinh tế thị trường XHCN phát triển theo hướng ngày càng khắc phục tình trạng phân cực một cách bất hợp lý của xã hội do nền kinh tế thị trường TBCN tạo ra.
- Nếu nền kinh tế thị trường TBCN dựa trên sự khai thác của các quốc gia, của các khu vực phát triển đối với tài nguyên và lao động của các vùng, các nước kém phát triển, thì nền kinh tế thị trường XHCN dựa trên sự hợp tác và trao đổi một cách bình đẳng và cùng có lợi giữa các vùng dân cư trong nước và giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới.
Nước ta từ quá độ lên CNXH trong điều kiện một nền sản xuất nhò là phổ biến; do đó, nền kinh tế mà chúng ta xây dựng chưa phải là nền kinh tế thị trường XHCN, mà là một nền kinh tế quá độ: nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, từ một nền KTTT tuy còn chưa thoát khỏi những đặc điểm của kinh tế thị trường TBCN, nhưng bước đầu đã mang những yếu tố XHCN và những yếu tố này ngày càng lớn mạnh lên thay thế dần những yếu tố TBCN.
Nền KTTT định hướng XHCN là một nền kinh tế quá độ, nên nó không tránh khỏi những mâu thuẫn quá độ của nó. Sau đây, chúng tôi xin lần lượt nêu ra một số mâu thuẫn và những suy nghĩ của mình về những phương hướng giải quyết chúng.
Một là, nền KTTT trong điều kiện sản xuất nhỏ là phổ biến như ở nước ta thì tất nhiên chưa thể thoát khỏi tính tự phát TBCN. Việc định hướng nền kinh tế nước ta đi lên CNXH không phải là sự phát triển tự phát, mà là kết quả của sự nhận thức và vận dụng một cách tự giác xu hướng và quy luật khách quan của sự phát triển xã hội trong thời đại ngày nay. Như vậy, phát triển nền KTTT định hướng XHCN đã bao hàm sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập, tính tự phát và tính tự giác trong sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trong thời gian hiện nay, tính tự phát vẫn còn là cái cần thiết và không tránh khỏi trong việc điều chỉnh mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng, trong việc giải quyết những khó khăn về việc làm, trong lưu thông hàng hoá v.v... Tuy vậy, nếu để nền kinh tế phát triển chủ yếu là tự phát thì không thể thực hiện được những mục tiêu của CNXH. Còn hoạt động tự giác là hoạt động dựa trên sự nhận thức đúng đắn xu thế tất yếu và quy luật khách quan của đời sống xã hội, nhưng nếu có sai lầm trong nhận thức, nhất là sai lầm trên bình diện quốc gia, thì hậu quả của nó thật khôn lường. Giải quyết mâu thuẫn giữa tính tự giác và tính tự phát trong phát triển kinh tế - xã hội là hết sức khó khăn, phức tạp, không phải là trong một lúc có thể xoá bỏ hoàn toàn tính tự phát, biến mọi hoạt động của con người thành hoạt động tự giác, mà là phát huy ngày càng cao tính tự giác trên cơ sở nâng cao năng lực nhận thức khoa học cũng như năng lực tổ chức, quản lý, phối hợp hoạt động trên bình diện xã hội, hạn chế dần lĩnh vực tự phát của hoạt động của con người trong xã hội.
Hai là,phát triển KTTT trong thời kỳ quá độ tức là chấp nhận sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế, trong đó có thành phần kinh tế TBCN, chấp nhận các hình thức sở hữu và kinh doanh có thuê mướn lao động và có bóc lột sức lao động; trong khi đó, mục tiêu lâu dài của cách mạng XHCN là xoá bỏ bóc lột. ở đây, một số mối quan hệ có mâu thuẫn cần được nghiên cứu và giả quyết thoả đáng, đó là mối quan hệ giữa các lợi ích: lợi ích của người lao động và lựi ích của người thuê mướn lao động, mối quan hệ giữa sự phát triển của kinh tế tư nhân với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
Không có cơ sở để khẳng định rằng, trong thời kỳ quá độ lên CNXH, hình thức kinh doanh có thuê mướn lao động sẽ càng ngày càng giảm đi. Cũng là sai lầm nếu cho răng, chỉ có thành phần kinh tế nhà nước và thành phần kinh tế hợp tác xã là phát triển theo định hướng XHCN và sẽ thay thế dần các thành phần kinh tế còn lại. Theo chúng tôi, tất cả các thành phần kinh tế đều phát triển theo một định hướng duy nhất: định hướng XHCN. Cùng với sự trưởng thành của CNXH, các thành phần kinh tế có thuê mướn lao động sẽ giảm dần mức độ bóc lột của nó. Tất nhiên, điều này chỉ có thể và hoàn toàn có thể thực hiện được trong điều kiện có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sự quản lý của Nhà nước XHCN, sự chủ đạo cảu thành phần kinh tế nhà nước, sự lớn mạnh của thành phần kinh tế hợp tác.
Trong việc giải quyết mối quan hệ có mâu thuẫn giữa lợi ích người thuê mướn lao động và người lao động làm thuê, theo chúng tôi, đó là sự kết hợp hài hoà các lợi ích của người lao động và lợi ích của người thuê mướn lao động và lợi ích của nhà nước. Sự bất công trong mối quan hệ giữa các lợi ích đều có tác dụng kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế.
Nhà nước- bằng hệ thống pháp luật và chính sách kinh tế, xã hội của mình - vừa khuyến khích lợi ích chính đáng và tính tích cực, sáng tạo của những nhà kinh doanh, vừa hạn chế sự bóc lột và những hiện tượng tiêu cực trong hoạt động kinh doanh của họ. Nhà nước thông qua nguồn thuế thu được và các khoản đóng góp khác từ các cơ sở kinh doanh mà mở rộng, phát triển các chương trình xã hội, tuy nhiên, sự điều tiết thu nhập thông qua các chính sách thuế, nếu không được thực hiện một cách hợp lý sẽ có tác động tiêu cực đến việc khuyến khích đầu tư. Kinh nghiệm của một số nước Bắc âu trong những năm 80 cho thấy điều đó. Ngoài ra, Nhà nước cần khuyến khích mọi cơ sở kinh doanh tham gia vào những công trình phúc lợi tập thể, tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động, tham gia vào hoạt động nhân đạo,v.v...
Ba là, một mặt, phát triển KTTT trong điều kiện xuất phát từ sản xuất nhỏ thì xã hội chưa thể tránh khỏi những yếu tố của kinh tế thị trường TBCN, sự cạnh tranh (kể các cạnh tranh không lành mạnh), sự phá sản, tình trạn thất nghiệp, sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng và các bộ phận dân cư, và nhất là không thể tránh khỏi những tệ nạn xã hội do mặt trái của KTTT gây ra dẫn đến sự bất bình đẳng và bất công xã hội. Mặt khác, định hướng XHCN không cho phép sự bất bình đẳng phát triển thành sự phân cực xã hội, không cho phép đẩy những người lao động vào tình trạng thất nghiệp, không thể chấp nhận tình trạng bất công, tiêu cực ngày càng gia tăng. Một mâu thuẫn nữa lại xuất hiện: mâu thuẫn giữa bình đẳng, công bằng xã hội với tính cách là mục tiêu của CNXH với tình trạng bất bình đẳng, bất công không thể tránh khỏi do mặt trái của KTTT làm nảy sinh.
KTTT chỉ là phương tiện, là con đường để thực hiện các mục tiêu của CNXH, CNXH không chỉ phấn đấu đạt trình độ phát triển cao về đời sống vật chất và tinh thần, mà vấn đề quan trọng hơn là công bằng xã hội. Hơn nữa, không chỉ là công bằng xã hội, mà còn là bình đẳng xã hội.
KTTT, tuy có mặt trái không thể tránh khỏi của nó, nhưng về cơ bản và lâu dài, nó là một trong những điều kiện để thực hiện công bằng và bình đẳng xã hội. Trong điều kiện hiện nay, công bằng xã hội phải được hiểu ở cả hai mặt: mặt bình đẳng và mặt bất bình đẳng. Bên cạnh việc phấn đấu cho bình đẳng xã hội, chúng ta phải chấp nhận những bất bình đẳng hợp lý do yêu cầu khắt khe của KTTT. Chỉ có thể thực hiện sự bình đẳng từng mặt, chứ chưa thể thực hiện được sự bình đẳng hoàn toàn. Trong thời kỳ quá độ, kể cả trong CNXH, chỉ có thể thực hiện bình đẳng về cơ hội; còn về mặt hưởng thụ thì trước mắt chỉ có thể phấn đấu thực hiện bình đẳng ở sự thoả mãn một số nhu cầu cơ bản nhất, rồi dần dần phát triển lên.
Bốn là, lợi ích là một trong những động lực của tăng trưởng kinh tế; do đó, để thực hiện tăng trưởng kinh tế cần phải coi trọng mọi lợi ích: lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội. Trong thời kỳ quá độ và kể cả trong CNXH, mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và ích xã hội chẳng những không mất đi mà còn có những diễn biến phức tạp hơn. Điều này có thể chứng minh được một cách dễ dàng. Bởi vì, trong CNXH, mọi cá nhân sẽ có điều kiện tốt hơn để phát triển về năng lực và nhu cầu. Sự phát triển nhu cầu và lợi ích xã hội nếu không được giải quyết một cách đúng đắn sẽ biểu hiện thành những hiện tượng bất công xã hội. Trong mối quan hệ này, nếu lợi ích của cá nhân bị vi phạm thì xã hội sẽ mất đi một động lực to lớn của sự phát triển xã hội. Còn ngược lại, nếu cá nhân có lợi, nhưng lợi ích của xã hội bị vi phạm, thì nạn nhân của sự bất công lại là cộng đồng xã hội, chẳng hạn, vì lợi ích cá nhân ích kỷ mà trong sản xuất kinh doanh và trong các hoạt động xã hội khác, người ta có thể phá hoại môi trường sống, có thể làm tất cả những việc phi pháp, phi đạo đức, phi nhân tính, miễn là những việc làm đó đem lại thu nhập cao cho họ. Trong trường hợp này, khi một tối thiểu số cá nhân được hưởng lợi lớn thì cộng đồng xã hội lại phải gánh chịu những thiệt hại to do những cá nhân đó gây ra.
Chúng ta cần phân biệt lợi ích chính đáng với lợi ích ích kỷ của cá nhân. Lợi ích chính đáng của cá nhân là động lực phát triển của xã hội, là cái mà xã hội phải tôn trọng và phát huy; còn lợi ích ích kỷ của cá nhân là nguồn ốc của chủ nghĩa cá nhân.
Chủ nghĩa cá nhân là nguyên nhân dẫn đến sự thoái hoá, biến chất, ăn cắp, tham nhũng của một số không ít cán bộ trong bộ máy nhà nước. Nếu xã hội khong có những biện pháp tích cực và có hiệu quả thì nưhngx tệ nạn này chẳng những không giảm đi, mà trái lại sẽ càng gia tăng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35261.doc