Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông Krông Ana tỉnh Đắk Lắk

MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. 4

3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5

4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 5

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC. 6

7. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU. 6

PHẦN NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG. 7

1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 7

2 CƠ SỞ PHÁP LÝ 8

3. CƠ SỞ THỰC TIỄN 10

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG THPT QUẢNG UYÊN TRONG GIAI ĐOẠN VỪA QUA 12

1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: 12

2. MỘT SỐ THÀNH TÍCH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC: 13

3. MỘT SỐ TỒN TẠI CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ GDHN Ở TRƯỜNG THPT KRÔNG ANA ĐẮK LẮK 15

4. NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VIỆC GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT 16

4.1. Nguyên nhân 16

4.2. Một số vấn đề đặt ra cần giải quyết trong công tác chỉ đạo hoạt động GDHN 17

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDHN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 19

1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý các cấp giáo viên và học sinh cũng như xã hội về công tác GDHN trong trường phổ thông. 19

2. Đẩy mạnh tuyên truyền để giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh và học sinh hiểu rõ hơn mục đích của công tác hướng nghiệp của học sinh phổ thông. 22

3. Để công tác hướng nghiệp có hiệu quả cao, nhà trường chú trọng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên làm công tác hướng nghiệp, coi đây là khâu có tính chất quyết định. 22

4. Xây dựng và củng cố cơ sở vật chất để phục vụ cho hướng nghiệp; tổ chức lao động tập thể để phục vụ hướng nghiệp; xã hội hoá các nguồn lực cho công tác hướng nghiệp. 23

5. Nâng cao năng lực của giáo viên chủ nhiệm lớp. 24

6. Ban chỉ đạo nên chuẩn bị một số bài giảng mẫu về công tác định hướng và tư vấn nghè có nội dung như sau: 26

7. Đa dạng hoá các hình thức hoạt động giáo dục hướng nghiệp. 26

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 30

1. KẾT LUẬN. 30

2. KHUYẾN NGHỊ: 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 32

 

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6781 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông Krông Ana tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề các nơi đang cần nhiều lao động trẻ tuổi có trình độ văn hoá, về những yêu cầu tâm sinh lý của mỗi nghề, về tình hình phân công và yêu cầu điều chỉnh lao động ở cộng đồng dân cư về hệ thống trường lớp đào tạo nghề của nhà nước, tập thể và tư nhân. Mục tiêu của hoạt động giáo dục hướng nghiệp là phát hiện và bồi dưỡng phẩm chất nhân cách nghề nghiệp cho học sinh, giúp các em hiểu mình, hiểu yêu cầu của nghề, hiểu được xu thế phát triển hệ thống nghề trong xã hội ta. Thông qua hoạt động giáo dục hướng nghiệp, giáo viên giúp học sinh điều chỉnh động cơ học nghề, trên cơ sở đó các em định hướng đi vào việc sản xuất mà xã hội đang có nhu cầu nhân lực vì vậy giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông cần làm các công việc sau: + Giáo dục thái độ lao động và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp ở trường trung học phổ thông vì giáo dục lao động nhằm hình thành có mục đích, có kế hoạch những quan điểm, thái độ đúng đắn với lao động, có tri thức lao động, kỹ năng nghề nhất định ở học sinh chuẩn bị tâm thế cho thế hệ trẻ những công dân tương lai sẵn sàng hội nhập với thế giới việc làm và vì lao động là nền tảng để nhà trường làm tốt công tác hướng nghiệp dạy nghề. Lao động là cầu nối giữa định hướng nghề và tham gia học nghề, giữa lý thuyết với thực hành. + Giáo dục hướng nghiệp giúp học sinh có sự hiểu biết khái quát về sự phân công lao động xã hội, cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của đất nước và địa phương, làm quen với những ngành nghề chủ yếu, nghề cơ bản, đặc biệt là nghề truyền thống của địa phương. + Giáo dục hướng nghiệp giúp tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích, hướng dẫn và bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất. + Giáo dục hướng nghiệp giáo dục động viên hướng dẫn học sinh đi vào những ngành gnhề mà nhà nước địa phương đang cần phát triển. 2 CƠ SỞ PHÁP LÝ - Nhằm đảm bảo việc thực hiện mục tiêu ngày 13/9/1981 Chính phủ đề ra Quyết định số 126/CP “Về công tác giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông và sử dụng hợp lý học sinh các cấp THCS và THPT tốt nghiệp ra trường”. - Điều 3 của Chỉ thị số 33-2003/CT – BGD & ĐT ngày 23/7/2003 cũng đã chỉ rõ “Nghiêm túc triển khai thực hiện sinh hoạt hướng nghiệp ở các trường THCS, THPT và trung tâm KTTH, theo tài liệu hướng dẫn của Bộ GD &ĐT, giúp học sinh, đặc biệt là học sinh cuối cấp hiểu về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động và đánh giá năng lực bản thân, hướng dẫn học sinh lựa chọn nghề hoặc lựa chọn trường học, ngành học phù hợp với năng lực cá nhân và yêu cầu của xây dựng đất nước”. 1.2. Thông tư 31/TT ngày 17 tháng 8 năm 1981 của Bộ giáo dục: “Để giúp học sinh hiểu biết các ngành nghề, các trường trung học sử dụng tạm thời mỗi tháng 1 buổi lao động để giới thiệu, tuyên truyền, giải thích ngành nghề”. Như vậy mỗi năm học có 9 buổi sinh hoạt giới thiệu nghề được phân phối chương trình trong 9 tháng của năm học. 1.3. Quyết định 329/QĐ ngày 31 tháng 3 năm 1990 của Bộ trưởng bộ giáo dục về mục tiêu và kế hoạch đào tạo của trường trung học phổ thông. 1.4. Quyết định 2397/QĐ của Bộ trưởng bộ giáo dục ngày 17 tháng 9 nưm 1991 Ban hành danh mục nghề và chương trình dạy nghề cho học sinh trung học phổ thông. 1.5 Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội 1.6. Chỉ thị 14/2001/CT – TTg của Thủ tướng chính phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. 1.7. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người… Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương” + Luật giáo dục năm 2005 chương 2 “Những quy định mới của luật giáo dục “ năm 2005 phần 2 “Chương trình giáo dục” cũng nói chương trình giáo dục nghề nghiệp được tổ chức thực hiện theo năm học hoặc hình thức tích luỹ tín……và được cụ thể hoá thành giáo trình, tài liệu giảng dạy” và Chương trình giáo dục nghề nghiệp phải liên thông với các chương trình giáo dục khác. Thực hiện chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ của toàn ngành trong năm học 2011-2012 về mặt giáo dục lao động – hướng nghiệp các Sở giáo dục và Đào tạo các trường phổ thông và các trung tâm KTTH-HN - Tiếp tục việc triển khai Chỉ thị số 33/2003/TC-BGD&ĐT về tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục hướng nghiệp nâng cao chất lượng, định hướng nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu nhân lực của từng địa phương, góp phần tích cực vào việc phân luồng học sinh cuối cấp THCS và THPT. 3. CƠ SỞ THỰC TIỄN Học sinh THPT là Ban thanh thiếu niên đến tuổi trưởng thành được tiếp cận với một hệ thống kiến thức từ quá trình học tập ở Trường phổ thông và được trải nghiệm thực tiễn thông qua những dạng lao động trong gia đình, trong các tổ chức đoàn thể, hàng ngày được tiếp nhận các dạng thông tin nghề nghiệp và chính những điều kiện này đã giúp các em hình thành được những cơ sở xác đáng về kiến thức, về kỹ năng và đặc biệt là sự trưởng thành đáng kể trong nhận thức đối với ý nghĩa cuộc sống, vị trí của bản thân, có được sự thử thách trong lao động nghề nghiệp góp phần vào đời sống gia đình tạo ra những tiêu để cho quá trình thích ứng nghề nghiệp sau này. Một số học sinh với ý chí vươn lên, ngay từ khi còn học phổ thông đã tích cực học thêm các môn học cần thiết như tin học, ngoại ngữ…. Với cái nền rất đáng quí đó của học sinh THPT, nhiệm vụ hướng nghiệp đối với các em không chỉ dừng lại ở mức nâng cao nhận thức và sự hiểu biết kỹ càng hơn về nghề mà còn là quá trình xác lập những điều kiện kiến thức để đưa các em hoạt động trong thế giới nghề nghiệp, tạo ra sự thích ứng ở mức độ nhất định với nghề hoặc lĩnh vực lao động mà họ ưa thích. Do sự phân luồng của xã hội, do thực tế bức xúc bởi vì không có sự liên thông giữa hướng nghiệp, đào tạo và sử dụng nên tồn tại thực tế Đầu vào nhiều, chưa được định hướng, tư vấn nghề Đầu ra thừa thầy thiếu thợ chất lượng nghề kém + Sau khi tốt nghiệp THCS sẽ có tầng trạng: 75% học tiếp THPT-> thi đại học, cao đẳng cần nhiều Giáo viên, Phòng học 14-15% học nghề (quá ít) 24-25% sống tự do vào đời với 2 bàn tay trắng -> sinh ra tệ nạn XH THCS Đại học cao đẳng 80% THCN, DN 10% Còn lại vào đời Sau THCS Rất nhiều học sinh sau khi thi Đại học, Cao đẳng trượt không biết mình nên học gì? theo nghề gì: + Đúng đúng + Sai sai Thực tế tại địa phương chúng tôi là một huyện miền núi kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí thấp việc định hướng và tư vấn nghề là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết để các em có việc làm góp phần xoá đói giảm nghèo cho quê hướng, hạn chế các tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tăng tại địa phương do không có việc làm. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG THPT TRONG GIAI ĐOẠN VỪA QUA 1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: Một vài nét khái quát về trường THPT Krông Ana. Trường được thành lập năm 1984 nằm ở trung tâm huyện Krông Ana tỉnh Đắk Lắk. Trường có 37 lớp nhưng chỉ có 33 phòng học nên phải học 2 ca trên ngày. Tổng số học sinh là 1545 em gồm 8 xã 01 thị trấn, địa bàn của huyện rộng nên nhiều em phải ở trọ để học. Cơ sở hạ tầng của Huyện còn kém, đường liên xã, liên thôn rất khó đi mà chỉ đến trung tâm xã còn các buôn làng thì vẫn còn phải đi trên các con đường nhỏ tự mở. Kinh tế địa phương chủ yếu là nông nghiệp, huyện có 1 tiểu khu công nghiệp sản xuất gạch xây dựng. Diện tích đất của huyện chủ yếu là đất trồng cây công nghiệp lâu năm (cây cafe), khí hậu thời tiết nhiều năm không thuận lợi, người trồng chưa ứng dụng được khoa học kỹ thuật còn mang tính chất truyền thống, lạc hậu nên hiệu quả chưa cao, gía cả hàng năm không ổn định sản lượng, chất lượng sau thu hoạch thấp nên ảnh hưởng nhiều đến thu nhập hàng năm của dân. Học sinh miền núi tuy được hưởng chế độ miễn, giảm học phí nhưng nhiều gia đình cũng không lo được cho con đi học. Học sinh sau khi học xong lớp 12 một số em ở nhà làm cafe, hoặc làm thuê (đối với các gia đình không có đất) đó là một nguồn nhân lực lao động chủ yếu của địa phương. Trường THPT Krông Ana là trường trung tâm của Huyện nhưng số học sinh bỏ học hàng năm là khá lớn so với trường trung tâm huyện trung bình 1 năm trên 20 em bỏ học. Đội ngũ cán bộ giáo viên thiếu không đồng bộ, chất lượng đội ngũ chưa cao. - Tình hình xã hội: Sau khi học xong lớp 12 nhiều học sinh ở nhà nên các tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng có thể thâm nhập vào nhà trường gây nên nỗi lo cho nhà trường và bức xúc cho xã hội. Nhà trường đang cùng với UBND Huyện bàn bạc và đã có các phương án để giải quyết số lao động này. 2. MỘT SỐ THÀNH TÍCH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC: Trong năm 2010-2011 trường đã được 1 số kết quả đáng khích lệ về mặt học tập, công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. + Đội ngũ cán bội quản lý và giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp. Và coi đó là một môn học quan trọng như các môn học khác. + Trong kế hoạch năm học 2011-2012 đã có kế hoạch hoạt động GDHN cho học sinh các khối cụ thể: Khối 10: Định hướng nghề Khối 11: Tư vấn nghề - Học nghề Khối 12: Học nghề Thực hiện mời cán bộ trung tâm tư vấn và giới thiệu việc làm tỉnh Đắk Lắk và liên kết với trung tâm Giáo dục KTTH- Hướng nghiệp- Dạy nghề tỉnh. + Hiện nay biên độ dao động trong việc chọn nghề, hiểu biết nghề đã ổn định hơn theo sơ đồ. Hàng năm nhà trường đã lập kế hoạch năm học về việc huy động các nguồn lực xã hội phục vụ cho hướng nghiệp thông báo cho giáo viên và học sinh tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và của địa phương; nhu cầu sử dụng nguồn lao động chỉ đạo và kiểm tra công tác hướng nghiệp của giáo viên, phối hợp các hình thức hướng nghiệp trong và ngoài nhà trường. Kết hợp với địa phương trong việc sử dụng hợp lý học sinh ra trường cuối năm tổ chức bàn giao học sinh cho địa phương. - Thông qua các bộ môn văn hoá cơ bản, qua các bộ môn kỹ thuật, sinh hoạt hướng nghiệp và đặc biệt thông qua hoạt động lao động và dạy nghề phổ thông, nhà trường đã tiến hành giáo dục hướng nghiệp cho toàn bộ học sinh. Bắt đầu từ năm học 2008-2009 nhà trường đã liên kết với trung tâm GDTH- Hướng nghiệp dạy nghề tỉnh Đắk Lắk cử người về tư vấn cho học sinh tuy làm muộn nhưng tỷ lệ học sinh tham gia khá tốt, đã có 98% học sinh tham gia hoạt động GDHN và học nghề phổ thông. Năm học 2010-2011 sau khi được tư vấn nghề đã có 100% học sinh khối 11 tham gia học nghề phổ thông và bước đầu nhiều em đã bộc lộ các năng khiếu về nghề nghiệp trong năm học 2010-2011 tất cả học sinh được tham gia hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp. Học sinh khối 12 được tư vấn hướng nghiệp nhiều đợt trước khi làm hồ sơ tuyển sinh ĐH, CĐ, THCN. + Nhà trường đã tính một phần kinh phí dành cho hoạt động dạy và học vào hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp. + Chính quyền địa phương và phụ huynh đã bắt đầu quan tâm nhiều đến các hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Chất lượng giáo dục được nâng lên thể hiện qua các năm học cụ thể như sau: Năm học Thành tích 2008-2009 2009-2010 2010-2011 Số hs Kết quả Tỷ lệ Số hs Kết quả Tỷ lệ Số hs Kết quả Tỷ lệ Tốt nghiệp PTTH 543 531 97,8% 526 517 98,2% 516 513 99,4% Đỗ đại học CĐ 531 218 41% 517 238 46% 513 262 51% TH chuyên nghiệp học nghề 127 24% 156 30 % 192 37,4% Lao động phổ thông 186 35% 123 24% 59 11,5% Qua các đợt hoạt động GDHN học sinh và phụ huynh đã có cái nhìn cụ thể hơn với những ngành nghề mà xã hội đang có nhu cầu và đã có ý thức quan tâm hơn với những nghề mà địa phương đang có. Nhiều em đã quyết tâm làm kinh tế trang trại đưa sản phẩm nông nghiệp trở thành hàng hoá để tham gia thị trường mang lại lợi ích thiết thực cho quê hương. 3. MỘT SỐ TỒN TẠI CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ GDHN Ở TRƯỜNG THPT KRÔNG ANA ĐẮK LẮK Nhà trường chưa quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch, chương trình nội dung, phương pháp giáo dục hướng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, và đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế xã hội. - Những năm qua đa số học sinh lựa chọn hướng học tập, định hướng nghề nghiệp chỉ theo cảm tính cá nhân và gia đình hoặc ảnh hưởng của bạn bè. Sự lựa chọn nghề mang đậm tính chất chủ quan và phiến diện, thiếu tính thực tiễn và không phù hợp với xu thế, phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Hầu hết học sinh sau khi tốt nghiệp THPT thì lại chỉ muốn thi vào các trường Đại học, coi đó là hướng duy nhất để lập thân, lập nghiệp. Một số học sinh và cha mẹ các em chưa chú ý đúng mức đến điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và của đất nước. - Công tác GDHN còn nhiều bất cập hạn chế như: + Hoạt động SHHN và tư vấn hướng nghiệp còn chưa được tổ chức đồng bộ ở các địa phương. Các giờ học giáo dục hướng nghiệp nhiều khi còn mang tính hình thức, nghèo nàn nội dung. - Khó khăn lớn nhất là việc sử dụng chưa hợp lý học sinh tốt nghiệp THPT hiện nay. Một số em tốt nghiệp THPT không muốn trở về địa phương sản xuất vì nhiều địa phương không có kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, do đó ảnh hưởng tới công tác qui hoạch phát triển đào tạo cán bộ, sử dụng lao động tại chỗ. Mặt khác chất lượng hướng nghiệp dạy nghề, đào tạo tay nghề của các cơ sở đào tạo hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp ở địa phương trong cơ chế thị trường. - Tổ chức hoạt động hướng nghiệp còn lúng túng chưa gắn với thực tế địa phương. Địa bàn nhà trường đóng khá đa dạng về ngành nghề như: công nghiệp, nông nghiệp, buôn bán… Mặc dầu ngành nghề khá đa dạng như vậy nhưng kinh tế ở các ngành chưa phát triển, phân công lao động còn hạn chế, lực lượng lao động dôi dư còn khá nhiều . Một số ngành nghề truyền thống không đủ điều kiện phát triển, một số ngành nghề như trồng nấm, của trung tâm dạy nghề huyện cũng mới hình thành. 4. NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VIỆC GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT 4.1. Nguyên nhân - Chiến lược phát triển của một số lãnh đạo địa phương, một số lãnh đạo, cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên quan tâm chưa đúng mức, sát với tình hình thực tế của địa phương. Sự hiểu biết của một số gia đình và bản thân học sinh về công tác hướng nghiệp còn hạn chế, chưa rõ ràng đúng đắn. Họ chưa thật hiểu rõ về vai trò và tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông đối với bản thân học sinh nói riêng và đối với sự phát triển kiến thức xã hội nói chung. - Nhà trường không làm thay đổi được một số vấn đề xã hội liên quan đến công tác hướng nghiệp như vấn đề việc làm, tuyển chọn nghề, chế độ đãi ngộ với các nghề…. Nhà trường không làm thay đổi được nhận thức của cha mẹ học sinh về vấn đề hướng nghiệp. - Sự bất cân đối trong hệ thống giáo dục quốc dân dẫn đến sự mất cân đối trong sự phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học phổ thông. - Giáo viên làm công tác tư vấn nghề, hướng nghiệp chưa được đào tạo, chưa có giáo viên chuyên trách. - Còn thiếu các tài liệu hướng dẫn về nội dung của tài liệu còn nghèo nàn, thiếu hấp dẫn, chương trình chưa thật sự rõ nét, chưa phù hợp thực tiễn. - Chương trình học các môn văn hoá và tâm lý thi cử còn quá nặng nề. - Cơ sở vật chất phục vụ lao động sản xuất – hướng nghiệp- dạy nghề còn quá thiếu thốn, trường không có xưởng cho học sinh lao động, không có một số thiết bị trực quan phục vụ sinh hoạt hướng nghiệp. 4.2. Một số vấn đề đặt ra cần giải quyết trong công tác chỉ đạo hoạt động GDHN Qua thực tế đã đạt được và một số tồn tại trong công tác quản lý GDHN của trường THPT Krông Ana bản thân tôi nhận thấy rằng để làm tốt công tác này cần có các giải pháp sau: + Nâng cao nhận thức về GDHN của cán bộ quản lý các cấp và đội ngũ nhà giáo. - Bộ GD-ĐT và các Ban ngành chức năng kết hợp với UBND các cấp cần có phương thức đào tạo. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên một cách chính quy giúp đội ngũ này nâng cao trình độ để có thể định hướng, tư vấn và dạy nghề phổ thông một cách cơ bản có tính hệ thống. + Cần đổi mới cơ chế chính sách đối với giáo viên phụ trách công tác GDHN, tư vấn HN. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDHN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý các cấp giáo viên và học sinh cũng như xã hội về công tác GDHN trong trường phổ thông. + Nên coi hoạt động GDHN là một công việc thường xuyên và liên tục mang tính hệ thống và quan trọng như các môn khoa học cơ bản khác phải tuân theo quy trình hướng nghiệp. Định hướng nghề Chọn nghề Thích ứng nghề Học nghề Phù hợp nghề Chọn nghề Đào tạo lại Bồi dưỡng + Trong trường cần phải thành lập Ban chỉ đạo hướng theo cấu trúc sau: Hiệu trưởng Ban hướng nghiệp Cơ sở sản xuất Trung tâm kỹ thuật TH-HN Thư viện nhà trường Tổ chức xã hội Ban đại diện phụ huynh Tổ chức đoàn thanh niên Y tế nhà trường Giáo viên bộ môn Giáo viên chủ nhiệm Việc xây dựng hệ thống và cấu trúc của hệ thống hướng nghiệp trong trường THPT thể hiện những mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa các Ban trong trường và ngoài xã hội. Đồng thời thể hiện vai trò, trách nhiệm của Hiệu trưởng. Nhiệm vụ của Hiệu trưởng là chịu trách nhiệm chung về kế hoạch và điều hành toàn bộ quá trình thực hiện HĐHN trên các mặt cơ bản: - Phương hướng triển khai HĐHN nhà trường trên cơ sở đường lối chủ trương hướng nghiệp của Nhà nước và tình hình thực tế của địa phương. - Sắp xếp và ổn định kế hoạch hướng nghiệp cho cân đối hợp lý với kế hoạch toàn diện của năm học do Bộ giáo dục và đào tạo qui định. - Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của Ban hướng nghiệp trên một số mặt quan trọng như nội dung, thời gian, phương tiện, nhân lực và hiệu quả, giáo dục của hoạt động hướng nghiệp. - Xét duyệt và phê chuẩn kế hoạch hướng nghiệp, các hợp đồng kinh tế và các văn bản kết nghĩa, hợp tác trong quá trình thực hiện hoạt động hướng nghiệp với các cơ quan bạn. - Chịu trách nhiệm trước cơ quan chỉ đạo cấp trên về kết quả toàn diện của hoạt động hướng nghiệp. Ban hướng nghiệp chịu trách nhiệm trước cơ quan chỉ đạo cấp trên về kết quả toàn diện của hoạt động hướng nghiệp. Có đại diện các thành phần chủ yếu như ở trong sơ đồ cấu trúc trên. Phụ trách Ban hướng nghiệp là một đồng chí Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng (thường là đồng chí phụ trách về lao động – cơ sở vật chất – giáo dục nghề phổ thông). Sự có mặt của các thành phần trong và ngoài trường như trong cấu trúc của hệ thống, cho phép mở rộng khả năng liên kết các lực lượng giáo dục (nhà trường, gia đình và xã hội) trong hoạt động hướng nghiệp. Chức năng chính của Ban hướng nghiệp nhà trường là chỉ đạo kế hoạch (soạn thảo, phê chuẩn kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch), nó đồng thời còn là Ban trung gian môi giới liên kết tất cả các thành phần có trong hệ trong để đạt mục đích chung trong hoạt động hướng nghiệp. Nhiệm vụ của Ban hướng nghiệp bao gồm: - Giúp cho cán bộ, công nhân viên trong nhà trường, đặc biệt đối với thầy cô giáo, các tổ chức đoàn thể, giáo viên và học sinh nhận thức đầy đủ và sâu sắc mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung chính của việc tổ chức hoạt động hướng nghiệp trong trường THPT. - Tuyên truyền, vận động các tổ chức xã hội có liên quan cùng tham gia vào công tác hướng nghiệp. - Kiểm tra, đôn đốc và đánh giá theo từng phần việc, từng giai đoạn của các Ban hợp thành trên cơ sở kế hoạch hợp đồng được giao tương ứng với đặc điểm hoạt động của Ban mình. Để thực hiện các nhiệm vụ trên Ban hướng nghiệp cần phải tiến hành những công việc cụ thể sau: + Dựa vào kế hoạch của chính quyền địa phương về phân bổ lao động và phát triển kinh tế- xã hội, cung cấp cho giáo viên những hiểu biết về nhu cầu sử dụng nhân lực ở địa phương và khả năng tiếp nhận học sinh tốt nghiệp ra trường trong mỗi năm học. + Đưa hoạt động hướng nghiệp vào kế hoạch hoạt động chung của nhà trường ở từng giai đoạn (tháng, học kỳ, năm học) từng mảng công vịêc (học tập văn hoá, lao động sản xuất hoạt động ngoại khoá…) + Tổ chức trao đổi kế hoạch thực hiện nội dung hướng nghiệp giữa các Ban chức năng trong trường để hoạt động hướng nghiệp được triển khai một cách đồng bộ. + Trao đổi với giáo viên và các tổ chức đoàn thể xã hội trong và ngoài nhà trường để thiết lập kế hoạch sử dụng các hình thức hướng nghiệp nhằm phát triển hứng thú, sở trường, năng lực của học sinh. + Thiết lập kế hoạch và sự cộng tác giữa nhà trường với các cơ sở sản xuất và các cơ quan đào tạo nghề xung quanh nơi trường đóng nhằm nâng cao sức mạnh tổng hợp và hiệu quả của hoạt động hướng nghiệp. Thực hiện các bài giảng hướng nghiệp theo chương trình của Bộ, gặp gỡ trao đổi giữa học sinh và cơ sở sản xuất, giúp nhà trường về cơ sở kĩ thuật cán bộ công nhân có tay nghề. + Phác thảo kế hoạch tham mưu (thời gian mục đích, địa điểm, lực lượng tham gia) 2. Đẩy mạnh tuyên truyền để giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh và học sinh hiểu rõ hơn mục đích của công tác hướng nghiệp của học sinh phổ thông. Phải coi hướng nghiệp là một nội dung đào tạo về giáo dục lao động, kỹ thuật, dạy nghề, là một Ban của giáo dục phổ thông. Phải tìm mọi cách để khắc phục khó khăn để hoàn thành giáo dục hướng nghiệp cho học sinh theo yêu cầu, nội dung quy định. Phương pháp tuyên truyền: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các buổi chào cờ, sinh hoạt hướng nghiệp. 3. Để công tác hướng nghiệp có hiệu quả cao, nhà trường chú trọng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên làm công tác hướng nghiệp, coi đây là khâu có tính chất quyết định. Về tổ chức nhân sự: bên cạnh Ban chuyên môn phụ trách chung về dạy học nhà trường, thành lập Ban lao động hướng nghiệp do một đồng chí Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng chịu trách nhiệm chính: các thành viên: GVCN, đại diện hội cha mẹ học sinh các lớp và thường vụ hội, đoàn thanh niên, các môn KTCN, tin học… KTNN, các tổ trưởng chuyên môn. Ban này có trách nhiệm tư vấn về công tác hướng nghiệp cho Hiệu trưởng, tổ chức thực hiện kế hoạch và hướng nghiệp dạy nghề theo kế hoạch nhà trường. - Bồi dưỡng về kiến thức, năng lực cho đội ngũ cán bộ giáo viên làm công tác hướng nghiệp. - Lựa chọn giáo viên cốt cán tham gia các lớp tập huấn về hướng nghiệp do bộ giáo dục đào tạo tổ chức, liên kết với các đơn vị sản xuất trên địa bàn làm ăn có hiệu quả. Bởi cơ sở sản xuất tại địa phương là minh chứng sống cho các em định hướng và chọn nghề… - Bồi dưỡng những kiến thức về kinh tế và hội nhập của đất nước và địa phương để làm tốt công tác tư vấn và hướng nghiệp cho học sinh. - Chú trọng công tác thi đua khen thưởng, khuyến khích bằng vật chất cho cán bộ giáo viên làm công tác hướng nghiệp dạy nghề. 4. Xây dựng và củng cố cơ sở vật chất để phục vụ cho hướng nghiệp; tổ chức lao động tập thể để phục vụ hướng nghiệp; xã hội hoá các nguồn lực cho công tác hướng nghiệp. - Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác HNDN. - Hướng nghiệp cho học sinh phổ thông nhất thiết phải tổ chức lao động thực hành nghề phổ thông nhằm tạo điều kiện gắn lý luận với thực tiễn. hướng nghiệp qua lao động và dạy nghề trước hết làm cho học sinnh hiểu rõ vai trò hoạt động có ý thức của con người trong sự phát triển của xã hội. đồng thời làm cho học sinh hiễu rõ tác dụng to lớn của khoa học kỷ thuật trong việc đấu tranh chinh phục và cải tạo tự nhiên. Qua việc dạy nghề phổ thông học sinh có điều kiện hiểu một cách hệ thống về vai trò nhiệm vụ, tính chất, đặc điểm hoạt động của nghề, những đòi hỏi của nghề, trên cơ sở đó bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, phát triển hứng thú nghề nghiệp. - Xã hội hoá các nguồn lực cho công tác hướng nghiệp . phối hợp các tổ chức xã hội để làm tốt công tác hướng nghiệp như: Huy động về cơ sở vật chất thiết bị, phối hợp tổ chức tư vấn đầu tư chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho ngưòi làm công tác hướng nghiệp. Liên hẹ với các doanh nghiệp làng nghề ở địa phuơng để học sinh có điều kiện học tập thăm quan thực hành. - Các biện pháp nêu trên đều có mối quan hệ hữu cơ mật thiết trong quá trình tổ chức thực hiện công tác hướng nghiệp ở trường THPT Krông Ana trong giai đoạn hiện nay. Luôn thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ kinh tế xã hội thì nhà trường quan tâm làm tốt công tác hướng nghiệp và thực hiện đồng bộ các giải pháp trên. Trong đó vấn đề nâng cao nhận thức, kỹ năng hướng nghiệp dạy nghề cho đội ngũ giáo viên là quan trọng. 5. Nâng cao năng lực của giáo viên chủ nhiệm lớp. Ưu tiên GVCN dự các lớp bồi dưỡng về hoạt động GVHN vì GVCN là người hơn ai hết có điều kiện thuận lợi gần gũi hiểu biết học sinh về tất cả mọi mặt, là người đứng mũi chịu sào đối với sự phát triển của tập thể cũng như của mỗi cá nhân trong lớp mình phụ trách. GVCN phải giúp học sinh biết ý nghĩa của việc chọn nghề và định hướng nghề nghiệp.. - Giáo viên chủ nhiệm chủ động xây dựng kế hoạch định hướng nghề cho học sinh lớp mình. Kế hoạch chủ nhiệm chủ động xây dựng kế hoạch định hướng nghề cho học sinh lớp mình. Kế hoạch hướng nghiệp của giáo viên chủ nhiệm lớp về công tác hướng nghiệp Tháng Nội dung Hình thức Biện pháp 9 Định hướng suy nghĩ cho học sinh Nói chuyện trao đổi 10 Giới thiệu một số nghề ở địa phương có khả năng phát triển và một số ngành mới có thể vận dụng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông Krông Ana tỉnh Đắk Lắk.doc