Đề tài Một số biện pháp thúc đẩy vận chuyển hàng hoá bằng Container của Công ty liên doanh vận tải biển Việt-Pháp

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Nội dung 2

I. Cơ sở lý luận chung về vận tải hàng hoá bằng Container 2

I.1. Khái niệm container 2

I.2. Phân loại Container 2

I.2.1. Phân loại theo kích thước 2

I.2.2. Phân loại theo vật liệu đóng Container 2

I.2.3. Phân loại theo cấu trúc Container 2

I.2.4. Phân loại theo công cụ của Container 2

I.3. Hiệu quả của vận tải Container trong nền kinh tế 4

I.4. Các phương thức vận tải hàng hoá bằng Container 4

II. Hướng phát triển vận tải hàng hoá bằng Container của Công ty liên doanh Việt Pháp 5

II.1. Quá trình hình thành Công ty liên doanh vận tải Việt - Pháp 5

II.2. Hướng phát triển của Công ty 6

III. Một số biện pháp thúc đẩy vận chuyển Container của Công ty vận tải biển Việt Pháp 7

III.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty 7

III.2. Quản lý nguồn nhân lực 7

III.3. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng 8

III.4. Cải tạo cơ sở hạ tầng của Công ty 9

Kết luận

 

docx12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1767 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp thúc đẩy vận chuyển hàng hoá bằng Container của Công ty liên doanh vận tải biển Việt-Pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Mỗi một đất nước hay một quốc gia nào trên thế giới đều muốn mình phát triển về mọi mặt như khoa học kỹ thuật, quan hệ kinh tế quốc tế và nhất là phát triển ngoại thương và đầu tư nước ngoài. Nhưng nếu chỉ có một mình đất nước đấy hoạt động riêng lẻ thì có thể đạt được nhưng thành quả như thế không? Chắc chắn ai biết rõ câu trả lời là không. Vậy muốn có được sự phát triển về mọi phương diện thì mỗi quốc gia phải liên kết lại với nhau với phương châm mỗi nền kinh tế quốc gia là một mắt xích quan trọng của nền kinh tế thế giới. Chính vì hiểu rõ điều này và để đáp ứng được nhu cầu hội nhập kinh tế thế giới, Tổng Công ty Hàng Hải Việt nam và Tổng Công ty Hàng Hải Pháp đã liên kết với nhau để thành lập Công ty liên doanh vận tải Việt-Pháp. Trong những năm hoạt động với chính sách, chiến lược phát triển đúng đắn của mình Công ty đã tạo được một chỗ vững chắc trong thị trường vận tải biển, chiếm được thiện cảm và tín nhiệm của khách hàng xuất nhập khẩu trong và ngoài nước. Tuy nhiên, cũng nhưng nhiều ngành kinh tế khác, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, do có nhiều hàng vận tải biển lớn trên thế giới tham gia vào thị trường Việt Nam . Nhưng đây cũng là một cơ hội để cho Công ty thể hiện rõ bản lĩnh của một trong những Công ty vận tải Container hàng đầu của Việt Nam. Vì vậy mà em đã chọn đề tài: “Một số biện pháp thúc đẩy vận chuyển hàng hoá bằng Container của Công ty liên doanh vận tải biển Việt-Pháp”. Để góp một phần nhỏ ý kiến của mình giúp cho Công ty ngày càng phát triển thêm. Bài của em gồm : Cơ sở lý luận chung về vận tải hàng hoá bằng container. Vận tải hàng hoá bằng container tại Công ty liên doanh vận tải Việt-Pháp Một số biện pháp thúc đẩy vân tải bằng container. Cơ sở lý luận chung về vận tải hàng hoá bằng container. Khái niệm container. Theo ISO- Container là một nội dụng cụ vận tải. Có hình dáng cố định, bền chắc, để được sự dụng nhiều lần. Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc chuyên chở bằng một hoặc nhiều phương tiện vận tải, hàng hoá không phải xếp dỡ ở cảng dọc đường. Có thiết bị riêng để thuận tiện cho việc xếp dỡ và thay đổi từ công cụ vận tải này sang công cụ vận tải khác. Có cấu tạo đặc biệt để thuận lợi cho việc xếp hàng vào và dỡ hàng ra. Có dung tích không ít hơn 1m³. Phân loại container. I.2.1. Phân loại theo kích thước. Container loại nhỏ : trọng tải dưới 5 tấn và dung tích dưới 3m³. Container loại trung bình : trọng tải 5 - 8 tấn và dung tích nhỏ hơn 20m³ . Container loại lớn : hơn 10 tấn và dung tích hơn 20m³ I.2.2. Phân loại theo vật liệu đóng container. Container được đóng bằng loại vật liệu nào thì gọi tên vật liệu đóng đó cho container. VD: Container thép, container nhôm, container gỗ dán… I.2.3. Phân loại theo cấu trúc container. Container kín (Closed Container), Container mở( Open Container), Container khung(Frame Container), Container gấp(Tilt Container), Container phẳng(Flat Container), Container co bánh lăn(Rolling Container). I.2.4. Phân loại theo công cụ của container. Container chở hàng hoá bách hoá (General Cargo Container) : Container kin chở hàng bách hoá ( Dry Goods) : là loại container có giá thành sản xuất tương đối thấp, ít bảo quản, phù hợp với chuyên chở hàng hoá khô, là loại container thông dụng. Nhưng loại này hoàn toàn kín nước, xếp dỡ hàng chỉ bằng cửa sau và nhiệt độ bên trong container sẽ ảnh hưởng đến hàng hoá chứa trong đó. Container mở ở trên nóc( Open Top) : loại này có cửa mở hoàn toàn ở trên nóc, phù với những hàng quá cao hay quá cỡ ở đầu có thể xếp hàng ở cửa hoặc ở trên nóc nhưng khối lượng vỏ lại lớn hơn container chở hàng khô. Container mở cạnh( Open Sided ) : loại này phù hợp với những hàng hoá có bề ngang rộng, hoa quả vận chuyển trong quãng đường ngắn, vật nuôi. Có mái cứng không bị ảnh hưởng của thời tiết. Container mở nóc – mở bên thành( Open Top – Open Sided/Full Tilt Container ): nhưng hàng hoá không thể xếp dễ dàng qua cửa của container chở hàng hoá khô, thì rất phù hợp với loại container này. Container chở hàng hoá dời(Bulker Freight Container): là loại container dùng để chở hàng hoá dời như: xà phòng bột, các lọai hạt nhỏ… Đôi khi loại container này có thể được sử dụng để chuyên chở hàng bách hoá có mệng trên mái để xếp hàng và có mệng cửa container để dỡ hàng ra. Container này có lợi là tiết kiệm sức lao động khi xếp hàng ra, nhưng nó cũng có điểm bất lợi là trọng lương vỏ nặng, số cửa và nắp có thể gây khó khăn trong việc giữ an toàn và kín nước cho container vì nếu nắp nhồi hàng vào quá nhỏ thì sẽ gây khó khăn trong việc xếp hàng có thứ tự. Container bảo ôn / nóng / lạnh ( Thermal insulated / Heated / Refrigerated / Reefer Container) : là loại container có sườn, sàn mái và của ốp chất cách nhiệt để hạn chế sự di chuyển nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài container, nhiều container loại này có thiết bị làm lạnh hoặc làm nóng được đặt vào một đầu hay bên thành của container. Loại này dùng để chuyên chở hàng mau hỏng và các loại hàng hoá bị ảnh hưởng do sự thay đổi của nhiệt độ. Nhưng vì chỉ có lớp cách điện và nếu có thể máy làm lạnh, tất cả sẽ làm trọng lượng của vỏ container tăng thêm đồng thời lớp cách điện và máy làm lạnh này cũng làm giảm dung tích chứa hàng của container, sự bảo quản máy móc cũng yêu cầu đòi hỏi cao hơn nếu các thiết bị máy được đặt ở trong container. Container thùng chứa(Tank Container) : Dùng để chở hàng hoá nguy hiểm và hàng lỏng rời như dầu ăn, hoá chất…Loại này được chế tạo cho những hàng hoá đặc biệt, nó có ưu điểm là có thể sử dụng như một kho chứa tạm thời, tuy nhiên nó có một số nhược điểm như là giá thành cao, khó khăn cho vận chuyển nên làm hao hụt hàng hoá, trong lượng vỏ cao. Các loại container đặc biệt(Special Container) khác như là container chở sức vật sống… 3. Hiệu quả của vận tải container trong nền kinh tế. Chuyên chở bằng container mang lại hiệu quả kinh tế cao nên được coi là đặc trưng của cuộc cách mạng trong khoa học kỹ thuật vận tải. Chuyên chở hàng hoá bằng container đạt được những mục đích: áp dụng cơ giới trong chuyên chở và bốc dỡ cao. Rút ngắn thời gian chuyên chở; tạo thuận lợi sắp xếp, bảo quản, sử dụng trong việc tổ chức chuyên chở đa phương thức. Việc rút ngắn thời gian lưu thông hàng hoá có khi tạo nên nhiều lợi thế cho người kinh doanh trên thị trường nhất là những mặt hàng tiêu thụ đòi hỏi có tính thời vụ, càng đảm bảo về mặt thời gian càng tiêu thụ nhanh và được giá. Ngược lại nếu kéo dài thời gian vận chuyển, thì hàng dễ bị hỏng, chất lượng giảm như hàng tươi sống, hàng thực phẩm. Container có cấu trúc chắc chắn, bền vững và kin đáo, với nhiều chủng loại phong phú được coi là bao bì tốt nhất đối với mọi loại hàng hoá. Chuyên chở hàng hoá bằng container giúp cho hàng đến tay người nhận hàng với phẩm chất bảo đảm và giảm bớt rủi ro về hư hỏng, mất mát ở cảng xếp dỡ và cảng chuyển tải Giảm chi phí tới mức thấp nhất cả chi phí bao bì vận tải và chi phí giao nhận hàng, một vấn đề mà người kinh doanh xuất nhập khẩu nào cũng quan tâm. 4. Các phương thức vận tải hàng hoá bằng Container. Hiện nay, trên thế giới cũng như ở nước ta có bốn hình thức vận chuyển hàng hoá bằng Container : Bằng đường sắt : Dùng tàu hoả có các toa chuyên dùng. Bằng đường bộ : Sử dụng ô tô kéo moóc dùng chở vận tải container. Bằng đường thuỷ : Chủ yếu dùng tàu thuỷ, xà lan. Vận tải đa phương thức : Có thể kết hợp hai hay tất cả các phương thức kể trên. Tuy nhiên, vận tải đường thuỷ vẫn chiếm tỷ trọng và khối lượng lớn hơn cả, nhất là trong vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu. Hiện nay có nhiều loại tàu có thể sử dụng để chuyên chở container : Tàu container chuyên dụng(Full Container Ship – Full Cellular Ship). Tàu bán container (Semi – Co Ship): Chỉ một phần dung tích chở hàng của tàu được thiết kế để chở container. Tàu bách hoá thông thường chở container : Container chủ yếu được chở trên boong tàu. Tàu không có thiết bị chuyên dụng để xếp container : Container chở trên tàu này được coi như là một kiện hàng và phải được bược theo phương pháp thông thường. Tàu RO-RO (Roll-On/Roll-Off): Loại tàu này có nhiều boong, giữa các boong có đường dốc nghiêng rất tiện cho việc xếp dỡ hàng. Tàu LO-LO (Lift On And Lift Off) : Loại này có cấu trúc một boong, chia thành nhiều hầm có vách ngăn cách còn được gọi là tàu nhiều buồng. Tàu LASh (Lighter Aboard Ship) : là loại tàu chuyên dùng để chở các loại xà lan đã xếp đầy hàng, ngoài ra các loại tàu LASh cũng có thể chở được một số container. Hướng phát triển vận tải hàng hoá bằng container của Công ty liên doanh Việt-Pháp. Quá trình hìng thành Công ty liên doanh vận tải Viêt-Pháp. Năm 1986, nước ta bắt đầu mở của nền kinh tế, chuyển từ cơ chế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, do mới chuyển đổi nền kinh tté chưa kịp thích nghi nên hầu hết các lĩnh vực kinh doanh đều vấp phải khó khăn hoặc còn hoàn toàn bỏ ngỏ, mà một trong số đó là nghiệp vụ vận tải hàng hoá đường biển bằngcontainar. Trong hoàn cảnh như vậy, được phép của chính phủ Tổng cục đường biển đã liên doanh cùng Tổng Công ty Hàng Hải Pháp, thành lập Công ty liên doanh vận tải biển Việt-Pháp( tên tiếng anh là General Mairtime Transport) vào ngày 10/1/1989. Đây là Công ty liên doanh đầu tiên tại Việt Nam về vận tải hàng hoá đường biển bằng Container với tổng số vốn là 250.000 USD, phía Việt Nam Chiếm 51% và phía Pháp chiếm 49%. Hướng phát triển của Công ty. Để đảm bảo phát triển bến vững thì Công ty phải giữ được khách hàng lâu năm, những mối quan hệ đại lý, những hợp đồng chuyên chở dài hạn. Bên cạnh đó Công ty cũng không ngừng mở rộng mạng lưới dich vụ và quan hệ tốt đối với các chi nhánh khác để nắm bắt sát hơn tình hình thị trường nhằm tạo cơ hội tìm kiếm các khách hàng mới mang tính chiến lược mới, tìm kiếm bạn hàng mới, tìm hiểu thông tin nắm chắc khả năng, yêu cầu uỷ thác của khách hàng trong và ngoài nước. Không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của Công ty nhằm giữ vững thị trường hiện có và khai thác thị trường tìêm năng thông qua việc phát huy lợi thế so sánh đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Phải luôn luôn ứng dụng đổi mới công nghệ, marketing trong chiến lược kinh doanh, chiến lược giá…tăng cường quảng bá giới thiệu về Công ty với các bạn hàng trong và ngoài nước. Thực hiện phương châm vừa học vừa làm, Công ty đã kết hợp đào tạo ngắn hạn và dài hạn cho đội ngũ cán bộ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh của Công ty. Ngày càng hoàn thiện bộ máy tổ chức nhân sự tạo tiền đề cho việc tiêu chuẩn hoá bộ máy và hệ thông quản lý, thống nhất chỉ đạo thực hiện dịch vụ trọn gói trong và ngoài nước, hoàn thiện chất lượng dịch vụ. Một số biện pháp thúc đẩy vận chuyển Container của Công ty vận tải biển Việt-Pháp. Năng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. Muốn cho Công ty có năng lực cạnh tranh cao, thì Công ty phải có địa bàn hoạt động rộng bằng những hình thức như : Liên kết với các Công ty đã có mặt tại thị trường ta cần mở rộng. Mở thêm các tuyến dịch vụ mới, mua thêm tàu có trọng tải lớn để có thể chở được những container có khối lượng lớn hơn và có thể đi xa hơn. Đầu tư thêm cấc phương tiện vận tải đường bộ như đầu kéo container. Đối vối khách hàng : Công ty cần phải cho cán bộ theo sát tìm hiểu khách hàng, duy trì mối quan hệ truyền thống, mở rộng thêm khách hàng mới, thu thập thông tin, dự đoán khách hang tiềm năng có thể xuất hiện, từ đó lập kế hoạch marketing cụ thể. Tăng thêm các hình thức ưu đãi về cước, thời gian lưu kho, bãi cho các khách hàng lớn, nhằm giữ mối quan hệ bạn hàng cho Công ty. Quản lý nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là một bộ phận rất quan trọng để hình thành nên Công ty, nếu muốn duy trì thị phần, giữ được khách hàng thì Công ty cần phải có đội ngữ cán bộ năng động, nhanh nhẹ, trung thành với công ty. Bên cạnh, Công ty cũng cần phải tổ chức lại bộ máy sao cho gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả nhất. Tìm hiểu năng lực của từng nhân viên trong Công ty, sau đó sắp xếp nguồn nhân lực một cách hợp lý phù hợp với năng lực của từng nhân viên sao cho họ phát huy hết sở trường của họ. Xây dựng các quy định, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, có khả năng thích ứng với sự thay đổi theo từng thời kỳ, hoàn cảnh kinh doanh của Công ty. Cắt giảm số nhân lực dư thừa ở các bộ phận không cần thiết. Cần phải có chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với những nhân viên có công và những nhân viên mắc lỗi. Nâng cao đời sống của cán bộ, công nhân viên, tăng lương đúng kỳ. Hàng năm có tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi nghỉ mát để tăng thêm niềm hăng say với công việc và có thể còn tăng thêm lòng trung thành ở họ. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Hoạt động kinh doanh của công ty gồm nhiều dịch vụ liên quan đến nghiệp vụ vận chuyển hàng hoá như kinh doanh kho, bảo quản hàng hoá. Do đó, để nâng cao chất lượng dịch vụ cần thiết xây dựng chỉ tiêu có tính định lượng để theo dõi sự ảnh hưởng của các dịch vụ với khách hàng… công ty có thể dựa trên ý kiếm của khách hàng để xây dựng các chỉ tiêu đó. Thời gian trong kinh doanh vận tải và đặc biệt là vận tải bằng đường biển hết sức quan trọng. Thông thường, ở mỗi tuyến đều có thời gian tương đối chính xác nhưng do nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan mà làm sai lệch lịch trình. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn khách hàng, nhất là những khách hàng xuất nhập khẩu. Những nguyên nhân khách quan như bão biển hay không may tàu bị hỏng bất thường giữa đường vận chuyển làm chậm thời gian vận chuyển cũng còn có thể xem xét được. Nhưng còn những nguyên nhân chủ quan làm chậm thời gian cũng còn tồn tại khá nhiều. Điển hình là hiên tượng over-load (hiện tượng quá tải của tàu), hiện tượng này có hai trường hợp : Trường hợp 1 : Do nhầm lẫn của cán bộ xắp xếp container nên tàu quá khối lượng container. Vì vậy, phải bổ lại số container thừa, dẫn đến vi phạm hợp đồng với khách hàng Trường hợp 2 : Over-load do khi xếp hàng vào container, theo quy định có khối lượng tối đa là 24.000 kg, nhưng vì cán bộ theo dõi đóng hàng không chú ý, dẫn đến khách đóng quá khối lượng nhất là với hàng gạch men hay khoáng sản. Nếu có nhiều container bị quá tải thì tàu sẽ bị quá tải, do đó tàu cũng phải bốc lên bờ một số container để tàu đủ trọng tải dời bến, việc này cũng làm chậm thời gian của khách hàng. Muốn khắc phục được điều này thì nhân viên trong Công ty phải theo dõi sát khi xếp hàng vào container, khi đưa container nên tàu… Cải tạo cơ sở hạ tầng của Công ty. Hiện nay, Công ty Gemartrans đang quản lý khai thác đội tàu gồm 11 chiếc, tổng khối lượng chuyên chở khoảng 50.000 teus, các tàu hầu hết còn mới và được đóng tại nước ngoài. Tuy vậy, cũng không thể khẳng định rằng đội tàu sẽ hoạt động thông suốt. Do đó, việc bảo dưỡng, kiểm định các tàu phải đặc biệt quan tâm, nếu đội tàu hoạt động tốt thì có nghĩa lịch trình được đảm bảo, nhận hàng giao hàng đúng hẹn, giữ chữ tín với khách hàng. Các phương tiện xếp dỡ và ôtô vận chuyển container đều tập trung tại Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh. Đầu tư thêm một số ôtô chở container cho chi nhánh ở Hà Nội, vì hiện nay khi nhận hàng tại Hà Nội thì trong giá thành phải tính cả cước phí vận chuyển của ôtô từ Hải Phòng lên Hà Nội, việc này sẽ làm tăng giá cước. KẾT LUẬN Công ty liên doanh vận tải Việt-Pháp là công ty liên doanh vân tải đầu tiên của nước ta. Tuy mới đầu thành lập cũng gặp không ít khó khăn do thơi kỳ đó nước ta mới bắt đầu mở cửa chính sách còn chưa được thông thoáng. Nhưng với chính sách, chiến lược phát triển đúng đắn của mình , Công ty đã tạo được một chỗ đứng vững chắc trong thi trường vận tải biển, chiếm được thiệm cảm và tín nhiệm của nhiều khách hàng xuất nhập khẩu trong và ngoài nước. Tuy nhiên , đi đôi với nhừng thành quả là những tồn tại nhất định đòi hỏi phải có nhưng biện pháp để hoàn thiện hơn, giúp cho Công ty không chỉ duy trì thị phần trên thị trường mà ngày càng phát triển thêm. Vì vậy mà em mới chọn đề tài : “ Một số biện pháp thúc đẩy vận chuyển hàng hoá bằng container của Công ty liên doanh vân tải biển Việt-Pháp” với mong muốn sẽ góp một phần nhỏ trong việc hoàn thiện và phát triển hoạt động của Công ty. MỤC LỤC Lời mở đầu 1 Nội dung 2 I. Cơ sở lý luận chung về vận tải hàng hoá bằng Container 2 I.1. Khái niệm container 2 I.2. Phân loại Container 2 I.2.1. Phân loại theo kích thước 2 I.2.2. Phân loại theo vật liệu đóng Container 2 I.2.3. Phân loại theo cấu trúc Container 2 I.2.4. Phân loại theo công cụ của Container 2 I.3. Hiệu quả của vận tải Container trong nền kinh tế 4 I.4. Các phương thức vận tải hàng hoá bằng Container 4 II. Hướng phát triển vận tải hàng hoá bằng Container của Công ty liên doanh Việt Pháp 5 II.1. Quá trình hình thành Công ty liên doanh vận tải Việt - Pháp 5 II.2. Hướng phát triển của Công ty 6 III. Một số biện pháp thúc đẩy vận chuyển Container của Công ty vận tải biển Việt Pháp 7 III.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty 7 III.2. Quản lý nguồn nhân lực 7 III.3. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng 8 III.4. Cải tạo cơ sở hạ tầng của Công ty 9 Kết luận 10

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxMột số biện pháp thúc đẩy vận chuyển hàng hoá bằng Container của Công ty liên doanh vận tải biển Việt-Pháp.docx