Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng văn học - chữ viết ở thể loại truyện

Đàm thoại là thông qua các câu hỏi, cô hỏi trẻ trả lời để tăng cường tư duy cho trẻ, hướng trẻ vào việc tri giác cac vật, các hiện tượng ở môi trường xung quanh, các vấn đề nội dung các giá trị nghệ thuật trong truyện, để giúp trẻ cảm thụ tốt ngôn ngữ, thể hiện được thái độ, tính cách của các nhân vật cô giáo cần trò chuyện trao đổi với trẻ về nội dung câu chuyện nhằm mục đích giải thích ý nghĩa của câu chuyện.

Ví dụ: với câu chuyện “Tích Chu” khi dạy trẻ ở hình thức trẻ đã biết tác phẩm

Cô có thể đặt câu hỏi đối với trẻ nhớ tác phẩm.

Cô vừa kể câu chuyện gì?

Trong câu chuyện có những nhân vật nào?

Vì sao Tích Chu lại ở với bà?

Bà đối với Tích Chu như thế nào?

Còn Tích Chu khi lớn lên có biết thương yêu giúp đỡ bà không?

Vì sao bà bị ốm?

Khi bà bị ốm Tích Chu đã làm gì?

Không có ai chăm sóc khi bị ốm chuyện gì đã xảy ra với bà? Bà đã gọi Tích Chu như thế nào?

Khi thấy bà bị biến thành chim thái độ của Tích Chu như thế nào?Tích Chu đã làm gì để cứu bà?

Ai đã bảo Tích Chu đi lấy nước suối tiên để cứu bà? Tích Chu có cứư được bà không?

Khi đàm thoại tôi cho trẻ tạo nhóm và chơi trò chơi “ rung chuông vàng” để trong các đội có sự cạnh tranh, thi đua nhau. Như vậy trẻ sẽ càng hứng thú hơn khi tham gia hoạt động. Và qua mỗi câu chuyện tôi đều chú ý đến bài học giáo dục về đạo đức, về tình cảm mà câu chuyện đó muốn đề cập đến.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3496 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng văn học - chữ viết ở thể loại truyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số biện pháp nâng cao chất lượng văn học _ chữ viết ở thể loại truyện A. ĐẶT VẤN ĐỀ. I. Lí DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận. “ Truyện” là gì nhỉ? Bạn có nghĩ ông cha ta từ xưa tới nay kể cho con cháu nghe những câu chuyện chỉ để giả trí hay những câu chuyện đó còn mang một dụng ý xa xôi khác. Với riêng tôi mỗi câu chuyện được nghe, được đọc chính là một bài học đạo đức làm người mà không dễ gì ta tìm học được từ cuộc sống. Có lẽ vì thế mà những câu chuyện cổ không bao giờ bị mất đi hoặc phai mờ theo năm tháng. Những câu chuyện đó đã ăn sâu vào trong máu của chúng ta ngay từ tấm bé,và trẻ ở lứa tuổi mầm non là lứa tuổi dễ tiếp thu những bài học đạo đức qua nhũng câu chuyện nhất, về lũng nhõn hậu, bao dung, biết quan tõm chia sẻ với người khỏc . Tôi luôn tự đặt câu hỏi trẻ sẽ học được gì từ cô giáo khi trẻ đến trường, và sẽ học được gì khi trẻ ở nhà với ông bà, cha mẹ. Tôi có thể ví tâm hồn trẻ giống như một khối pha lê rất dễ vỡ đặc biệt là ở lứa tuổi mầm non. Vì vậy mà việc lựa chọn những câu chuyện kể cho trẻ nghe phải phù hợp, phải để trẻ thấy được người tốt, thật thà, chăm chỉ thì sẽ luôn đựoc giúp đỡ, và những kẻ xấu sẽ bị trừng phạt. Những người dũng cảm biết giúp kẻ yếu thì sẽ gặp điều hạnh phúc. Khi đất nước ta đang ngày càng phát triển thì một số bộ phận thanh thiếu niên trở nên sa đoạ cả về đạo đức lối sống lẫn tâm hồn. Chính vì vậy mà nghành giáo dục đã và đang quan tâm nhiều hơn tới việc đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước. Đặc biệt là nghành giáo dục mầm non nơi ươm mầm cho cả một thế hệ thì việc nghiên cứu những hình thức nào phù hợp để chuyển tải những tri thức cần thiết đến trẻ nhằm giỳp cỏc em phỏt triển một cỏch toàn diện. Riêng những tri thức về văn học được mang đến cho cỏc em bằng nhiều hỡnh thức khỏc nhau, và cho trẻ làm quen với các câu chuyện là hỡnh thức giỏo dục mang tớnh tớch hơp cao và là hoạt động đầy sức hấp dẫn lý thỳ.nú đem lại cho trẻ nềm vui, sự say mờ,trớ tưởng tượng sỏng tạo, và qua mỗi câu chuyện trẻ không chỉ rút ra những bài học về tình người, về cách sống. Và trong mỗi câu chuyện còn có những tấm gương về lòng dũng cảm, sự bao dung mà trẻ noi theo... 2. Cơ sở thực tiễn. Thực tế việc dạy tiết truyện cho trẻ 4-5 tuổi ở khối tôi chưa nổi bật, chưa sõu. Đa số tiết kể chuỵên của giỏo viờn chỉ dừng lại ở việc chuyền thụ tỏc phẩm mà chưa giới thiệu hết được cỏi hay, cỏi đẹp, ý nghĩa sâu xa về đạo đức làm người mà mỗi câu chuyện muốn nói tới... đối với sự phỏt triển của trẻ đồng thời nhằm thực hiện tốt một trong những nội dung của phong trào xõy dựng " trường học thõn thiện, học sinh tớch cực" mà ngành giỏo dục và nhà trường đó phỏt động lờn tụi đó lựa chọn đề tài" Một số biện phỏp nõng cao chất lượng làm quen Văn học và chữ viết thể loại truyện cho lứa tuổi 4-5 tuổi II. NHỮNG THUẬN LỢI – KHể KHĂN KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI. Thuận lợi. - Trẻ đến lớp đạt tỷ lệ chuyờn chăm cao, nhận thức của trẻ khỏ đồng đều. - Đồ dựng đồ chơi phục vụ cho hoạt động" làm quen văn học-làm quen chữ viết" ở thể loại truyện tương đối đầy đủ phũng nhúm thoỏng mỏt rộng rói thuận lợi cho việc tổ chức cỏc hoạt động. - Giỏo viờn đứng lớp đều đó cú trỡnh độ chuyờn mụn. 2. Khú khăn. - Số trẻ trong một lớp khỏ đụng khiến cho việc thực hiện cỏc hoạt động còn lỳng tỳng. - Cơ sở vật chất trang trớ thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động làm quen văn học và chữ viết ở thể loại truyện cũn thiếu. - Đa số trang ảnh đồ dựng đó cũ chưa cú sức hấp dẫn trẻ. Mụi trường để trẻ hoạt động một cỏch tớch cực khi tham gia hoạt động tạo hình chưa phong phú - Đa số thời gian của giỏo viờn ở trờn lớp là giành cho việc chăm súc và giỏo dục trẻ từ bữa ăn đến giấc ngủ..nờn thời gian để giỏo viờn đầu tư làm đồ dựng đồ chơi cũn hạn chế. - Khi kể chuyện cho trẻ nghe cô giáo chưa thật sự nhập tâm vào câu chuyện nên việc truyền thụ cho trẻ về tác phẩm chưa sâu. Đặc biệt là khi kể cô chưa chú ý vào tâm trạng, thái độ của các nhân vật nên trẻ chưa học hỏi được gì cho bản thân, mà còn làm mất đi tính nhân văn của câu chuyện hơn nữa việc mở rộng vốn từ cho trẻ cú lỳc cũn hạn chế. Chớnh từ những hạn chế trờn đó ảnh hưởng đến việc thực hiện thể loại này. Đứng trước những khú khăn nờu trờn song với lũng yờu nghề mếm trẻ, sự say mờ với hoạt động văn học ở thể loại truyện. Bản thõn tụi đã tự tỡm tũi học hỏi, rỳt kinh nghiệm qua cỏc hoạt động giỏo dục trong ngày. Cựng với sự giỳp đỡ tạo điều kiện của ban giỏm hiệu và tập thể giỏo viờn trong nhà trường... giỳp đỡ tụi tỡm ra những biện phỏp, kinh nghiệm để thực hiện tốt hoạt động hoạt động làm quen văn học- làm quen chữ viết" ở thể loại truyện III. MỤC ĐÍCH NGHIấN CỨU. Trờn cơ sở tỡm hiểu lý luận, thực tiễn đề tài này trỡnh bày một số biờn phỏp kinh nghiệm cửa bản thõn tụi" nõng cao chất lượng làm quen văn học và chữ viết ở thể loại truyện IV.PHẠM VI NGHIấN CƯU. Trong đề tài này tụi chỉ xin trỡnh bày một số biện phỏp giỳp trẻ mẫu giỏo 4-5 tuổi tại lớp tụi cú khả năng cảm thụ văn học tốt hơn, hứng thỳ hơn với cỏc hoạt động học. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. 1. Điều tra thực trạng. Để tiến hành nõng cao chất lượng làm quen văn học ở thể loại truyện cho trẻ 4-5 tuổi đạt kết quả tụi đó khảo sỏt tỡnh hỡnh thực tế tại lớp tụi. Tụi thấy kết quả như sau. Tổng số trẻ Tốt Khỏ Đạt yờu cầu Khụng ĐYC 35 13 9 8 5 Qua bảng thống kờ trờn tụi thấy tỷ lệ khỏ giỏi của lớp cũn thấp do vậy tụi đó mạnh dạn đưa ra những biện phỏp nõng cao như sau: 2. Chuẩn bị tốt cho tiết dạy về thể loại truyện Muốn hoạt động của tiết dạy truyện đạt kết quả cao thỡ phải cú sự chuẩn bị chu đỏo của giỏo viờn. Trong quỏ trỡnh chuẩn bị giỏo viờn phải nghiờn cứu kỹ từng câu chuyện để nắm được tư tưởng của tác phẩm, xác dịnh được cách kể cho các nhân vật các sự kiện. Người đọc phải truyền đạt nội dung một cỏch say mờ giống như bản thân họ chính là một nhõn chứng về những sự kiện đang diễn ra vừa thụng cảm, vừa phờn phỏn hay vừa buộc tội... Trong khi đọc tụi chỳ ý khụng ngọng và cố gắng thể hiện hết tỡnh cảm , thái độ của mỗi nhân vật trong từng câu chuyện. Tức là khi kể chúng ta sẽ dễ dàng sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ ( nét mặt, động tác, ánh mắt ) để giúp trẻ hứng thú vào câu chuyện cô kể. Vớ dụ: Trong câu chuyện “ Tích Chu” ở chủ điểm gia đình. Tụi chỳ ý kể chậm nhẹ nhàng và chỳ ý thể hiện rõ thái độ, giọng nói của từng nhân vật. Giọng của người dẫn chuyện tôi kể bình thường, nhẹ nhàng, nhưng khi sang giọng của bà lại khác, vì bà đã già lại đang ốm lên thể hiện giọng kể hơi run, chậm làm như bạn chính là bà nói mãi mới lên câu, vẻ mặt thì nhăn nhó vì đau ốm. Sang giọng của Tích Chu khi thấy bà biến thành chim thì hốt hoảng, vừa kể cô không chỉ chú ý vào giọng kể của mình mà còn chú ý thể hiện qua cả nét mặt. Giọng của bà tiên thì vừa vang lại vừa ân cần, nét mặt vừa tôn nghiêm nhưng cũng thể hiện sự gần gũi. Tụi hiểu rằng: tụi phải truyền đạt tới trẻ để trẻ cảm nhận cụng lao của cha, mẹ ông, bà giành cho trẻ nên trước khi dạy trẻ những câu chuyện đó tôi đã luyện đọc, tập thể hiện rất nhiều và đặc biệt không ngọng. Hay trong câu chuyện “ Cáo thỏ và gà trống” ở chủ điểm động vật, vì có nhiều nhân vật nên việc phân rõ các nhân vật để trẻ biết là rất quan trọng, cô sẽ phải dành nhiều thời gian hơn để lựa chọn giọng kể, cách truyền thụ nào cho phù hợp cho từng nhân vật Giọng của cáo vừa gian ác nhưng cũng thể hiện được cái uy để kẻ yếu phải run sợ. Giọng của thỏ thì run, nức nở khi kể chuyện mình bị cáo đuổi ra khỏi nhà như thế nào. Còn chó và gấu có thái độ an ủi thỏ như thế nào, và nét mặt thì run sợ khi nghe thấy tiếng quát của cáo nói vọng ra. Riêng đến nhân vật gà trống thì người kể phải thể hiện được cái uy trên gương mặt, giọng nói thì đanh, tiếng quát to rõ ràng mà vẫn giữ được uy nghiêm khiến kẻ ác như cáo cũng phải sợ. Khi dạy trẻ tôi kể chậm, tình cảm để thể hiện được cái hay, ý nghĩa sâu xa mà tác phẩm muốn nói đến Như vậy việc kể diễn cảm đã giúp trẻ nhận được nội dung, tính cách, thái độ của từng nhân vật 3. Gây hứng thú thu hút trẻ tham gia vào hoạt động kể chuyện Để trẻ thoải mái, hứng thú tiếp thu bài tự nhiên, không gò bó thì việc gây hứng thú cho trẻ tham gia vào các hoạt động là rất quan trọng. Bởi trẻ được học qua chơi, chơi mà học nên tôi luôn cố gắng lựa chọn những trò chơi, câu đố phù hợp để dẫn dắt trẻ vào bài, tạo cho trẻ cảm giác hoc mà như chơi, chơi mà như học. Ví dụ: ở câu chuyện “ sự tích cây khoai lang”tôi kể cho trẻ nghe dưới hình thức trẻ chưa biết nên tôi cho trẻ chơi trò chơi chiếc túi kỳ diệu. Tôi cho trẻ lên khám phá xem trong túi có gì?( cô bỏ củ khoai lang vào túi) rồi dẫn dắt trẻ vào câu chuyện ở câu chuyện “ cáo thỏ và gà trống” tôi lựa chọn hình thức trẻ đã biết nên khi gây hứng thú vào bài tôi cho trẻ hát bài “ con gà trống” sau đó cô cho trẻ quan sát tranh hỏi trẻ về những nhân vật trong tranh đó có trong câu chuyện nào rồi mới kể cho trẻ nghe. Và cuối mỗi tiếi kể chuyện nếu có băng đĩa phim của câu chuyện đó tôi có thể mở cho trẻ xem để trẻ nhớ kỹ về tác phẩm. 4. Trao đổi đàm thoại dạy trẻ kể chuyện Đàm thoại là thông qua các câu hỏi, cô hỏi trẻ trả lời để tăng cường tư duy cho trẻ, hướng trẻ vào việc tri giác cac vật, các hiện tượng ở môi trường xung quanh, các vấn đề nội dung các giá trị nghệ thuật trong truyện, để giúp trẻ cảm thụ tốt ngôn ngữ, thể hiện được thái độ, tính cách của các nhân vật cô giáo cần trò chuyện trao đổi với trẻ về nội dung câu chuyện nhằm mục đích giải thích ý nghĩa của câu chuyện. Ví dụ: với câu chuyện “Tích Chu” khi dạy trẻ ở hình thức trẻ đã biết tác phẩm Cô có thể đặt câu hỏi đối với trẻ nhớ tác phẩm. Cô vừa kể câu chuyện gì? Trong câu chuyện có những nhân vật nào? Vì sao Tích Chu lại ở với bà? Bà đối với Tích Chu như thế nào? Còn Tích Chu khi lớn lên có biết thương yêu giúp đỡ bà không? Vì sao bà bị ốm? Khi bà bị ốm Tích Chu đã làm gì? Không có ai chăm sóc khi bị ốm chuyện gì đã xảy ra với bà? Bà đã gọi Tích Chu như thế nào? Khi thấy bà bị biến thành chim thái độ của Tích Chu như thế nào?Tích Chu đã làm gì để cứu bà? Ai đã bảo Tích Chu đi lấy nước suối tiên để cứu bà? Tích Chu có cứư được bà không? Khi đàm thoại tôi cho trẻ tạo nhóm và chơi trò chơi “ rung chuông vàng” để trong các đội có sự cạnh tranh, thi đua nhau. Như vậy trẻ sẽ càng hứng thú hơn khi tham gia hoạt động. Và qua mỗi câu chuyện tôi đều chú ý đến bài học giáo dục về đạo đức, về tình cảm mà câu chuyện đó muốn đề cập đến. 5. Dạy trẻ kể chuyện Tuỳ vào khả năng của trẻ tôi có thể dạy trẻ kể toàn bộ tác phẩm hay phân thành nhiều đoạn khác nhau để dạy trẻ nhằm đảm bảo sự trọn vẹn của tình tiết câu chuyện. Đối với những câu chuyện mà các nhân vật đươc phân rõ tôi cũng có thể lựa chọn hình thức dạy trẻ kể theo phân vai. Tôi cho trẻ nhận vai của mình và học thuộc lời của vai đó. Còn vai người dẫn chuyện cô sẽ đảm nhiệm hoặc giao cho trẻ nhanh nhẹn, giỏi nhất đảm nhiệm. Khi người dẫn chuyện dừng ở vai nào thì trẻ ở vai đó thể hiện. Ví dụ : trong truyện “ Cáo, thỏ và gà trống” Khi người dẫn chuyện dừng ở vai của thỏ thi bạn đóng vai thỏ thể hiện vai của mình. Cô chú ý dạy trẻ tỏ thái độ của nhân vật mà trẻ đóng. ở trong câu chuyện này thì thái độ của thỏ vừa run sợ khi nhắc đến cáo, vừa tỏ vẻ thất vọng khi kể cho chó, gấu, gà trống nghe hoàn cảnh của mình. 7. áp dụng phương tiện hiện đại vào việc giảng dạy Tôi đã sử dụng một số phương tiện hiện đại vào quá trình giảng dạy như máy chiếu, ti vi đầu đĩa để kích thích trí tò mò và thích khám phá của trẻ. Ví dụ: tôi cho trẻ chơi trò chơi “ ô cửa bí mật” để dạy trẻ kể lại truyện theo phân đoạn. Tức là khi trẻ mở ra ô cửa nào có hình của bức tranh có liên quan đến câu chuyện ở đoạn nào thì trẻ sẽ kể ở đoạn đó. Khi tất cả các ô cửa được mở ra, cô sẽ cho trẻ sắp xếp lại các bức tranh theo trình tự câu chuyện và cho một trẻ lên kể lại toàn bộ câu chuyện qua các bức tranh đó. 8. Trích hợp lồng ghép văn học vào các hoạt động khác. Với phương pháp dạy tích hợp với nhiều nội dung được lồng ghép trong các hoạt động thì việc lựa chọn thời điểm cho trẻ làm quen với mỗi câu chuyện là khác nhau. Tôi có thể đọc hoặc kể cho trẻ nghe những câu chuyện mới hoặc cho trẻ kể lại cùng cô câu chuyện cũ ở trong giờ đón, trả trẻ. ở góc văn học tôi treo những bức tranh minh hoạ có các nhân vật trong các câu chuyện mà chủ đề đang học có, để trẻ có thể tự sáng tạo và kể chuyện qua tranh. Để trẻ hứng thú hơn và hiểu rõ hơn về tác phẩm mình vừa kể tôi đã tìm một số băng hình, câu chuyện được dựng thành phim để mở cho trẻ xem vào giờ đón trẻ hoặc trả trẻ. Kết quả đạt được: Trẻ rất hứng thú say mê với các hoạt động kể chuyện. Đồng thời ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh mẽ, trẻ mạnh dạn tự tin hơn khi tham gia kể chuyện cùng cô, hay tham gia vào các hoạt động khác. 7. áp dụng phương tiện hiện đại vào việc giảng dạy Tôi đã sử dụng một số phương tiện hiện đại vào quá trình giảng dạy như máy chiếu, ti vi đầu đĩa để kích thích trí tò mò và thích khám phá của trẻ. Ví dụ: tôi cho trẻ chơi trò chơi “ ô cửa bí mật” để dạy trẻ kể lại truyện theo phân đoạn. Tức là khi trẻ mở ra ô cửa nào có hình của bức tranh có liên quan đến câu chuyện ở đoạn nào thì trẻ sẽ kể ở đoạn đó. Khi tất cả các ô cửa được mở ra, cô sẽ cho trẻ sắp xếp lại các bức tranh theo trình tự câu chuyện và cho một trẻ lên kể lại toàn bộ câu chuyện qua các bức tranh đó. III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Số trẻ Tốt Khá Đạt yêu cầu Không đạt yêu cầu 30 16 14 4 1 IV. Bài học kinh nghiệm. Qua việc nghiên cứu đề tài tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm sau: - Giáo nắm chắc phương pháp giảng dạy, linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức các tiết học. - Dựa vào tình hình thực tế của lớp để lên kế hoạch soạn giảng cho phù hợp. - Lựa chọn lồng ghép, tích hợp các lĩnh vực khác nhau vào các hoạt động cho phù hợp. - Chú ý tính tích cực ở trẻ, lấy trẻ làm trung tâm, trẻ được tìm hiểu, khám phá, giải quyết vấn đề. C. Kết luận và một số kiến nghị. 1. Kết luận. Đất nước ta đang bướng vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc “ trồng người” của giáo viên mầm non càng quan trọng hơn. Bởi chính giáo viên mầm non là người đặt nền móng đào tạo nên những lớp người mới có đầy đủ: đức, trí,thể, mỹ cho tương lai của đất nước. Nhưng phải dạy trẻ như thế nào thì cần phải có sự kết hợp nhịp nhàng giữa cô giáo với các bậc phụ huynh. Sự kết hợp này có giá trị làm cho những tác phẩm văn học mãi mãi là nguồn sữa tươi mát, trong lành nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. 2. Một số kiến nghị. - Nhằm đẩy mạnh hơn nữa phong trào " xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực" với nội dung: Tích cực dạy trẻ tham gia vào các hoạt động văn học đặc biệt là giờ học kể chuyện có kết quả cao tôi xin đề nghị các cấp giáo dục thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề, tổ chức tham gia học hỏi các tiết mẫu để đông đảo giáo viên được tham dự trao đổi rút kinh nghiệm. - Cần tạo thêm môi trường cho trẻ làm quen văn học ở thể loại truyện phong phú hơn, hấp dẫn hơn ở khuôn viên nhà trường chứ không dừng ở lớp học. Trên đây là một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với thể loại truyện. Tuy đã đầu tư nhiều thời gian và công sức nhưng những biện pháp trên vẫn chưa được hoàn thiện. Rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo để những biện pháp trên hoàn thiện hơn, để giúp trẻ học tốt hơn trong giờ kể chuyện Tôi xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số biện pháp nâng cao chất lượng văn học _ chữ viết ở thể loại truyện.doc
Tài liệu liên quan