- Lập danh sách toàn bộ các hộ gia đình có con trong độ tuổi từ 10-19 (tuổi VTN) ở 4 xã/phường (danh sách này do cộng tác viên y tế tại xã/phường cung cấp). Trên danh sách đó, chúng tôi có tổng số trẻ VTN của cả 4 xã/phường được lựa chọn vào nghiên cứu là 3000. Số trẻ VTN ở mỗi xã/phường dao động trong khoảng từ 500-1000 trẻ.
- Dựa trên danh sách toàn bộ trẻ VTN được cung cấp này, chúng tôi đã thực hiện mã hoá hộ gia đình và VTN. Từ danh sách hộ gia đình và trẻ VTN đã được mã hoá, chúng tôi tiến hành chọn VTN vào mẫu nghiên cứu theo phương pháp lấy ngẫu nhiên đơn dựa trên chương trình STATA.
55 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2046 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mô tả một số yếu tố hành vi nguy cơ đến sức khoẻ lứa tuổi vị thành niên ở một số xã/phường tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gành dịch vụ (48%) [1].
Một trong những yếu tố góp phần làm tăng tỷ lệ uống rượu/ bia là do đời sống kinh tế đi lên và khi các mối quan hệ được mở rộng hơn. Trình độ càng cao thì vai trò của gia đình càng ít và vai trò của nơi làm việc càng nhiều. Hơn 90% những người mù chữ bắt đầu uống rượu/bia là do ảnh hưởng của gia đình và bạn bè [1].
Theo thống kê, tỉ lệ người sử dụng rượu, bia ở nước ta tính đến năm 1996 đã tăng thêm 28% so với những năm 70 [28]. Cũng theo nghiên cứu này, lượng rượu tiêu thụ bình quân theo đầu người ở nước ta năm 1996 là 1,28lít/người; tăng 28% so với cuối những năm 70 [25]. Vậy ai đảm bảo trong vài năm nữa khi nền kinh tế Việt Nam được cải thiện hơn, tỉ lệ sử dụng rượu, bia của người dân Việt Nam nói chung và của thanh thiếu niên không tăng lên nếu như chúng ta không có những chương trình, chính sách can thiệp đúng đắn, kịp thời?
1.2.3 Thói quen tập luyện
Đứng về góc độ sinh học, lứa tuổi VTN là giai đoạn chuyển tiếp rất quan trọng, chuẩn bị cho giai đoạn phát triển đầy đủ của cơ thể. Lứa tuổi VTN là thời kỳ phát triển nhanh về cân nặng cũng như chiều cao, cả về cơ bắp cũng như dữ trữ mỡ... vì vậy ngoài việc duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý thì một chế độ rèn luyện thân thể phù hợp đóng vai trò hết sức quan trọng [16].
ở Việt Nam, các nghiên cứu về lứa tuổi học đường cũng đã có rất nhiều trong những năm gần đây. Nghiên cứu của Trần Văn Dần và cộng sự về sự phát triển thể lực của học sinh 8-14 tuổi trên một số vùng dân cư miền Bắc thập kỷ 90 cho thấy có sự gia tăng về chiều cao của cả học sinh thành phố và nông thôn, cân nặng gia tăng rõ ở trẻ em thành phố [2].
Chế độ tập luyện góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo cho trẻ vị thành niên có một sức khoẻ tốt. Theo báo cáo của Bộ Y tế 11/2003, VTN ở tuổi 15 của Việt Nam cao trung bình 155cm, nặng trung bình 40,9kg tuy đã cải thiện nhưng vẫn thấp hơn tiêu chuẩn của WHO (169cm và 56kg) [1]. Một chế độ tập luyện tốt sẽ góp một phần đáng kể trong việc cải thiện chiều cao và cân nặng trung bình của trẻ VTN nước ta, đồng thời cũng sẽ làm giảm bớt đi tỉ lệ béo phì đang ngày càng gia tăng.
Điều tra Y tế Quốc gia 2001-1002 cho thấy tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên có tập thể dục thể thao là 34,9% (bao gồm cả những người tập rất ít). Khoảng một nửa trong số này tập luyện thường xuyên (từ 5-7 ngày/tuần và mỗi ngày tập từ 10 phút trở lên) [1].
Theo các nghiên cứu của Trần Văn Dần và cộng sự (2001), tỷ lệ số người tập thể dục cao nhất tập trung ở nhóm tuổi từ 10-19, sau đó tỷ lệ này giảm mạnh ở nhóm tuổi 30-34. ở tất cả các nhóm tuổi, tỷ lệ nam giới tập thể dục nhiều hơn nữ giới.
Bên cạnh yếu tố tuổi và giới, mức sống cũng góp một đáng kể vào việc làm thay đổi tỷ lệ tập thể dục. Mức sống càng cao, tỷ lệ tập thể dục nói chung và tập thể dục thường xuyên tăng lên đối với cả nam và nữ.
Các kết quả của điều tra Y tế quốc gia năm 2001-2002 của Trần Văn Dần, Nguyễn Xuân Phái, Hoàng Văn Minh, Nguyễn Thế Hiển cho thấy: những người lao động chân tay (như nông nghiệp, công nghiệp, vận hành máy móc) có tỷ lệ hoạt động thể lực cao hơn nhiều so với những người làm nghề không phải là lao động chân tay (43%) và những người không phải làm việc (47%).
Cũng theo điều tra này, tỷ lệ tập thể dục tăng lên ở những người có trình độ học vấn cao ở cả thành thị và nông thôn. Tỷ lệ những người ở thành thị tập thể dục cao hơn so với những người ở nông thôn, trừ những người có trình độ trên cấp III thì tỷ lệ này là ngang nhau ở cả thành thị lẫn nông thôn [1].
Tuy thống kê của điều tra Y tế quốc gia năm 2001-2002 cho thấy tỷ lệ tập thể dục cao nhất là ở lứa tuổi 10-19 ( tức là lứa tuổi VTN) nhưng nếu tính tỷ lệ trẻ VTN tập thể dục trong tổng số VTN ở nước ta thì tỷ lệ này vẫn rất thấp. Trong thời đại hiện nay, trẻ thường dành thời gian rảnh rỗi của mình bên tivi, máy vi tính cho nên có rất nhiều trẻ đã trở nên béo phì do ít hoạt động, ít tiêu hao năng lượng và cũng rất nhiều trẻ còi cọc, cơ bắp nhão do ít vận động. Do ít tập luyện, sức tập trung trong học tập, sức suy nghĩ sáng tạo của trẻ có thể giảm sút, và đôi khi trẻ có thể đi đến nhiều hành động cực đoan, sa vào các tệ nạn xã hội.
CHƯƠNG 2
đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu :
Đối tượng được lựa chọn vào nghiên cứu có những đặc điểm sau:
Nam và nữ vị thành niên trong độ tuổi từ 10-19.
Các trẻ vị thành niên này đều đang sinh sống và học tập tại 4 xã/phường trên địa bàn Hà Nội.
2.2 Địa điểm nghiên cứu
Hà Nội có rất nhiều phường/xã nhưng chúng tôi chọn 4 phường/xã với những đặc điểm về kinh tế, xã hội và vị trí địa lý khác nhau là:
Phường Phạm Đình Hổ thuộc quận Hai Bà Trưng là nơi tập trung các tầng lớp lao động trí thức khá đông đảo như bác sĩ, công an, kỹ sư;
Phường Cầu Dền thuộc quận Hai Bà Trưng là một phường buôn bán với các hộ kinh doanh nhỏ và vừa;
Phường Bạch Đằng thuộc quận Hai Bà Trưng là một phường ở bờ sông- nơi điều kiện dân cư khá phức tạp
Xã Xuân Đỉnh thuộc huyện Từ Liêm là một xã ven đô ngoại thành Hà Nội- nơi đời sống người dân đang đi lên nhờ vào hoạt động kinh doanh đất đai.
Việc lựa chọn này là để phần nào phản ánh được tính chất khách quan của nghiên cứu.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Sử dụng kỹ thuật định lượng, phỏng vấn các đối tượng theo bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn.
2.3.1 Cỡ mẫu nghiên cứu:
áp dụng công thức tính cỡ mẫu mô tả so sánh sau:
pq
n = Z2 ((1-a/2) ------------
d2 Trong đó:
n: cỡ mẫu
Z: Hệ số tin cậy ở mức xác suất 95% (Z=1,96)
p : tỷ lệ vị thành niên hút thuốc lá p = 0,3
q = 1 - p = 0,7
d: Độ chính xác mong muốn của nghiên cứu (d = 0,05 )
Cỡ mẫu cho nghiên cứu tính được là 323 người. Để đề phòng có trẻ bỏ nghiên cứu, chúng tôi lấy thêm thành 500 . Mỗi phường lấy tương ứng là 125 trẻ.
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu
Lập danh sách toàn bộ các hộ gia đình có con trong độ tuổi từ 10-19 (tuổi VTN) ở 4 xã/phường (danh sách này do cộng tác viên y tế tại xã/phường cung cấp). Trên danh sách đó, chúng tôi có tổng số trẻ VTN của cả 4 xã/phường được lựa chọn vào nghiên cứu là 3000. Số trẻ VTN ở mỗi xã/phường dao động trong khoảng từ 500-1000 trẻ.
Dựa trên danh sách toàn bộ trẻ VTN được cung cấp này, chúng tôi đã thực hiện mã hoá hộ gia đình và VTN. Từ danh sách hộ gia đình và trẻ VTN đã được mã hoá, chúng tôi tiến hành chọn VTN vào mẫu nghiên cứu theo phương pháp lấy ngẫu nhiên đơn dựa trên chương trình STATA.
2.3.3. Phát triển công cụ thu thập số liệu (11/2003-4/2004)
Đề cương nghiên cứu đã được Hội đồng nghiên cứu khoa học Trường Đại học Y Hà Nội thông qua vào tháng 11/2003.
Nghiên cứu được Sở y tế Hà Nội cấp giấy phép tiến hành và đựoc sự đồng ý tham gia của các cán bộ y tế phường/xã Bạch Đằng, Cầu Dền, Phạm Đình hổ và Xuân Đỉnh.
Thiết kế bộ câu hỏi thông qua nghiên cứu định tính (từ 12/2003-1/2004) với mục tiêu thiết kế, phát triển và hoàn thiện bộ câu hỏi về nội dung, ngôn ngữ cho đúng và phù hợp với đặc điểm tâm lý của lứa tuổi VTN.
Điều tra thử lần 1 (từ 10-14/2/2004): lấy ngẫu nhiên mỗi phường 30 trẻ VTN, tổng số 4 phường/xã là 120 trẻ VTN. Tiến hành:
Phỏng vấn nhóm (mỗi nhóm khoảng 5-6 trẻ VTN): xác định nội dung câu hỏi có phù hợp hay không.
Phỏng vấn cá nhân: xem cấu trúc câu hỏi có dễ hiểu hay không dựa trên nghiên cứu định tính trước đó.
Chỉnh sửa bộ câu hỏi (từ 17/2 -17/3/2004)
Điều tra thử lần 2. (từ 21 - 24/3/2004): lấy ngẫu nhiên mỗi phường 10 trẻ VTN, tổng số 4 phường/xã là 40 trẻ VTN. Tiến hành:
Phỏng vấn nhóm (mỗi nhóm khoảng 3- 4 trẻ VTN): xác định nội dung câu hỏi đã phù hợp hay chưa.
Phỏng vấn cá nhân: xem cấu trúc câu hỏi có dễ hiểu hay không dựa trên nghiên cứu định tính trước đó.
Hoàn thiện bộ câu hỏi (từ 25/3 - 7/4/2004).
2.3.4. Tiến hành thu thập thông tin (10/4/2004 – 5/6/2004)
Thông báo danh sách những trẻ VTN được chọn vào nghiên cứu.
Tiếp xúc với trẻ VTN theo lịch hẹn trước (có cộng tác viên dẫn đường).
Giới thiệu nội dung nghiên cứu.
Lấy ý kiến đồng ý tham gia vào nghiên cứu của trẻ VTN và cha mẹ trẻ VTN.
Xác lập mã hộ gia đình và mã VTN.
Tiến hành phỏng vấn cha mẹ VTN theo bộ câu hỏi có sẵn.
Tiến hành phỏng vấn VTN theo bộ câu hỏi có sẵn sau khi hoàn thành phỏng vấn cha mẹ VTN.
2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng chương trình phần mềm EPI – INFO 6.02 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để nhập số liệu; dùng chương trình phần mềm Stata Transfer 5 để chuyển toàn bộ phần số liệu đã nhập trên chương trình EPI – INFO 6.02 sang chương trình STATA 7.0 và phân tích số liệu bằng chương trình phần mềm STATA 7.0.
Loại bỏ những phiếu điều tra không hợp lệ (phiếu điền không đủ các thông tin theo yêu cầu, phiếu bị bẩn, điền các thông tin không rõ ràng hay phiếu bị rách, phiếu bị thiếu các mục điều tra): trong tổng số 500 phiếu đã điều tra, có 17 phiếu không hợp lệ nên bị loại, còn lại là 483 phiếu.
Các câu hỏi được mã hoá.
Sử dụng các thuật toán thống kê y học, test c2.
2.3.6 Phương pháp khống chế sai số
Bộ phiếu hỏi đã được tiến hành thăm dò, điều tra thử để kiểm tra chất lượng thông tin.
Bộ phiếu phỏng vấn được thiết kế rõ ràng, dễ hiểu, đã được điều tra thử 2 lần, hoàn thiện bộ câu hỏi trước khi tiến hành điều tra thật.
Tập huấn phương pháp phỏng vấn và thu thập thông tin cho điều tra viên bằng cách ghép cặp..
Các định nghĩa, tiêu chuẩn được đưa ra thống nhất rõ ràng.
Kiểm tra chéo các phiếu điều tra giữa các điều tra viên ( kiểm tra lần 1 sau mỗi lần đi điều tra).
Loại bỏ các phiếu điều tra không hợp lệ (lần 1)
Kiểm tra toàn bộ các phiếu điều tra sau khi đã hoàn thành quá trình điều tra (do người giám sát số liệu kiểm tra) (kiểm tra lần 2 trước khi nhập số liệu).
Loại bỏ các phiếu điều tra không hợp lệ (lần 2).
Kiểm tra lại toàn bộ các bản ghi phiếu điều tra trên máy vi tính sau khi đã hoàn thành việc nhập số liệu.
Giám sát quá trình nghiên cứu.
2.3.7 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu:
Mục đích của nghiên cứu được thông báo cho cha mẹ và bản thân VTN biết.
Cuộc phỏng vấn được tiến hành sau khi được sự đồng ý của cha mẹ và bản thân VTN, những VTN nào không đồng ý hay không được sự đồng ý của cha mẹ cho tham gia vào cuộc phỏng vấn thì chúng tôi không phỏng vấn trẻ VTN đó.
Giải thích cho đối tượng hiểu mục đích của nghiên cứu để có được sự cộng tác cao.
Bộ phiếu được đánh mã số để đảm bảo tính bí mật của thông tin.
Trang bìa của phiếu điều tra (có ghi thông tin về hộ gia đình như họ tên cha mẹ trẻ VTN, họ tên trẻ VTN và địa chỉ nơi ở) sẽ được tách ra khỏi phiếu điều tra trước khi nhập số liệu.
Trong quá trình phỏng vấn, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn những vấn đề liên quan.
2.4 Nội dung nghiên cứu.
2.4.1 Đặc điểm cơ bản của đối tượng nghiên cứu
Mô tả thông tin về đối tượng nghiên cứu:
Số lượng, phân chia độ tuổi, giới.
Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu.
Các thông tin về gia đình.
2.4.2 Các hành vi nguy cơ được chọn để nghiên cứu
Thói quen hút thuốc lá
Thói quen uống rượu/bia
Thói quen tập luyện
Mối liên quan giữa các yếu tố hành vi nguy cơ với yếu tố gia đình và xã hội.
CHƯƠNG 3
Kết quả nghiên cứu
3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu bao gồm 483 trẻ VTN trong độ tuổi từ 10-19 thuộc 4 phường/xã của Hà Nội là Cầu Dền, Bạch Đằng, Phạm Đình Hổ và Xuân Đỉnh. Phân bố giữa các phường như sau:
Bảng 3.1: Phân bố số lượng trẻ vị thành niên giữa các phường
Phường
Bạch đằng
Cầu dền
Phạm đình hổ
Xuân đỉnh
Tổng
Số VTN
110
126
120
127
483
Phân bố nam, nữ:
Biểu đồ 3.1: Phân bố nam, nữ trong nhóm vị thành niên nghiên cứu
Nhận xét: Trong nhóm VTN nghiên cứu, nam chiếm 45,13%; còn lại là nữ .
Phân bố lứa tuổi:
Biểu đồ 3.2: Phân bố lứa tuổi trong nhóm vị thành niên nghiên cứu
Nhận xét: Trong nhóm VTN nghiên cứu, lứa tuổi VTN 10-14 chiếm 54,45%; còn lại là lứa tuổi VTN 15-19.
Trong số 483 trẻ VTN được phỏng vấn, có 470 trẻ trả lời hiện vẫn còn đang đi học ( chiếm 97,31%); còn lại 13 trẻ trả lời là hiện tại đã nghỉ học. Tỷ lệ trẻ VTN đẫ nghỉ học ở nhóm tuổi 15-19 là 5,77% cao hơn so với 0,38% là tỷ lệ đã nghỉ học ở nhóm tuổi 10-14. (Xem bảng 3.2).
Bảng 3.2: Trình độ học vấn của vị thành niên
VTN(10-14)
VTN(15-19)
Chung
n
%
n
%
N
%
Đã nghỉ học
1
0,38
12
5,77
13
2,69
Đang đi học
262
99,62
208
94,23
470
97,31
Nhận xét: Số trẻ VTN đã nghỉ học là 2,69% (13 trẻ), chủ yếu tập trung ở nhóm tuổi 15-19.
Trong tổng số 470 trẻ VTN hiện còn đang đi học, có 51,91% trẻ VTN đang học ở bậc THCS; 29,15% đang học ở bậc THPT; 17,66% đang học ở bậc tiểu học và chỉ có 1,28% đang học ĐH/CĐ. (Xem bảng 3.3)
Bảng 3.3: Phân bố vị thành niên theo trình độ văn hoá
Trình độ văn hoá
Số lượng
%
Tiểu học
83
17,66
THCS
244
51,91
THPT
137
29,15
ĐH/CĐ
6
1,28
Tổng số
470
100
Nhận xét: Tỷ lệ trẻ VTN đang học ở bậc THCS là cao nhất ( 51,91%)
Về trình độ văn hoá, có 35,40% cha mẹ VTN có trình độ sơ cấp (học chưa hết lớp 7 hệ 10 năm); 47,83% có trình độ trung cấp ( học chưa hết lớp 10 hệ 10 năm), chỉ có 16,77% có trình độ ĐH/CĐ.
Về nghề nghiệp của cha mẹ VTN, có 72,76% cha mẹ trẻ VTN làm các công việc liên quan đến lao động chân tay (như làm ruộng, buôn bán, xe ôm...), cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ cha mẹ làm công việc lao động trí óc (27,74%).
Trong tổng số 483 hộ gia đình được phỏng vấn, có 74,74 % gia đình có từ 3-4 người; 21,33% gia đình có 5-6 người; 2.07% gia đình có 2 người và 1,86% gia đình có >=7 người.
Bảng 3.4: Trình độ văn hoá, nghề nghiệp của cha mẹ
và số người trong gia đình
n
%
Văn hoá
Sơ cấp
171
35,40
Trung cấp
231
47,83
ĐH/CĐ
81
16,77
Nghề nghiệp
Lao động trí óc
134
27,74
Lao động chân tay
349
72,26
Số người
2
10
2,07
3-4
361
74,74
5-6
103
21,33
>=7
9
1,86
Nhận xét:
Trình độ văn hoá chủ yếu của cha mẹ của trẻ VTN là trình độ trung cấp (47,83%).
Nghề nghiệp của cha mẹ trẻ VTN chủ yếu là lao động chân tay (72,26%).
Số người chủ yếu trong một gia đình là 3-4 người (74,74%).
Về thu nhập hàng tháng của mỗi hộ gia đình, trong số 483 hộ gia đình được hỏi, có 42 gia đình từ chối cung cấp các thông tin về thu nhập hàng tháng.
Dựa trên tổng số người của mỗi gia đình và tổng thu nhập hàng tháng của từng hộ gia đình trong số 441 hộ gia đình còn lại, chúng tôi nhận thấy: có 85,49% hộ gia đình có mức thu nhập bình quân trong tháng là 150.000- 1.000.000 VND ; có 8,84% hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người trong tháng <=150.000 ( xếp hộ nghèo theo chuẩn quốc gia) và số hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người trong tháng trên 1.000.000 VND là 5,67%.
(Xem biểu đồ 3.3)
Biểu đồ 3.3: Thu nhập bình quân đầu người trong tháng
Nhận xét: Đa số hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người theo tháng dao động trong khoảng từ 150.000-1.000.000VND (85,49%).
3.2 Thói quen hút thuốc lá
3.2.1 Thói quen hút thuốc lá ở trẻ vị thành niên
Trong tổng số 483 trẻ VTN được phỏng vấn, có 10 trẻ VTN đã từng hút thuốc lá, chiếm tỷ lệ chung là 2,07% .
Nếu tính giới, tỷ lệ này là 4,58% ở nhóm nam VTN. Không có một trẻ nữ VTN nào đã từng hút thuốc lá.
Nếu tính theo nhóm tuổi, tỷ lệ này là 4,55% ở nhóm VTN 15-19. Chúng tôi không gặp bất kỳ hay một trẻ VTN nào trong độ tuổi 10-14 đã từng hút thuốc lá.
Bảng 3. 5: Tỷ lệ đã từng hút thuốc lá theo nhóm tuổi và giới
Đã từng hút thuốc (%)
Chưa từng hút (%)
Tổng (%)
Nhóm tuổi
VTN 10-14
0
100
100
VTN 15-19
4,55
95,45
100
Giới
Nam
4,58
95,42
100
Nữ
0
100
100
Chung
2,07
97,93
100
Nhận xét: Tỷ lệ đã từng hút thuốc lá ở trẻ VTN là 2,07%; chỉ có ở nam VTN trong nhóm tuổi 15-19
Bảng 3.6: Tuổi lần đầu hút, nơi hay hút và cách để có thuốc hút
(nghiên cứu trên 10 trẻ đã từng hút thuốc lá)
Số lượng
%
Tuổi lần đầu tiên hút hết điếu thuốc lá
Dưới 10 tuổi
0
0
10 đến 14 tuổi
4
4
15-19 tuổi
6
6
Nơi hay hút thuốc lá
Nhà
2
2
Trường
2
2
Nơi khác
6
6
Cách để có thuốc hút
Mua ở chợ, cửa hàng
5
5
Người dưới 19 tuổi mời
2
2
Xin người khác
2
2
Người trên 19 tuổi mời
1
1
Lấy của người khác
0
0
Cách khác
0
0
Nhận xét:
Đa số trẻ VTN bắt đầu hút thuốc lá ở lứa tuổi 15-19 (60%).
Trẻ chủ yếu hút thuốc ở nơi khác (nhà bạn, quán chơi điện tử, quán cà phê…) (60% ).
Trẻ chủ yếu có thuốc hút bằng cách tự đi mua (50%)
3.2.2 Mối liên quan giữa thói quen hút thuốc lá ở trẻ vị thành niên với yếu tố gia đình và xã hội.
Trong tổng số 10 trẻ VTN đã từng hút thuốc lá, có 2 trẻ đã nghỉ học và 8 trẻ hiện còn đang đi học. Tỷ lệ trẻ VTN đã từng hút thuốc lá trong nhóm VTN đã nghỉ học là 15,38% cao hơn so với 1,70% là tỷ lệ này ở nhóm VTN đang đi học. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
(Xem biểu đồ 3.4)
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ đã từng hút thuốc lá ở trẻ vị thành niên
theo trình độ học vấn của trẻ
Nhận xét: Tỷ lệ đã từng hút thuốc lá ở nhóm VTN đã nghỉ học cao hơn so với tỷ lệ này ở nhóm VTN đang đi học. (15,38% so với 1,70%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Trong tổng số 10 trẻ VTN đã từng hút thuốc lá, có 6 trẻ VTN có cha mẹ đã từng hút thuốc lá và 4 trẻ VTN có cha mẹ chưa từng hút thuốc lá. Tỷ lệ đã từng hút thuốc lá ở nhóm VTN có cha mẹ đã từng hút thuốc lá cao gấp 3,4 lần so với tỷ lệ này ở nhóm VTN có cha mẹ chưa từng hút thuốc lá ( 4,05% so với 1,19%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ đã từng hút thuốc lá ở trẻ vị thành niên
theo thói quen hút thuốc lá của cha mẹ
Nhận xét: Tỷ lệ đã từng hút thuốc lá ở nhóm VTN có cha mẹ đã từng hút thuốc lá cao hơn tỷ lệ này ở nhóm VTN có cha mẹ chưa từng hút thuốc lá có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. (4,05% so với 1,19%)
3.3 Thói quen uống rượu/bia
3.3.1 Thói quen uống rượu/bia ở trẻ vị thành niên
Trong tổng số 483 trẻ VTN được phỏng vấn, có 59 trẻ VTN đã từng uống rượu/bia chiếm tỷ lệ là 12,22%. Tỷ lệ đã từng uống rượu/bia trong nhóm VTN 15-19 cao hơn so với tỷ lệ này ở nhóm VTN 10-14 (20,45% so với 5,32%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ trẻ vị thành niên đã từng uống rượu/bia
theo nhóm tuổi
Nhận xét: Tỷ lệ chung đã từng uống rượu/bia ở trẻ VTN là 12,22%; chủ yếu tập trung ở nhóm VTN 15-19.
Trong nhóm nam VTN, tỷ lệ đã từng uống rượu/bia là 16,97%. Còn ở nhóm nữ VTN, tỷ lệ này là 8,30%. Tỷ lệ đã từng uống rượu/bia ở nhóm nam VTN cao hơn tỷ lệ này ở nhóm nữ VTN. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với mức p < 0,05.
Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ trẻ vị thành niên đã từng uống rượu/bia
theo giới
Nhận xét: Tỷ lệ trẻ VTN đã từng uống rượu/bia là 12,22%; nam nhiều hơn nữ.
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với mức p < 0,05.
Trong tổng số 59 trẻ VTN đã từng uống rượu/bia, có 3,39% có uống rượu/bia thường xuyên (uống hàng ngày).
Theo nhóm tuổi, tỷ lệ này ở nhóm VTN 15-19 là 4,44%. Không có trẻ VTN nào ở nhóm VTN 10-14 đã từng uống rượu/bia thường xuyên.
Theo giới, tỷ lệ này ở nam là 2,70% và ở nữ là 4,55%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 3.7: Tỷ lệ uống rượu/bia thường xuyên theo nhóm tuổi và giới
(tính trong 59 trẻ vị thành niên uống rượu/bia)
Uống thường xuyên (%)
Không uống thường xuyên (%)
Tổng (%)
Nhóm tuổi
VTN 10-14
0
100
100
VTN 15-19
4,44
95,56
100
Giới
Nam
2,70
97.30
100
Nữ
4,55
95,45
100
Chung
3,39
96,61
100
Nhận xét: Tỷ lệ uống rượu/bia thường xuyên của trẻ VTN là 3,39%, tập trung ở nhóm VTN 15-19. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ uống rượu/bia thường xuyên giữa nam VTN và nữ VTN.
3.3.2 Mối liên quan giữa thói quen uống rượu/bia ở trẻ vị thành niên với yếu tố gia đình và xã hội.
Trong tổng số 59 trẻ VTN đã từng uống rượu/bia, có 4 trẻ đã nghỉ học và 55 trẻ hiện còn đang đi học. Tỷ lệ trẻ VTN đã từng uống rượu/bia trong nhóm VTN đã nghỉ học cao hơn gấp 2,63 lần so với tỷ lệ này ở nhóm VTN đang đi học (30,77% so với 11,70%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ trẻ vị thành niên đã từng uống rượu/bia
theo trình độ học vấn của trẻ
Nhận xét: Tỷ lệ đã từng URB ở nhóm VTN đã nghỉ học cao hơn so với tỷ lệ này ở nhóm VTN đang đi học. (30,77% so với 11,70%)
Trong tổng số 59 trẻ VTN đã từng uống rượu/bia, có 41 trẻ VTN có cha mẹ đã từng uống rượu/bia và 18 trẻ VTN có cha mẹ chưa từng uống rượu/bia. Tỷ lệ đã từng uống rượu/bia ở nhóm VTN có cha mẹ đã từng uống rượu/bia cao gấp 3,09 lần so với tỷ lệ này ở nhóm VTN có cha mẹ chưa từng uống rượu/bia ( 20% so với 6,47%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ đã từng uống rượu/bia ở trẻ vị thành niên
theo thói quen uống rượu/bia của cha mẹ
Nhận xét: Tỷ lệ đã từng uống rượu/bia ở nhóm VTN có cha mẹ đã từng uống rượu/bia cao hơn tỷ lệ này ở nhóm VTN có cha mẹ chưa từng uống rượu/bia có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. (20% so với 6,47%)
3.4 Thói quen tập luyện
Về thói quen tham gia vào các hoạt động thể lực nặng (bóng rổ, bóng đá, bơi lội, chạy, aerobic…). ít nhất 20 phút/ngày, có 48,24% trẻ VTN không tham gia vào các hoạt động thể lực này. Không có sự khác biệt về tỉ lệ không tham gia vào các hoạt động thể lực nặng giữa nhóm VTN 10-14 tuổi và nhóm VTN 15-19 tuổi (p > 0,05) (47,53% so với 49,09%); giữa nhóm VTN đi học và nhóm VTN không đi học (p > 0,05) (48,33% so với 46,15%).
Tỷ lệ nữ VTN không tham gia vào các hoạt động thể lực nặng cao hơn so với nam VTN (58,11% so với 36,24%) có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
Bảng 3.8: Tỷ lệ tham gia hoạt động thể lực nặng ít nhất 20 phút
trong tuần theo nhóm tuổi, giới và đi học
Không tập (%)
1-2 ngày(%)
3-4 ngày(%)
5-6 ngày(%)
7
ngày(%)
Tổng(%)
Nhóm tuổi
VTN 10-14
47,53
22,81
9,51
6,46
13,69
100
VTN 15-19
49,09
23,18
10
5,45
12,27
100
Giới
Nam
36,24
22,48
13,76
7,8
19,72
100
Nữ
58,11
23,40
6,42
4,53
7,55
100
Đi học
Có
48,33
22,98
10,00
6,17
12,55
100
Không
46,15
23,08
0,00
0,00
30,77
100
Chung
48,24
22,98
9,73
6,00
13,04
100
Nhận xét: Tỷ lệ trẻ VTN không tham gia các hoạt động thể lực nặng là khá cao (48,24%), nữ ít hoạt động hơn nam. Không có sự khác nhau về tỷ lệ này giữa nhóm VTN 10-14 và nhóm VTN 15-19, cũng như giữa nhóm VTN có đi học và không đi học (p>0,05).
Về thói quen tham gia các hoạt động thể lực nhẹ (đi bộ, đi xe đạp chậm…) ít nhất 30 phút, có đến 69,57% số trẻ VTN không tham gia vào hoạt động thể lực này. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ không tham gia vào các hoạt động thể lực nhẹ giữa nhóm VTN 10-14 tuổi và nhóm VTN 15-19 tuổi (p > 0,05) (70,34% so với 68,64%); giữa nam VTN và nữ VTN (p > 0,05) (66,97% so với 71,70%) và giữa nhóm VTN đi học và nhóm VTN không đi học (p > 0,05) ( 69,36% so với 76,93%).
Bảng 3.9: Tỷ lệ tham gia hoạt động thể lực nhẹ ít nhất 30 phút
trong tuần theo nhóm tuổi, giới và đi học
Không tập (%)
1 - 2 ngày(%)
3 - 4 ngày(%)
5 - 6 ngày(%)
7
ngày(%)
Tổng
(%)
Nhóm tuổi
VTN 10-14
70,34
12,17
6,08
11,41
0
100
VTN 15-19
68,64
10
4,09
12,27
0
100
Giới
Nam
66,97
11,01
5,96
16,06
0
100
Nữ
71,70
11,32
4,53
12,45
0
100
Đi học
Có
69,36
11,19
5,19
14,26
0
100
Không
76,93
7,69
7,69
7,69
0
100
Chung
69,57
11,18
5,18
14,08
0
100
Nhận xét: Tỷ lệ VTN không tham gia vào các hoạt động thể lực nhẹ (đi bộ nhanh, đi xe đạp chậm…) cao (69,57%). Không có sự khác biệt về tỷ lệ này theo giới, nhóm tuổi và đi học (p > 0,05).
Trẻ VTN ngoài giờ đi học, dành khá nhiều thời gian để xem TV, chơi game. Trong tổng số 470 trẻ VTN đang đi học, thời gian trẻ VTN dành cho xem TV, chơi game từ 1-2h/ngày là 45,11%; 3-4h/ngày là 36,59%; >5h/ngày là 8,94% và chỉ có 1,91% là không xem TV, chơi game trong ngày.
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ trẻ VTN không xem TV, chơi game giữa nhóm VTN 10-14 và nhóm VTN 15-19 (p > 0,05) (1,53% so với 2,40%).
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ trẻ VTN không xem TV, chơi game giữa nhóm nam VTN và nhóm nữ VTN (p > 0,05) (0,96% so với 2,68%).
Bảng 3.10: Thời gian xem TV, chơi game
theo nhóm tuổi và giới
Không xem (%)
<1
h/ngày (%)
1-2
h/ngày
(%)
3-4
h/ngày
(%)
>5
h/ngày
(%)
Tổng
(%)
Nhóm tuổi
VTN 10-14
1,53
6,49
50,38
33,97
7,63
100
VTN 15-19
2,40
8,66
38,46
39,90
10,58
100
Giới
Nam
0,96
5,26
47,37
36,84
9,57
100
Nữ
2,68
9,20
37,74
48,26
52,38
100
Chung
1,91
7,45
45,11
36,59
8,94
100
Nhận xét: Thời gian trẻ VTN dành để xem TV, chơi game là tương đối nhiều. Không có sự khác biệt về tỷ lệ trẻ VTN không xem TV, chơi game trong ngày theo nhóm tuổi và theo giới (p >0,05).
Phần lớn trẻ VTN ( trong tổng số 470 trẻ VTN còn đang đi học) có xu hướng không tham gia vào các đội thể thao của địa phương hoặc của trường (chiếm 78,94%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ tham gia vào các đội thể thao của địa phương hay trường giữa nhóm VTN 10-14 tuổi và nhóm VTN 15-19 tuổi (p > 0,05) (78,24% so với 79,81%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ tham gia vào các đội thể thao của địa phương hay trường giữa nhóm nam VTN và nhóm nữ VTN (p > 0,05) (77,51% so với 80,08%).
Bảng 3.11: Tỷ lệ tham gia vào các đội thể thao của địa phương/trường
theo nhóm tuổi và giới
Không tham gia (%)
1 đội
(%)
2 đội
(%)
Tổng
(%)
Nhóm tuổi
VTN 10-14
78,24
18,32
3,44
100
VTN 15-19
79,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- RUOU_T~1.DOC