Đề tài Một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Cao Thịnh, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hoá

Để phát hiện HS giỏi, thường có các dấu hiệu sau:

Học sinh năng khiếu, số học sinh này thường không nhiều và chỉ do các giáo viên trực tiếp dạy phát hiện được. Ví dụ ở bộ môn toán, lý cỏc học sinh này đôi khi có những cách giải lạ, độc đáo hoặc thỉnh thoảng đặt ra những vấn đề giáo viên không ngờ trước được.

Học sinh say mờ bộ mụn, các học sinh này có thể chưa thật giỏi nhưng vỡ say mờ, yờu thớch bộ mụn nờn dễ trở thành học sinh giỏi nếu được hướng dẫn và bồi dưỡng.

Học sinh cần cù chăm học, đối với một số bộ môn cần nhiều đến trí nhớ (sử, địa, ngoại ngữ ) học sinh nhờ cần cù, chăm chỉ học tập mà trở nên giỏi cũng không ít, nhất là khi được giáo viên giỏi bồi dưỡng.

Việc phát hiện và chọn HSG được dựa trên các cơ sở sau: căn cứ vào các thành tích đó đạt ở các năm học trước( tham khảo qua học bạ, sổ điểm và giáo viên dạy năm trước); căn cứ vào đề nghị của các giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp; căn cứ vào kết quả kỳ thi HSG trong toàn trường (được tổ chức đúng quy trỡnh và nghiêm túc); và một khi được chọn, học sinh sẽ được bồi dưỡng liên tục trong 4 năm. Qua các đợt kiểm tra sàng lọc, giáo viên có thể bổ sung một số học sinh mới thay cho học sinh không đạt yêu cầu trong quá trỡnh bồi dưỡng.

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 19240 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Cao Thịnh, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng người tài giỏi. Thực tế cho thấy nhân tài Việt Nam góp phần thúc đẩy và ghi những trang sử vàng cho sự phồn vinh và phát triển đất nước . Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Ở đâu cũng cần, ngành nào cũng cũng cần, lúc nào cũng cần nhiều người tài giỏi để gánh vác giang sơn. Nguồn nhân tài hoàn toàn phụ thuộc vào nền giáo dục - đào tạo của mỗi quốc gia. Khẳng định tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục - đào tạo, Nghị quyết Trung ương 2, khoá VIII đã nêu rõ: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Tổ chức bồi dưỡng HSG chính là một hoạt động quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.Thông qua hoạt động này, HS sẽ được lĩnh hội hệ thống kiến thức chuyên sâu và có điều kiện thuận lợi để phát huy tối đa khả năng của bản thân trong những môn học có ưu thế. Đồng thời giáo viên cũng có điều kiện để nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện kỹ năng sư phạm. Một thực trạng đáng quan tâm trong nền GD của ta hiện nay là sự không đồng đều về chất lượng GD giữa khu vực thành thị với nông thôn, giữa khu vực miền xuôi với khu vực miền núi. Tỉ lệ HS khá giỏi thường chỉ tập trung ở những khu vực đông dân với nền KT-XH phát triển. Trong kì thi học sinh giỏi văn hoá số lượng học sinh đạt giải của các huyện miền núi chiếm tỉ lệ rất khiêm tốn. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó là xuất phát từ nhiều yếu tố khách quan nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà quản lý giáo dục như: Cơ sở vật chất nhà trường, điều kiện KT-XH , nhận thức của cán bộ nhân dân địa phương về công tác giáo dục,... và các yếu tố chủ quan chưa có những biện pháp đồng bộ để khắc phục như: Cơ cấu giáo viên, chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng đầu vào, trang thiết bị dạy học….. Trường THCS Cao Thịnh là một trường vùng xa của huyện Ngọc lặc với rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, số lượng học sinh... Tuy nhiên trong những năm gần đây trường THCS Cao Thịnh đã đạt được một số thành tích đáng tự hào, nhất là chất lượng dạy và học, trong đó chất lượng học sinh giỏi tăng cao . Để đạt được điều đó, Ban giám hiệu nhà trường đã có nhiều biện pháp chỉ đạo có hiệu quả qúa trình dạy học đặc biệt là công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi. Xuất phát từ yêu cầu lí luận và thực tiễn trên, tôi đã thực hiện đề tài: “Một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Cao Thịnh, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hoá” xin được nêu ra để cùng các đồng nghiệp tham khảo . CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG VIỆC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THCS CAO THỊNH, HUYỆN NGỌC LẶC, THANH HOÁ. 1.1. Thực trạng 1.1.1. Sơ lược về địa phương và trường THCS Cao Thịnh Cao Thịnh là xã miền núi, với diện tích tự nhiên là 2390,03 ha. Là một xã vùng xa, nằm ở phía Đông Bắc huyện Ngọc Lặc, cách trung tâm huyện khoảng 25 km, giáp ranh với xã Ngọc Trung, Lộc Thịnh, Thống Nhất. Toàn xã có 10 làng, với 1043 hộ và 4414 người, chủ yếu là các dân tộc Kinh , Mường và Thái sống hoà thuận bên nhau. Đời sống của nhân dân dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, phụ thuộc vào thiên nhiên là chính nên năng xuất thấp, điều kiện kinh tế rất khó khăn, cơ sở hạ tầng thiếu thốn. Do kinh tế chưa phát triển, trình độ dân trí thấp nên việc quan tâm đến vấn đề học tập của HS còn nhiều hạn chế. Tình trạng HS bỏ học giữa chừng vẫn còn diễn ra. Toàn xã đã đã hoàn thành phổ cập tiểu học vào đúng độ tuổi vào năm 1999 và hoàn thành phổ cập THCS vào năm 2001. Đã có nhiều học sinh thi đỗ vào Đại học, Cao Đẳng ( tính đến năm 2007 là 82 em ). Trường THCS Cao Thịnh được tách ra từ trường PTCS Cao Thịnh tháng 8/1997 với quy mô lớp học, HS tăng nhanh trong những năm 1997 đến 2003 ( nhiều nhất là 275 HS).Và giảm xuống từ năm 2004 đến nay. Trong năm học 2007-2008 trường có 8 lớp, với 191 HS. Ban giám hiệu nhà trường gồm 02 người : 1 hiệu trưởng, 1 hiệu phó, đội ngũ giáo viên gồm 13 người trong đó : - Giáo viên Toán : 02 người - Giáo viên Văn sử công dân : 06 người - Giáo viên Hoá - sinh - địa : 02 người - Giáo viên kỹ thuật : 01 người - Giáo viên Đặc thù : 03 người Về trình độ đào tạo : - Đại học : 11 người - Cao đẳng : 04 người - Trung học 7 + 3 : 01 người Tỉ lệ trên chuẩn: 69% đạt chuẩn: 25% dưới chuẩn: 6% Trong những năm học từ 1998 đến nay trường đã đạt các thành tích . - Năm năm được công nhận danh hiệu tiên tiến cấp huyện, - Có 7 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh . 11 HS vào đội tuyển thi tỉnh - Có 55 HS đạt giải cấp huyện - Tỉ lệ lên lớp đạt 98 đến 99,7 % Mặc dù vậy, chất lượng đại trà so với yêu cầu vẫn còn thấp, số lượng HS, cơ cấu GV chưa hợp lí, cơ sở vật chất cho dạy và học còn nhiều khó khăn. Vì vậy vấn đề bồi dưỡng HS giỏi còn nhiều bất cập. 1.1.2. Tình hình tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Cao Thịnh trong những năm qua * Tình hình chung Đối với Ngọc Lặc, một huyện có đặc thù riêng đại đa số là HS vùng núi, dân tộc thiểu số . Sự không đồng đều về chất lượng GD giữa khu vực thị trấn với khu vực vùng sâu,vùng xa. Tỉ lệ HS khá giỏi thường chỉ tập trung ở những khu vực đông dân với nền KT-XH phát triển như thị trấn Ngọc lặc . Hàng năm, Phòng GD&ĐT Ngọc Lặc tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Huyện, cấp tỉnh cho học sinh cấp THCS. Lấy kết quả HS giỏi là một tiêu trí và là một căn cứ để xét thi đua của mỗi nhà trường. Vì vậy công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã đi vào tiềm thức của đội ngũ cán bộ quản lí và đội ngũ giáo viên của các trường trong toàn huyện nhất là cấp THCS.. * Tình hình nhà trường Để tổ chức bồi dưỡng HS giỏi có hiệu quả, trường đã giao cho giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi trên cơ sở tình hình và trình độ HS. Sau đó đánh giá nhận thức của HS qua đánh giá của giáo viên phụ trách để lựa chọn học sinh cuối cùng đưa ra phương án bồi dưỡng. Khi tuyển chọn giáo viên dạy đội tuyển, trường không thể lựa chọn giáo viên giỏi có kinh nghiệm để bồi dưỡng học sinh giỏi. Vì số lượng giáo viên ít , cơ cấu giáo viên không hợp lí môn thừa, môn thiếu, và còn có giáo viên có trình độ chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu đang dạy ở THCS. Các tổ chuyên môn chưa thực sự chủ động, sáng tạo trong việc hình thành định hướng chung về bồi dưỡng HSG mà chủ yếu là do kế hoạch của mỗi cá nhân. Nhà trường chưa xếp được lịch để bồi dưỡng HSG. Từ năm 2001-2002 đến nay Nhà trường phải tiến hành xây dựng các tiêu chí về phổ cập THCS. Do đó chất lượng tuyển sinh còn thấp. Các giáo viên chưa đầu tư thoả đáng cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 1.2. Kết quả, hiệu quả thực trạng trên và một số vấn đề đặt ra trong trong việc bồi dưỡng HS giỏi Kết qủa các kỳ thi HS giỏi từ năm học 2003- 2006. Cụ thể như sau: Bảng thống kê HS giỏi các cấp Năm học Số HS HSG Cấp trường HSG Cấp Huyện HS được vào tuyển thi tỉnh HSG CấpTỉnh ghi chú 2003-2004 264 13 6 0 0 2004-2005 249 13 7 01 0 2005-2006 215 19 12 01 0 Qua số liệu trên cho thấy công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường hiệu quả còn hạn chế. Số học sinh đạt giải cấp tỉnh chưa có. Một số vấn đề còn tồn tại: - Biện pháp thực hiện của trường chưa hợp lí, chưa đồng đều. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi chưa thực hiện theo một kế hoạch nhất định . Mới chỉ dừng lại ở mức độ lựa chọn học sinh khá giỏi ôn tập trung từ 1 đến 2 tháng rồi cho đi thi. Sau khi thi xong là kết thúc bồi dưỡng. Năm học sau lại chọn học sinh và bồi dưỡng lại. Do đó có những học sinh mỗi năm thi một môn khác nhau, chưa mang tính chất luỹ kế, liên tục từ lớp 6 đến lớp 9. -Tất cả giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn, tự nghiên cứu và tự sưu tầm tài liệu; học sinh, một số không yên tâm khi được chọn theo các lớp bồi dưỡng HSG vỡ phải mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập chung. Đặc biệt đối với các mụn xó hội như GDCD, Sử, Địa, HSG không thấy tha thiết khi được chọn bồi dưỡng. Thậm chí có phụ huynh đến gặp Ban giám hiệu xin cho con mỡnh rỳt tờn khỏi danh sỏch học bồi dưỡng. Giáo viên dạy bồi dưỡng vẫn phải hoàn tất công tác giảng dạy như các giáo viên khác, đôi khi cũn kiờm nhiệm nhiều cụng tỏc khỏc như: chủ nhiệm, tổ trưởng bộ môn, thư ký HĐGD, Công đoàn. Do đó, thầy và trũ đều cần có thời gian cho hoạt động này. Việc giáo viên dạy bồi dưỡng phải trên cơ sở tự nguyện chứ không thể áp đặt hoặc dùng biện phỏp hành chớnh. - Kinh phí hỗ trợ cho việc bồi dưỡng HS giỏi còn hạn chế. Kinh phí khen thưởng và động viên của các cấp, các tổ chức tại địa phương chưa thực sự khích lệ được việc dạy và học của giáo viên và học sinh. - Thiếu thốn về phương tiện dạy và học. - Số giáo viên miền xuôi lên miền núi chiếm 70% còn non trẻ về tuổi đời, ít kinh nghiệm, và không ít trong số đó chưa thật sự yên tâm công tác. - Ý thức, nhận thức của gia đình học sinh và cộng đồng dân cư còn thấp. - Chất lượng chung của HS còn quá thấp. Số lượng học sinh để chọn đội tuyển ít. Vì vậy để nâng cao hiệu quả trong công tác bồi dưỡng HS giỏi, tôi mạnh dạn đề ra một số vấn đề cần được giải quyết như sau: B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Chương 2 CÁC BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HS GIỎI CỦA TRƯỜNG THCS CAO THỊNH 2.1. Biện pháp nâng cao nhận thức và trách nhiệm bồi dưỡng HS giỏi Quán triệt việc nhận thức tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HS giỏi là biện pháp đầu tiên vô cùng quan trọng. Nó quyết định việc tổ chức bồi dưỡng HS giỏi đúng hướng và đạt hiệu quả. - Nhà trường cần quán triệt đầy đủ sâu sắc các hệ thống văn bản, chính sách liên quan đến công tác bồi dưỡng HSG, đồng thời tham mưu với cấp trên hỗ trợ nguồn kinh phí cho hoạt động chuyên môn. - Thường xuyên sinh hoạt chính trị để làm cho cán bộ giáo viên hiểu và nhận thấy được chất lượng giảng dạy và năng lực của giáo viên dùng thước đo chính xác nhất là chất lượng học sinh, Đặc biệt là học sinh giỏi. - Vận động tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân , học sinh để họ thấy được vai trò của chất lượng học sinh mũi nhọn môn học nào cũng rất quan trọng, .Phải làm cho HS thấy được vinh dự lớn lao khi đạt thành tích trong các kì thi HSG. - Theo dõi thành tích của giáo viên, học sinh. Được công nhận giáo viên giỏi khi phải có học sinh giỏi. Cùng với hội khuyến học, Hội phụ huynh và Chính quyền địa phương tuyên dương thành tích của giáo viên giỏi và học sinh giỏi. 2.2. Biện pháp xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi BGH cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi liên tục và kế thừa trong 4 năm. Với những nội dung sau: - Kế hoạch chọn đội tuyển: + Nội dung tuyển chọn: Tất cả các môn học văn hoá của 4 khối + Thời gian tuyển chọn: tháng 9 hàng năm + GV thực hiện tuyển chọn: ( nói rõ ở phần 2.4) - Kế hoạch bồi dưỡng đội tuyển: + GV tham gia bồi dưỡng đội tuyển:( nói rõ ở phần 2.4) +Chương trỡnh, thụng thường đề thi cho HSG bao giờ cũng có những yêu cầu cao hơn so với chương trỡnh bỡnh thường cùng cấp lớp. Điều đó có nghĩa là ngoài chương trỡnh bỡnh thường, người học sinh phải được học nõng cao. + Khi nào bồi dưỡng: Kế hoạch bồi dưỡng phải rải đều trong năm, không nên dạy dồn ở tháng cuối trước khi thi. Nên tổ chức bỡnh quõn bồi dưỡng 9 tháng/ năm với số tiết như sau: 3 tiết/ tuần x 4 tuần x 8 tháng = 96 tiết; 6 tiết/ tuần x 4 tuần x 1 tháng cuối = 24 tiết. Như vậy tổng số tiết là 120 tiết. + Phân công theo dõi luỹ kế các năm học. Ví dụ: HS A năm học trước đã đạt giải ở môn Văn thì năm học này tiếp tục được bồi dưỡng về môn Văn. GV B đã dạy tốt môn Văn khối 8 thì năm tới tiếp tục dạy môn Văn khối 9 / Sau một thời gian 3 tháng bồi dưỡng nhà trường cho tiến hành thi vòng 2 đối với những học sinh đã chọn ở vòng 1 và chọn ra đội tuyển chính thức tiến hành cho ôn luyện theo các giáo viên giỏi của trường. 2.3. Biện pháp xây dựng đội tuyển HS giỏi Bồi dưỡng nhân tài là một quá trình lâu dài và liên tục. Vì vậy, nhà trường cần tiến hành xây dựng đội tuyển HSG theo các bước: phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng và sử dụng. Nên phát hiện, tuyển chọn ngay từ đầu cấp học, ngay từ khi HS mới vào lớp 6. 2.3.1. Tổ chức phát hiện Để phát hiện HS giỏi, thường có các dấu hiệu sau: Học sinh năng khiếu, số học sinh này thường không nhiều và chỉ do các giáo viên trực tiếp dạy phát hiện được. Ví dụ ở bộ môn toán, lý cỏc học sinh này đôi khi có những cách giải lạ, độc đáo hoặc thỉnh thoảng đặt ra những vấn đề giáo viên không ngờ trước được. Học sinh say mờ bộ mụn, các học sinh này có thể chưa thật giỏi nhưng vỡ say mờ, yờu thớch bộ mụn nờn dễ trở thành học sinh giỏi nếu được hướng dẫn và bồi dưỡng. Học sinh cần cù chăm học, đối với một số bộ môn cần nhiều đến trí nhớ (sử, địa, ngoại ngữ…) học sinh nhờ cần cù, chăm chỉ học tập mà trở nên giỏi cũng không ít, nhất là khi được giáo viên giỏi bồi dưỡng. Việc phát hiện và chọn HSG được dựa trên các cơ sở sau: căn cứ vào các thành tích đó đạt ở các năm học trước( tham khảo qua học bạ, sổ điểm và giáo viên dạy năm trước); căn cứ vào đề nghị của các giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp; căn cứ vào kết quả kỳ thi HSG trong toàn trường (được tổ chức đúng quy trỡnh và nghiêm túc); và một khi được chọn, học sinh sẽ được bồi dưỡng liên tục trong 4 năm. Qua các đợt kiểm tra sàng lọc, giáo viên có thể bổ sung một số học sinh mới thay cho học sinh không đạt yêu cầu trong quá trỡnh bồi dưỡng. 2.3.2. Tuyển chọn HS giỏi Việc Tuyển chọn HS giỏi căn cứ vào kết quả các kì thi sau: - Vòng thi của khối: Đề thi do GV giỏi của khối thiết kế, lấy điểm từ cao xuống thấp, theo tỉ lệ số lượng HS /1 khối/1 môn. - Vòng thi của trường: Đề thi được lấy từ ngân hàng để của trường ( nguồn đề thi lấy từ mạng Internet hoặc nguồn đề thi của các huyện )phải đảm bảo mức độ nâng cao kiến thức cho HS ở các môn. Những HS đạt HS giỏi cấp trường được bồi dưỡng để dự thi HS giỏi cấp Huyện. Đây là những HS trong đội tuyển. 2.3.3. Tổ chức bồi dưỡng Đội ngũ giáo viên dạy bồi dưỡng cần được bố trí như sau: một giáo viên chính dạy bồi dưỡng theo suốt bốn năm để nắm toàn bộ chương trỡnh toàn cấp. Như thế giáo viên sẽ đầu tư lâu dài, chủ động trong kế hoạch bồi dưỡng, nắm được mặt mạnh, mặt yếu của học sinh, nhờ đó tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Giáo viên này sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp với trường. Một giáo viên phụ trách chuyên môn ra đề theo từng khối để giúp học sinh chuyên sâu và nâng cao trỡnh độ. Không nên bố trí nhiều giáo viên dạy một bộ môn trong cựng một khối vỡ sẽ cú ớt thời gian để gắn bó theo sát và nắm vững trỡnh độ học sinh. Phương pháp dạy bồi dưỡng HS giỏi cũng thay đổi theo phương pháp đổi mới. HS phải được hướng dẫn tham khảo qua các nguồn tài liệu: đọc sách, hướng dẫn tự giải các đề thi và tìm hiểu qua Internet như các trang Web: , … ). Trong giờ bồi dưỡng, yêu cầu GV phải kết hợp việc rèn luyện kỹ năng, luyện trí nhớ với các hoạt động độc lập, sáng tạo, tích cực và bồi dưỡng khả năng tự học cho HS . Sau mỗi tháng BGH yêu cầu giáo viên cho HS làm bài kiểm tra và phải chấm, chữa kỹ và báo cáo nhận xét kết quả học tập của từng học sinh. Căn cứ từ đó có thể loại khỏi đội tuyển những HS không tiến bộ và bổ sung những học sinh có thành tích tốt hơn vào đội tuyển. 2.4. Biện pháp tổ chức đội ngũ GV dạy HS giỏi ,đồng thời chỉ đạo giao trách nhiệm trong các tổ chức đoàn thể nhà trường 2.4.1. Tuyển chọn GV dạy bồi dưỡng đội tuyển HS giỏi Tuyển chọn GV, cần căn cứ vào một số tiêu chuẩn sau: - Những GV có trình độ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cao, nhiệt tình - Giáo viên có học sinh giỏi các khối qua các năm - GV có kỹ năng sư phạm, kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng và cầu tiến. Tuy nhiên cái khó của của nhà trường là không đủ giáo viên về các môn nên đối với một số môn thiếu giáo viên. Nhà trường phải lựa chọn những giáo viên có năng lực trái ban để giảng dạy( kết quả đã có 5 HSG huyện, 3 HSG tỉnh các môn GV ôn trái ban). 2.4.2. Bồi dưỡng GV dạy đội tuyển HS giỏi * Bồi dưỡng năng lực chuyên môn: thông qua các công việc cụ thể sau: - Giao nhiệm vụ đúng năng lực, nguyện vọng để GV đó phát huy tốt năng lực của bản thân. - Tổ chức học hỏi kinh nghiệm. - Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn để GV nâng cao năng lực chuyên môn. - Tạo điều kiện cho GV đi thi GVG và dự các kỳ bồi dưỡng của Phòng GD . - Tạo điều kiện cho GV đi học các lớp bồi dưỡng kiến thức. * Bồi dưỡng năng lực sư phạm: - Bồi dưỡng kỹ năng thiết kế bài giảng phù hợp với HS. - Kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy, bồi dưỡng, chất lượng HS - Bồi dưỡng kỹ năng nhận thức khoa học và nghiên cứu khoa học cho GV. * Bồi dưỡng kinh nghiệm thực tế: Bồi dưỡng kinh nghiệm thực tế cho GV chính là giúp GV học tập những kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HS giỏi như phương pháp ra đề thi, phương pháp lấy nguồn tài liệu qua mạng… - Tổ chức viết SKKN, học tập và giao lưu với những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích. 2.4.3. Chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn , giao trách nhiệm. Sinh hoạt tổ chuyên môn nên quan tâm đến những vấn đề : - Xây dựng chương trình khung về bồi dưỡng HSG cho từng môn cụ thể với tình hình trường. - Nội dung, phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém. - Những kiến thức mà học sinh khó tiếp thu, cách chuyển tải như thế nào, những kiến thức cần mở rộng. Nhà trường giao trách nhiệm không chỉ cho cá nhân giáo viên mà cả cho các tổ chức về tiêu chí học sinh mũi nhọn và chất lượng học sinh mũi nhọn. Coi đây là hình thức để thi đua trong các tổ chức, các cá nhân. Các tổ chức như Tổ chuyên môn , công đoàn, đoàn thanh niên đều phải có biện pháp thúc đẩy và chỉ tiêu để đạt được chất lượng HSG của tổ chức. Ví dụ: Tổ KHXH đề ra chỉ tiêu 2 HSG tỉnh ,6 HSG huyện thì phải cụ thể hoá HSG nào? ai bồi dưỡng? Tổ chỉ đạo như thế nào?... 2.5. Biện pháp xây dựng, sử dụng, củng cố cơ sở vật chất và thiết bị dạy học - Nhà trường cần huy động sử dụng nguồn lực tổng hợp để sữa chữa các phòng học, mua sắm thêm các trang bị dạy học các môn Lí, Hoá, Sinh, Địa, tranh ảnh để dạy các môn. Mua đủ SGK, tài liệu tham khảo, sách nâng cao các bộ môn cho GV. Mua sắm các tài liệu tham khảo cho việc bồi dưỡng HS giỏi… - Nhà trường bố trí riêng các phòng học dạy mũi nhọn vào các buổi chiều để các đội tuyển học.Bố trí sắp xếp thời khoá biểu dạy phù hợp … - Động viên khuyến khích giáo viên làm đồ dùng dạy học, sửa chữa, cải tạo các thiết bị dạy học hiện có để đưa vào sử dụng. BGH thường xuyên kiểm tra, theo dõi sổ mượn ĐDDH và tài liệu tham khảo. - Trong năm học 2007-2008 nhà trường đã có phòng học tin học từ nguồn xã hội hoá giáo dục . Đồng thời nối mạng Lan( nội bộ). Nối mạng Internet để truy cập các bài giảng, các đề thi và tài liệu tham khảo.. 2.6 Biện pháp xã hội hoá công tác giáo dục Để hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng HSG có hiệu quả, các bộ phận gián tiếp như: Chi bộ, Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, giáo viên chủ nhiệm… cũng cần quan tâm đặc biệt và có những biện pháp hỗ trợ đúng mức như: tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng. Ví dụ: Bớt tiết nghĩa vụ, bớt công tác kiêm nhiệm, bồi dưỡng thỏa đáng cho giáo viên, có chế độ học bổng hàng năm cho học sinh; tuyên dương khen thưởng kịp thời đối với các giáo viên và học sinh đạt thành tích như đi tham quan nghỉ mát, ưu tiên nhận học bổng của các tổ chức…; quan tâm theo dừi và đáp ứng các nghiên cứu chính đáng của giáo viên và học sinh về phũng học, mua tài liệu, photo bài học, bài tập…, phải xem đây là một nhiệm vụ chiến lược cần đầu tư lâu dài. Đối với HS trong đội tuyển nhà trường mời gia đình và HS đến trao đổi kinh nghiệm chăm lo dạy bảo con em tự học ở nhà . Trước khi đi thi thì trao đổi kinh nghiệm làm bài trong phòng thi . Học sinh dự thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh được tổ chức gặp mặt tại phòng truyền thống để động viên khuyến khích và hỗ trợ kinh phí dự thi. Vận động phụ huynh và các cá nhân doanh nghiệp đóng góp ủng hộ quỹ khuyến học, khuyến tài của nhà trường. Hàng năm vào ngày mùng 4 tết tổ chức gặp mặt truyền thống vinh danh các cá nhân tiểu biểu tại địa phương. 2.7.Sử dụng các biện pháp kinh tế và tâm lý xã hội Tổ chức khoán chất lượng theo đội tuyển bằng hình thức: sau khi tuyển chọn HSG giáo viên đăng kí giải có thể đạt ( hoặc nhà trường căn cứ theo kết quả tuyển chọn), từ đó nhà trường giao mức khoán về chỉ tiêu cần đạt, mức tiền bồi dưỡng và đội tuyển tương ứng để GVcó thể tự bố trí thời gian bồi dưỡng thêm ( ngoài chương chình cứng của nhà trường). Nếu cuối năm kết quả không đạt theo yêu cầu thì hạ thi đua. GV có HS giỏi đạt giải các cấp, nhà trường căn cứ vào đấy để xét danh hiệu thi đua và kèm theo giải thưởng về vật chất. Nếu giáo viên không có HSG thì hầu như sẽ không có danh hiệu thi đua của trường. Đặc biệt trong công tác thi đua khen thưởng, Nhà trường đã thưởng cho giáo viên giỏi, HS giỏi cấp tỉnh với số tiền tương đối lớn. Ngoài ra mỗi tổ chức đoàn thể của địa phương ( hội khuyến học, chi hội khuyến học các làng…) bằng các nguồn quỹ khác nhau đều có phần thưởng cho giáo viên và học sinh đạt danh hiệu giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Tổ chức lễ Tuyên dương khen thưởng trước toàn thể nhà trường, phụ huynh và đại biểu địa phương là rất quan trọng. Vì vậy, số học sinh giỏi, giáo viên giỏi các cấp của nhà trường ngày càng phát triển. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ THỰC TIỄN KHI ÁP DỤNG NHỮNG KINH NGHIỆM TRÊN TẠI TRƯỜNG THCS CAO THỊNH 1-Một số kết quả cụ thể : Sau khi áp dụng các biện pháp trên .So sánh kết quả chúng tôi đã áp dụng kinh nghiệm từ năm học 2006- 2007 với các năm học trước đó như sau: Bảng thống kê GV dạy giỏi Năm học Tổng Số GV GVG Cấp trường GVG Cấp Huyện GVG CấpTỉnh Tỉ lệ GV đạt chuẩn và trên chuẩn ghi chú 2003-2004 12 08 05 0 91.7% Chưa áp dụng kinh nghiệm 2004-2005 12 09 01 0 91.7% 2005-2006 9 06 02 0 91.7% 2006-2007 14 07 03 0 92.9% Đã áp dụng 2007-2008 14 10 03 0 100% Chất lượng học sinh (văn hoá ) Xếp loại Năm học Tổng số HS Giỏi Khá Tbình Yếu Kém Tốt nghiệp 2003-2004 264 6=2.27% 46=17.4% 200=75.8% 12=4.5% 0 100% 2004-2005 249 8=3.21% 35=14.1% 197=79.1% 9=3.61% 0 98% 2005-2006 215 2=0.9% 47=21.9% 132=61.4% 34=15.8% 0 95% 2006-2007 211 2=0.9% 56=26.5% 115=55.% 38=18% 0 97% 2007-2008 188 9 = 4.8% 47 = 25% 103= 54,8% 29= 15,4% 0 100% Bảng thống kê HS giỏi các cấp Năm học Số HS HSG Cấp trường HSG Cấp Huyện HS được vào tuyển thi tỉnh HSG CấpTỉnh ghi chú 2003-2004 264 13 6 0 0 Chưa áp dụng kinh nghiệm 2004-2005 249 13 7 01 0 2005-2006 215 19 12 01 0 2006-2007 211 28 21 01 0 Đã áp dụng 2007-2008 188 68 25 09 6 Như vậy sau khi áp dụng các biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi ở hai năm học 2006 đến 2008 nhà trường đã đẩy mạnh được phong trào dạy học và chất lượng học sinh có tiến bộ rõ rệt. Số lượng học sinh giỏi tăng cao ( đặc biệt là nhà trường đã có học sinh giỏi cấp tỉnh). 2-Bài học kinh nghiệm: Là một đơn vị miền núi vùng sâu, vùng xa với điều kiện KT-XH khó khăn, với tổng số học sinh toàn trường không quá 200 HS , tỉ lệ HS để chọn đội tuyển không lớn. Số lượng giáo viên ít và thiếu, lại không hợp lí về cơ cấu ( thừa XH, thiếu TN)... Tuy nhiên chất lượng học sinh giỏi so với các trường trên địa bàn huyện lại rất cao. Nếu so sánh với các trường có số lượng giáo viên đông và có nhiều học sinh hơn để lựa chọn (từ 300 đến hơn 1000 học sinh ) thì rõ ràng đây là một thành tích lớn của nhà trường, điều này đã góp phần động viên, khích lệ GV, HS rất nhiều trong giảng dạy và học tập. Nhà quản lí phải đưa việc bồi dưỡng học sinh giỏi vào nề nếp đồng thời phải có chế độ bồi dưỡng và sự quan tâm động viên kịp thời thì mới tính chiến lược lâu dài được. Sau mỗi năm , mỗi kì thi nên tổ chức đúc rút kinh nghiệm. Những kinh nghiệm trên đã được áp dụng thành công tại một trường nhỏ của huyện (chỉ có 191 HS). Tôi thiết nghĩ hiện nay trên địa bàn Tỉnh Thanh Hoá áp dụng cho một trường nhỏ đã thành công thì đối với trường có số học sinh lớn và nhiều giáo viên thì những biện pháp trên là một giải pháp hữu hiệu./. C- KẾT LUẬN 1.Kết luận: Giáo dục luôn là yếu tố then chốt thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thực tế ngày càng khẳng định việc bồi dưỡng HS giỏi là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển nhân tài của đât nước. HS giỏi là yếu tố thúc đẩy chất lượng GV của nhà trường. GV giỏi là lực lượng nòng cốt, trụ cột trong nhà trường, quyết định công tác bồi dưỡng HS giỏi. Do đó, kế hoạch bồi dưỡng, tạo mọi điều kiện để các GV nâng cao nghiệp vụ nghề nghiệp. Những biện pháp trong đề tài được kế thừa kinh nghiệm tổ chức các trường trong huyện. Do đó nó có tính khả thi và để kết quả cao, cần có sự kết hợp đồng bộ những giải pháp đã đưa ra. 2. Kiến nghị Đối với Bộ giáo dục và đào tạo: cần nâng cao chất lượng GV toàn diện, đẩy mạnh các hoạt động nội khoá, ngoại khóa làm cơ sở vững chắc cho việc phát hiện, bồi dưỡng HS giỏi. Có chính sách chế độ thích hợp đối với cán bộ quản lí, thầy giáo, HS giỏi. Có biện pháp tăng cường cơ sở vật chất cho các trường. Để khuyến khích, động viên HS giỏi Nhà nước cần có sự đầu tư thích đáng như cấp học bổng, tạo điều kiện để có thầy dạy giỏi, những HS giỏi. Đối với Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT: cần có kế hoạch, tài liệu giúp GV định hướng được nội dung cụ thể bồi dưỡng HS giỏi. Khắc phục hiện tượng “mò mẫm” khi dạy HS giỏi. Cần có chế độ khen thưởng đối với GV dạy giỏi và HS giỏi đạt giải cao trong các kỳ thi. Cầ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Cao Thịnh, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hoá.doc
Tài liệu liên quan