Tác động của khai thác sử dụng nguồn nước đến đổi dòng chảy sông ngòi ở Việt Nam

Hồ chứa nớc phục vụ tới

Trong số 18 tỷ m3 điều tiết hàng năm của các hồ chứa nh nêu trên ở Việt Nam

hiện nay thì có trên 6 tỷ m3 nớc là của các hồ chứa thuộc ngành thuỷ lợi quản lý sử

dụng để tới cho 477.000 ha đất canh tác nông nghiệp các vùng khác nhau trên toàn

quốc.

- Phần lớn các hồ chứa cấp nớc cho tới ở Việt Nam là các hồ chứa nhỏ đợc

xây dựng để phục vụ cho cấp nớc tới tại chỗ. Vì thế nói chung hoạt động của các hồ

này không có tác dụng làm tăng lợng dòng chảy trung bình các tháng mùa kiệt ở hạ

lu các sông.

- Hầu hết các hồ chứa phục vụ tới của ngành thuỷ lợi đã xây dựng ở Việt Nam

từ trớc đến nay khi quy hoạch và thiết kế đều cho phép lấy hết lợng dòng chảy cơ

bản của sông trong mùa cạn để sử dụng cho tới mà không xả trả lại sông bất kỳ lợng

nớc nào cả. Vì thế các hồ chứa này khi bớc vào quản lý vận hành đều không đảm

bảo dòng chảy môi trờng và gây ra tình trạng cạn kiệt nớc cho đoạn sông sau đập

nhất là trong thời gian hồ tích nớc của mùa lũ và các tháng mùa kiệt. Điều này đã ảnh

hởng đến suy thoái hệ sinh thái đoạn sông ngay sau đập của tất cả các hồ chứa hiện

nay. Thí dụ hồ chứa Ayun hạ có dung tích hiệu dụng 201 triệu m3, theo thiết kế tới

cho 13.500 ha đất nông nghiệp khu vực huyện AyunPa, mặc dù trong các năm vừa

qua hồ mới chỉ tới đợc cha đến 7000 ha tức là hồ cha hết nớc, nhng do cách4

thiết kế nh trên nên đoạn sông hạ lu đập cũng bị thờng xuyên bị cạn kiệt trong thời

gian mùa kiệt. Hồ chứa Núi Cốc đợc xây dựng trên nhánh sông Công của hệ thống

sông Cầu có dung tích hiệu dụng 168 tr m3 để tới cho 12.800 ha đất canh tác và hiện

nay có thêm nhiệm vụ cấp nớc cho thành phố Thái Nguyên sau khi xây dựng và đi

vào hoạt động đã lấy toàn bộ lợng nớc của sông Công làm cho đoạn sông ở hạ lu

đập khô cạn đã làm tổn thơng rất nghiêm trọng hệ sinh thái nớc và môi trờng khu

vực hạ lu sông Công từ nhiều năm nay.

 

pdf10 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 712 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của khai thác sử dụng nguồn nước đến đổi dòng chảy sông ngòi ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i dòng chảy tự nhiên của sông, nhất là đã làm suy thoái và cạn kiệt nguồn nước một số lưu vực sông hoặc những khu vực nhất định. Báo cáo này đánh giá về thực trạng các tác động trên cũng như những hậu quả môi trường của chúng và đưa ra những ý kiến về các biện pháp để quản lý và kiểm soát hạn chế các tác động tiêu cực đó. 1. Mở đầu Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa nên tài nguyên nước tương đối dồi dào nhưng 2/3 lượng nước trên lại bắt nguồn từ các nước láng giềng ở phía thượng lưu các sông. Thêm vào đó do tình trạng phân bố rất không đều theo không gian và biến động mạnh theo thời gian nên nguồn nước của Việt Nam vẫn bị xếp vào loại thấp trong khu vưc Đông Nam á với chỉ số lượng nước tính theo đầu người một năm là 4170 m3/ người so với mức trung bình của khu vực ĐNA là 4900 m3/người. Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc với 2360 sông có chiều dài lớn hơn 10 km, trong đó nhiều sông thuộc loại vừa và lớn, với tổng lượng nước là 835 tỷ m3 nước, nhưng trong 6-7 tháng của mùa khô dòng chảy mùa cạn của các sông chỉ chiếm từ 15 đến 30 % lượng dòng chảy năm. Vì vậy tình trạng thiếu nước trong mùa khô thường xảy ra hàng năm tại nhiều khu vực và lưu vực sông, đòi hỏi xây dựng nhiều các công trình để điều tiết nguồn nước đáp ứng nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng của con người. Qua nhiều năm phát triển Việt Nam đã có một hệ thống công trình khai thác sử dụng nguồn nước rộng khắp trên tất cả các lưu vực sông, bao gồm các loại đập, hồ chứa nước, cống và trạm bơm tưối và tiêu, các công trình phòng chống lũ lụt như đê, kè, mỏ hàn cung cấp cho các mục tiêu tưới, tiêu, thuỷ điện, cung cấp nước sinh hoạt và công nghiệp, phòng chống lũ lụt. Các hồ chứa và đập dâng lớn ở Việt Nam như bảng sau. 2 Bảng: Các hồ chứa và đập dâng lớn đã xây dựng ở Việt Nam TT Tên công trình Sông DTLV ( km2) Dung tích hữu ích (Tr. m3) DT tưới ( ha) Thuỷ điện (MW) 1 Hồ Hoà Bình Sông Đà 51.700 5.680 1920 2 Hồ Thác Bà Sông Chảy 6.100 2.160 120 3 Hồ Tri An Đồng Nai 15.400 2.547 400 4 Hồ Thác Mơ Sông Bé 2.200 1.220 150 5 Hồ Yaly Sông Sê San 7.455 779 720 6 Hồ Sông Hinh Sông Hinh 722 323 70 7 Hồ Dầu Tiếng Sài Gòn 2.700 1.110 72.000 8 Hồ Phú Ninh S. Tam Kỳ 235 273,7 23.000 9 Hàm Thuận - Đa Mi S. La Ngà 1.280 540 475 10 Hồ Kè Gỗ S. Rào Cái 223 320 21.136 2,3 11 Hồ Núi Cốc S. Công 535 168 12.800 12 Hồ AYun Hạ Sông Ba 1.670 201 13.500 13 Đập Thạch Nham S. Trà Khúc 2.840 50.000 14 Đập Đồng Cam Sông Ba 12.800 19.800 15 Đập Nha Trinh- Lâm Cấm Sông Cái- Phan Rang 12.800 Các công trình khai thác và sử dụng nguồn nước trên đã góp phần rất lớn trong việc cung cấp nước cho phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong các thời gian qua nhất là nước cho tưới, phát điện, cung cấp cho sinh hoạt và công nghiệp,.. Tuy nhiên, việc xây dựng và hoạt động của các công trình cũng không thể tránh khỏi có những tác động tiêu cực tới môi trường khu vực hạ lưu, trong đó có tác động làm biến đổi dòng chảy trong sông gây nên suy thoái và cạn kiệt nguồn nước, ảnh hưởng đến duy trì sức khoẻ của dòng sông và hệ sinh thái mà ngày nay rất cần thiết phải xem xét và đánh giá. 2. Các thí dụ về biến đổi dòng chảy trong sông do ảnh hưởng của các hoạt động khai thác sử dụng nguồn nước Dưới tác động của các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của con người, dòng chảy của các sông ở Việt Nam trong những giai đoạn vừa qua nói chung đều đã có những biến đổi nhất định so với trạng thái tự nhiên của chúng. Các biến đổi này có thể ở những mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi dòng sông, nó có thể có xu thế tích cực, thí dụ như làm dòng chảy của sông điều hoà hơn nhờ đó giảm nguy cơ 3 lũ lụt và tạo thuận lợi cho sử dụng nước, nhưng cũng có thể có xu thế tiêu cực như là tạo ra nguy cơ suy thoái và cạn kiệt nguồn nước của những đoạn sông hạ lưu một số lưu vực sông, làm suy giảm sức khoẻ của dòng sông và suy thoái hệ sinh thái. Có nhiều hoạt động tham gia gây nên tình trạng trên, nhưng chủ yếu vẫn là do tác động khác nhau của các hoạt động khai thác sử dụng nguồn nước cũng như quản lý vận hành các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện,.. Sau đây là một số thí dụ về tác động của các hoạt động đó đến biến đổi dòng chảy một số sông cụ thể để xem xét và đánh giá. a. Biến đổi dòng chảy do hoạt động của các hồ chứa nước Trên lãnh thổ Việt Nam có khoảng 10.000 hồ chứa lớn nhỏ. Nếu chỉ tính các hồ có dung tích từ 1 triệu m3 trở lên thì có 460 hồ chứa các loại. Tổng dung tích của các hồ chứa là 23 tỷ m3, dung tích hữu ích khoảng 18 tỷ m3 bằng 2% tổng lượng dòng chảy qua lãnh thổ Việt Nam hoặc 5,5% lượng nước sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam. Hoạt động của các hồ chứa này có cả mặt tích cực cũng như tiêu cực tới biến đổi dòng chảy trong sông nhất là ở các vùng hạ lưu, qua đó ảnh hưởng đến duy trì dòng chảy môi trường của sông. Các hồ chứa có dung tích chứa nước nên đều có khả năng điều tiết dòng chảy của sông, cụ thể là làm giảm đỉnh lũ trong thời gian mùa lũ và làm tăng lượng dòng chảy trong sông trong thời gian mùa cạn. Tuy nhiên tác động cụ thể và mức độ tác động nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào dung tích và nhiệm vụ của từng hồ chứa cũng như quy trình vận hành hồ. Hồ chứa nước phục vụ tưới Trong số 18 tỷ m3 điều tiết hàng năm của các hồ chứa như nêu trên ở Việt Nam hiện nay thì có trên 6 tỷ m3 nước là của các hồ chứa thuộc ngành thuỷ lợi quản lý sử dụng để tưới cho 477.000 ha đất canh tác nông nghiệp các vùng khác nhau trên toàn quốc. - Phần lớn các hồ chứa cấp nước cho tưới ở Việt Nam là các hồ chứa nhỏ được xây dựng để phục vụ cho cấp nước tưới tại chỗ. Vì thế nói chung hoạt động của các hồ này không có tác dụng làm tăng lượng dòng chảy trung bình các tháng mùa kiệt ở hạ lưu các sông. - Hầu hết các hồ chứa phục vụ tưới của ngành thuỷ lợi đã xây dựng ở Việt Nam từ trước đến nay khi quy hoạch và thiết kế đều cho phép lấy hết lượng dòng chảy cơ bản của sông trong mùa cạn để sử dụng cho tưới mà không xả trả lại sông bất kỳ lượng nước nào cả. Vì thế các hồ chứa này khi bước vào quản lý vận hành đều không đảm bảo dòng chảy môi trường và gây ra tình trạng cạn kiệt nước cho đoạn sông sau đập nhất là trong thời gian hồ tích nước của mùa lũ và các tháng mùa kiệt. Điều này đã ảnh hưởng đến suy thoái hệ sinh thái đoạn sông ngay sau đập của tất cả các hồ chứa hiện nay. Thí dụ hồ chứa Ayun hạ có dung tích hiệu dụng 201 triệu m3, theo thiết kế tưới cho 13.500 ha đất nông nghiệp khu vực huyện AyunPa, mặc dù trong các năm vừa qua hồ mới chỉ tưới được chưa đến 7000 ha tức là hồ chưa hết nước, nhưng do cách 4 thiết kế như trên nên đoạn sông hạ lưu đập cũng bị thường xuyên bị cạn kiệt trong thời gian mùa kiệt. Hồ chứa Núi Cốc được xây dựng trên nhánh sông Công của hệ thống sông Cầu có dung tích hiệu dụng 168 tr m 3 để tưới cho 12.800 ha đất canh tác và hiện nay có thêm nhiệm vụ cấp nước cho thành phố Thái Nguyên sau khi xây dựng và đi vào hoạt động đã lấy toàn bộ lượng nước của sông Công làm cho đoạn sông ở hạ lưu đập khô cạn đã làm tổn thương rất nghiêm trọng hệ sinh thái nước và môi trường khu vực hạ lưu sông Công từ nhiều năm nay. Hồ chứa cho phát điện Tác động biến đổi dòng chảy của các hồ chứa thuỷ điện có những mặt khác với các hồ chứa phục vụ tưới do cách dùng nước và chế độ điều tiết để phát điện của các hồ thuỷ điện có những nét riêng. Đặc điểm nổi bật của việc sử dụng nước của các hồ chứa thuỷ điện là nước được trữ trong hồ và sử dụng ngay ở dòng sông, sau khi phát điện nước lại được trả ngay cho sông. Do các hồ thuỷ điện đều có dung tích chứa nước và khả năng điều tiết lớn nên nói chung các hồ chứa thuỷ điện khi hoạt động đều có khả năng làm tăng dòng chảy trung bình mùa kiệt của sông ở hạ lưu. Thí dụ như hồ Thác Bà có dung tích hiệu dụng 2,16 tỷ m3 đã làm tăng lưu lượng các tháng mùa kiệt từ 150-200 m3/s; hồ Hoà Bình cũng làm tăng dòng chảy các tháng kiệt từ 400-600 m3/s cho sông Hồng ở hạ lưu; hệ thống 5 công trình thuỷ điện bậc thang trên sông Sê San (Pleykrong, Yaly, Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4 ) khi hoạt động có thể làm tăng lượng dòng chảy trung bình tháng mùa cạn tại sau điểm nhập lưu của sông Sê San với sông Sa thầy từ 1,3 đến 1,4 lần. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng tác động có tính tích cực của các hồ chứa thuỷ điện làm tăng dòng chảy trung bình tháng và trung bình mùa cạn như nêu trên có thể bị mất đi nếu chế độ vận hành điều tiết hồ hàng ngày của hồ chứa không hợp lý, hay nói cách khác chỉ vận hành hàng ngày của hồ chỉ quan tâm tới hiệu suất phát điện mà không quan tâm tới nước cho môi trường ở phía hạ lưu. Hiện nay, trên thực tế không ít các hồ chứa thuỷ điện ở Việt Nam đều áp dụng chế độ vận hành điều tiết ngày đêm theo chế độ phủ đỉnh biểu đồ phụ tải điện năng của hệ thống điện quốc gia. Vì thế trong giờ cao điểm ban ngày các hồ đều phát điện với công suất tối đa và trong giờ thấp điểm ban đêm thì phát điện với công suất tối thiểu. Nhiều hồ đã vận hành theo chế độ 12 giờ hoạt động với công suất tối đa, còn 12 giờ ngừng hoạt động tất cả các tổ máy để thu được hiệu quả phát điện tối đa. Điều này khiến cho trong các giờ thấp điểm vào ban đêm các ngày sẽ không có dòng chảy xả xuống khu vực hạ lưu của hồ chứa. Vận hành điều tiết ngày như trên của các hồ thuỷ điện sẽ gây biến đổi dòng chảy đột ngột cho khu vực hạ lưu, gây nên tình trạng dòng sông ở hạ lưu bị cạn kiệt nước một số giờ nhất định hàng ngày, ảnh hưởng đến sử dụng nước và hệ sinh thái hạ lưu. Như vậy cách vận hành này đã làm biến mất tác động tiêu cực vốn có của hồ chứa thuỷ điện mà thay vào đó là một tác động tiêu cực rất đáng kể gây tổn thất môi trường cho đoạn sông hạ lưu các hồ chứa. Phần lớn các hồ chứa thuỷ điện khi thiết kế đều bố trí nhà máy thuỷ điện cách xa đập chính và dùng đường hầm áp lực dài để dẫn nước từ hồ đến nhà máy. Các hồ 5 chứa này vì hiệu ích kinh tế nên đều sử dụng hết lượng dòng chảy cơ bản để phát điện mà không xem xét trả lại dòng chảy môi trường cho dòng sông ở hạ lưu. Vì thế các hồ chứa thuỷ điện cũng thường tạo nên một đoạn song chết từ 1 đến vài km ngay sau đập. Điều này rõ ràng ảnh hưởng đến dùng nước của các hộ dùng nước khác ở hạ lưu đồng thời không bền vững về mặt môi trường. Vận hành xả nước của các hồ chứa thuỷ điện lớn cũng có thể gây ra những sự biến đổi dòng chảy đột ngột cho khu vực hạ lưu. Trong trường hợp khẩn cấp hoặc do sự cố thì việc xả nước đột ngột của hồ có thể tạo ra các trận lũ nhân tạo rất lớn có thể gây ra nhiều thiệt hại cho khu vực hạ lưu. Thí dụ hồ chứa Yaly trên sông Sê San trong sự cố xả nước bất thường năm 2000 cũng đã gây ra các trận lũ nhân tạo đột ngột với lưu lượng xả 5000 – 6000 m 3 /s đã gây những thiệt hại rất đáng kể cho dân cư vùng hạ lưu. Trên các hệ thống sông có tiềm năng thuỷ điện lớn ở Việt Nam như sông Đà, sông Đồng Nai, sông Sê San, Sêrepok, sông Ba,.. đã và đang hình thành các hệ thống thuỷ điện bậc thang, các hệ thống này có tác động luỹ tích làm biến đổi rất đáng kể dòng chảy của sông tại khu vực hạ lưu. Thí dụ hệ thống thuỷ điện trên sông Sê San theo quy hoạch có 5 bậc thang thuỷ điện là Thượng Kon Tum, Pleikrong, Yaly, Sê San 3, Sê San 3A, Sê san 4. Trong hệ thống này chỉ trừ công trình thượng Kon Tum đang trong giai đoạn nghiên cứu khả thi, 5 công trình khác đã xây dựng xong hoặc đang xây dựng. Kết quả tính toán cho thấy tác động luỹ tích của hệ thống có thể làm giảm lượng dòng chảy trung bình tháng lớn nhất tới 40% và tăng lượng dòng chảy trung bình tháng cạn nhất từ 1,3 đến 1,4 lần tại sau điểm nhập lưu giữa sông Sê San và sông Sa Thầy. Tuy nhiên vận hành của hồ Yaly hiện nay ( và các hồ chứa khác, trong đó có bậc thang cuối cùng là hồ Sê San 4) theo chế độ phủ đỉnh cũng đã làm biến động rất lớn dòng chảy trong ngày và làm cạn kiệt nước ở hạ lưu, gây ra một số tác động thứ cấp khác tới người dân và hệ sinh thái. Để giảm thiểu tác động tiêu cực này Nhà nước đã đồng ý cho xây dựng bổ sung một hồ điều hoà dòng chảy môi trường cho khu vực hạ lưu tại sau hồ Sê San 4. Tình trạng trên cũng xảy ra tương tự đối với hệ thống thuỷ điện bậc thang trên sông Serepok và giải pháp để giảm thiểu tác động luỹ tích về biến đổi dòng chảy do vận hành hệ thống thuỷ điện bậc thang này được đề xuất cũng là bổ xung hồ điều hoà sau công trình hồ Serepok 4. b. Biến đổi dòng chảy do lấy nước tưới bằng đập dâng Đập dâng là một hình thức lấy nước truyền thống và rất phổ biến ở Việt Nam, nhất là trên các lưu vực sông vùng Ven biển Miền Trung và Tây Nguyên. Các đập dâng có vai trò dâng cao đầu nước để lấy nước tự chảy vào các hệ thống tưới nhưng do không có dung tích trữ nước nên các đập dâng không có khả năng điều tiết dòng chảy cho hạ lưu. Hiện tại ở Việt Nam có hàng ngàn đập dâng, trong đó phần lớn là các đập đâng nhỏ, ngoài ra là các đập đâng vừa và lớn. Nói chung các đập dâng khai thác dòng chảy cơ bản của sông trong mùa cạn để lấy vào hệ thống tưới, cho nên các đập dâng thường có tác động trực tiếp tới biến đổi dòng chảy của sông khu vực hạ lưu. Mức độ tác động của các đập dâng tới biến đổi dòng chảy cũng tuỳ theo điều kiện cụ thể và 6 yêu cầu lấy nước của mỗi đập dâng. Sau đây là một số thí dụ và đánh giá về biến đổi dòng chảy của các loại đập dâng. Tác động của các đập dâng lớn Có một số đập dâng lớn phục vụ tưới đã được xây dựng và quản lý khai thác ở Việt Nam trong thế kỷ vừa qua như là các đập Bái Thượng ở phía bắc, các đập Thạch Nham ( Quảng Ngãi), Đồng Cam (Phú Yên), Nha Trinh – Lâm Cấm ( Ninh Thuận), Thạnh Hoà ( Bình Định),..ở vùng Ven biển Miền trung (VBMT). Nói chung các đập dâng lớn hiện có ở Việt Nam đều có thể cung cấp nước tưới cho hàng ngàn ha đất canh tác và có đặc điểm chung là đều cắt ngang các dòng sông chính và nằm ở hạ lưu cách biển chỉ 30-40 km cung cấp nước cho phát triển nông nghiệp các vùng đồng bằng ven biển. Nói chung các đập dâng nói trên đều lấy một lượng nước rất lớn từ 30-50 m3/s từ lượng dòng chảy cơ bản trong mùa cạn của sông để đưa vào các hệ thống tưới. Trong các thời gian sông cạn nước, các đập dâng có thể lấy hết lượng dòng chảy cơ bản của sông khién cho nhạ lưu sông không còn nguồn nước cung cấp. Nhiều đập dâng lớn đã xây dựng từ lâu nhưng cho đến nay vẫn chưa có hồ chứa điều tiết ở thượng nguồn để bổ sung nước cho đập trong mùa kiệt. Vì thế việc lấy nước của các đập dâng lớn như trên đều làm biến đổi rất lớn dòng chảy của sông ở khu vực hạ lưu đập, và góp phần vào làm suy thoái và cạn kiệt dòng chảy của sông ở khu vực hạ lưu trong nhiều năm qua và trong một số trường hợp ảnh hưởng này đã ở mức tương đối nghiêm trong. Thí dụ như đập Thạch Nham trên sông Trà Khúc nằm trên dòng chính cách biển khoảng 50 km, cung cấp nước tưới cho 50.000 ha đất canh tác cho vùng đồng bằng hạ lưu thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Hiện tại trong các tháng mùa cạn lượng nước tưới mà đập cần lấy khoảng 50 m3/s nhưng lượng dòng chảy mùa cạn chảy đến thượng lưu đập thường chỉ xấp xỉ 20-30 m3/s. Vì thế trong phần lớn thời gian 8 tháng của mùa cạn, đập Thạch Nham đã lấy toàn bộ dòng chảy cơ bản của sông Trà Khúc và mực nước thượng lưu đập đều thấp hơn cao trình ngưỡng tràn từ 0,5–1,3 m. Điều đó đã khiến cho đoạn sông hạ lưu khu vực từ thị xã Quảng Ngãi ra tới biển bị cạn kiệt rất nghiêm trọng, môi trường sông và hệ sinh thái đang bị tỏn thương và suy thoái rất nặng nề. Tại mặt cắt sông tại cầu Trà Khúc những thời gian cạn kiệt có thể lội qua sông dễ dàng không bị ướt quần vì nước sông không tới đầu gối. Hiện tại đã quy hoạch và sẽ xây dựng hồ Nước Trong ở phía thượng lưu để từng bước giảm bớt tình trạng suy thoái trên, tuy nhiên việc xây dựng hồ Nước Trong cũng chỉ giải quyết được một phần khó khăn về nước mà chưa thể đáp ứng yêu cầu dòng chảy môi trường cho khu vực hạ lưu. Đập Đồng Cam là một đập dâng lớn xây dựng từ năm 1930 nhằm cung cấp nước tưới cho 19.500 ha đất canh tác chủ yếu là lúa của vùng đồng bằng Tuy Hoà Phú Yên, hoạt động của đập trong hơn 70 năm qua ngoài hiệu quả to lớn về tưới cũng để lại hậu quả không nhỏ đến suy giảm dòng chảy và suy thoái hệ sinh thái khu vực hạ lưu mà ngày nay quan sát vùng này cũng có thể nhận thấy bằng mắt thường. Phân tích số liệu quan trắc mực nước tại thượng lưu đập Đồng Cam các năm gần đây đã thấy xuất hiện các thời kỳ trong năm , thí dụ như một số ngày trong tháng 5/2000 mực nước 7 thượng lưu đập đã xuống thấp hơn cao trình ngưỡng tràn, điều mà trước kia không bao giờ xảy ra. Với lương nước đến thượng lưu đập trong các tháng cạn nước nhiều khi chỉ 50-60 m3/s thì việc lấy gần 30 m3/s nước của đập cho tưới đã làm giảm đáng kể dòng chảy môi trường ở hạ lưu. Trong nhiều thời gian tháng 6,7 của mùa cạn 2005 nhiều ngày nước không qua đập tràn và mực nước thượng lưu đập thấp hơn cao trình ngưỡng tràn 0,5 đến 1,3 m, thời gian thấp nhất đến 1,6 m (28/6/2005) khiến cho đập chỉ có thể lấy được 2/3 lượng nước vào kênh tưới, không đủ cung cấp cho các khu vực của hệ thống. Do ảnh hưởng của đập nên khu vực hạ lưu sông Ba từ sau đập đến biển đang trong tình trạng suy thoái và cạn kiệt nguồn nước tương đối nghiêm trọng trong mùa cạn. Thí dụ đoạn sông hạ lưu 10 km tới cửa sông có lòng sông rộng 1-2 km nhưng lòng chảy của sông hiện tại trong mùa cạn chỉ còn một hai trăm mét. Có đoạn sông người đi bộ có thể lội qua được nhưng không ướt quần áo. Do sông cạn nước nên khả năng vận chuyển bùn cát giảm sút, trong lòng sông xuất hiện nhiều dải đất bồi tụ và phát triển về phía cửa cùng với phát triển của các cỏ dại. Hiện tại hệ sinh thái nước và giá trị môi trường đoạn sông hạ lưu và khu vực gần cửa của lưu vực sông Ba đã bị suy giảm khá mạnh chủ yếu là do không còn những điều kiện nguồn nước để duy trì và phát triển một cách bình thường. Sự suy thoái nguồn nước của sông và hệ sinh thái khu vực này có thể thấy rất rõ bằng các quan sát thông thường. Hiện nay thượng lưu đập khoảng 30 km đang xây dựng hồ chứa thuỷ điện sông Ba hạ. Mâu thuẫn dùng nước giữa phát điện, tưới và bảo vệ môi trường hạ lưu sẽ nảy sinh và sẽ gay gắt nếu trong vận hành phát điện của hồ sông Ba hạ vẫn theo chế độ phủ đỉnh không quan tâm tới đảm bảo ổn định nguồn nước tưới của đập Đồng Cam. Trường hợp xem xét vận hành hợp lý các lợi ích phát điện, tưới, phòng lũ, bảo vệ hệ sinh thái ở hạ du thì công trình thuỷ điện sông Ba hạ sẽ là một hồ điều tiết tốt cho đập Đồng Cam và cho môi trường hạ lưu nhất là điều kiện môi ntrường cho phát triển kinh tế xã hội khu vực thị xã Tuy Hoà. Tác động của các đập dâng nhỏ Đập dâng nhỏ là hình thức lấy nước rất phổ biến ở trung và thượng lưu các sông vùng VBMT và Tây Nguyên, cùng với các hồ chứa nhỏ, chúng tạo thành hệ thống phân bố trên khắp các nhánh suối và nhánh sông tạo thành chuỗi các đập dâng. Nói chung việc sử dụng quá nhiều các đập dâng nhỏ theo dạng bậc thang trên cùng một nhánh sông suối ở vùng VBMT hiện nay đã làm cạn kiệt dòng chảy cơ bản của nhiều sông suối và sông nhánh, tác động này luỹ tích lại cũng làm suy giảm và cạn kiệt dòng chảy ở khu vực hạ lưu sông. c. Các nguyên nhân khác Sự biến đổi dòng chảy sông ngòi ở Việt Nam ngoài do ảnh hưởng của các công trình khai thác nguồn nước như nêu trên còn do những nguyên nhân khác nữa, trong đó có tình trạng suy thoái bề mặt lưu vực thượng nguồn hậu quả của những tồn tại và yếu 8 kém trong quản lý tổng hợp lưu vực sông. Đó cũng là thực tế đang diễn ra trên tất cả các lưu vực sông vùng VBMT như sông Trà Khúc, sông Kon Hà Thanh, sông Ba,.. Sông Hà Thanh- một sông nhỏ thuộc tỉnh Bình Định- là một trong những lưu vực sông điển hình nguồn nước bị cạn kiệt nghiêm trọng do suy thoái của lưu vực thượng nguồn, nhất là suy thoái của thảm phủ thực vật trong vài thập kỷ gần đây. Hiện tại đoạn sông hạ lưu sông Hà Thanh từ Cầu Diêu Trì ra tới biển gần như đã bị khô cạn hẳn nguồn nước trong các tháng mùa cạn. Vì thế lượng nước cho tưới của vùng hạ lưu sông Hà Thanh và cả nguồn nước cho sinh hoạt của người dân trong nhiều năm qua cũng phải chuyển từ lưu vực sông Kone sang thông qua vận hành của đập Thạnh Hoà. Theo điều tra cho thấy nhiều đoạn sông ở hạ lưu trong nửa đầu thế kỷ 20 để qua sông người dân phải dùng thuyền nhưng nay trong mùa cạn người dân có thể lội qua được. Suy thoái bề mặt lưu vực thượng lưu sông Trà Khúc do mất rừng trong mấy chục năm gần đây cũng đã khiến cho chế độ thuỷ văn của sông biến đổi khác hơn nhiều so với các thời gian trước. Dòng chảy mùa cạn giảm và lũ cũng tập trung nhanh hơn trước đây rất nhiều. Qua điều tra tại trạm thuỷ văn Sơn Giang thượng lưu của sông Trà Khúc các nhân viên thuỷ văn tại trạm cho biết hiện nay thời gian tập trung nước lũ của lưu vực trạm đo chỉ còn bằng một nửa so với 30 năm trước đây.. Dòng chảy mùa cạn giảm nhỏ đã càng làm tăng sự cạn kiệt nước ở hạ lưu sông của khu vực này. Vùng hạ lưu sông Trà Khúc từ thị xã Quảng Ngãi ra đến biển hiện nay trong mùa cạn còn rất ít nước, các bãi và cồn cát nổi lên ngày càng nhiều đã làm thu hẹp dòng chảy trong mùa cạn rất đáng kể. Nguồn nước đến vùng hạ lưu sông bị giảm sút nhanh chóng đã không còn đủ khả năng pha loãng nên đã làm gia tăng khá mạnh tình trạng ô nhiễm nước khu vực này. Mỗi khi nước thải nhà máy đường Quảng Ngãi xả ra sông là nước sông bị ô nhiễm nặng làm cá chết nỏi lên trên mặt nước. Tình trạng cạn kiệt như trên đã ảnh hưởng đáng kể đến nước dùng cho sinh hoạt khu vực hạ lưu, làm xấu cảnh quan và khó khăn cho phát triển du lịch, giao thông thuỷ,.. 3. Những vấn đề đặt ra liên quan đến sự suy giảm dòng chảy hạ lưu các sông ở Việt Nam hiện nay Sự biến đổi dòng chảy theo hướng tiêu cực là một thực tế đang diễn ra với những mức độ khác nhau trên các dòng sông của Việt Nam hiện nay. Tình trạng này gây nên các tác động xấu đến môi trường và hệ sinh thái nước như là: - Làm gia tăng nguy cơ suy thoái và cạn kiệt nguồn nước tại hạ lưu môt số lưu vực sông, như là hạ lưu một số sông vùng VBMT, sông Đồng Nai,..từ đó gây khó khăn cho sử dụng nước và phát triển bền vững kinh tế xã hội một số tỉnh, vùng nhất định. - Làm suy giảm lượng nước cho hệ sinh thái cũng như duy trì dòng chảy môi trường tại một số nơi trên lưu vực sông như là cùng hạ lưu và cửa sông. Từ đó làm tổn thương và suy thoái các hệ sinh thái nước cũng như suy giảm giá trị môi trường và sức khoẻ của dòng sông. 9 Xem xét nguyên nhân sâu xa, các biến đổi dòng chảy của sông có tính tiêu cực như nêu trên là do các tồn tại trong quy hoạch và quản lý nguồn nước, quản lý bảo vệ môi trường lưu vực trong các thời gian vừa qua mà chưa được xem xét và tháo gỡ. Để từng bước khắc phục tình trạng trên, những vấn đề sau đây cần đặc biệt quan tâm : (1). Xem xét và xây dựng các giải pháp biện pháp, chương trình cho việc khắc phục dần các tồn tại trong quy hoạch và quản lý vận hành các công trình khai thác sử dụng nguồn nước đã được xây dựng nhưng đã và đang gây nên những biến đổi xấu đối với dòng chảy của sông. (2). Nghiên cứu và xây dựng các nguyên tắc phân chia nguồn nước cho các ngành dùng nước trên các lưu vực sông làm cơ sở cho thực thi hiệu quả việc cấp phép khai thác và sử dụng nguồn nước cũng như thực thi quyền dùng nước trên các lưu vực sông đáp ứng yêu cầu hiệu quả, công bằng và không làm suy thoái và cạn kiệt nguồn nước. (3). Nghiên cứu về nhu cầu nước cho hệ sinh thái, ngưỡng khai thác nguồn nước và xây dựng phương pháp tính toán dòng chảy môi trường phù hợp cho ứng dụng đối với các lưu vực sông của Việt Nam, cải tiến thể chế và chính sách để đưa các kết quả này vào trong quy hoạch và quản lý tài nguyên nước. Tài liệu tham khảo Nguyễn Văn Thắng, Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Ba. Báo cáo đề tài NCKH cấp Bộ, Hà nội 2004. Nguyễn Văn Thắng, Đánh giá ảnh hưởng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện đến suy thoái dòng chảy hạ lưu sông Ba, sông Trà Khúc, Báo cáo chuyên đề thuộc đề tài NCKH cấp Bộ “ Nghiên cứu cơ sở khoa học và phương pháp tính toán ngưỡng khai thác nguồn nước và dòng chảy môi trường, ứng dụng cho lưu vực sông Ba và sông Trà Khúc”, Hà Nội 2004. Ngô Đình Tuấn, Nguyễn Văn Thắng & nnk, Nghiên cứu cân bằng nước phục vụ phát triển dân sinh kinh tế vùng Ven biển Miền Trung Báo cáo đề tài NCKH, KC-12-03, Hà Nội 1994. Cục Quản lý tài nguyên nước. Đánh giá nguồn nước mặt lưu vực sông Hồng- Thái Bình trong mùa cạn năm 2003-2004. Báo cáo Dự án, Hà Nội 2004. Bruce Fitzerald, Sustainable management of river flows and ewater extractions in Vietnam- a review of international spproriate management rules, Jan 2005. 10 IMPACT OF WATER RESOURCE EXPLOITATION ON RIVER FLOW CHANGES IN VIETNAM Dr. Nguyen Van Thang, Water Resource University Abstracts Water resource exploitation activities, especially dam / reservoir construction and operation actions have been rapidly increasing during a half of recent century in Vietnam that m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_dong_cua_khai_thac_su_dung_nguon_nuoc_den_doi_dong_chay.pdf
Tài liệu liên quan