Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý ở trường THCS Phan Đình Phùng-Thị xã Tây Ninh

MỤC LỤC

 

A. MỠ ĐẦU:

1. Lý do chọn đề tài trang

2. Đối tượng nghiên cứu: trang

3. Phạm vi nghiên cứu: trang

4. Phương pháp nghiên cứu: trang

B. NỘI DUNG

1. Cơ sở lý luận: trang

2.Cơ sở thực tiển: trang

a. Thực trạng công tác quản lý các cấp trong nhà trường trang

b. Sự cần thiết của đề tài: trang

3. Nội dung vấn đề: trang

a. Một số biện pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý ở trường THCS Phan Đình Phùng: trang

a.1 Tăng cường phát triển Đảng viên trong nhà trường để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác gió dục chính trị trong cán bộ giáo viên trang

a.2 Thực hiện chế độ chính sách và tạo điều kiện để CBGV an tâm làm việc: trang

a.3 Xây dựng các quy chế, nội quy làm việc và phát huy dân chủ nội bộ: trang

a.3.1 Xây dựng các quy chế, nội quy làm việc: trang

a.3.2 Phát huy dân chủ nội bộ trong hoạt động của nhà trường trang

a.4 Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên: trang

a4.1. Bồi dưỡng tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên trang

a.4.2Bồi dưỡng các phương pháp giảng dạy thông qua tập huấn bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học và bồi dưỡng chuyên đề và thực hiện vận dụng công nghệ thông tin vào dạy học: trang

a.5. Xây dựng và tổ chức chỉ đạo kế hoạch nhà trường, đẩy mạnh công tác kiểm tra nội bộ trường học: trang

a.5.1 Xây dựng kế hoạch và tổ chức chỉ đạo thực hiện trang

a.5.2 Phát động thi đua hoàn thành nhiệm vụ trang

a.5.3. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ truờng học trang

b. Kết quả thực hiện các biện pháp: trang

C KẾT LUẬN:

1. Bài học kinh nghiệm trang

2. Hướng phổ biến, áp dụng đề tài: trang

3. Hướng nghiên cứu tiếp đề tài: trang

 

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3121 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý ở trường THCS Phan Đình Phùng-Thị xã Tây Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c sống nhiều khó khăn. Do vậy mức độ đầu tư cho con em trong vấn đề hoc tập còn thấp. * Tình hình đội ngũ giáo viên-nhân viên trường và chất lượng hiệu quả giáo dục: Năm học 2006-2007: - BGH: 1/3 chưa qua đào tạo quản lý trường học - 34 Tỉ lệ giáo viên: 2,1. thừa môn: Anh, Toán, Văn, Sinh, Lý nhưng thiếu môn Công nghệ, GDCD. Giáo viên đa số lớn tuổi. Giáo viên giỏi cơ sở: 9/42 CB-GV-NV. - Đảng viên có 4 (2 BGH, 2 GV)/42 CB-GV-NV, sinh hoạt ghép chi bộ trường Mầm non, 2 trường Tiểu học. - Chất lượng lên lớp thẳng: 95%. Tỉ lệ học sinh khá giỏi chưa cao. Năm học Tỉ số CB-GV-NV CBQL ĐV ĐH CĐ TrC TNC 2006-2007 42 3 4 22 14 4 2 2007-2008 41 2 3 24 13 2 2 2008-2009 41 2 5 25 10 2 2 Do trường loại 3 nên chỉ chia làm 2 tổ chuyên môn (có cả 2 BGH): - Tổ KHTN: 19 - Tổ KHXH: 19 Nhưng để dễ sinh hoạt tổ chuyên môn nhà trường chia làm 4 nhóm chuyên môn: Nhóm 1: Văn-GDCD-Nhạc-Mỹ thuật Nhóm 2: Tiếng Anh-Sử-Địa Nhóm 3: Toán-Lý-Hóa Nhóm 4: Sinh-Hóa-Công nghệ Mỗi nhóm có nhóm trưởng (Tổ trưởng và Tổ phó của 2 tổ KHTN,KHXH) Những năm trước do cơ sở từ huyện Hòa Thành bàn giao về Thị Xã nên chưa được đầu tư mới mọi mặt, Tổ trưởng và Tổ phó chưa qua lớp bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn: chỉ có ¼ đã được bồi dưỡng, làm việc chưa hiệu quả quản lý chưa cao. Công tác phát triển Đảng còn chậm, chưa tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và giáo dục công tác tư tưởng trong giáo viên. Cơ sở vật chất còn rất hạn chế: chỉ có 2 máy vi tính: + 1 dành cho HT-VT-PC-KT + 1 dành cho PHT-các tổ chuuyên môn Đời sống của đa số giáo viên còn thấp, chưa đầu tư tập trung cho công tác. Từ năm học 2006-2007 nhà trường đã tập trung cải tiến công tác quản lý, sắp xếp tổ chức nề nếp làm việc, quy định lại một số nội quy, quy định làm việc trong nhà trường và từng bước đến nay các hoạt động của nhà trường đã đi vào ổn định. b. Sự cần thiết của đề tài: Từ những lý do đã nêu và thực trạng phân tích của trường trong những năm gần đây, trường đã thực hiện cải tiến công tác quản lý và đem lại một số hiệu quả thiết thực góp phần vào công cuộc đổi mới giáo dục của Thị Xã. Vì thế tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý ở trường THCS Phan Đình Phùng-Thị Xã-Tây Ninh” để nghiên cứu và chia sẻ một số kinh nghiệm cùng với các trường bạn. 3. Nội dung vấn đề: a. Một số biện pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý ở trường THCS Phan Đình Phùng: a1. Tăng cường phát triển Đảng viên trong nhà trường để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác giaó dục chính trị trong cán bộ giáo viên: Thực hiện sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng CSVN thông qua chi bộ nhà trường cụ thể hóa các hoạt đông của nhà trường và lãnh đạo nhà trường hoạt động trong khuôn khổ Hiếp pháp và Pháp luật (điều 51-I Nhà xuất bản Chính trị quốc gia). Đảng lãnh đạo nhà trường thực hiện đúng mục tiêu giáo dục, chăm lo bồi dưỡng cán bộ, bố trí, sắp xếp nhân sự trong đơn vị. Phát huy vai trò gương mẫu tiên phong của Đảng viên và làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng thuyết phục và vận động quần chúng thực hiện các Nhị quyết của trường đề ra trong năm học. Thực tế trong những năm trước trường rất ít những Đảng viên (chỉ có 2 Đảng viên). Chi bộ giới thiệu tích cực đến nay đã phát triển được 5 đảng viên và được phân bố giữ vai trò chủ chốt: Tổ TN: 3, Tổ XH: 1, Tổ HC: 1. Đang kiểm tra 1 hồ sơ, đã đưa đi học 3 đối tượng Đảng và dự kiến năm 2009 nâng số Đảng viên chi bộ lên 9 Đảng viên. Tất cả Đảng viên là những ngườii có phẩm chất đạo đức, có năng lực chuyên môn tốt, có kinh nghiệm trong công tác và được quần chúng tín nhiệm, đơn vị phân công phụ trách các công việc quan trọng. Với đội ngũ Đảng viên có đủ phẩm chấtvà năng lực góp phần cho chi bộ trong sạch, vững mạnh và sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên vững lòng tin vào sự lãnh đạo của nhà trường và phát huy tốt khả năng chuyên môn của mình, hoàn thành nhiệm vụ có chất lượng va đạt hiệu quả cao. Chi bộ trường lớn mạnh tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn thể nhà trường: công đoàn, đoàn, đội thông qua đó thực hiện nhiệm vụ chính trị giáo dục tư tưởng chính trị trong cán bộ, giáo viên nhận thức đúng quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng và pháp luât nhà nước, đồng thời đấu trnh chống biểu hiện sai trái có thể dẫn đến làm hạn chế chất lượng và hiệu quả công tác cán bộ, giáo viên trong đơn vị. a2. Thực hiện chế độ chính sách và tạo điều kiện để CBGV an tâm làm việc: Trong Đại hội Đảng VI của Đảng đã quan tâm vấn đề: “Nâng cao vị trí xã hội, chăm lo đời sống…đảm bảo đời sống cho đội ngũ giáo viên…” Tiếp theo NQ HN lần IV BCH TW Đảng khóa VII rồi đến báo cáo chính trị của BCH TW Đảng tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII NQ hội nghị lần II BCH TW Đảng khóa VIII, chỉ thị 40/ CT/ TW Đảng và nhà nước chế độ hcính sách đội ngũ xoay quanh vấn đề chính sách khuyến khích, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhằm để họ có điều kiện làm tốt nhiệm vụ của mình. Đối với đơn vị hàng tháng thực hiện đúng các khoản ngân sách cấp cho CB-GV đều thực hiện, đúng, đủ, kịp thời. Bên cạnh đó, nhà trường cũng quan tâm đến một số giáo viên có hoàn cảnh khó khăn xa trường cũng được sắp xếp giờ dạy hợp lý để có điều kiện sinh sống. trích KP từ CĐ hỗ trợ CB-GV-NV ngày 20/11 6.800.000đ, Tết nguyên đáng một số kinh phí được trích từ quỹ phúc lợi nhà trường 2.600.000đ. hỗ trợ một số giáo viên khó khăn thực hiện tốt các phong trào trong nhà trường 1.400.000đ ( trích từ phong trào học sinh giỏi, phong trào văn nghệ, hoạt động ngoại khóa, quỹ khuyến học…). Trong điều kiện thực hiện một số chế độ nhưng nhờ sự quan tâm trên của nhà trường cũng động viên phần nào CB-GV-NV trong công tác và đó cũng là động lực thúc đẩy sự nỗ lực là việc của mỗi người trong tập thể đơn vị. a3. Xây dựng các quy chế, nội quy làm việc và phát huy dân chủ nội bộ: a3.1. Xây dựng các quy chế, nội quy làm việc: Nhà trường đã tổ chức bộ máy làm việc, tiến hành xây dựng quy chế làm việc ngay từ đầu năm học: quy chế làm việc của đơn vị, của công đoàn, của chuyên môn, của TB-TV của hành chánh. Xac định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên và quan hệ làm việc giữa các bộ phận, cá nhân trong đơn vị. Xây dựng quy chế căn cứ vào điều lệ trường THCS, các văn bản quy định khác của ngành có liên quan và căn cứu vào thực tế tình hình của đơn vị. Khi xây dựng được tiến hành theo từng bước lấy ý kiến thảo luận đóng góp của CB, GV đến hội đồng giáo dục đến hoàn chỉnh quy chế và thông qua hội nghị cán bộ công chức đầu năm thống nhất hoàn cảnh rồi mới đưa vào áp dụng thực hiện. Song song với việc thực hiện quy chế làm việc nhà trường cùng công đoàn đã đưa ra bảng điểm thi đua năm học góp phần quy định rõ ràng cụ thể mức điểm cộng trừ cho từng hoạt động cuả từng thành viên trong đơn vị. Xây dựng lại kỹ cương, nề nếp làm việc trong đơn vị, tăng cường ý thức tổ chức kỷ luật trong mỗi CB, GV, NV, mỗi người tự giác chủ động hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn, khắc phục được tình trạng đi trễ, lên lớp không đúng giờ, lên lớp không giáo án, không đồ dùng dạy học. Thiếu sự chuẩn bị của giáo viên khi lên lớp là nguyên nhân dẫn đến kém hiệu quả và kém chất lượng. Việc lập lại nề nếp kỹ cương làm việc cũng khắc phục tình tạng chồng chéo các bộ phận phục vụ giảng dạy, giúp công tác chuẩn bị và giáng dạy tốt hơn mang lại hiệu quả. Quy chế khi được thực hiện được nhà trường xem xét rút đúc kinh nghiệm để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp kịp thời. Hàng năm nhà trường đã bổ sung, điều chỉnh để quy chế hoàn thiện hơn, phát huy vai trò của CB-GV-NV trong thực hiện nhiệm vụ, phù hợp với sự phát triên của xã hội. a3.2. Phát huy dân chủ nội bộ trong hoạt động của nhà trường: Nhà trường thực hiện phương châm “Dân biết, dân làm, dân kiểm tra” để làm sự nghiệp giáo dục thực sự của dân, do dân và vì dân. Để phát huy quyền làm chủ tập thể và năng lực của cán bộ, gió viên, nhân viên góp phần nâng cao hiệu quả của giáo dục, lặp lại trật tự, kỹ cương trong nhà trường, ngăn chặn đẩy lùi những hoạt động tiêu cực và đưa nhà trường phát triển đúng chủ trương đường lối của Đảng và luật pháp nhà nước. Với mục đích ấy, nhà trường căn cứ NĐ 71/1998/NĐ CP và các văn bản liên quan tiến hành triển khai quy chế dân chủ trong trường học.Cụ thể hóa thành qy chế thực hiện dân chủ trong nhà trường đẩ tất cả CB-GV-NV và học sinh biết và thực hiện. Trong quá trình thực hiện, đơn vị luôn tuân thủ quy chế dân chủ đề ra. Cụ thể: Xây dựng kế hoạch năm học theo quy trình: tranh thủ lấy ý kiến của tập thể từ tổ, giáo viên bàn bạc, đóng góp ý kiến đến bổ sung, điều chỉnh của HĐGD để XH thực hiện sát tình hình thực tế của trường có tính khả thi và có hiệu quả thực tế. Tất cả các hoạt động chuyên môn, tài chính, hành chánh đều được công khai hàng tháng có sự đóng góp điều chỉnh, bổ sung của tâp thể HĐSP, qua lần họp HĐSP hàng tháng. Trong quá trình thực hiện dân chủ trường học, đơn vị đã tạo được sự tin tưởng, đoàn kết thống nhất thực hiện nhiệm vụ, c2ng khó khăn thì càng đoàn kết hơn, chung sức hơn để giải quyết, chưa đẩ xảy ra tiêu cực, mất đoàn kết, làm giảm chất lượng và hiệu quả công tác. a4. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên: a4.1. Bồi dưỡng tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên: Xây dựng đội ngũ giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục. Đối với nhà trường để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục phải nâng cao năng lực trình độ của CB,GV. Thực tế năm học 2006-2007 có 42 CB-GV-NV. Đại học: 22, Cao đẳng: 14, ĐV: 3, TCCT: 1, chứng chỉ A Tin học: 8, Tổ trưởng đã qua lớp bồi dưỡng quản lý: ¼. Trình độ giáo viên còn thấp so với các trường lân cận Thị Xã, nhất là trình độ sử dụng Tin học vì thế việc đổi mới phương pháp ở đây còn chậm so với trường bạn. Để nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục trước mắt cũng như lâu dài cần phải chuẩn hóa đội ngũ và nâng cao hơn nữa tiêu chuẩn của đôi ngũ. Đối với 3 trường hợp chưa hoàn thành chương trình Đại học nhà trường tạo điều kiện để giáo viên hoàn thành chương trình đại học. nhà trường tích cực tạo điều kiện cho 1 giáo viên tham gia học ĐH Văn Hóa Văn Lang, giới thiệu thêm 2 Đảng viên đến năm 2007-2008, giới thiệu đi học TCCT 2 Đảng viên. Động viên khuyến khích học chứng chí A tin học để thực hiện đổi mới phhương pháp dạy học ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đến nay được 30 giáo viên có trình độ A tin học. Trường tạo điều kiện xếp TKB ưu tiên tổ trưởng, tổ phó tham gia bồi dưỡng quản lý lớp TT: 3 GV, đến nay 4/4 tổ trưởng, tổ phó đều đựơc bồi dưỡng quản lý lớp TTCM. Năm học Tổng số CB-GV-NV ĐV ĐH CĐ TCCT CCA Tin Học CBQL có qua lớp bồi dưỡng 2006-2007 42 3 22 14 1 10 3 2007-2008 40 5 25 10 1+2gt 30 6 Tuy là trường còn nhiều khó kkhăn về cơ sở vật chất, nhưng tập thể CB-GV-NV của nhà trường đã không ngừng phấn đấu để tự hoàn thiện mình, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đây là một tiền đề vững chắc để phát triển giáo dục có chấ lượng và hiệu quả. Trường tuy ở trung tâm thị Xã nhưng về cơ sở vật chất trang thiết bị và các phòng chức năng chưa có, phòng học và phòng làm việc xuống cấp không còn giá trị sử dụng nên việc thực hiện đổi mới phương pháp và vận dụng công nghệ thông tin quả thât là môt điều khó khăn. Nhưng không vì thế mà tập thể chùng bước. BGH nhà trường lãnh đạo tập thể giáo viên khắc phục khó khăn phát huy hết năng lực của giáo viên từng bước xây dựng nội lực trường vững mạnh để tạo tiền đề xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. a4.2 Bồi dưỡng các phương pháp giảng dạy thông qua tập huấn bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học và bồi dưỡng chuyên đề và thực hiện vận dụng công nghệ thông tin vào dạy học: Nhà trường muốn nâng cao chất lượng dạy và học nhất thiết phải có giáo viên giỏi, có đội ngũ cán bộ giỏi, có đội ngũ quản lý có nghiệp vụ chuyên môn cao. Đó là bài học thực tiễn của các nước phát triển trong các năn qua không thể lấy “cơm chấm cơm”. Muốn có cán bộ quản lý trong trường thanh tra đánh giá chính xác giờ dạy của giáo viên chuẩn xác phải có đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ. chính vì thế qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn đi học tập trường bạn ở tỉnh khác cũng như trường bạn ở địa phương, nhà trường cử đúng đối tượng tham gia học tập các TT, TP tổ chuyên môn cũng như một số giáo viên cốt cán có năng lực chuyên môn tốt. Đồng thời nhà trường cũng tạo điều kiện thuận lợi, sắp xếp thời khóa biểu ưu tiên, phụ việc lẫn nhau để giáo viên tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn như giáo viên anh văn tham gia học…3/4 giáo viên Mĩ thuật, Âm nhạc, Sử, Địa tham gia bồi dưỡng các lớp giảng dạy giáo án điện tử, sử dụng công nghệ thông tin do Sở giáo dục, Phòng giáo dục tổ chức 100%. Nhà trường cũng quan tâm đến việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin để giảng dạy. Dù trong điều kiện rất khó khăn của trường về cơ sở vật chất nhưng trường cũng dấy lên phong trào ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học bằng việc làm cụ thể như sau: - Giáo viên thống nhất soạn giáo án bằng vi tính 100%. - Năm học 2006-2007: sử dụng đèn chiếu trong giảng dạy 6 tiết/ 1 tuần/ 1 tổ chuyên môn. - Năm học 2007-2008: HKI sử dụng đèn chiếu trong giảng dạy 6 tiết/ 1 tuần/ 1 nhóm chuyên môn. HKII: bổ sung soạn giáo án điện tử 2 tiết/ 1 tuần/ 1 tổ Chuyên môn. - Năm học 2008-2009: soạn và dạy giáo án điện tử 7 tiết/ 1 Hk/ 1 giáo viên. Vì các phòng học không đảm bảo khoảng cách phong chiếu đến chỗ ngồi học sinh nên trường đã cải tạo lại một phòng học làm phòng dạy GAĐT có phong, bảng, một laptop và một máy chiếu đa năng để giáo viên đăng ký giảng dạy bằng cách di chuyển học sinh từ phòng học đến phòng dạy GAĐT. Trong HKI năm học 2008-2009 giáo viên thực hiện theo đúng kế hoạch đã dạy được 209 GAĐT. Đây là một thành công đáng khích lệ của nhà trường trong điều kiện khó khăn nhưng vẫn cố vận dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy theo tinh thần chỉ thị chung của ngành và đã góp phần thu hút tạo sự hấp dẫn cho học tập, thu hút các em không bỏ học vì chán học. Ngoài ra hiệu trưởng còn chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng chuyên đề: Trong năm học 2006-2007 tổ chức được 16 chuyên đề các môn, năm 2007-2008: 19 chuyên đề, năm 2008-2009: 12 chuyên đề. Các chuyên đề được triển khai theo trình tự: lý thuyết có góp ý bàn bạc của tổ chuyên môn và 1 đến 2 tiết minh họa. Sau triển khai giáo viên tổ vận dụng và tổ kiểm tra việc vận dụng chuyên đề đã phổ biến. Với các biện pháp linh hoạt và sáng tạo thích hợp, đúng đắn phù hợp tình hình thực tế đơn vị, với kế hoạch và phối hợp chặt chẽ của các cấp quản lý trong nhà trường. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên không ngừng được nâng cao đáp ứng được nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục đào tạo của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. a.5. Xây dựng và tổ chức chỉ đạo kế hoạch nhà trường, đẩy mạnh công tác kiểm tra nội bộ trường học: a.5.1 Xây dựng kế hoạch và tổ chức chỉ đạo thực hiện: Chất lượng và hiệu quả giáo dục của CB-GV là kết quả của quá trình rèn luyện. Việc xây dựng kế hoạch phải có nhiệm vụ chung và thực tế địa phương và nhà trường. * Kế hoạch chuyên môn: phải tuân thủ quy trình xây dựng để đảm bảo kế hoạch chung của nhà trường, kế hoạch chuyên môn, kế hoạch tổ chuyên môn, kế hoạch cá nhân giáo viên được thống nhất đạt chỉ tiêu chung của năm học. Trong các năm qua, đơn vị luôn tuân thủ quy trình xây dựng kế hoạch, hướng dẫn cán bộ, giáo viên xây dựng kế hoạch tổ, bộ phận và cá nhân tuân thủ yêu cầu trên. Trong quá trình tổ chức thực hiện tạo được sự phối hợp tôt hơn các kế hoạch đề ra, khắc phục tình trạng làm việc thiếu kế hoạch hoặc làm việc không khoa học, không trọng tâm, trọng điểm, sa vào thời vụ vụ việc quên nhiệm vụ chính. Qua đó từng bước phát huy tính tích cực, tinh thần trách nhiệm và nâng cao hiệu quả công tác của từng bộ phận, cá nhân. Nhà trường cùng các tổ xây dựng kế hoạch chuyên môn hàng tháng, tuần công khai thực hiện. * Kế hoạch hoạt động ngoại khóa đã được lên từ đầu năm phối hợp với đội và ban HĐNKLL chia làm các chủ điểm và ở các chủ điểm trọng tâm nào cần thực hiện tập trung, cao điểm như: Đợt 1: Chủ điểm chăm ngoan học giỏi T9-10 Đợt 2: Tôn sư trọng đạo T11 Đợt 3: Kỉ niệm ngày thành lập đoàn 26-3 Đợt 4: Kỉ niệm giải phóng miền nam 30-4 và Quốc tế lao động 1-5 Đây là các chủ điểm lớn, ban hoạt động ngoại khóa xây dựng kế hoạch các phong trào thực hiện và tổng kết khen thưởng. Các kế hoạch phong trào này phải được phối hợp hợp lý với kế hoạch chủ nhiệm mà nhà trường xây dựng trong năm. * Kế hoạch chủ nhiệm: Kế hoạch chủ nhiệm phải được dựa trên kế hoạch chung của nhà trường và các chủ điểm của HĐNKLL để xây dựng. KHCN năm được hiệu trưởng phổ biến đầu năm học và triển khai theo từng tháng với các nội dung theo chủ điển tháng, có điều chỉnh, bổ sung và kiểm tra để thực hiện hoàn chỉnh cụ thể qua phiên họp chủ nhiệm mỗi tháng một lần do hiệu trưởng chủ trì cùng tổng phụ trách Đội. * Kế hoạch các bộ phận: Thư viện-Thiết bị-Hành chánh: Các bộ phận TV-TB xây dựng kế hoạch năm, tháng, tuần hiệu trưởng duyệt và tổ chức thực hiện theo từng tháng. Kế hoạch này phù hợp kế hoạch chuyên môn và theo chỉ đạo của các bộ phận ngành. Cụ thể trong các năm qua trường đã tổ chức thực hiện như sau: + TV-TB lên kế hoạch tháng, hàng tuần công khai thực hiện và rút đúc kết quả thực hiện trong từng tháng. Thiết bị ngoài các nhiệm vụ chuyên môn còn có nhiệm vụ sắp xếp lịch đăng ký dạy GAĐT cho giáo viên theo mỗi ngày trong tuần và hướng dẫn giáo viên sử dụng thiết bị đồng thời tổng kết các công việc thực hiện trong tháng báo cáo lên BGH. + Hành chánh: Xây dựng kế hoạch sắp xếp lưu trữ công văn, thực hiện cặp nhật công văn đi đến, giải quyết các hồ sơ chuyển đi, đến, hồ sơ cắp phát bằng tốt nghiệp và báo cáo về cấp trên. Phân công cụ thể cho BGH, văn thư các phần công việc cần thực hiện trong tháng. Vì thế công việc không chồng chéo lên nhau, báo cáo kịp thời chính xác, lưu trữ công văn khoa học dễ tìm kiếm khi cần. Công tác tài chính xây dựng kế hoạch thu chi năm học cụ thể từng loại quỹ có lưu trữ hồ sơ kế hoạch. Tài vụ thực hiện đầy đủ chế độ CB-GV-NV kịp thời theo quy định hàng tháng, 1-5/ hàng tháng làm bảng lương, quyết toán các khoản về PGD 10-15/ hàng tháng kèm theo các tờ trình (nếu có). Mỗi tháng TTND + HHKT + TQ thực hiện kiểm tra tài chánh một lần các loại hồ sơ, quyết toán thu chi hợp lý đồng thời công khai trước HĐSP hàng tháng ghi nhận phần tồn tại để tháng sau khắc phục làm tốt hơn. a.5.2 Phát động thi đua hoàn thành nhiệm vụ: Tổ chức động viên CB-GV-NV thi đua nhằm phát huy SK, cải tiến phương pháp nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học, làm việc là một biện pháp không thể thiếu trong công tác quản lý nhà trường. Hàng năm, đơn vị phối hợp với các tổ chức trong trường thành lập ban thi đua , xây dựng nội dunng thi đua qua bảng điểm thi đua, căn cứ vào hoạt động của ngành và tình hình thực tế của đơn vị để đề ra yêu cầu phù hợp. Nội dung thi đua được mọi thành viên tham gia thảo luận đóng góp và thống nhất từ cá nhân đến tổ, BTĐ và đến tập thể HĐSP trường. Trong nội dung thi đua, bên cạnh các chỉ tiêu cần đạt trong năm học qua nhà trường còn đề ra yêu cầu đối với việc nâng cao trình độ và mở rộng kiến thức nhằm kính thích CB, GV tích cực học tập ( tin học. ngoại ngữ) đồng thời kết hợp BĐDCMHS và Hội đồng giáo dục địa phương hỗ trợ công tác thi đua, khen thưởng trong trường. Trường phát động 2 phong trào thi đua trong 1 năm học. Mỗi phong trào đều có sổ kết, rút đúc kinh nghiệm và khen thưởng để động viên CB-GV-NV vì lòng yêu nghề mà phát huy năng lực của mình. Ngoài khen thưởng hoàn thành nhiệm vụ còn có chế đô khen thưởng vượt chỉ tiêu thực hiện tốt một số phong trào của nhà trường. Đây cũng là động lực chính dẫn đến nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Tuy nhiên trong các năm qua do tình hình địa phương khó khăn và nhà trường không có kinh phí hỗ trợ từ hội phí của BĐDCMHS nên khen thưởng mỗi đợt thi đua cũng chỉ ở mức động viên, chưa tương ứng với công sức bỏ ra. Đây là điều trăn trở để cán bộ quản lý đơn vị cần tích cực tìm thêm nguồn kinh phí hỗ trợ cho việc khen thưởng tương xứng với công sức CB-GV-NV. a.5.3. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ truờng học: Kiểm tra là một biện pháp không thể thiếu trong công tác quản lý trường học như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói : “Không coi trọng kiểm tra nội bộ trường học tức là tước mất vũ khí cần thiết của người lãnh đạo”. Mục đích kiểm tra là giúp đội ngũ CB-GV ngày càng hoàn thiện hơn trình độ nghiệp vụ, nâng cao nămg lực giảng dạy và giáo dục, đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng đào tạo, sử dụng hợp lý lực lượng lao động trong đơn vị và động viên tinh thần làm việc của mọi người. Thực tế hàng năm vào đấu năm học, đơn vị đều xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ, trọng tâm là kiểm tra toàn diện giáo viên và các bộ phận thực hiện nhiệm vụ trong năm học. Muốn đạt được mục đích thanh tra phải: - Tăng cường nâng cao nhận thức cho các tổ trưởng chuyên môn và các quản lý bộ phận về công tác kiểm tra nội bộ trường học bằng cách đẩy mạnh tuyên truyền về nôi dung cả phương pháp. - Xây dựng lực lượng cộng tác viên cơ sở: Theo lời Bác Hồ dạy: “Thanh tra là tai mắt của trên là bạn của dưới”. vì thế việc xây dựng lực lượng kiểm tra vô cùng quan trọng đảm bảo yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, trung thực, thẳng thắn trong công tác, có đạo đức nghề nghiệp cao, luôn cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp mọi nơi. Trường tôi xây dựng đội ngũ cộng tác viên cơ sở gồm tổ trưởng và tổ phó tổ Tự nhiên và Xã hội(4 Gv), giáo viên giỏi cấp huyện trở lên (giáo viên này do BGH lựa chọn, phụ trách chỉ đạo về nghiệp vụ KTTd và kiểm tra chuyên đề). Lưu ý cộng tác viên phải có thời gian công tác ít nhất 5 năm và ít nhất đạt 2 năm giỏi cấp huyện. - Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác kiểm tra nội bộ trường học: Nội dung công tác bồi dưỡng kiểm tra: kiểm tra về công tác chuyên môn, kiểm tra công tác khác của giáo viên như hoạt động đoàn thể. - Xây dựng kế hoạch kiểm tra: năm, tháng, tuần, hàng ngày cụ thể và có những cuộc kiểm tra đột xuất để nắm được tình hình thực hiện các hoạt động cùa các bộ phận. Kết quả kiểm tra là một trong những cơ sở để xem xét đánh giá xếp loại CB-GV-NV hàng năm. Thực tế ở trường hàng năm tổ chức kiểm tra toàn diện 100% giáo viên ít nhất 2 lần (1 lần/ 1 Hk). Mỗi lần kiểm tra kết quả đều được công khai, rút kinh nghiệm cũng như nhân rộng điển hình những hoạt đông tốt nhằm khuyến khích những Cb, Gv hoàn thiện mình hơn, đồng thời động viên các giáo viên trau dồi năng lực giảng dạy để tránh những sai phạm trong quá trình giảng dạy, giáo dục và công tác của mình. Đối với các bộ phận khác: TV-TB-HC kiểm tra hàng tuần và giúp các bộ phận này hoàn thiện hoạt động của mình theo kế hoạch đề ra và có nhận xét điều chỉnh hàng tháng trong phiên họp hội đồng thường kỳ. Đối với công tác tài chánh: lên lịch kiểm tra hàng tháng ngoài ra còn kiểm tra đột xuất các chứng từ thu, chi có biên bản kiểm tra cụ thể và đề nghị bổ sung, sửa chữa các tồn tại. Đối với công tác hành chánh: thực hiện kiểm tra văn bằng, chứng chỉ, kiểm tra cách lưu trữ côntg văn đi, đến, cấp phát văn bằng, chứng nhận tốt nghiệp cho học sinh… Lưu ý những yêu cầu về tồn tại phải khắc phục đều phải có thời gian để phúc tra. Qua kinh nghiệm cho thấy để đạt được hiệu quả và chất lượng các hoạt động trong nhà trường thì công tác kiểm tra nội bộ phải luôn được tăng cường không được buông lỏng để mọi CB,GV hoàn thành nhiệm vụ của mình. b. Kết quả thực hiện các biện pháp: Từ năm học 2006-2007 đến HKI năm học 2008-2009 thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý trong nhà trường. Trường THCS Phan Đình Phùng đã có những chuyển biến đáng kể, nề nếp kỹ cương được lặp lại. trình độ chuyên môn nghiệp vụ được nâng lên qua các số liệu nêu trên, các bộ phận đi vào hoạt động có nề nếp. Không còn giáo viên đi trễ, về sớm, nghỉ không phép, lãng phí thời gian lên lớp. Giáo viên có ý thức tự giác trong soạn giảng cũng như vận dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy khá tốt. Không xem điều đó là ép buộc mà xem đây là nhiệm vụ yêu cầu của giáo viên trong giai đoạn hiện nay, Tất cả các hoạt động khác bước đầu mang lại một số hiệu quả giáo dục ngày càng tăng. Vẫn giữ vững trường lao động tiên tiến hàng năm với số lượng học sinh giỏi Thị, Tỉnh hàng năm đều có số lượng CSTĐ cơ sở, CSTĐ Tỉnh đều đặn hàng năm từ 13-15 CB-GV từ năm 2006-2007. Đến năm 2007-2008 có 2 CSTĐ Tỉnh và năm học 2008-2009 đăng ký 2 CSTĐ Tỉnh. Đây là một điều đáng khích lệ cho sự nổ lực của đội ngũ CB-GV-NV vượt qua khó khăn, hoàn thiện năng lực và phẩm chất của mình để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác. C. KẾT LUẬN: 1. Bài học kinh nghiệm: Để thực hiện tốt biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý ở trường cần phái thực hiện tốt các vấn đề sau - Cần có chế độ chính sách đãi ngộ giáo viên tốt hơn nữa vì thế nhà trường cần xã hôi hóa giáo dục phát huy các mạnh thường quân đóng góp kinh phí nhằm chăm lo cho CB-GV-NV tốt hơn nữa để họ an tâm công tác, đầu tư hơn nữa trí tuệ vào cải tiến giảng dạy nâng cao hiệu quả. Vì hiện nay đời số

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý ở trường THCS Phan Đình Phùng-Thị Xã-Tây Ninh.doc
Tài liệu liên quan