Lời mở đầu 1
Chương một 3
Những vấn đề lý luận chung về đấu thầu và tổ chức lập giá dự thầu trong hoạt động mua bán của doanh nghiệp. 3
1.1- Thực chất và vai trò của phương thức đấu thầu trong hoạt động mua bán của doanh nghiệp. 3
1.1.1 Thực chất và đặc điểm của đấu thầu mua bán thiết bị trong hoạt động mua bán của doanh nghiệp. 3
1.1.1.1 Thực chất của đấu thầu trong hoạt động mua bán của doanh nghiệp. 3
1.1.1.2 Đặc điểm của đấu thầu mua bán hàng hoá thiết bị 7
1.1.2 Vai trò của đấu thầu mua bán trong hoạt động mua bán của doanh nghiệp. 8
1.1.2.1 Đối với chủ đầu tư. 8
1.1.2.2 Đối với nhà thầu 9
1.2 Giá dự thầu và các nhân tố tác động tới công tác lập giá dự thầu. 9
1.2.1 Giá dự thầu và các yếu tố cấu thành chi phí trong giá dự thầu. 9
1.2.1.1 Khái niệm về giá dự thầu. 9
1.2.1.2 Các yếu tố cấu thành chi phí trong giá dự thầu. 10
1.2.1.2.1 Dự toán các loại chi phí trong giá dự thầu. 10
1.2.1.2.2 Mức lãi mà nhà thầu dự kiến thu được. 12
1.2.2 Các nhân tố tác động tới công tác lập giá dự thầu. 13
1.2.2.1 Các nhân tố thuộc quan hệ cung cầu. 13
2.2.2 Các nhân tố thuộc về yếu tố chi phí. 14
1.3 Phương pháp xác định giá dự thầu. 15
1.3.1 Căn cứ để xác định giá dự thầu. 15
1.3.2 Nội dung phương pháp xác định giá dự thầu. 15
1.3.2.1 Nội dung xác định giá dự thầu. 15
1.3.2.2 Phương pháp xác định giá dự thầu 17
Chương Hai 19
phân tích thực trạng công tác lập giá dự thầu ở Công ty thiết bị y tế TW1 - Hà Nội. 19
2.1 Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới công tác lập giá dự thầu ở Công ty thiết bị y tế TW1 - Hà Nội 19
65 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập giá dự thầu trong đấu thầu mua sắm thiết bị tại Công ty thiết bị y tế TW1 - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uan tốt hơn.
- Các cửa hàng: giới thiệu và bán hàng hoá, tổ chức quan hệ với các cơ sở kinh tế khác hoặc cá nhân tạo nguồn hàng theo quy định của công ty.
Đẩy mạnh bán hàng ứ đọng, liên hệ với phòng ban, bộ phận khác trong công ty để thực hiện các quy định khoán của cửa hàng, bảo đảm doanh số, vốn, tài sản cửa hàng.
- Kho: bảo quản lưu giữ các hàng hoá của công ty, sắp xếp kho hàng hợp lý, khoa học bảo đảm an toàn, hàng dễ thấy, dễ lấy sạch sẽ. Tổ chức quản lý hàng hoá nhập xuất lưu giữ tại kho phân công thủ kho hợp lý với khả năng, trình độ yêu cầu kỹ thuật. Tổ chức bảo quản không để hàng hoá xuống cấp, đóng gói theo yêu cầu khách hàng và của công ty, bảo đảm an toàn lao động về hàng hoá và con người.
2.1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác lập giá trị thầu của công ty thiết bị y tế TW 1 - Hà Nội.
2.1.3.1 Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh.
Theo giấy phép hành nghề số 108586 ngày 2/6/1993 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp thì Công ty thực hiện kinh doanh trên các lĩnh vực sau:
- Thực hiện kinh doanh thiết bị y tế gồm: kinh doanh xuất nhập khẩu các loại thiết bị, dụng cụ y tế, hoá chất cho chống dịch và xét nghiệm các loại chế phẩm sinh học như vacxin, các loại test chuẩn đoán bệnh, ô tô cứu thương các loại.
- Thực hiện dịch vụ hậu cần cho các chương trình viện trợ của các tổ chức quốc tế và phi Chính phủ cho Việt Nam và các chương trình quốc gia của Việt Nam.
- Thực hiện kinh doanh uỷ thác và các dịch vụ khác.
Như vậy: có thể thấy rằng Công ty thiết bị y tế TW1 - Hà Nội có ngành nghề kinh doanh rộng tạo ra khả năng nhận thầu và thực hiện khá đa dạng về các chủng loại hàng hoá thiết bị trong ngành y tế. Cùng với điều đó một điều có thể nhận thấy là trong hoạt động của ngành y tế bao giờ cũng cần hội đủ ba yếu tố cơ bản đó là: thày thuốc, thuốc và trang thiết bị y tế. Vai trò của thuốc và thày thuốc đã được khẳng định từ lâu. Nhưng hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại không thể không nói đến sự cần thiết của các trang thiết bị y tế. Nếu không có những dụng cụ đơn giản như nhiệt kế y học, ống nghe, búa gõ phản xạ đến những loại thiết bị hiện đại như: máy điện tim, điện não X quang, siêu âm, nội soi, Công ty - Scanner, MR1 thì người thày thuốc khó có thể chuẩn đoán bệnh chính xác để nhanh chóng cứu chữa người bệnh. Chính vì vậy thiết bị y tế là một hàng hoá đặc biệt bởi nó liên quan trực tiếp đến sức khoẻ con người. Nhờ các thiết bị y tế cung cấp các thông số cơ bản mà người thầy thuốc có thể chuẩn đoán bệnh chính xác. Do vậy có thể thấy mặt hàng thiết bị y tế có một số đặc điểm khác với hàng hoá thông thường ở những điểm sau:
- Trang thiết bị y tế là một hàng hoá nghiêm ngặt về độ an toàn, chính xác, độ ổn định và độ bền vững cơ học, đặc biệt với những chi tiết cơ khí, quang học cực kỳ nhỏ bé, tinh xảo như: thiết bị dùng trong nội soi, mổ nội soi. Vì vậy đã tác động rất lớn đến công tác bảo quản trang thiết bị cả trong khâu vận chuyển cũng như tại kho, cửa hàng. Do đó cũng có ảnh hưởng làm tăng chi phí vận chuyển, bảo quản. Điều này làm biến động ít nhiều đến việc xác định giá dự thầu buộc các nhà thầu phải đưa khoản mục chi phí này vào giá dự thầu.
- Trang thiết bị y tế là sản phẩm liên quan đến những thành tựu mới nhất của ngành khoa học công nghệ: điện tử, cơ khí chính xác, quang học, tin học, hoá học, sinh học và vật liệu mới. Cho nên nó có cấu tạo phức tạp đòi hỏi phải có bảo hành, sửa chữa, phụ tùng thay thế do vậy mà giá thành của trang thiết bị y tế rất đắt từ vài USD (như nhiệt kế y học điện tử) đến vài triệu USD (Máy MR1, máy chụp mạch 2 bình điện (cho nên mỗi nhà thầu luôn phải căn nhắc đưa ra mức giá dự thầu hợp lý để vừa bảo đảm bù đắp các chi phí bỏ ra vừa đạt mức lãi vừa phải với xác suất trúng thầu cao. Có khi chênh lệch nhau vài triệu cũng quyết định khả năng trúng thầu của nhà thầu.
- Do sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ y học nên mặt hàng thiết bị y có chu kỳ sống của sản phẩm thấp. Do đó đòi hỏi nhà thầu luôn phải đưa ra từng mức giá gắn với từng giai đoạn của chu kỳ sống của nó.
- Mặt khác thiết bị y tế là sản phẩm liên quan đến sức khoẻ con người. Do vậy sản phẩm thường có cấu hình chuẩn cùng các đặc điểm kỹ thuật tương tự nhau. Vì vậy mà trong dự thầu thường thì điểm kỹ thuật chênh lệch nhau không nhiều nên đòi hỏi trong công tác lập giá dự thầu nhà thầu phải đưa ra được mức giá thấp mới có khả năng thắng thầu cao.
Chúng ta có thể thấy được mặt hàng kinh tế chủ yếu của Công ty được cho ở bảng dưới đây.
Biểu 1 - Một số mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty.
STT
Tên hàng và quy cách
Nước sản xuất
ĐVT
Giá trị
1
Máy phân tích thở ST 250
Nhật
Cái
2
Máy siêu âm xách tay
Nhật
Cái
3
Máy X - quang cả sóng
Nhật
Cái
4
Máy điện não
Nhật
Cái
5
Tủ ấm WM 200
Đức
Cái
6
Máy lọc thận
Nhật
Cái
7
Xe cứu thương Toyota
Nhật
Cái
8
Xe ô tô UAZ
Nga
Cái
9
Máy răng Pratik - A
Sec
Cái
10
Nồi cất nước 201/h
Trung Quốc
Cái
11
Tủ sấy 101 - 1
Trung Quốc
Cái
12
Tủ sấy 101 - 3
Trung Quốc
Cái
13
Máy đọc
Nhật
Cái
14
Máy rửa
Nhật
Cái
15
Máy ủ
Nhật
Cái
16
Máy in
Nhật
Cái
17
Máy nghe tim thai
Nhật
Cái
18
Máy điện tim 1 cần
Nhật
Cái
19
Máy X - quang
Hungary
Cái
20
Bộ đốt điện 932
Trung Quốc
Cái
21
Huyết áp kế các loại
Nhật
Cái
22
ống nghe
Nhật
Cái
23
Giấy ghi điện tim 1 cần
Nhật
Cuộn
24
Cân đồng hồ có thước đo
Nhật
Cái
25
Ghế đấu quay
Việt Nam
Cái
26
Phim X-quang các cỡ
Bỉ
Hộp
27
Thuốc rửa phim
Bỉ
Gói
28
Gel siêu âm
Nhật
Kg
29
Imperator 50 EC
Anh
lít
30
Kẽm oxuyt
Nga
Kg
31
Nồi hấp BK 75
Nga
Cái
32
Bơm tiêm các loại
Trung Quốc
Cái
33
Kim tiêm các loại
Trung Quốc
Cái
34
Malathion
Nhật
lít
35
Vòng T Cu
Hà Lan
Cái
36
Kim truyền cánh bướm
Nhật
Cái
37
Máy nội soi các loại
Nhật
Cái
2.1.3.2 Đặc điểm về thị trường và khách hàng.
Như phần trên đã đề cập do đặc thù của mặt hàng kinh doanh của Công ty là các thiết bị hoá chất dùng trong y tế. Cho nên đối tượng phục vụ chính của Công ty là các cơ sở y tế ở Trung ương, địa phương và các ngành khác. Do vậy trang thiết bị y tế tiêu thụ không được nhiều như các sản phẩm tiêu dùng khác. Mặt khác phần lớn các cơ sở y tế này hoạt động dựa chủ yếu vào nguồn ngân sách của Nhà nước cấp. Vì thế công tác quản lý Nhà nước về mọi hoạt động của ngành trang thiết bị y tế có một tầm quan trọng đặc biệt nhất là trong điều kiện ngân sách y tế của nước ta còn đang hạn chế vào loại thấp nhất trong khu vực. Do đó vấn đề sử dụng có hiệu quả và cân nhắc các yếu tố chi phí hiện nay đang là vấn đề bức xúc trong quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực này. Điều này cũng tác động không nhỏ tới công tác lập giá dự thầu của Công ty. Bởi phần lớn các gói thầu mà chủ đầu tư mời thầu thì nguồn vốn thực hiện được trên phân bố xuống. Vì vậy vấn đề đặt ra là ngoài việc định giá hợp lý để bảo đảm khả năng thắng thầu thì vấn đề quan trọng là giá dự thầu phải thấp hơn giá dự toán của chủ đầu tư.
Mặt khác tính đặc thù của việc mua sắm thiết bị y tế cũng tác động không nhỏ tới công tác lập giá dự thầu của Công ty. Việc mua sắm sẽ rất đơn giản nếu dùng tiền cá nhân để mua một cặp sốt vì yêu cầu kỹ thuật của nó rất đơn giản và người dân mua bằng tiền của chính mình để gia đình và chính mình sử dụng. Thế nhưng việc mua sắm trang thiết bị y tế hiện đại cho một cơ sở y tế lại có tầm quan trọng đặc biệt và phức tạp. Đặc biệt ở chỗ việc mua sắm được quyết định bởi tập thể chứ không phải cá nhân và người sử dụng không phải phục vụ cho mình mà cho cả cộng đồng. Tính phức tạp thể hiện để có một quyết định mua một trang thiết bị y tế cần phải có thông tin về cơ sở lắp đặt bảo hành, nhu cầu sử dụng, đội ngũ cán bộ khai thác, bảo dưỡng, điều kiện tài chính, thông tin liên quan đến thiết bị cần mua (uy tín, chất lượng, cung cấp dịch vụ). Và điều quan trọng là chọn thế nào để được cấu hình thiết bị phù hợp với yêu cầu sử dụng và điều kiện làm việc, điều kiện khí hậu nước ta. Chính vì vậy chủ đầu tư thường nêu ra yêu cầu khắt khe với các thiết bị cần mua và nhiều khi để đáp ứng được yêu cầu buộc Công ty phải đưa thêm các chi phí không dự kiến và tính tất yếu làm giá dự thầu cao hơn so với ước tính ban đầu của Công ty.
2.1.3.3 Đặc điểm về tài chính
Đặc điểm về tài chính cũng như việc sử dụng vốn là một yếu tố quan trọng trong cạnh tranh thầu mà trực tiếp là công tác xác định giá dự thầu. Điều này càng có ý nghĩa hết sức quan trọng nhất là trong dự thầu cung cấp thiết bị. Một Công ty có tài chính ổn định và kinh doanh có lãi không những tạo cho bên mời thầu có cái nhìn thiện cảm từ đó dành được cơ hội đánh giá tốt mà còn cho phép Công ty bớt áp lực trong công tác lập giá dự thầu do sự không ổn định tài chính gây ra: buộc Công ty phải giảm giá dự thầu có khi phải hoà vốn để hy vọng giành điểm bù đắp điểm do tình hình tài chính gây ra; Công ty buộc phải tính cả những chi phí liên quan đến phụ kiện tăng thêm hay phụ kiện phụ đi kèm ... Bởi vậy có thể nói rằng tình hình tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến công tác lập giá dự thầu của nhà thầu. Để đánh giá đặc điểm tài chính của Công ty ở đây tôi sẽ đi nghiên cứu thông qua bảng cân đối của Công ty 2 năm 1998 - 1999 (Biểu số 2)
Biểu 2 - Bảng cân đối kế toán của Công ty 1998 - 1999
Chỉ tiêu
1998
1999
A - Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
24.914.365.250
30.911.499.770
I - Tiền mặt
5.764.349.032
8.580.380.190
1. Tiền mặt tại quỹ
999.835.107
702.226.305
2. Tiền gửi ngân hàng
4.764.513.925
7.878.153.885
II - Các khoản phải thu
7.051.470.402
9.430.696.411
1. Phải thu của khách hàng
2.920.982.127
7.179.597.872
2. Trả trước cho người bán
2.390.908.015
1.506.154.716
3. Phải thu nội bộ
0
11.000.000
4. Các khoản phải thu khác
1.739.580.260
733.943.823
5. Dự phòng phải thu khó đòi
0
0
III - Hàng tồn kho
11.634.717.225
11.994.033.945
1. Nguyên liệu, vật liệu
2.579.893
64.142.461
2. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
0
119.141.036
3. Thành phẩm
40.503.502
42.869.089
4. Hàng hoá
12.491.633.830
11.767.881.359
5. Hàng gửi đi bán
0
0
6. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- 900.000.000
0
IV - Tài sản lưu động khác
463.828.591
906.389.224
1. Tạm ứng
84.787.580
134.182.194
2. Chi phí trả trước
0
113.704.330
3. Thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn
379.041.011
658.502.700
B - Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
4.068.384.699
3.808.352.490
I - Tài sản cố định hữu hình
6.699.636.636
6.614.360.400
II - Hao mòn tài sản cố định
- 2.581.251.937
- 2.806.007.910
Tổng tài sản
28.982.749.949
34.719.852.260
C - Nợ phải trả
18.231.024.481
22.575.869.780
1. Vay ngắn hạn
1.936.000.000
1.886.000.000
2. Phải trả cho người bán
7.700.191.151
4.401.345.557
3. Người mua trả tiền trước
1.000.635.769
6.579.623.153
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
1.239.112.308
470.624.543
5. Phải trả công nhân viên
0
657.666.577
6. Phải trả khác
6.355.085.253
8.580.609.950
D - Nguồn vốn chủ sở hữu
10.751.725.468
12.143.982.480
1. Nguồn vốn kinh doanh
10.086.523.461
10.086.523.461
2. Chênh lệch tỷ giá
67.200.222
0
3. Quỹ đầu tư phát triển
423.609.079
409.349.598
4. Quỹ dự phòng tài chính
58.748.611
50.191.501
5. Lãi chưa phân phối
0
1.243.936.312
6. Quỹ khen thưởng phúc lợi
- 247.337.513
0
7. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
353.981.608
353.981.608
Tổng nguồn vốn
28.982.749.949
34.719.852.260
Từ bảng cân đối kế toán của Công ty tôi tính được một số chỉ tiêu tài chính sau:
Biểu 3 - Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty.
TT
Chỉ tiêu
1998
1999
% tăng lên
1
Tỷ suất tự tài trợ
0,348
0,34977
100,50
2
Tỷ suất thanh toán hiện hành
1,36659
1,3692
100,19
3
Tỷ suất thanh toán tức thời
0,3162
0,3801
120,20
4
Tỷ suất thanh toán vốn lưu động
0,2312
0,2775
120,025
Tỷ suất tự tài trợ của Công ty tăng từ 0,348 lên 0,34977 chứng tỏ mức độ tự chủ về tài chính của Công ty đã được tăng lên. Tuy nhiên mức độ này của Công ty còn rất thấp mà chủ yếu là Công ty vẫn còn nợ 1 lượng tiền rất lớn. Tính riêng nợ ngắn hạn của công ty năm 1998 tăng từ 18.231.024.481 đồng lên đến 22.575.869.780 đồng chủ yếu là nợ do người mua trả tiền trước. Điều này dẫn đến Công ty phải tăng chi phí sử dụng vốn. Tuy nhiên tỷ suất thanh toán hiện hành của Công ty năm 1998 là 1,36659 đã tăng lên là 1,3692 năm 1999. Tỷ suất này của Công ty cho phép Công ty có đủ tiền để thanh toán nếu huy động toàn bộ tài sản lưu động của Công ty vì tài sản lưu động của Công ty năm 1998 là 0,2312 tăng lên 0,2775 năm 1999. Nhưng khả năng thanh toán nhanh của Công ty lại rất thấp năm 1998 là 0,3162, năm 1999 là 0,3801. Chính vì nguyên nhân này đã làm cho Công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán nhanh những đơn hàng nhập khẩu đã làm ảnh hưởng làm tăng giá hàng nhập cũng như phát sinh thêm chi phí dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ làm tăng giá dự thầu của Công ty.
Bên cạnh đó, việc Công ty bị chiếm dụng vốn lớn (năm 1998 là 2.920.982.127 năm 1999 là 7.179.597.872) đã gây khó khăn lớn cho Công ty trong việc huy động vốn để bù đắp các chi phí phát sinh trong lập giá dự thầu - một nhân tố làm tăng giá dự thầu. Biểu hiện chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của Công ty từ 0 đồng năm 1998 tăng lên 119.141.036 đồng. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng giá dự thầu một số gói thầu Công ty đã tham gia. Mặt khác hàng tồn kho của Công ty là rất lớn năm 1998 là 11.634.717.225 đồng năm 1999 là 11.994.033.945 trong đó hàng hoá thiết bị năm 1998 là 12.491.633.830 (tính riêng dự phòng giảm giá hàng tồn kho là 900 triệu đồng) năm 1999 là 11.767.881.359 đồng như vậy sức ép về chi phí hàng tồn kho là rất cao nhất là với những gói thầu Công ty muốn bán mà Công ty nhận thấy sớm sẽ lạc hậu buộc Công ty phải giảm giá nhiều khi chịu lỗ khi lập giá dự thầu đối với những thiết bị này.
Như vậy có thể thấy rằng mặc dù quy mô của Công ty là tương đối lớn với tổng tài sản tăng lên năm 1998 là gần 30 tỷ đồng năm 1999 là gần 35 tỷ đồng. Điều này cho phép Công ty có nhiều thuận lợi khi tham gia dự thầu cũng như công tác lập giá giá dự thầu. Tuy vậy việc tồn đọng một giá trị lớn hàng hoá cũng như việc Công ty bị chiếm dụng vốn, nợ quá nhiều gây ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình lập giá cũng như khả năng thắng thầu của Công ty.
2.1.3.4 Đặc điểm về lao động.
Tính đến ngày 1/4/2000, Công ty thiết bị y tế TW1 Hà Nội có tổng số 163 cán bộ công nhân viên. Trong đó số cán bộ quản lý của Công ty là 26 người chiếm 15,95% (100% đã qua đại học). Điều này giúp cho việc triển khai công tác lập giá dự thầu của Công ty được thuận lợi. Trong số 163 cán bộ công nhân viên, số người qua đại học là 53 người chiếm 32,5% tốt nghiệp cao đẳng là 5 người chiếm 3,06%, sơ cấp là 56 người chiếm 34,35%, trung cấp 20 chiếm 12,26% còn lại là lao động phổ thông phục vụ ở hệ thống kho và cửa hàng của Công ty. Nhìn vào biểu lao động này có thể thấy rằng tỷ lệ người có trình độ sơ cấp là rất cao chiếm tỷ lệ 34,35% trong khi số người có trình độ đại học là 32,5%. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới công tác dự thầu của Công ty. Để thấy được ảnh hưởng của cơ cấu lao động tác động đến công tác lập giá của Công ty, ta đi vào phân tích cơ cấu lao động tại phòng kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp tới công tác xác định giá của công ty vì công tác lập giá được thực hiện chủ yếu ở phòng kinh doanh.
Biểu 4 - Cơ cấu lao động phòng kinh doanh
TT
Cán bộ chuyên môn nghiệp vụ
Số lượng
Tỷ trọng (%)
Thâm niên công tác (năm)
> 5
> 15
> 25
1
Dược tá đại học
5
31,25
4
1
2
Cử nhân kinh tế
3
18,75
1
2
3
Kỹ sư tin học
1
6,25
1
4
Kỹ sư điện tử
2
12,5
1
1
5
Cử nhân ngoại ngữ
2
12,5
2
6
Sơ cấp dược tá
2
12,5
1
1
7
Trung cấp kinh tế
1
6,25
1
Tổng số
16
100
6
9
1
Từ bảng trên cho thấy số người tốt nghiệp đại học ngành dược là 5 người chiếm 31,25% điều này tạo thuận lợi cho Công ty vì mặt hàng kinh doanh của Công ty là các thiết bị y tế nên việc am hiểu giá cả của từng loại cũng như những phụ kiện kèm theo tạo điều kiện cho việc lập giá được chính xác, hơn nữa đội ngũ này có thâm niên công tác lâu năm nên rất có kinh nghiệm trong kinh doanh mặt hàng thiết bị y tế. Với đội ngũ cử nhân kinh tế chiếm 18,75% với thâm niên công tác cao với 2/3 người trên 15 năm cùng với đội ngũ dược tá nhiều kinh nghiệm đã góp phần tạo cho công ty nhiều ưu thế khi thực hiện công tác lập giá dự thầu.
Tuy nhiên việc lập giá dự thầu tại Công ty lại được thực hiện phân tán. Các cán bộ lập giá ngoài việc lập giá dự thầu lại kiêm nghiệm thực hiện nhiều công việc không liên quan đến việc lập giá dự thầu. Bên cạnh đó trong phòng kinh doanh lại không có cán bộ am hiểu về lĩnh vực Marketing cũng như được đào tạo về Marketing do vậy việc thu thập thông tin liên quan đến việc lập giá Công ty chưa chú trọng. Đây chính là vấn đề mà Công ty cần phải xem xét thực hiện trong thời gian tới để nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác lập giá dự thầu của Công ty.
2.2 Phân tích thực trạng về tình hình lập giá dự thầu của Công ty thiết bị y tế TW1 - Hà Nội.
2.2.1 Thực trạng kết quả dự - trúng thầu trong thời gian qua.
Trong thời gian qua việc vận dụng hình thức kinh doanh thông qua dự thầu đã được Công ty thiết bị y tế TW1 - Hà Nội triển khai tích cực kể từ năm 1996 sau khi ban hành quy chế đấu thầu theo Nghị định 43/Chính Phủ ngày 16/7/1996. Năm 1997 do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, là một doanh nghiệp xuất nhập khẩu do vậy Công ty cũng gặp phải không ít khó khăn khi tham gia dự thầu, nhiều gói thầu không trúng do giá dự thầu quá cao. Sau năm 1997 hoạt động dự thầu của Công ty đã có sự cải thiện tích cực, đặc biệt năm 1999 tuy có sự cạnh tranh quyết liệt của các hãng cùng kinh doanh thiết bị y tế nhất là khi có Nghị định 57/CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ cho phép các doanh nghiệp được chủ động kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhưng với kinh nghiệm hoạt động lâu năm của mình cùng với uy tín sẵn có của tập thể Công ty cùng với sự linh động trong việc triển khai công tác lập giá dự thầu mà trong năm 1999 Công ty đã tham dự nhiều gói thầu và đã trúng thầu nhiều gói thầu có giá trị lớn điển hình: Sở Y tế Tuyên quang - 1180 triệu; Bệnh viện Bạch Mai 1300 triệu; Sở y tế Lạng Sơn 697 triệu; Sở Y tế Cao Bằng 600 triệu... Đặc biệt với mặt hàng xe cứu thương, ô tô Toyota hầu như lần nào tham gia dự thầu Công ty cũng thắng. Đây là yếu tố Công ty cần quan tâm. Ngoài ra góp phần đáng kể vào hoạt động dự thầu của Công ty là Công ty đã thắng thầu các chương trình quốc gia, điều này phần nào đã thể hiện uy tín rất lớn của Công ty so với các nhà thầu khác. Đây là những gói thầu mang lại giá trị lớn nhất cho Công ty như: chương trình hỗ trợ y tế có giá trị trúng thầu 5125 triệu, riêng đối với mặt hàng hoá chất trong năm 1999 Công ty đã tham gia 4 chương trình và đã thắng thầu cả 4 với tổng giá trị là 1.102.704 USD. Tình hình dự thầu và kết quả trúng thầu của Công ty trong năm 1999 được thể hiện ở hai biểu dưới đây:
Biểu 5 - chương trình đấu thầu được trúng thầu 1999
Loại: hoá chất
TT
Chương trình đấu thầu
Hợp đồng thực hiện
Trị giá (USD)
1
Chương trình mục tiêu chống sốt xuất huyết quốc gia
HĐ: MED/04/99 ngày 16/8/99
HĐ: MAP/1314/99 ngày 17/8/99
111.720
59.520
2
Chương trình đấu thầu phòng chống sốt rét
HĐ: MED/05/99 ngày 9/8/99
HĐ: MED/06/99 ngày 10/8/99
305.867
132.597
3
Chương trình tiêm chủng mở rộng
HĐ: HPASTE 99/073 ngày 16/7/99
350.000
4
Chương trình phòng chống AIDS
143.000
Tổng cộng (USD)
1.102.704
(VNĐ)
15.437.856.000
Biểu 6 - Báo cáo kết quả đấu thầu 1999
Loại: Thiết bị
TT
Tên đơn vị gói thầu
Tên hàng tham gia thầu
Trị giá trúng thầu (triệu đồng
Kết quả
Ghi chú
1
Sở Y tế Nghệ An
Ô tô TOYOTA
520
Trúng
2
Sở Y tế Cao Bằng
Monitor và máy gây mê
600
Trúng
3
Sở Y tế Quảng Nam
Thiết bị y tế
1200
Trượt
Cao hơn 20 Tr
4
Khu trại phong Quy Hoà
Monitoring
130
Trúng
5
Viện Tai mũi họng TW
Tủ sây tiệt trùng
40
Trúng
6
Sở Y tế Hà Nội
L300
411
Trượt
Cao hơn 26 Tr
7
Bệnh viện Việt Xô
Tủ sấy
30
Trúng
8
Trung Tâm Y tế SAPA
TB hồi sức cấp cứu
160
Trúng
9
Khu điều trị phong Quy Hoà
Máy siêu âm điều trị
40
Trúng
10
Bệnh viện Việt Đức
Máy siêu âm chuẩn đoán
300
Trượt
Cao hơn 23 Tr
11
Bệnh viện đa khoa Bắc Cạn
Ô tô TOYOTA
360
Trúng
12
Bệnh viện Việt Đức
Máy siêu âm màu
Chưa Kq
13
Bệnh viện Bạch Mai
2 ô tô TOYOTA
1.300
Trúng
14
Công an tỉnh Hà Nam
L300
380
Trúng
15
Trung tâm y tế Cty xây lắp điện I
Ô tô TOYOTA
590
Trúng
16
TT Y tế Cty SX & XNK lâm sản Đà Nẵng
Ô tô TOYOTA
590
Trúng
17
Bệnh viện Cà phê 5
Ô tô TOYOTA
360
Trúng
18
TT Y tế Than Cẩm Phả
Ô tô TOYOTA
360
Trúng
19
Bệnh viện Tâm thần Thái Nguyên
PAJERO
525
Trúng
20
Sở Y tế Tuyên Quang
2 Ô tô TOYOTA
1.180
Trúng
21
Bệnh viện tỉnh Bắc Ninh
Ô tô TOYOTA
381
Trúng
22
TT Y tế xây dựng Cửa Lò
Siêu âm
270
Trúng
23
Viện Dược liệu
Nồi sấy
28
Trúng
24
Bệnh viện E
Tủ bảo quan tử thi
280
Trúng
25
Viện lao và bệnh phổi
Lồng an toàn
1200
Trượt
Cao hơn 47 Tr
26
Sở Y tế Phú Thọ
Ô tô cứu thương
340
Trượt
Cao hơn 8 Tr
27
Viện lao - phổi
Kính hiển vi
1200
Trượt
Cao hơn 75 Tr
28
Bệnh viện 109
Lò thiêu rác
500
Trượt
Cao hơn 10 Tr
29
Sở Y tế Phú Thọ
Máy X - quang
1.300
Trượt
Cao hơn 77 Tr
30
Cục quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm
TB kiểm tra nhanh
100
Trượt
31
Hỗ trợ Y tế:
- Chương trình AIDS
Kim tiêm
Hoá chất
3.100
325
Trúng
Trúng
- TCMR
Bơm, kim tiêm
1.700
Trúng
- Uỷ ban quốc gia về dân số
Ô tô TOYOTA
Dụng cụ Y tế
560
1.200
Trượt
Trượt
32
Sở y tế Lạng Sơn
Máy nội soi Video
697
Trúng
33
Bệnh viện Uông Bí
Nội soi
427
Trúng
34
Viện Y học cổ truyền
Máy tạo ôxy
100
Trượt
35
Đại học Y Thái Bình
Máy nội soi dạ dày
400
Trượt
Cao hơn 68 Tr
36
Bệnh viện Ninh Bình
X quang tuyến luyện
280
Trúng
37
Viện răng hàm mặt
X quang răng, ghế răng, tủ sấy
920
Trượt
Cao hơn 18 Tr
38
Viện vệ sinh dịch tễ Thái Nguyên
Ô tô
519
Trúng
39
Viện sốt rét TW
Lam kính + kim trích máu
400
Trượt
Cao hơn 9 Tr
40
Bệnh viện bà mẹ trẻ sơ sinh
Máy điện kim 3 cần
chưa Kq
41
Cục quân y
Máy gây mê10C, truyền dịch
100
Trượt
Cao hơn 5 Tr
Đây là những thành công bước đầu của Công ty trong đó có sự nỗ lực rất lớn của bộ phận lập giá dự thầu quyết định lớn đến khả năng thắng thầu của công ty tạo tiền đề thuận lợi cho khả năng hoạt động lập giá của Công ty trong những năm sau. Nếu so sánh với kết quả dự thầu và thắng thầu năm 1999 với 1998 thì kết quả đạt được trong năm 1999 cao hơn năm 1998 ở mức đáng kể. Điều đó được thể hiện ở biểu số 7 dưới đây:
Biểu 7 - Tổng hợp kết quả dự - trúng thầu năm 1998 và 1999
Năm tham dự
Gói hàng dự thầu
Gói hàng trúng thầu
Giá trị trung bình 1 gói hàng trúng thầu (đồng)
Tỷ lệ trúng thầu
Số lượng
Giá trị (nghìn đồng)
Số lượng
Giá trị (nghìn đồng)
Số lượng
Giá trị (nghìn đồng)
1998
47
41.008.000
27
23.221.000
860.037.037
0,57
0,57
1999
45
40.840.856
31
30.509.856
1.129.994.667
0,688
0,747
Như vậy có thể thấy rằng hiệu quả dự - trúng thầu trong năm qua là tương đối cao. Cụ thể trong năm 1998 tỷ lệ trúng thầu về mặt số lượng của Công ty là 0,57 và về mặt giá trị là 0,57. Tuy trong năm 1998 Công ty đã tham gia 47 gói thầu nhưng chỉ đạt 27 gói với giá trị trung bình 1 gói trúng là 860.037.037 đồng. Đạt được kết quả này là do trong năm 1998 Công ty đã trúng những gói thầu có giá trị lớn như gói thầu mua kính hiển vi và lồng kính an toàn của viện lao phổi Trung ương có giá trị 3500 triệu đồng, chương trình Uỷ ban phòng chống AIDS với gói thầu mua dụng cụ, test, thuốc thì Công ty đã trúng dụng cụ và test với giá trị 11.604 triệu đồng trong tổng gói thầu 19.900 triệu đồng. Trong năm 1999 tỷ lệ trúng thầu của Công ty đã tăng lên cả về số lượng lẫn giá trị. Tuy chỉ tham gia 45 gói thầu nhưng Công ty đã trúng 31 gói đạt tỷ lệ 0,688 về giá trị tỷ lệ đạt 0,747 là rất cao với giá trị bình quân một gói thầu trúng là 1.129.994.667 đ. Tuy trong năm 1999 có sự tham gia của nhiều nhà thầu sau Nghị định 57/CP ngày 31/7/98 cho phép các doanh nghiệp chỉ cần đăng ký mã số hải quan là có thể tham gia xuất nhập khẩu. Nhưng Công ty đã trúng các gói thầu có giá trị lớn đặc biệt là các chương trình quốc gia mà Công ty có uy tín lâu năm hoặc mặt hàng đã được chọn trước đây (quen dùng ở Việt Nam) đã đạt tỷ lệ trúng thầu là 6/7 chương trình với tổng giá trị là: 20.562.856.000 đ (biểu 5).
Những kết quả trên tất yếu sẽ tác động rất lớn tới hoạt động kinh doanh của Công ty. Bởi dự thầu là một trong những hình thức mang lại doanh thu lớn nhất cho Công ty trong những năm qua. Để có được cái nhìn toàn diện về kết quả dự - trúng thầu đến hoạt động kinh doanh của Công ty thông qua hai biểu dưới đây:
Biểu 8 - Báo cáo kết quả kinh doanh từ 1997 - 1999
Đơn vị: nghìn đồng
TT
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
1
Doanh thu thuần
46.973.224
52.656.378
56.770.436,893
2
Giá vốn hàng bán
40.304.750
45.934.400
48.445.424,426
3
Lãi gộp
6.668.474
7.257.730
8.325.012,457
4
Chi phí bán hàng
3.373.386
3.112.760
2.484.849,641
5
Chi phí quản lý doanh nghiệp
2.246.278
3.027.740
4.473.921,507
6
Lợi tức hoạt động kinh doanh
1.048.810
1.117.230
1.002.241,309
7
Lợi tức hoạt động tài chính
53.0
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0112.doc