MỤC LỤC
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1. Lời nói đầu.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi và mẫu nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
3.2. Khách thế nghiên cứu.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
4.1. Ý nghĩa khoa học.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn.
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1. Phương pháp nghiên cứu cụ thể.
5.1.1. Phương pháp phân tích tài liệu.
5.1.2. Phương pháp phỏng vấn.
5.1.2.1. Phỏng vấn bằng bảng hỏi.
5.1.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu.
5.1.3. Phương pháp quan sát
5.1.4. Phương pháp so sánh.
6. Giả thuyết nghiên cứu.
7. Khung lý thuyết.
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
1. Cơ sỏ lý luận.
1.1Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng.
1.2. Các lý thuyết áp dụng.
- Thuyết chức năng cấu trúc của Robert Merton.
- Cách tiếp cận lý thuyết phân tầng xã hội của Max Weber.
- Lý thuyết biến đổi xã hội.
2.Cơ sở thực tiễn
2.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
2.2 Các khái niệm công cụ.
2.2.1.Gia đình
2.2.2.Hộ gia đình.
2.2.3.Nông thôn.
2.2.4. Thu nhập.
2.2.5. Mức thu nhập.
2.2.6. Tiện nghi sinh hoạt.
II. Kết quả nghiên cứu.
1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu.
1.1. Vị trí địa lý.
1.2. Về giáo dục.
1.3. Về y tế.
1.4. Về sản xuất nông nghiệp.
1.5. Về văn hoá.
1.6. Về dân số.
1.7. Về lao động tại khu công nghiệp.
1.8. Về giao thông thuỷ lợi.
1.9. Trật tự xã hội.
2. Sơ lược về thu nhập và điều kiện sinh hoạt của người dân xã Ái Quốc.
2.1. Sự chuyển đổi thu nhập của người dân so với năm 2003 ở xã Ái Quốc.
2.2 Điều kiện sinh hoạt của người dân xã Ái Quốc.
2.2.1. Về nhà ở.
2.2.2. Về tiện nghi sinh hoạt.
2.2.3. Về điều kiện nhà vệ sinh.
3.Tìm hiểu sự đầu tư cho điều kiện sinh hoạt của những hộ gia đình có thu nhập khác nhau.
3.1. Mối liên hệ nhà ở và thu nhập.
3.2. Mối liên hệ giữa nghề nghiệp và tiện nghi sinh hoạt.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
54 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1955 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa thu nhập và điều kiện sinh hoạt của người dân nông thôn ở xã Ái Quốc - huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riệu chiếm 24,2%, từ 20 - 30 triệu chiếm 21,2% nhưng cơ cấu thu nhập của người dân đã đa dạng và mở rộng hơn đó chính là điều kiện thuận lợi để nâng cao thu nhập cho người nơi đây.
Đặc biệt trong những năm gần đây xã Ái Quốc và các vùng lân cận khác đã có những thuận lợi để phát triển khi các KCN lần lượt được xây dựng ở đây như: Nhà máy cám Vina, KCN Nam Quang… đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có cơ hội việc làm mới và từ đó nâng cao thu nhập của người dân.
Đối với những người dân có đầu óc nhanh nhạy trong làm ăn kinh doanh thì họ luôn tận dụng và nắm bắt được thời cơ đến với họ, chính vì vậy mà thu nhập của những hộ gia đình làm kinh doanh cao hơn những gia đình làm nghề khác và những tiện nghi sinh hoạt được sử dụng trong gia đình họ cũng tiện nghi và đẹp đẽ : “ Thời buổi này phải nhanh nhạy trong làm ăn mới kiếm được tiền chứ. Khi đã kiếm được tiền thì mức sống của gia đình chắc chắn sẽ tăng lên, những năm trước gia đình bác chỉ buôn bán nhỏ kinh tế khó khăn lắm, nhà thì cấp bốn, tiện nghi trong nhà chẳng có gì đắt tiền cả, bây giờ anh em cho vay ít vốn để làm ăn nên bây giờ cháu nhìn đấy gia đình bác cũng chẳng thua kém ai”.
(Nam - 50 tuổi, kinh doanh)
Thu nhập của các hộ gia đình trong xã có sự khác nhau giữa các gia đình làm nông nghiệp, gia đình kinh doanh, gia đình buôn bán và gia đình CBCNVC. Mức thu nhập khác nhau giữa các hộ gia đình thì mức sống của họ cũng khác nhau vì vậy điều kiện sinh hoạt của các hộ gia đình cũng có sự khác nhau. Nhưng đó chỉ mang tính tương đối.
Bảng 2: So sánh thu nhập hiện nay với năm 2003
Thu nhập
So sánh thu nhập với năm 2003
Tăng
Như cũ
Giảm
Làm nông nghiệp
12,5
10,4
10,9
Buôn bán nhỏ
8,4
3,0
0,7
Tiểu TCN
1,4
0,5
0,2
Làm dịch vụ
6,3
1,0
0,0
Làm thuê công ty
32,8
9,3
0,9
Làm tự do
37,8
14,2
3,5
Thuỷ sản
8,4
6,0
1,3
Lương hưu
12,3
4,4
0,1
Khác
7,3
4,6
0,5
Cùng với sự chuyển nhượng đất nông nghiệp cho Nhà nước để xây KCN thì thu nhập từ trồng lúa giảm đi đáng kể, theo như cuộc điều tra của chúng tôi về: so sánh thu nhập hiện tại với với năm 2003 của các hộ gia đình ở đây thì tỷ lệ thu nhập từ làm nông nghiệp giảm đi nhiều đến tận 10,9% hộ gia đình trả lời là thu nhập từ trồng lúa đã giảm, còn đối với những gia đình có thu nhập từ trồng lúa tăng lên thì hầu như đó là những gia đình không bị chuyển giao đất cho KCN và còn do họ đã tăng gia sản xuất của những hộ gia đình đã bỏ ruộng không làm nghề nông nữa mà chuyển sang làm nghề khác nhưng thu nhập từ nông nghiệp của những hộ gia đình tăng lên so với 2003 là không cao chỉ có 12,5%. Đây cũng là điều phù hợp với xu thế của các vùng nông thôn đang từng ngày, từng giờ chuyển đổi mình để phu hợp hơn với xu thế của thời đại: nông nghiệp giảm dần thay vào đó là công nghiệp và dịch vụ đang ngày càng tăng lên.
Khi công nghiệp đến đây thì thu nhập từ trồng hoa màu; trồng cây cảnh; cây ăn quả đang giảm dần, thay vào những diện tích các loại cây trồng trên thì số đất đó được dùng vào để xây nhà trọ; các dịch vụ ăn uống; dịch vụ vui chơi giải trí… thu nhập từ các loại hình này đang ngày càng tăng lên.
Đối với loại tiền từ lương thưởng, chế độ chính sách, phụ cấp, lương hưu do Nhà nước đã thay đổi chế độ phụ cấp và tăng tiền lương lên nên khoảng thu nhập từ các nguồn này cũng tăng lên theo.
Một điều chúng tôi thấy rõ sau khi các KCN được xây dựng ở đây thì nghề nghiệp các người dân nơi đã đa dạng hơn rất nhiều những người làm công nhân; làm thuêc cho công ty,… đã ngày càng tăng lên và thu nhập của họ cũng theo đó tăng lên, từ đó mức sống của người dân đã ngày càng thay đổi nhiều so với trước.
Thu nhập của người dân tăng lên đã làm cho bộ mặt của xã Ái Quốc đã thay đổi đi rất nhiều đời sống của người dân ngày càng được nâng cao và theo đó những tiện nghi sinh hoạt, những ngôi nhà sang trọng và đẹp đẽ đã và đang được xây dựng nhưng đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo ở đây bởi đối với những gia đình có vốn, đầu óc kinh doanh và khả năng nhạy bén trong thời buổi kinh tế nên đã nâng mức thu nhập của mình cao lên, còn đối với những gia đình có vốn ít, ngại thay đổi và tâm lý cộng đồng nông thôn nên nguồn thu của gia đình không những nâng lên mà còn giảm xuống đáng kể vì sau khi mất ruộng họ không biết làm gì để nâng mức thu nhập của gia đình mình lên.
2.2. Điều kiện sinh hoạt của người dân ở xã Ái Quốc
2.2.1 Về nhà ở.
Xã Ái Quốc có điều kiện thuận lợi là nằm sát với đường 5, các KCN đã được xây dựng và đi vào hoạt động đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong việc nâng cao thu nhập của mình. Qua quan sát của chúng tôi thì ở đây đang có sự chuyển mình rõ rệt, nhà cửa cao tầng đã và đang mọc lên san sát. Có thể thấy rằng qua cái nhìn bề ngoài thì thấy đây là một vùng phát triển tương đối khá: “ cuộc sống nơi đây đã thay đổi, mức sống của người dân cao hơn trước, không chỉ thu nhập cao mà đời sống vất chất – tinh thần đều thay đổi. Nhà cửa khang trang to đẹp hơn…”
(Bác N.T.H – 50 tuổi )
Bảng 3: Loại nhà ở của người dân trước và sau 2003
Loại nhà
Trước 2003
Sau 2003
% chênh lệch
Nhà tranh
1,5
0,4
-1,1
Nhà mái ngói
36,3
26,4
-10,1
Nhà mái bằng
50,7
53,8
+3,1
Nhà tầng
11,5
19.3
+7,8
Biệt thự
0
1,0
+1,0
Tổng
100,0
100,0
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy loại nhà tranh và nhà mái ngói giảm từ 2003 đến này, tỷ lệ nhà tranh của các hộ gia đình giảm xuống còn 1,1%; nhà mái ngói giảm xuống còn 10,1 %. Số liệu này cho ta thấy mức sống của các hộ gia đình ở đây đã thay đổi rất nhiều, đời sống người dân ngày càng được cải thiện và ngày càng được hoàn thiện về nhu cầu ăn và ở. Cùng với đó thì loại nhà mái bằng, nhà tầng và nhà biệt thự ngày càng tăng lên. Nhà mái bằng tỷ lệ tăng lên là 3,1%; nhà tầng tăng lên 7,8%; nhà biệt thự tăng 1,0%. Một thực tế cho ta thấy khi đời sống được nâng lên thì con người thường cố gắng đáp ứng những nhu cầu tối thiếu của mình về ăn, mặc, ở, đi lại. chính vì vậy mà loại nhà tiện nghi hơn đã tăng lên nhanh chóng “ làm lụng vất vả bao nhiêu năm trời cũng cố gắng giành giụm được tiền để xây cất nhà tử tế chứ, ngày trước gia đình bác ở nhà mái ngói mùa hè thì nóng lằm, còn mùa đông thì lạnh, bây giờ xây được nhà tầng ở cũng sướng thích hơn” ( Nữ - 50 tuổi, buôn bán nhỏ) Từ đó, ta cũng có thể thấy rằng thu nhập của người dân ở đây đã tăng lên mà lý do chủ yếu là do cơ cấu nghề nghiệp ở đây đã và đang được mở rộng và ngày càng đa dạng hơn.
2.2.2 Về tiện nghi sinh hoạt.
Thu nhập của người dân ngày càng được nâng lên, theo đó tiện nghi sinh hoạt của các hộ gia đình ngày càng được trang bị đầy đủ hơn so với trước, điều đó cho thấy mức sống hiện nay của người dân trong xã đã cao.
Bảng 4: Tiện nghi sinh hoạt có trước và sau 2003
Stt
Tiện nghi sinh hoạt
Trước2003
Sau 2003
% chênh lệch
1
Xe đạp
90,6
86,3
- 4,3
2
Xe máy
47,2
71,0
23,8
3
Tivi
77,2
87,6
10,4
4
Đầu đĩa
43,0
65,1
22,1
5
Loa đài
36,0
50,8
14,8
6
Điện thoại
21,7
41,9
20,2
7
Tủ lạnh
21,1
36,5
15,4
8
Máy vi tính
2,9
9,5
6,6
9
Bếp gas
20.4
40,6
20,2
10
Khác..
2,4
3,6
1,2
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tiện nghi sinh hoạt của người dân nơi đây được trang bị tương đối đầy đủ,hầu hết các tiện nghi tối thiểu trong một gia đình đều có, còn những tiện nghi đắt tiền thì còn chiếm một tỷ lệ khiên tốn như máy vi tính chỉ tăng lên có 6,6%, phương tiện sinh hoạt khác cũng tăng có 1,2%,…mà theo sự điều tra và qua các cuộc phỏng vấn sâu của chúng tôi những tiện nghi sinh hoạt khác ở đây là: Lò vi sóng, máy giặt, máy điều hoà,..vì đây là những tiện nghi sinh hoạt mà theo như người dân ở đây cho biết “ mua thì cũng được thôi nhưng mua những thứ đó ở nông thôn không quen sử dụng” ( Nữ - 42 tuổi , NN), hơn thế nữa đây là những tiện nghi sinh hoạt đắt tiền không phải gia đình nào cũng dễ dàng mua được để trang bị cho gia đình mình.
Cuộc phỏng vấn sâu của chúng tôi đối với 5 hộ gia đình thì nhận được những câu trả lời không khác nhau khi những người dân đều cho rằng: khi kinh tế gia đình khá giả hơn thì chắc chắn sẽ mua những tiện nghi tốt hơn phục vụ cuộc sống hàng ngày… đó cũng là tâm lý chung của người dân vì cuộc sống vất vả khi có điều kiện họ sẽ cố gắng chu cất cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn trước.
2.2.4 Về điều kiện nhà vệ sinh
Mức sống của người dân được thể hiện ở rất nhiều khía cạch vật chất cũng như về tinh thần. Trong đề tài này tôi chỉ xét ở khía cạch vật chất của người dân, để từ đó xem xét sự đầu cho điều kiện sinh hoạt của người dân ở nơi đây thế nào?
Bảng 5: Quan hệ giữa thu nhập và loại nhà vệ sinh của người dân.
Tổng thu của hộ
Loại nhà vệ sinh
Tổng
Tự hoại
Hai ngăn
Một ngăn
Hố xí tạm
Không có
Dưới 10 triệu
20,0
45,3
28,6
5,3
1,3
100,0
Từ 10- 20triệu
37,1
33,0
20,8
9,1
0,0
100,0
Từ 20 - 30 triệu
46,5
28,5
19,2
5,8
0,0
100,0
Từ 30 - 40 triệu
58.4
26,4
13,6
1,6
0,0
100,0
Từ 40 - 50 triệu
66,3
20,6
17,6
1,5
0,0
100,0
Trên 50 triệu
68,8
19,3
9,7
2,3
0,0
100,0
Do mức thu nhập ở đây còn thấp nên việc đầu tư cho điều kiện sinh hoạt của các gia đình nơi đây chưa đồng nhất nên việc chi cho xây dựng những thứ mà ở nông thôn cho rằng là “ không cần thiết” như xây nhà tắm; nhà vệ sinh… lại không được chú trọng. Ở những gia đình có thu nhập khá thì họ xây dựng cho gia đình mình những công trình phụ đẹp đẽ, vệ sinh, thoáng mát,…
Đối với những gia đình có thu nhập dưới 10 triệu/ năm thì loại nhà vệ sinh đang sử dụng là tự hoại chiếm một con số không cao chỉ là 20,0%, còn loại hố xí 2 ngăn chiếm một tỷ lệ khá cao là 45,3%, một ngăn là 28,6%,…đó cũng là điều hoàn toàn phù hợp đối với những gia đình có thu nhập thì chủ yếu họ thuộc vào những gia đình làm nghề nông nghiệp nên thu nhập thấp và trong suy nghĩ của họ “xây loại hố xí tự hoại thì không có phân để bón ruộng” (Nữ - 45 tuổi, NN).
Chính vì vậy mà thu nhập của người dân được càng cao thì mức đầu tư cho điều kiện sinh hoạt trong gia đình mình càng đầy đủ và tiện nghi, loại hố xí tự hoại cũng tỷ lệ thuận với thu nhập của người dân và những loại nhà vệ sinh không đảm bảo vệ sinh thì giảm đi. Với nhóm thu nhập từ 50 triệu trở lên thì loại nhà vệ sinh tự hoại chiếm một tỷ lệ cao là 68,8%.
Nhìn vào bảng số liệu cho ta thấy tuy rằng điều kiện nhà vệ sinh của ngưòi dân đang tăng lên nhưng từ bảng số liệu cũng cho ta thấy tỷ lệ hộ gia đình có nhà vệ sinh hai ngăn, một ngăn hay hố xí tạm vẫn chiếm một tỷ lệ cao ngay cả đối với những gia đình có thu nhập khá giả, điều đó cho ta thấy con người nơi đây chỉ chú ý đến một mức nhất định cho điều kiện sinh hoạt của gia đìnhh.
3. Tìm hiểu sự đầu tư cho điều kiện sinh hoạt của những hộ gia đình có thu nhập khác nhau.
Mối quan hệ giữa nhà ở và thu nhập.
Với chiến lược đẩy mạnh CNH - H ĐH đất nước trong công cuộc đổi mới đất bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng kể. Đó là sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã Ái Quốc cũng đang chuyển mình theo xu thế chung của đất nước.
Bảng 6 : Quan hệ giữa thu nhập và loại nhà ở của người dân
Loại nhà
Thu nhập
Nhà tranh
Nhà mái ngói
Nhà mái bằng
Nhà tầng
Biệt thự
Dưới 10 triệu
100
20,5
6,6
1,3
0
Từ 10 - 20 triệu
0
28,4
25,9
14,3
0
Từ 20 - 30 triệu
0
20,9
23,0
16,2
0
Từ 30 - 40 triệu
0
12,6
14,8
20,1
100
Từ 40 - 50 triệu
0
7,4
7,7
11,7
0
Trên 50 triệu
0
10,2
22,0
36,4
0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
Nhìn vào bảng số liệu cho ta thấy tương ứng với những nhóm thu nhập cao thì loại nhà ở của nhóm đó cũng tiện nghi và đẹp đẽ hơn, những nhóm có thu nhập thấp thì loại nhà họ ở cũng khiêm tốn hơn những nhóm có thu nhập cao nhưng ở đây thì loại nhà ở lại dường như không tương ứng với nhóm thu nhập, bởi vì nhóm thu nhập cao thì loại nhà họ ở cũng như nhóm có thu nhập thập và ngược lại, nhưng nó lại hoàn toàn phù hợp trong nếp sống và suy nghĩ của người dân vùng nông thôn.
Với nhóm thu nhập dưới 10 triệu thì loại nhà mái ngói họ ở chiếm con số tuyệt đối 100 % đây cũng là điều hợp lý khi thu nhập không cao thì khả năng xây dựng một căn nhà to và đẹp là rất khó khăn “ tiền ăn và học cho các cháu ở trong nhà còn khó khăn nữa lấy tiền đâu mà xây nhà hả cháu” ( Nữ - 45 tuổi , Buôn bán nhỏ) nhưng đối với nhóm thu nhập từ 20 - 30 triệu thì loại nhà mái ngói họ ở cũng chiếm đến 20,9% đây là con số ngạc nhiên khi chúng tôi đi điều tra và quan sát thấy, theo như các cuộc phỏng vấn sâu mà chúng tôi thực hiện thì “ tiền thì gia đình bác cũng đủ để xây một căn nhà và cũng tươm tất hơn nhưng tiền đấy còn cần vào nhiều thứ khác vì bây giờ dùng để xây nhà thì khoảng tiền tiết kiện đấy cũng hết” ( Nữ - 43 tuổi , Buôn bán). Với những gia đình có thu nhập dưới 10 triệu thì loại nhà ở
của họ chủ yếu là nhà tranh và nhà mái ngói điều này cũng hoàn toàn phù hợp với quy luật khi thu nhập thấp thì việc đầu tư cho xây dựng một ngôi nhà to đẹp là rất khó khăn.
Đối với những gia đình có thu nhập thuộc loại giàu có trên 40 triệu/năm ở vùng nông thôn thì loại nhà họ ở cũng đẹp đẽ và tiện nghi hơn, số nhà mái bằng và nhà ngói đối với nhóm thu nhập này đang giảm dần và số nhà tầng và nhà biệt thự đang tăng lên, gia đình có thu nhập cao thì loại nhà họ ở cũng khang trang và đẹp đẽ hơn vì vậy mà nhà tầng và nhà mái bằng ở nhóm hộ gia đình có thu nhập từ 30 - 50 triệu cao hơn rất nhiều đối với nhóm hộ có thu nhập từ 10 triệu trở xuống.
Những cũng suy nghĩ cho chúng tôi biết tâm lý của người dân nông thôn “ cũng phải cố gắng giành giụm tiền để xây nhà chứ cháu, chứ làm sao cứ ở căn nhà này được, thoải mái thật đấy nhưng cũng phải xây nhà khác to và đẹp hơn để ở chứ”.
( Nam - 42 tuổi – nông nghiệp, buôn bán nhỏ)
Số nhà biệt thự được xây dựng rất ít chiếm có 1% đây cũng là tâm lý chung của người dân nơi vùng quê khi họ cho rằng: “ mình có tiền thật đấy nhưng không nhất thiết phải đem khoe với mọi người hay làm một việc gì khác người như xây nhà to và quá sang trọng, xây thế bà con lại ngại sang nhà mình chơi vì sang chơi lại sợ làm bẩn nhà mình” ( Nam - 50 tuổi, kinh doanh) nên hộ gia đình có tiền thì họ cũng chỉ xây nhà tầng và mua sắm những tiện nghi sinh hoạt trong gia đình đế cuộc sống của gia đình ngày càng đầy đủ và thoải mái hơn, chính vì vậy mà số lượng nhà tầng chiếm một tỷ lệ khá cao ở đây( 36,4%) ở nhóm có thu nhập trên 50 triệu/ năm.
Biểu đồ 1: Thu nhập so với loại nhà ở
Những thay đổi về mức sống của các hộ gia đình điều phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thu nhập, phần lớn những người được hỏi đều trả lời “ nguồn thu nhập cao và ổn định nữa thì chắc chắn cuộc sống sẽ ngày càng tốt đẹp hơn” ( Nữ - 33 tuổi , buôn bán). Chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn đối với những hộ có thay đổi nghề nghiệp: trước làm nông nghiệp nay đã chuyển sang làm công nhân trong các nhà máy được xây dựng tại địa phương hay giờ chuyển sang kinh doanh, buôn bán nhỏ thì hầu hết họ cho rằng “ nông nghiệp chỉ đủ ăn thôi làm gì có tiền mà xây nhà cửa”( Nam - 39 tuổi - CN), họ cho rằng làm nông nghiệp thì mức sống đâu được cao như những gia đình làm kinh doanh, buôn bán hay CNVCNN... Đây chỉ là mức so sánh mang tính tương đối nhưng nhìn một cách chung nhất, khách quan nhất thì mức sống của các hộ gia đình thuần nông không cao.
Qua việc trò chuyện với những người dân trong xã, đa số họ đều mong muốn rằng: “Ở nông thôn, ai chẳng muốn có căn nhà tươm tất. Những gia đình có thu nhập thấp thì cũng muốn có căn nhà để trời mưa không bị dột mà nắng thì không rọi vào đầu họ khi họ đang đứng chính trong ngôi nhà của mình, còn những gia đình có thu nhập khá giả hơn thì họ muốn xây dựng căn nhà của mình to và đẹp đẽ”
( Nữ, 44 – nông nghiệp)
Bảng 7 : Quan hệ giữa nghề nghiệp và loại nhà ở.
Nghề nghiệp
Loại nhà ở
Tổng
Nhà tranh
Nhà mái ngói
Nhà mái bằng
Nhà tầng
Biệt thự
Thuần nông
0
50,5
35,6
14,9
0
100,0
Hỗn hợp
0
45,0
32,8
15,2
6,0
100,0
Tiểu thủ công nghiệp
0
47,1
38,6
12,3
0
100,0
Dịch vụ, buôn bán nhỏ
0
39,4
29,1
23,5
0
100,0
Công nhân viên
0
42,0
37,9
14,1
0
100,0
Khác
2,0
52,6
31,3
10,1
0
100,0
Qua bảng số liệu cho ta thấy loại nhà ở mà các hộ gia đình đang sống chủ yếu là nhà mái ngói và nhà mái bằng nhưng đối với từng nghề nghiệp khác nhau thì loại nhà họ sinh sống cũng khác nhau.
Đối với những hộ thuần nông thì nhà ở mái ngói chiếm 50,5% và nhà ở mái bằng chiếm 35,6%, đây cũng là một thực tế vì nguồn thu nhập của họ chỉ từ sản xuất nông nghiệp nên thu nhập họ kém nên việc đầu tư cho xây dựng nhà cửa là một việc làm tương đối khó khăn.
Với gia đình có nghề nghiệp hỗn hợp và dịch vụ, buôn bán nhỏ thì nguồn thu của họ đa dạng hơn nhiều nên việc đầu tư cho việc xây dựng một ngôi nhà to và đẹp cũng không phải là khó khăn vì vậy những ngôi nhà biệt thự chiếm một tỷ lệ cao ở hai loại nghề nghiệp này chúng đều chiếm đến 6,0%.
Theo như quan sát và phỏng vấn sâu của chúng tôi về các gia đình có nghề nghiệp khác nhau về thời gian xây dựng nhà thì chúng tôi nhận được những thông tin khá là trùng nhau về khoảng thời gian xây dựng nhà ở của các hộ gia đình nơi đây là có tới 26,8% số hộ gia đình được hỏi thì nhà họ mới xây dựng từ 2003 trở lại đây, nguyên nhân là từ năm 2003 các hộ gia đình nơi đây mới nhận được tiền đền bù đất do chuyển giao đất cho KCN nên khi có tiền trong tay họ đã đầu tư vào xây nhà có đến trên 50% số hộ gia đình trả lời là dành tiền đền bù để xây nhà. Đó là thực tế cho ta thấy rằng bên cạch những mặt yếu tố tích cực như việc người dân mở rộng quy mô sản xuất, thay đổi cơ cấu nghề nghiệp cho phù hợp hơn, … thì bên cạch đó vẫn còn nhiều gia đình ở đây thu nhập thấp nhưng vẫn có những căn nhà to đẹp, vì vậy những gia đình có đồng lương ít ỏi dưới 10 triệu đồng hay trên 10 triệu đồng/ năm thì họ vẫn có những ngôi nhà khang trang, to đẹp. Vì vậy, nghề nghiệp vẫn giữ yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao mức thu nhập của người dân.
Qua thực tế, ta thấy rõ nghề nghiệp có liên quan mật thiết đến nhà ở. Những người có nghề nghiệp ổn định và nguồn thu đa dạng thì loại nhà ở của gia đình họ sẽ đẹp đẽ và sang trọng hơn những gia đình chỉ có một nguồn thu duy nhất.
3.2.Mối quan hệ giữa nghề nghiệp và tiện nghi sinh hoạt.
Xã Ái Quốc đã có những thay đổi rõ rệt đã và đang hình thành một cơ cấu lao động thích hợp với tỷ lệ lao động nông nghiệp có xu hướng giảm dần, lao động công nghiệp và dịch vụ tăng lên, điều đó đồng nghĩa với việc thu nhập của người dân đang tăng lên và ngày càng có sự ổn định trong thu nhập.
Bảng 8 : Quan hệ giữa nghề nghiệp và tiện nghi sinh hoạt.
Nghề nghiệp
Tiện nghi sinh hoạt của gia đình
Xe đạp
Xe máy
Ti vi
Tủ lạnh
Đầu đĩa
Loa đài
Máy vi tính
Điện thoại
Khác
Thuần nông
18,2
14,1
17,6
11,1
15,6
14,5
12,8
11,3
3,4
Hỗn hợp
57,0
58,4
56,6
52,1
57,7
58,8
56,4
57,0
59,0
Tiểu TCN
1,0
2,0
0,6
0,8
0,7
0,4
0,5
4,5
1,5
Dịch vụ, buôn bán nhỏ
8,1
7,9
6,5
6,8
13,8
7,5
8,0
6,1
18,6
Công nhân viên
9,6
12,1
10,5
14,4
12,2
10,8
15,4
9,7
10,9
Nghề khác
7,7
6,2
7,3
6,4
6,0
6,7
2,6
6,1
7,8
Qua bảng số liệu cho ta thấy các hộ gia đình có thu nhập từ thuần nông thì tiện nghi sinh hoạt trong gia đình chiếm một tỷ lệ rất ít và nhất là những tiện nghi sinh hoạt đắt tiền thì lại càng ít như máy vi tính chỉ chiếm có 12,8%; điện thoại chiếm 11,3%, …còn những tiện nghi sinh hoạt khác như: máy điều hoà; máy giặt; lò vi sóng … thì hầu như là không có.
Còn những gia đình làm nghề hỗn hợp thì thu nhập cao hơn, chính vì vậy mà những tiện nghi sinh hoạt của các gia đình này tương đối đầy đủ và đa dạng, hầu hết những tiện nghi sinh hoạt đều chiếm gần 60%, nguồn thu nhập khác nhau mang lại những nguồn thu đáng kể cho người dân biết tận dụng và nắm bắt thời cơ đến, khi kinh tế khá giả thì người dân sẽ quan tâm hơn đến đời sống vật chất và tinh thần của mình hơn “cuộc sống đã thay đổi con người cũng phải thay đổi theo chứ, ngày trước làm gì cũng phải động chân tay vào bây giờ có máy móc lo cho rồi nên cuộc sống cũng nhàn hơn, đỡ vất vả hơn trong cuộc việc nhà” ( Nữ - 46 tuổi, buôn bán nhỏ). Điều đó chứng tỏ cuộc sống của người dân nơi đây đang đổi thay nhiều và mức sống ngày càng được nâng lên.
Các hộ gia đình làm CBCNVNN mức thu tương đối ổn định, có cuộc sống tương đối khá so với mặt bằng chung của xã hội nên hầu hết những tiện nghi sinh hoạt trong gia đình họ đều có những nó còn chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn như xe máy chỉ chiếm có 12,1%; tủ lạnh 14,4%; tivi chiếm 16,5%... bởi vì những hộ gia đình này chỉ trông chờ vào đồng lương mà không mở rộng nguồn thu nhập từ các nguồn thu nhập khác, đây cũng là một trong các lý do dẫn đến tiện nghi sinh hoạt trong gia đình họ còn rất khiêm tốn
Ngày nay với sự phát triển kinh tế thị trường, sự mở cửa của nền kinh tế đã mang lại những thay đổi ở những vùng nông thôn. Xã Ái Quốc là một xã kề sát với đường 5 rất có điều kiện phát triển kinh tế và nhất là khi các KCN lần lượt được xây dựng đã tạo ra công ăn việc làm cho người dân trong xã, việc kinh doanh buôn bán của người dân cũng thuận lợi hơn nhiều, những người có tay nghề kỹ thuật, có trình độ làm kinh doanh – buôn bán thu nhập cao hơn rất nhiều so với những nghành nghề khác, vì vậy mức sống của các gia đình này khá giả hơn so với những gia đình làm nghề khác. Chính vì vậy mà tiện nghi sinh hoạt trong gia đình cũng đầy đủ hơn những gia đình khác như: Bếp gas: 26,3%, Ôtô 16,7%, Máy vi tính 15,4%, Điện thoại 16,5%...
Cũng chính sự chuyển đổi kinh tế với những cơ chế mới, phân tầng xã hội đang diễn ra ở các vùng trong cả nước.
Bảng 9: Tương quan giữa thu nhập và tiện nghi sinh hoạt
Tổng thu của hộ
Tiện nghi sinh hoạt
Xe
m áy
Xe
đ ạp
Ti vi
T ủ
l ạnh
Đ ầu đ ĩa
Loa đ ài
M áy vi
t ính
Đi ện thoại
B ếp g as
Kh ác
Dưới 10 triệu
6,8
8,1
7,9
6,8
5,5
4,6
5,2
3,1
4,6
0,0
Từ 10 - 20 triệu
20,0
24,9
24,8
15,9
20,3
17,8
16,4
16,-
16,8
10,3
Từ 20 - 30 triệu
19,8
21,1
26,8
17,3
21,8
21,4
16,9
19,3
19,2
7,6
Từ 30 - 40 triệu
17,2
15,7
15,3
15,6
18,2
18,2
10,4
17,6
17,4
13,4
Từ 40 - 50 triệu
9,9
8,3
8,3
10,2
8,9
11,4
6,5
10,3
11,3
13,3
Trên 50 triệu
26,3
21,9
22,9
34,2
25,4
26,5
50,6
33,9
30,8
53,7
Qua bảng số liệu cho ta thấy thu nhập của người dân ở xã Ái Quốc có sự khác nhau và chưa cao vì có những hộ gia đình cả một năm thu nhập cũng chỉ được dưới 10 triệu, như vậy trung bình một tháng thu nhập của họ cũng chỉ được mấy trăm nghìn, chính vì vậy mà những tiện nghi sinh hoạt trong gia đình họ được sử dụng rất thấp và nếu có cũng chỉ là những tiện nghi sinh hoạt rất thông dụng như: xe máy; tivi, đầu đĩa; loa đài…còn những tiện nghi sinh hoạt khác có giá trị hơn thì không có như: máy điều hoà; máy giặt; lò vi sóng; …Tuy vậy, họ cũng đã trang bị cho cuộc sống của mình những tiện nghi sinh hoạt mà theo họ nó cần thiết và giúp ích cho công việc hàng ngày của họ: “ những tiện nghi sinh hoạt đắt tiền thì gia đình bác không có điều kiện để mua nhưng gia đình bác cố gắng mua sắm được những tiện nghi sinh hoạt tiện dụng cho công việc hàng ngày của gia đình bác”. (Nữ - 43 tuổi, buôn bán)
Còn đối với những hộ gia đình có thu nhập từ 10 – 40 triệu/ năm thì những tiện nghi sinh hoạt trong gia đình họ được trang bị tương đối đầy đủ để phục vụ cho cuộc sống gia đình của họ.
Đối với những hộ gia đình có thu nhập từ trên 50 triệu/năm trở nên thì đó là những gia đình có mức lương tương đối ổn định, có cuộc sống tương đối khá so với mặt bằng chung của xã hội nên họ đã trang bị cho cuộc sống của họ những tiện nghi sinh hoạt rất đầy đủ và phong phú: “ nói chung nhà chú có đầy đủ các tiện nghi sinh hoạt để phục vụ cuộc sống hàng ngày của gia đình, có điều kiện thì đầu tư cho con cái đỡ vất vả và mình cũng được thoải mái khi sử dụng những tiện nghi sinh hoạt đó”.
( Nam - 42 tuổi, kinh doanh)
Qua điều tra và phân tích cho thấy rằng: thu nhập của người dân có ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư cho điều kiện sinh hoạt trong gia đình, đặc biệt qua những phỏng vấn sâu đã cho chúng tôi thấy được tầm quan trọng thu nhập ảnh hưởng cuộc sống của người dân: “ nhà bác nghèo thu nhập cả năm trời chẳng đủ để tiền mua sắm vật dụng gì trong gia đình cả nhưng bác cũng cố gắng chắt chiu, giành gium, vay mượn để cho con bác được học hành tử tế để sau này chúng nó có cuộc sống tốt đẹp hơn, sung sướng hơn cuộc sống của cha mẹ chúng, nếu cứ như gia đình bác thì khổ lắm”.
( Nữ - 49 tuổi, NN)
Biểu đồ 2: Mức sống của người dân nông thôn.
Sự biến đổi quy mô, cơ cấu, chất lượng, hiệu quả lao động xã hội diễn ra của nhiều yếu tố thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, sự biến đổi cơ cấu nghành nghề ngày càng đa dạng đã kéo theo thu nhập của người dân ngày càng tăng lên chính vì vậy mà tiện nghi sinh hoạt trong các gia đình ngày càng đầy đủ và đa dạng hơn: “ngày trước những tiện nghi sinh hoạt đắt tiền nhà bác đâu dám nghĩ tới, nhưng từ gia đình bác mở thêm cửa hàng bán đồ tạp hoá này mà gia đình bác khá giả hơn nên, mua được cái xe máy, tivi,bếp gas,…”
( Nữ - 51tuổi – buôn bán)
Măc dù, cuộc sống nơi đây còn nhiều khó khăn trên con đường thoát nghèo để vươn lên làm giàu của những hộ gia đình có nền kinh tế khó khăn và thiếu thốn chiếm 33,8% nhưng với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, cũng như những gia đình có nền kinh tế khá giả hơn nên số hộ gia đình thiếu thốn nhưng vẫn có thể đáp ứng được nhu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XHH01 (3).doc