Đề tài Một số biện pháp hình thành biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ mẫu giáo lớn trong trường Mầm non

Mục lục

A Phần mở đầu

 Trang

I./ Lý do chọn đề tài 5

1. Về mặt lý luận. 5

2. Về mặt thực tiễn. 5

II./ Mục đích nghiên cứu 6

III./ Nhiệm vụ nghiên cứu 6

IV./ Phương pháp nghiên cứu 6

1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận. 6

2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 6

V./ Đối tượng và khách thể nghiên cứu 7

VI./ Giả thuyết khoa học 7

VII./ Giới hạn đề tài 7

B Phần nội dung nghiên cứu

Chương I: Cơ sở lý luận

I./ Khái niệm về biểu tượng-biểu tượng kích thước vật thể 8

II./ Những tính chất cơ bản của kích thước vật thể 9

III./ Đặc điểm phát triển các biểu tượng kích thước vật thể ở

 trẻ Mầm non 9

IV./ ý nghĩa của việc giảng dạy về kích thước vật thể đối với

sự hình thành biểu tượng về kích thước vật thể ở trẻ mầm non 12

Chương II: Thực trạng dạy học nhằm hình thành những biểu

 tượng về kích thước vật thể cho trẻ trường Mầm

non tư thục Sao Mai

I./ Vài nét về trường Mầm non tư thục Sao Mai 13

II./ Thực trạng về “hình thành biểu tượng kích thước vật thể cho

 trẻ mẫu giáo lớn ở trường” 13

* Nhận thức của giáo viên về việc hình thành biểu tượng kích

 thước vật thể cho trẻ mẫu giáo lớn.14

* Nội dung cho trẻ làm quen với kích thước vật thể. 14

* Phương pháp dạy trẻ nhận biết kích thước vật thể. 15

* Tiểu kết chương II. 19

Chương III: Các biện pháp hình thành biểu tượng về kích

 thước vật thể cho trẻ mẫu giáo lớn trong trường

Mầm non

I./ Xây dựng các biện pháp 20

II./ Khảo nghiệm 20

1. Mục đích của thực nghiệm. 20

2. Vài nét về khách thể nghiên cứu. 20

3. Nhiệm vụ thực nghiệm. 21

A. Hệ thống các bài tập thực nghiệm. 21

B. Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm. 26

C Phần kết luận

I./ Kết luận chung 49

II./ Kiến nghị sư phạm 49

 

doc51 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 130 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp hình thành biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ mẫu giáo lớn trong trường Mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iữa dãy có sẵn. + Phát triển sự ước lượng kích thước vật thể bằng mắt. Cô giáo phải đưa vào những biện pháp so sánh kích thước mà trẻ đã học như xếp chồng, xếp cạnh, đo đạt... cho trẻ luyện tập qua hệ thống các bài luyện tập từ đơn giản đến phức tạp, tìm kiếm, mở rộng ra dạy trẻ ước lượng theo mẫu, sau đó ghi nhớ. đầu tiên trẻ ước lượng kích thước: nhỏ hơn, to hơn bằng vật mẫu. các vật mà trẻ ước lượng có thể khác nhau một thông số, 2, 3 thông số từ các vật cùng loại đến các vật khác loại. cho trẻ kiểm tra kết quả ước lượng bằng các biện pháp trực tiếp đã học. Củng cố biểu tượng về sự thay đổi kích thước vật thể và phản ảnh sự thay đổi đó bằng lời nói. trong cuộc sống trẻ bắt gặp nhiều quan hệ này và tự trẻ tạo ra sự thay đổi kích thước. Tuy nhiên sự thay đổi này không là đối tượng chính để thu hút sự chú ý của trẻ. Trên các tiết học toán, sự thay đổi này trở thành tác nhân kích thích chính hướng sự chú ý của trẻ. giáo viên có thể tạo ra sự thay đổi khi cho trẻ đo kích thước. Ví dụ: làm cho băng giấy đó ngắn đi... giáo viên dạy cho trẻ phản ánh sự thay đổi bằng lời. ở đây có 2 phương hướng: + Thay đổi khối lượng giữ nguyên Ví dụ: một thỏi đất nặn dài ra, ngắn laị nó kéo theo sự thay đổi thông số kích thước khác + Thay đổi khi ước lượng không giữ nguyên. nó kéo theo sự thay đổi thông số kích thước khác cho trẻ luyện tập Ví dụ: Cùng 1 lượng nước đổ vào 2 cái lọ rộng, lọ rộng thì mực nước thấp; Còn lọ hẹp thì mực nước cao. Sử dụng hệ thống bài tập luyện tập để tạo ra sự biến đổi về kích thước ở trẻ. Ví dụ: yêu cầu trẻ tìm vật tạo ra có kích thước bằng vật mẫu: “ Chọn cho cô tất cả các băng giấy có chiều dài bằng băng giấy này.” Tóm lại: Việc dạy trẻ mẫu giáo lớn so sánh kích thước vật thể và lập dãy các vật theo chiều cần so sánh kích thước vật thể cần phải thực hiện trên các tiết học toán và các tiết học khác nhau như: Âm nhạc, tạo hình, văn học... Các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mà trẻ tiếp thu được cần được ứng dụng rộng vào các hoạt động khác nhau trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ. * Kết luận: Ngay từ lứa tuổi mầm non cần cho trẻ làm quen với thông số kích thước một cách chính xác. Đó là phương pháp khảo sát cung cấp cho trẻ những kiến thức đơn giản đến phức tạp, để đến lứa tuổi mẫu giáo lớn trẻ nhận biết được đồng thời 3 thông số kích thước và lập dãy các vật theo từng thông số kích thước và diễn đạt bằng lời các quan hệ của chúng. vì trẻ em nắm bắt các kỹ năng giải toán căn bản từ các thao tác cụ thể của tay - mắt thậm chí của cơ thể, kích thước chung thử nghiệm các ý tưởng và chấp nhận các lời giải của chúng đều tạo ra cho chúng sự tự tin để tiếp tục suy nghĩ, đặt câu hỏi và cộng tác. Như vậy ngôn ngữ tiếp tục phát triển nhanh chóng và lời nói được dùng nhiều hơn để thực hiện các khái niệm về kích cỡ, trễ và sớm; về thời gian dài và ngắn; về độ dài của vật... chúng học cách phân biệt vật thể bằng cách dùng những thông tin mà chúng thu thập được về đặc điểm như là màu sắc, hình dạng và kích cỡ. Vậy vai trò của giáo viên là nuôi dưỡng niềm đam mê về toán học cho trẻ. Đây là nền tảng, là cơ sở về toán học cho trẻ sau này. Chương III Các biện pháp hình thành biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ mẫu giáo lớn trong trường mầm non I/ Xây dựng biện pháp: - Bằng các biện pháp gợi mở như: câu đố, hệ thống câu hỏi tạo tình huống. - Trẻ tự tìm tòi, khám phá để giải quyết vấn đề. - Gây hứng thú, chú ý, hấp dẫn trẻ qua các thủ thuật: trò chơi, kể chuyện, hát... lồng ghép một cách tích hợp thông qua giờ học, gìơ chơi. - Bằng các biện pháp so sánh, phân tích, tổng hợp. - Bằng các bài tập nhỏ. Trẻ được luyện tập và thường xuyên được thao tác trên đồ dùng đồ chơi thông qua hoạt động chung, hoạt động góc. Các biện pháp trên cần phải được vận dụng một cách linh hoạt nhằm hình thành biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non làm tiền đề cho việc học toán sau này của trẻ. II/ Khảo nghiệm: 1) Mục đích của thực nghiệm: ở đề tài này tôi nhằm chứng minh giả thiết khoa học mà tôi đưa ra ở đầu bài là đúng. 2) Vài nét về khách thể nghiên cứu: Để tìm hiểu việc giảng dạy về đo kích thước và sự phát triển một số biểu hiện về kích thước vật thể ở trẻ mẫu giáo lớn tôi đã đưa ra một số phương pháp cần thiết và tiến hành làm thực nghiệm trên trẻ ở độ tuổi mẫu giáo lớn ở 2 trường: Lớp mẫu giáo lớn trường Mầm non tư thục Sao Mai - Kon Tum và trường Mầm non tư thục Sơn Ca - Kon Tum. ở đây, trẻ được học theo chương trình cải cách có lồng ghép hình thức đổi mới. ở trường này tôi đã vào 2 lớp. Trường mầm non Sao Mai do 2 cô: Lê Thị Anh Thư và Lê Thị Xuân Nương. Trường mầm non Sơn Ca do 2 cô: Trần Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Thùy Trang, các cô này đều đã được tốt nghiệp trung cấp Sư phạm. Tôi đã chọn ngẫu nhiên mỗi trường 30 cháu của lớp mẫu giáo lớn để thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm. Những cháu được chọn thực nghiệm đi học đều, có thể lực tốt và đã được trang bị những kiến thức kỹ năng kỹ xảo và có nề nếp học tập tốt. Cho nên việc thực hiện được tiến hành khá thuận lợi. Sau một thời gian làm quen trẻ, tổ chức các hoạt động học tập và vui chơi, tôi đã tiến hành thực nghiệm. 3) Nhiệm vụ thực nghiệm: Để tiến hành thực nghiệm, tôi đã đưa ra một số biện pháp nhằm hình thành về biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ và được tiến hành thực nghiệm bằng hình thức hoạt động chung (tiết học). Thông qua nhiệm vụ của gìơ học và phương pháp, biện pháp tôi phát triển những biểu tượng về kích thước và trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cần thiết. Nhiệm vụ cần giải quyết như sau: a) Nhận biết, phân biệt chiều dài, chiều rộng, chiều cao của 2 đối tượng, diễn đạt bằng lời các thông số kích thước và mối quan hệ của chúng b) So sánh các thông số kích thước của các vật khác nhau qua thí nghiệm. - So sánh từng thông số kích thước của 2 vật, 3 vật, 4 vật - So sánh đồng thời 2 thông số kích thước như so sánh đồng thời chiều dài và chiều rộng hoặc chiều rộng với chiều cao. c) Khả năng thiết lập mối quan hệ kích thước của 3 vật và diễn đạt bằng lời mối quan hệ đó. A) Hệ thống bài tập thực nghiệm: * Bài tập 1: Yêu cầu - nhận biết - phân biệt chiều dài chiều rộng, chiều cao của 2 đối tượng . Diễn đạt bằng lời các thông số kích thước và mối quan hệ của chúng. . Diễn tập kỹ năng đặt vật này cạnh vật kia. - Cách tiến hành: Giáo viên sử dụng 2 băng giấy có chiều dài khác nhau, 2 băng giấy có chiều rộng khác nhau, độ chênh lệch giữa 2 vật đó là 7 đến 10. yêu cầu trẻ nhận xét chiều dài, chiều rộng và chiều cao của 2 vật và yêu cầu biện pháp xếp cạnh. * Bài tập 2: Thực nghiệm 1 - Yêu cầu: . Đo khả năng so sánh thông qua kích thước của 2 vật (so sánh chièu dài, chiều rộng, chiều cao) . Dạy trẻ so sánh bằng phương pháp xếp cạnh và diễn đạt bằng lời kết quả so sánh - Tiến hành: . Cô sử dụng 2 bằng giấy có chiều dài khác nhau, 2 băng giấy có chiều rộng khác nhau. độ chênh lệch là 10cm . Cô xếp 2 vật cạnh nhau theo chièu cần đo, yêu cầu trẻ nhận xét về dộ chênh lệch kích thước giữa 2 vật theo chiều dài, chiều rộng và chiều cao. . Dạy trẻ xếp cạnh 2 vật cần so sánh và diễn đạt bằng lời kết quả so sánh. Thực nghiệm 2: - Yêu cầu: . Dạy trẻ khả năng so sánh đồng thời hai thông số kích thước (chiều dài, chièu rộng, chiều cao) . Ôn kỹ năng xếp cạnh và dạy trẻ phương pháp xếp chồng khi so sánh đồng thời 2 thông số kích thước và diễn đạt bằng lời kết quả so sánh được. - Tiến hành: . Cô sử dụng một số bằng giấy có chiều dài khác nhau nhưng chiều rộng bằng nhau, chiều dài bằng nhau nhưng chiều rộng khác nhau, chiều dài và chiều rộng bằng nhau. . Cô yêu cầu trẻ: chọn 2 băng giấy có chiều dài bằng nhau nhưng chiều rộng khác nhau. . Chọn 2 băng giấy có chiều rộng bằng nhau nhưng chiều dài khác nhau. . Chọn 2 băng giấy có chiêù dài, chiều rộng bằng nhau. + Sử dụng tình huống chơi để cho trẻ so sánh đồng thời 2 thông số kích thước: xếp 1 chiếc cầu và cho ôtô đi qua cầu (cầu hẹp hơn ôtô). Hỏi ôtô có đi được qua cầu không? Vì sao? * Bài tập 3: Thực nghiệm 1: - Yêu cầu: Trẻ vận dụng kỹ năng so sánh để so sánh, sắp xếp thứ tự về chiều cao của 3 đối tượng. Trẻ diễn đạt bằng ý: "cao nhất, thấp hơn, thấp nhất". - Tiến hành: Cô sử dụng 3 cây cao khác nhau, 3 con thú có chiều cao khác nhau và hỏi trẻ về chiều cao của 3 đối tượng. . Dạy trẻ so sánh bằng phương pháp xếp cạnh và diễn đạt bằng lời kết quả so sánh. Thực nghiệm 2: - Yêu cầu: Trẻ nhận biết, phân biệt độ rộng của 3 đối tượng. Ôn kỹ năng đặt chồng nhau, dạy kỹ năng xếp theo thứ tự giảm dần về chiều rộng. Trẻ sử dụng đúng các từ "rộng nhất, hẹp hơn và hep nhất" - Tiến hành: Cô sử dụng 3 vũng nước có chiều rộng khác nhau, 3 đám mây có chiều rộng khác nhau (mây cắt bằng giấy màu xanh sẫm dần trên nền tảng) 3 chiếc lá có chiều rộng khác nhau. Yêu cầu trẻ phân biệt độ rộng của 3 đối tượng, cho trẻ xếp chồng những đám mây lên nhau, yêu cầu trẻ so sánh và diễn đạt bằng lời kết quả so sánh" "rộng nhất, hẹp hơn và hẹp nhất". Cho trẻ lấy chiếc lá rộng nhất làm thuyền thả vào vũng nước rộng nhất, lấy chiếc lá hẹp hơn làm thuyền thả vào vững nước hẹp hơn và dạy trẻ ước lượng bằng mắt độ rộng của 3 đối tượng và diễn đạt bằng lời kết quả so sánh. * Bài tập 4: - Yêu cầu: Đo khả năng thiết lập mối quan hệ kích thước giữa 5 vạt theo chiều rộng. Phát triển ở trẻ kỹ năng xếp, nguyên tắc lập dãy và diễn đạt bằng lời mối quan hệ kích thước giữa các vật theo chiều rộng. - Tiến hành: Cô giáo có 5 băng gíây có chiều rộng không bằng nhau, độ chênh lệch là 4 em và mỗi trẻ có các băng giấy có chiều rộng giảm dần. Yêu cầu trẻ lập dãy các băng giấy theo chiều rộng giảm dần va diễn đạt bằng lời mối quan hệ kích thước giữa các vật. Hướng dẫn trẻ xếp chồng các băng giấy theo chiều rộng giảm dần. 5) Cách tiến hành thực nghiệm: Để tiến hành thực nghiệm tôi chọn 30 cháu trường Sao Mai và 30 cháu trường Sơn Ca. ở mỗi trường tôi chia trẻ làm 2 nhóm: nhóm thực nghiệm: 15 cháu, nhóm đối chứng: 15 cháu. Sự phát triển của 2 nhóm này là đồng đều và thực nghiệm được tiến hành vào các gìơ học. a) Tiến hành kiểm tra trước thực nghiệm: Trước khi tiến hành làm thực nghiệm, tôi đã tiến hành kiểm tra lượng kiến thức về kích thước mà trẻ đã học ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Kết quả kiểm ra sẽ là kết quả so sánh để khi tiến hành thực nghiệm tôi đưa ra những biện pháp hữu hiệu hơn. Trong quá trình kiểm tra, cô giáo giữ vai trò chủ đạo còn hai nhóm trẻ trả lời câu hỏi của cô theo ý của mình; cô giáo không gợi ý, không khen, không chê mà chỉ sử dụng hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị để hỏi trẻ. Tuyệt đối giáo viên không được tạo không khí căng thẳng, ép buộc trẻ trả lời "...mà làm sao đó để trẻ không biết mình đang bị kiểm tra". b. Đánh giá kết quả kiểm tra trước thực nghiệm: Cô giáo tiến hành kiểm tra trẻ, quan sát trẻ thực hiện bài tập và trả lời các câu hỏi, ghi kết quả giải quyết bài tập ở trẻ. Kết quả bài tập trẻ giải được đánh giá bằng cách cho điểm. Nếu trẻ không giải quyết được bài tập nhỏ trong bài tập lớn sẽ bị 0 điểm, còn giải quyết được bài tập nhỏ trong bài tập lớn sẽ được từ 0,5 đến 2,5 điểm. . Bài tập 1 gồm 5 bài tập nhỏ, điểm tối đa là 5 điểm. . Bài tập 2 gồm 2 thực nghiệm: thực nghiệm 1 gồm 6 bài tập nhỏ, điểm tối đa là 6, thực nghiệm 2 gồm 6 bài tập nhỏ, điểm tối đa là 6. . Bài tập 3 gồm 2 thực nghiệm. Thực nghiệm 1 gồm 5 bài tập nhỏ, điểm tối đa: 9, thực nghiệm 2 gồm 3 bài tập nhỏ, điểm tối đa: 8. . Bài tập 4 gồm 6 bài tập nhỏ, điểm tối đa là 6. * Sau đây là hệ thống bài tập kiểm tra trẻ trước và sau thực nghiệm: * Bài tập 1: Nhận biết, phân biệt chiều dài, chiều rộng, chiều cao của hai đối tượng. Cô có hai băng giấy có chiều dài, chiều rộng khác nhau. hai cây hoa có chiều cao khác nhau (Cây hoa màu xanh thấp hơn cây hoa màu đỏ). - Yêu cầu trẻ: + Chỉ được chiều dài, chiều rộng của băng giấy. + Trong quá trình đó trẻ khảo sát được chiều dài của băng giấy bằng tay. Cô giáo sử dụng 2 băng giấy và 2 cây hoa đó xếp cạnh nhau. Cô giáo giải thích tại sao phải làm như vậy và cho trẻ xếp lại giống cô rồi yêu cầu trẻ so sánh chiều cao của 2 cây hoa. * Bài tập 2: Đo khả năng so sánh từng thông số kích thước của 2 vật và khả năng so sánh đồng thời 2 thông số kích thước trên giờ học và trò chơi. - Có 2 băng giấy có chiều dài khác nhau, 2 băng giấy có chiều rộng khác nhau và 2 cây hoa có chiều cao khác nhau. Xếp 2 băng giấy cạnh nhau theo chiều dài, chiều rộng; 2 cây hoa xếp cạnh nhau theo chiều cao. Hỏi: "Các cháu có nhận xét gì về chiều dài, chiều rộng của 2 băng giấy, chiều cao của 2 bồng hoa? - Khi sử dụng 2 băng giấy có chiều dài và chiều rộng khác nhau; chiều dài bằng nhau; chiều rộng khác nhau; chiều dài khác nhau; chiều rộng bằng nhau, chiều dài và chiều rộng bằng nhau... để lẫn các băng giấy vào nhau. Yêu cầu trẻ: + Tìm 2 băng giấy có chiều dài, chiều rộng bằng nhau; 2 băng giấy có chiều dài bằng nhau, chiều rộng khác nhau, chiều dài khác nhau, chiều rộng bằng nhau. + Khi trẻ tìm xong cô hỏi: "Cháu có nhận xét gì về chiều dài, chiều rộng ở 2 băng giấy? Vì sao cháu biết băng giấy xanh dài hơn băng giáy đỏ? " Như vậy để giải quyết nhiệm vụ này, trẻ phải sử dụng đồng thời thao tác tay và mắt. Lúc đầu trẻ ước lượng bằng mắt vàg sử dụng các biện pháp xếp chồng. Sau đó diễn đạt bằng lới nói kết quả thực hiện được. * Sử dụng trò chơi giúp trẻ so sánh đồng thời 2 thông số kích thước: Có một cái ôtô và các khối gỗ xếp thành cái cầu hẹp hơn ôtô, sau đó bảo 1 trẻ cho ôtô đi qua cầu. Hỏi: ôtô có đi qua cầu được không? vì sao ôtô không đi qua cầu được? * Bài tập 3: Thực nghiệm 1: - Yêu cầu: + Trẻ vận dụng kỹ năng so sánh để so sánh, sắp xếp thứ tự về chiều cao của 3 đối tượng - Tiến hành: Cô sử dụng 3 cây hoa có chiều cao khác nhau (hoa đỏ cao nhất hoa vàng thấp hơn, và hoa tím thấp nhất) + Yêu cầu trẻ nhận xét về chiều cao của 3 cây hoa (0,5 điểm) + Cây hoa nào cao nhất? vì sao cây màu đỏ cao nhất? Và cây hoa đỏ cao hơn những cây hoa nào? (2 điểm) + Cây hoa nào thấp hơn? Và thấp hơn những cây hoa nào? Vì sao cây hoa vàng thấp hơn (2 điểm) + Cây hoa nào thấp nhất? Và thấp hơn những cây hoa nào? Vì sao cây hoa màu tím thấp nhất? (2 điểm) + Yêu cầu trẻ sắp xếp những cây hoa từ trái sang phải (từ phải sang trái) theo chiều cao tăng dần (giảm dần) (2,5 điểm) Thực nghiệm 2: Yêu cầu + Trẻ nhận biết, phân biệt độ rộng của 3 đối tượng, diễn đạt được bằng lời "Rộng nhất, hẹp hơn, hẹp nhất". Ôn kỹ năng đặt chồng nhau, dạy kỹ năng xếp theo thứ tự giảm dần về chiều rộng. - Tiến hành: + Cô sử dụng 3 cái thau khác màu có chiều rộng khác nhau. Yêu cầu trẻ nhận xét về chiều rộng của 3 cái thau. + Cô sử dụng 3 cái xô có màu khác nhau và chiều rộng khác nhau. Yêu cầu trẻ so sánh 3 cái xô và chỉ được cái xô nào rộng nhất, cái xô nào hẹp hơn và cái xô nào hẹp nhất... + Yêu cầu trẻ lấy 3 chiếc lá có chiều rộng khác nhau, lấy lá to nhất làm thuyền thả vào thau rộng nhất... * Bài tập 4: Đo khả năng thiết lập mối quan hệ kích thước giữa 5 vật theo chiều rộng cô sử dụng 5 trang giấy có chiều dài bằng nhau, nhưng chiều rộng khác nhau. - Yêu cầu trẻ; + Nhận xét về chiều rộng của 5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde_tai_mot_so_bien_phap_hinh_thanh_bieu_tuong_ve_kich_thuoc.doc
Tài liệu liên quan