MỤC LỤC
I.QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH 3
1. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG 4
2. PHÂN TÍCH NGÀNH 6
3. PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP 7
3.1. Phân tích theo mô hình SWOT 7
3.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp 8
3.3. Phân tích phi tài chính 9
II. LÝ THUYẾT ĐỊNH GIÁ 9
1.LÝ THUYẾT CHUNG VỀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN 9
2.CÁC MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU 11
III.ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU BẰNG MÔ HÌNH CHIÊT KHẤU CỔ TỨC 11
1. Ý TƯỞNG CHUNG 11
2.MÔ HÌNH CHIẾT KHẤU CỔ TỨC 12
2.1. Các bước xác định 13
2.1.1. Bước 1 : xác định tỷ lệ chiết khấu 13
2.1.2.Bước 2: Các phương pháp định lượng g 16
2.1.3. Bước 3: Tính toán giá trị hiện tại của luồng cổ tức 18
2.2- Các mô hình chiết khấu luồng cổ tức 18
2.2.1- Mô hình tổng quát 18
2.2.2- Mô hình công ty tăng trưởng ổn đinh (Mô hình 1 giai đoạn – Mô hình Gordon): 19
2.2.3- Mô hình hai giai đoạn 21
2.2.4- Mô hình 3 giai đoạn 25
2.3- Ưu nhược điểm của phương pháp chiết khấu luồng cổ tức 26
IV.ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ 27
1. PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ GIÁ / THU NHẬP (P/E) 27
1.1.Một vài nét chung về EPS 27
1.1.1. Khái niệm EPS 27
1.1.2.Tầm quan trọng của EPS 27
1.1.3. Phân loại EPS 27
1.2. Khái niệm về P/E 33
1.3. Phân loại P/E 33
1.4.Ý nghĩa phân tích của hệ số P/E 35
1.5.Các nhân tố ảnh hưởng tới P/E 37
1.6. Ưu điểm và nhược điểm của P/E 39
2. PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ P/BV 41
2.1.Khái niệm P/BV 41
2.2.Công thức tính: 42
2.3.Ý nghĩa phân tích của hệ số P/BV 42
2.4. Ưu nhược điểm của P/BV 43
3. PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ P/S 44
3.1.Công thức tính 44
3.2. Ưu nhược điểm của P/S 44
4.1.Công thức tính 45
4.2. Ưu nhược điểm của P/CF 45
45 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 11863 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mô hình chiết khấu cổ tức (DDM) và Mô hình phân tích tỉ số (P-E, P-S…), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng vốn cổ phần và vốn vay tương ứng.
T là thuế suất
Từ công thức trên ta có thể suy ra công thức tính lợi tức yêu cầu đối với cổ phiếu:
re = ra + (D/E)*[ra – rd*(1-t)]
Từ công thức trên ta thấy:
Khi công ty phát hành cổ phiếu thì ra =re. Khi công ty vay thêm vốn thì rủi ro cho cổ đông tăng thêm và nếu vay vốn càng nhiều (tỷ lệ D/E lớn) thì độ rủi ro cho cổ đông càng lớn, vì vậy cổ đông yêu cầu lợi tức đầu tư phải càng cao.
Tuy nhiên vấn đề cần lưu ý là đối với trường hợp công ty phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng thì chưa thể áp dụng các công thức trên để ước tính r vì chưa có căn cứ về mức độ rủi ro của công ty. Vì thế để có thể xác định được tỷ suất thu nhập dự tính này người đầu tư cần phải căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận dự tính của các cổ phiếu có cùng mức độ rủi ro với cổ phiếu cần định giá, vì như chúng ta đều biết, để đảm bảo điều kiện cân bằng trong các thị trường vốn hoạt động một cách hoàn hảo thì tất cả các loại chứng khoán có cùng mức độ rủi ro đều phải được chào bán với cùng một tỷ suất thu nhập dự tính.
Mô hình tăng trưởng cổ tức
Giả định công ty có tỷ lệ tăng trưởng cổ tức cố định g, giá bán cổ phiếu là P0, cổ tức vừa trả là D0,k là tỷ lệ lợi tức yêu cầu của nhà đầu tư và thị trường là hoàn hảo, do vậy giá cổ phiếu phản ánh đúng giá trị cổ phiếu.
Ta có:
P0 = =
K= + g
Nếu công ty có chứng khoán mua bán trên thị trường , ta có thể quan sát ngay được D0,P0, chỉ có g thì phải ước lượng.
Ví dụ: thị giá cổ phiếu hiện tại là 44USD, trả cổ tức năm ngoái là 2 USD. Công ty duy trì tốc độ tăng trưởng 10%/năm, tỷ lệ lợi tức yêu cầu sẽ là:
k= *100 + 10% = 15%
2.1.2.Bước 2: Các phương pháp định lượng g
Cách 1:Xác định tốc độ tăng trưởng cổ tức dựa trên mức tăng trưởng cổ tức trung bình của quá khứ
g =
Cách 2: Sử dụng các mô hình kinh tế lượng
Tốc độ tăng trưởng theo phương pháp trung bình:
Hàm hồi quy:
Ln(D) = -1.288 + 0.1335t
Tốc độ tăng trưởng là 13.35%
STT
Năm
Cổ tức
Ln(D)
1
1991
0.42
-0.868
2
1992
0.41
-0.892
3
1993
0.4
-0.916
4
1994
0.58
-0.545
5
1995
0.65
-0.431
6
1996
0.72
-0.329
7
1997
0.82
-0.198
8
1998
0.93
-0.073
9
1999
1.07
0.0677
10
2000
1.27
0.239
Cách 3: Phương pháp phân tích cơ bản
g = ROE *b
g = ROE*(1 - )
Trong đó:
b là tỷ lệ phần trăm lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư
b = 1- tỷ lệ chia cổ tức =1 -
ROE = = .
Việc tính tỷ lệ tăng trưởng cổ tức của công ty phải dựa trên đánh giá tiềm năng phát triển công ty về lâu dài, chứ không chỉ đơn thuần trong một số năm tới , vì tốc độ tăng trưởng g được giả định là mức tăng trưởng đều đặn của công ty trong suốt thời gian hoạt động. Do vậy các số liệu để tính toán g phải là mức dự đoán bình quân lâu dài.
Ví dụ: Công ty A có tổng tài sản 200 tỷ,
Hệ số nợ là 0,75
Lãi ròng dự kiến là 15 tỷ, trong đó lợi nhuận dành chia cổ tức là 3 tỷ
=> Dự báo mức tăng trưởng cổ tức trong tương lai?
=>
Chú ý:
Khi dự đoán tỷ lệ tăng trưởng, chúng ta phải lưu ý rằng không chỉ một mình cổ tức tăng trưởng với tốc độ đó, mà các chỉ số tài chính quan trọng khác mà quan trọng nhất là lợi nhuận cũng phải phải tăng trưởng với cùng tốc độ. Khi đó tỷ lệ tăng trưởng của cổ tức sẽ được lợi nhuận và các chỉ số khác hỗ trợ, và vì thế được duy trì bền vững. Ngoài ra chúng ta phải lưu ý rằng tỷ lệ tăng trưởng bền vững này chỉ có thể nhỏ hơn hay cao nhất là bằng tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế. Không có doanh nghiệp nào có thể tăng trưởng mãi mãi với tốc độ cao hơn tỷ lệ tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Việc xác định giá trị cổ phiếu phụ thuộc rất lớn vào ước tính tỷ lệ tăng trưởng cổ tức thời kỳ tăng trưởng và vô thời hạn. So với việc xác định tỷ lệ tăng trưởng vô thời hạn, việc xác định tỷ lệ tăng trưởng cổ tức trong tương lai gần 5 năm, thậm chí 15 năm tới thường dễ hơn và chính xác hơn. Nó có thể rất cao tùy theo từng công ty. Tuy nhiên cho thời gian dài vô hạn định, theo thống kê, các chuyên gia phân tích tài chính quốc tế thường dùng con số khá phổ biến chạy trong khoảng 5-7%.
2.1.3. Bước 3: Tính toán giá trị hiện tại của luồng cổ tức
Giá trị hiện tại của cổ tức được xác định theo từng mô hình định giá cổ phiếu bằng chiết khấu luồng cổ tức cụ thể bao gôm: mô hình công ty tăng trưởng ổn định, mô hình 2 giai đoạn, mô hình 3 giai đoạn
2.2- Các mô hình chiết khấu luồng cổ tức
2.2.1- Mô hình tổng quát
Khi một nhà đầu tư mua cổ phiếu, họ kỳ vọng nhận được hai loại dòng tiền: dòng tiền cổ tức trong thời gian họ nắm giữ cổ phiếu và dòng tiền bằng với giá bán khi họ quyết định bán ra cổ phiếu. Thế nhưng giá bán của cổ phiếu lại cũng lại được dự đoán dựa vào những cổ tức mà cổ phiếu đó đem lại trong tương lai. Do đó, giá trị nội tại của cổ phiếu chính là giá trị hiện tại của toàn bộ cổ tức mà cổ phiếu đó mang lại trong thời gian vô thời hạn. Hay nói một cách khác, chúng ta có thể giả sử chúng ta nắm giữ cổ phiếu và hưởng cổ tức vô thời hạn. Giá trị hiện tại của toàn bộ cổ tức này chính là giá trị nội tại của cổ phiếu.
Nếu bán cổ phiếu
Trong đó:
D0: cổ tức năm vừa qua
g: Tốc độ tăng trưởng của cổ tức
r: tỷ lệ sinh lời yêu cầu
Pn: giá bán năm thứ n
Nếu không bán cổ phiếu:
Ví dụ: Công ty cổ phần A năm trước chia lợi tức cổ phần cho cổ đông thường ở mức 2.400đ/CP
Dự kiến trong 3 năm tới lợi tức cổ phần tăng đều đặn hàng năm là 6%
Một nhà đầu tư đang cân nhắc mua cổ phiếu A tại thời điểm hiện hành, sau 3 năm bán đi với giá 48.400đ/CP.
Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của người đầu tư là 12%
Nhà đầu tư chấp nhận mua cổ phiếu A với giá bao nhiêu ?
= 40.905đ/CP.
2.2.2- Mô hình công ty tăng trưởng ổn đinh (Mô hình 1 giai đoạn – Mô hình Gordon):
Tăng trưởng ổn định
Gn
Mô hình này áp dụng cho cổ phiếu đang trong giai đoạn ổn định với tốc độ tăng trưởng cổ tức không đổi và bền vững.
Trong trường hợp này mô hình định giá cổ phiếu như sau:
(1)
Trong đó:
D0 là cổ tức hiện tại của cổ phiếu và g là tốc độ tăng trưởng cổ tức. Giả sử rằng k>g, chúng ta nhân 2 vế của phương trình (1) với , sau đó trừ vế với vế cho (1) chúng ta được:
Bởi vì chúng ta giả định k>g nên:
tiến đến 0. Do đó là:
P* [ - 1] = D0 hay P*[ ] = D0
Suy ra:
P = (2)
Công thức trên còn gọi là mô hình định giá cổ tức của Gordon bởi vì nó do Myron J. Gordon phát triển từ công trình nghiên cứu của người đi trước là John Wiliams.
Ví dụ: Công ty cổ phần A năm trước đã trả mức cổ tức là 3500đ/CP. Tình hình sản xuất kinh doanh đang rất thuận lợi và công ty dự tính mức tăng cổ tức đều đặn hàng năm là 4%.
Nhà đầu tư X yêu cầu mức sih lời đối với cổ phiếu A là 22%. Nếu thị giá cổ phiếu A hiện đang là 23.100đ/CP thì ông X có mua cổ CP A không?
Giá cổ phiếu A ước tính là:
20.222,22 < 23.100 à ông X sẽ không mua cổ phiếu A.
Trường hợp tốc độ tăng trưởng cổ tức bằng không
Đây là một trường hợp đặc biệt của mô hình tốc độ tăng trưởng cổ tức không đổi khi g=0. Khi đó:
Giá trị nội tại của cổ tức =
P =
2.2.3- Mô hình hai giai đoạn:
Mô hình chiết khấu luồng cổ tưc đươc xây dựng trên giả định thu nhập của cổ phiếu thường là cổ tức và luồng cổ tức tăng trưởng đều hang năm với tốc độ tăng trưởng g. Tuy nhiên, trong thực tế, rất ít công ty có thể đạt được việc duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định trong một thời gian dài. Dựa vào giả định, công ty có chính sách duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định cho các giai đoạn khác nhau. Đối với công ty có hai giai đoạn phát triển:
Tăng trưởng cao
Tăng trưởng ổn định
T
gst
ggh
Mô hình này áp dụng cho công ty đang ở giai đoạn tăng trưởng của chu kỳ kinh doanh, khi cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng cao trong một số năm sau đó trở về tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững.
Giá trị nội tại của cổ phiếu = Giá trị hiện tại của cổ tức trong thời gian tăng trưởng nóng (giai đoạn 1) + Giá trị hiện tại của cổ tức trong thời gian tăng trưởng ổn định (giai đoạn 2)
G T g
Giả sử cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng cổ tức G trong T năm đầu, sau đó chỉ tăng với tốc độ là g. Khi đó công thức (2) có thể viết thành:
Nếu tách riêng giai đoạn cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng là g, chúng ta thấy nó tương đương và phù hợp với mô hình định giá có tốc độ tăng trưởng không đổi, D0 chính là cổ tức của năm thứ T và D1 chính là cổ tức của năm thứ T+1. Do đó, có thể áp dụng (2) cho giai đoạn này như sau:
Ta lại có:
Lần lượt thay vào phương trình trên, ta có công thức tổng quát của mô hình hai giai đoạn :
Ví dụ 1 : Cổ phiếu Y có hai giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn 1 gồm 5 năm với tỷ lệ tăng trưởng 20%/năm, và giai đoạn hai, từ năm thứ sáu trở đi, tăng trưởng bền vững với tỷ lệ 7%/năm. Để đơn giản ta giả sử tỷ lệ lợi nhuận mong đợi hay chi phí vốn chủ sỡ hữu trong cả hai giai đoạn đều là 15%.
Sau đó chúng ta chiết khấu giá trị vừa tính bên trên cùng với các dòng tiền cổ tức giai đoạn 1 về hiện tại theo bảng sau:
Ví dụ 2: Công ty cổ phần A vừa công bố trả cổ tức là 1.000đ/CPT
Hội đồng cổ đông vừa thông qua định hướng phân chia cổ tức trong thời gian tới như sau:
- 3 năm tới, mức tăng cổ tức mỗi năm là 12%
- Những năm tiếp theo, mức tăng cổ tức hàng năm ổn định là 6%
Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của cổ đông là 15% /năm
=> Hãy ước tính: giá cổ phiếu của công ty tại thời điểm hiện hành?
Giá cổ phiếu sau 1 năm nữa ?
Giá cổ phiếu sau 4 năm nữa ?
* Giá cổ phiếu A tại thời điểm hiện hành là:
=2.858 đ/CP
* Giá cổ phiếu A sau 1 năm nữa là:
= 2.153 + 12.511= 14.664 đ /CP.
* Giá cổ phiếu A sau 4 năm nữa là:
=17.540 đ/CP.
2.2.4- Mô hình 3 giai đoạn
High growth
Transition
Stable growth
n1
n2
ggh
gst
Vận dụng cách tính cơ bản của hai mô hình nói trên, chúng ta có thể áp dụng cho những cổ phiếu có cổ tức phát triển theo nhiều gian đoạn khác nhau, chẳng hạn như mô hình 3 giai đoạn: cổ tức tăng trưởng mạnh, giảm dần, và trở lại tăng trưởng bền vững.
Giá trị nội tại của cổ phiếu = Giá trị hiện tại của cổ tức trong thời gian tăng trưởng nóng (giai đoạn 1) + Giá trị hiện tại của cổ tức trong thời gian giảm dần(giai đoạn 2)+ Giá trị hiện tại của cổ tức trong thời gian tăng trưởng ổn định (giai đoạn 3)
2.3- Ưu nhược điểm của phương pháp chiết khấu luồng cổ tức
Phương thức chiết khấu dòng cổ tức đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ sử dụng và là cơ sở cho các mô hình khác. Mô hình này áp dụng để định giá cổ phiếu trong các trường hợp tốc độ tăng trưởng cổ tức bằng 0, hoặc bằng g không đổi và ngay cả trong trường hợp tốc độ tăng trưởng cổ tức thay đổi qua từng thời kỳ(tuy có phức tạp nhưng vẫn có thể tính được) nhưng mô hình lại không áp dụng được trong trường hợp công ty giữ lại toàn bộ lợi nhuận cho tái đầu tư và trong trả cổ tức cho cổ đông. Cổ tức chỉ là một trong hai mục tiêu của nhà đầu tư khi mua cổ phiếu. Đôi khi nhà đầu tư vẫn chấp nhận mua cổ phiếu trong trường hợp công ty không trả cổ tức vì khi ấy mục tiêu của nhà đầu tư lợi vốn chứ không phải cổ tức. Trong trường hợp này mô hình định giá cổ phiếu dựa vào chiết khấu cổ tức như vừa ở trên không áp dụng được.
IV.ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ
1. PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ GIÁ / THU NHẬP (P/E)
1.1.Một vài nét chung về EPS
1.1.1. Khái niệm EPS
EPS (Earning Per Share) là lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu. Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.1.2.Tầm quan trọng của EPS
EPS là một trong những chỉ tiêu được trích dẫn thường xuyên nhất trong phân tích tài chính vì chỉ số P/E được sử dụng rộng rãi như một tiêu chuẩn so sánh cho các quyết định đầu tư. Do vậy, việc tính toán và trình bày EPS có thể ảnh hưởng quan trọng đến giá cổ phiếu của công ty. EPS còn được dùng như một công cụ để đánh giá việc thực hiện của ban điều hành công ty. Tiền thưởng của HĐQT, ban điều hành có thể trên cơ sở sự tăng trưởng EPS. Bởi vậy, nó tạo một sức ép rất lớn đối với ban điều hành công ty trong việc tăng trưởng EPS. Ban điều hành có thể cố tình tạo một kết quả EPS có lợi hơn cho mình và công ty. Khi nghiên cứu về EPS cần lưu ý, mục tiêu chính của EPS là để đánh giá kết quả thực hiện của một công ty và nó đặc biệt quan trọng để so sánh kết quả của một công ty qua các kỳ khác nhau và so sánh việc thực hiện của vốn chủ sở hữu của công ty với công ty khác.
1.1.3. Phân loại EPS:
Eps cơ bản:
Cách tính:
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 30 và Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 33, EPS cơ bản được tính bằng cách chia tổng lãi (lỗ) thuần thuộc các cổ đông phổ thông cho số bình quân gia quyền cổ phiếu phổ thông lưu hành trong kỳ.
Theo Thông tư số 21/2006/TT-BTC hướng dẫn Chuẩn mực VAS 30, tổng số lãi thuần phân bổ cho các cổ đông phổ thông là lãi (lỗ) thuần sau thuế thu nhập doanh nghiệp (-) đi các số điều chỉnh giảm và (+) thêm các khoản điều chỉnh.
Các khoản điều chỉnh giảm lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế gồm trả cổ tức cổ phiếu ưu đãi, cổ tức thiểu số, khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị hợp lý của khoản thanh toán và giá trị ghi số khi mua lại cổ phiếu ưu đãi,…
Các khoản điều chỉnh tăng lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế như khoản chênh lệch nhỏ hơn giữa giá trị hợp lý của khoản thanh toán và giá trị ghi số khi mua lại cổ phiếu ưu đãi.
Thông tư 21 không đề cập đến việc phải điều chỉnh giảm các khoản lãi không dành cho cổ đông phổ thông như quỹ khen thưởng khách hàng, quỹ thưởng cho HĐQT, đặc biệt là quỹ khen thưởng phúc lợi dành cho nhân viên. Những khoản này, theo chuẩn mực kế toán quốc tế, được ghi nhận là các khoản chi phí để trừ ra khỏi lãi dành cho cổ đông. Sau một năm hoạt động có lãi, các công ty thường dành 5 - 15%, thậm chí 20% tổng số lãi thuần sau thuế để chi cho nhân viên dưới hình thức chia cho quỹ khen thưởng, phúc lợi.
Riêng quỹ dự phòng tài chính, hiện nay, Luật Doanh nghiệp không quy định cụ thể về mức trích lập quỹ này trong các CTCP nói chung, nhưng nhiều loại hình DN vẫn thực hiện trích lập quỹ này như một cách để góp phần điều tiết thu nhập của DN. Đây là quỹ thuộc sở hữu của các cổ đông phổ thông và không phải loại trừ ra khỏi lãi khi tính EPS.
Trường hợp gộp, chia tách và thưởng cổ phiếu, theo Thông tư 21, sẽ không có bất cứ một sự tăng, giảm về dòng tiền hay tài sản và nguồn vốn đối với công ty. Bởi vậy, trong những sự kiện đó thì cổ phiếu gộp, chia tách, thưởng dù phát sinh bất cứ thời điểm nào trong kỳ cũng phải được tính vào ngày đầu tiên của năm báo cáo. Đồng thời, điều chỉnh tương ứng cho số cổ phiếu của những năm trước để có tính so sánh giữa các năm. Thông tư 21 không đề cập đến việc chia cổ tức bằng cổ phiếu, nhưng bản chất của việc chia cổ tức bằng cổ phiếu cũng giống như thưởng cổ phiếu, điều này được ghi rất rõ trong chuẩn mực kế toán quốc tế. Do đó, hướng dẫn kế toán Việt Nam nên bổ sung việc chia cổ tức bằng cổ phiếu để việc thực hiện tại các công ty được dễ dàng hơn.
Ghi chú: * Mặc dù thưởng hay chia cổ tức bằng cổ phiếu được thực hiện ngày 30/6/2008, nhưng khi lập báo cáo tài chính năm 2008, công ty sẽ phải tính số cổ phiếu tăng thêm ngay từ ngày đầu năm 1/1/2008. Nếu lập báo cáo quý II/2008, tính EPS của 4 quý gần nhất cho đến ngày 30/6/2008 thì số cổ phiếu tăng thêm này được tính từ ngày 1/7/2007.
** Trong báo cáo tài chính năm 2008, để thấy được xu hướng EPS qua các năm, chúng ta phải điều chỉnh lại EPS năm 2007 và các năm trước đó bằng cách tăng số cổ phiếu thưởng của năm 2008 vào cả năm 2007 và các năm trước đó. Nếu không điều chỉnh số 2 triệu cổ phiếu thưởng cho năm 2007, thì EPS gốc 2007 là 3.400 đồng, cao hơn so với năm 2008, sẽ không phản ánh đúng xu hướng EPS.
Phát hành quyền mua (rights issue)
Đó là phát hành quyền mua cổ phiếu mới cho các cổ đông hiện hữu với giá thấp hơn giá thị trường hiện tại. Do vậy, ở đây đã bao gồm một yếu tố thưởng. Để tính EPS khi phát hành quyền mua, đầu tiên chúng ta cần tính giá quyền mua lý thuyết.
Ví dụ: Công ty HAP có 3.850.250 CP đang lưu hành từ đầu năm 2006. Ngày 16/6/2006, HAP phát hành thêm 1.925.125 CP (2 CP hiện hữu được quyền mua 1 CP mới) với giá 25.000 đồng/CP. Giá cổ phiếu ngày cuối cùng chốt danh sách phát hành ngày 15/6/2006 là 55.000 đồng/CP. Yêu cầu tính: 1) Giá lý thuyết quyền mua 1 CP? 2) EPS năm 2006? Biết rằng, lãi thuần sau thuế năm 2006 là 16 tỷ đồng. 3) Tính EPS điều chỉnh cho năm 2005 và 2004? Biết rằng, lãi thuần năm 2005 là 14,58 tỷ đồng và EPS gốc năm 2004 là 4.492 đồng.
Lời giải:
1. Giá lý thuyết quyền mua 1 CP:
- Trước khi phát hành: 2 CP x 55.000 = 110.000 đồng.
- Phát hành quyền mua: 1 CP x 25.000 = 25.000 đồng.
- Giá trị lý thuyết của 3 CP = 110.000 + 25.000 = 135.000 đồng.
- Giá quyền mua lý thuyết mỗi cổ phiếu bình quân = 135.000/3 = 45.000 đồng.
2. Tính EPS cho năm 2006:
- Số cổ phiếu trước ngày phát hành quyền mua là 3.850.250 CP sẽ được nhân với tỷ lệ giữa giá thị trường ngày cuối cùng trước khi phát hành (55.000 đồng/CP) và giá lý thuyết quyền mua (45.000 đồng/CP).
- Số cổ phiếu bình quân của cả năm được tính theo 2 giai đoạn: giai đoạn 1, từ 1/1 - 15/6/2006, tức 5,5 tháng: 3.850.250 CP x 5,5/12 tháng x 55/45 = 2.156.853 CP; giai đoạn 2, từ 15/6 - 31/12/2006, tức 6,5 tháng: (3.850.250 + 1.925.125) x 6,5/12 tháng = 3.128.328 CP. Vậy, số cổ phiếu lưu hành bình quân trong năm = 5.285.181 CP.
- EPS năm 2006 = 16 tỷ đồng/5.285.181 CP = 3.027 đồng.
Lưu ý, nếu tính theo quy định hiện hành, số cổ phiếu giai đoạn 1 không điều chỉnh nhân với hệ số thưởng 55/45. Do đó, số cổ phiếu giai đoạn 1 chỉ là: 3.850.250 x 5,5/12 tháng = 1.764.698 CP, nên số cổ phiếu bình quân năm 2006 sẽ là: 1.764.698 + 3.128.328 = 4.893.026 CP. Vì vậy, EPS 2006 tính theo cách không điều chỉnh hệ số thưởng sẽ là: 6 tỷ đồng/4.893.026 = 3.270 đồng.
3. Tính EPS điều chỉnh cho năm 2005 và năm 2004:
- EPS điều chỉnh = EPS gốc x (Giá quyền mua lý thuyết/Giá thị trường ngày cuối trước khi phát hành mới).
- EPS gốc năm 2005 = 14,58 tỷ đồng/3.850.250 = 3.787 đồng.
- EPS điều chỉnh năm 2005 = 3.787 đồng x 45/55 = 3.098 đồng.
- EPS điều chỉnh năm 2004 = 4.492 đồng x 45/55 = 3.675 đồng.
Cách tính EPS cơ bản khi phát hành cổ phiếu thưởng (đơn vị: triệu)
2008
2007
Lãi thuần sau thuế (tỷ đồng)
40
34
Số cổ phiếu đầu kỳ (ngày 1/1)
10
10
Cổ phiếu thưởng
2*
2**
Số cổ phiếu lưu hành bình quân
12
12
EPS cơ bản (đồng)
3.333
2.833
EPS pha loãng (diluted EPS)
Cuối kỳ kế toán, một công ty có thể có một số chứng khoán mà ở thời điểm hiện tại chưa có quyền được đòi chia lãi như cổ phiếu phổ thông, nhưng nó sẽ chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông trong tương lai. Những chứng khoán này bao gồm: Thứ nhất, các trái phiếu chuyển đổi hoặc các cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi mà chúng cho phép chủ sở hữu nó có quyền, ở một ngày tương lai, được chuyển đổi những chứng khoán này thành các cổ phiếu phổ thông, với một tỷ lệ chuyển đổi đã định sẵn. Thứ hai, các hợp đồng lựa chọn (options hoặc warrants). Trong những trường hợp này, số cổ phiếu phổ thông có thể được tăng lên, dẫn đến việc giảm EPS hay EPS bị pha loãng. EPS pha loãng sẽ chỉ cho các nhà đầu tư những ảnh hưởng có thể có của việc pha loãng EPS trong tương lai, rất cần thiết cho quyết định đầu tư.
Cách tính EPS pha loãng:
- Thứ nhất, tính lãi. Lãi dùng để tính EPS cơ bản được điều chỉnh bởi các ảnh hưởng sau thuế của các khoản: lãi suất tiền vay trong kỳ của trái phiếu chuyển đổi tiềm năng; cổ tức của cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi tương lai mà chúng đã được trừ ra khỏi khi tính lãi cho EPS cơ bản; các khoản thay đổi khác trong thu nhập và chi phí (phí, chiết khấu, tiền thưởng) mà chúng là kết quả của việc chuyển đổi các trái phiếu chuyển đổi hay cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông.
- Thứ hai, tính số cổ phiếu. Đó là số bình quân gia quyền của số cổ phiếu phổ thông dùng để tính EPS cơ bản cộng với bình quân gia quyền của các cổ phiếu phổ thông mà chúng sẽ được phát hành từ việc chuyển đổi tất cả các trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi thành các cổ phiếu phổ thông. Chúng ta giả định các cổ phiếu tiềm năng này sẽ được chuyển đổi thành các cổ phiếu phổ thông vào ngày đầu tiên của kỳ báo cáo.
Ví dụ: Ngân hàng ACB năm 2007 có lãi thuần sau thuế là 1.680 tỷ đồng và có khối lượng cổ phiếu lưu hành bình quân là 198,8 triệu CP, EPS cơ bản năm 2007 là 8.451 đồng. ACB đã phát hành hai đợt trái phiếu chuyển đổi với tổng số tiền là 1.900 tỷ đồng, lãi suất 10%/năm và sẽ chuyển đổi thành 190 triệu cổ phiếu phổ thông trong vòng 2 - 5 năm tới. Tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%. Tính EPS pha loãng của ACB?
Lời giải:
1. Tính số cổ phiếu phổ thông: 198,8 triệu CP + 190 triệu CP = 388,8 triệu CP.
2. Tính số lãi thuần:
Số lãi hiện tại: 1.680 tỷ đồng.
Lãi suất tiền vay tiết kiệm: 1.900 tỷ đồng x 10% = 190 tỷ đồng.
Thuế thu nhập doanh nghiệp trên phần lãi vay: 190 tỷ đồng x 28% = 53,2 tỷ đồng.
Vậy, lãi thuần sau điều chỉnh là: 1.680 + 190 - 53,2 = 1.816,8 tỷ đồng.
3. EPS pha loãng = 1.816,8 tỷ đồng/388,8 triệu CP = 4.673 đồng.
Như vậy, EPS pha loãng thấp hơn EPS cơ bản là: 8.451 - 4.673 = 3.778 đồng.
1.2. Khái niệm về P/E
P/E là Hệ số giá trên thu nhập (Price/Earn) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price - P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS) .
Được tính như sau: P/E = P/EPS
Trong đó P là giá thị trường của cổ phiếu (giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán ở thời điểm hiện tại ).
EPS là thu nhập của mỗi cổ phiếu ( phần lợi nhuận ròng sau thuế mà công ty chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần nhất).
1.3. Phân loại P/E
Trailing P/E: Sử dụng trong trường hợp công ty không thể dự đoán được thu nhập trong tương lai
P/ET =
Trong đó: - P là giá trị thị trường của cổ phiếu
- E0 là EPS của 4 quý gần nhất hoặc năm gần nhất
- D0 là tỉ lệ chi trả cổ tức của năm trước
- k là tỉ lệ lợi tức yêu cầu
- g là tỉ lệ tăng trưởng cổ tức dự kiến
Leading P/E: Sử dụng trong trường hợp thu nhập trong tương lai thay đổi rõ rệt và dự đoán được ví dụ như trong truờng hợp mua bán, sáp nhập công ty.
P/EL =
Trong đó: - P là giá trị thị trường của cổ phiếu
- E1 là EPS dự kiến của 4 quý tiếp theo hoặc năm tiếp theo
- D0 là tỉ lệ chi trả cổ tức của năm trước
- k là tỉ lệ lợi tức yêu cầu
- g là tỉ lệ tăng trưởng cổ tức dự kiến
Trailing P/E có ưu điểm là phản ánh tình hình thực tế của doanh nghiệp vì nó được tính toán dựa trên những con số thực tế đã được kiểm toán và báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là lợi nhuận này chắc chắn sẽ thay đổi trong tương lai. Do đó, bằng cách ước tính lợi nhuận trong tương lai, chỉ số Leading P/E đã tiên liệu mức tăng trưởng của doanh nghiệp. Mặc dù con số ước tính này có thể không chính xác, nhưng ít nhất nó cũng giúp các nhà đầu tư có cơ sở để tham khảo ra quyết định đầu tư. Giả sử chúng ta có cổ phần của 2 công ty hoạt động trong cùng một ngành cùng có tỷ lệ P/E là 20. Theo các số liệu được công bố thì thu nhập ước tính trong tương lai của công ty A sẽ tăng còn của công ty B lại giảm. Như vậy, nếu số liệu trên chính xác thì hiển nhiên mua cổ phiếu của công ty A sẽ có lợi hơn.
1.4.Ý nghĩa phân tích của hệ số P/E
P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E được tính cho từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ số này thường được công bố trên báo chí. Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao. Hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu. Giả sử người đầu tư có cổ phiếu AAA không được giao dịch sôi động trên thị trường, vậy cổ phiếu đó có giá bao nhiêu là hợp lý? Lúc đó cần nhìn vào hệ số P/E được công bố đối với nhóm các loại cổ phiếu tương tự với cổ phiếu AAA, sau đó nhân thu nhập của công ty với hệ số P/E sẽ cho chúng ta giá của loại cổ phiếu AAA.
Lấy ví dụ từ báo cáo tài chính của Ngân hàng A' Châu (ACB). Lợi nhuận sau thuế năm 1999 của ACB là 51.564 triệu đồng, chia cho tổng số cổ phiếu được: 151,025 đồng. Giá thỏa thuận mua bán cổ phiếu ACB (trên thị trường không chính thức) mới đây là 1,7 triệu đồng, vậy P/E của ACB là 1.700.000 chia cho 151,025 và bằng 11,25 lần. Chỉ số này được dùng khá phổ biến như một công cụ để nhà đầu tư xem xét mình qua chứng khoán rẻ hay đắt. P/E càng cao nghĩa là chứng khoán mua càng cao và ngược lại. Mặt khác, nhà đầu tư có thể mua với P/E giá cao để hy vọng trong tương lai lợi nhuận công ty cao thì P/E lúc đó lại thấp như ví dụ dưới đây: lợi nhuận năm 1999 của một công ty bánh kẹo là 12,7 tỷ , P/E là 3,4;lợi nhuận 2000 là 14,5 tỉ , P/E là 2,9 .Nhà đầu tư mua cổ phiếu với P/E là 3,4 lần so với lợi nhuận là 12,7 tỉ của năm 1999. Nếu năm 2000 lợi nhuận là 14,5 tỉ thì nhà đầu tư mua với P/E chỉ còn 2,9 lần do lợi nhuận của công ty đã tăng lên và nếu năm 2001 lợi nhuận tăng nữa thì lúc này P/E sẽ giảm nữa, khi đó nhà đầu tư này muốn bán ra cho nhà đầu tư khác và khi nhìn vào thì thấy tại sao nhà đầu tư trước mua P/E 3,4 lần thì mình c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mô hình chiết khấu cổ tức (DDM) và Mô hình phân tích tỉ số (P-E, P-S…).DOC