Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học khối 1-2-3

Đề mục Nội dung Trang

A Đặt vấn đề 4

1 Lí do chọn đề tài 4

2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 5

3 Phạm vi nghiên cứu và áp dụng 6

B Giải quyết vấn đề 6

I Thực trạng đồ dùng dạy học và sử dụng đồ dùng dạy học hiện nay 6

II Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học khối 1-2-3 8

1 Tăng cường công tác quản lí, chỉ đạo của nhà trường 8

2 Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn về công tác sử dụng đồ dùng dạy học 13

3 Nâng cao năng lực công tác của cán bộ thiết bị đồ dùng và hiệu quả hoạt động mượn – trả thiết bị, đồ dùng dạy học 13

4 Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học cho giáo viên 15

5 Tổ chức nghiên cứu sử dụng đồ dùng dạy học mới 17

6 Tổ chức cải tiến và tự làm đồ dùng 17

7 Hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng của mình 21

8 Đề ra nguyên tắc sử dụng đồ dùng dạy học 23

9 Tổ chức quản lí hoạt động làm và sử dụng dạy học trẻ khuyết tật hoà nhập 24

III Những kết quả thu được 25

IV Bài học kinh nghiệm 26

V Vấn đề còn bỏ ngỏ 27

C Kết luận và kiến nghị 28

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7242 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học khối 1-2-3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t ngô xay, hạt vừng vàng, hạt đỗ xanh đập nhỏ, hạt chi chi dập nhỏ. Một miếng bìa gai có bề mặt sần có chiều dài rộng bằng bức tranh hoặc nhỏ hơn tuỳ bạn để khi ta xếp dính hạt sẽ không bị bong ra khỏi mặt tranh, nhíp hoặc tăm để điều chỉnh hạt cho đúng vị trí, keo dán để gán kết hạt vào nền. b, Bước làm. Trước hết ta phải vẽ hình lên nền bìa gai hay còn gọi là( sao chép tranh). Sau khi vẽ xong ta tô đậm lại lần nữa các đường nét để sau ta xếp cho rõ, xong ta đổ hồ vào nền trong của hình vẽ và ta chỉ còn xếp hạt theo màu mình lựa chọn. Tiếp đó xếp toàn bộ thân trâu bằng hạt cải đen, sừng trâu bằng hạt kê vàng, tai trâu bằng hạt ngô xay, xếp lá sen bằng hạt đỗ xanh dập nhỏ, chú bé mục đồng bằng hạt vừng vàng, quần em bé bằng hạt chi chi dập nhỏ. Sau khi đã hoàn tất hình em bé thổi sáo ta tiếp tục đổ hồ ra nền và dàn hạt kê vàng cho kín nền tranh. Vậy là ta đã hoàn thiện xong bức tranh ta trang trí chỉnh sửa sao cho đẹp là được. *Làm vòng quay kì diệu trong dạy học Tiếng Việt ở: Đây là một đồ dùng tự làm mang tính phổ biến, giá thành rẻ, vật liệu dễ kiếm , dễ làm và dễ vận chuyển. a, Nguyên liệu Hai miếng gỗ mỏng có đường kính là 60 cm và 80 cm nếu không có gỗ có thể thay bằng bìa cứng, ốc vít một chiếc dài 4 cm, một thanh gỗ dài 1m dày 5x5 cm làm chân, 2 thanh nhỏ làm đế dài 50 cm, dụng cụ trang trí, giấy màu, bút vẽ, bìa, băng dính gai.. b, Cách làm vòng quay kì diệu Đầu tiên xác định tâm của 2 tấm gỗ mỏng rồi khoan lỗ thủng của 2 tâm , khoan lỗ ở một đầu của thanh dài rồi lắp ốc vít xuyên từ từ sau thanh gỗ cùng với tâm của 2 tấm gỗ , tấm gỗ đường kính 80 cm đính vào sát chân rồi vít ốc xoáy chặt làm vòng cố định. Tấm gỗ nhỏ có đường kính 60 cm lắp sau làm vòng quay sao cho tấm này được tháo ra một cách dễ dàng. Phần thô đã được lắp xong ta quay sang phần trang trí để tạo cho đồ dùng của chúng ta thêm sinh động và hấp dẫn. Ta tháo vòng quay ra ngoài , cắt tờ giấy màu vàng trhành hình tròn có đường kính 90 cm dán phủ lên mặt vòng tròn cố định, cắt mũi tên chỉ vào trong. Tạo cho đồ dùng mang tính đa năng vòng quay được dùng cả hai mặt, mỗi mặt phủ bằng tờ bìa lịch mặt trắng dùng bút vẽ tao ra các ô có mầu sắc khác nhau cho cả 2 mặt rồi cắt những mẩu băng dính dán vào các ô. Như vậy ta đã hoàn thành xong mô hình thiết bị này còn sử dụng sao cho hiệu quả thì còn phụ thuộc vào sự sáng tạo của giáo viên. Với mô hình này được áp dụng cho tất cả các lớp. Ví dụ: Với phân môn học vần lớp 1, mô hình này có thể sử dụng được trong tất cả các tiết học vần, đặc biệt có hiệu quả trong các tiết ôn luyện. ví dụ để ôn tập những vần có âm a đứng đầu. Ta lấy âm chính a được đính ở vòng cố định bên ngoài phía trái mũi tên vòng quay được ghi các âm cuối như n,m,ng,c, i, t…khi quay ta được các vần an, am, ang, at, ac, ai…. Và để tạo tiếng cũng vây. GV chỉ bớt chút thời gian nghiên cứu và gài các chữ cái có sẵn trong bộ đồ dùng sao cho hợp lý là được. Ví dụ hay với các môn học ở khối lớp 4,5 mô hình này không chỉ sử dụng được trong giờ học chính khoá mà còn dùng làm trò chơi ngoại khoá VD để ôn tập những thành ngữ, tục ngữ trong chương trình TV Ta chuẩn bị những thẻ từ được ghi chữ cái A - Â, B – C, D - Đ, G – H, K – L, M - N Mỗi thẻ từ được đính vào ô vòng quay. Tiến hành chơi trò chơi giống hình thức của chiếc nón kì diệu giả sử mũi tên chỉ vào ô chữ A - Â thì em đó sẽ phải đọc một câu thành ngữ hoặc tục ngữ có vần A - Â như “ anh em như thể tay chân”, hoặc ô G–H có thể đọc “gần mực thì đen gần đèn thì sáng”… Bằng cáh tổ chức như thế này mô hình sẽ có tác dụng rất tốt trong việc dạy và học. * Một số ví dụ tự làm đồ dùng. Thiết bị đồ dùng dạy học tự làm là một trong các khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Nó phù hợp với trình độ sử dụng của giáo viên và điều kiện kinh tế. Thiết bị đồ dùng dạy học tự làm rất đa dạng và phong phú, bao gồm các loại hình như tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, lược đồ, dụng cụ, sa bàn, mô hình, mẫu vật... Từ những nguyên liệu rẻ tiền, phế liệu cũ dễ kiếm cùng với các ý tưởng khoa học đã tạo ra được rất nhiều đồ dùng tự làm phong phú và hiệu quả.. chẳng hạn như tranh, ảnh, tranh tạo hình bằng hột, hạt bằng những hạt thóc, hạt đỗ, hạt vừng... kết hợp với hồ dính, hình vẽ và các tấm bìa hoặc gỗ mỏng tạo ra chân dung con người, nhân vật lịch sử, phong cảnh đất nước, vật nuôi, hoa lá chim muông....Với những Thiết bị đồ dùng dạy học này ta có thể áp dụng cho nhiều bài học của nhiều phân môn khác nhau như mỹ thuật, tập đọc hoặc các nhân vật lịch sử. Bộ kể chuyện theo tranh; tranh động bằng bìa cứng cắt gấp theo từng lớp, có màu sắc đẹp, hấp dẫn, dùng dây sợi để kéo, dùng dây thép để gạt phối hợp với những động tác cơ học để thể hiện nội dung các bài học về sự tích dân gian, anh hùng dân tộc...Hay hình vẽ bằng bìa cứng các nhân vật trong truyền thuyết lịch sử của dân tộc treo móc mắc trên khung gỗ. Tranh các hoạ tiết trang trí cơ bản.. Hay với bộ môn tự nhiên xã hội 3 bài về côn trùng, tôm cua, cá, hoa lá, quả... thay vì những bức tranh ta có thể mô phỏng bằng những mẫu vật thật sẽ giúp các em dễ dàng nhận biết và quan sát chúng. Ví dụ về côn trùng ta có thể dễ dàng kiếm được những con dán, bướm, châu chấu... ta lấy đem ép hoặc phơi khô chúng. Với bài về tôm cua, cá ta cũng dễ dàng kiếm được đem mổ và phơi khô làm vật mẫu. Với bài hoa ta sẽ sưu tầm hoa rồi đem ép khô. Còn những con vật khó tìm ta sẽ sưu tầm tranh ảnh như động vật, chim, thú.. dán vào một bìa cứng hoặc khung gỗ theo thể loại treo lên để các em quan sát. Những thiết bị này không chỉ dành cho TNXH 3 mà TNXH 2, 1 hoặc một số phân môn Tiếng Việt 1 cũng sử dụng được với một số bài dạy. Hoặc với chương trình học an toàn giao thông rất ít đồ dùng dạy học ta cũng có thể tự làm để phục vụ bài giảng. Như ta tự làm các biển báo trên đường bằng các hình vẽ dán trên những tấm bìa cứng hay tự thiết kế một sa bàn an toàn giao thông với những vật liệu đơn giản như bìa cứng vẽ sẵn một đoạn đường sau đó trang trí sa bàn bằng các vật liệu thủ công làm bằng giấy như ôtô, xe đạp, ngôi nhà, các biển báo, con người được gắn dưới chân bởi những miến nam châm nhỏ.. và sắp xếp cho đẹp là ta đã có thể có một sa bàn ATGT rất đơn giản.” 2, Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn về công tác sử dụng đồ dùng dạy học. Đối với tổ chuyên môn, nhà trường chỉ đạo công tác sử dụng đồ dùng dạy học như một nội dung cơ bản trong công tác giảng dạy. Nội dung này được tiến hành đồng bộ bắt đầu từ khâu xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn đến các hoạt động thực hiện thường xuyên. Các buổi sinh hoạt chuyên môn đều đề cập đến vấn đề đồ dùng dạy học. Mỗi năm học phải tổ chức ít nhất một chuyên đề về đồ dùng dạy học hoặc tích hợp với các chuyên đề khác. Các chuyên đề mang tính thiết thực cụ thể, nội dung theo từng mặt nhỏ hẹp để tránh dàn trải. Ví dụ như chuyên đề về sử dụng đồ dùng trong khai thác bài mới, sử dụng đồ dùng trong hoạt động thực hành – luyện tập, sử dụng đồ dùng trong giới thiệu, chuyển tiếp hoạt động dạy học,… Trong các tiết dự giờ cần phân tích và rút kinh nghiệm cụ thể qua quá trình sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên. Phát động phong trào làm đồ dùng dạy học. Hai năm tổ chức thi sưu tầm và tự làm đồ dùng cấp trường một lần. Hàng năm tổ chức thi sử dụng đồ dùng dạy học cấp tổ. 3, Nâng cao năng lực công tác của cán bộ thiết bị đồ dùng và hiệu quả hoạt động mượn – trả thiết bị, đồ dùng dạy học. Đối với cán bộ thiết bị đồ dùng, ban giám hiệu cũng như ban chuyên môn có yêu cầu mới hàng năm căn cứ theo nhiệm vụ năm học. Nhà trường yêu cầu cán bộ thiết bị đồ dùng phải am hiểu về hình dáng, kích thước, các chi tiết và đặc biệt là cách sử dụng của tất cả các đồ dùng dạy học hiện có của nhà trường. Cán bộ thiết bị đồ dùng có trách nhiệm hướng dẫn cách sử dụng đồ dùng dạy học khi giáo viên có yêu cầu, đặc biệt là những đồ dùng dạy học là các vật tư, hoá chất để thực hành, thí nghiệm. Ví dụ như sử dụng cân đĩa lớp 3, sử dụng đèn cồn, sử dụng bảng đo đơn vị mét vuông… Ngoài các công việc theo thông lệ, cán bộ thiết bị dạy học cần dần thể hiện các hoạt động có tính chuyên nghiệp, linh hoạt với thực tế như trưng bày đồ dùng theo môn học của từng khối lớp, lập các danh mục đồ dùng (Danh mục đồ dùng có ghi rõ tên khối lớp sử dụng và có thể sử dụng đồng bộ cho các khối lớp khác). Cán bộ thiết bị đồ dùng có thời gian làm việc phù hợp, tạo điều kiện cho giáo viên mượn và trả. Riêng các va-li đồ dùng dạy học theo lớp, nhà trường kiểm kê theo danh mục, giải quyết cho giáo viên mượn nguyên cả bộ  ngay từ đầu năm học và cuối năm học trả lại. Có như vậy giáo viên mới có thể chủ động trong việc sử dụng cũng như có kế hoạch tự làm các loại thiết bị và đồ dùng dạy học còn thiếu. Cán bộ thiết bị đồ dùng có trách nhiệm theo dõi, quản lí nhắc nhở giáo viên về việc bảo quản và sử dụng đồ dùng. Lập biên bản bàn giao và giao khoán cho giáo viên để nâng cao ý thức bảo quản thiết bị đồ dùng. Yêu cầu, nếu giáo viên vi phạm sẽ phải đền bù kịp thời những thiết bị đồ dùng mà mình gây thiệt hại. Cán bộ thiết bị đồ dùng có sổ theo dõi, đánh giá công tác đồ dùng dạy học của giáo viên hàng tháng, lập sổ đăng kí sưu tầm và tự làm đồ dùng dạy học của giáo viên. Giáo viên thường xuyên cập nhật vào sổ này song song với thời điểm mà giáo viên sử dụng đồ dùng trong tiết dạy của mình. Cuối mỗi học kỳ giáo viên sẽ bàn giao lại cho cán bộ thiết bị đồ dùng. Đây cũng là căn cứ để Ban giám hiệu đánh giá nhận xét nhằm động viên khích lệ kịp thời những giáo viên tích cực. Sổ đăng kí sưu tầm và tự làm đồ dùng dạy học còn có mục đích giúp giáo viên học tập lẫn nhau trong việc tự làm hoặc sưu tầm đồ dùng dạy học. Mẫu sổ đăng kí sưu tầm và tự làm đồ dùng dạy học: Phòng gd-đt … Trường tiểu học … Sổ đăng kí sưu tầm và tự làm đồ dùng dạy học năm học … stt Họ và tên GV Tên đồ dùng Dạy môn Dạy bài, lớp Chất liệu Thời gian làm, sưu tầm          Mỗi năm học, cán bộ thiết bị đồ dùng cùng ban chuyên môn tham gia bồi dưỡng cho giáo viên về cách sử dụng đồ dùng dạy học và tự làm đồ dùng dạy học. 4, Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học cho giáo viên: Trước tiên, ban chuyên môn nhà trường bồi dưỡng và củng cố kiến thức cơ bản cho giáo viên về các phương pháp dạy học và hình thức dạy học. Giáo viên cần nắm được phương pháp dạy học nào và hình thức dạy học nào thì sử dụng đồ dùng dạy học nào cho phù hợp. Giáo viên cần nắm chắc ý nghĩa việc sử dụng đồ dùng dạy học trong mỗi hoạt động dạy học. Ví dụ: Khi tổ chức khai thác bài mới, giáo viên sử dụng phương pháp trực quan thì đồ dùng dạy học phải để học sinh thao tác trên các đồ dùng để phát hiện ra kiến thức. Khi tổ chức cho học sinh luyện tập thực hành thì giáo viên cho học sinh sử dụng phiếu bài tập hoặc cắt, ghép, kẻ, vẽ các mô hình đồ vật. Giáo viên cần phân biệt giữa việc thao tác trên đồ vật để phát hiện ra kiến thức khác với việc học sinh chỉ quan sát và trả lời câu hỏi. Mỗi giáo viên phải nắm vững các danh mục đồ dùng dạy học đã được cung cấp trên cơ sở đó giáo viên hoặc tổ chuyên môn có thể sắp xếp theo từng chủ đề, đề tài. Giáo viên khi xây dựng kế hoạch dạy học sẽ ghi luôn các đồ dùng dạy học theo từng bài đề khi soạn giảng sẽ kịp thời mượn hoặc sưu tầm, tự làm đồ dùng dạy học. Điều này sẽ giúp cán bộ thiết bị dễ đối chiếu cho hoạt động mượn-trả, giúp giáo viên dạy bổ sung chủ động sử dụng đồ dùng và ban giám hiệu sẽ giám sát, đôn đốc việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên. Trong năm học, mỗi giáo viên đăng kí làm ít nhất 2 đồ dùng dạy học có chất lượng. Nội dung này được đưa vào nghị quyết Hội nghị cán bộ viên chức hàng năm. Đây là động lực cho giáo viên trong công tác sử dụng đồ dùng đạy học. Để giải quyết một số thiết bị đồ dùng còn thiếu, giáo viên trong cùng một tổ phối hợp với nhau sưu tầm, tự làm thêm đồ dùng theo chủ đề, đề tài.           Ví dụ : Khi dạy tự nhiên xã hội hoặc đạo đức, tranh ảnh, đồ dùng phục vụ cho dạy các môn này có nhiều trên báo chí, báo ảnh, bưu ảnh, lịch tờ hoặc hoa quả, vật thật … Giáo viên có thể lựa chọn để sử dụng làm phong phú thêm đồ dùng dạy học của mình. Tuy nhiên khi chọn tranh ảnh, vật thật giáo viên cũng phải chú ý đến tính điển hình, phản ánh trung thực và chính xác, đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm và tính mỹ thuật . Để nâng cao kỹ năng sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, chúng ta đặc biệt quan tâm vào công tác soạn – giảng của giáo viên. Thường xuyên tổ chức dạy mẫu, làm cơ sở tham khảo cho toàn bộ giáo viên. Sau khi giáo viên đã được thảo luận, học tập, khi dự giờ kiểm tra Ban giám hiệu sẽ đánh giá chặt chẽ chất lượng tiết dạy của giáo viên, đồng thời làm căn cứ đánh giá công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên. Đối với giáo án, giáo viên cần ghi rõ tên đồ dùng dạy học cho cả giáo viên và học sinh. Trong mỗi hoạt động dạy học, yêu cầu giáo viên thể hiện rõ cách sử dụng của từng đồ dùng dạy học đã được ghi ở phần chuẩn bị. Đối với giờ lên lớp, giáo viên phải thoát li giáo án. Điều đó có nghĩa là giáo viên phải biết sử dụng đồ dùng nào cho hợp lí ngoài ra phải sử dụng đồ dùng dạy học một cách thuần thục và có kỹ năng xử lí tình huống xảy ra trong quá trình sử dụng đồ dùng. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần chú ý: - Sử dụng đúng mục đích: Mỗi đồ dùng ,phương tiện có một chức năng riêng chúng phải được nghiên cứu để sử dụng sao cho phù hợp với mục đích của hoạt động trong quá trình giáo dục và dạy học. - Sử dụng đúng lúc: Trình bày vào lúc cần thiết của bài học , lúc học sinh cần nhất , mong muốn nhất được quan sát, gợi nhớ trong trạng thái tâm lý phù hợp nhất, một đồ dùng phương tiện sẽ được sử có hiệu quả cao nếu nó xuất hiện vào đúng lúc nội dung và phương pháp dạy học cần đến nó. - Sử dụng đúng chỗ, bao gồm: + Vị trí để trình bày hợp lý nhất, giúp học sinh ngồi ở mọi vị trí trong lớp học đều có thể tiếp nhận thông tin từ các đồ dùng, phương tiện bằng nhiều giác quan, đồng thời phải bảo đảm các yêu cầu về chiếu sáng, thông gió, các yêu cầu kỹ thuật đặc biệt khác như ổ điện ,các thiết bị khác…vv + Đặt ở những vị trí đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh. + Phải cất đồ dùng, phương tiện chưa dùng đến hoặc đã dùng rồi để tránh làm phân tán tư tưởng và sự tập trung chú ý của học sinh. + Đối với đồ dùng, phương tiện cần lưu giữ bảo quản phải được sắp xếp một cách ngăn nắp, khoa học giúp giáo viên và học sinh dễ thấy, dễ lấy, dễ sử dụng. - Sử dụng đúng mức, bao gồm: + Thời gian sử dụng phù hợp. + Đảm bảo phù hợp với yêu cầu của bài học. + Đảm bảo phù hợp với phương pháp dạy học. + Đảm bảo phù hợp với nhu cầu, hứng thú và đặc điểm hoạt động nhận thức của học sinh. Đồ dùng phương tiện dạy học chỉ có hiệu quả khi học sinh thích thú khám phá nhận thức với đồ dùng, phương tiện đó. 5, Tổ chức nghiên cứu sử dụng đồ dùng dạy học mới.           Vấn đề đổi mới thiết bị đồ dùng dạy học được đặt ra đồng bộ với việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa các môn học. Chính vì vậy sau mỗi năm học nhà trường chúng tôi thường dành thời gian để nghiên cứu kỹ lưỡng, tìm hiểu chi tiết về bộ đồ dùng dạy học để từ đó lĩnh hội đầy đủ về cấu tạo và phạm vi sử dụng đồ dùng dạy học . Còn một số bất hợp lý trong bộ đồ dùng dạy học mà chỉ khi lên lớp giáo viên mới nhận ra. Chính vì vậy, chúng tôi chọn bài dạy thích hợp để thực hành trực tiếp vào một số đồ dùng dạy học. Các giáo viên khác sẽ góp ý vào thao tác thực hành trên đồ dùng dạy học và từ đó cũng thấy rõ những gì cần tiếp tục hoàn thiện ở đồ dùng dạy học .           Ví dụ : Bảng đa năng để dạy Toán 2 có bề ngang quá hẹp, khi giáo viên gắn các bảng 100 ô vuông để biểu diễn các số ( giúp học sinh quan sát để so sánh hoặc hình thành thuật tính) thì không có chỗ để biểu diễn đủ ví dụ trong sách giáo khoa. Hoặc 1 số thanh kẹp bằng nhựa để cài các bảng ô vuông, thẻ ô vuông thì không khít, vì thế khi giáo viên thực hiện ở trên lớp các thẻ thường bị đổ hoặc không ngay ngắn, mất nhiều thời gian điều chỉnh mà cũng không đảm bảo tính thẩm mỹ.  Đặc biệt nhà trường chú trọng trong việc cho cán bộ giáo viên tiếp cận với các phương tiện dạy học hiện đại như đèn chiếu, máy tính, đầu đĩa, ti vi, máy quay video. Trược tiến giáo viên nắm được ý nghĩa việc sử dụng các thiết bị hiện đại rồi đơn giản đến tên , hình dáng, kết cấu của các thiết bị rồi cuối cùng mới đến ứng dụng các phần mềm, các tư liệu thu được từ các thiết bị đó. 6, Tổ chức cải tiến và tự làm đồ dùng         Xuất phát từ thực tế khi nghiên cứu kỹ các bộ đồ dùng , thấy đựơc một số hạn chế và những bất hợp lý còn tồn tại ở đó. Hơn nữa hiện nay  việc nâng cao chất lợng giáo dục cần đòi hỏi nhà trường phải có đầy đủ đồ dùng thiết bị dạy học và các thiết bị đồ dùng đó phải đảm bảo phù hợp, có tác dụng tích cực trong việc dạy và học . Trong mấy năm gần đây, nhà trường tổ chức nhiều phong trào thi đua trong đó có phong trào " Tự làm và cải tiến đồ dùng, thiết bị dạy học" qua đó cho thấy :           - Thiết bị đồ dùng dạy học tự làm, tự cải tiến thường sát với nội dung bài học .           - Hình thành được thói quen tiết kiệm cho giáo viên và học sinh.           - Góp phần làm phong phú thiết bị dạy học .           Để làm thiết bị dạy học giáo viên có thể :           -Sưu tầm tranh ảnh có ở các loại báo, hoạ báo, tạp chí, bìa lịch…           - Sưu tầm các vật dụng như : Vỏ hộp, can nhựa, vỏ chai, dây thép…           - Chọn các loại vật liệu sẵn có ở địa phương như : Trái cây, hoa, gỗ, tre, rơm, đất …           Ví dụ : Khi dạy các bài trong môn Tiếng Việt, môn Tự nhiên xã hội, môn Đạo đức, môn Nghệ thuật hướng dẫn học sinh sưu tầm các loại tranh ảnh theo các chủ đề về quê hương đất nước, rừng, núi, biển, con ngời, con vật …           - Tổ chức cho các nhóm, tổ trong lớp thi đua trưng bày sản phẩm, tập hợp thành sản phẩm chung của cả lớp để sử dụng dạy học theo các chủ đề thích hợp, làm phong phú thêm nguồn thiết bị dạy học .           + Làm các thanh hình chữ nhật ( Bằng gỗ, bìa), có các chấm tròn để học bảng nhân Toán 2 .           Tổ chức cho giáo viên trong tổ khối đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, qua quá trình giảng dạy ở trên lớp, giáo viên tiến hành cải tiến một số đồ dùng dạy học, đem áp dụng và thấy có hiệu quả. Đó là các đồ dùng sau :           Ví dụ 1: Dụng cụ trực quan gợi ý cách cộng qua 10 ( lớp 2)           Để dạy học sinh lớp 2 biện pháp cộng qua 10, chẳng hạn bài "9 cộng với 1 số: 9 + 5 ". Ta thường dùng cách :"Tách 1 ở số sau để cộng với 9 cho đủ 10 rồi cộng tiếp với phần còn lại ở số sau".                    9  + 5 = 9 + 1 + 4 = 14.                         1+4    10           Khi dạy giáo viên hay sử dụng đồ dùng trực quan như sau :           + Đặt 9 hình tròn màu trắng ở hàng trên.           + Đặt thêm 5 hình tròn màu đen ở hàng dưới.           Sau đó đưa một hình tròn màu đen lên hình trên để hàng trên có đủ 10 hình tròn. Lấy 10 hình tròn ở hàng trên cộng với 4 hình tròn còn lại ở hàng dưới để có 14 hình tròn ( Hoặc sử dụng mô hình que tính như SGK ). Cách sử dụng trực quan kiểu này, tuy giúp học sinh hiểu rõ biện pháp tính hơn song "Giáo viên thường phải thông báo cho học sinh là trước hết cần đa một hình tròn màu đen lên trên để hàng trên có đủ 10 hình tròn" (Từ đó rút ra ghi nhớ : Tách 1 ở số sau). Nếu giáo viên không làm như thế thì học sinh đại trà (không là học sinh khá, giỏi ) không tự nghĩ ra. Sở dĩ giáo viên thường phải làm như vậy là vì cách xếp 9 hình tròn trắng theo một hàng ngang như trên không có tác dụng gợi ý ( hoặc khó nhìn ra ) cho học sinh về việc " Hàng trên còn thiếu một hình tròn nữa thì mới đủ 10". Sau tìm tòi học tập giáo viên tiến hành dùng đồ dùng trực quan khác để khắc phục điểm mất tự nhiên này như sau : Cài 9 hình tròn vào một tấm bìa có chia thành 10 ngăn ( 2 hàng mỗi hàng 2 ngăn). Tấm bìa này có thể khoét thành 10 ô vuông sau đó gắn vào bảng nỉ. Sau đó thêm 5 hình tròn nữa gài vào một tấm bìa khác ( như hình vẽ). 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0    Nhìn vào đó học sinh thấy rõ là trong miếng bìa còn một ô chưa có hình tròn nào nên các em sẽ tự nghĩ ra ngay được biện pháp tính là cần phải "Lấy một hình tròn ở bên phải bỏ thêm vào ô đó để miếng bìa đủ 10 hình tròn. Còn bốn hình tròn ở ngoài. Vậy 9 + 5 = 9 + 1 + 4 = 10 + 4 = 14. Chỉ cần cải tiến đồ dùng trực quan một chút thôi. Đáng lẽ xếp 9 hình tròn thành một hàng thì học sinh không thấy rõ đựơc chỗ còn thiếu ( cho đủ chục) thì ta lại xếp thành 2 hàng thế là lộ ngay ra chỗ còn thiếu ( cần bù thêm cho đủ chục) . Với đồ dùng dạy học này giáo viên có thể áp dụng khi dạy tất cả các bài khác về cộng qua 10 ở lớp 2 . Ví dụ : 6 + 5 ; 7 + 5 ; 8 + 5 ; 9 + 5 . Ví dụ 2 : Khi nghiên cứu trong sách giáo khoa và vở bài tập môn toán lớp 1, ta  thấy rất nhiều tiết học có dạng bài: Số ?           ở dạng bài này nếu sử dụng bảng nỉ trong bộ đồ dùng để giảng dạy thì hình ảnh và biểu tượng khác với sách giáo khoa, học sinh không hiểu được về tập hợp. Để làm phong phú hơn, sinh động hơn, hiệu quả hơn khi học sinh luyện tập thực hành, giáo viên đã dựa vào dạng bài đó để cải tiến đồ dùng dạy học như sau:            - Vật liệu gồm: Bảng nỉ, 1 miếng bìa cứng có kích thước vừa bằng bảng nỉ, băng gắn, thanh cài.           - Cách làm: khoét trên tấm bìa 2 hình chữ nhật dạng màn hình tivi cạnh nhau. Phía dưới 2 hình chữ nhật khoét 3 ô vuông sao cho vừa gài đủ số và dấu phép tính trong bộ đồ dùng. Hai hình bên cạnh tương ứng với hai hình chữ nhật to ở trên.            - Cách sử dụng: Gắn tấm bìa đã khoét ô vuông vào bảng nỉ có gắn thanh cài . ở từng hình chữ nhật cài các chấm tròn, bông hoa, con cá... có số lượng mà tổng 2 hình chữ nhật nhỏ hơn 10, tuỳ theo bài học. ở 3 ô bên dới giáo viên cài sẵn các số tương ứng. Học sinh sẽ đựơc làm bài tập: Số ?              Rõ ràng nhìn đồ dùng này, học sinh biết đựơc ô bên trái có 6 chấm tròn, ô bên phải có 3 chấm tròn, cả 2 ô có 9 chấm tròn.           Sau khi học sinh nêu kết quả, giáo viên lật dấu hỏi ra thì kết quả đã có sẵn trong bảng cài để học sinh đối chiếu giống như kiểu trong trò chơi:" Hãy chọn giá đúng "           Đồ dùng này còn để dùng cho việc dạy dạng bài so sánh số, tính tổng...           Tương tự cải tiến thành đồ dùng dạy bài: Viết phép tính thích hợp (Lớp 1) +Vật liệu gồm: Bảng nỉ, một miếng bìa có kích cỡ …………băng dính, thanh cài… + Cách làm : -Khoét 1 hình chữ nhật ở miếng bìa như màn hình ti vi cỡ 25 x 38 cm . -Khoét 5 ô vuông ở phía dưới miếng bìa sao cho vừa gài đủ các số, dấu phép tính. - Phô tô các hình trong sách bài tập của học sinh . - Gắn miếng bìa đó vào bảng nỉ ( có thanh gài) . - Khi dạy bài nào ta gắn dạng hình của bài tập đó vào màn hình ti vi. Ví dụ: Luyện tập bài phép cộng trong phạm vi 4. 3 + 1 = 4   Ta gài ảnh 3 con vịt đang bơi, 1 con chạy đến. Cho học sinh lên gài phép tính vào ô bên dới để giải quyết bài tập trên, tương tự gài hình khác ta có phép tính khác. Đồ dùng này áp dụng để cho học sinh luyện tập cộng trừ trong phạm vi 10, thuận lợi trong việc sử dụng đồ dùng trực quan. Ví dụ 3: Đối với môn Tiếng Việt lớp 1, việc thấy bất cập mỗi khi dạy tập viết cho học sinh, giáo viên lại phải mất thời gian kẻ bảng bằng phấn rất bất tiện, còn nếu kẻ cố định vào bảng lớp thì làm bảng chóng hỏng hoặc gây mất chướng mắt cho các môn học khác. Chính vì vậy, giáo viên nhà trường đã thảo luận sáng kiến tự làm bảng phụ bằng gỗ dán có kích thước 1,2mx0,8m, được kẻ sẵn đường kẻ hai mặt. Một mặt kẻ đường kẻ ô li vuông nhỏ, một mặt kẻ đường kẻ li to. Loại bảng gỗ này giúp giáo viên viết bảng dễ dàng, nét đẹp, bền và rất cơ động. Hiện nay ở trường, mỗi lớp ở khối 1,2 có một chiếc bảng phụ này. Để cải tiến hoặc tự làm đồ dùng dạy học, giáo viên cần thực hiện theo các bước sau: - Bước 1: Suy nghĩ và xây dựng ý tưởng thiết bị dạy học tự làm. - Bước 2: Sinh hoạt tổ khối chuyên môn trình bày ý tưởng của thiết bị dạy học , lấy ý kiến tham gia đóng góp của tổ khối chuyên môn. - Bước 3: Làm thiết bị dạy học sau khi đã được đóng góp của tổ khối chuyên môn và của BGH nhà trường. - Bước 4: Đưa thiết bị dạy học vào giảng dạy, thông qua giảng dạy xem xét tìm ra những hạn chế của thiết bị dạy học tự làm. - Bước 5: Tiếp tục tu bổ hoàn chỉnh thiết bị dạy học tự làm. 7, Hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng của mình Nói đến thiết bị đồ dùng dạy học ta không chỉ quan tâm đến thiết bị đồ dùng dạy học của người thày mà đồ dùng học tập của trò cũng giữ một vị trí quan trọng trong việc hình thành kiến thức kỹ năng cho chính bản thân các em bởi vì dạy học là tổ chức hoạt động học tập để học sinh tự hình thành kiến thức như vậy đồ dùng học tập của học sinh cũng là phương tiện, là điều kiện vật chất để đổi mới phương pháp dạy học. Nói cách khác đổi mới phương pháp dạy học là phải đổi mới cách sử dụng đồ dùng học tập cho học sinh. Nhận thức được tầm quan trọng của đồ dụng dạy học của học sinh. Ngay từ đầu năm học trong các buổi sinh hoạt chuyên môn chúng tôi đã giành thời gian thảo luận các vấn đề này. Ví dụ : Với học sinh lớp 1 đồ dùng học toán của học sinh bao gồm : Sách giáo khoa, bộ đồ dùng học toán thực hành, bảng con, vở bài tập, trong đó chúng tôi xác định bộ đồ dùng học toán thực hành của học sinh là cần thiết và quan trọng nhất . + Sách giáo khoa toán 1 đựơc biên soạn theo tinh thần đổi mới,  trong đó thể hiện rõ quá trình hình thành kiến thức, có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học lớp 1,2,3.doc
Tài liệu liên quan