Thất thoát lãng phí trong giai đoạn thực hiện đầu tư thể hiện ở các khâu:
Kế hoạch bố trí vốn đầu tư phân tán, dàn trải, bố trí vốn cho cả công trình không đủ thủ tục đầu tư.Sai lầm và thiếu sót trong khâu khảo sát, thiết kế, lựa chọn thiết bị, công nghệ.Tham nhũng, tiêu cực trong các giai đoạn đầu tư, đấu thầu, tuyển chọn tư vấn nhà thầu, nhà cung ứng.Chất lượng công trình kém gây hư hỏng, giảm tuổi thọ công trình.Năng lực yếu kém của chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tư vấn (khảo sát, thiết kế, giám sát), nhà thầu.Thất thoát lãng phí trong giai đoạn quyết toán đưa vào sản xuất và bảo trì thể hiện:Thanh quyết toán chậm, nợ đọng kéo dài chưa có qui định bắt buộc phải kiểm toán đối với nguồn vốn nhà nước trong đầu tư.Năng lực quản lý sử dụng, khai thác không đáp ứng, dẫn đến hiệu quả khai thác thấp.Công tác duy tu, bảo dưỡng kém, không đúng định kỳ, bố trí vốn không đủ dẫn đến công trình xuống cấp nhanh làm giảm hiệu quả đầu tư.
60 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1555 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốn. Lấy thực trạng tại Việt Nam để chứng minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i theo hướng tích cực và hiệu quả hơn. Việc hoàn thiện bước đầu các loại thuế và triển khai thực hiện Luật Ngân sách đã góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng nguồn thu ngân sách. Tổng nguồn thu ngân sách Nhà nước tăng bình quân hàng năm 9,4%, trong đó thu từ thuế và phí chiếm 96% tổng thu ngân sách, mức động viên bình quân hàng năm chiếm 20,7% GDP.
* Vốn tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, qua hơn 6 năm thực hiện, đến nay đã khẳng định tính đúng đắn đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư, phản ánh tính tất yếu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong điều kiện khả năng tích luỹ vốn của ngân sách Nhà nước, cùng với chính sách thu hút đầu tư, chính phủ đã có thêm công cụ khai thác nguồn vốn trong xã hội để hỗ trợ đầu tư phát triển phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số vốn đầu tư của toàn xã hội, giai đoạn 2001-2005 đạt: 13.5%-15%, đến nay khoảng 17%. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) dự kiến trên sẽ nâng tổng vốn tín dụng nhà nước (TDNN) đầu tư cho nền kinh tế trong giai đoạn 2006 - 2010 lên 200.000 tỷ đồng, tăng 60% so với giai đoạn 2001 - 2005.
* Nguồn vốn từ doanh nghiệp Nhà nước
Đây là một nguồn vốn quan trọng đang góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của nước ta. Với lợi thế nguồn lực lớn, lực lượng đông đảo, lại hoạt động trong nhiều ngành kinh tế thiết yếu của đất nước, nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp này đã mang lại rất nhiều tác động quan trọng tới nền kinh tế.
Nguồn vốn của các doanh nghiệp nhà nước trong những năm 2001- 2005 thường chiếm khoảng 25% Vốn khu vực kinh tế Nhà nước (trong khi đó giai đoạn 1995 -2000 là khoảng 33%.năm 1995 là 35.5%), và sơ bộ năm 2006 là 23,6 %.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng, hiệu quả kinh doanh kém hơn khối doanh nghiệp tư nhân hay khu vực có vốn đầu tư Nhà nước nhưng rõ ràng các doanh nghiệp Nhà nước vẫn giữ vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực kinh tế, ví dụ như: ngành điện, ngành đường sắt, viễn thông liên lạc…Cho dù có diễn ra cổ phần hoá nhiều doanh nghiệp nhằm hạn chế những hoạt động kém hiệu quả và thất thoát vốn, nhưng những thành tựu và hiệu quả hoạt động trong một số ngành chủ chốt của nền kinh tế là không thể phủ nhận được về vai trò của nguồn vốn này. Ví dụ: ngành điện đã đóng góp vào GDP hơn 2 tỷ USD, mặt khác nhà máy điện đã cung cấp lượng điện thiết yếu phục vụ cho đời sống sinh hoạt của người dân và phục vụ sản xuất. Gần đây ngành điện đã đưa vào vận hành đường dây 500 KV Bắc-Nam mạch 2, kịp thời cung cấp điện cho miền Bắc. Đồng thời đang xây dựng 23 nhà máy điện với tổng công suất 8000 MW, trong đó có 20 nhà máy thuỷ điện ở vùng sâu, vùng xa… góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở những vùng khó khăn.
Trong những năm vừa qua, phần lớn các DNNN được sắp xếp lại theo hướng cổ phần hóa đã nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm đối với nền kinh tế, sản xuất kinh doanh đã có lãi, nhiều DN đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, khắc phục tình trạng lỗ lũy kế và có vốn tích lũy để tái sản xuất mở rộng.
Có một thực tế là việc thực hiện cổ phần hoá tại các địa phương cơ bản là đã hoàn thành (61/64 tỉnh thành hoàn thành cổ phần hoá), nhiều địa phương đã giải tán ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp. Báo cáo về kết quả sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian qua, ông Phạm Viết Muôn, Phó Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cho biết, tính đến hết tháng 8/2006, cả nước đã sắp xếp được 4.447 doanh nghiệp, trong đó, CPH 3.060 doanh nghiệp. Riêng từ năm 2001 đến nay đã sắp xếp được 3.830 doanh nghiệp Nhà nước, bằng gần 68% số doanh nghiệp Nhà nước đầu năm 2001.
Sau quá trình thực hiện sắp xếp, số lượng doanh nghiệp Nhà nước giảm nhưng vẫn tiếp tục giữ vai trò chi phối những ngành, lĩnh vực then chốt. Khu vực doanh nghiệp Nhà nước vẫn đóng góp gần 40% GDP và 50% tổng thu ngân sách Nhà nước. Dựa trên báo cáo của các bộ, ngành, địa phương về kết quả hoạt động của 850 doanh nghiệp CPH đã hoạt động trên 1 năm cho thấy, vốn điều lệ bình quân tăng 44%, doanh thu bình quân tăng 23,6%, lợi nhuận thực hiện bình quân tăng 139,76%. Đặc biệt, có tới trên 90% số doanh nghiệp sau CPH hoạt động kinh doanh có lãi, nộp ngân sách bình quân tăng 24,9%, thu nhập bình quân của người lao động tăng 12%, số lao động tăng bình quân 6,6%, cổ tức bình quân đạt 17,11%
* Vốn tư nhân
Mặc dù doanh nghiệp Nhà nước được xác định là giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, nhưng theo thực tế thì khu vực tư nhân lại là yếu tố quan trọng giúp nước ta duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Tốc độ phát triển của khu vực tư nhân hiện nay rất nhanh, làm ăn có hiệu quả hơn.
Với việc thi hành Luật Doanh nghiệp và hàng loạt các biện pháp cải cách khác, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước và khi nước ta tham gia WTO, các cơ hội này lại càng mở rộng, những rào cản sẽ được dỡ bỏ, các DNVN sẽ có vị trí bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trên thị trường các nước, môi trường kinh doanh ở nước ta trong mấy năm gần đây đã có những cải thiện quan trọng theo hướng mở rộng quyền tự do kinh doanh của người dân trên nguyên tắc doanh nghiệp và người dân được tự do kinh doanh tất cả những lĩnh vực mà luật pháp không cấm, khuyến khích người dân làm ăn, kinh doanh làm giàu cho mình và cho đất nước, khuyến khích mọi doanh nghiệp tham gia các ngành xuất khẩu, chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa... đặc biệt khi nước ta tham gia WTO, các cơ hội này lại càng mở rộng, những rào cản sẽ được dỡ bỏ, các DNVN sẽ có vị trí bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trên thị trường các nước Chính trong môi trường đó, KVKTTNTN và đặc biệt là DNTN đã nhanh chóng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội của đất nước trên các mặt: tạo công ăn việc làm, tăng vốn đầu tư phát triển, mở rộng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, thúc đẩy phát triển các thị trường, đổi mới kinh tế và hành chính... Do tác động của luật Doanh nghiệp năm 1999, từ năm 2000 đến 2005 đã có trên 160 nghìn doanh nghiệp đăng kí thành lập mới với số vốn đăng kí khoảng 321 nghìn tỷ đồng, số doanh nghiệp tham gia thị trường tăng bình quân mỗi năm khoảng 23% về số lượng và tăng 51,7% về vốn đăng kí; số lượng doanh nghiệp thành lập mới từ 2001-2005 bằng 2,6 lần so với giai đoạn 10 năm từ 1991 đến 2000 cộng lại với số vốn đăng kí gấp 7,7 lần.
Tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp dân doanh trong nước liên tục tăng và vượt cao hơn vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước. Vốn đầu tư của khu vực dân cư và tư nhân năm 2001 chiếm 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, năm 2005 tăng lên 33%, năm 2007 tăng lên 34.4% (tăng 19.5% so với năm 2006).
2.2. Nguồn vốn nước ngoài
Bên cạnh nguồn vốn trong nước, những năm qua việc thu hút nguồn vốn từ bên ngoài như vốn ODA, FDI vẫn được chú trọng và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Sau 20 năm Việt Nam tiến hành mở cửa, đổi mới mạnh mẽ nền kinh tế, đầu tư nước ngoài đã tác động trực tiếp đến việc cân đối ngân sách, cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán thông qua chuyển vốn vào Việt Nam và mở rộng nguồn thu ngoại tệ gián tiếp. Đồng thời, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp đáng kể vào sự gia tăng giá trị nền kinh tế.
Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng, góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Sau 20 năm, Việt Nam nhận được gần 98 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư với 9.500 dự án. Đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Đồng thời là cầu nối quan trọng giữa nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, thúc đẩy phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ và tạo điều kiện để Việt Nam chủ động hội nhập ngày càng sâu hơn vào đời sống kinh tế thế giới.
Đặc biệt, trong thời gian qua, đầu tư nước ngoài đã góp phẩn thay đổi cục diện, gương mặt và đời sống kinh tế, xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nhiều địa phương từ một tỉnh thuần nông trở thành tỉnh công nghiệp phát triển năng động và hiệu quả như Vĩnh Phúc, Bình Dương.
* Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trước hết, FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng vào tổng đầu tư xã hội góp phần cải thiện cán cân thanh toán trong giai đoạn vừa qua, góp phần tăng cường năng lực sản xuất và đổi mới công nghệ của nhiều ngành kinh tế, khai thông thị trường sản phẩm (đặc biệt là trong gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá), đóng góp cho ngân sách Nhà nước và tạo việc làm cho một bộ phận lao động. Bên cạnh đó, FDI có vai trò trong chuyển giao công nghệ và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo sức ép buộc các doanh nghiệp trong nước phải tự đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Các dự án FDI cũng có tác động tích cực tới việc nâng cao năng lực quản lý và trình độ của người lao động làm việc trong các dự án FDI, tạo ra kênh truyền tác động tràn tích cực hữu hiệu.
Với vai trò quan trọng như trên, FDI đã trở thành nguồn vốn nước ngoài được ưu tiên thu hút của nước ta. Theo thống kê, tính đến cuối năm 2007, cả nước có hơn 9.500 dự án ĐTNN được cấp phép đầu tư với số vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm), nếu trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, hiện có 8.590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 83,1 tỷ USD.Trong đó: các tỉnh phía Bắc thu hút được 2.220 dự án, các tỉnh phía Nam từ Ninh Thuận trở vào thu hút được 5.452 dự án, còn lại là khu vực Bắc và Nam Trung bộ. Điều này cho thấy, dòng vốn ĐTNN đổ vào Việt Nam đã tăng mạnh qua từng thời kỳ trong hai thập kỷ qua. Nếu giai đoạn 1988 - 1990 chỉ có 218 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký 1,58 tỷ USD, thì thời kỳ 1991-1996 được xem là thời kỳ “bùng nổ” ĐTNN tại Việt Nam (có thể xem đây là “làn sóng ĐTNN” đầu tiên vào Việt Nam) với 1.397 dự án được cấp phép, tổng vốn đăng ký là 16,2 tỷ USD.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997 nên dòng vốn ĐTNN đổ vào Việt Nam trong giai đoạn 1997-1999 có phần trầm lắng hơn (chỉ có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký 13,11 tỷ USD). Nhưng đến năm 2000, dòng vốn này đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi và thực sự bứt phá từ năm 2003 đến nay - đây chính là dấu hiệu của “làn sóng ĐTNN” thứ hai vào Việt Nam. Năm 2003 vốn đăng ký tăng 6% so với năm 2002; năm 2004 tăng 42,9% so với năm trước; năm 2005 tăng 58% so với năm 2004; năm 2006 tăng 75,4% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 70% so năm 2006.
Năm 2007 vừa qua được xem là một năm "bội thu" FDI, FDI đang "Dậy sóng", đã có những kết quả rất ấn tượng với kỷ lục về số lượng và chuyển biến về chất thể hiện qua việc đã có những dự án lớn của các tập đoàn xuyên quốc gia có công nghệ cao có mặt tại Việt Nam.
BẢNG 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép từ năm 1988 đến năm 2006
Số dự án
Vốn đăng ký (triệu USD)
Tổng số vốn thực hiện (triệu USD)
Tổng số
Trong đó: Vốn pháp định
Tổng số
Chia ra
Nước ngoài góp
Việt Nam góp
Tổng số
7279
66244
30271
25285
4985
33315
1988 - 1990
211
1602.2
1279.7
1087.3
192.4
1988
37
341.7
258.7
219
39.7
1989
67
525.5
300.9
245
55.9
1990
107
735
720.1
623.3
96.8
1991- 1995
1409
17663
10759
8605.5
2153.5
6517.8
1991
152
1291.5
1072.4
883.4
189
328.8
1992
196
2208.5
1599.3
1343.7
255.6
574.9
1993
274
3037.4
1842.5
1491.1
351.4
1017.5
1994
372
4188.4
2539.7
2030.3
509.4
2040.6
1995
415
6937.2
3705.1
2857
848.1
2556
1996-2000
1724
26259
10921.8
8714.5
2207.3
12944.8
1996
372
10164.1
3511.4
2906.3
605.1
2714
1997
349
5590.7
2649.1
2046
603.1
3115
1998
285
5099.9
2474.2
1939.9
534.3
2367.4
1999
327
2565.4
975.1
870.5
104.6
2334.9
2000
391
2838.9
1312
951.8
360.2
2413.5
2001-2005
3935
20720.2
7310.1
6878.1
432
13852.8
2001
555
3142.8
1708.6
1643
65.6
2450.5
2002
808
2998.8
1272
1191.4
80.6
2591
2003
791
3191.2
1138.9
1055.6
83.3
2650
2004
811
4547.6
1217.2
1112.6
104.6
2852.5
2005
970
6839.8
1973.4
1875.5
97.9
3308.8
2006
833
10201.3
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư
Sau 1 năm gia nhập WTO, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Đây là kết quả nổi bật của kinh tế Việt Nam trong năm đầu gia nhập WTO. Trong năm 2007, Việt Nam có hơn 1.400 dự án đầu tư nước ngoài mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 17,86 tỷ USD. Đồng thời có khoảng 380 lượt dự án đầu tư đang hoạt động đăng ký tăng vốn, với tổng vốn tăng thêm đạt 2,4 tỷ USD. Tính chung, thu hút FDI đạt 20,3 tỷ USD, tăng gần 70% so với năm 2006, gần bằng tổng mức đầu tư nước ngoài của 5 năm 2001-2005 và chiếm tới gần 20% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong 20 năm qua.
Trong 2 năm 2006 và 2007, dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam đã tăng đáng kể với sự xuất hiện nhiều dự án có quy mô lớn đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp nặng và dịch vụ. Quy mô vốn đầu tư bình quân của một dự án tăng dần qua các giai đoạn, tuy có trầm lắng trong vài năm sau khủng hoảng tài chính khu vực 1997. Hai năm 2006 và 2007 đạt mức trung bình 14,4 triệu USD/dự án/năm.
Vốn ĐTNN theo cơ cấu ngành, lãnh thổ, hình thức đầu tư và đối tác đầu tư cũng có những thay đổi.
+ Phân theo ngành:
Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 67,5% về số dự án và 61,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ chiếm 20,1% về số dự án và 31,3% về số vốn đầu tư đăng ký. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
+ Phân theo hình thức đầu tư:
Hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 75,98% về số dự án và 55,01% về tổng vốn đăng ký.
Liên doanh chiếm 20,87% về số dự án và 34,47% về tổng vốn đăng ký;
Số còn còn lại thuộc lĩnh vực hợp doanh, BOT, Công ty cổ phần và Công ty quản lý vốn.
+ Phân theo nước:
Đã có trên76 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó các nước châu Á chiếm 67% tổng vốn đăng ký; các nước châu Âu chiếm 29% tổng vốn đăng ký; các nước châu Mỹ chiếm 4% vốn đăng ký.
Riêng 5 nền kinh tế đứng đầu trong đầu tư vào Việt Nam là Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hồng Kông đã chiếm 59,25% tổng vốn đăng ký.Trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 1.837 dự án với tổng vốn đầu tư 13,5 tỉ USD.
+ Phân theo địa phương:
Các thành phố lớn, có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi thuộc các vùng kinh tế trọng điểm vẫn là những địa phương dẫn đầu thu hút ĐTNN theo thứ tự như sau:
(1) TP. Hồ Chí Minh chiếm 30,57% về số dự án và 23,97% tổng vốn đăng ký và 22,9% tổng vốn thực hiện;
(2) Hà Nội chiếm 11,09% về số dự án; 17,33 tổng vốn đăng ký và 12,2% tổng vốn thực hiện;
(3) Đồng Nai chiếm 11,54% về số dự án; 15,81% tổng vốn đăng ký và 14,2% tổng vốn thực hiện;
(4) Bình Dương chiếm 18,56% về số dự án; 10,65% tổng vốn đăng ký và 6,8% tổng vốn thực hiện;
(5) Bà Rỵa –Vũng Tàu chiếm 18,04% về số dự án; 10,65% tổng vốn đăng ký và 4,4% tổng vốn thực hiện.
Việt Nam đã thu hút được các tập đoàn lớn vào kinh doanh tại Việt Nam. Điều đó đã tạo ra uy thế cho Việt Nam cũng như giá trị sản phẩm trên trường quốc tế. Hiện có trên 110 các tập đoàn đa quốc gia (TNCs) trong danh sách 500 tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới (do tạp chí uy tín Fortune 500 công bố) đã đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 11,09 tỉ USD, chiếm một tỉ trọng lớn, 20% tổng vốn FDI của cả nước.
Các tập đoàn này đầu tư vào các lĩnh vực giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Ví dụ như trong lĩnh vực dầu khí có BP, Statoil, ConocoPhilips, Petronas, Chevron; điện năng lượng có BP, EDF, Tokyo Electric, AES; ôtô-xe máy có Honda, Toyota, DaimlerCrysler, Yamaha...; điện tử có Sony, Matsushita, Samsung, Toshiba,Cannon.
Xu hướng hiện nay đầu tư vào các dự án lớn gia tăng: năm 2006, để chuẩn bị đón đầu cho việc gia nhập WTO của Việt Nam, một loạt công ty lớn đã đặt chân đến Việt Nam trong đó có những dự án lớn được cấp phép như tập đoàn Intel đã đầu tư 605 triệu USD xây dựng nhà máy tại Việt Nam, ngày 10/11/2006 công bố mở rộng lên 1 tỷ USD; dự án nhà máy sản xuất thép của Tập đoàn Posco (Hàn Quốc) tại khu công nghiệp Phú Mỹ II có tổng vốn đầu tư đăng ký trên 1,2 tỷ USD...
Tình hình này tiếp tục diễn biến trong năm 2007 với xu hướng tích cực hơn, nhiều dự án lớn được cấp phép như: dự án sản xuất thép của Ấn Độ ở Bà Rịa-Vũng Tàu với số vốn 527 triệu USD; dự án xây dựng khu resort của Singapore ở Thừa Thiên - Huế 276 triệu USD; dự án xây dựng khách sạn-căn hộ cao cấp Keangnam tại Hà Nội của Hàn Quốc 500 triệu USD; dự án sản xuất xi măng Hệ Dưỡng tại Ninh Bình 360 triệu USD; dự án sản xuất bột giấy của B.V.Islands tại Hậu Giang 349 triệu USD; dự án của Tập đoàn Điện tử Compal-Đài Loan ở Vĩnh Phúc 500 triệu USD.
Thu hút vốn FDI của Việt Nam sở dĩ có được thành tựu nổi bật như vậy, mấu chốt là sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO, môi trường quốc tế đã thuận lợi hơn cho Việt Nam phát triển. Bên cạnh đó, thị trường trong nước nói chung và thị trường tiêu dùng của Việt Nam nói riêng không ngừng mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
Ngoài ra, tình hình chính trị xã hội ổn định trong suốt thời gian dài vừa qua đã đảm bảo an toàn với vốn đầu tư quốc tế; hệ thống luật pháp tiếp tục hoàn thiện. Chính phủ Việt Nam còn thông qua các hình thức như diễn đàn và đối thoại, đã thiết lập được kênh đối thoại với chủ đầu tư, tăng cường hơn niềm tin của chủ đầu tư tại Việt Nam.
* Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
Nguồn vốn ODA được ưu tiên phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xoá đói giàm nghèo. Nhiều công trình quan trọng trong các lĩnh vực giao thông vận tải, năng lượng, thuỷ lợi quy mô lớn, giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế chăm sóc sức khoẻ, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường…đã được xây dựng và nâng cấp. Nguồn vốn ODA đã góp phần tăng cường năng lực và thể chế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ xây dựng pháp luật, cải cách hành chính, xây dựng chính sách và cơ chế quản lý phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thông qua các dự án ODA, hỗ trợ kỹ thuật, nhiều cán bộ Việt Nam được đào tạo và đào tạo lại; nhiều công nghệ sản xuất tiên tiến, kỹ năng quản lý hiện đại được chuyển giao. Quan hệ giữa Việt Nam và các nhà tài trợ đã được thiết lập trên cơ sở quan hệ đối tác, đề cao vai trò làm chủ của bên tiếp nhận ODA thông qua các hoạt động hài hoà các quy trình và thủ tục ODA.
Về hợp tác phát triển, trong giai đoạn 2001-2005 các nhà tài trợ cam kết dành cho Viết Nam nguồn vốn ODA khá lớn với tổng giá trị đạt gần 14,9 tỷ đồng. Các chương trình dự án ODa đã được ký kết có giá trị hơn 11,2 tỷ USD,trong đó khoảng 80% là nguồn vốn vay ư đãi.Vốn ODA cam kết dành cho Việt Nam năm 2007 cũng đã lên trên 5,4 tỷ USD, tăng hơn 20% so với năm 2006. Năm 2007 cũng là năm đầu tiên việc giải ngân ODA vượt kế hoạch với gần 2 tỷ USD, tăng 10% so với năm trước.
Hiện có khoảng 50 nhà tài trợ song phương và đa phương cung cấp ODA cho hầu hết các lĩnh vực phát triển của Việt Nam.
* Nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FPI)
Khi nguồn vốn ODA đang có xu hướng giảm trong những năm tới thì nguồn vốn FPI đã được chú ý khai thác như một nguồn bổ sung thay thế cho nguồn vốn viện trợ này.
Hiện đang có khoảng trên 100 định chế tài chính chuyên nghiệp trên thế giới đang quản lý một khối lượng tài sản khổng lồ khoảng 300 tỷ USD. Vậy chỉ cần họ chấp nhận đầu tư vào Việt Nam 0,1% là chúng ta đã có khoảng 300 triệu USD.
Trong nền kinh tế toàn cầu hoá, các yếu tố sản xuất trong quá trình tái sản xuất hàng hoá dịch vụ đuợc dịch chuyển tự do từ nơi này sang nơi khác nhằm phát huy lợi thế so sánh của các quốc gia thông qua các cam kết mở rộng thị trường. Việt Nam đang nổi lên như một quốc gia có nhiều tiềm năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vì ngoài vị trí địa lý thuận lợi chính trị ổn định, tiềm năng tăng trưởng kinh tế dài hạn, Việt Nam còn là một quốc gia có nhiều lợi thế so sánh hấp dẫn nhà đầu tư như: nguồn lao động dồi dào, thị trường, tài nguyên thiên nhiên phong phú…Hơn nữa, vận nước đang lên, Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của mình trên bản đồ kinh tế khu vực và thế giới. Sự quan tâm của khu vực và thế giới đến Việt Nam, đặc biệt là trong thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, cộng với sự thành công của các nhà đẩu tư hiện hữu tại đây sẽ mở ra một cơ hội lớn trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Với các yếu tố thuận lợi khách quan, Việt Nam hoàn toàn có khả năng khai thác tiềm năng dòng chảy vốn FPI của thế giới phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của mình.
Thực tế ở Việt Nam, nguồn vốn FPI chưa được quan tâm thích đáng, tuy nhiên chúng ta cũng đã có được những thành công đáng kể. Sau cuộc khủng hoảng năm 1997, nguồn vốn FPI vào Việt Nam có xu hướng tăng nhưng quy mô còn nhỏ và chiếm tỷ lệ thấp so với FDI. Một số quỹ mới hoạt động ở Việt Nam từ năm 2001 có quy mô vốn bình quân từ 5-20 triệu USD cho một quỹ nhỏ hơn giai đoạn 1991-1997, chiếm 1,2% vốn FDI, tăng lên 3,4% năm 2004, tỷ lệ này còn qúa thấp so với các nước trong khu vực khi mà ở họ, tỷ lệ FPI/FDI vào khoảng 30- 40%.
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy đầu tư FPI vàoViệt Nam vẫn có xu hướng tăng nhanh, năm 2006 đã xuất hiện nhiều quỹ đầu tư mới, cũng như sự cam kết tăng vốn của các quỹ hiện hữu. Quỹ Vietnam Opportunity Fund (VOF) vừa thông báo tăng thêm 76 triệu USD nữa, nâng quy mô vốn đến thời điểm hiện tại là 171 tỷ USD. Phía VinaCapital, đơn vị quản lý quỹ VOF, kỳ vọng sẽ đầu tư hết khoản vốn tăng thêm này trong khoảng từ 6 đến 9 tháng, sau đó tiếp tục gọi vốn để tăng quy mô vốn đầu tư lên tới 250 triệu USD cuối năm 2006. Theo các nhà đầu tư cho biết, lý do để họ hướng về Việt Nam là chính phủ đã khẳng định đuợc vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển của nền kinh tế, tính chuyên nghiệp hoá của môi trường đầu tư và sự thành công của các nhà đầu tư hiện hữu.
Dòng vốn FPI năm 2007 đạt 6,2 tỷ USD, tăng gấp 5 lần so với 2006 và vấn đề quan trọng là phải tìm cách để hấp thụ nguồn vốn này một cách có lợi nhất cho nền kinh tế. Thủ tướng đã chỉ đạo cho 4 bộ ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Công Thương phải ngồi với nhau tìm cách giải quyết vấn đề này.
2.3. Nguồn vốn tín dụng thương mại
Tuy là hình thức vay không ưu đãi, có mức lãi suất cao và nhiều điều kiện nghiêm ngặt nhưng nguồn vốn tín dụng thương mại đã hỗ trợ rất nhiều cho các ngành, các công ty xuất nhập khẩu của Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước.
Một trong những ngành đã có nhiều giao dịch lớn nhất với các ngân hàng quốc tế là ngành hàng không Việt Nam. Trong những năm qua, Tổng công Ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airline) đã có một số giao dịch quốc tế thông qua các ngân hàng thương maị quốc tế như : giao dịch tài trợ mua 4 máy bay Boeing 777 do Ngân hàng xuất nhập khẩu Hoa Kỳ (US Eximbank ) bảo lãnh. Đây là giao dịch đầu tiên do ngân hàng xuất nhập khẩu Hoa Kỳ bảo lãnh tại Việt Nam. Ngoài ra, có một số giao dịch khác như việc Tông Công Ty Hàng không Việt Nam giao dịch thuê mua máy bay Airbus A321-231 dưới sự bảo lãnh của các tổ chức tín dụng xuất khẩu Anh (ECGD), Pháp (EOFACE) và Đức(HERMES), đây cũng là giao dịch tài trợ đầu tiên có bảo lãnh thống nhất của các cơ quan tín dụng xuất khẩu Châu Âu tại Việt Nam. Các giao dịch này đã giúp làm tăng đáng kể năng lực vận chuyển hàng không của Việt Nam, có rất nhiều những doanh nghiệp trong nước đã thông qua các ngân hàng thương mại quốc tế bảo lãnh để thực hiện các giao dịch thương mại xuẩt nhập khẩu, nhờ vậy hoạt động xuất nhập khẩu đã có nhiều thuận lợi.
Bên cạnh việc hỗ trợ các hoạt động xuất nhập khẩu, nguồn vốn tín dụng thương mại của các ngân hàng quốc tế cũng giúp ích rất nhiều trong việc triển khai các dự án đầu tư phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhu cầu kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế. Một trong những giao dịch tài trợ dự án quốc tế đầu tiên tại Việt Nam là giao dịch tài trợ dự án xây dựng nhà máy xử lý nước theo hình thức BOT tại Thủ Đức do Ngân hàng phát triển Châu Á, ANZ Bank, Credit Lyonnais, Fortis Bank và Ngân hàng xuẩt nhập khẩu Malaysia (Export – Import Bank of Malaysia) hỗ trợ vốn. Hay như dự án xi măng Phúc Sơn đuợc Ngân hàng thương mại Quốc Tế Trung quốc và một nhóm các ngân hàng thương mại khác tài trợ 53 triệu USD. Trong năm 2005, công ty dầu khí liên doanh giữa Việt Nam và Liên Xô - Viêtsopetro, đã giành được hợp đồng trị giá 245 triệu đôla để xây dựng một đường ống dẫn khí đốt ở miền nam Việt Nam. Trong dự án này thì có đến 70% Kinh phí là đến từ các khoản tín dụng của các ngân hàng quốc tế và trong nước, phần còn lại do PetroVietnam cung cấp.
3
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24699.doc