Đề tài Mối quan hệ giữa Đầu tư và sản lượng

MỤC LỤC

I.Lí luận về Đầu tư 2

1.Khái niệm chung về Đầu tư 2

2.Khái niệm về Đầu tư phát triển 2

II.Lí luận về Sản lượng 3

1.Tổng giá trị sản xuất (GO - Gross Output) 4

2.Tổng sản phẩm quốc nội (GDP - Gross Domestic Procduct) 4

III.Mối quan hệ giữa Đầu tư và sản lượng 5

1.Đầu tư tác động đến sản lượng 5

1.1.Mô hình số nhân đầu tư. 5

1.2.Mô hình Harrod- Domar. 7

1.3.Các nhân tố đầu tư tác động đến sản lượng 9

1.3.1.Mô hình hàm sản xuất Cobb- Douglas - Những nhân tố tác động trực tiếp đến sản lượng 9

1.3.2.Các nhân tố tác động gián tiếp đến sản lượng – cơ sở hạ tầng 13

1.4.Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế 14

2.Sản lượng tác động đến đầu tư - Lý thuyết gia tốc đầu tư. 15

3.Tác động chuỗi 18

I.Tình hình đầu tư và tác động của nó đến sản lượng của nền kinh tế trên thế giới. 19

1.Trung Quốc 19

2. Các nước khu vực Đông Nam Á và Đông Á. 20

II.Thực trạng mối quan hệ giữa đầu tư và sản lượng trong nền kinh tế Việt Nam qua các giai đoạn. 22

1.Mối quan hệ giữa Đầu tư và Sản lượng xét trên góc độ nền kinh tế quốc dân. 22

2.Mối quan hệ giữa Đầu tư và sản lượng trên góc độ cơ cấu ngành kinh tế quốc dân. 26

3.Mối quan hệ giữa các nhân tố đầu tư và sản lượng 29

3.1.Tác động của các nhân tố đầu vào đối với chất lượng tăng trưởng Kinh Tế Việt Nam 29

3.2.Tác động của Đầu tư tới sản lượng trong một số doanh nghiệp cụ thể 29

3.2.1.Thực trạng đầu tư khoa học công nghệ và máy móc thiết bị của ngành da giầy Việt Nam. 29

3.2.2. Thực trạng đầu tư cho nguyên vật liệu của ngành da giầy Việt Nam. 31

3.2.3.Thực trạng khôi phục cảng hàng không Chu Lai và vấn đề khai thác sử dụng. 32

3.2.4. Thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam và tác động của nó tới năng suất lao động. 33

I.Các giải pháp chung 36

II.Các giải pháp phát huy hiệu quả của từng nhân tố đầu tư 37

 

doc44 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2782 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa Đầu tư và sản lượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp với mục tiêu hoạt động của mình và phù hợp với các yếu tố của cơ sở hạ tầng mềm. b.Cơ sở hạ tầng cứng Cơ sở hạ tầng cứng bao gồm : + Nhà xưởng,khu chế xuất,đường xá. + Năng lượng, điện nước + Giao thông + Thông tin liên lạc + Các cơ sở hạ tầng khác: hệ thống xử lý chất thải, khí thải, hệ thống an toàn phòng cháy chữa cháy. Nếu các doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng, đáp ứng được quy trình sản xuất, điều kiện làm việc thì năng suất lao động cao, sản phẩm sản xuất ra ngày càng tăng. Vì vậy các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu lựa chọn địa điểm có đầy đủ các yếu tố cơ sở hạ tầng cần thiết cho quá trính sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp cần phải đầu tư xây dựng các công trình đường xá phục vụ sản xuất. 1.4.Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Như những lí luận ở trên ta đã biết tốc độ cũng như quy mô gia tăng vốn đầu tư sẽ góp phần quan trọng trong việc gia tăng sản lượng quốc dân và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế.Tuy nhiên tác động của vốn đầu tư tới sản lượng của mỗi ngành, mỗi vùng - lãnh thổ kinh tế là không giống nhau về kết quả cũng như hiệu quả do đặc điểm vốn có của mỗi ngành kinh tế cũng như điều kiện, trình độ phát triển, xuất phát điểm của mỗi lãnh thổ kinh tế là không giống nhau. Vốn đầu tư cũng như tỷ trọng vốn đầu tư cho các ngành, các vùng kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến sự chuyển dịch cơ cầu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế vùng và cũng đồng thời tác động đến tốc độ tăng trưởng chung của cả nền kinh tế. Có thể dễ dàng nhận thấy với cùng một lượng vốn đầu tư, khi đầu tư vào khu vực công nghiệp, dịch vụ thường cho một khối lượng gia tăng sản lượng lớn hơn và tốc độ tăng sản lượng nhanh hơn so với khi đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp do trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp thường gặp phải những hạn chế về đất đai và các khả năng sinh học. Điều này cũng tương tự khi đầu tư vào các địa phương, vùng, lãnh thổ kinh tế có điều kiện tài nguyên thiên nhiên, địa thế, xuất phát điểm kinh tế,cơ sở hạ tầng…khác nhau. Như vậy trong điều kiện bình thường của nền kinh tế ứng với mỗi cơ cấu đầu tư sẽ có một cơ cấu sản lượng tương ứng hay có thể nói đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở mỗi quốc gia. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc hoạch định, thực hiện những chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Thông qua những chính sách tác động đến cơ cấu đầu tư, Nhà nước có thể can thiệp trực tiếp như thực hiện chính sách phân bổ vốn, kế hoạch hóa, xây dựng cơ chế quản lý đầu tư hoặc điều tiết gián tiếp qua các công cụ chính sách như thuế,tín dụng,lãi suất … để xác lập và định hướng một cơ cấu đầu tư dẫn dắt sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý, giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các ngành, vùng lãnh thổ, phát huy tối đa những lợi thế so sánh của những ngành mũi nhọn, những ngành thế mạnh hay những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn để làm động lực thúc đẩy các ngành, vùng lãnh thổ khác cùng phát triển. Đến lượt nó, tăng trưởng kinh tế cao kết hợp với việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư hợp lý sẽ tạo nguồn vốn đầu tư dồi dào định hướng đầu tư vào các ngành hiệu quả hơn nữa. 2.Sản lượng tác động đến đầu tư - Lý thuyết gia tốc đầu tư. Theo lý thuyết này, để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm cho trước cần phải có một khối lượng cụ thể vốn đầu tư hay để sản xuất cho một đơn vị đầu ra cho trước cần phải có một lượng vốn đầu tư nhất định. Đầu tư tăng hay giảm phản ánh sự biến động của tổng vốn đầu tư ( k) gồm quỹ khấu hao để thay thế máy móc thiết bị đã hao mòn và bộ phận đầu tư thuần, bộ phận vốn tăng lên trong kỳ. Mối quan hệ giữa sản lượng và vốn đầu tư được thể hiện như sau: (1) : vốn đầu tư tại thời điểm t : sản lượng tại thời điểm t x : là hệ số gia tốc đầu tư hay tỷ lệ phản ánh quan hệ giữa vốn và sản lượng =x* ( 2) Nếu x không đổi thì quy mô sản lượng sản xuất tăng kéo theo nhu cầu về vốn đầu tư tăng và ngược lại. Từ mô hình trên ta thấy : chi tiêu đầu tư tăng ( giảm) phụ thuộc vào nhu cầu tư liệu sản xuất. Nhu cầu tư liệu sản xuất tăng ( giảm) lại phụ thuộc vào quy mô sản phẩm cần sản xuất. Khi mô sản phẩm cần sản xuất tăng và tăng nhanh sẽ làm cho chi tiêu đầu tư tăng theo và ngược lại, sản lượng phải liên tục tăng làm cho đầu tư tăng cùng tốc độ ( hay không đổi so với năm trước). Theo lý thuyết này vốn đầu tư tăng cùng tỷ lệ với sản lượng ít nhất trong trung và dài hạn. Nếu x không đổi thì ở kỳ trước (t-1) giữa sản lượng và đầu tư cũng có mối quan hệ tương tự tức là: ( 3) Lấy (2) – (3) ta có: -) (4) trong đó: - là đầu tư ròng và bằng - D với D là khấu hao Do đó: - = - = = (5) và đầu tư ròng = (6) Như vậy theo lý thuyết này, đầu tư ròng là một hàm số của sự gia tăng sản lượng đầu ra. Nếu sản lượng kỳ sau tăng so với kỳ trước thì >0 , đầu tư ròng >0. Mức tăng của đầu tư ròng phụ thuộc vào sự biến động của sản lượng. Nếu sản lượng tăng cao thì đầu tư ròng tăng càng lớn ( lớn hơn x lần). Nếu sản lượng giảm thì đầu tư ròng giảm. Nếu sản lượng trong thời gian dài không đổi đầu tư ròng sẽ bằng 0. = và khi =0 thì =0. Do vậy, nếu sản lượng năm sau giảm so với năm trước hoặc bằng 0 thì đầu tư cũng giảm theo hoặc bằng 0. Ưu và nhược điểm của lý thuyết gia tốc đầu tư --Ưu điểm: lý thuyết gia tốc đầu tư phản ánh sự tác động của sản lượng đến đầu tư. Nếu tích không đổi trong một thời gian nào đó thì lý thuyết này là cơ sở để dự báo quy mô vốn đầu tư tại năm nào đó. Nếu gọi và là vốn đầu tư thực hiện tại thời điểm t và t-1 , là vốn đầu tư mong muốn. λ là một hằng số ( 0< λ < 1) thì - = λ ( - ) Có nghĩa là sự thay đổi vốn đầu tư thực hiện giữa 2 kỳ chỉ bằng một phần của chênh lệch giữa vốn đầu tư mong muốn thời kỳ t và với vốn đầu tư thực hiện thời kỳ t-1 . Nếu λ =1 thì = và lý thuyết gia tốc đầu tư hoàn thiện sau này cũng đã đề cập đến tổng đầu tư. Theo lý thuyết gia tốc đầu tư ban đầu thì đầu tư ròng = - = - và theo lý thuyết gia tốc đầu tư sau này thì : - = δ ( - ) và do đó = δ ( - ) giả sử = δ * δ : hệ số khấu hao 0 < δ < 1 và do đó - = - δ *= δ ( - ) hoặc = δ ( - ) + δ * là tổng đầu tư và là hàm của vốn mong muốn và vốn thực hiện. Lý thuyết phản ánh sự tác động của tăng trưởng kinh tế đến đầu tư vì khi sản lượng tăng, mức tiêu dùng tăng ít, tiết kiệm tăng cao nên đầu tư tăng. -Nhược điểm. Lý thuyết giả định quan hệ giữa vốn và sản lượng cố định nhưng thực tế nó luôn biến động do sự tác động của các nhân tố khác. Mặt khác lý thuyết này xem xét đầu tư ròng ( bộ phận còn lại của vốn đầu tư sau khi đã trừ đi phần đầu tư bù cho khấu hao tài sản) chứ không phải tổng đầu tư. Theo lý thuyết này toàn bộ vốn đầu tư mong muốn đều được thực hiện ngay trong cùng một thời kỳ, điều này không đúng về nhiều lý do, chẳng hạn do việc cung cấp các yếu tố có liên quan đến thực hiện vốn đầu tư không đáp ứng do cầu vượt quá cung…. 3.Tác động chuỗi ở góc độ doanh nghiệp, để sản xuất và bán được nhiều hàng hoá các doanh nghiệp buộc phải đầu tư nhiều hơn. Cụ thể họ phải đầu tư nhiều hơn vào hàng tồn kho, nghĩa là phải dự trữ thêm nhiều nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm để đảm bảo bán ra liên tục. Ngược lại khi sản xuất ít hàng hoá và dịch vụ hơn họ cần ít hàng tồn kho nghĩa là đầu tư ít hơn. Trên góc độ nền kinh tế, khi một đất nước có đầu tư tăng, thì nhiều nhà máy xí nghiệp, cơ sở sản xuất được tạo ra tạo công ăn việc làm cho người lao động đồng thời cầu về nguyên vật liệu để cung cấp cho các nhà máy sản xuất tăng, sản lượng tạo ra cho nền kinh tế tăng. Do đó thu nhập của quốc gia cũng như của người dân tăng lên dẫn đến tiết kiệm tăng mà tiết kiệm là một nguồn tạo vốn đầu tư là chủ yếu. Mặt khác khi thu nhập của người dân tăng thì nó sẽ kích thích tiêu dùng, cầu về hàng hoá và dịch vụ tăng. Nó lại kích thích sản xuất hay kích thích đầu tư mới. Khi đầu tư mới tăng lại dẫn đến sự gia tăng về sản xuất. Quá trình này cứ diễn ra như vậy tạo thành một dây chuyền. Chương II: Mối quan hệ giữa đầu tư và sản lượng trong thực tế nền kinh tế quốc dân. I.Tình hình đầu tư và tác động của nó đến sản lượng của nền kinh tế trên thế giới. 1.Trung Quốc Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội kế hoạch 5 năm lần thứ X của Trung Quốc (2001-2005)đã kết thúc .Tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trong thời gian “kế hoạch 5 năm lần thứ X” là 8,8%cao hơn so với mục tiêu “kế hoạch 5 năm lần thứ IX” đạt 8,2%. Năm 2005 tỷ lệ tăng trưởng GDP của Trung Quốc đạt 5,4% tổng giá trị GDP vượt qua 1500 tỷ USD. Năm 2002 tỷ lệ tăng GDP của Trung Quốc đạt 8,0% năm 2003 tỷ lệ này lên tới 9,1%, năm 2004 là 9,4%. Theo số liệu năm 2003, GDP bình quân đầu người đã đạt mức đột phá là 1000 USD, năm 2004 là 1200 USD. Thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ X bất kể là tỷ lệ tăng trưởng GDP hay tỷ lệ tăng GDP bình quân đầu người đều cao hơn nhiều so với tỷ lệ tăng trưởng bình quân thế giới. Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng cao như vậy nhờ thực hiện các biện pháp : Sau khi TQ ra nhập WTO các doanh nghiệp phải đối mặt với cạnh tranh trên thị trường thế giới, họ cần thông qua đầu tư để nâng cao trình độ KHCN và quy mô sản xuất. Do vậy từ nửa năm cuối 2002, đầu tư trở thành biện pháp tăng trưởng được nhiều doanh nghiệp áp dụng, kết quả đầu tư TSCĐ toàn xã hội năm 2003 của TQ là 5511,8 tỷ NDT tăng 26,7% so với năm 2003. Đầu tư cho công nghiệp chiếm chủ yếu trong tỷ trọng tăng trưởng đầu tư TSCĐ. Từ tháng 1-8/2004 đầu tư TSCĐ của ngành công nghiệp tăng 41,7% trong tỷ trọng đầu tư, so với cùng kỳ năm trước tăng 3,2%. Các ngành có đầu tư tăng mạnh là dầu mỏ, luyện than, nhiên liệu hạt nhân, nguyên liệu hoá học, luyện kim màu, thiết bị giao thông vận tải, thiết bị điện khí …Trước tình hình đó năm 2004, chính phủ TQ đã nâng cao tỷ lệ vốn đầu tư quy định vào các ngành như sắt thép tỷ lệ vốn đầu tư quy định từ 25% tăng lên 40%; nhôm, xi măng, khai thác phát triển nhà đất đều tăng từ 20% lên 35%. Cả năm 2004 đầu tư TSCĐ cả nước đạt 7007,3 tỷ NDT, tăng 25,8% so với năm 2003. Chính nhờ sự đầu tư đó mà ngành công nghiệp của TQ có tốc độ tăng trưởng cao. Trong 8 tháng đầu năm 2004 có 3 tháng đạt tỷ lệ tăng trưởng 20%. Mặt khác từ năm 2003 đến nay TQ đã liên tiếp đưa ra một số biện pháp chính sách để hỗ trợ nông nghiệp, bù đắp cây lương thực, bù đắp máy nông nghiệp, tăng đầu vào các hạng mục phát triển giáo dục nông thôn, y tế, môi trường… nhờ vậy sản xuất nông nghiệp xuất hiện chuyển biến mạnh, năm 2004 giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp đạt 2704,4 tỷ NDT, tăng 6.3%, đóng góp cho GDP là 9,2%, cao hơn 5,2% so với năm trước. Như vậy với sự điều chỉnh kết cấu ngành kinh tế trong những năm gần đây và sự đầu tư mạnh mẽ vào các ngành các lĩnh vực kinh tế đã góp phần cho nền kinh tế TQ có một sự tăng trưởng mạnh mẽ, mức sống nhân dân tăng cao rõ nét, xây dựng cơ sở hạ tầng, sự nghiệp giáo dục, khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng. 2. Các nước khu vực Đông Nam á và Đông á. Trong quá trình CNH-HĐH nền kinh tế quốc dân, vấn đề đẩy mạnh đầu tư để tăng TSCĐ, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và mở rộng quy mô tiêu thụ sản phẩm chế tạo trên các thị trường trong và ngoài nước có tác động quyết định đến việc rút ngắn thời gian chuyển từ một nước nông nghiệp sang một nước công nghiệp. Do ảnh hưởng quá trình toàn cầu hoá kinh tế và phân công sản xuất quốc tế, được bổ sung thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài và khả năng gia tăng xuất khẩu vào thị trường thế giới, nên nền kinh tế ở khu vực Đông Nam á đã có thể gia tăng được tốc độ tích luỹ vốn để mở rộng quy mô sản xuất công nghiệp với trình độ công nghiệp tiên tiến rút ngắn thời kỳ CNH xuống còn 40-50 năm trong nửa sau thế kỷ XX. Trong thời kỳ từ năm 1960-1998 các nước ĐNA đã khá thành công trong việc phát triển các ngành công nghiệp chế tạo với sự hỗ trợ của nguồn vốn FDI. Các nước ĐNA đều đưa tỷ phần công nghiệp chế tạo từ khoảng 10% năm 1960 lên gần 30% trong thập kỷ 90. Trong thời kỳ 1986-1996 các nước khu vực ĐNA và ĐA đã đạt được sự tăng trưởng xuất khẩu nhanh, kim ngạch xuất khẩu tăng từ 4-500% trong vòng 10 năm và chỉ bị dừng lại hoặc tụt giảm trong 2 năm khủng hoảng kinh tế 1997-1998. Vào năm 1986, các nền kinh tế mới CNH ở Châu á NIE’S như Hồng Kông đạt 35,4 tỷ USD, Singapo đạt 22,5 tỷ USD. Các nước bình quân đầu người từ 6-7000 USD còn HQ, ĐL đạt mức xuất khẩu trên 30 tỷ USD, mức bình quân đầu người đạt khoảng từ 1-2000 USD vượt khá xa các nước ASEAN-4. Với mức xuất khẩu cao như vậy nhưng trong thời kỳ 1986-1996 NIE’S-4 vẫn đạt được kim ngạch xuất khẩu tăng 4-5 lần . Hồng Kông Hàn Quốc Đài Loan Singapo Dân số( Tr. Người ) 62 44.6 21.2 30 1986 88.5 32 52.5 124.7 1987 98.3 34.7 52.4 138.7 1988 108.4 33.3 49.1 153.2 1989 108.9 28.1 44.3 146.8 1990 109.9 25.6 41.9 140.9 1991 114.6 24.4 42.4 38.4 1992 118.7 24.9 38.4 127.8 1993 116.6 24.7 38 126.8 1994 115.7 25.2 38.5 138.7 1995 124.8 27.4 42.9 138.9 1996 117.2 26.8 42.5 134.8 1997 109.7 30.8 42.8 129.8 Bảng trên cho thấy đến năm 1997, các nền kinh tế nói trên đều đạt tỷ lệ xuất khẩu/GDP từ 3-% trở lên, riêng 2 nền kinh tế đô thị là HK và Singapo đat mức trên 100% và được coi là nhà ga trong chuyến tài chính thương mại và chế xuất hàng hoá. Nhờ ngành công nghiệp chế xuất hàng điện tử Malaixia cũng đạt tỷ lệ XK/GDP đến 80%. Các nước NIE’s-4 và các nước ASEAN-4 đạt được nhiều thành tích xuất khẩu khá cao như trên trong thời kỳ 1986-1996 đều dựa trên cơ sở tập trung và nghiên cứu đầu tư phát triển công nghiệp và năng lực sản xuất các ngành công nghiệp chế tạo những sản phẩm điện, điện tử, hoá chất, cơ khí, luyện kim, ôtô… Những chiến lược công nghiệp hoá và phương thức phát triển công nghệ của họ lại khác nhau: HQ, ĐL chủ yếu tiếp nhận công nghệ theo phương thức mua giấy phép bản quyền và vay vốn nước ngoài để tự đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chế tạo. Các nước Hồng Kông, Thái Lan với tỷ lệ FDI khá cao và Singapo, Malaixia với tỷ lệ FDI rất cao lại tiếp nhận công nghệ chủ yếu thông qua đầu tư nước ngoài. chúng ta có thể thấy Hàn Quốc, Đài Loan tiếp nhận FDI rất thấp nhưng vẫn đạt mức tăng giá trị xuất khẩu rất cao trong khi Singapo, Malaixia tiếp nhận giá trị vốn FDI và tỷ lệ vốn FDI/GDP cao hơn mới đạt được các kết quả xuất khẩu nói trên. II.Thực trạng mối quan hệ giữa đầu tư và sản lượng trong nền kinh tế Việt Nam qua các giai đoạn. 1.Mối quan hệ giữa Đầu tư và Sản lượng xét trên góc độ nền kinh tế quốc dân. Có thể thấy rằng với sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ thông tin và xu hướng quốc tế hoá mạnh mẽ nền kinh tế thế giới như hiện nay thì yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất là vốn và khoa học - công nghệ được coi trọng hơn so với các yếu tố khác là lao động và tài nguyên thiên nhiên. Xét một cách tổng quát trên phạm vi một nền kinh tế quốc dân thì yếu tố vốn và yếu tố khoa học công nghệ có thể quy về yếu tố vốn đầu tư. Nhân tố cơ bản cho sự tăng trưởng kinh tế là vốn đầu tư, mức tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tổng số vốn đầu tư và hệ số ICOR của nền kinh tế. Hệ số ICOR phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đối với sản lượng của nền kinh tế, thể hiện một cách rõ ràng nhất mối quan hệ giữa đầu tư với sản lượng của nền kinh tế. Suốt một vài thập kỉ trước năm 1986 nền kinh tế Việt Nam ở vào tình trạng kém phát triển, mức tăng trưởng kinh tế trong kế hoạch 5 năm 1976-1980 bình quân mỗi năm chỉ đạt 0.4%/năm và thu nhập quốc dân chỉ đạt mức tăng là 0.4%/năm .Thực tế là sản xuất không đáp ứng đủ như cầu tiêu dùng tối thiểu của dân cư, thời kì 1976-1980 chỉ cung cấp được khoảng 80% thu nhập quốc dân sử dụng .Toàn bộ quỹ tích luỹ và một phần quỹ tiêu dùng phải dựa vào nguồn nước ngoài. Thực trạng nền kinh tế trong những năm này không có sự phát triển mà rơi vào sự khủng hoảng. Xuất phát điểm thấp và việc duy trì quá lâu mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, đóng cửa nền kinh tế cả bên trong lẫn bên ngoài đã làm đã làm trì trệ nền kinh tế nước ta, nguồn vốn nước ngoài bị hạn chế trong khi đó nguồn vốn đầu tư trong nước không được khai thác đã khiến nước ta cứ “dậm chân” mãi trong cái “vòng luẩn quẩn” Có thể thấy rõ điều này trong Bảng 1- Thu nhập quốc dân sử dụng Năm Thu nhập quốc dõn sản xuất so với sử dụng Nguồn nước ngoài trong thu nhập quốc dõn sử dụng Tổng số Trong đú Tớch luỹ Bự tiờu dựng 1980 82.8 17.2 10 1 1981 89.3 10.7 7.8 0.5 1982 88.4 11.6 7.3 1.7 1983 92.1 7.9 8 - 1984 88.1 11.9 8.9 0.5 1985 89.8 10.2 11.5 - Nguồn:Kinh tế Việt Nam chặng đường 1945-1995, NXB Thống kờ Hà Nội-1996 tr79 Từ năm 1987 các chính sách đổi mới kinh tế mới bắt đầu diễn ra một cách mạnh mẽ trong đó có việc mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại, thu hút đầu tư nước ngoài đã tạo ra “cú hích” ban đầu, tạo ra cho nền kinh tế Việt Nam một gia tốc tăng trưởng để thắng được “lực hút” của cái vòng luẩn quẩn trên cơ sở đó hình thành các bước phát triển tiếp theo. Xem xét tổng nguồn vốn đầu tư và hệ số ICOR của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam từ 1991 - 2005 theo các giai đoạn phát triển là : từ 1991-1995 và giai đoạn 1996- 2000 và 2001-2005 để thấy mối quan hệ thuận chiều của vốn đầu tư và tăng trưởng của nền kinh tế thể hiện một cách rõ ràng trong thực tế nền kinh tế nước ta trong từng chặng đường phát triển của đất nước những năm qua Bảng 2: Đầu tư toàn xã hội giai đoạn 1991-1995 1991 1992 1993 1994 1995 Tổng số 11526 19755 34176 43100 56500 Đầu tư/GDP(%) 15.00 17.64 24.91 25.47 25.35 ICOR 2.500 2.051 3.075 2.896 3.100 (tỷ đồng ,giá hiện hành) (Nguồn: đề tài KX03-17 Hà nội 1995,trang 28-30) Giai đoạn từ 1996 đến nay nền kinh tế đã có sự thay đổi sâu sắc và toàn diện ở tất cả mọi mặt của nền kinh tế. Điều này bắt nguồn từ sự gia tăng liên tục khối lượng vốn đầu tư phát triển cho nền kinh tế và sự chuyến biến tích cực của cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần kinh tế trong đó thành phần kinh tế Nhà nước vẫn chiếm vai trò chủ đạo. Bảng 3:Vốn đầu tư thực hiện thời kí 1996-2000 (Đơn giá :tỷ VNĐ,giá năm 2000) 1996-2000 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng số 555 95.25 111.78 106.67 111.49 129.92 Vốn trong nước 349.64 60.01 70.42 67.19 70.23 81.85 Vốn ngoài nước 205.36 35.24 41.36 39.48 41.26 48.07 I.VĐT cụng cộng 295.33 43.08 53.74 57.47 68.62 72.42 1.Vốn NSNN 125.57 19.86 23.74 24.34 28.15 29.49 2.Vốn tớn dụng đầu tư phỏt triển của NN 72.43 9.94 14.66 11.19 15.88 20.77 3.Vốn tự cú của DNNN 97.33 13.28 15.34 21.94 24.59 22.16 II.Cỏc nguồn vốn khỏc 259.67 52.17 58.04 49.2 42.87 57.5 1.Vốn đầu tư của khu vực tư nhõn và dõn cư 121.63 24.93 23.08 22.46 22.56 28.59 2.Vốn FDI 138.04 27.24 34.96 26.74 20.31 28.91 Nguồn :Tổng cục thống kê Những thành tích trong huy động vốn đầu tư trong kế hoạch 5 năm 2001-2005 còn khởi sắc hơn nữa:tổng vốn đầu tư đưa vào nền kinh tế bước đầu thống kê ước tính là 1041 nghìn tỷ đồng,vượt khoảng 25.9% kế hoạch 5 năm đề ra trong đó riêng năm 2005 tổng vốn đầu tư đạt trên 310 nghìn tỷ đồng bằng khoảng 38,2% so với GDP, thuộc loại cao nhất từ trước tới nay.Đó là nguyên nhân quan trọng để nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong những năm vừa qua. Bảng 4: Tốc độ tăng GDP theo thành phần kinh tế(%) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tốc độ tăng GDP (giỏ so sỏnh) 6.79 6.89 7.08 7.34 7.79 8.43 Kinh tế Nhà nước 7.72 7.44 7.11 7.65 7.75 7.36 KT ngoài quốc doanh 5.04 6.36 47.04 6.36 6.95 8.19 KT cú vốn ĐT nước ngoài 11.44 7.21 7.16 10.52 11.51 13.2 Nguồn: Bỏo cỏo KT Việt Nam 2005(Viện NC&QLKT TW) 2.Mối quan hệ giữa Đầu tư và sản lượng trên góc độ cơ cấu ngành kinh tế quốc dân. Trong những năm qua đồng hành với sự tăng trưởng kinh tế nhanh là những thay đổi quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế. Các ngành kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá phát huy lợi thế so sánh trong từng ngành. Đạt được kết quả này chính là do sự thay đổi tích cực trong cơ cấu vốn đầu tư theo các ngành kinh tế theo hướng tích cực: trong năm 2004 phần lớn các dự án cấp mới tập trung vào lĩnh vực xây dựng và công nghiệp, chiếm 68.5% vế số dự án và 60.8%vế số vốn đăng kí. Lĩnh vực nông- lâm - ngư nghiệp chiếm 13.5 số dự án và 16.2 số vốn đầu tư đăng kí, lĩnh vực dịch vụ chiếm 18% số dự án và 23%số vốn đăng kí cấp mới. Bằng các chính sách thích hợp định hướng cho từng ngành mà tỷ trọng vốn đầu tư trong lĩnh vực nông- lâm - ngư nghiệp tăng từ 7.5% năm 1996 lên 18.5 % năm 2000; khối lượng vốn đầu tư tăng 24.4 %/năm.Vốn đầu tư các ngành công nghiệp chiếm 40.4% năm 1996 đã tăng lên 45% năm 2000; khối lượng vốn đầu tư tăng lên13.3%/năm.Vốn đầu tư trong lĩnh vực giao thông vận tải, bưu điện và thông tin liên lạc chiếm 14.2% năm1996 tăng lên 17.3%năm 2000; khối lượng vốn đầu tư tăng 9.2%/năm; vốn đầu tư khoa học công nghệ chiếm 4.8% năm 1996 tăng lên 6.4% năm 2000; khối lượng vốn đầu tư tăng 23.8% năm phù hợp với việc điều chỉnh kinh tế dưới tác động của khủng hoảng khu vực,vốn đầu tư các ngành dịch vụ và các ngành khác (xây dựng, thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, kho tàng…) chiếm 33.1% năm 1996 giảm xuống còn 15.5% năm 2000. Do tính chất "trễ" của hoạt động đầu tư mà những điều chỉnh chính sách và cơ cấu đầu tư hợp lí giai đoạn 1996-2000 đã có những tác động tích cực, mạnh mẽ đến quy mô và tốc độ tăng trưởng của các ngành trong giai đoạn 2001-2005 Bảng5: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế 2000 2001 2002 2003 2004 2005 NL-TS 24.53 23.24 23.03 22.54 21.81 20.7 CNXD 36.73 38.13 38.49 39.47 40.21 40.8 CN che bien 18.56 19.78 20.58 20.45 20.34 20.7 DV 38.73 38.63 38.48 37.99 37.98 38.5 Sự thay đổi của cơ cấu GDP theo ngành thay đổi một cách hơp lý: tỷ trọng khu vực nông lâm thuỷ sản đã giảm liên tiếp từ 24.53% năm 2001 xuống còn 20.7% năm 2005, ngành công nghiệp tăng từ 36.73% năm 2001 lên 40.8% năm 2005, ngành dịch vụ lại có xu hướng giảm tuy không nhiều do ảnh hưởng của một số nguyên nhân khách quan: dịch SARS, cúm H5N1 hay khủng hoảng chính trị ở một số nước trong khu vực. Mức đóng góp vào tỷ lệ tăng trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng biểu hiện tích cực. Bảng 6: Tăng trưởng GDP và mức đóng góp tăng trưởng theo ngành 2001 2002 2003 2004 ước2005 Tốc độ tăng( % ) GDP 6.89 7.08 7.34 7.79 8.4 Nông lâm- Thuỷ sản 2.98 4.17 3.62 4.36 4.04 Công nghiệp xây dựng 10.39 9.48 10.48 10.22 10.65 Dịch vụ 6.1 6.54 6.45 7.56 8.48 Đóng góp vào tăng trưởng theo tỷ lệ % Nông lâm-Thuỷ sản 10.07 13.2 10.76 11.8 9.78 Công nghiệp xây dựng 53.39 48.95 53.37 50.48 49.71 Dịch vụ 36.54 37.85 35.86 37.72 40.52 Nguồn:Báo cáo KT Việt Nam 2005(Viện NC&QLKTTW) Trong bản thân nội bộ mỗi ngành cũng có sự thay đổi và chuyển dịch đầu tư và mức tăng trưởng của các ngành phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế thể hiện ở mức đóng góp vào giá trị tăng thêm của toàn ngành từ các yếu tố nội bộ trong ngành đó, đáng chú ý là hai ngành có tỷ lệ lớn trong tổng giá trị sản phẩm quốc nội là công nghiệp xây dựng và dịch vụ. Bảng7 : tăng trưởng khu vựcCN-xd và đúng gúp vào tăng trưởng giỏ trị tăng thờm theo ngành 2001.2005 2001 2002 2003 2004 2005 2001-2005 Tốc độ tăng trưởng ( giá năm 1994) Khu vực CN-XD 10.39 9.48 10.48 10.22 10.65 10.24 CN 9.75 9.17 10.45 10.55 10.6 10.11 XD 12.78 10.57 10.59 9.03 10.81 10.75 Nguồn:Báo cáo KT Việt Nam 2005(Viện NC&QLKTTW) Trong ngành dịch vụ nguồn vốn đầu tư cũng chuyển dịch sang các ngành mang tính chất dịch vụ có chất lượng cao, mang lại ngoại tệ và đóng góp lớn vào giá trị thu nhập quốc nội như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch… 3.Mối quan hệ giữa các nhân tố đầu tư và sản lượng 3.1.Tác động của các nhân tố đầu vào đối với chất lượng tăng trưởng Kinh Tế Việt Nam Thực tế cho thấy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm qua dựa chủ yếu vào những nhân tố theo chiều rộng với những ngành, những sản phẩm truyền thống, hao phí vật tư cao chưa đi vào chất lượng sản phẩm với phát triển công nghệ cao. Khi phân tích đóng góp của các nhân tố tăng trưởng ta thấy chất lượng tăng trưởng đã được cải thiện (TFP) tăng tư 15.5% thời kì 1992-1997 lên 22.5% thời kì 1998-2002 .Tuy nhiên phần đóng góp của vốn và lao động vẫn còn cao trong khi đó phần đóng góp của khoa học công nghệ vẫn còn quá ít. Nói cách khác năng suất lao động tổng hợp của toàn bộ yếu tố sản xuất TFP còn rất thấp.Tăng trưởng do yếu tố vốn và lao độngchiếm tới hơn 3/4 tổng cả 3 yếu tố tác động.Nếu so sánh mức độ đóng góp của TFP vào tăng trưởng hàng năm với các nước trong khu vực thì Việt Nam thấp hơn rất nhiều: Thái lan là 35%, Philipin là 41%,Indonesia là 43%. Điều này đồng nghĩa với việc nước ta chưa thoát khỏi hình thái kinh tế dựa vào tài nguyên trong khi nền kinh tế thế giới đã bước sâu vào nền kinh tế tri thức. Bảng 8: Tỷ trọng đóng góp của các nhân tố đầu vào tới tăng trưởng GDP(%) Các yếu tố 1993-1997 1998-2002 Vốn 69 57.5 Lao động 16 20 TFP 15 22.5 Tổngt số 100 100 Nguồn :Kinh tế Việt Nam 2003-2004,Thời Báo KT Việt Nam 3.2.Tác động của Đầu tư tới sản lượng trong một số doanh nghiệp cụ thể 3.2.1.Thực trạng đầu tư khoa học công nghệ và máy móc thiết bị của ngành da giầy Việt Nam. Trình độ KHCN và trang bị máy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc69746.DOC
Tài liệu liên quan