LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 3
I-/ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH XUẤT KHẨU. 3
1-/ Tính tất yếu khách quan của thương mại quốc tế. 3
2-/ Vai trò của hoạt động kinh doanh xuất khẩu. 5
3-/ Một số hình thức xuất khẩu chủ yếu. 7
II-/ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU. 9
1-/ Nghiên cứu thị trường. 9
2-/ Lựa chọn bạn hàng và phương thức giao dịch. 12
3-/ Lập phương án kinh doanh. 12
4-/ Đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hoá. 13
5-/ Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu. 14
III-/ NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ. 18
A-/ Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. 18
B-/ Nhóm nhân tố thuộc bản thân doanh nghiệp. 21
III-/ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA DOANH NGHIỆP. 22
1-/ Quan niệm về hiệu quả kinh doanh thương mại quốc tế
của doanh nghiệp. 22
2-/ Phân loại hiệu quả kinh tế. 22
3-/ Các chỉ tiêu hiệu quả. 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TINH DẦU
VÀ CÁC SẢN PHẨM TỰ NHIÊN TẠI CÔNG TY TINH DẦU
VÀ CÁC SẢN PHẨM TỰ NHIÊN 26
I-/ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ NHIỆM VỤ
CỦA CÔNG TY. 26
1-/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 26
2-/ Chức năng nhiệm vụ của công ty. 26
3-/ Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban
trong công ty. 27
4-/ Môi trường kinh doanh của công ty. 30
II-/ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 1995-1999 33
1-/ Đặc điểm mặt hàng sản xuất kinh doanh. 33
2-/ Tình hình hoạt động kinh doanh chung của công ty. 34
III-/ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU TINH DẦU
TẠI CÔNG TY GIAI ĐOẠN 1995-1999. 36
1-/ Tổ chức hoạt động kinh doanh xuất khẩu tinh dầu tại công ty. 36
2-/ Tình hình hoạt động xuất khẩu. 41
V-/ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU TINH DẦU
VÀ CÁC SẢN PHẨM TỰ NHIÊN TẠI CÔNG TY
GIAI ĐOẠN 1995-1999. 50
VI-/ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU TẠI CÔNG TY VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI. 58
1-/ Những ưu điểm: 58
2-/ Những nhược điểm và nguyên nhân: 59
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TINH DẦU VÀ CÁC SẢN PHẨM
TỰ NHIÊN (ENTEROIL) 61
I-/ VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG TINH DẦU TRONG NƯỚC
VÀ TRÊN THẾ GIỚI. 61
1-/ Thị trường tinh dầu trên thế giới. 61
2-/ Thị trường nhập khẩu tinh dầu trên thế giới. 63
3-/ Thị trường tinh dầu nội địa. 65
II-/ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
TINH DẦU VÀ CÁC SẢN PHẨM TỰ NHIÊN TRONG THỜI GIAN TỚI. 67
III-/ MỘT SỐ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY TINH DẦU
VÀ CÁC SẢN PHẨM TỰ NHIÊN. 69
1-/ Những thuận lợi của công ty. 69
2-/ Những khó khăn của công ty. 70
IV-/ CÁC BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU VỀ PHÍA CÔNG TY. 71
1-/ Lập phòng Marketing trong công ty. 72
2-/ Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường. 74
3-/ Mở rộng thị trường xuất khẩu. 75
4-/ Tạo nguồn hàng ổn định vững chắc. 76
5-/ Nâng cao chất lượng tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên xuất khẩu. 77
6-/ Đa dạng hoá sản phẩm. 78
7-/ Khuyếch trương quảng cáo hàng xuất khẩu với bạn hàng. 78
8-/ Giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. 79
9-/ Nhân tố con người. 80
IV-/ CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT VỚI NHÀ NƯỚC NHẰM ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TINH DẦU VÀ CÁC SẢN PHẨM
TỰ NHIÊN. 81
1-/ Thành lập hiệp hội tinh dầu. 81
2-/ Chính sách khuyến khích xuất khẩu đối với mặt hàng tinh dầu. 82
3-/ Cơ chế quản lý. 83
4-/ Đầu tư cho ngành tinh dầu. 83
5-/ Một số chính sách hỗ trợ khác. 84
KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
91 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên thuộc trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân tích những thông tin cần thiết để giải quyết Marketing. Bởi vậy nghiên cứu thị trường đang ngày một đóng vai trò quan trọng để giúp các nhà kinh doanh đạt hiệu quả cao trong kinh doanh thương mại quốc tế.
Do đặc điểm của mặt hàng tinh dầu và hương liệu là mặt hàng đặc biệt ít được tiêu dùng rộng rãi so với các mặt hàng khác nên chính sách về thị trường có một số nét khác biệt. Công ty phải tìm kiếm thị trường và khách hàng chứ không thể lựa chọn thị trường như các mặt hàng có thị trường rộng rãi khác. Sau đây là một số chính sách xâm nhập và tiếp cận thị trường nước ngoài của công ty.
- Công ty tiến hành quảng cáo, giới thiệu về công ty (lợi thế của công ty, mặt hàng công ty cần xuất khẩu) qua Fax gửi đến bạn hàng đồng thời gửi các quyển quảng cáo về công ty cho các bạn hàng. Nếu trong trường hợp khách hàng yêu cầu công ty có thể gửi cả mẫu chào hàng qua đường chuyển phát nhanh.
- Công ty tiến hành quảng cáo rộng rãi qua các tạp chí, các sách giới thiệu ngành hàng mặt hàng của Việt Nam (như quảng cáo trên quyển “Việt Nam Directory 1999-2000”, “Giới thiệu Việt Nam toàn thế giới”, “Nông nghiệp Việt Nam trên đường hiện đại hoá”, “Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam”).
Về phương pháp nghiên cứu thị trường công ty chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu tại văn phòng thông qua các sách báo trong và ngoài nước như: tạp chí thương mại, bản tin kinh tế và giá cả Việt Nam, thông tấn xã,... Ngoài ra còn dựa vào các thông tin về thị trường của các văn phòng thương mại, các hợp đồng thương mại quốc tế, các ấn phẩm bằng tiếng Anh của Hiệp hội tinh dầu thế giới,... phương pháp nghiên cứu tại chỗ cũng được công ty sử dụng thông qua các cuộc phỏng vấn qua điện thoại, các cuộc phỏng vấn cá nhân trực tiếp.
Sau khi tìm được khách hàng hoặc tạo được mối quan hệ với khách hàng và nhận được đơn đặt hàng, công ty tiến hành kí kết các hợp đồng xuất khẩu.
b. Ký kết hợp đồng xuất khẩu.
Sau khi đã chào hàng và nhận được đơn đặt hàng của bạn hàng, công ty sẽ tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu. Thường bạn hàng của công ty là người nước ngoài nên việc đàm phán trực tiếp trước khi ký kết hợp đồng ít khi diễn ra. Thông thường công ty thường phát hành các hợp đồng xuất khẩu dưới hình thức “Hợp đồng mua bán hàng hoá” (Sale contract) hoặc “Bản chào hàng kiêm hoá đơn chiếu lệ” (Offer proforma imvoice) qua Fax. Có một số trường hợp khách hàng tự phát hành hợp đồng, Fax lại cho công ty hoặc gửi cho công ty qua đường Bưu điện hợp đồng gốc.
(Phần phụ lục gồm Đơn chào hàng và một số hợp đồng của công ty đã ký kết).
c. Tổ chức thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu.
Đối với một số mặt hàng (như xá xị, sả,...) có thể giữ được lâu và dễ tìm khách hàng xuất khẩu công ty có thể thu mua trước và tích trữ trong kho. Còn đối với một số mặt hàng khó bảo quản và khó tìm bạn hàng (như hoa hồi, pơmu, bạc hà,...) thì khi tìm được bạn hàng công ty mới tiến hành thu mua.
Công tác thu mua được công ty thực hiện như sau:
Công ty đặt các trạm thu mua tại Vinh - Nghệ An, các cơ sở chưng cất chế biến tại các lò nấu ở huyện được vận chuyển và tập kết về các trạm thu mua tại Vinh. Hàng tháng cán bộ thu mua tại trạm tập hợp lại và hàng hoá được vận chuyển ra Hà Nội theo lệnh điều động của giám đốc công ty. Do đặc thù của mặt hàng này mà trong quá trình thu mua vấn đề chất lượng được đặt lên hàng đầu để đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu. Đối với tinh dầu xá xị, tinh dầu sả cán bộ thu mua tại các trạm tự kiểm tra chất lượng còn một số tinh dầu khác như tinh dầu quế, tinh dầu bạc hà,... đòi hỏi tính kỹ thuật cao nên phải đưa về công ty để kiểm tra chất lượng bằng máy móc hiện đại.
Ngoài ra công ty còn đặt các trạm thu mua tinh dầu ở Phúc Yên, và chi nhánh số 1 ở Khánh Hoà (hình thức thu mua tương tự như trên).
Sau khi hàng được đưa về công ty, tinh dầu sẽ được các xưởng sản xuất tinh chế lại theo đúng yêu cầu kỹ thuật chất lượng và yêu cầu của khách hàng.
d. Thực hiện hợp đồng mua bán.
Sau khi hợp đồng được ký kết công tư - với tư cách là một bên ký kết - có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng đó. Đây là một công việc phức tạp nó đòi hỏi phải tuân thủ luật quốc gia và luật quốc tế, đồng thời phải đảm bảo được quyền lợi quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của đơn vị. Nội dung của công việc này bao gồm những bước sau:
- Công ty yêu cầu bạn hàng mở L/C và tiến hành kiểm tra L/C nếu hợp đồng qui định sử dụng phương thức tín dụng chứng từ.
- Xin giấy phép xuất nhập khẩu.
Giấy phép xuất nhập khẩu là tiền đề quan trọng về mặt pháp lý để tiến hành các khâu khác trong mỗi chuyến hàng xuất khẩu hay nhập khẩu.
Trước đây công ty tinh dầu phải xin giấy phép xuất khẩu của Bộ thương mại cho từng lô hàng. Hiện nay, đối với các doanh nghiệp giấy phép này được thay bằng “Giấy đăng ký kinh doanh”. Như vậy phần thủ tục về xin giấy phép xuất khẩu đã được xoá bỏ. Sau khi có giấy đăng ký kinh doanh của công ty có thể sử dụng nó như giấy phép xuất nhập khẩu.
- Chuẩn bị hàng xuất khẩu.
Thu gom tập trung thành từng lô hàng để xuất khẩu. Quá trình thu gom này diễn ra ở các điểm thu gom đặt tại các tỉnh như thành phố Vinh, Phúc Yên, Khánh Hoà. Tinh dầu sau khi được thu gom và đem về công ty chế biến phải được đóng gói bao bì trước khi xuất khẩu. Mặt hàng tinh dầu có đặc tính là dễ cháy, dễ bay hơi và rất khó bảo quản. Vì thế công tác đóng gói bao bì là rất quan trọng. Phần lớn các mặt hàng tinh dầu (chất lỏng) được đóng gói vào các thùng tròn bằng thép (steel drum). Riêng một số mặt hàng phải đóng vào Container thôgn thoáng và chống ẩm.
- Kiểm tra chất lượng.
Công ty tinh dầu được Nhà nước cho phép tự cấp giấy chứng nhận phẩm chất cho mặt hàng tinh dầu xuất khẩu. Vì vậy công ty tự kiểm tra hàng trước khi xuất khẩu và chịu trách nhiệm khi có vấn đề liên quan đến chất lượng hàng xuất khẩu xảy ra. Tuy nhiên trong một số trường hợp (theo yêu cầu của khách hàng) hàng tinh dầu cũng được kiểm tra chất lượng ở các đơn vị có kinh nghiệm như “Vina control”, “Omic”,...
- Thuê tàu:
Đối với hợp đồng ký kết theo giá CIF hay CFR (CPT) công ty phải đứng ra thuê tàu và trả cước phí vận chuyển. Còn đối với hợp đồng ký theo giá FOB công ty sẽ đứng ra thuê tàu khi có yêu cầu của khách, ở trường hợp này cước phí vận chuyển do bên khách hàng trả công ty chỉ đứng ra thuê hộ và nhận tiền hoa hồng. Do đặc điểm của mặt hàng tinh dầu nên trọng lượng những lô hàng xuất khẩu thường không lớn và không cồng kềnh nên công ty có thể thuê tàu kết hợp chuyên trở với nhiều hàng hoá khác hoặc cũng có thể thuê riêng một chuyến tàu để chuyên trở hàng.
- Mua bảo hiểm.
Cũng như các loại hàng hoá xuất khẩu thông thường khác công ty phải mua bảo hiểm cho mỗi chuyến hàng xuất khẩu. Đối với hợp đồng ký theo giá CIF công ty phải mua bảo hiểm theo điều kiện C (tức là bảo hiểm tổn thất riêng). Ngoài ra với hợp đồng ký theo CFR hoặc FOB phí bảo hiểm do người mua chịu.
+ Khai báo hải quan.
Công ty khai báo các chi tiết về hàng hoá lên tờ khai (Customs declaration) để cơ quan hải quan kiểm tra giấy tờ. Nội dung của tờ khai bao gồm những mục như: loại hàng, tên hàng, số, khối lượng, tên công cụ vận tải, xuất khẩu với nước nào,... tờ khai hải quan được xuất trình kèm theo một số chứng từ khác mà chủ yếu: giấy phép xuất khẩu, hoá đơn, phiếu, đóng gói bảng kê chi tiết.
+ Xuất trình hàng hoá.
Hàng hoá phải được sắp xếp theo trật tự thuận tiện cho việc kiểm soát phía công ty phải chịu chi phí và nhân công về việc mở đóng các kiện hàng.
+ Thực hiện các quyết định của hải quan.
Sau khi kiểm soát giấy tờ và hàng hoá, hải quan sẽ ra những quyết định như: cho hàng được phép qua biên giới (thông thường), cho hàng đi qua một cách có điều kiện (như phải sửa chữa hoặc bao bì lại,...) cho hàng đi qua sau khi chủ hàng đã nộp thuế, hàng không được phép xuất khẩu. Nghĩa vụ của công ty xuất khẩu là phải nghiêm túc thực hiện các quyết định đó.
Trong thời gian qua, việc làm thủ tục hải quan của công ty thường diễn ra rất thuận lợi do công ty chấp hành tốt những qui định về thủ tục hải quan.
- Giao nhận hàng với tàu.
Với công ty tinh dầu, hàng hoá chủ yếu được giao bằng đường biển cũng có trường hợp giao hàng bằng đường không đối với lô hàng nhỏ và cần giao nhanh. Khi giao hàng phía công ty phải thực hiện các công việc.
+ Căn cứ vào chi tiết hàng xuất khẩu, lập bảng đăng ký hàng chuyên chở cho người vận tải (đại diện hàng hải, hoặc thuyền trưởng, công ty đại lý tàu biển) để đổi lấy hồ sơ xếp hàng.
+ Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày, giờ làm hàng.
+ Bố trí phương tiện đem hàng vào cảng, xếp hàng lên tàu.
+ Lấy biên lai thuyền phó và đổi vận đơn thuyền phó lấy vận đơn đường biển.
Nếu hàng được giao bằng Container khi chiếm đủ một Container (FCL) chủ hàng phải đăng ký thuê Container, đóng hàng vào Container và lập bảng kê hàng trong Cintainer. Khi hàng giao không chiếm hết một Container (LCL) chủ hàng phải lập “Bản đăng ký hàng chuyên trở” (Cargo lest). Sau khi đăng ký được chấp nhận chủ hàng giao hàng đến ga Container cho người vận tải.
- Làm thủ tục thanh toán.
Công ty chủ yếu sử dụng 2 phương thức thanh toán là:
+ Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C): thực hiện hợp đồng xuất khẩu nếu hợp đồng xuất khẩu qui định việc thanh toán bằng thư tín dụng phía công ty phải đôn đốc người mua ở nước ngoài mỏư thư tín dụng (L/C) đúng hạn và sau khi nhận được L/C phải kiểm tra L/C và khả năng thuận tiện trong việc thu hàng xuất khẩu bằng L/C đó. Nếu L/C không đáp ứng được yêu cầu này cần phải yêu cầu người mua đổi lại rồi mới giao hàng.
+ Thanh toán bằng nhờ thu: công ty sử dụng chủ yếu phương thức thanh toán nhờ thu loại D/pat sight tức là phương thức người mua trả tiền trước. Phương thức thanh toán nhờ thu loại T/T advance ít được sử dụng hơn. Nếu hợp đồng xuất khẩu qui định thanh toán tiền hàng bằng phương thức nhờ thu thì ngay sau khi giao hàng phía công ty xuất khẩu phải hoàn thiện việc lập chứng từ và xuất trình cho ngân hàng để uỷ thác cho ngân hàng việc thu, đòi tiền.
- Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu nếu chủ hàng xuất nhập bị khiếu nại đòi bồi thường cần phải có thái độ nghiêm túc thận trọng trong việc xem xét yêu cầu của khách hàng (người nhập khẩu). Việc giải quyết phải khẩn trương kịp thời và có tình có lý.
Nếu khiếu nại của khách hàng là có cơ sở, công ty giải quyết khiếu nại dưới các hình thức:
+ Giao hàng bù (nếu hàng thiếu).
+ Giao hàng tốt thay thế hàng kém chất lượng.
+ Sửa chữa hàng hỏng.
+ Giảm giá hàng mà số tiền giảm giá được trang trải bằng hàng hoá giao vào thời điểm sau đó.
Công ty luôn cố gắng để giải quyết khiếu nại một cách thoả đáng nhất. Những khiếu nại được giải quyết giúp cho công ty củng cố được uy tín và lòng tin của khách hàng đối với công ty.
2-/ Tình hình hoạt động xuất khẩu.
Từ khi ra đời cho đến nay, công ty chỉ hoạt động kinh doanh xuất khẩu là chủ yếu. Trước năm 1991, bạn hàng của công ty chủ yếu là Liên Xô và các nước Đông Âu. Xuất khẩu chủ yếu bằng Nghị định thư nên thị trường, giá cả, số lượng của hàng hoá khá ổn định. Bước sang năm 1991 khối các nước xã hội chủ nghĩa hầu như tan rã bạn hàng lớn của công ty là Liên Xô cũng bị phá vỡ. Nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường. Đối mặt với tình hình mới công ty tự đi tìm bạn hàng, tự hạch toán kinh doanh để tồn tại và phát triển. Sau đây chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu hoạt động kinh doanh xuất khẩu thông qua số liệu từng năm để thấy được xu hướng biến động của kết quả kinh doanh và đánh giá được những nỗ lực của công ty.
a. Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 1997-2001.
Trong năm 1997-2000 công ty chỉ xuất khẩu tinh dầu, năm 2001 công ty đã bước đầu kinh doanh nhập khẩu và bán hàng nội địa nhưng xuất khẩu vẫn là chủ yếu. Tình hình xuất khẩu được thể hiện rõ ràng nhất qua tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm.
BẢNG 2: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TINH DẦU VÀ CÁC SẢN PHẨM TỰ NHIÊN GIAI ĐOẠN 1997-2001
Đơn vị: triệu USD
Năm
Tổng kim ngạch xuất khẩu
1997
2,893
1998
2,333
1999
2,314
2000
3,364
2001
1,278
Trong những năm trước đây giá cả mặt hàng tinh dầu trên thị trường thế giới cũng có nhiều biến động phức tạp kéo theo biến động của kim ngạch xuất khẩu. Từ năm 1997, thị trường Liên Xô có sự thay đổi lớn mà thị trường thế giới chưa mở rộng được. Hơn nữa những người xuất khẩu trong nước mặt hàng này tăng lên đáng kể. Tình hình hoạt động tự do, thiếu phối hợp giữa các đơn vị xuất khẩu trong nước tạo ra sức cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp gây ra tình trạng ép giá đầu cơ gom hàng làm cho thị trường thường xuyên bất ổn định. Mặt hàng tinh dầu xả, xá xị đã có những biến động rất phức tạp. Giá tinh dầu sả ở mức 2,8 USD/kg (1995) đã tăng lên 11 USD/kg (7/1997). Trong khi đó, giá tinh dầu sả và nhu cầu về tinh dầu sả lại tăng lên đến mức chóng mặt, việc sản xuất trong nước lại chưa đáp ứng đủ kéo theo sự tăng giá của mặt hàng thu mua trong nước. Do vậy nhiều hợp đồng kí tưởng có lãi chưa kịp triển khai thu mua trong nước thì giá đã đội lên do việc tranh mua của các doanh nghiệp khác. Ngược lại với tinh dầu sả, tinh dầu xá xị đang ở mức 6,8 USD/kg (1991) giảm xuống 6USD/kg.
Kim ngạch xuất khẩu giảm dần từ các năm 1997 đến năm 1999. Tuy nhiên mức độ giảm là không đáng kể. Năm 2000 là năm kim ngạch xuất khẩu đạt đến đỉnh điểm. Có được kết quả này là do sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty đã luôn bám sát thị trường và giữ tốt mối quan hệ với các bạn hàng trong nước cũng như nước ngoài như: Anh, Pháp, Hà Lan, Đức, Singapore,... và đang đi tìm hiểu thêm thị trường mới trong khu vực Mỹ và Châu Á,... Đặc biệt là công ty đã bám sát, tạo nguồn hàng trong nước bằng cách đầu tư với người sản xuất tinh dầu nâng cao chất lượng hàng hoá, giảm giá thành sản phẩm. Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu giảm xuống chỉ còn 38% so với năm 2000. Nguyên nhân chính của sự suy giảm này là do từ năm 2001 Nhà nước cấm xuất khẩu tinh dầu xá xị. Đây là mặt hàng chính của công ty chiếm từ 70-80% giá trị kim ngạch xuất khẩu. Để giữ vững được nhịp độ kinh doanh và đảm bảo lợi nhuận công ty đã tăng xuất khẩu các mặt hàng khác đồng thời triển khai thêm những mặt hàng mới.
ĐỒ THỊ SỐ 1: TỔNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TINH DẦU VÀ CÁC SẢN PHẨM TỰ NHIÊN GIAI ĐOẠN 1997-2001
Trong giai đoạn từ 1999-2001 kim ngạch xuất khẩu đã có những biến động rất lớn. Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng. Năm 2001 kim ngạch giảm đáng kể. Tuy nhiên sự giảm sút này chỉ là tạm thời. Những thay đổi của môi trường kinh doanh đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty. Mặc dù đã nỗ lực nhưng công ty vẫn chưa thể thích ứng ngay được với điều kiện mới. Trước mắt công ty kết hợp với nhập khẩu để thay thế sản phẩm tinh dầu xá xị đã bị cấp xuất khẩu. Khi thị trường lớn và quen thuộc của công ty là thị trường Liên Xô bị phá vỡ công ty đã chuyển hướng sang quan hệ trực tiếp với các nước cộng hoà đặc biệt là liên bang Nga theo kiểu giao dịch thương mại và hợp tác trực tiếp giữa các doanh nghiệp. Cũng nhờ vậy mà một số sản phẩm tinh dầu của công ty vẫn được thị trường Nga chấp nhận.
Trong những năm sắp tới chắc chắn rằng công ty sẽ tăng được kim ngạch xuất khẩu tinh dầu nhưng mức độ tăng được bao nhiêu thì ngoài nỗ lực của công ty còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khách quan.
b. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.
Sản phẩm xuất khẩu của công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên khá đa dạng phong phú bao gồm 12 loại tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên khác.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty tinh dầu được thể hiện qua bảng và biểu sau:
BẢNG 3: CƠ CẤU MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
Đơn vị: nghìn kg và nghìn USD
1997
1998
1999
2000
2001
SL
T/giá
T.trọng
SL
T/giá
T.trọng
SL
T/giá
T.trọng
SL
T/giá
T.trọng
SL
T/giá
T.trọng
Td xá xị
542,36
2.213,3
76,5
456,2
1.912,7
82,1
280,6
1.742,2
75,3
426,73
2.565,3
76,2
12,52
76,372
5,98
Td xả
56,868
547,75
18,9
70,695
364,67
15,7
115,2
441,36
19,1
47,52
184,66
5,5
148,63
457,99
35,84
Td quế
1,9
50,97
1,8
0,05
1,5
0,05
0,66
19,14
0,82
5,715
87,494
2,6
7,022
113,49
8,88
Td hồi
0,05
0,65
0,02
-
-
-
-
-
-
16
144
4,3
20
195,8
15,32
Húng
0,23
6,52
0,2
0,25
7,32
0,3
1,0913
20,895
0,9
-
-
Cánh kiến
-
-
4,4
39,58
1,7
1,76
14,36
0,6
0,5
6
0,2
0,32
4,48
0,35
Màng tang
-
-
-
0,05
0,9
0,02
0,1
1,5
0,06
0,185
1,48
0,03
0,123
0,989
0,08
Pơ mu
0,05
0,425
0,01
0,181
1,002
0,03
0,01
0,065
0,002
-
-
-
-
-
Hoa hồi
19,62
68,67
2,4
-
-
-
-
-
-
6,9
13,8
0,4
1,54
8,098
0,63
Tràm
0,77
4,691
0,17
-
-
-
0,765
5,67
0,24
1,255
7,1025
0,2
1,42
7,84
0,6
Bạch đàn
-
-
-
0,18
2,25
0,1
-
-
-
-
-
-
Bạc hà
-
-
-
-
-
-
0,65
13,35
0,577
0,235
3,0425
0,09
0,1248
1,616
0,13
Thông
-
-
-
-
-
-
100,8
55,44
2,4
883,2
348,7
10,4
1.024,3
401,98
31,45
Long não
-
-
-
-
-
-
-
-
-
0,25
1,75
0,05
0,22
1,59
0,12
Xả hoa hồng
-
-
-
-
-
-
-
-
-
0,05
1,085
0,03
0,38
7,98
0,62
Tổng giá trị
2.893
2.330
2.314
3.364
1.278
BIỂU 1: TỶ TRỌNG MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
Nhìn vào bảng 4 và biểu 1 ta thấy hầu hết mặt hàng tinh dầu sả và tinh dầu xá xị là mặt hàng chính của công ty.
Tinh dầu sả được chiết suất chủ yếu từ cây sả. Tại Việt Nam cây sả được trồng ở cả ba miền Bắc, Trung và Nam. Có một số vùng chuyên canh trồng sả như: Nông trường Bắc Sơn (Thái Nguyên) nông trường Đồng Giao (Tam Đảo). Ngoài ra còn các vùng khác Hàm Yên, Chiêm Hoá, Yên Bái, Phú Khánh, Sông Bé, Tây Ninh, Daklak, Lâm Đồng,... Cây sả ưa ánh sáng, đát pha cát, đất thịt nhẹ, dốc thoải. Với điều kiện khí hậu như ở Việt Nam rất thích hợp cho việc trồng sả do đó cây sả và tinh dầu sả có tiềm năng phát triển ở nước ta. Hơn nữa nhu cầu tinh dầu trên thế giới vào khoảng 3.000-4.000 tấn/năm.
Tinh dầu xá xị được chiết suất từ rễ cây xá xị còn có tên gọi là cây gù hương (tiếng miền Bắc) cây de hương (tiếng miền Trung và Nam Việt Nam) Bors de vierge (tiếng Pháp) sassafras albidm (tiếng Bắc Mỹ). Tại Việt Nam cây xá xị có nhiều ở miền Bắc như Tuyên Quang, Bắc Thái, Lạng Sơn, Hà Bắc, Vĩnh Phúc,... miền Trung có nhiều ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng,... miền Nam có nhiều ở Lâm Đồng, Đồng Nai, Sông bé. Hiện nay chúng ta đang chiết suất thử từ tinh dầu xá xị hợp chất Herotropin nhưng giá thành còn cao thị trường thế giới chưa thể chấp nhận được vì vậy chúng ta còn đang xuất khẩu tinh dầu ở dạng thô. Tinh dầu xá xị ở Việt Nam chủ yếu dùng cho xuất khẩu nhưng do sản phẩm thô nên giá thành còn thấp chúng ta còn chịu nhiều thiệt thòi.
Những năm trước đây, hai mặt hàng này có doanh thu chiếm phần lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Năm 1996 doanh thu hai mặt hàng này chiếm 91,8%, năm 1997 chiếm 95,4%, năm 1998 chiếm 97,7%, năm 1999 chiếm 94,37%, năm 2000 chiếm 81,7%. Năm 2001 mặt hàng xá xị bị Nhà nước cấm xuất khẩu nên công ty chỉ xuất khẩu lượng tinh dầu xá xị đã thu mua còn tồn kho từ năm trước. Thay vào đó công ty đã tăng xuất khẩu các loại tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên khác: tinh dầu sả từ 5,5% năm 2000 lên 35,84% năm 2001, tinh dầu hồi 4,3% năm 2000 lên 15,3% năm 2001, thông từ 10,4% năm 2000 lên 31,45% năm 2001. Tuy vậy, lượng tăng tuyệt đối của các loại tinh dầu này không đủ bù đắp cho giá trị tinh dầu xá xị bị giảm sút trong tổng kim ngạch.
Sự mất cân đối trong cơ cấu mặt hàng trước đây ở công ty vừa là thuận lợi vừa là khó khăn. Hai mặt hàng tinh dầu sả và tinh dần xá xị có tiềm năng phát triển ở Việt Nam do điều kiện khí hậu nước ta có thể trồng được hai loại cây này. Hơn nữa nhu cầu thế giới về hai mặt hàng này rất lớn. Nhưng cũng chính vì sự mất cân đối như vậy dẫn đến sự phụ thuộc rất lớn giữa doanh thu xuất khẩu chung của công ty với doanh thu của từng mặt hàng. Những biến động của mặt hàng ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của công ty. Hiện nay, công ty đang tìm cách tăng tỉ trọng của các sản phẩm khác trong kim ngạch xuất khẩu bằng cách đa dạng hoá sản phẩm tinh dầu tạo ra nhiều mặt hàng mới như tinh dầu hoa môi, nước gội đầu, chất tẩy rửa pha chế đơn chất hương thơm như hương chanh hương táo,... đồng thời nâng cao chất lượng của các loại tinh dầu truyền thống và cũng có tiềm năng phát triển ở Việt Nam như: tinh dầu quế, tinh dầu hồi, tinh dầu húng, màng tang, pơ mu,... Nhìn chung sản phẩm của công ty ngày càng phong phú hơn song vẫn còn sự mất cân đối lớn. Phải phát triển những mặt hàng chủ đạo là điều cần thiết nhưng đồng thời phải đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh. Năm 2001 đánh dấu bước chuyển đổi của công ty về mặt hàng xuất khẩu. Ngoài nhiệm vụ tăng tỷ trọng của các mặt hàng truyền thống trong kim ngạch xuất khẩu, công ty còn tiến hành nghiên cứu triển khai để đưa vào ứng dụng sản xuất ra những mặt hàng mới đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường quốc tế. Trong những năm sắp tới công ty sẽ gặp nhiều khó khăn về mặt hàng xuất khẩu. Để tăng kim ngạch xuất khẩu và đảm bảo lợi nhuận công ty phải tăng xuất khẩu các sản phẩm khác với số lượng lớn để bù đắp vào sự giảm sút của lượng tinh dầu xá xị bị cấm xuất khẩu.
c. Cơ cấu thị trường xuất khẩu.
Mặt hàng tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên chủ yếu dùng để xuất khẩu sang các nước Châu Âu, Châu Á. Hiện nay công ty đang tìm cách mở rộng thị trường xuất khẩu sang Châu Mỹ. Trước đây thị trường lớn và quen thuộc của công ty là thị trường Liên Xô. Sau khi thị trường này bị phá vỡ công ty đã tìm cách khôi phục lại nhưng số lượng hợp đồng xuất khẩu kí kết với bạn hàng Nga còn rất ít. Công ty đã nỗ lực rất nhiều để mở rộng thị trường tìm thêm bạn hàng mới, duy trì bạn hàng truyền thống. Vì vậy thị trường xuất khẩu của công ty có xu hướng ngày càng rộng lớn hơn.
Điều này được thể hiện chi tiết qua bảng sau:
BẢNG 4: CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
Đơn vị: nghìn Kg, triệu USD
Tên nước
1997
1998
1999
2000
2001
SL
T/giá
T.trọng
SL
T/giá
T.trọng
SL
T/giá
T.trọng
SL
T/giá
T.trọng
SL
T/giá
T.trọng
1. Tinh dầu
CHLB Nga
94,01
300
10,36
0,54
10,8
0,47
Italia
296,44
1.755,4
60,67
458,51
1.952
83,7
286,5
1.433,2
61,94
143,9
879,15
26,13
66,23
304,68
23,84
Anh
76,04
698,07
24,16
63,85
321,46
13,7
115,2
450,72
19,48
105,1
456,36
13,57
34,11
119,29
9,33
Hồng Kông
42,24
49,05
1,69
Pháp
1
12,54
0,43
0,2
5,73
0,24
3,6
59,48
2,57
26,99
261,08
7,76
11,45
96,02
7,51
CHLB Đức
0,4
9,2
0,32
0,15
4
0,17
18,36
107
4,62
Bỉ
0,92
7,22
0,3
Tiệp
0,5
10,5
0,45
Nhật
0,01
0,065
0,003
21,22
100,49
7,86
Singapore
76,8
91,32
3,59
65,25
437,31
13
17,14
79,63
6,23
Mỹ
54,31
312,07
9,28
15,71
68,17
5,34
Australia
0,025
0,13
0,004
11,02
42,62
3,34
Hà Lan
42
252
7,49
Trung Quốc
72
453,6
13,48
13,53
52,6
4,1
2. Hoa hồi
Anh
19,62
68,68
6,9
13,8
0,41
1,54
8,098
0,63
3. Nhựa thông
Ấn Độ
252
136,55
5,9
883,2
292,5
8,7
1.024,3
401,98
31,45
4. Cánh kiến
CHLB Đức
2,64
25,78
1,3
0,68
6,8
0,29
0,5
6
0,78
Anh
1,8
13,8
0,59
1,08
7,56
0,33
0,32
4,48
0,36
Tổng KN
2.893
2.330
2.314
3.364
1.278
Nhìn vào bảng 4 ta thấy xuất khẩu của công ty trong những năm 1997, 1998 chủ yếu tập trung ở các nước Châu Âu. Từ năm 1999 thị trường của công ty đã mở rộng sang các nước Châu Á như Nhật, Singapore đặc biệt trong năm 2000 công ty còn xuất khẩu cả sang thị trường Mỹ và Australia. Nổi bật lên các năm qua là thị trường Italia với số lượng hàng nhập hàng năm khá lớn. Kim ngạch xuất khẩu của công ty ở thị trường này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu (năm 1997 chiếm 60,6%, năm 1998 chiếm 83,6% năm 1999 chiếm 61,93% năm 2000 chiếm 26,1% năm 2001 chiếm 23,84%. Tuy nhiên năm 2000 số lượng hàng xuất khẩu sang thị trường này có xu hướng giảm (chỉ còn 26,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1999). Năm 2001 lượng hàng sang thị trường này cũng giảm hơn so với năm 2000 (chỉ còn 23,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu). Trong khi đó thị trường Anh nhập hàng ít hơn nhưng ổn định hơn. Kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường này năm 1997 chiếm 13,7% năm 2001 chiếm 9,96%. Thị trường Pháp có nhiều biến động bất thường và có xu hướng tăng (năm 1997 số lượng hàng tinh dầu xuất khẩu sang thị trường này là 100kg, năm 1998 là 200kg nhưng đến 1999 tăng lên 3.619, năm 2000 là 26.998kg, năm 2001 là 11.453kg). Thị trường Đức cũng có xu hướng tăng ở năm 1999 nhưng sang năm 2000 công ty lại bị mất thị trường này. Đặc biệt từ năm 1999 công ty đã xâm nhập vào thị trường Singapore với số lượng khá lớn (năm 1999 là 76.800kg, năm 2000 là 65.250kg năm 2001 là 17.140kg). Năm 2000 công ty còn có thêm thị trường mới là Mỹ, Hà Lan, Australia và Trung Quốc. Năm 2001 công ty khôi phục lại thị trường Nhật. Đây cũng là dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty ngày càng mở rộng. Một dấu hiệu khả quan năm 2001 là sự phát triển của thị trường Ấn Độ với mặt hàng nhựa thông. Kim ngạch xuất khẩu nhựa thông có xu hướng tăng rõ rệt (năm 1999 là 136,55 nghìn USD, năm 2000 là 292,5 nghìn USD, năm 2001 là 401,93 nghìn USD). Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu nhựa thông sang thị trường Ấn Độ chiếm 8,7% trong tổng kim ngạch năm 2001 tăng lên 31,45%. Thị trường Ấn Độ là thị trường có triển vọng lớ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0467.doc