MỤC LỤC
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU:
I. Lý do chọn đề tài
II. Lịch sử vấn đề.
III. Phạm vi nghiên cứu.
IV. Mục đích nghiên cứu
V. Nhiệm vụ nghiên cứu .
VI. Phương pháp nghiên cứu .
VII. Giả thuyết khoa học .
PHẦN II: NỘI DUNG:
Chương I: Thực trạng dạy trẻ 5-6 tuổi kể lại chuyện
I. Khái quát quá trình điều tra thực trạng. dạy trẻ kể lại chuyện diễn cảm .
II. Phân tích kết quả điều tra.
III. Kết quả điều tra.
Chương II: cơ sở lý luận của đề tài:
I. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo liên quan đến việc tiếp nhận truyện và kể lại chuyện diễn cảm .
II. Cơ sở giáo dục .
III. Cơ sở ngữ văn.
Chương III: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kể lại chuyện diễn cảm .
I. Những vấn đề lưu ý trong việc dạy trẻ kẻ lại chuyện diễn cảm
II. Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kể lại chuyện diễn cảm .
III. Thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm .
Phần III: Kết luận.
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8694 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp dạy tre mẫu giáo 5-6 tuổi kể lại chuyện diễn cảm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nắm vững ngôn ngữ và sử dụng như một hệ thống tín hiệu, điều này giúp cho trẻ hình thành nhiều hình thức thích nghi phong phú với môi trường, làm giàu kinh nghiệm sống và làm cho trí tuệ của trẻ phát triển hơn.
Khi có những kích thích tác động vào cơ thể ( những cảm xúc vui buồn giận dữ… ) thì có quá trình thần kinh tương ứng xuất hiện ở náo và tạo nên những biến đổi tương ứng trong toàn bộ cơ thể đặc biệt là sự thay đổi của nhịp tim. Nhịp tim của lứa tuổi này là 120 lần/ 1 phút .
+ Đặc biệt là cơ quan phát âm cũng đã hoàn thiện, khả năng thính giác phát triển mạnh, trẻ nghe rất tinh đó chính là tiền đề dạy trẻ nghe và nói. Sự trưởng thành của hệ thần kinh và sự hoàn thiện của các cơ quan trong cơ thể ( Tuần hoàn, hô hấp, vận động…) Cả về lượng lẫn về chất là điều kiện thuận lợi cho sự tổ chức hoạt động cho trẻ.
2. Đặc điểm tâm lý:
2.1. Tư duy :
- Tư duy là một quá trình phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ, quan hệ bên trong, có tính qui luật giữa sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan mà trước đó ta chưa biết.
ở lứa tuổi mẫu giáo lớn, tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh đó là điều kiện thuận lợi nhất để gíup trẻ cảm thụ tốt những hình tượng nghệ thuật được xây dựng trong các tác phẩm văn học . Những câu chuyện với những tình tiết ly kỳ, hấp dẫn, những nhân vật với đầy đủ những tính cách khác nhau đã có sức hấp dẫn, lôi cuốn trẻ làm trẻ say mê, hứng thú. Qua việc cảm thụ các tác phẩm văn học vốn biểu tượng của trẻ mẫu giáo có thêm, nhiều. Lòng ham hiểu biết và nhận thức tăng lên rõ rệt. Vì vậy đề ra một số biện pháp dạy trẻ kể lại chuyện diễn cảm xuất phát từ vấn đề này.
Các câu chuyện là một bộ phận của văn học mà văn học lại phản ánh cuộc sống thông qua các hình tượng , các hình tượng văn học đã góp phần kích thích sự phát triển tư duy của trẻ.
Tuy nhiên không thể bỗng dưng mà hình tượng văn học lại trở nên phù hợp với đặc điểm tư duy của trẻ điều đó phụ thuộc rất nhiều vào người đem văn học đến cho các em ( đó là cô giáo ) ở đây cô giáo phải làm cho những hình tượng ấy trở nên sống động trước mặt trẻ. Trê có thể hình dung được cảm nhậ được toàn bộ nội dung câu chuyện , cảm nhận được những khung cảnh, những sự kiện, những phẩm chất, tính cách của các nhân vật trong truyện. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào quá trình sư phạm Thứ nhất tức là phải thông qua quá trình sư phạm thứ nhất ( kể chuyện cho trẻ nghe) giúp trẻ thâm nhập vào tác phẩm một cách sâu sắc qua sự thể hiện của cô giáo : Cách sử dụng ngữ điệu , độ âm vang của giọng, ngưng nghỉ, nét mặt, cử chỉ…
Việc kể chuyện diễn cảm của cô góp phần quan trọng đặc biệt giúp trẻ cảm thụ, hiểu câu chuyện tốt hơn và tiến tới quá trình sư phạm thứ hai- cho trẻ tự hoạt động nghệ thuật
Sự phát triển mạnh mẽ của tư duy trực quan hình tượng thuận lợi cho trẻ tự hoạt động nghệ thuật .
Tâm lý học đã khẳng định rằng: Sự phát triển năng khiếu nghệ thuật của trẻ trong quá trình học tập thường sảy ra khi chính đứa trẻ nắm được những qui luật cơ bản của văn học. Việc tổ chức dạy trẻ kể lại chuyện diễn cảm là điều kiện tốt để phát huy tính tích cực, tính độc lập sáng tạo của trẻ.
Để tư duy hình tượng phát triển mạnh mẽ hơn, suy luận được nhiều vấn đề mới hơn, phụ thuộc vào quá tình tổ chức cho trẻ tự hoạt động vì chỉ có trong hoạt động các phẩm chất tâm lý của trẻ mới được hình thành và phát triển .
2.2 Tưởng tượng :
Trí tưởng tượng là một năng lực của tư duy góp phần tích cực vào hoạt động nhận thức
Trí tưởng tượng là một đường dây nối liền những hiện tượng tưởng như riêng rẽ, tách biệt nhau thành một mạch thống nhất. Ta biết rằng tưởng tượng hình thành trong quá trình hoạt động của trẻ dưới ảnh hưởng nhát định của điều kiện sống và giáo dục .
Đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là tưởng tượng tái hiện và tưởng tượng sáng tạo.
Tưởng tượng sáng tạo : là quá trình xây dựng nên những hình ảnh mới chưa có trong kinh nghiệm cá nhân, cũng như chưa có trong xã hội và nó là thành phần không thể thiếu được trong hoạt động sáng tạo nói chung và sáng tạo văn học nghệ thuật của con người.
Đối với đặc điểm sáng tạo của trẻ thì ta phải coi “ sáng tạo” là một sự biến đổi, tạo ra một cái gì mới trên cơ sở những cái mà trẻ đã lĩnh hội được trong quá trình hoạt động chứ không phải chỉ bó hẹp trong những phát minh sáng tạo ra những tác phẩm vĩ đại của những vĩ nhân. Tức là thông qua việc kể chuyện diễn cảm của cô mà trẻ có thể kể lại theo trí tưởng tượng riêng của trẻ chủ yếu là tưởng tượng tái hiện, trẻ tưởng tượng dựa trên những ấn tượng đã có trước.
Tưởng tượng con là nguyện nhân và kết quả, là phương tiện của sự lao động của con người và chỉ ở con người mới có. Với trí tưởng tượng đã đưa trẻ bay cao, bay xa đưa trẻ tới ước mơ sự khát vọng và là thứ qúi giá nó thúc đẩy khả năng sáng tạo của trẻ.
Vd “ Mơ ước có một tấm thảm biết bay để bay đi khắp quê hương, đất nước…”
Những hình ảnh mà trẻ hình dung, tưởng tượng đều được thể hiện trong cách thể hiện cử chỉ, điệu bộ của trẻ khi kể lại chuyện- đó là trẻ đã thể hiện được cách kể diễn cảm, sáng tạo qua lời kể của cô.
Sự tưởng tượng đã giúp con người vượt lên trên thực tại và đạt tới những điều kỳ diệu và nó trở thành động lực của sự phát triển văn hóa và khoa học. Vì vậy giáo viên cần nhận thấy vị trí vai trò của tưởng tượng và phải dựa vào thế mạnh của các câu chuyện cùng với biện pháp kể diễn cảm của cô để khi đó cô biết khơi dậy ở trong lòng trẻ những cảm xúc, những mơ ước, những hoài bão và tưởng tượng làm sinh động và hấp dẫn, kích thích trí tưởng tượng của trẻ, kích thích khả năng tự tham gia hoạt động nghệ thuật và sáng tạo của trẻ.
Căn cứ vào đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi chủ yếu là tưởng tượng tái hiện vì vậy mà việc kể diễn cảm của giáo viên cũng là một yếu tố rất quan trọng để đưa trẻ làm chất liệu xây dựng nên những hình tượng mới, những chi tiết hấp dẫn muôn màu, muôn vẻ.
Bởi vì trẻ có kinh nghiệm về kể chuyện, có biểu tượng , hình ảnhvề câu chuyện thì trẻ mới kể lại chuyện diễn cảm bằng trí tưởng tượng sáng tạo của mình được.
Kinh nghiệm của trẻ càng nhiều, hình ảnh biểu tượng của trẻ càng phong phú thì tưởng tượng của trẻ càng đa dạng. một số biện pháp dạy trẻ kể lại chuyện diễn cảm nhằm bồi dưỡng tính tích cực tư duy , tính độc lập sáng tạo của trẻ.
2.3. Ngôn ngữ :
ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là thời kỳ trẻ có khả năng nắm vững và lĩnh hội 2 hình thức cơ bản của ngôn ngữ đó là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ bên trong việc nắm ngôn ngữ trong thực hành và thông hiểu được nhiều điều người lớn nói. Đây là một đặc điểm vô cùng thuận lợi để đưa trẻ nghe kể chuyện, trẻ lĩnh hội được ngôn ngữ trong câu chuyện. Từ đó trẻ có thể kể lại truyện bằng ngôn ngữ của mình.
Những câu chuyện cổ tích, thần thoại dân gian, đồng thoại… đã lôi cuốn sự yêu thích của trẻ. Vì nó đem đến cho trẻ nhiều ước mơ, nhiều tấm gương tốt… phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ của trẻ và trẻ cũng rất muốn nghe truyện, nếu như lời kể của cô giáo hấp dẫn sinh động và lôi cuốn được trẻ. Bằng những biện pháp kể diễn cảm , cô lựa chọn lời kể ngắn gọn xúc tích tác động đến tình cảm thẩm mỹ sẽ giúp cho quá trình tiếp nhận của trẻ được tốt hơn, trẻ tiếp nhận cũng là sự cô đọng xúc tích hơn. Trẻ có thể kể lại chuyện bằng ngôn ngữ của trẻ chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào ngôn ngữ của câu chuyện. Với lời kể chuyện diễn cảm và sinh động cô đã làm cho câu chuyện như có hồn, cô làm sống động trước mắt trẻ những hình ảnh, những quang cảnh của câu chuyện như diễn ra trước mắt trẻ. VD khi kể chuyện “ Sơn Tinh Thủy Tinh” với giọng kể diễn cảm lúc dí dỏm, lúc hùng hồn… trẻ như thấy được một chàng Sơn Tinh cao to lực lưỡng đầy nghi lực đang gọi gió gọi mây để nâng núi lên cao tránh được sự trả thù của chàng Thủy Tinh- Trẻ thấy được cảnh nước dâng lên, những con baba, thuồng luồng chết nổi trên mặt nước… Hình ảnh cô công chúa con Vua Hùng đẹp kiều diễm… Theo các nhà tâm lý học “ một hình tượng ngôn ngữ càng giàu hình tượng bao nhiêu, càng giúp trẻ gợi cảm bấy nhiêu và càng khơi mạnh sức tưởng tượng , hình dung và xúc cảm của con người bấy nhiêu. Khô khan nhạt nheõ dễ gây sự thờ ơ. Nếu chúng ta không thay những ngôn từ khô khan, những ngôn từ khô khan những ngôn từ tạo nên sự gợn sóng suy tưởng bằng những ngôn từ lung linh màu sắc, hình ảnh thì chắc chắn người nghe sẽ nhìn thấy trước mắt những gì ta muốn miêu tả”.
Tuy nhiên quá trình sư phạm thứ nhất ( cô kể diễn cảm )cũng phải xuất phát từ đặc điểm ngôn ngữ cũng như liên quan trực tiếp đến đặc điểm tư duy , tưởng tượng , chú ý tiếp nhận nghệ thuật của trẻ. Vì thế mà phải thông qua quá trình sư phạm thứ nhất để tiến hành quá trình sư phạm thứ hai thì mới đạt kết quả tốt được.
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi không chỉ lĩnh hội dược 2 hình thức cơ bản của ngôn ngữ mà trẻ còn nắm được ngữ âm, ngữ điệu- Trẻ biết sử dụng ngữ điệu phù hợp với nội dung giao tiếp hay nội dung câu chuyện mà trẻ kể. Do đó khi cô kể chuyện cho trẻ nghe thì việc kể đúng giọng điệu, ngữ điệu của tác phẩm là rất quan trọng. Từ việc cô kể đúng sẽ giúp trẻ khi kể lại đúng giọng điệu tác phẩm và sẽ giúp khả năng tưởng tượng của trẻ thêm phong phú , góp phần hình thành nên những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của trẻ. lòng yêu thương con người, tính dũng cảm, lòng hiếu thảo…
Cô sáng tạo trong ngôn ngữ giúp trẻ phát triển óc tưởng tượng . Một yếu tố quan trọng đóng vai trò không nhỏ trong quá trình tư duy sáng tạo ở nhiều lĩnh vực như âm nhạc, hội họa, văn, toán… Ngữ âm, ngữ điệu trong các câu chuyện cũng dề hiểu, các sự việc, các nhân vật cũng gần gũi với trẻ và cũng dễ bắt chước do đó rất phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ của trẻ. Cùng với việc nắm ngôn ngữ trong thực hành và khả năng hiểu ngôn ngữ từ vốn từ của trẻ tăng lên một cách đáng kể (khoảng 2000 -3000 từ). Trẻ biết sắp xếp các từ thành một câu, biết dùng các câu nói để diễn đạt nguyện vọng, bày tỏ mong muốn của mình. Hơn nữa trẻ không chỉ có khả năng nói được các câu, đủ thành phần, đúng ngữ pháp mà còn có khả năng nói đươc những câu nói giàu sắc thái biểu cảm.
Tất cả những đặc điểm đó gợi cho ta những liên tưởng tới khả năng kể chuyện diễn cảm của trẻ, đặc biệt là kể lại chuyện diễn cảm.
2.4.Chú ý- trí nhớ:
Chú ý của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi chủ yếu là chú ý không chủ định. Trẻ thường chú ý đến một đối tượng khi đối tượng gây kích thích mạnh hoặc gây những ấn tượng, xúc cảm mới lạ nhất là tạo cho trẻ một sự hứng thú. Vì vậy tổ chức dạy trẻ kể lại chuyện diễn cảm phải căn cứ vào đặc điểm này.
Một trong những đặc điểm của truyện viết cho thiếu nhi là các câu truyện có nội dung đơn giản, dễ hiểu, những chi tiết, sự kiện gần gũi với đời sống của trẻ chú ý giáo dục những hành vi văn hóa đơn giản. Đôi khi những câu chuyện chỉ là những lời giải thích đơn giản, dễ hiểu nhưng hết sức chính xác.
Việc kể cho trẻ nghe những câu chuyện một cách diễn cảm cho việc phân tích và cảm nhận tác phẩm văn học một cách sinh động hơn, rõ nét và truyền cảm hơn. Khi cho trẻ kể lại chuyện diễn cảm là để trẻ tự thể hiện mình trước tác phẩm điều đó lôi cuốn sự chú ý – ghi nhớ của trẻ. Trẻ phaỉ nhớ tên các nhân vật trong truyện, nhớ tính cách của các nhân vật. Trong thực tế chúng ta thấy rằng trẻ ghi nhớ một câu chuyện một bài thơ nào đó mà ghi nhớ đó đi sâu vào hứng thú của trẻ thì trẻ nhớ rất lâu, ngược lại những điều mô tả khô khan về các sự vật, hiện tượng trẻ sẽ quên ngay.
Do vậy căn cứ vào đặc điểm ghi nhớ, chú ý của trẻ thì cô giáo phải là người tạo ra cho trẻ những hứng thú nhất là trong quá trình dạy trẻ kể lại chuyện diễn cảm. Bằng sắc thái biểu cảm, bằng ngôn ngữ biểu cảm , cảm xúc của nhân vật trong tác phẩm cô giáo sẽ tác động đến nhu cầu tình cảm của trẻ để kích thích khả năng chú ý - ghi nhớ của trẻ.
Muốn thu hút được sự chú ý – ghi nhớ của trẻ thì trong quá trình tổ chức cho trẻ tự hoạt động nghệ thuật cô phải có những biện pháp, phương pháp thủ thuật để lôi cuốn sự chú ý của trẻ. Từ chú ý thì trẻ mới ghi nhớ được nội dung và các câu chuyện mà trẻ kể mới có “hồn” .
Ngoài ra ở trẻ mẫu giáo lớn đã xuất hiện ghi nhớ có chủ định. Nhưng những gì ấn tượng thì trẻ ghi nhớ rất lâu. Những câu truyện nội dung gần gũi trẻ, những tấm gương trong sáng, những tính dũng cảm, tinh thần đoàn kết… dễ lôi cuốn trẻ và trẻ yêu thích, ghi nhớ và thể hiện được những câu truyện, bài thơ một cách sáng tạo.
2.5 Xúc cảm - tình cảm :
Trẻ mẫu giáo rất giàu xúc cảm- tình cảm, mọi họat động và tư duy của trẻ đều chi phối bởi tình cảm.Trẻ mẫu giáo luôn có nhu cầu đòi hỏi mọi người xung quanh thể hiện tình cảm tốt đẹp đối với trẻ. Ngược lại trẻ cũng muôn thể hiện tình cảm tốt đẹp của mình với mọi người xung quanh. Trẻ rất xúc cảm với những cái mới của những sự vật- hiện tượng xung quanh trẻ, nhất là đối với những nhân vật trong truyện. Trẻ rất yêu thương anh nông dân hiền lành thật thà trong câu chuyện “ Cây tre trăm đốt”… Trẻ còn có tình cảm tốt đẹp và chân thành đối với các sự vật hiện tượng mà trẻ tiếp xúc hàng ngày.
Sự phát triển tình cảm của trẻ mẫu giáo còn được biểu hiện ra ở nhiêù mặt trong đời sống tinh thần của trẻ (thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ) trẻ biết rung động trứoc cái đẹp trong cuộc sống xung quanh. Khi trẻ trực tiếp tiếp xúc với cái đẹp khiến trẻ thấy gắn bó, thiết tha với con người và cảnh vật xung quanh, kích thích trẻ làm những điều tốt lành để đem lại niềm vui hạnh phúc cho mọi người. Ngôn ngữ văn học nhất là những câu chuyện gần gũi trẻ, nó có một sức mạnh lôi cuốn trẻ ghê gớm tạo cho trẻ những cảm xúc mãnh liệt trước những nhân vật trong truyện. Đây là thời điểm thuận lợi để giáo dục thẩm mỹ và tình cảm đạo đức cho trẻ. Sự phát triển mạnh những xúc cảm thẩm mỹ kết hợp vơi sự ghi nhớ máy móc vốn có khiến cho đứa trẻ ở lứa tuổi này rất dễ nhạy cảm trước những tác phẩm văn học nghệ thuật . Trẻ mẫu giáo tiếp nhận và học thuộc rất nhanh những lời của các nhân vật trong truyện. Trẻ hòa nhập nhanh chóng với tình cảm của nhân vật trong truyện đó là sự hòa đồng giữa trẻ với thế giới nghệ thuật và hiện thực cuộc sống. Cho trẻ kể lại chuyện diễn cảm cũng là làm giàu nhân cách của trẻ.
II/ Cơ sở giáo dục học mẫu giáo .
1. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo :
Khái niệm về thẩm mỹ có rất nhiều khái niệm và quan điểm khác nhau, có người cho rằng “Cái thẩm mỹ là siêu phạm trù, túc là phạm trù mỹ học chung nhất, rộng rãi nhất. Cái đẹp, cái xấu, cái cao cả, thấp hèn, cái bi, cái hài, tính kịch và những đặc hình tương tự khác nhau là cùng loại. Cái thẩm mỹ là cái chung là cái đặc tính đó vốn có.”
Có người lại cho rằng: thẩm mỹ là một khoa học về cảm giác có nghĩ là thẩm mỹ là sự thu nhận cái đẹp bằng cảm giác.
Nói về cái đẹp chúng ta thấy cái đẹp vô cùng rộng lớn “Cái đẹp là phạm trù cơ bản của mỹ học là trung tâm của các quan hệ thẩm mỹ. Trong đời sống tâm hồn trong tình cảm, trong lao động và trong nghệ thuật . Cái đẹp là hạt nhân quan trọng thúc đẩy xã hội tiến lên.”
Như vậy đẹp là một phạm trù của mỹ học bao gồm (cái đẹp, cái xấu, cái bi kịch, cái hài kịch và trác tuyệt)
Với trẻ mẫu giáo, giáo dục thẩm mỹ cho trẻ không ngoài giáo dục cái đẹp. Cái đẹp của trẻ cụ thể là đẹp trong sinh hoạt hàng ngày, đẹp trong thiên nhiên, đẹp trong nghệ thuật cuộc sống sôi động phong phú của thế giới xung quanh trẻ.
Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo .
Đối với trẻ mẫu giáo tuổi của sự hồn nhiên mơ ước và bắt đầu của mọi cái đẹp. Việc giáo dục thẩm mỹ là một trong những nhiệm vụ của giáo dục mẫu giáo nhằm góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
Giáo dục thẩm mỹ là quá trình tác động có hệ thống vào nhân cách của trẻ, nhằm phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ và hiểu đúng đắn cái đẹp trong đời sống xã hội, trong thiên nhiên, trong nghệ thuật giáo dục lòng yêu cái đẹp và đưa cái đẹp vào đời sống một cách sáng tạo. Cái đẹp làm phong phú thêm cuộc sống của trẻ góp phần giáo dục tính lạc quan yêu đời, có ảnh hưởng đến việc hình thàn mới quan hệ của các em với cuộc sống và những người xung quanh.
Giáo dục thẩm mỹ giúp trẻ cảm thụ và nhận thức sâu sắc hơn những hiện tượng của cuộc sống, giúp mở rộng thêm tầm mắt của trẻ, trau dồi cho trẻ lòng ham hiểu biết. Ngược lại những biểu tượng của trẻ về thế giới năng lực quan sát và xác định mỗi tương hỗ giữa các hiện tượng của cuộc sống, việc ghi nhớ và tái hiện chúng sẽ làm ssâu sắc hơn việc cảm thụ và xúc cảm thẩm mỹ . Cảm xúc thẩm mỹ không những được xây dựng trên cơ sở cảm thụ cái đẹp mà còn trên cơ sở hiểu biết sâu sắc nội dung tưởng tượng nghệ thuật của tác phẩm .
Giáo dục nghệ thuật là một bộ phận quan trọng của giáo dục thẩm mỹ . Giáo dục trẻ bằng các phương tiện nghệ thuật là đối tượng của giáo dục nghệ thuật , một bộ phận quan trọng của giáo dục thẩm mỹ .
Văn học nghệ thuật mang đến cho trẻ sự hiểu biết sâu sắc về cuộc sống, làm cho trẻ rung động trước cái hay, cái đẹp với tình cảm trong sáng của con người và biết lên án, tỏ thái độ với những cái xấu. Qua tác phẩm văn học trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ nghệ thuật đặc biệt là ngôn ngữ văn xuôi giàu cảm xúc từ đó sẽ kích thích năng lực tự hoạt động nghệ thuật của trẻ.
Như vậy giáo dục thẩm mỹ và nghệ thuật cần tiến hành ngay ở lứa tuổi mẫu giáo để ươm trồng những tài năng cho tương lai.
2. Tiết học ở trường mẫu giáo :
Hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động vui chơi do đó cũng như mọi tiết học khác dạy trẻ kể lại chuyện diễn cảm cũng phải tiến hành theo phương châm “ Học mà chơi, chơi mà học”
Năng lực tự hoạt động nghệ thuật của trẻ chịu ảnh hưởng của những tác động sư phạm. Do vậy để thực hiện dạng thức tiết học cô giáo phải nắm vững được cơ sở khoa học của môn học, phải biết khêu gợi hững thú kích thích , thu hút trẻ tới tự lực tìm tòi, phát hiện sáng tạo nghệ thuật .
Thông qua tiết dạy trẻ kể lại chuyện diễn cảm qua cách thể hiện của cô giáo giúp trẻ có những kỹ năng tự thể hiện nghệ thuật độc lập, sáng tạo ( kể lại chuyện diễn cảm ) chỉ thông qua hoạt động các phẩm chất tâm lý của trẻ mới được hình thành và phát triển
3. Các nguyên tắc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học .
Ngoài những nguyên tắc chung cơ bản, cũng như các tiết học khác dạy trẻ kể lại chuyện diễn cảm cần lưu ý đến các nguyên tắc sau:
3.1. Cho trẻ tham gia vào quá trình kể lại chuyện diễn cảm là đưa trẻ vào hoạt động nghệ thuật . Qua quá trình kể chuyện bản thân trẻ sẽ này sinh mối giao cảm với các nhân vật trong chuyện. Từ nhu cầu thích thể hiện mình trẻ hòa mình vào tác phẩm hóa thân vào các nhân vật. Để phát huy tính tích cực của trẻ cô giáo cần chọn hình thức tiết học và ngoài tiết học, vận dụng phương pháp , biện pháp sao cho phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ để trẻ không chi tham gia tiếp nhận mà còn hòa mình vào tác phẩm . Biết đánh giá các nhân vật trong chuyện mà cao hơn trẻ còn biết rung động trước những tấm gương, những hoạt động tốt của các nhân vật trong tác phẩm . muốn vậy phải tổ chức cho trẻ hoạt động chuyển vào trong để tác phẩm tác động trực tiếp lên nhân cách của trẻ, biến thành nội dung nhân cách bền vững.
3.2. Nguyên tắc gợi cảm thẩm mỹ :
Với tiết học dạy trẻ kể lại chuyện diễn cảm cần lựa chọn cách tiến hành tạo nên không khí của hoạt động văn chương để kích thích hứng thú, thu hút chú ý của trẻ.
Các câu chuyện phải mang tính nghệ thuật à tính giáo dục cao. Tính cách các nhân vật trong chuyện, phải rõ nét đặc trưng.
Tính gợi cảm thẩm mỹ còn được thể hiện trong mối quan hệ giưã các nhân vật trong chuyện, trong nhịp điệu, ngữ điệu của câu văn… mà trẻ thệ hiện qua giọng kể của mình.
3.3. Nguyên tắc vừa sức;
Vừa không phải tạo ra sự phù hợp với khả năng hiện có của trẻ mà phải hướng tới “vùng phát triển gần nhất của trẻ, bằng nỗ lực đánh thức tiềm năng của trẻ nhờ các phương pháp , biện pháp tác động tích cực trong dạy văn học .
Thực hiện nguyên tắc vừa sức đối với tiết dạy trẻ kể lại chuyện diễn cảm cần chú ý; cô phaỉ sử dụng biện pháp phù hợp với từng tiết học cụ thể để gây hứng thú cho trẻ. Chú ý sử dụng các tác phẩm không quá dài, các nhân vật gần giũ với trẻ, đó là những việc làm tốt, những tấm gương sáng để cho trẻ noi theo. Và như vậy khi lựa chọn tác phẩm văn học cần dựa trên hứng thú và nhận thức của trẻ đưa đến cho trẻ những hiểu biết mới.
4. Vấn đề tự hoạt động nghệ thuật của trẻ.
Trong khi tiếp xúc với nghệ thuật làm theo ý kiến chủ động, chủ quan của mình tức là trẻ đã tư tìm ra phương thức tự thể hiện mình trước 1 tác phẩm và trẻ có thể tự kể một câu chuyện hay đọc một bài thơ… như vậy trẻ phải trải qua quá trình tích lũy vồn văn học nghệ thuật nhất định- tức là trẻ phải nghe kể câu chuyện đó nhiều lần. Có thể nói trẻ rất có khả năng trong lĩnh vực này
Từ việc tiếp xúc với những câu chuyện nhiều lần thì chính bản thân trẻ sẽ nảy sinh mong muốn thể hiện lại câu chuyện đó hay là thích đóng vai một nhât vật nào đó trong câu chuyện mà trẻ thích. Muốn thể hiện được trẻ phải huy động tất cả trí tưởng tượng và ngôn ngữ của mình. Song để phát triển năng lực.
III/ Cơ sở ngữ văn.
3.1 Cơ sở ngôn ngữ học:
Ngôn ngữ được dùng để chỉ một hệ thống các kí hiệu ngữ âm có ý nghĩa chung đối với tất cả một tập hợp người và có những qui tắc về phát âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp tiếng Việt thống nhất.
Có rất nhiều quan điểm nghiên cứu về vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ dựa trên sự phát triển cả tư duy như: Piaget và Vưgotski. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là dạy trẻ biết sử dụng ngôn ngữ dể giao tiếp . Dạy ngôn ngữ cho trẻ là dạy trẻ phát âm đúng, dạy trẻ không những hiểu được nghĩa của từ mà phải biết sử dụng từ một cách chính xác, bước đầu dạy trẻ nói theo đúng ngữ pháp, nói mạch lạc và nắm được một số nghi lễ giao tiếp thông thường.
3.2. Những câu chuyện dành cho trẻ 5-6 tuổi.
Ngôn ngữ nghệ thuật có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển tâm hồn, tình cảm, trí tuệ của trẻ, đặc biệt là sự nhạy cảm thẩm mỹ, thaí độ sáng tạo ngôn ngữ và hội họa. Cho nên những câu chuyện có mặt trong chương trình giáo dục trẻ từ 5-6 tuổi đó là những câu chuyện thần thoại, truyện cổ tích, truyện cười, truyện đồng thoại… đây là thế giới mới của cuộc sống thực tại đó là thiên nhiên, xã hội, con người được diễn tả, biểu đạt, truyền đạt bằng hình thức văn xuôi.
* Về nội dung:
- Thần thoại chứa đựng trong nó yếu tố hoang đường và chất lãng mạn tích cực. Gạt bỏ yếu tố hoang đường thì thần thoại vẫn chứa đựng nội dung hiện thực là phản ánh cuộc sống lao động và tâm tư của con người.
Nội dung truyện thần thoại thường phản ánh các vấn đề sau: “ Phản ánh cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, chống thiên nhiên, bảo vệ đất nước: Truyện “ Phù ĐổngThiên Vương” truyện “ Sơn Tinh Thủy Tinh”
Phản ánh nguồn gốc loài người, vũ trụ: “Truyện thần trụ trời” phản ánh lịch sử dân tộc và niềm tự hào dân tộc “ Con rồng cháu tiên”…
Truyện thần thoại có tác dụng to lớn trong việc giáo dục niềm tự hào dân tộc cho trẻ.
- Truyện cổ tích phản ánh những vấn đề như: phong cảnh quê hương đất nước: truyện “ Sự tích hồ gươm”, phong tục tập quán, lối sống của dân tộc: truyện “tấm cám”, phản ánh sức mạnh của nhân dân trong đấu tranh chống phong kiến truyện: “Cây tre trăm đốt” truyện cổ tích lấy việc miêu tả hành động của nhân vật được chia làm hai tuyến đối lập như thiện ác, chăm chỉ, lười biến, giàu- nghèo… Trong truyện cổ tích vừa có yếu tố thực, vừa có yếu tố hư, yếu tố này chứa đựng khát vọng của con người trong xã hội phong kiến muốn có tự do, bình đẳng công bằng xã hội.
- Truyện do các nhà văn trong nước và ngoài nước sáng tác có nội dung phản ánh khá phong phú. Nội dung truyện thường phản ánh các vấn đề sau:
Tình cảm đối với ông bà, bố mẹ, anh chị em :Ví dụ như truyện “ Ba cô gái”
Tình cảm đối với lãnh tụ như truyện “ Niềm vui bất ngờ”
Thiên nhiên tươi đẹp như truyện “ Người bạn hạnh phúc nhất”
Giáo dục tính kỷ luật, vệ sinh. Thật thà, dũng cảm, thông minh, chăm chỉ như truyện “ Hai chú bé khôn ngoan” “ Voi có ích” “Chú dê đen” …
Ngoài ra còn có truyện viết theo kiểu truyện cười dân gian, truyện cười cũng phản ánh sinh hoạt, đời sống như các truyện khác, vừa có tính giáo dục trẻ nhẹ nhàng, vừa gợi lên tiếng cười hồn nhiên thoải mái như truyện “ Mèo lại hoàn mèo” “ Chú thỏ kiêu ngạo”
* Về nghệ thuật :
Những câu chuyện thần thoại thương có những yéu tố kỳ ảo. Chính những yếu tố kỳ ảo đó đã nói lên vẻ đẹp, sự giàu có của đất nước và sức mạnh của con người Việt nam. Còn các tình tiết trong chuyện cổ tích và đồng thoại đều diễn ra trong trình tự thông thường: việc gì xảy ra trước thì nói trước, việc gì xảy ra sau thì nói sau. Nhiều truyện có kết cấu hai tuyến đối lập như trong truyện “ Chú dê đen” Dê đen thì dũng cảm, dê trắng thì nhút nhát.
Những câu chuyện được xây dựng theo nghệ thuật thông thường nhưng vẫn mang những giá trị nghệ thuật sinh động, chân thực, hấp dẫn, thủ pháp nghệ thuật được sử dụng chủ yếu là so sánh, nhân hóa…
Những câu chuyện nhấn mạnh đến giáo dục ngôn ngữ cho trẻ ở chất văn, lời thoại, các câu văn vần, các từ được láy đi láy lại nhiều lần. Có câu chuyện được kể dưới hình thức văn vần: như “ nàng tiên ốc”
“ Xưa có bà già nghèo.
Chuyên mò cua bắt ốc
Một hôm bà bắt được
Một con ốc xinh xinh
Vỏ nó biêng biếc xanh
Không giống như ốc khác”…
3.3. Kể chuyện- Dạy trẻ kể diễn cảm .
Kể chuyện là một hành động nghệ thuật, nhằm truyền đạt những sự kiện , hoạt động, xung đột của những câu chuyện được chứng kiến cho người khác, như vậy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ke lai cau chuyen dien cam.doc