Đề tài Một số biện pháp nhằm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH Đức Tuấn

Lời nói đầu

Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM

I - Tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

 1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm

 2. ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp

 3. Nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm

II - Các chính sách tiêu thụ sản phẩm và hình thức tiêu thụ sản phẩm

 1. Các chính sách tiêu thụ sản phẩm

 2. Các hình thức tiêu thụ sản phẩm

Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊUTHỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY THIẾT BỊ MÁY - HÀ NỘI

I - Sự hình thành và phát triển của Công ty thiết bị máy Hà nội

1. Chức năng nhiệm vụ của công ty.

2. Quyền hạn của công ty.

3. Cơ cấu tổ chức.

4. Đặc điểm và tình hình kinh doanh dịch vụ của Công ty thiết bị trong một số năm gần đây.

II - Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của Công ty thiết bị máy - Hà nội

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty thiết bị máy - Hà nội

2. Thực trạng tiêu thụ hàng của Công ty thiết bị máy - Hà nội.

Chương III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM GÓP PHẦN ĐẨY MẠNH QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY THIẾT BỊ

I - Phương hướng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty

1. Định hướng chung

2. Định hướng và mục tiêu phát triển xuất nhập khẩu của Công ty

3. Mục tiêu và phát triển thị trường trong nước

4. Định hướng phát triển nguồn nhân lực

II - Các giải pháp từ phía Công ty

1. Nâng cao trình độ lý luận chuyên môn của đội ngũ cán bộ và đổi mới hệ thống tổ chức mô hình, cơ chế quản lý sản xuất kinh doanh

2. Đẩy mạnh Công tác nghiên cứu thị trường

3. Tăng cường hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, giữ vững thị trường hiện có và mở rộng thị trường mới

4. Áp dụng một số biện pháp có tính chất đòn bẩy thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Kết luận

Tài liệu tham khảo

 

doc52 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH Đức Tuấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng, giá cả phục vụ nhu cầu là phương tiện thông tin, một số đo giá trị và cũng là một chiến lược cạnh tranh. Mọi doanh nghiệp dù cung cấp sản phẩm hay hàng hóa dịch vụ đều phải đối mặt với quyết định giá cả. Tuỳ theo điều kiện của mình trên thị trường mà doanh nghiệp phải có những chính sách linh hoạt về chính sách giá cả. Giá cả là nhân tố quan trọng kích thích tiêu thụ hàng hoá, góp phần tăng doanh thu. Giá bán phải được quy định làm sao để đảm bảo chi phí sản xuất và có lãi, đồng thời phải phù hợp với từng thời điểm, từng loại thị trường khác nhau. Trong những trường hợp cần thiết, doanh nghiệp cũng cần có chính sách giảm giá theo khối lượng sản phẩm hoặc nhân những dịp đặc biệt như khai trương, lễ tết… nhằm đẩy mạnh tiêu thụ mà vẫn đảm bảo được thiện cảm của khách hàng, nhanh chóng thu hồi vốn, đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp. Vì vậy, việc xây dựng chính sách giá cả hợp lý là hết sức quan trọng, công ty cần phải có chính sách giá cả hợp lý, linh hoạt vừa tạo ưu thế, tránh thiện hại cho doanh nghiệp. Xây dựng chính sách giá cả có thể dựa trên bốn căn cứ: - Mức độ co giãn của cầu hàng hoá. - Thu nhập của khách hàng. - Giá cả thị trường của các sản phẩm thay thế và tương tự. - Căn cứ vào chủ trương, chính sách, vào vị trí của sản phẩm trên thị trường: Độc quyền, cạnh tranh, khan hiếm hay có giá trị trong một thời điểm nhất định. 1.2.5.Tổ chức tốt công tác yểm trợ và xúc tiến bán hàng: + Quảng cáo: là một nghệ thuật giới thiệu hàng hoá hay dịch vụ nhằm tới những thị trường mục tiêu nhất định và được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông và phải trả tiền. Quảng cáo có ba chức năng chính: Thứ nhất: chức năng thông tin, tức là cung cấp các loại thông tin cần thiết về một sản phẩm nào đó cho thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp dự kiến sẽ tung ra thị trường trong thời gian tới hoặc những sản phẩm đang được bán trên thị trường. Thông tin mà doanh nghiệp muốn cung cấp cho thị trường về sản phẩm mới có thể là đặc tính đặc biệt, cách sử dụng, cách bảo quản, những thay đổi về giá cả, cấu trúc sản phẩm... Thứ hai: chức năng thuyết phục khách hàng. Người ta có thể thuyết phục khách hàng bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Thuyết phục trực tiếp là người ta mời chào khách hàng mua ngay sản phẩm vì số lượng rất hạn chế; mua ngay trong tuần đầu với mức giảm giá 20%, 30%... còn thuyết phục gián tiếp là người ta mời chào " rất tế nhị", thông qua hình ảnh gợi ý tò mò hướng tới giành cho người tiêu dùng những lợi ích lớn hơn nếu họ mua; thuyết phục người tiêu dùng nên thay đổi nhãn hiệu bằng cách so sánh đặc tính mới của sản phẩm. Thứ ba: chức năng gợi nhớ thị trường tức là nhắc nhở người tiêu dùng nhớ về sản phẩm của công ty họ. Thông tin thường lập đi lập lại nhiều lần theo định kỳ hoặc theo mùa. Muốn quảng cáo thực sự góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu thì công tác quảng cáo phải đảm bảo yêu cầu số lượng thông tin cao, tính nghệ thuật, tính đồng bộ và đa dạng, phù hợp yêu cầu số lượng thông tin cao, tính nghệ thuật, tính đồng bộ và đa dạng, phù hợp với kinh phí dành cho quảng cáo. + Xúc tiến bán hàng: đó là hoạt động nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm thông qua các giải pháp kích thích lợi ích đối với khách hàng mục tiêu. Để tiếp cận với người mua và nắm bắt nhanh hơn nhu cầu và phản ánh khách hàng về sản phẩm của Doanh nghiệp, khi khách hàng tiếp cận thông tin qua quảng cáo cần tranh thủ lôi kéo sự ủng hộ của quần chúng, trình bày và công bố các điều kiện, dịch vụ mua hàng, giới thiệu sử dụng hàng hoá… Xúc tiến bán hàng gồm các nội dung chủ yếu: xây dựng mối quan hệ quần chúng, in ấn phát hành tài liệu liên quan đến sản phẩm, đến bán hàng, đến quảng cáo, giá cả… và bán thử. Làm tốt công việc này, doanh nghiệp sẽ tạo được lòng tin của khách hàng, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về những thuận lợi khi sử dụng những sản phẩm của doanh nghiệp và thông qua bán thử doanh nghiệp sẽ biết được phản ứng của khách hàng đối với hàng hoá và các chính sách của mình để từ đó có các biện biện pháp hoàn thiện phương thức bán hàng, thúc đẩy sản phẩm bán ra. + Yểm trợ bán hàng: là một hoạt động rất quan trọng giúp hàng bán ra được nhiều hơn. Thông qua các hoạt động của hiệp hội kinh doanh, của hàng giới thiệu sản phẩm hội chợ… doanh nghiệp không những có thể để quảng cáo khuếch trương sản phẩm cũng như uy tín của mình, mà còn bảo vệ được thị trường, bảo vệ thị trường giá cả, chống lại sự độc quyền và giảm bớt cạnh tranh, tăng cường khả năng tiêu thụ. + Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần có chính sách khuyến mãi như: bán trả góp, quà tặng kèm theo khi mua hàng, có những đợt giải thưởng lớn và tổ chức các dịch vụ sau bán hàng nhằm kích thích tiêu dùng. 1.2.6. Tổ chức công tác vận chuyển, xuất giao, thanh toán tiền hàng nhanh chóng, linh hoạt. Trong quá trình tiêu thụ, việc tạo niềm tin, gây thiện cảm của khách hàng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng quan tâm. Để đạt được điều đó, có một trong những việc cần làm là doanh nghiệp phải quan tâm đến công tác vận chuyển, xuất giao hàng hoá được nhanh chóng, kịp thời theo yêu cầu của khách hàng, doanh nghiệp cần có bộ phận chuyên trách đảm nhận, tránh tình trạng tiêu thụ gián đoạn do vận chuyển, giao hàng chậm trễ. Không những vậy, trong vấn đề thanh toán tiền hàng cần có những chính sách ưu đãi như giảm giá chiết khấu theo tỷ lệ. Thường có những loại phương tiện vận chuyển: phương tiện đường bộ ( vận tải ô tô và đường sắt ) vẫn giữ vị trí chủ lực trong vận chuyển hàng hoá; đường thủy thường sử dụng đối với các loại hàng nặng và kồng kềnh; đường ống thường tiện lợi cho các loại hàng hoá lỏng và đường hàng không cũng hết sức tiện lợi cho các loại hàng tươi sống, dễ lỏng và hàng có giá trị lớn song chi phí cao. Tuỳ theo đặc điểm của ngành hàng kinh doanh và khả năng tài chính của doanh nghiệp mà người ta quyết định lựa chọn loại phương tiện nào. Nhà sản xuất Người tiêu dùng Bán lẻ Đại lý môi giới Bán buôn Nhà phân phối CN Bán lẻ Bán lẻ Bán buôn Đại lý bán buôn Bán lẻ 2. Các hình thức tiêu thụ sản phẩm: Hình thức 1: Nhà sản xuất - người tiêu dùng cuối cùng: ở hình thức tiêu thụ này, sản phẩm được đưa trực tiếp từ người sản xuất đến người tiêu dùng không qua khâu trung gian nào cả. Ưu điểm: Đẩy nhanh tốc độ lưu thông, đảm bảo sự quan hệ mua bán chặt chẽ của nhà sản xuất với nhà tiêu dùng, nhà sản xuất có thể thu nhập được thông tin trực tiếp từ người tiêu dùng, nhà sản xuất có thể thu nhập được thông tin trực tiếp từ người tiêu dùng, thu được lợi nhuận cao vì không phải chia cho các phần tử trung gian, Nhược điểm: Hạn chế trình độ chuyên môn hoá sản xuất, đòi hỏi đầu tư và tổ chức quản lý hệ thống kinh doanh tiêu thụ hàng hoá rất lớn và rất phức tạp. Hình thức 2: Nhà sản xuất - Người bán lẻ - Người tiêu dùng. Thường áp dụng cho các nhà chuyên môn hoá nhưng qui mô nhỏ, tài chính không đủ mạnh để đảm bảo cho các tổ chức tiêu thụ hàng hoá của các đơn vị bán lẻ không đủ vốn để mua lô hàng lớn và thường xuyên trong khi vẫn còn năng lực kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng. Trường hợp đặc biệt của hình thức tiêu thụ này: Nhà sản xuất - Đại lý môi giới - bán lẻ - người tiêu dùng. Đại lý thường gặp trong kinh doanh là đại lý bán buôn và đại lý bán lẻ. Đại lý bán buôn làm trung gian trong mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ. Đại lý bán lẻ làm cầu nối giữa nhà bán buôn hoặc nhà sản xuất với người tiêu dùng cuối cùng. Người môi giới là một trong những thành phần trung gian nhiều khi rất quan trọng, người môi giới xuất hiện nhằm chắp nối nhu cầu thị trường với nhà bán buôn hoặc nhà bán lẻ. Bởivì, không phải lúc nào nhà bán buôn hoặc nhà bán lẻ đều có thể nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường và tình hình biến động của nó . Ưu điểm của hình thức này: Một mặt vẫn phát huy được ưu thế của phân công lao động xã hội trình độ cao. Nhà sản xuất hoặc người bán lẻ phải kiêm chức năng bán hàng và do vậy làm hạn chế trình độ xã hội hoá của lưu thông, hạn chế chất lượng vận động của hàng hoá. Hình thức 3: Người sản xuất - người bán buôn - người bán lẻ -người tiêu dùng. Đây là hình thức phổ biến nhất, bởi vì phần lớn các nhà sản xuất hàng hoá không có khả năng giao tiếp trực tiếp với hàng ngàn cửa hàng bán lẻ trên thị trường. Nhà sản xuất bán buôn cho các nhà bán buôn. Nhà bán buôn mua buôn, tập hợp chỉnh lý và dự trữ rồi bán cho các nhà bán lẻ. Nhà bán lẻ là người cuối cùng trong dây chuyền tiếp nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Hình thức 4: Nhà sản xuất - nhà phân phối công nghiệp - bán buôn - đại lý bán buôn - bán lẻ - người tiêu dùng. Hình thức này đáp ứng tốt nhất yêu cầu phân công lao động xã hội cả giữa sản xuất, lưu thông và trong nội bộ lưu thông, cho phép xã hội hoá tối đa hoạt động thương nghiệp trên mọi vị trí thị trường bán lẻ và ở mọi địa điểm phân bố dân cư. Chương II tình hình hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty Đức Tuấn I - Sự hình thành và phát triển của công ty Đức Tuấn. Công ty TNHH Đức Tuấn được chính thành lập vào ngày 24/11/1995 theo quyết định sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội số 2174/GP - UB do UBND thành phố Hà Nội cấp và số đăng ký kinh doanh số 0102003873. Địa chỉ trụ sở chính: 78 Hoà Mã - phường Ngô Thì Nhậm - Quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội. Tiền thân của công ty là một cơ sở chuyên sản xuất các loại bao bì, chế biến kinh doanh các loại lương thực thực phẩm sản xuất vật liệu xây dựng và là đại lý mua bán ký gửi hàng hoá. Mọi hoạt động đó đều dưới sự chỉ đạo của các thành viên thành lập công ty. Hoà cùng chặng đường phát triển chung cả đất nước, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Nhận thấy mặt hàng kim loại màu ngày càng trở nên cần thiết đối với nền công nghiệp cũng như các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, công ty đã quyết định hướng kinh doanh trọng yếu về mặt hàng này. Xác định được nhu cầu tất yếu đó, một nhóm cán bộ của công ty đã nghiên cứu thị trường và chính thức được kinh doanh theo thông báo số 31 ngày 13/4/2001. Tuy còn là một doanh nghiệp non trẻ mới thành lập công ty hoạt động trong điều kiện gặp nhiều khó khăn nhưng công ty đã từng bước khắc phục nhờ có sự cố gắng nổ lực của đội ngũ nhân viên không ngừng nâng cao trình độ, học hỏi tích luỹ kinh nghiệm, cũng như sự ủng hộ giúp đỡ nhiệt tình của các đơn vị cơ sở, sự hợp tác về trao đổi buôn bán ngày càng rộng lớn với các đối tác kinh doanh như công ty cơ điện Trần Phú, công ty dược phẩm Traphaco, công ty dược liệu TW1, TW2, TW3, và đặc biệt là sở công nghiệp các tỉnh. Cho đến nay uy tín về mặt hàng kim loại màu của công ty đã được các đối tác công nhận và ngày càng đứng vững. Với việc nhập khẩu rất nhiều mặt hàng kim loại màu như nhựa PVC, BOPP, kim loại (đồng, nhôm, kẽm...) của các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Australia, Conggo với số lượng lớn công ty luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Sản phẩm của công ty Công ty TNHH Đức Tuấn đã có mặt trên khắp mọi miền đất nước từ Bắc vào Nam. 2. Chức năng và nhiệm vụ. 2.1. Chức năng. + Là trung gian trong kênh phân phối NVL công nghiệp. + Cung cấp màng đóng vỉ thuốc cho các công ty dược phẩm, dược liệu. + Sản xuất các bao bì dược liệu. + Cung cấp nguyên liệu cho các công ty cơ khí. 2.2. Nhiệm vụ. - Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có nghiệp vụ chuyên môn. - Nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao trình độ phát huy năng lực kinh doanh, tăng năng suất lao động cả về chiều sâu và chiều rộng. - Tổ chức nghiên cứu thị trường, nắm vững thị hiếu người tiêu dùng để hoạch định các kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đúng đắn, đảm bảo cho kinh doanh phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế nhằm khẳng định vị thế của loại hình doanh nghiệp trong hệ thống nèn kinh tế quốc dân. Với đặc trưng là doanh nghiệp sản xuất nhỏ mà chủ yếu là hoạt động kinh doanh, cung ứng các NVL cho các cơ sở sản xuất công nghiệp thì công ty có các nhiệm vụ cụ thể sau: + Sản xuất các bao bì dược liệu phải đúng tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng, theo tiêu chuẩn của Bộ công nghiệp - tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam. + Mở rộng các cửa hàng, đại lý cơ sở kinh doanh. + Không ngừng cải tiến mẫu mã chủng loại hàng hoá, nâng cao chất lượng đa dạng hoá sản phẩm, hạ giá thành. 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy. Là công ty TNHH nên bộ máy của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Mô hình: Giám đốc Phó giám đốc KT Phó giám đốc KD Phòng kinh doanh Phòng kế toán Văn phòng Phòng máy Phân xưởng Phòng kinh doanh mảng kim loại Phòng kinh doanh nhựa PVC, BOPP Gian chứa hàng Gian sản xuất bao bì (Nguồn từ phòng kế toán, phòng kinh doanh). Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động hiện nay của công ty thấy rằng: Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty được bố trí tương đối hợp lý. Giám đốc ra điều hành trực tiếp trong công ty thông qua các phó giám đốc, các phòng ban nghiệp vụ. Ngược lại các phó giám đốc, các trưởng phòng ban có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc theo chức năng nhiệm vụ được giao. Trong tình hình hiện nay với các phòng ban được bố trí tương đối gọn nhẹ, không chồng chéo và có quan hệ mật thiếu với nhau về mặt nghiệp vụ, điều này giúp cho công ty có thể dễ dàng kiểm tra việc thực hiện mệnh lệnh của giám đốc và giúp cho giám đốc có những chỉ đạo kịp thời trong mọi hoạt động của công ty. Giám đốc: Đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh thương mại, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Giám đốc có quyền quyết định tất cả các công việc trong công ty. Cụ thể là: + Chỉ đạo xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, lãnh đạo tập thể công nhân viên. + Trực tiếp chỉ đạo và quản lý: Phòng tổ chức hành chính, kế hoạch vật tư, tiêu thụ, kế toán và phòng bảo vệ. + Chỉ đạo xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật chất lượng sản phẩm của công ty. + Quản lý chặt chẽ, bảo toàn và phát triển vốn theo ngành nghề kinh doanh. + Tổ chức chỉ đạo việc bổ sung thiết bị cải tiến thiết bị, xây dựng chương trình tiến bộ kỹ thuật hàng năm. + Tổ chức thực hiện tiêu chuẩn hoá kỹ thuật trong sản xuất. + Xây dựng kế hoạch và tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm, ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các đối tác bên ngoài. Phó giám đốc kỹ thuật: + Tổ chức chỉ đạo kiểm tra chất lượng sản phẩm. + Chỉ đạo theo dõi và ban hành thực hiện các định mức lao động kỹ thuật. + Chủ tịch QMR (hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000). Phó giám đốc kinh doanh. + Chỉ đạo xây dựng tiến độ sản xuất kinh doanh hàng ngày, tuần tháng cho toàn công ty. + Giao kế hoạch hàng tháng cho các phòng ban và phân xưởng. + Tổ chức chỉ đạo, quản lý kho bán thành phẩm. + Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức cung ứng vật tư kịp thời đồng bộ liên tục. + Hàng tháng, quý, 6 tháng, cả năm tổ chức kiểm kê hạch toán đồng bộ. Chỉ đạo các phòng chức năng về định mức tiêu hao vật tư xác định vật tư thừa thiếu không để ứ đọng. Tổ chức việc thu hồi phế liệu phế phẩm để tận dụng hoặc bán. * Phòng kế toán: Quản lý toàn bộ tài sản của công ty, tổ chức sử dụng vốn và nguồn vốn kinh doanh. Thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước. Phân phối thu nhập, tích luỹ tính toán theo dõi hoạt động kinh doanh của công ty, viết phiếu xuất nhập kho. Kiểm tra rồi viết hoá đơn thanh toán rồi giao cho nhân viên các phòng thực hiện theo yêu cầu thanh toán. Cụ thể là: + Giúp giám đốc trong lĩnh vực hạch toán kế toán và sử dụng vốn. Giám sát việc thực hiện các chính sách kinh tế, chế độ tài chính trong công ty. + Hoạch định các chính sách về giá cả. + Xác định giá bán theo đơn đặt hàng của khách hàng. + Xác đơn giá tiền lương cho toàn công ty. + Tính toán xác định lượng sản phẩm nhập kho. * Phòng kinh doanh: phân tích các dự án đầu tư mới. - Nghiên cứu đơn đặt hàng mới. - Cung cấp các thông tin liên quan đến sản phẩm một cách đầy đủ chính xác. - Nghiên cứu các hợp đồng để có kế haọch đặt hàng, vận chuyển tới nơi giao cho khách hàng. - Tham mưu cho giám đốc trong công tác xây dựng và chỉ đạo kế hoạch sản xuất, kế hoạch kinh doanh. - Lập kế hoạch cung ứng vật tư, bán thành phẩm cho sản xuất, quản lý kho nguyên vật liệu và bán thành phẩm nước ngoài. - Tổ chức thực hiện công tác Marketing. - Tổ chức hội nghị khách hàng hàng năm. - Giúp giám đốc trong công tác tìm hiểu thị trường, thường xuyên cập nhật các thông tin về thị trường. * Phòng máy và thiết bị công nghiệp. - Kinh doanh các mặt hàng máy và thiết bị công nghiệp. - Đáp ứng nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm nhập ngoại và sản xuất trong nước. * Kho và phòng mẫu: - Kho: Cất trữ hàng hoá của công ty là kho chính. - Phòng mẫu: Trưng bày hàng hoá là kho phụ. * Bộ phận văn phòng: Tổ chức mua sắm phương tiện việc làm, văn phòng phẩm phục vụ cho quá trình làm việc của các phòng ban. + Tổng hợp truyền đạt các quyết định của giám đốc cho các phòng ban. + Chuẩn bị thông báo các cuộc họp cho các bộ phận trong công ty. + Chuẩn bị tiếp khách và liên hệ xe đi lại cho các đoàn khách tham quan. *Các văn phòng đại diện: thay mặt Công ty giải quyết các công việc phát sinh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của Công ty tại các địa bàn được giao, giúp việc cho Công ty trong lĩnh vực thông tin, tiếp thị và được giám đốc trực tiếp giao cho thực hiện từng hợp đồng cụ thể tại địa bàn đại diện Đặc điểm về lao động của công ty: STT Chỉ tiêu Số tuyệt đối Số tương đối (%) 1 Tổng CBCNV - Nam - Nữ 627 353 274 100 56 44 2 Cán bộ quản lý - Cán bộ kinh tế - Cán bộ hành chính - Cán bộ kỹ thuật 92 39 21 15 6 3 3 Công nhân sản xuất 443 71 Cơ cấu lao động: STT Chỉ tiêu Số tuyệt đối Số tương đối 1 Trung học 67 11 2 Đại học 305 49 3 Công nhân kỹ thuật 255 40 4 Tổng 627 100% Nhận xét: Lao động trực tiếp tại công ty chiếm gần 85% tổng số lao động, bộ phận quản lý chiếm 15% so với tổng lao động hiện nay. Xét theo tuổi thì những người lao động có độ tuổi từ 41 đến 50 tuổi chiếm tỷ lệ 1/3 tổng số lao động chứng tỏ trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên của công ty là dày đặn kinh nghiệm. Tay nghề lao động khá cao, số công nhân có trình độ bậc 4 trở lên là 391 người chiếm tỷ lệ 45% tổng số lao động, số có trình độ cao đẳng trở lên là 124 người chiếm tỷ lệ 18% tổng số lao động. .II - Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty . 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty. 1.1. Khai thác nguồn hàng Với hình thức tổ chức và phương thức hoạt động của công ty là vừa khai thác hàng nhập khẩu, vừa khai thác hàng trong nước về bán cho các công ty là các đối tương kinh doanh với mức chênh lêch về giá cả. Công ty Đức Tuấn đã tập trung khai thác nguồn hàng chủ yếu là kim loại màu như Kẽm, Đồng ,Nhôm ,NhựaPVC, MàngBOPP… Công ty hoạt động với phương châm: giữ uy tín với khách hàng bằng chất lượng hàng hoá cao, giá cả hợp lý, phù hợp với nhu cầu trong nước, phương thức giao hàng nhanh, gọn, nhiệt tình, đảm bảo chất lượng hàng hoá trong khi vận chuyển. Để khai thác nguồn hàng có hiệu quả: Công ty đã không ngừng củng cố quan hệ tốt với các nhà cung cấp truyền thống và không ngừng mở rộng các mối quan hệ với các nhà cung cấp khác trên thị trường. Trong thời gian đầu, hàng hoá chủ yếu được nhập từ ớc Hàn Quốc, Đài Loan, Australia, Conggo, nhưng cho đến nay công ty đã mở rộng khai thá thị trường ở nhiều nước trên thế giới như: Singapo, Mỹ, Đức, Inđônêxia,… và ký kết được một số lượng hợp đồng cụ thể là: năm 2001 công ty ký kết được 34 hợp đồng, năm 2002 - 13 hợp đồng, năm 2003 - 13 hợp đồng, năm 2004 - 30 hợp đồng, năm 2005 - 15 hợp đồng với tổng giá trị hàng nhập vào, cụ thể Đơn vị: Nghìn đồng Danh mục hàng hóa 2001 2002 2003 2004 2005 Kim loại màu MàngBOPP NhựaPVC 60.182.109 571.532 2.968.557 23.133.918 32.504.405 362.934 22.558 20.232.583 39.320.760 27.857.032 Tổng trị giá 63.722.198 55.638.323 20.168.076 39.320.760 27.857.032 Công tác nghiên cứu thị trường nắm bắt nhu cầu tiêu dùng là cơ sở, để đưa ra quyết định kinh doanh mặt hàng nào, khối lượng, quy cách, kích thước, mẫu mã, chất lượng. Việc xác định nhu cầu tiêu dùng đóng vai trò rất quan trọng. ở Đức Tuấn hiện nay có 4 nhiân viên tiếp thị thực hiện công tác nghiên cứu thị trường. Đối với công ty thì hầu hết các chủng loại mặt hàng đều phải được khai thác. Tất cả các mặt hàng được lấy về dựa trên khả năng tiêu thụ thực tế của thị trường. Đối với những mặt hàng thường xuyên được tiêu thụ thì số lượng hàng nhập căn cứ trên cơ sở lượng hàng tồn thực tế của công ty. Còn về thị hiếu thì thông qua các ý kiến đóng góp, dư luận của cán bộ công nhân viên và ban giám đốc để có thể quyết định mở rộng mặt hàng. Sau khi quan sát hoạt động kinh doanh mặt hàng đó : Bước đầu tổ chức bán thử, nếu có khả năng tiêu thụ được công ty mới chính thức đặt mua. Qua số liệu bảng trên cho thấy rằng tổng trị giá của Kim loại nhập vào trong nước trong 5 năm là lớn nhất (111.535.993 nghìn đồng), tổng trị giá hàng MàngBOPP nhập vào trong 5 năm là nhỏ nhất (594.090 nghìn đồng). Nhưng khi xét tổng trị giá cả ba loại hàng nhập vào trong nước ở từng năm thì năm 2001công ty đã nhập nhiều nhất vói tổng trị giá hàng nhập là 63.772.198 nghìn đồng, ít nhất là năm 2003 công ty nhập hàng với tổng trị giá là 20.618.076 nghìn đồng. Ngoài khai thác hàng từ nước ngoài, công ty còn khai thác một lượng tương đối lớn hàng trong nước: Đơn vị: nghìn đồng Danh mục hàng hóa 2001 2002 2003 2004 2005 Kim loại mau MàngBOPP NhựaPVC 439.000 584.250 920.659 6.008.296 16.475.576 8.292.324 6.639.293 13.101.921 14.305.131 12.854.374 14.868.732 9.141.108 15.393.816 17.635.196 13.324.987 Tổng trị giá 1.943.909 7.776.196 34.046.345 36.864.214 46.353.999 1.2.Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Có thể nói sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp gắn lièn với thị trường. Hiểu nhu cầu khách hàng về sản phẩm hàng hoá của công ty rộng lớn, thì khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty sẽ tốt hơn và ngược lại, nếu nhu cầu của khách hàng về sản phẩm hàng hóa của công ty nhỏ thì khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty nhỏ, mà tiêu thụ sản phẩm là khâu đặc biệt quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, công ty cần có một bộ phận làm nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, để lựa chọn được thị trường phù hợp với công ty. Hiện nay thị trường chủ yếu của công ty là Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương Hà Tây. Trong thời gian tới, công ty sẽ nghiên cứu, tìm hiểu để mở rộng thị trường vào thành phố Hồ Chí Minh và một số vùng miền núi phía Bắc nhằm khai thác hiệu quả nhất các nguồn lực của doanh nghiệp. Thị phần hàng hoá Kim loại của công ty chủ yếu là doanh nghiệp chuyên về sản xuất cơ khí, là trung gian trong kênh phân phối NVL công nghiệp. Thị phần các mặt hàng MàngBOPP… Cung cấp màng đóng vỉ thuốc cho các công ty dược phẩm, dược liệu 1.3. Chất lượng sản phẩm: Là hệ thống những đặc tính nội tại của sản phẩm được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được phù hợp với điêù kiện hiện tại và thoả mãn được những nhu cầu hiện tại nhất định của xã hội. Việc sản xuất kinh doanh phải gắn liền với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ mà chất lượng hàng hoá, dịch vụ có ảnh hưởng tới giá cả, do đó có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu. Cùng một loại sản phẩm tiêu thụ trên thị trường thì những sản phẩm tốt hơn, hợp thị hiếu người tiêu dùng sẽ tiêu thụ được nhiều hơn, làm tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm , tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngược lại, những sản phẩm ó chất lượng kém, không đúng với yêu cầu sẽ dẫn đến sản phẩm không tiêu thụ được hoặc phải bán với giá thấp, làm giảm bớt doanh thu, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Như vậy, chất lượng sản phẩm không chỉ là yếu tố cạnh tranh mà còn là một lợi thế cạnh tranh rất mạnh, chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất tạo nên uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, chất lượng sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm trên thị trường cũng như tốc độ tăng doanh thu của doanh nghiệp nên công ty chú trọng đến vấn đề này 1.4. Giá bán sản phẩm: Doanh nghiệp nhập nhiều loại hàng hoá khác nhau, giá cả của chúng cũng khác nhau, việc định giá cả sản phẩm phải dựa trên nhiều căn cứ. và tình hình cung cầu trên thị trường, doanh nghiệp sẽ xây dựng giá bán sản phẩm phù hợp. Trong trường hợp các nhân tố khác không thay đổi thì việc thay đổi giá bán cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu. Việc thay đổi giá bán cao hay thấp, một phần quan trọng do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định. Để đảm bảo được doanh thu, doanh nghiệp phải có những quyết định về giá cả, giá cả phù hợp bù đắp những chi phí đã tiêu hao và tạo nên lợi nhuận thoả đáng để thực hiện tái sản xuất mở rộng. Để đánh giá được sản phẩm hợp lý, doanh nghiệp luôn bám sát thị trường, nắm vững những vấn đề có tính nguyên tắc đồng thời phải có cái nhìn nhạy bén và cách xử lý khôn ngoan trước những phức tạp của quan hệ thị trường. Cùng một loại sản phẩm, nếu bán trên các thị trường khác nhau ở vào những thời điểm khác nhau thì giá cả không nhất thiết phải như nhau. Hơn nữa giá cả phải được điều chỉnh linh hoạt trong từng giai đoạn kinh doanh nhằm thu hút khách hàng, kích thích tiêu dùng cũng như tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Làm được đi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0325.doc
Tài liệu liên quan