Chúng ta biết rằng các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay rất bí mật về các báo cáo tài chính thực và tình hình tài chính của họ được xem là các thông tin mật , chỉ có ban quản lý và một số thành viên liên quan mới được biết còn với bên ngoài thì sẽ là các thông tin đã được thay đổi, chỉnh sửa. Nhà nước đã có quy định về việc công khai tình hình tài chính nhưng áp dụng cho những công ty cổ phần có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán, còn lại hầu hết không được công bố ra ngoài.
Việc này sẽ tác động đến các thông tin về khách hàng, nhà cung cấp . Giữa các đối tượng trong một giao dịch, sẽ không minh bạch và chính xác, nên dẫn đến nhiều rủi ro trong quá trình kinh doanh và thanh toán. Nó lại ảnh hưởng đến quyết định của nhà quản lý.
Do vậy việc công khai các báo cáo tài chính là việc cần thiết đối với doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, nên nhà nước phải có biện pháp cụ thể để buộc các doanh nghiệp áp dụng, phải làm triệt để thì mới thể hiện được môi trường lành mạnh để phát triển kinh tế.
Tuy nhiêu việc giữ bí mật trong kinh doanh là điều chắc chắn nhưng là bí mật về công nghệ khoa khọc, quy trình sản xuất sản phẩm hay kỹ năng quản lý chứ không phải là các báo cáo tài chính. Nên việc công khai thông tin đó sẽ làm lành mạnh hoá các hoạt động kinh doanh, tránh các hiện tượng lừa đảo nên cần được nhà nước có quy định và biện pháp xử lý triệt để và kịp thời.
Ngoài ra hàng quý hay định kỳ thanh tra thì cơ quan thanh tra của nhà nước cũng thường xuyên đi đến các doanh nghiệp để kiểm tra, tuy nhiên hoạt động này còn sơ sài, chỉ là hình thức mà chưa đi sâu vào phân tích, nghiêu cứu cụ thể. Do vậy nhà nước cũng phải có quy định và biện pháp để hoạt động thanh tra được thực hiện công bằng, có hiệu quả và chính xác cao.
88 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán trong kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Trong mọi công việc kinh doanh, công ty vẫn hoạt động với phương châm tự chủ về tài chính, tự hạch toán kinh tế nên cũng đã đạt hiệu quả khá cao. Vì doanh nghiệp mới đi vào hoạt động đầu năm 1998 nên không thể tránh khỏi những khó khăn, nhưng đó chỉ là tạm thời.
II. thực trạng hoạt động thanh toán trong kinh doanh tại công ty XNK Máy hà nội
1. Hoạt động thanh toán trong kinh doanh của công ty.
Thanh toán là vấn đề diễn ra hàng ngày đối với mỗi doanh nghiệp, vì doanh nghiệp là công ty XNK, do đó ngoài thanh toán trong nước còn có thanh toán nước ngoài mà chủ yếu là với nhà cung cấp. Ngoài thanh toán bằng tiền mặt còn có thanh toán không dùng tiền mặt. Trong hoạt động thanh toán trong nước chủ yếu là thanh toán nội bộ doanh nghiệp, thanh toán với nhà nước và thanh toán với khách hàng. Còn thanh toán với ngân hàng ta không xét đến vì nó bao hàm cả vay nợ (hoạt động tín dụng) và thanh toán qua ngân hàng, như vậy sẽ dẫn đến sự trùng lặp.
Sau đây là thống kê kim ngạch thanh toán từng loại trong 3 năm 2001, 2002, 2003 của doanh nghiệp và biểu đồ biểu thị tỉ trọng từng loại thanh toán.
Bảng thống kê tình hình thanh toán tại doanh nghiệp
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
2002/2001
2003/2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Lần
%
Lần
%
I. TT trong nước
155.321.894.975
65.27
219.583.631.169
63.50
200.243.507.975
63.56
1.4137
41.37
0.9119
-8.81
1. TT nội bộ
5.117.769.588
2.15
15.559.127.421
4.50
15.030.201.000
4.77
3.0402
204.02
0.966
-3.4
2. TT với nhà nước
10.418.213.705
4.38
16.354.094.150
4.73
13.469.931.975
4.28
1.5697
56.97
0.8236
-17.64
3. TT với KH trong nước
139.785.911.682
58.74
187.670.409.598
54.27
171.743.375.000
54.51
1.3426
34.26
0.9151
-8.49
II. TT với nước ngoài
77.519.814.366
34.73
126.227.150.207
36.50
114.822.500.000
36.44
1.6283
62.83
0.9096
-9.04
Tổng
237.959.478.929
345.810.781.376
315.066.007.975
1.4532
45.32
0.9111
-8.89
III. TT bằng tiền mặt
38.005.739.950
15.97
55.613.998.785
16.08
39.262.915.275
12.46
1.4633
46.33
0.706
-29.4
IV. TT không dùng TM
119.953.738.979
84.03
290.196.782.591
83.92
275.803.092.700
87.54
2.4192
141.92
0.9504
-4.96
Đơn vị: Đồng
biểu đồ tình hình thanh toán của công ty XNK Máy hà nội
năm 2001
Thanh toán bằng tiền mặt và Thanh toán quốc tế và
thanh toán không dùng tiền mặt Thanh toán trong nước
NĂM 2002
NĂM 2003
Tốc độ tăng giảm qua các năm
(Đơn vị tính: Đồng)
Sau khi quan sát bảng và các biểu đồ trên ta thấy rằng khối lượng thanh toán trong và ngoài nước cũng gần tương đương nhau, tuy nhiên thanh toán trong nước vẫn chiếm ưu thế. Vì đây là công ty XNK nên thanh toán nước ngoài chủ yếu là tiền mua hàng, còn với trong nước thì ngoài thanh toán với người mua là chính còn có thanh toán với nhà nước, thanh toán nội bộ.
Tuy nhiên các khối lượng có xu hướng tăng lên nhưng năm 2002 vẫn đạt cao nhất, đối với thanh toán nước ngoài tăng 62.83% so với năm 2001 và tăng 9.04% so với năm 2003; đối với thanh toán trong nước cũng vậy.
Doanh nghiệp đã sử dụng cả 2 loại thanh toán: Thanh toán bằng tiền mặt và không dùng tiền mặt nhưng tiền mặt chỉ chiếm tỉ trọng thấp, chủ yếu là thanh toán không dùng tiền mặt. Vì thanh toán với nước ngoài thì qua ngân hàng nên không sử dụng tiền mặt, còn trong nước cũng qua ngân hàng nhờ thu hộ hoặc chi hộ. Nên tỉ lệ sử dụng tiền mặt đã giảm xuống qua các năm.
2. Thanh toán nội bộ
2.1. Nội dung thanh toán: Đối với doanh nghiệp, hoạt động thanh toán nội bộ bao gồm:
- Tiền lương, thưởng và các chế độ khác: Đây là khoản thanh toán cho người lao động trong công ty, ngoài tiền lương hàng tháng, cuối kỳ còn có tiền thưởng, các chế độ phụ cấp thêm, nghỉ trong chế độ đây là những khoản thường xuyên và cần thiết.
- Phải trả CNV: Trong phải trả CNV là đã có lương, thưởng nhưng còn thêm những khoản phải trả từ kỳ trước mà chưa trả,
- Phải trả, phải thu nội bộ: Đây là hoạt động thanh toán giữa tổng công ty với công ty hoặc là giữa công ty và các nhà máy, cửa hàng của công ty. Quan hệ buôn bán trong nội bộ nếu diễn ra thì đưa vào tài khoản này.
Ngoài ra còn có tạm ứng: Đây là hình thức mà doanh nghiệp cho CNV mình tạm ứng để đi mua hàng, thường là với giá trị nhỏ. Sau đây là thống kê về thanh toán nội bộ tại công ty trong 3 năm qua.
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
2002/2001
2003/2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Lần
%
Lần
%
1. Lương, thưởng
1.546.781.705
30.22
1.675.704.204
10.77
3.104.000.000
20.65
1.0833
8.33
1.8523
85.23
2. Phải trả CNV
1.373.353.622
26.84
9.463.512.373
60.82
5.680.500.000
37.79
6.8908
589.08
0.60
-40
3. Phải trả nội bộ
118.742.614
2.32
807.062.426
5.19
796.067.000
5.29
6.7967
579.67
0.9864
-1.36
4. Phải thu nội bộ
669.331.335
13.08
906.735.177
5.83
1.096.734.000
7.3
1.3547
35.47
1.21
21
5. Tạm ứng cho CNV
1.409.560.312
27.54
2.706.113.241
17.39
4.352.900.000
28.97
1.9198
91.98
1.6085
60.85
Tổng
5.117.769.588
15.559.127.421
15.030.201.000
3.0402
204.02
0.966
-3.4
Bảng thống kê thanh toán nội bộ
Đơn vị: Đồng
Trên đây là thống kê thanh toán nội bộ trong những năm qua, ta nhận ra là phải trả CNV chiếm tỉ trọng lớn nhất: Năm 2002 chiếm 26.84%, năm 2002 chiếm 60.82% và năm 2003 là 37.79%. Tiếp đến là tạm ứng cho CNV (27.54%, 17.39%, 28.97%) và lương, thưởng cho công nhân viên (30.22%, 10.77%, 20.65%). Xu hướng chung là năm 2002 các khoản mục đều nhiều nhất vì đây là năm công ty đạt hiệu quả nhất trong 3 năm. Phải trả CNV năm 2002 tăng so với năm 2001 gấp 6.89 lần và hơn năm 2003 là 40%. Chứng tỏ rằng ngoài lương, thưởng thì các khoản phải thu cho CNV cũng tăng lên đặc biệt là năm 2002.
Bên cạnh đó lương, phải thu nội bộ, tạm ứng cho CNV cũng tăng dần qua 3 năm. Đó là do công ty đang cố gắng trang bị các thiết bị máy móc văn phòng hiện đại để tăng hiệu quả làm việc của nhân viên; số lượng máy vi tính, máy in, máy Fax tăng lên khá nhiều so với năm 2001. Ngoài ra do lợi nhuận ngày càng tăng đã góp phần cải thiện điều kiện làm việc cho nhân viên và cuộc sống người lao động.
Ta thấy rằng thanh toán nội bộ từ năm 2001 đến năm 2002 tăng gấp 3 lần, còn năm 2003 chỉ giảm 3.4%. Như vậy hoạt động thanh toán nội bộ ngày càng nhiều. Năm tới công ty sẽ tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp, lại đưa vào hoạt động một số nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu thì hoạt động này sẽ tăng hơn nữa và đạt kim ngạch nhiều hơn.
2.2. Phương thức và phương tiện thanh toán
Thanh toán nội bộ là hoạt động chỉ diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp, nên phương thức và phương tiện thanh toán cũng đơn giản. Chủ yếu là sử dụng tiền mặt để thanh toán, ngoài ra trong một số trường hợp còn sử dụng hình thức chuyển tiền bằng séc.
Sau đây là bảng thống kê được số liệu về phương thức và phương tiện thanh toán tại công ty.
Chỉ tiêu
2001
Năm 2002
Năm 2003
2002/2001
2003/2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1. TT bằng tiền mặt
3.708.209.276
72.26
12.853.014.080
82.61
10.677.301.000
71.04
3.4661
0.831
2. Chuyển tiền
1.409.560.312
27.74
2.706.113.241
17.39
4.352.900.000
28.96
1.9198
1.6085
Tổng
5.117.769.588
15.559.127.421
15.030.201.000
3.0402
0.966
Bảng thống kê về phương thức thanh toán của thanh toán nội bộ
Đơn vị: Đồng
bảng thống kê phương tiện thanh toán của thanh toán nội bộ
Đơn vị : Đồng
Chỉ tiêu
2001
Năm 2002
Năm 2003
2002/2001
2003/2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Tiền mặt
3.708.209.276
72.26
12.853.014.080
82.61
10.677.301.000
71.04
3.4661
0.831
2. Séc
1.409.560.312
27.74
2.706.113.241
17.39
4.352.900.000
28.96
1.9198
1.6085
Tổng
5.117.769.588
15.559.127.421
15.030.201.000
3.0402
0.966
Sau khi phân tích bảng trên, ta có một số nhận xét sau:
Về phương thức thanh toán: Vì đây là một doanh nghiệp nhà nước với tổng số vốn không nhiều, số lượng nhân viên cũng ít nên mọi hình thức trả lương, thưởng đều bằng tiền mặt; phải thu, phải trả cũng vậy, khối lượng ít, mà thanh toán làm nhiều lần nên sử dụng tiền mặt là tiện lợi nhất. Hình thức chuyển tiền chỉ áp dụng phần lớn cho hoạt động tạm ứng để nhân viên đi mua hàng. Do khối lượng tạm ứng cho mỗi lần khá nhiều nên công ty không thể đủ tiền mặt để thanh toán, do đó phải sử dụng séc cho cán bộ công ty.
Theo số liệu trên, tỉ trọng sử dụng tiền mặt trong thanh toán là rất lớn: Năm 2001 là 72.26%; năm 2002 là 82.61%; năm 2003 là 71.04%. Hầu như năm nào cũng gấp từ 3 – 4 lần so với hình thức chuyển tiền.
Do hoạt động thanh toán nộ bộ tăng dẫn qua các năm, đặc biệt là năm 2002 nê khối lượng của từng phương thức thanh toán cũng tăng lên từ năm 2001 đến năm 2003.
Về phương tiện thanh toán:
Đối với thanh toán nội bộ, do sử dụng tiền mặt là chủ yếu nên trong các hoạt động thanh toán tiền mặt rất được ưa thích. Ngoài ra với những khoản tiền lớn mà công ty không có đủ ngân quỹ để chi trả thì mới sử dụng séc để thanh toán, séc chủ yếu được sử dụng là séc chuyển tiền và séc chuyển khoản. Do vậy tương tự như trên, tiền mặt bao giờ cũng chiếm tỉ trọng lớn và khối lượng nhiều trong 3 năm qua.
Đối với Việt Nam, tiền mặt đang rất phổ biến, do vậy với những khoản nhỏ thì sử dụng tiền mặt có nhiều ưu điểm, nên công ty đã sử dụng khá nhiều trong thanh toán nội bộ, và các doanh nghiệp khác cũng vậy. Đó là tập quán lâu đời của người dân Việt Nam.
3.Thanh toán với nhà nước
3.1. Nội dung
Thanh toán với nhà nước là phần thanh toán không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp, nó mang tính bắt buộc và không loại trừ.
Đối với công ty cũng vậy, thanh toán với nhà nước bao gồm thanh toán thuế và các chế độ bắt buộc khác, trong đó thuế chiếm phần lớn.
Về thuế thì bao gồm:
Thuế XNK: Đây là điều tất yếu vì công ty hoạt động trong lĩnh vực XNK. Đối với nước ta, xuất khẩu có thuế suất bằng 0% nên không phải thanh toán. Nhưng thuế suất thuế nhập khẩu thì có nhiều mức khác nhau tùy thuộc vào hàng hóa nhập khẩu.
Thường lượng thuế phải nộp ngay cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu, chiếu theo loại hàng hóa, cơ quan hải quan sẽ dựa vào biểu thuế nhà nước quy định để tính thuế.
Thuế GTGT: Đây cũng là loại thuế bắt buộc đối với hầu hết các hàng hóa trên thị trường. Đối với công ty có hai loại thuế GTGT, khi nhập khẩu hàng hóa công ty phải chịu một loại thuế GTGT hàng nhập khẩu, khi bán hàng hóa cũng phải chịu thuế GTGT. Do vậy thuế GTGT phải nộp được tính theo phương pháp khấu trừ và thường nộp theo quý.
Thuế TNDN: Đây là một loại thuế bắt buộc đối với doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận lớn hơn 0. Loại thuế này được tính theo thuế suất là 32%, nhưng bắt đầu từ ngày 1/4/2004 thì chỉ còn 28%.
Do doanh nghiệp làm ăn có lãi nên phải nộp thuế 32% trên lợi nhuận trước thuế mà doanh nghiệp đạt được. Lượng thuế này thường được dự tính đầu quý và nhà nước buộc nộp ngay đầu quý, đến cuối quý mới quyết toán. Nếu thiếu thì nộp tiếp, còn thừa thì chuyển sang quý sau.
Thuế thu trên vốn: Do doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nước, hoạt động bằng vốn ngân sách do đó phải chịu loại thuế này. Nhưng đến năm 2002 trở đi thì loại thuế này đã được hủy bỏ, doanh nghiệp không phải nộp cho nhà nước mà được giữ lại để hoạt động kinh doanh, do đó chỉ năm 2001 là phải nộp thuế này.
Thuế nhà đất, tiền thuê đất: Là khoản phải thanh toán cho việc doanh nghiệp sử dụng đất để đặt trụ sở, để kinh doanh. Hiện nay trụ sở chính và đất cho xây dựng nhà máy là của nhà nước, do vậy doanh nghiệp phải nộp thuế nhà đất cho nhà nước. Ngoài ra doanh nghiệp còn thuê các văn phòng, quầy hàng để kinh doanh nên phải trả tiền thuê đất. Đây là khoản thanh toán thường xuyên trong doanh nghiệp .
Thuế khác: Là những loại thuế phát sinh trong quá trình kinh doanh của công ty.
Ngoài thuế thì doanh nghiệp còn phải nộp các chế độ bắt buộc như BHXH, BHYT. Nguyên nhân do đây là DNNN nên lao động thuộc biên chế nhà nước, do đó bắt buộc phải nộp cho người lao động.
Trên đây là những nội dung chính về thanh toán với nhà nước hiện đang phát sinh tại doanh nghiệp. Cuối quý doanh nghiệp phải quyết toán nghĩa vụ với nhà nước và nộp lên cơ quan quản lý. Sau đây là tình hình cụ thể về thanh toán này qua 3 năm 2001, 2002, 2003 đã được thống kê trong bảng. Qua đó ta có thể hiểu hơn về loại thanh toán này trong thời gian qua diễn ra như thế nào ?.
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
2002/2001
2003/2001
Phải nộp
đã nộp
Phải nộp
đã nộp
Phải nộp
đã nộp
Lần
%
Lần
%
I. Thuế
10.186.180.942
10.873.981.743
16.069.224.436
16.538.477.387
12.942.251.975
5.375.537.000
1.577
57.7
0.452
-54.7
1. VAT phải nộp
7.059.933.055
7.174.609.370
7.661.845.123
8.037.379.371
5.900.523.651
5.900.523.621
1.085
8.5
0.063
-93.6
2. Thuế XNK
2.899.112.948
3.516.208.798
7.794.921.264
7.833.054.414
6.896.191.324
6.896.551.324
2.688
68.8
0.872
-12.7
3. Thuế TNDN
56.178.000
40.000.000
64.615.000
91.262.000
75.000.000
65.000.000
1.150
15.0
1.160
16.0
4. Thuế thu trên vốn
119.379.545
96.532.288
0
60.212.877
0
0
-
-
-
-
5. Thuế nhà đất
30.691.000
30.691.000
0
0
0
0
-
-
-
-
6. Tiền thuê đất
13.020.000
13.020.000
26.762.000
26.762.000
30.537.000
30.537.000
2.055
105.
1.141
14.1
7. Thuế khác
7.866.384
2.920.287
490.277.325
489.806.725
40.000.000
30.000.000
62.32
523.
0.183
-81.6
II. Chế độ
232.032.763
280.357.274
284.869.714
292.750.000
527.680.000
540.000.000
1.227
22.7
1.852
85.2
1. BHXH
202.748.902
250.308.286
251.355.630
260.000.000
465.600.000
470.000.000
1.239
23.9
1.852
85.2
2. BHYT
29.283.861
30.048.988
33.514.084
32.750.000
62.080.000
70.000.000
1.144
14.4
1.852
85.2
Tổng
10.418.213.705
11.154.339.017
16.354.094.150
16.831.227.387
13.469.931.975
13.432.611.975
1.569
56.9
0.489
-51.0
Bảng thống kê thanh toán với nhà nước
Đơn vị: Đồng
Với bảng thống kê trên, ta có những nhận xét sau:
Số thuế chiếm tỉ lệ lớn nhất thường là thuế GTGT và thuế XNK. Điều này cũng dễ hiểu vì nếu số lượng hàng hóa nhập khẩu nhiều thì thuế XNK càng nhiều và thuế GTGT đánh trên hàng hóa đó cũng sẽ nhiều. Tuy nhiêu đến năm 2003 do làm ăn không được thuận lợi nên số thuế đã giảm đi.
Tiếp đến là thuế TNDN và các loại thuế khác phát sinh trong quá trình kinh doanh, thuế TNDN tăng dần lên qua các năm vì lợi nhuận chịu thuế cũng tăng lên. Còn năm 2002 các loại thuế khác phải nộp tăng lên một cách bất ngờ và cao gấp nhiều lần so với 2 năm còn lại.
Còn thuế thu trên vốn và thuế nhà đất chỉ phải nộp đến năm 2001, từ năm 2002 những loại thuế này đã được nhà nước bãi bỏ nhằm tăng vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp nhà nước. Tuy thế để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp đã phải thuê nhiều địa điểm giao dịch nên tiền thuê đất đã tăng lên.
Tổng thuế phải nộp năm 2002 chiếm tỉ lệ cao nhất trong 3 năm, hơn năm 2001 đến 57.75%; hơn năm 2003 là 19.46%, đó là do các loại thuế thành phần năm 2002 bao giờ cũng cao nhất. Do vậy mà tổng khối lượng thanh toán với nhà nước năm 2002 cao hơn năm 2001 là 56.97%; hơn năm 2003 là 17.64%. Tuy thế khối lượng thanh toán này cũng không phải là số lớn, còn số lượng thuế hoàn lại, được khấu trừ, hay miễn giảm thuế cũng ít và chủ yếu là thuế GTGT.
Ngoài thuế phải nộp còn có các chế độ BHXH, BHYT cũng tăng lên. Chúng ta biết rằng doanh nghiệp nào sử dụng lao động đều phải nộp BHXH, BHYT cho lao động mình sử dụng là 17% so với tiền lương mà người lao động nhận được (BHXH là 15%, BHYT là 2%). Do vậy nếu tiền lương tăng lên thì BHXH, BHYT phải nộp cũng tăng lên. Cụ thể năm 2002 cao hơn năm 2001 là 22.77%, năm 2003 cao hơn năm 2002 là 85.23%
Bên cạnh đó ta cũng thấy rằng khối lượng đã nộp thường lớn hơn khối lượng phải nộp, điều này chứng tỏ doanh nghiệp không vượt được kế hoạch đặt ra, nếu có vượt thì với tỉ lệ không nhiều.
Trên đây là toàn bộ hoạt động thanh toán của doanh nghiệp với nhà nước, đây là mảng thanh toán không thể thiếu được trong doanh nghiệp và nó gắn với kết quả họat động kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2. Phương thức và phương tiện thanh toán.
Chúng ta biết rằng đối với hầu hết các doanh nghiệp hoạt động tại địa phương nào thì cơ quan thuế địa phương ấy sẽ quản lý. Đối với doanh nghiệp cũng vậy, thông thường là cơ quan thuế sẽ tính toán số thuế phải nộp dựa vào quý trước và kế hoạch đặt ra, doanh nghiệp sẽ thanh toán trước sau đó đến cuối quý sẽ quyết toán, nếu thiếu thì nộp thêm còn thừa thì chuyển sàng quý sau. Do vậy, đầu quý doanh nghiệp tính toán và nộp trực tiếp bằng tiền mặt cho cơ quan thuế nên không có hình thức nào khác. Đây là hình thức nộp duy nhất tại Việt Nam. Chính vì thế mà tiền mặt là công cụ duy nhất được sử dụng trong thanh toán với nhà nước. Hơn nữa do khối lượng mỗi lần thanh toán cũng không nhiều lắm nên sử dụng tiền mặt thuận lợi hơn nhiều. Thêm vào đó cơ quan thuế địa phương phải nộp lên cơ quan thuế cấp trên nên không tiện khi sử dụng hình thức chuyển khoản. Vì thế tiền mặt là hình thức được ưa chuộng nhất trong trường hợp này.
4. Hoạt động thanh toán với khách hàng trong nước
4.1. Nội dung của hoạt động thanh toán
Thanh toán với khách hàng trong nước thực chất là thanh toán với người mua. Ta biết rằng công ty họat động dựa vào các hợp đồng đặt hàng trong nước, rồi sau đó liên lạc với nhà cung cấp nước ngoài để mua và hưởng chênh lệch giữa giá mua vào – bán ra hoặc hoa hồng môi giới. Do vậy quan hệ với khách hàng trong nước là việc doanh nghiệp có cho thanh toán chậm hay không ?.
Thông thường khi thực hiện hợp đồng nào đó hoặc là doanh nghiệp mua theo hình thức tín thác hưởng hoa hồng hoặc là dùng tiền mình để mua. Với hình thức đầu thì không phát sinh công nợ, nên chỉ xét chủ yếu là hình thức sau.
Do quan hệ thương mại lâu dài nên doanh nghiệp phải cho khách hàng trả chậm từ 1 – 3 tháng hoặc hơn. Số tiền trong hợp đồng thường được chia làm 2 đợt: Đợt 1 là thanh toán ngay khi giao hàng, đợt 2 là trả chậm nhưng với tỉ lệ bao nhiêu thì tùy thuộc vào khách hàng mà doanh nghiệp quan hệ. Việc thanh toán chậm sẽ hình thành nên các khoản phải thu từ khách hàng hay phải thu khác.
Tuy nhiêu cũng có lúc do nhu cầu của khách hàng không quá phức tạp nên doanh nghiệp có thể mua ngay trong nước mà không cần mua ở nước ngoài. Cho nên ngoài lượng tiền thanh toán ngay, doanh nghiệp còn được thanh toán chậm một thời gian vì doanh nghiệp hoạt động có uy tín và sự đảm bảo nên sẽ hình thành các khoản phải trả người bán.
Ngoài ra, trong quá trình hoạt động doanh nghiệp còn mua – bán các loại hàng hóa khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh như: Mua sắm tài sản, bán các dịch vụ thương mại. đã tạo thành các khoản phải thu, phải trả khác. Do thế mà quan hệ thanh toán với khách hàng trong nước của doanh nghiệp phong phú và với khối lượng lớn hơn.
Sau đây là thống kê tình hình thanh toán với khách hàng trong nước của doanh nghiệp trong 3 năm qua.
Bảng thanh toán với khách hàng trong nước
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
2002/2001
2003/2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Lần
%
Lần
%
1. Phải thu từ khách hàng
56.218.192.662
40.22
103.061.859.376
54.92
53.934.000.000
31.4
1.8332
83.32
0.5233
-47.67
2. Phải thu khác
24.395.440
0.03
440.662.218
0.23
332.475.000
0.19
18.063
1706.3
0.7545
-24.55
3. Phải trả người bán
2.789.431.534
1.99
10.204.946.754
5.44
4.515.000.000
2.63
3.6584
265.84
0.4424
-55.76
4. Phải trả, phải nộp khác
43.726.866.243
31.28
27.615.704.986
14.71
31.935.400.000
18.59
0.6315
-36.85
1.1564
15.64
5. Được khách hàng trả rồi
33.116.818.268
23.69
43.213.904.512
23.03
78.066.000.000
45.46
1.305
30.05
1.8065
80.65
6. ST đã trả ngay cho NB
3.910.287.535
2.79
3.133.331.752
1.67
2.960.500.000
1.73
0.8013
-19.87
0.9448
-5.52
Tổng
139.785.911.682
187.670.409.598
171.743.375.000
1.3426
34.26
0.915
-8.49
Như vậy bảng trên đã thể hiện toàn bộ hoạt động thanh toán với khách hàng trong nước của doanh nghiệp mà chủ yếu là phải thu từ khách hàng và số tiền đã giao ngay khi bán hàng. Năm 2001 phải thu từ khách hàng chiếm 40.22%; được khách hàng trả ngay là 23.69% và những năm sau đều tăng hơn thế, chứng tỏ rằng khách hàng trong nước chủ yếu là người mua hàng, còn các khoản phải thu khác chiếm tỉ trọng rất ít, chưa đầy 1%. Nhưng phải nộp, phải trả khác lại chiếm tỉ trọng khá cao trong kim ngạch thanh toán. Vậy là các khoản chi ngoài thanh toán cho khách hàng rất nhiều. Đây là vấn đề doanh nghiệp cần nghiên cứu lại đã hợp lý hay chưa ?.
Cũng giống như các loại thanh toán khác, thanh toán với khách hàng trong nước của năm 2002 lại đạt kim ngạch cao nhất, sau đó đến năm 2003 và năm 2001.
Bên cạnh đó ta cũng thấy rằng số tiền thanh toán ngay chiếm tỉ trọng ngày càng cao và số tiền đó cũng tăng lên qua các năm vì dụ: Số tiền đã thanh toán với người mua năm 2002 tăng 30.5% so với năm 2001; năm 2003 tăng đến 85.65% so với năm 2002. Như vậy là doanh nghiệp đã cho thanh toán chậm ít hơn, đỡ bị chiếm dụng vốn hơn.
Quan sát khối lượng thanh toán ngay và thanh toán chậm thì thấy là thanh toán chậm chiếm tỉ trọng cao hơn trong các giao dịch kinh tế. Thanh toán với khách hàng trong nước là phần thanh toán quan trọng nhất trong doanh nghiệp. Vì doanh nghiệp hoạt động theo nhu cầu của khách hàng nên phải thường xuyên tìm kiếm khách hàng và mối hàng mới, do vậy thanh toán chậm là điều khoản thu hút nhiều khách hàng nhất, tuy giá cả thanh toán chậm cao hơn thanh toán ngay. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cố gắng để có thể được trả chậm từ người bán.
Khi xem xét bảng cân đối phát sinh công nợ tài khoản 131 – phải thu của khách hàng các năm cho thấy khách hàng thường xuyên của doanh nghiệp là các bệnh viện, công ty cơ khí, xây dựng và thiết bị phụ tùng, các trung tâm y tế, các phòng khám tư,.
Chứng tỏ sản phẩm mà khách hàng thường mua là các loại máy móc, thiết bị y tế, xây dựng và cơ khí. Còn khách hàng là cá nhân hầu như không có. Do có quan hệ thường xuyên nên thanh toán chậm là điều cần thiết.
Còn về rủi ro trong thanh toán thì không thể tránh khỏi, một số khách hàng sau đã khi giao hàng, đến thời hạn thanh toán thì không có tiền để thanh toán, do vậy doanh nghiệp phải chịu chậm thêm một thời gian nữa. Tuy nhiêu là không có việc khách hàng không trả tiền nhưng số tiền quá hạn thanh toán chiếm tỉ trọng từ 3 –5 % tổng giá trị thanh toán. Như vậy trước khi kí hợp đồng, doanh nghiệp cũng phải xem xét tỉ lệ thanh toán chậm cho từng đối tượng khách hàng để hạn chế nợ quá hạn mà DN phải chịu.
4.2. Phương thức và phương tiện thanh toán
a) Phương thức thanh toán
Trong nước do hoạt động ngân hàng rất phổ biến, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều có tài khoản mở tại ngân hàng nên hoạt động thanh toán qua ngân hàng là chủ yếu.
Đối với công ty, tiền mặt sử dụng rất ít chỉ chiếm dưới 17% và có xu hướng giảm dần. Năm 2001 tỉ trọng sử dụng tiền mặt là 17.8%, năm 2002 là 14.07% và năm 2003 là 5.31% còn lại là hình thức chuyển tiền để thanh toán cho nhau. Công ty thường sử dụng tiền mặt với các phòng khám tư, trung tâm y tế địa phương còn với các công ty hay bệnh viện thì sử dụng chuyển tiền là nhanh và hiệu quả nhất.
Ngoài tỉ trọng của phương thức chuyển tiền ngày càng cao thì khối lượng cũng tăng. Cụ thể là năm 2002 tăng 40.34% so với năm 2001, năm 2003 tăng 0.8% so với năm 2002. Điều đó cho thấy thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng chiếm ưu thế và sử dụng thường xuyên giữa các doanh nghiệp, công ty với nhau.
Với công ty, thì không sử dụng hình thức ghi sổ vì quan hệ tuy là thường xuyên nhưng một năm chỉ đôi ba lần, nên chỉ có hình thức chuyển tiền là phù hợp nhất.
Sau đây là số liệu cụ thể về phương thức và phương tiện thanh toán qua 3 năm: 2001, 2002, 2003 tại doanh nghiệp
Bảng thống kê phương thức thanh toán với khách hàng trong nước
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
2002/2001
2003/2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Lần
%
Lần
%
1. Trực tiệp bằng tiền mặt
24.879.316.969
17.8
26.406.890.555
14.07
9.115.682.300
5.31
1.0614
6.14
0.3452
-65.48
2. PH chuyển tiền
114.906.594.713
82.2
161.263.519.043
85.93
162.624.692.700
94.69
1.4034
40.34
1.008
0.8
Tổng
139.785.911.682
187.670.409.598
171.743.375.000
1.3426
34.26
0.9151
-8.49
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
2002/2001
2003/2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Lần
%
Lần
%
1. Tiền mặt
24.879.316.969
17.8
26.406.890.555
14.07
9.115.682.300
5.31
1.0614
6.14
0.3452
-65.48
2. Séc
4.665.908.513
3.34
3.146.577.412
1.68
23.103.490.800
13.45
0.6744
-32.56
7.3424
634.24
3. UNC
21.034.651.419
15.05
32.599.043.421
17.37
10.429.670.900
6.07
1.5498
54.98
0.3199
-68.01
4.UNT
89.206.534.701
63.81
125.517.907.210
66.88
129.094.531.000
75.17
1.407
40.7
1.0285
2.85
Tổng
139.785.911.682
187.670.409.598
171.743.375.000
1.3426
34.26
0.9131
-8.487
Bảng thống kê về công cụ thanh toán với khách hàng trong nước
Đơn vị: Đồng
b) Phương tiện thanh toán
Chúng ta biết rằng khách hàng chủ yếu là người mua, do thế công ty thường dùng UNT để thanh toán. Sau khi giao hàng, công ty sẽ lập bộ UNT và nhờ ngân hàng thu hộ. Ngân hàng mà doanh nghiệp thường giao dịch là Ngân Hàng Công Thương Việt Nam, NHCT Chương Dương và Ngân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0283.doc