Đề tài Một số biện pháp hạn chế thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các hộ kinh tế cá thể thu thuế theo phương pháp trực tiếp trên địa bàn huyện Sơn Dương

Đề cương

Chuyên đề : ‘‘Một số giải pháp hạn chế thất thu thuế GTGT đối với các hộ áp dụng chế độ khoán thuế ,,

 

Chương I: Thuế GTGT và sự cần thiết phải hạn chế thất thu thuế GTGT đối với kinh tế cá thể 3

1.1. Lý thiết chung về thuế GTGT 3

1.1.1.Khái niệm, đặc điểm của thuế GTGT 3

1.1.1.1.Khái niệm 3

1.1.1.2.Đặc điểm 3

1.1.2.Nội dụng cơ bản của thuế GTGT 4

1.1.2.1.Phạm vi áp dụng thuế GTGT 4

1.1.2.2.Căn cứ tính thuế 4

1.1.2.3.Phương pháp tính thuế 5

1.1.3.Ưu điểm của thuế GTGT 6

1.1.4.Điều kiện áp dụng 7

1.2.Thất thu thuế và sự cần thiết phải hạn chế thất thu thuế GTGT đối với kinh tế cá thể trên địa bàn huyện Sơn Dương 8

1.2.1.Thất thu thuế và nguyên nhân thất thu thuế 8

1.2.2.Đặc điểm và vài trò của kinh tế cá thể 8

1.2.3.Sự cần thiết phảI hạn chế thất thu thuế GTGT đối với các hộ cá thể 10

1.2.3.1.Thất thu thuế và ảnh hưởng của thất thu thuế 10

1.2.3.2.Thực trạng quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh tế cá thể trên địa bàn huyện Sơn Dương 12

Chương II: Thực trạng công tác chống thất thu thuế GTGT đối với hộ kinh tế cá thể theo phương pháp trực tiếp trên địa bàn huyện Sơn Dương 14

2.1.Đặc điểm kinh tế xã hội và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thu thuế trên địa bàn 14

2.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế – xã hội ở huyện Sơn Dương 14

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Chi Cục thuế huyện Sơn Dương 14

2.1.2.1.Cơ cấu tổ chức 14

2.1.2.2.Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận 15

2.2.Công tác quản lý thu thuế của Chi Cục thuế huyện Sơn Dương trong thời gian qua 17

2.3.Tình hình hạn chế thất thu đối tượng nộp thuế 19

2.4.Tình hình hạn chế thất thu căn cứ tính thuế 25

2.4.1.Đối với những hộ nộp thế theo kê khai 26

2.4.2.Đối với những hộ nộp thuế theo tình hình ấn định doanh thu 28

2.4.2. Tình hình quản lý thu nộp thuế và thu hồi nợ đọng đối với hộ kinh doanh cá thể 31

2.5. Đánh giá chung về công tác hạn chế thất thu thuế của chi cục thuế

Huyện Sơn Dương trong thời gian qua 33

Chương III: Một số giải pháp tăng cường hạn chế thất thu thuế GTGT đối với kinh tế cá thể trên địa bàn chi cục thuế huện Sơn Dương 36

3.1.Yêu cầu của công tác hạn chế thất thu thuế và định hướng công tác quản lý‎ thuế GTGT đối với kinh tế cá thể 36

3.1.1.Yêu cầu của công tác hạn chế thất thu thuế 36

3.2.Các biện pháp hạn chế thất thu thuế 37

3.2.1.Các biện pháp cụ thể nhằm hạn chế thất thu thuế GTGT ở khu vực kinh tế cá thể trên địa bàn huyện Sơn Dương 38

3.2.1.1.Tăng cường quản lý đối tượng nộp thuế 38

3.2.1.2.Tăng cường quản lý đối tượng căn cứ tính thuế 41

1.2.1.4.Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra 45

3.2.1.5. Thực hiện nghiêm túc quy trình quản lý thu thuế và áp dụng những biện pháp để thu thuế hiệu quả 45

3.2.1.6.Tổ chức tốt công tác cán bộ 47

3.2.2.Các điều kiện thực thi 47

3.2.2.1. Hoàn thiện chính sách thuế 47

3.2.2.2.Nâng cao hiệu quả quản lý của UBND huyện , UBDN các xã 48

Kết luận 50

 

docx67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2333 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp hạn chế thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các hộ kinh tế cá thể thu thuế theo phương pháp trực tiếp trên địa bàn huyện Sơn Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uế nơi kinh doanh. Còn đối với cơ quan thuế, ngoài khai thuế, còn phải kiểm tra, kiểm soát lại những nội dung mà cơ sở đã kê khai thuế. Thông qua đăng ký nộp thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm cấp mã số thuế cho hộ kinh doanh và mã số này là cơ sở để theo dõi quản lý giao dịch với đối tượng nộp thuế. Trách nhiệm của các đội thuế là quản lý các hộ cá thể kinh doanh CTN trên địa bàn được giao quản lý thu, phối hợp với UBND xã, thị trấn đăng ký thuế cho mọi cơ sở kinh doanh (phối hợp với cơ quan quản lý chợ, thị trường, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh) để đối chiếu và rà soát các hộ đang hoạt động sản xuất kinh doanh, các hộ đã đăng ký nộp thuế và số hộ chưa đưa vào quản lý, đưa các hộ thực tế sản xuất kinh doanh vào sổ bộ quản lý. Để thấy rõ công tác quản lý số đối tượng nộp thuế, ta xem xét bảng 2. Biểu 2: Tình hình quản lý số hộ kinh doanh trên địa bàn. Đơn vị tính 1000đ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 1. Tổng số hộ KD thực tế 8.681 10.654 11.739 + 1.973 + 1.085 2. Tổng số hộ quản lý 6.453 8.136 9.127 + 1683 + 991 3. Số hộ chưa quản lý 2.228 2.518 2.612 + 290 + 94 4. Số hộ ghi thu 4.936 5.082 5.120 + 146 + 38 5. Số hộ thực thu theo ghi thu 4.235 4.622 4.652 + 387 + 30 6. Số hộ nợ đọng 701 460 472 -241 + 12 Nguồn: Sổ quản lý đối tượng nộp thuế và báo cáo tổng hợp thực thu. Qua biểu số 2 ta thấy: năm 2006 so với năm 2005 số hộ kinh doanh thực tế trên địa bàn huyện Sơn Dương tăng 1.973 hộ tương ứng với tỷ lệ tăng 26,1%, năm 2007 so với năm 2006 số hộ kinh doanh thực tế trên địa bàn huyện Sơn Dương tăng 991 hộ tương ứng với tỷ lệ tăng 12,2%. Điều này cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh mỗi năm càng sôi động hơn đồng thời số hộ ghi thu cũng tăng 38 hộ tương ứng với tỷ lệ tăng là 0,7%. Điều này cũng phản ánh phần nào sự cố gắng của chi cục trong việc phát hiện hộ mới kinh doanh và đưa vào sổ bộ để quản lý. Qua so sánh đối chiếu giữa số hộ thực tế kinh doanh với số hộ quản lý được cho thấy chi cục mặc dù vẫn để xảy ra tình trạng số hộ chưa quản lý được, song nếu ta đem so sánh giữa năm 2005 với năm 2006 thì ta thấy được năm 2006 chi cục đã đưa vào quản lý được 76,37% số hộ kinh doanh thực tế, trong khi đó con số này năm 2005 là 74,88%. Điều này phản ánh được sự cố gắng trong việc đưa số hộ kinh doanh thực tế vào quản lý của chi cục. Trong năm 2005, số hộ chưa đưa vào quản lý là 2228 hộ. Như vậy với số thuế GTGT và thu nhập doanh nghiệp đã nộp là 1957.340 ta tính được số thuế GTGT và thu nhập doanh nghiệp bình quân là: 1957.340 4.235 = 462,182 hộ/năm = Từ đó tính ra số thuế thất thu ước tính là 2228 x 462.182 = 1.029.741,496. Tương tự như vậy, sang năm 2004 ta có số thuế GTGT, TNDN đã nộp bình quân là 4.098.175/4622 = 866,667 /hộ/năm, từ đó ta tính ra số thuế thất thu ước tính là 866,667 x 2518 = 2.182.267,506/năm. Với kết quả như vậy thì đó vẫn còn là vấn đề để chi cục phải cố gắng hơn nữa. Như vậy với việc bỏ sót 4.746 hộ trong 2 năm đã làm thất thu khoảng 3.212.009 (nghìn đồng), từ đó làm ảnh hưởng đến số thu thuế của chi cục. Nừu trong thời gian tới, chi cục có biện pháp đưa triệt để 100% số hộ thực tế kinh doanh vào quản lý thì sẽ động viên được một nguồn thu đáng kể vào NSNN, góp phần cho việc thực hiện dự toán thu và tạo nên sự bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế trong xã hội. Số hộ chưa được quản lý này chủ yếu là những hộ kinh doanh nhưng không có đăng ký kinh doanh. Đối với những hộ này, chi cục không thu được thuế, nếu có thì chủ yếu là những khoản tiền phạt và số thu này không lớn. Những hộ này chủ yếu thường hoạt động trong ngành thương nghiệp, buôn bán vỉa hè, hàng rong, địa điểm kinh doanh không ổn định, không kinh doanh liên tục và thường là có doanh thu thấp. Cũng có một số trường hợp hộ kinh doanh có quy mô lớn, song chỉ là hộ mới ra kinh doanh chưa có đăng ký kinh doanh đã xin thôi không kinh doanh nữa nhưng vẫn nấn ná hoạt động thêm. Tình trạng thất thu thuế đối với những hộ chưa quản lý được xảy ra nhiều nhất đối với những hộ kinh doanh thương nghiệp. Doanh thu và thuế của các hộ này tuy không lớn nhưng việc quản lý bao quát được số hộ là hết sức khó khăn phức tạp, bởi số hộ kinh doanh rất đông, ngành hàng kinh doanh rất đa dạng và thường xuyên thay đổi. Có hộ kinh doanh nhỏ tại nhà khó phát hiện, hoặc thay đổi địa điểm kinh doanh, hoặc kinh doanh buôn chuyến không khai báo tăng lên trong hoạt động kinh tế cuối năm vào dịp tết. Tình hình thất thu thuế ở những hộ chưa quản lý được không chỉ do những nguyên nhân khách quan trên mà còn có những nguyên nhân chủ quan từ cán bộ thuế chuyên quản là không thường xuyên kiểm tra giám sát địa bàn quản lý để xác định tình hình kinh doanh… đã dẫn tới tình trạng thất thu ở những hộ chưa quản lý trên. Thực tế trên đặt ra yêu cầu đòi hỏi cán bộ quản lý phải tăng cường hơn nữa các biện pháp nhằm kiểm tra giám sát tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ để đảm bảo sự công bằng trong kinh doanh cũng như trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước của ĐTNT. Có thể nói rằng thất thu thuế về số hộ hiện nay còn rất lớn, trong khi đó để đảm bảo nguồn thu trong NSNN thì ngoài việc phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hộ kinh doanh trên địa bàn, cơ quan thuế cũng cần phải tăng cường quản lý đối với những hộ đã quản lý được. Những hộ cơ quan thuế đã quản lý được là những hộ có hoạt động sản xuất kinh doanh đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đã tiến hành nộp thuế. Để xem xét kỹ lưỡng hơn về tình hình quản lý NNT của Chi cục ta đi sâu vào phân tích tình hình quản lý NNT phân theo ngành nghề (theo bảng 3). Biểu 3: Tình hình thực hiện thuế GTGT đối với hộ kinh tế cá thể. Đơn vị tính 1000đ Ngành Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Thực thu Tỷ trọng Thực thu Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối 1 2 3 4 5 6 7 1. SX, XD, VT 3.661.800 42,8 6.352.465 49,0 2.690.665 173,5 2.Thương nghiệp 3.391.265 39,6 4.115.646 31,8 724.381 121,4 3. Ăn uống 658.861 7,7 1.026.489 7,9 367.628 155,8 4. Dịch vụ 845.613 9,9 1.459.782 11,3 614.169 172,6 Cộng 8.557.539 100 12.954.382 100,0 4.369.843 151,4 Nguồn: Báo cáo tổng hợp thực thu. Qua biểu 3 ta thấy: Ngành có số thu lớn nhất là ngành SX, XD,VT, trong năm 2005 số thu ngành này đã chiếm 42,8% trong tổng số thu về thuế GTGT đối với hộ cá thể của chi cục. Sang năm 2006, số thu này đã tăng lên, chiếm 49% tổng số thu thuế GTGT đối với hộ cá thể của chi cục (tăng 73,5% so với năm 2005) Ngành có số thu đứng thứ 2 là ngành thương nghiệp với thực hiện năm 2005 chiếm 39,6% tổng số thu về thuế GTGT đối với hộ cá thể của chi cục và năm 2006 chiếm 31,8% tổng số thu về thuế GTGT đối với hộ cá thể của chi cục (tăng 21,36% so với năm 2006). Ngành dịch vụ và ngành ăn uống là 2 ngành có đóng góp nhỏ nhất trong tổng số thu về thuế GTGT của chu cục trong năm 2006, tổng số thu của 2 ngành này đạt 2486271 (nghìn đồng) chiếm 19,2% tổng số thu thuế GTGT của chi cục tăng 981797 (nghìn đồng) so với thực hiện năm 2005 (năm 2005 là 1.504.474 (nghìn đồng)). Nhìn chung số thu thuế GTGT đối với hộ kinh tế cá thể năm 2006 đều tăng khá cao so với năm 2005 (tăng 4.396.843 9 nghìn đồng)) hơn số thu năm 2005. Kết quả năm phản ánh phần nào sự cố gắng của chi cục thuế trong công tác thanh tra kiểm tra để đưa số hộ kinh doanh thực tế vào quản lý, góp phần làm giảm tình trạng thất thu thuế nói chung, thuế GTGT nói riêng của chi cục thuế. Nó còn phản ánh tình hình SXKD trên địa bàn ngày càng tăng, sự hiện thực trong kê khai thuế củthu NNT trên địa bàn ngày càng tốt. Một trong những vấn đề phức tạp gây thất thu cho NSNN là các hộ có đơn xin nghỉ khinh doanh trên thực tế vẫn hoạt động kinh doanh. Việc hộ xin nghỉ kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp rất lớn tới số thu của chi cục. Đương nhiên việc nghỉ kinh doanh là quyền chính đáng của hộ kinh doanh, song nhiều trường hợp dựa vào đó để trốn thuế. Để xem xét vấn đề này tại địa bàn chi cục thuế huỵện Sơn Dương ta xem xét biểu 4. Biểu 4: Tình hình biến động của hộ kinh doanh trên địa bàn ĐVT: 1000đ Năm Hộ mới phát sinh Hộ nghỉ kinh doanh Số hộ Thuế Hộ nghỉ tạm thời Hộ nghỉ hẳn Số hộ Thuế Số hộ Thuế 2005 324 176.658.365 876 154.684.264 264 85.164.216 2006 562 278.164.657 315 115.634.892 387 124.156.748 So sánh (%) 173, 157,5 80,5 74,8 146,6 145,8 Qua biểu 4 ta thấy: tình hình biến động của các hộ kinh doanh của các năm có xu hướng giảm xuống. Năm 2005 có 2876 hộ nghỉ tạm thời và có 269 hộ nghỉ hẳn đã làm giảm đi số thuế là 239.848.480 (nđ) trong khi đó chỉ có 324 hộ phát sinh với số thuế là 176.658.365 vậy số thuế giảm đi do biến động của các hộ trong năm là 63.190.115. Tương tự như vậy, năm 2006 có 2315 hộ nghỉ tạm thời, có 387 hộ nghỉ hẳn đã làm số thuế giảm 239.791.640 trong năm 2006 số hộ phát sinh cao hơn năm 2005 là 238 hộ, số thu thuế từ các hộ này là 278. 164.657. Như vậy so với năm 2005, trong năm 2006 số thuế gián thu đã giảm và số thuế mới phát sinh tăng cao hơn nhưng số hộ kinh doanh nghỉ hẳn lại tăng so với năm 2005, đây cũng là nguyên nhân làm giảm số thuế thu được. Một câu hỏi đặt ra là tại sao số hộ các hộ kinh doanh nghỉ tăng qua mỗi năm như vậy. Phải chăng, điều kiện khách quan như địa bàn, tình hình kinh tế xã hội ngày càng không ổn định đã không tạo điều kiện kinh doanh không tốt cho các hộ. Nhưng thực tế cho thấy số hộ kinh doanh mới phát sinh năm 2006 so với năm 2005 khâu chống thất thu thuế ở những lĩnh vực này trên địa bàn còn yếu. Qua xem xét thực tế cho thấy, tình trạng các hộ xin nghỉ kinh doanh chỉ là một hình thức trốn lậu thuế. Mặc dù chi cục thuế Sơn Dương đã tiến hành kiểm tra số hộ xin nghỉ song số lượng các hộ quá đông nên kiểm tra chỉ mang tính chất điểm. Cụ thể năm 2005, Chi cục đã tiến hành kiểm tra 876 lượt hộ nghỉ tạm thời, đã phát hiện 234 hộ vẫn tiến hành kinh doanh, tỷ lệ nghỉ giả để trốn thuế 40,9% đã truy thu và phạt là 78.093.525 đồng. Năm 2006, chi cục thuế Sơn Dương kiểm tra 315 lượt hộ xin nghỉ tạm thời, đã phát hiện 85 hộ vẫn tiến hành kinh doanh, tỷ lệ nghỉ giả để trốn thuế là 31,02%. Số thuế truy thu và phạt là 62.319.874 đồng. Các trường hợp thanh tra, kiểm tra phát hiện hộ nghỉ giả đều bị lập biên bản xử lý và phạt vi phạm hành chính. Qua số liệu trên ta thấy tình hình các hộ kinh doanh nghỉ giả vẫn diễn ra và rất khó quản lý, tuy nhiên tỷ lệ các hộ nghỉ giả năm 2006 so với năm 2005 đã giảm 10,88%. Điều này chứng tỏ Chi cục thuế Sơn Dương đã có sự cố gắng trong việc giám sát, kiểm tra đưa các hộ nghỉ giả 31,02% vẫn là con số khá cao. Nó chứng tỏ số thất thu thuế do việc nghỉ giả còn lớn, cần tìm biện pháp khắc phục. 2.4. Tình hình chống thất thu căn cứ tính thuế. Hộ cá thể nộp thuế theo phương pháp trực tiếp có thể nộp thuế theo các phương pháp sau: - Phương pháp kê khai trực tiếp trên GTGT. - Phương pháp kê khai trên doanh thu. - Phương pháp khoán trên doanh thu. Tình hình thất thu thuế không chỉ có nguyên nhân từ việc quản lý NNT không tốt mà còn xuất phát việc quản lý không tốt căn cứ tính thuế. Đây là vấn đề nan giải đối với ngành thuế. Để quản lý tốt căn cứ tính thuế. Cần phải xác định chính xác doanh thu tính thuế, từ đó mới có thể áp dụng chính xác được tỷ lệ GTGT. Quản lý doanh thu tính thuế đối với khu vực kinh tế cá thể dựa trên hai hình thức: hình thức khoán dựa trên doanh số khoán do cơ quan thuế ấn định và hình thức thu theo kê khai dựa vào tờ khai của các hộ và sự kiểm tra của cán bộ thuế. Để quản lý tốt căn cứ tính thuế, ngoài các quy định trong luật thuế GTGT, còn có quy trình quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể. Các bước quản lý căn cứ tính thuế bao gồm; Đăng ký thuế, điều tra doanh số ấn định (đối với hộ khoán); xét miễn giảm thuế; tính thuế; lập sổ xử lý giấy nộp tiền và lập báo cáo kế toán thống kê thuế. Sau đây là tình hình quản lý đối với hai loại ĐTNT này: 2.4.1. Đối với những hộ nộp thuế theo kê khai. Đối với những hộ kê khai sai, kê khai thiếu, không đúng hạn thì cơ quan thuế sẽ ấn định doanh thu và thuế còn đối với hộ nộp thuế theo doanh thu kê khai thì điều quan trọng là cán bộ thuế cần quản lý doanh thu kê khai của các hộ này xem đã xác thực, chính xác chưa để thấy được sự biến động của hộ nộp thuế. Trên thực tế trên địa bàn huyện Sơn Dương, do chủ yếu là các hộ kinh doanh nhỏ, trong đó phần lớn là các hộ kinh doanh thương mại, việc thực hiện tốt chế độ hoá đơn, chứng từ còn ít. Vì vậy số hộ nộp thuế theo phương pháp khấu trừ còn ít, còn lại là chủ yếu là các hộ cá thể nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu. Như phần trên đã đề cập, thực hiện chủ trương triển khai chế độ kế toán cho các hộ nộp thuế, kê khai. Tuy vậy con số này chưa phải là nhiều. Đây chủ yếu là những hộ kinh doanh lớn thực hiện đầy đủ chế độ hoá đơn, chứng từ. Trong những hộ này, bên cạnh những hộ thực hiện nghiêm chỉnh chế độ sổ sách, kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định, không loại trừ có những hộ thực hiện kế toán, kê khai thiếu trung thực gây thất thu cho Nhà nước. Những thủ thuật trốn thuế phổ biến mà hộ kinh doanh sử dụng là: trong hạch toán kế toán, nhiều hộ đã cố tình ghi sai lệch nội dung nghiệp vụ kinh doanh để giảm nghĩa vụ nộp thuế GTGT, kê khai hoạt động kinh doanh chịu thuế suất cao sang loại chịu thuế suất thấp, dùng nghiệp vụ kế toán giấu doanh thu hoặc bỏ ngoài sổ sách,… Nhiều hộ ghi tiền bán hàng trên hoá đơn lưu tại cơ sở thấp hơn nhiều lần so với doanh thu thực tế bán hàng giao cho khách hàng mua. Đối với những hộ cá thể sản xuất, gia công thường bỏ ngoài sổ sách kế toán các khoản phế liệu, phế phẩm đã thu hồi đã hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu. Tuy nhiên, bản chất của người kinh doanh là tư lợi, trốn tránh thuế nhằm tăng lợi nhuận là thủ thuật trực tiếp và thường xuyên nếu cơ chế quản lý thuế của Nhà nước còn nhiều kẽ hở, biện pháp quản lý chặt chẽ. Chi cục thuế cũng có nhiều biện pháp xác định đối chiếu sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ của các hộ kê khai. Qua một số lần kiểm tra cho thấy tình trạng vi phạm diễn ra còn nhiều, hành vi vi phạm rất tinh vi với nhiều thủ đoạn đa dạng. Như vậy một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng trốn lậu thuế là việc thực hiện chế độ chứng từ, kế toán lỏng lẻo. Để công tác chống thất thu thuế từ những hộ này đạt hiệu quả, cần khắc phục tình trạng trên một cách nhanh chóng. Muốn vậy, cán bộ thuế là người có trách nhiệm chủ yếu trong việc hướng dẫn, theo dõi, quản lý, kiểm tra chặt chẽ việc chấp hành thực tế của các hộ kinh doanh, kiểm tra việc mua hàng có chứng từ có hoá đơn hợp lệ không. Còn đối với hộ nộp thuế theo doanh thu kê khai thì điều quan trọng là cán bộ thuế cần quản lý doanh thu kê khai của các hộ này xem đã xác thực chưa? Để thấy được sự biến động của doanh thu tính thuế đối với hộ cá thể nộp thuế theo kê khai trên địa bàn huyện Sơn Dương, ta xem xét số liệu ở bảng 5: Bảng 5: Quản lý doanh thu tính thuế ở một số hộ điển hình nộp theo phương pháp kê khai. ĐVT: 1000đ Tên hộ Ngành nghề Doanh thu kê khai Doanh thu kiểm tra So sánh tăng giảm Tuyệt đối Tương đối Nguyễn Thị Hương Thương Nghiệp 61.548.000 85.462.000 23.914.000 138,9 Trần Công Hoan Sản xuất 70.549.000 94.650.000 24.101.000 134,2 Đoàn Văn Công Dịch vụ 8.452.000 11.568.000 3.116.000 136,9 Qua biểu 5 ta thấy: doanh thu thực tế điều tra cao hơn doanh thu tính thuế theo kê khai của các hộ. Nhiều hộ kê khai chỉ bằng 60% doanh thu thực tế, điều này sẽ ảnh hưởng tới số thu vào ngân sách Nhà nước nếu như các chi cục không tiến hành điều tra lại. Đây là một vấn đề nan giải trong công tác quản lý đối với hộ cá thể. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do trình độ kế toán, sự am hiểu của các hộ còn hạn chế, nên hạch toán sai; cũng có thể do các hộ luôn tìm cách khai khống giá bán và số lượng hàng bán, không phản ánh đầy đủ vào sổ sách các khoản thu, hoặc duy trì sổ sách kế toán không đầy đủ, không đúng quy định nhằm che giấu doanh thu. Về phía chi cục còn thiếu những cán bộ vững về chuyên môn, nghiệp vụ nên công tác kiểm tra, đối chiếu, xác minh chứng từ còn gặp nhiều khó khăn. 2.4.2. Đối với những hộ nộp thuế theo tình hình ấn định doanh thu. Qua công tác tìm hiểu và nắm vững những địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh và các thông tin kê khai đăng ký thuế của các ĐTNT, các đội thuế tiến hành sắp xếp, phân loại các hộ kinh doanh theo ngành nghề kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, quy mô kinh doanh và làm công tác ấn định doanh số. Mỗi năm chi cục tiến hành ổn định thuế hai lần. Đối với những hộ có tình hình kinh doanh ổn định, kinh doanh nhỏ thì có thể ổn định thuế luôn một lần cho cả năm, những hộ có biến động lớn về doanh số thì tiến hành điều chỉnh ngay, để đảm bảo mức thuế ấn định phù hợp với thực tế kinh doanh của họ. Thực tế hiện nay, ở chi cục thuế huyện Sơn Dương vẫn áp dụng thu theo hình thức khoán là chủ yếu bởi vì các hộ kinh doanh trên địa bàn chủ yếu là hộ kinh doanh vừa nhỏ. Hiện nay số thu theo hình thức khoán chiếm 60% trong tổng số hộ chi cục đang quản lý. Việc thu thuế theo hình thức này có nhiều nhược điểm nên thất thu là khó tránh khỏi nêu cán bộ thuế xác định doanh thu ấn định thuế không chính xác sẽ gây mất bình đẳng cho các ĐTNT, làm mất niềm tin cho sự khách quan, công bằng của thuế. Như vậy vấn đề đặt ra là phải xác định doanh thu khoán chính xác và điều chỉnh doanh thu một cách kịp thời để tránh xảy ra sự chênh lệch quá lớn giữa doanh số thực tế và doanh số tính thuế nhất là khi thị trường có sự biến động về giá cả và tiền tệ ta xem qua biểu 6: Biểu 6: Doanh số điều chỉnh tháng 1/2005 Ngành nghề Số hộ Doanh thu cũ Thuế cũ Doanh thu mới Thuế mới So sánh Doanh thu Thuế Sản xuất 24 62.400 3.675 65.350 4.751 105 129 Thương nghiệp 284 564.210 36.862 634.100 41.320 112 114 Ăn uống 35 65.214 4.862 86.420 6.420 133 132 Dịch vụ 7 6.154 654 7.640 1.564 124 239 Tổng 350 697.978 45.345 793.510 54.055 474 615 Thực tế hiện nay, ở chi cục thuế huyện Sơn Dương vẫn áp dụng thu theo hình thức khoán là chủ yếu bởi vì các hộ kinh doanh trên địa bàn chủ yếu là hộ kinh doanh vừa và nhỏ. Hiện nay số thu theo hình thức khoán chiếm khoảng 36,4% trong tổng số hộ chi cục đang quản lý. Việc thu thuế theo hình thức này có nhiều nhược điểm nên thất thu là khó tránh khỏi. Nếu cán bộ thuế xác định doanh thu ấn định thuế không chính xác sẽ gây mất bình đẳng cho các ĐTNT, làm mất niềm tin vào sự khách quan, công bằng của thuế. Như vậy vấn đề đặt ra là phải xác định doanh thu khoán chính xác và điều chỉnh doanh thu một cáchkịp thời để tránh xảy ra sự chênh lệch quá lớn giữa doanh số tính thuế nhất là khi thị trường có sự biến động về giá cả và tiền tệ. Việc công khai thuế được thực hiện nghiêm túc ở các xã trong huyện. Trong tháng 01 năm 2005 chi cục thuế tiến hành điều chỉnh lại thuế cho 350 hộ, đây chủ yếu là những hộ kinh doanh có doanh thu biến động lớn. Thông qua biểu 7 ta có thể nhận thấy việc điều chỉnh chủ yếu tập trung chủ yếu vào ngành thương nghiệp, có 284 hộ được điều chỉnh với số thuế tăng thêm là 5.166.000 đồng (tương ứng với tỷ lệ tăng 14%). Tiếp đó là ngành ăn uống, sản xuất, dịch vụ với số hộ lần lượt được điều chỉnh là 350 hộ, 24 hộ và 7 hộ. Nhìn chung, doanh thu sau điều chỉnh đều tăng khoảng từ 10% - 30%. Để đưa ra mức doanh số ấn định hay doanh số điều chỉnh cho sát với thực tế kinh doanh, chi cục thuế đã căn cứ vào nhiều yếu tố như: chỉ số giá cả, các chỉ tiêu thu nhập, diễn biến của thị trường, sức mua của thị trường, kế hoạch thu được giao… kết hợp với điều tra doanh số (tuy vậy, điều này vẫn mang tính chủ quan). Nếu việc điều chỉnh không sát với thực tế kinh doanh sẽ gây thất thu thuế. Thông thường những hộ được điều chỉnh thuế chỉ chấp nhận mức doanh thu ấn định thấp hơn nhiều so với doanh thu thực tế của họ. Họ luôn tìm cách che đậy thực tế kinh doanh của mình để xin giảm thuế phải nộp. Vấn đề này gây khó khăn cho công tác điều tra, điều chỉnh thuế và gây thất thu thuế. Thực tế cho thấy, một số hộ sau khi điều chỉnh thuế phàn nàn vì mức thuế cao và yêu cầu giảm thuế phải nộp. Họ thắc mắc vì phải nộp thuế cao hơn nhiều so với hộ khác có cùng tình trạng kinh doanh như họ. Họ đưa ra các lý do để dây dưa, chây ỳ gây khó dễ cho cán bộ thuế. Như vậy, đây là một công việc phức tạp đòi hỏi cán bộ thuế có trình độ chuyên môn cao, thái độ trong công việc cần nhã nhặn để có thể giải thích cho đối tượng được điều chỉnh thuế chấp nhận nghiêm túc, tạo điều kiện cho cán bộ thuế hoàn thành nhiệm vụ. Hơn nữa, trong công tác điều chỉnh cần thiết phải tiến hành một cách triệt để toàn diện hơn, đưa hết các đối tượng phải điều chỉnh thuế vào phạm vi điều chỉnh để hạn chế tình trạng thất thu thuế. Việc không xác định được đầy đủ các hộ đưa vào diện điều chỉnh sẽ gây bất bình đẳng và sự phản ứng của các hộ làm khó khăn cho công tác quản lý thu thuế. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ đọng, nghỉ kinh doanh gây thất thu thuế. Việc xác định doanh số ấn định ban đầu cho một số hộ kinh doanh cũng là một vấn đề khó khăn. Những hộ này trong thời gian đầu kinh doanh do doanh thu chưa ổn định thường gặp nhiều khó khăn, việc ấn định mức thuế khoán chưa đủ căn cứ. Thông thường, mức thuế khởi điểm đối với những hộ này rất thấp. Nếu không thường xuyên điều tra nắm bắt doanh số thì khả năng thất thu là không nhỏ. Công tác điều tra doanh số ấn định tuy là một nhiệm vụ khó khăn phức tạp nhưng lại rất cần thiết để tăng cường chống thất thu thuế. Ta thấy rằng việc điều chỉnh 350 hộ trong tháng 01 năm 2005 đã làm tăng thu ngân sách được 8.710.000 đồng. Vì thế, nếu chi cục không thường xuyên tiến hành công tác điều tra doanh số ấn định, thì việc bỏ sót mỗi hộ không đưa vào điều chỉnh sẽ cho số thất thu ước tính trung bình là 8.710.000/350 = 24.885 đồng/tháng. Cụ thể hơn ta xét ví dụ sau: Bảng 7: Số điều tra về doanh thu thực tế và doanh thu ấn định. ĐVT: đồng Tên hộ Ngành nghề Doanh thu ấn định Doanh thu thực tế So sánh Tuyệt đối Tương đối Nguyễn Thanh Hoài Thương mại 2.648.000 4.561.000 1.913.000 172 Phạm Văn Mạnh Dịch vụ 1.456.000 2.541.000 1.085.000 175 Lê Thị Lan Thương mại 3.954.000 5.124.000 1.170.000 130 Nguồn: Số liệu tổ thanh tra, kiểm tra Qua ví dụ trên ta thấy rằng doanh thu ấn định chưa sát với doanh thu thực tế. Nguyên nhân của tình trạng thất thu về căn cứ thuế của các hộ nộp thuế theo hình thức ấn định trên doanh thu: + Việc lựa chọn các căn cứ để xác định doanh số ấn định doanh số chưa sát với thực tế kinh doanh của các hộ. + Công tác điều chỉnh thuế tiến hành chưa triệt để chưa toàn diện mới chỉ tập trung vào một số hộ kinh doanh lớn có sự biến động mạnh về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. + Việc phân nhóm các hộ để đưa ra cùng một mức thuế ấn định là chưa hợp lý, chưa công bằng và chưa chính xác. 2.4.3. Tình hình quản lý thu nộp thuế và thu hồi nợ đọng đối với hộ kinh doanh cá thể. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung, thành phần kinh tế cá thể đã khẳng định được vị trí trong nền kinh tế thị trường, số thu thuế từ khu vực này ngày càng tăng thêm, nhưng thực trạng đang được các cấp, ngành quan tâm là tình trạng thất thu do nợ đọng kéo dài. Nợ đọng thuế chính là số thuế ma NNT phải nộp trong kỳ tính thuế nhưng hết hạn nộp thuế vẫn chưa nộp cho cơ quan thuế hoặc số thuế nộp thiếu. Trên quan điểm cho rằng một đồng hôm nay có giá trị hơn một đồng ngày mai nên NNT thường tìm cách kéo dài thời hạn nộp thuế. Với số thuế chiếm dụng của Ngân sách Nhà nước, NNT sẽ đem đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhằm thu lợi nhuận cao mà không phải đi vay và nộp lãi tiền vay. Và như vậy số thuế nợ đọng của những hộ đó dồn vào cuối năm nên không đủ tiền nộp buộc phải dây dưa nợ đọng thuế. Và điều đó dẫn đến hậu quả là Nhà nước thất thu thuế, không sử dụng kịp thời số thu về thuế. Công tác thu nộp thuế là khâu cuối cùng trong quá trình quản lý thuế, trách nhiệm đôn đốc thu nộp thuế thuộc về bộ phận đôn đốc thu thuế song trách nhiệm chính là do cán bộ trực tiếp quản lý. Trên sổ bộ, cứ hết một tháng cán bộ thuế tổng hợp các hộ nộp thuế, loại trừ những hộ có đơn xin nghỉ kinh doanh chuyển sang bộ phận nghiệp vụ duyệt và ra thông báo thuế vào ngày 10 tháng sau. Trong thời gian còn lại cán bộ thuế phải đôn đốc thu nộp tiền thuế trực tiếp đối với hộ nhỏ, còn các hộ lớn tự nộp tiền vào kho bạc. Về nhận thức, ai cũng hiểu rằng, để đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời số thuế phát sinh cho NSNN thì cán bộ chuyên quản phải làm tốt các công việc trên. Công tác đôn đốc thu nộp tiền thuế được đánh giá qua kết quả thu nộp, thể hiện qua biểu số liệu sau: Bảng 8: Kết quả thu nộp thuế GTGT đối với hộ cá thể. ĐVT: nghìn đồng Chỉ tiêu Thực thu Thu của ghi thu Thu nợ Truy thu và thu phạt Thuế Tỷ lệ Thuế Tỷ lệ Thuế Tỷ lệ Năm 2005 1.957.340 1.458.632 74,5 345.236 17,6 153.472 7,8 Năm 2006 4.098.175 2.674.657 136,6 1.238.954 63,3 184.564 9,4 Nguồn: Trích từ báo cáo thực thu và tổng kết bộ Thông qua bảng 8 có thể thấy công tác thu thuế nhìn chung tương đối tốt. Năm 2005, chi cục thuế đã thu được 1.975.340 (nghìn đồng) và đến năm 2006, kết quả này đã là 4.098.175 (nghìn đồng), tăng 109,37% so với năm 2005. Trong cơ c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxMột số biện pháp hạn chế thất thu thuế GTGT đối với các hộ kinh tế cá thể thu thuế theo phương pháp trực trên địa bàn huyện Sơn Dương.docx
Tài liệu liên quan