Đề tài Một số chính sách và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu ở Việt nam

Lời nói đầu 1

Chương I: Thương mại quốc tế và chính sách thúc đẩy xuất khẩu 3

I/ Thương mại quốc tế và vai trò của nó đối với sự phát triển của mỗi quốc gia 3

1. Các lý luận chung về thương mại quốc tế 3

2. Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển của mỗi quốc gia 7

II/ Vị trí vai trò của xuất khẩu đối với sự phát triển của mỗi quốc gia 8

1. Vị trí của xuất khẩu hàng hoá 8

2. Vai trò của xuất khẩu 13

III/ Chính sách thúc đẩy xuất khẩu 13

1. Vì sao phải có chính sách thúc đẩy xuất khẩu 13

2. Mục tiêu của chính sách thúc đẩy xuất khẩu 18

3. Kinh nghiệm của các nước khi áp dụng một số chính sách thúc đẩy xuất khẩu 19

Chương II: Một số chính sách thúc đẩy xuất khẩu và tác động của nó tới hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam 23

I/ Chính sách khuyến khích đầu tư 23

1. Nội dung của chính sách khuyến khích đầu tư 23

2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đến hoạt động xuất khẩu 25

II/ Chính sách tài chính tín dụng 34

III/ Chính sách tự do hoá thương mại 36

1. Cải cách thủ tục kinh doanh xuất nhập khẩu 36

2. Hạn ngạch xuất nhập khẩu 38

3. Chính sách thuế 39

IV/ Chính sách cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 40

1. Nội dung của chính sách cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 40

2. Tác động của chính sách cơ cấu mặt hàng tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua 43

V/ Chính sách lựa chọn thị trường xuất khẩu 51

1. Một số thị trường chủ yếu của Việt Nam 52

 

doc105 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số chính sách và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu ở Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng mại là được quyền kinh doanh xuất nhập tất cả các mặt hàng trừ những mặt hàng mà nhà nước cấm kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện. Cách ghi này sẽ giải toả được nhiều vướng mắc ở cửa khẩu trong khi vẫn đảm bảo sự quản lý của nhà nước về phạm vi kinh doanh thương mại. Song song với việc thay đổi cách ghi ngành hàng trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp Việt nam đề nghị Chính phủ cho phép Bộ thương mại được mở rộng thêm phạm vi được phép kinh doanh xuất khẩu cho khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được quyền mua để xuất khẩu hoặc nhận uỷ thác xuất khẩu tất cả các mặt hàng trừ gạo, hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường có quota, cà phê nhân và khoáng sản (những mặt hàng này vẫn chỉ được phép xuất khẩu theo giấy phép đầu tư). 2. Hạn ngạch xuất khẩu Trong xu thế tự do hoá thương mại ngày nay, Chính phủ các nước ít sử dụng công cụ hạn ngạch. Tuy nhiên ở Việt nam vẫn có một số mặt hàng không khuyến khích xuất khẩu hoặc cần có sự quản lý của nhà nước. Do vậy, hàng năm Chính phủ duyệt các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch. Bộ thương mại có trách nhiệm công bố danh mục các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch và phân bổ cho cá Bộ, Tỉnh, thành phố theo sự chỉ đạo của thủ tướng Chính phủ. Trước đây, số mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch lên tới 16-17 mặt hàng nhưng từ năm 1999 trở lại đây chỉ còn lại hai mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch đó là gạo và hàng dệt may( vào EU, Canada, Thổ nhĩ kỳ, Nauy..) - Đối với hàng dệt may chính phủ quản lý bằng hạn ngạch vì đây là mặt hàng xuất khẩu theo hiệp định ký kết với EU, Canada, Thổ nhĩ kỳ, Nauy.. Theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Công nghiệp thực hiện phân bổ kim ngạch cho các doanh nghiệp và dành 20% hạn ngạch để đấu thầu đối với các doanh nghiệp ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. - Đối với mặt hàng gạo + Năm 2000 chỉ tiêu xuất khẩu gạo là 2,5 triệu tấn, được giao làm 2 đợt. Từ đầu năm đến tháng 9/2000 khoảng 2 triệu tấn. Số còn lại tuỳ tình hình mùa vụ Bộ Thương mại bàn với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn để phân bổ tiếp. + Năm 2001 hạn ngạch xuất khẩu là 4 triệu được giao như sau: Các địa phương 2,8 triệu tấn (bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh, thành phố ). Các công ty của trung ương 1,2 triệu tấn ( kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). + Năm 2002 hạn ngạch xuất khẩu gạo ở mức 3,9 triệu tấn và phân bổ như sau: Các tỉnh phía nam 2,7 triệu tấn ( bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, kể cả các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu gạo là thành viên thực thuộc Tổng công ty lương thực trung ương, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố. Các công ty Trung ương 1,0 triệu tấn Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế biến gạo xuất khẩu 50000 tấn. Các doanh nghiệp ngoài đầu mối xuất khẩu gạo tìm kiếm được khách hàng, thị trường mới 50000 tấn Các tỉnh phía bắc: 100000 tấn Rõ ràng, trong những năm gần đây, chính sách quản lý xuất khẩu của nước ta có xu hướng: Giảm tối đa các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch; từng bước đơn giản hoá chế độ quản lý xuất khẩu bằng hạn ngạch. 3. Chính sách thuế Thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Việt nam quy định: - Hàng hoá xuất nhập khẩu chịu thuế - Hàng hoá xuất nhập khẩu không thuộc diện chịu thuế sau khi đã làm đầy đủ thủ tục hải quan - Hàng được xét miễn thuế - Căn cứ tính thuế Theo luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Việt nam những mặt hàng được miễn giảm hoàn lại thuế là: + Hàng xuất khẩu được miễn thuế + Hàng xuất khẩu trả nợ nước ngoài của Chính phủ + Hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để gia công cho nước ngoài và xuất khẩu theo các hợp đồng gia công cho nước ngoài. + Hàng xuất khẩu của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và của các bên nước ngoài hợp tác kinh doanh. + Hàng được xét hoàn thuế. + Hàng đã được kê khai và nộp thuế nhưng thực tế không xuất khẩu hoặc xuất khẩu với số lượng ít hơn. + Hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu + Hàng tạm nhập, tái xuất, tái nhập Để khuyến khích mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu hơn nữa, tháng 2/2001 Chính phủ đã ra quyết định về việc đổi thuế doanh thu, thuế lợi tức đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu như sau: + Hoàn thuế doanh thu cho doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu và bán thành phẩm bán cho đơn vị khác để sản xuất hàng xuất khẩu. + Không thu thuế lợi tức bổ sung đối với các cơ sở sản xuất nếu xuất khẩu 50% sản phẩm sản xuất ra hoặc có doanh thu từ xuất khẩu chiếm trên 50% tổng doanh thu. + áp dụng thuế xuất nhập khẩu trong khung thuế suất đối với một số mặt hàng cần khuyến khích xuất khẩu như gạo, thuỷ sản, cao su, than đá.. + Cho phép kéo dài thời hạn nộp thuế nhập khẩu đến 1 năm đối với vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. Với những cố gắng trong việc thực hiện chính sách tự do hoá thương mại của Chính phủ Việt nam, các doanh nghiệp đã có một hành lang pháp lý rộng rãi hơn để thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu, góp phần nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu. iv. chính sách cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Từ năm 1993 đến nay có thể xem văn kiện Đại hội Đảng VII năm 1994 là một bước quan trọng trong việc đổi mới chính sách quản lý kinh tế vĩ mô. Trong đó sự đổi mới quan trọng nhất là việc chuyển từ chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng sang chính sách chú trọng tới 3 chương trình kinh tế ưu tiên “Chương trình sản xuất lương thực và thực phẩm, chương trình phát triển sản xuất hàng tiêu dùng và chương trình phát triển hàng xuất khẩu ..” Trong chính sách đổi mới này nổi bật nhất là sự điều chỉnh trong cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu. Có thể nói đây là một bước chuyển biến quan trọng từ trước tới nay và góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta trong thời gian gần đây. Muốn tham gia thương mại quốc tế một cách có hiệu quả với các tổ chức, các khối kinh tế - là những liên minh đã thiết lập chính sách bảo hộ và thuế quan ưu đãi, Việt nam cần sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng phải đảm bảo các yếu tố như chất lượng cao, giá thành hạ, có khả năng đáp ứng nhu cầu với khối lượng lớn. Vì vậy ta phải xây dựng một chính sách cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt lựa chọn những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. 1. Nội dung của chính sách cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Chính sách mặt hàng xuất khẩu của Việt nam được thể hiện ở 3 mặt sau: Một là, chuyển hoàn toàn, chuyển nhanh, chuyển mạnh sang hàng chế biến sâu, giảm tới mức tối đa xuất khẩu hàng nguyên liệu và giảm tới mức thấp các mặt hàng sơ chế. Bởi vì, tài nguyên thiên nhiên của ta đang cạn kiệt dần và nhóm hàng chủ lực hiện nay như gạo, cà phê, cao su, hạt điều, lạc, lâm sản, thuỷ sản, dầu thô.. sẽ không còn giữ vai trò chủ lực trong tương lai. Theo ước tính của Bộ Thương mại, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng này giai đoạn 1999-2001 chỉ đạt 14%-15% năm, tăng chậm lại so với mức 18% của thời kỳ 1994-1998. với mức trên tới năm 2003 nhóm hàng nguyên liệu thô chỉ còn chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu, 70% còn lại là hàng chế biến trong đó có các hàng chế biến sâu và các sản phẩm trí tuệ. Hai là, phải mở ra các mặt hàng hoàn toàn mới. Chuyển từ xuất khẩu thô sang chế biến đối với các sản phẩm đã có như chuyển dầu thô và khí sang xăng, phân bón; chuyển từ nông sản thô sang nông sản chế biến; chuyển từ lắp ráp điện tử sang chế tạo và xuất khẩu linh kiện... Bên cạnh đó cần mở ra các mặt hàng hiện nay chưa có nhưng có tiềm năng và triển vọng phù hợp với xu hướng tiêu dùng quốc tế. Đó là các mặt hàng sản phẩm kỹ thuật điện tử, sản phẩm điện tử, máy công nghiệp, dịch vụ... và các sản phẩm trí tuệ như tạo phần mềm máy tính. Cần chú trọng tới các sản phẩm mà khi sản xuất có thể khai thác được các nguồn lực dồi dào sẵn có ở Việt nam. Ba là, chuyển sang chế biến và mở ra các mặt hàng mới dạng chế biến sâu nhưng không thể thực hiện bằng “tự lực cánh sinh” do điều kiện kỹ thuật lạc hậu, thị trường tiêu thụ không lớn. Điều này có thể thực hiện được thông qua biện pháp cơ bản là hợp tác, liên doanh với nước ngoài. Lựa chọn những mặt hàng sản xuất có hiệu quả có thể được xác định theo cách sau: - Lựa chọn bước 1: Chọn các mặt hàng đáp ứng được các yêu cầu trên thị trường thế giới hiện nay và trong tương lai gần đang có nhu cầu lớn trong khi sản xuất và khai thác không đủ nhu cầu hoặc không ổn định. Nhu cầu của thị trường thế giới còn lớn, tuy trong cân đối cung cầu đã được xác lập nhưng nhu cầu đang tăng, tất cả các nước có cơ hội đều được tham gia. Các sản phẩm Việt nam đang xuất khẩu dưới dạng thô và sơ chế, cần đầu tư phát triển sản xuất với công nghệ cao hiện đại tạo ra những sản phẩm tinh, chất lượng cao có khả năng cạnh tranh khi xuất khẩu ra thị trường thế giới. - Lựa chọn bước 2: Các mặt hàng đã được lựa chọn ở bước 1 sẽ được lựa chọn tiếp ở bước 2 theo các tiêu chuẩn sau: + Các mặt hàng Việt nam có lợi thế so sánh về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, con người. + Các mặt hàng mà nếu sản xuất và xuất khẩu sẽ tác động mạnh tới sự phát triển của các ngành khác. + Các mặt hàng sử dụng nhiều lao động là thế mạnh của Việt nam - Lựa chọn bước 3: Căn cứ vào sự lựa chọn của bước 1 và bước 2, bước 3 là sự định hướng các mặt hàng cần đầu tư sản xuất và xuất khẩu nhằm chuyển dịch nhanh cơ cấu nền kinh tế hướng về xuất khẩu. Trong điều kiện thực hiện một chiến lược kinh tế mới, sản phẩm của ta một khi đã cạnh tranh được với hàng ngoại ở thị trường trong nước thì cũng có khả năng chiếm lĩnh được thị trường thế giới. Vì vậy khi xác định cơ cấu mặt hàng ta cần phải tính đến cả yêu cầu của thị trường trong nước và cả thị trường thế giới. Chính sách quản lý mặt hàng xuất khẩu của Việt nam các năm 2001- 2002 Chính sách mặt hàng xuất khẩu các năm của Chính phủ được thể hiện trong các danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu như: + Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu + Danh mục hàng hoá quản lý bằng hạn ngạch + Danh mục hàng hoá xuất khẩu theo các quy chế quản lý chuyên ngành. - Chính sách quản lý mặt hàng xuất khẩu năm 2001 + Danh mục mặt hàng cấm xuất khẩu 1.Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự 2. Đồ cổ 3. Các loại ma tuý 4. Hoá chất độc 5. Gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ bóc, củi, than hầm từ gỗ hoặc củi, các sản phẩm gỗ lâm sản sản xuất từ nhóm IA và ván tinh chế từ nhóm IIA trong danh mục kèm theo nghị định 18/HĐBT ngày 17/1/1995; các loại sản phẩm gỗ sơ chế, song mây nguyên liệu. 6. Các loại động vật hoang và động vật, thực vật quý hiếm + Danh mục hàng quản lý bằng hạn ngạch 1.Gạo 2. Hàng dệt, may xuất khẩu vào EU, Canada, Nauy, Thổ nhĩ kỳ + Danh mục hàng hoá xuất khẩu theo quản lý chuyên ngành 1. Danh mục khoáng sản hàng hoá xuất khẩu theo quy chế hướng dẫn của Bộ Công nghiệp. 2. Danh mục thực vật, động vật rừng xuất khẩu theo quy chế hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 3. Danh mục thuỷ sản quý hiếm, thuỷ sản sống dùng làm giống, thức ăn, thuốc chữa bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu theo hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản. 4. Các ấn phẩm văn hoá, tác phẩm mỹ thuật Nhà nước quản lý, tác phẩm điện ảnh, băng hình có ghi chương trình xuất khẩu theo hướng dẫn của Bộ Văn hoá thông tin. 5.Thiết bị máy móc chuyên ngành ngân hàng xuất khẩu theo quy chế của ngân hàng nhà nước Việt nam. - Chính sách quản lý mặt hàng xuất khẩu năm 2002. + Danh mục hàng cấm xuất khẩu : 1. Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự 2. Đồ cổ 3. Các loại ma tuý 4. Hoá chất độc 5. Gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ bóc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước, củi, than từ gỗ hoặc củi; các sản phẩm, bán sản phẩm làm từ gỗ rừng tự nhiên trong nước quy định cấm xuất khẩu tại Quyết định số 65/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 6. Các loại động vật hoang và động vật quý hiếm tự nhiên + Danh mục hàng quản lý bằng hạn ngạch: 1. Gạo 2. Hàng hoá theo hạn ngạch do các tổ chức kinh tế và nước ngoài ấn định đối với Việt nam (như dệt, may vào EU, Canada, Thổ nhĩ kỳ, Nauy...) + Danh mục hàng hoá xuất khẩu theo quản lý chuyên ngành: Theo hướng dẫn của Thủ tướng Chính phủ. 2. Tác động của chính sách cơ cấu mặt hàng tới hoạt động xuất khẩu của Việt nam trong thời gian qua. Nhìn chung các chính sách này đã phát huy được tác dụng tích cực. Cụ thể, nó khuyến khích mọi thành phần kinh tế từ doanh nghiệp quốc doanh tới các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ tham gia vào hoạt động xuất khẩu. Mọi tiềm năng kinh tế của đất nước đã được khơi dậy hình thành nên nhiều mặt hàng xuất khẩu mới có giá trị. Mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước trên thế giới ngày càng được tăng cường. 2.1 Vế tốc độ tăng trưởng. Bảng 4 kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt nam qua những năm đổi mới 1986 - 2001 Đơn vị tính: Tr.USD Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng kim ngạch XNK 1986 789 2155 2944 1990 854 2455 3309 1991 1038 2756 3794 1992 1946 2566 4512 1993 2402 2752 5154 1994 2087 2388 4475 1995 2581 2641 5125 1996 2985 3924 6904 1997 3600 4500 8100 1998 5300 6500 11800 1999 7255 11144 18399 2000 9268 11742 21011 2001 9300 11200 20500 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư Kim ngạch xuất khẩu cả nước 1991-2002 (Dự kiến) Nhìn chung trong thời kỳ đổi mới, kim ngạch xuất khẩu của Việt nam tăng nhanh. Năm 1991, một năm sau khi thực hiện cơ chế chuyển sang kinh tế thị trường, khối lượng xuất khẩu tăng 80% so với năm 1990. Bắt đầu từ đó, Việt nam duy trì mức tăng trưởng xuất khẩu bình quân hơn 20% một năm. Hoạt động nhập khẩu trong 10 năm qua ( 1986-1999) cũng đi theo một xu hướng tương tự: gia tăng đều đặn nhưng tốc độ chậm hơn tăng trưởng xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thời kỳ 1994-1998 đạt 39,14 tỷ USD, tăng 2,31 lần so với thời kỳ 1986-1993, trong đó xuất khẩu là 17,01 tỷ USD, nhập khẩu là 22,13 tỷ USD. Xuất khẩu đã tăng với tốc độ bình quân 26%/ năm, gấp hơn 3 lần mức tăng bình quân của GDP và là một trong những yếu tố quan trọng góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng cao của GDP. Tuy nhiên, mức tăng này chưa đủ để bù đắp mức tăng nhập khẩu (bình quân 34% / năm ). Năm 1999, tổng kim ngạch XNK đạt 18,399 tỷ USD, bằng 46,4% tổng kim ngạch của cả thời kỳ 1994-1998 và tăng 35% so với riêng năm 1998. Xuất khẩu dã đạt 7,255 tỷ, tăng 33,2% so với năm 1998 và chiếm xấp xỉ 30% GDP nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn thấp hơn mức độ tăng nhập khẩu( 36,6%). Kim ngạch xuất khẩu tính theo đầu người đã đạt mức trên dưới 95 USD vào năm 1999, gấp hơn 3 lần so với năm 1997 (30 USD) và gần 9 lần so với năm 1986 (11 USD). Tuy nhiên, con số này còn khá khiêm tốn so với mức 170 USD được thế giới thừa nhận là mức của một nước có nền ngoại thương tương đối phát triển. Hoạt động xuất khẩu năm 2001 đã diễn ra trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, chủ yếu là do tác động của khủng khoảng kinh tế và khủng khoảng tài chính trong khu vực. Trước tác động to lớn của cuộc khủng khoảng, mặc dù chính phủ đã dành sự quan tâm đặc biệt và áp dụng khá nhiều biện pháp khuyến khích nhưng xuất khẩu vẫn chỉ tăng ở mức đáng kể sau nhiều năm tăng trưởng với tốc độ cao, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2001 và mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu chung cho cả thời kỳ 1999-2003. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu năm 2001 đạt 9,361 tỷ USD, bằng 91,8% kế hoạch đề ra và chỉ tăng có 0.9% so với năm 2000, đây chính là lần đầu tiên kể từ năm 1995 kim ngạch xuất khẩu tăng ở mức dưới 2 chữ số. Trong số này, khối doanh nghiệp Việt nam xuất 7,332 tỷ USD, chiếm 78,3% tổng kim ngạch và giảm 1% so với năm 2000. Khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.938 tỷ USD, chiếm 21,2% tổng kim ngạch và tăng 10,8% so với năm 2000. Xuất khẩu phi mậu dịch và tiểu ngạch đạt khoảng 46,6 triệu USD, giảm gần 40% so với năm 2000. 2.2 Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Trong những năm gần đây, cơ cấu cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đã có những bước hay đổi tích cực. Nhóm hàng xuất khẩu nguyên liệu thô đã giảm từ 91% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu vào năm 1994 xuống còn 72% vào năm 1998. Rõ nét nhất là nhóm hàng chủ lực như: dầu thô, than, cao su, thuỷ sản, gạo cà phê, hạt điều, chè đạt tốc độ tăng bình quân 18%/năm, các mặt hàng khác có mức chế biến cao đạt mức tăng bình quân 41%/năm, nhờ đó tạo ra mức tăng trưởng bình quân các mặt hàng là 26%. Tăng trội hơn cả trong các mặt hàng chế biến là các mặt hàng giày dép và may mặc tăng tới 100%/năm và 50% trong năm 1998. Tỷ trọng các mặt hàng chế biến sâu (trong đó có hàng chế tạo) năm 1994 chỉ chiếm 8,5 % năm 1997 đã lên đến 25%. Năm 1999 đã tăng lên thành 30%. Năm 2001, cơ cấu xuất khẩu tăng tuy chậm nhưng vẫn tiếp tục chyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng hàng đã qua chế biến, nhất là chế biến sâu. Tỷ trọng của 4 nhóm hàng dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ tinh chế và điện tử trong kim ngạch xuất khẩu đã tăng từ 27,8% lên 31,5%, mặc dù các nhóm này đều gặp khó khăn gay gắt trong năm 2001. Nhóm nguyên liệu thô và mặt hàng sơ chế chủ lực (bao gồm dầu thô, gạo, hải sản, cà phê, cao su, điều nhân) chỉ còn chiếm 45% kim ngạch xuất khẩu ( Năm 2000 chiếm 50% ). Nếu phân theo ngành kinh tế thì nhóm nông sản, thuỷ sản chỉ còn chiếm 37% kim ngạch xuất khẩu, nhóm sản phẩm công nghiệp ( kể cả của công nghiệp khai khoáng) đã chiếm tới 63%. Đây là một bước chuyển tích cực trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt nam, thể hiện : + Việt nam đã bắt đầu chuyển từ một nước xuất khẩu nguyên vật liệu sang chế biến các sản phẩm đạt giá trị cao hơn để xuất khẩu. Việc này giúp cho xuất khẩu đóng góp nhiều hơn vào GDP và tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động và từng bước đưa hàng hóa Việt nam có chỗ đứng trên thị trường thế giới. + Năng lực sản xuất chế biến của Việt nam đã tăng lên và hàng hóa Việt nam đã dần dần tìm được chỗ đứng trên thị trường thế giới và khu vực. + Chủ trương của Đảng và Nhà nước “ xuất khẩu chuyển mạnh sang các mặt hàng chế biến, giảm tối đa xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu thô ” đang được thực hiện đúng hướng và có kết quả: Bảng 5 bảng cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt nam Đơn vị:% Cơ cấu xuất khẩu 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Hàng CN nặng& KS 33.4 37 34 28.8 25.5 28.9 24.8 23.9 Hàng CN nhệ &TTCN 14.4 13.5 17.6 23.1 28.4 28.9 38.5 38.2 Nông, Lâm, Thuỷ sản 52.2 49.5 48.4 48.1 46.1 42.2 36.7 37.9 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư Đi kèm với việc giảm tỷ lệ các mặt hàng xuất khẩu là nguyên liệu thô, xuất khẩu Việt nam đã hình thành một số mặt hàng chủ lực có triển vọng như: dầu mỏ, gạo, dệt may, thuỷ sản, cao su, cà phê. đây là những mặt hàng có kin ngạch xuất khẩu lớn có khả năng tác động nhất định trên thị trường thế giới và khu vực, nó đảm bảo cung cấp một bộ phận thu nhập ngoại tệ ổn định, giúp cho việc lập kế hoạch và cân đối lớn nền kinh tế. Bảng 6 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực Mặt hàng 1997 1998 1999 2000 2001 2002* Dệt may ( Tr.USD) 496 850 1150 1394 1351 1450 Dầu thô ( 1000 tấn) 6940 7650 8705 9574 12145 14000 Gạo (1000 tấn) 1983 1991 3000 3553 3749 3900 Giầy dép (Tr.USD) 122 296 530 965 1000 1100 Thuỷ sản (Tr.USD) 551 621 697 781 918 900 Cà phê ( 1000 tấn) 176 248 284 389 382 389 Máy vi tính + điện tử 474 550 Cao su (1000 tấn) 136 138 111 194 191 194 Hạt điều (1000 tấn) 17 33 26 33 Than đá (1000 tấn) 2070 2820 3650 3449 3162 3650 (Nguồn: 1997 - 2001 TC Hải quan và TC thống kê. * Dự báo của chuyên gia) Trong giai đoạn 1994-1997, chúng ta đã đầu tư để hình thành dần các ngành sản xuất hàng hoá, các vùng sản xuất nông sản tập trung, các khu công nghiệp và mở rộng thị trường tiêu thụ nên đã tạo ra thêm ba mặt hàng chủ lực mới có khối lượng và giá trị xuất khẩu trên 100 triệu USD như dệt may, cao su, cà phê. Hai năm cuối của kế hoạch 1997 - 1998, Việt nam chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, tích cực tiến hành CNH - HĐH đất nước nên đã hình thành thêm ba mặt hàng chủ lực là giầy dép, hạt điều và lạc nhân. Như vậy đến cuối năm 1998, Việt nam đã hình thành 9 mặt hàng xuất khẩu chủ lực mà giá trị xuất khẩu của mỗi mặt hàng là trên 100 triệu USD: dầu thô, gạo, thuỷ sản, lâm sản, hành dệt may, cà phê, cao su, giầy dép, hạt điều, lạc nhân. Những mặt hàng này có tốc độ tăng trưởng nhanh, có sức cạnh tranh và có chỗ đứng nhất định trên thị trường thế giới. Đến nay, tuy mới xuất hiện nhưng mặt hàng điện tử và linh kiện lắp giáp máy tính ( chủ yếu là mạch điện tử ) đã nhanh chóng trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Năm 2001 đã đạt 50 triệu USD, đứng hàng thứ 7 trong số 10 mặt hàng xuất khẩu chính. Doanh nghiệp xuất khẩu chính là công ty trách nhiệm hữu hạn sản phẩm máy tính Fujitsu Việt nam. Ngoài mười mặt hàng chính nói trên còn có một số mặt hàng khác, đáng chú ý là hạt tiêu đạt 64,5 triệu USD (tăng 2,7 % ), rau quả đạt 53,4 triệu USD ( giảm 22% ), chè đạt 50,5 triệu USD ( tăng 5,4 % ) và lạc nhân đạt 42 triệu USD ( giảm gần 6 % ). Xét về cơ cấu xuất khẩu theo ngành hàng thì tổng kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 1994 - 1998 đạt 17,013 tỷ USD và được chia theo cơ cấu các nhóm hàng như sau: + Hàng nông lâm thuỷ sản: 8382 triệu USD chiếm 49,3% + Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp: 3400 triệu USD chiếm 20% + Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản: 5321 triệu USD chiếm 30,7% 2.3 Đánh giá kết quả đạt được 2.3.1 Mặt tích cực - Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp có mức độ tăng trưởng cao nhất. Điều này thể hiện rõ nét nó sẽ là ưu thế phát triển của Việt nam trong những năm tới bởi đây là ngành tương đối dễ phát triển trong điều kiện nước ta hiện nay ( không cần công nghệ cao và thiết bị hiện đại ). Mặt khác, sản phẩm làm ra lại có sức cạnh tranh do tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có ở trong nước như lao động. - Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tuy có tăng nhưng đây sẽ không phải là ngành hàng chủ lực trong những năm tới bởi công nghiệp nặng không phải là thế mạnh của các nước đang phát triển như nước ta thêm vào đó xuất khẩu khoáng sản đem lại hiệu quả kinh tế thấp, không giúp cho nền kinh tế phát triển theo chiều sâu. Do vậy, trong những năm tới sẽ tăng giảm về tỷ lệ trong kim nghạch xuất khẩu. - Chất lượng hàng hoá xuất khẩu của Việt nam đã được nâng lên đáng kể, bước đầu tạo sức cạnh tranh của hàng Việt nam trên thị trường thế giới, đồng thời gây tác động tích cực với chất lượng sản phẩm trong nước. Hiện nay, gạo, thuỷ sản , hàng may mặc, giầy dép xuất khẩu từ Việt nam đã được thừa nhận đạt chất lượng quốc tế. Đi theo hàng xuất khẩu và để chống lại sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu, các nhà sản xuất hàng tiêu dùng trong nước cũng nâng cao chất lượng khá nhanh, nhiều hàng nội đã có chất lượng như hàng ngoại mà giá cả lại rẻ hơn. Nhìn chung việc sản xuất hàng xuất khẩu đã tác động lớn đến chất lượng hàng ở trong nước và hàng Việt nam đã có sức cạnh tranh với một số hàng cùng loại của một số nước khu vực và thế giới. 2.3.2. Hạn chế Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động xuất khẩu còn nhiều điều cần phải làm rõ : - Về quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu: mặc dù kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng qua các năm, năm 1994 kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 2087 triệu USD, năm 2001 đã đạt 9300 triệu USD. Nhưng kim ngạch xuất khẩu trên đầu người đạt rất thấp: năm 1998 là 73USD/ người-năm, năm 2000 là 116 USD/ người-năm ( trong khi chỉ số được nhiều quốc gia thừa nhận là chỉ tiêu về một nước có nền ngoại thương tương đối phát triển là 170USD/ người-năm ). Với quy mô nhỏ và tốc độ phát triển như trong các năm qua, rõ ràng ngoại thương chưa thể là chỗ dựa và là ngành mũi nhọn để đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh ngay trong những năm trước mắt. Cũng cần thấy rằng trong những năm qua, nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu, cán cân xuất nhập khẩu luôn bị thâm hụt: 5 năm 1994-1998 là 5,11 tỷ USD chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu, riêng năm 1999 là gần 4 tỷ USD. Năm 2000 là 2,475 tỷ USD chiếm 26,7 % kim ngạch xuất khẩu. Năm 2001 là 1,9 tỷ USD chiếm 20,4% kim ngạch xuất khẩu. Khi xem xét hoạt động xuất khẩu cũng cần nhìn lại về nhập khẩu bởi nó có ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu. Hoạt động nhập khẩu không hiệu quả gây thiệt hại cho xuất khẩu trên những mặt sau: + Nhập khẩu máy móc thiết bị đã quá lạc hậu dẫn đến việc sản xuất ra hàng hoá không có sức cạnh tranh không xuất khẩu được. + Nhập khẩu quá nhiều nguyên vật liệu có thể sản xuất được ở trong nước gây lãng phí ngoại tệ. Một vấn đề nữa đó là đóng góp của các xí nghiệp liên doanh trong hoạt động xuất khẩu chưa lớn. - Về cơ cấu hàng xuất khẩu: mặc dù cơ cấu hàng xuất khẩu có chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng hàng chế biến và chế taọ. Nhưng tới nay, xuất khẩu nguyên liệu thô và hàng sơ chế vẫn là chủ yếu ( hàng nguyên liệu thô còn chiếm tới 70% kim ngạch xuất khẩu ). Đây là vấn đề lớn của xuất khẩu Việt nam: tài nhiên nhiên của nước ta có hạn và đã bị khai thác ở mức cao, mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng này đã bắt đầu đi xuống. Trong nhiều báo cáo của bộ thương mại trước đây đã có nêu rõ số liệu và phân tích tài nguyên. Nhóm hàng xuất khẩu lâu nay được coi là trụ cột ( dầu thô, than, thuỷ sản, gạo, cà phê, lạc, chè, hạt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0504.doc
Tài liệu liên quan