PHẦN I NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM LÀ BIỆN PHÁP CƠ BẢN ĐỂ TĂNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGHIỆP 2
I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP. 2
1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM. 3
A. KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM. 3
B. PHÂN LOẠI CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM: 5
1.2. VAI TRÒ CỦA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 5
II. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM. 7
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 7
2.2. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 7
III. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM LÀ BIỆN PHÁP CƠ BẢN ĐỂ TĂNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP. 10
3.1. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 10
3.2. CÁC BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP 12
IV. QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MỘT LĨNH VỰC QUAN TRỌNG ĐỂ BẢO ĐẢM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM. 14
4.1. BẢN CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM. 14
4.2. NHỮNG YÊU CẦU CHỦ YẾU TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 15
4.3. NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 16
4.3.1 THỰC HIỆN VÒNG TRÒN DEMING(PDCA) 16
4.3.2. QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TRONG CÁC KHÂU 17
4.4. VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM. 19
PHẦN II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở CÔNG TY 20 HIỆN NAY 20
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY 20 20
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 20 20
1.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY. 26
1.3. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ 27
1.4. ĐẶC ĐIỂM VỀ CÔNG NGHỆ. 28
1.5. VỀ PHẦN MÁY MÓC THIẾT BỊ: 29
1.6. ĐẶC ĐIỂM VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU: 30
II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở CÔNG TY 20 TRONG THỜI GIAN QUA. 31
2.1. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY. 31
2.2. TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 34
2.2.1. TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM BÁN THÀNH PHẨM Ở PHÂN XƯỞNG CẮT. 34
2.2.2. CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở CÁC PHÂN XƯỞNG MAY. 35
2.3. CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY. 36
III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG XUẤT KHẨU VÀ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 20 HIỆN NAY. 39
3.1. NHỮNG THÀNH TÍCH: 39
3.2. NHỮNG TỒN TẠI: 41
3.3. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI TRÊN: 42
3.3.1.NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN: 42
3.3.2. NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN. 43
PHẦN III MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY 20 45
I. GIẢI PHÁP THỨ NHẤT: TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC, NGHIÊN CỨU NHU CẦU THỊ TRƯỜNG ĐỂ ĐỊNH HƯỚNG CHO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM. 45
II. GIẢI PHÁP THỨ HAI: TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT VÀ QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU DO KHÁCH HÀNG CUNG CẤP. 48
III. GIẢI PHÁP THỨ BA: KỊP THỜI XỬ LÝ NHỮNG MÁY MÓC KHÔNG SỬ DỤNG VÀ CÁC LOẠI MÁY KHÔNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VẪN THAM GIA SẢN XUẤT. 52
VI. GIẢI PHÁP THỨ TƯ: 55
KẾT LUẬN 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
64 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm hàng xuất khẩu ở Công ty 20, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường không chỉ trong nước mà ở nhiều nước trên toàn thế giới.
Vì thế những năm 1988 đến 1990 xí nghiệp đã chú trọng tăng cường công tác quản lý sản xuất, quản lý sản phẩm, đẩy mạnh hoạt động Marketing củng cố các mối quan hệ liên doanh. Vì vậy, từ năm 1988 đến 1990 sản xuất kinh doanh của xí nghiệp tăng trưởng nhanh chóng.
Đơn vị tính: 1.000.000đ
Chỉ tiêu
1988
1989
1990
Sản lượng hàng hoá thực hiện
3.099,975
6.820,53
8.089,027
Nhịp độ phát triển
1
2,20
1,19
Về đời sống của cán bộ CNVC trong xí nghiệp luôn được cải thiện, vào mùa là CBCNVC đều được đi an dưỡng nghỉ mát.
Nhờ những thành quả ấy mà năm 1989 xí nghiệp May 20 đã được Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên dương danh hiệu cao quý: đơn vị anh hùng lao động (Quyết định số 317/KT-HĐNN).
Bắt đầu từ những năm 1990-1992 do tình hình đất nước có những thay đổi, quân đội có những điều chỉnh quân số nên sản xuất hàng quốc phòng giảm mạnh xuống 50% rồi 15% thậm chí có năm chỉ có 7,5%. Mặt khác ở Đông Âu và Liên Xô có những biến động lớn về chính trị nên Hiệp định 19/5 về hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu với bạn hàng Liên Xô chỉ còn thực hiện đến tháng 5 năm 1991.
Đứng trước năm nguy cơ thiếu việc làm như vậy, xí nghiệp đã mạnh dạn tổ chức lại sản xuất, bộ trí lại dây chuyền sản xuất ở phân xưởng 2 và phân xưởng 3 tổ chức lại bộ máy quản lý xí nghiệp giảm lao động gián tiếp hạ tỷ lệ lao động gián tiếp từ 11,5% xuống còn 9,6%. Rà soát lại hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, tăng cường hoạt động Marketing, nhờ đó xí nghiệp đã có được các bạn hàng mới ở khu vực Hồng Kông, Đài Loan và Nam Triều Tiên.
Sản phẩm của xí nghiệp đã có sức cạnh tranh lớn trên thị trường như các loại áo Jakét, áo Nam Triều tiên được bạn hàng đánh giá cao.
Thị trường nghiệt ngã, nhưng thị trường cũng đã tạo những cơ hội để xí nghiệp lớn mạnh. Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng với nghị lực của Anh bộ đội Cụ Hồ, cần cù sáng tạo, vừa làm vừa học. Biết đánh giá đúng tình hình, biết nhanh chóng khắc phục những thiếu sót nên xí nghiệp vẫn đứng vững và phát triển trong cơ chế mới: cơ chế thị trường tạo ra những cơ sở tiền đề để nâng cao xí nghiệp thành công ty.
Giai đoạn 4: Từ 1993 đến nay
Công ty 20 ra đời và phát triển.
Sau 35 năm xây dựng (từ 1957 - 1992) từ một "Xưởng máy đo hàng kỹ" có một phòng làm việc với hơn 30 cán bộ công nhân xí nghiệp May 20 đã có 8 phân xưởng sản xuất với 4 phòng chức năng. Từ việc chuyên sản xuất hàng nội địa đã sản xuất hàng xuất khẩu có uy tín trên trường quốc tế với những cơ sở vững chắc như vậy, để hoạt động của xí nghiệp có nhiều thuận lợi. Trong cơ chế thị trường và đảm bảo yêu cầu phát triển của xí nghiệp. Đồng thời cũng đánh dấu một bước trưởng thành của xí nghiệp. Ngày 12/12/1992, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 74b/QP do Thượng tướng Đào Đình Luyện ký chuyển Xí nghiệp May 20 thành công ty 20.
Đến ngày 04/08/1993, Bộ Quốc phòng lại có Quyết định số 467/QĐ-QP chính thức thành lập Công ty 20.
Khi thành lập về cơ cấu tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý có 6 phòng ban và 3 xí nghiệp:
ã 6 phòng ban là:
- Phòng sản xuất kinh doanh
- Phòng kế toán tài chính
- Phòng kỹ thuật chất lượng
- Phòng hành chính quản trị
- Cửa hàng dịch vụ và giới thiệu sản phẩm
- Trung tâm đào tạo kỹ thuật may bậc cao.
ã 3 xí nghiệp là:
- Xí nghiệp may 1
- Xí nghiệp may 2
- Xí nghiệp may 3.
Công ty 20 ra đời trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Do sự chi phối của quy luật cạnh tranh, nên công ty gặp phải rất nhiều khó khăn về việc làm, phương tiện máy móc thiết bị, trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ, trình độ tay nghề của công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu của cạnh tranh.
Nhưng với ý chí không ngại khó khăn gian khổ của người lính và với truyền thống vẻ vang hơn 35 năm qua, công ty từng bước ổn định sản xuất, tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng đội ngũ cán bộ và công nhân lành nghề, mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời tăng cường công tác quản lý, đẩy mạnh hoạt động Marketing. Năm 1994, công ty đã ban hành "Quy chế hoạt động của Công..." đầu tư 1.740 triệu đồng để đổi mới trang thiết bị, 2.400 triệu đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng. Xin phép Bộ Quốc phòng được phép xuất nhập khẩu trực tiếp.
Nhờ những giải pháp trên mà công ty đã có thêm nhiều bạn hàng mới sản phẩm của công ty đã được xuất sang Hàn Quốc, Hà Lan, Nhật Bản, Liên bang Nga.
Không thoả mãn với những thành quả đã đạt được. Trong các năm 1995-1998, công ty lại đầu tư thêm một dây chuyền máy may dệt kim trị giá trên 2 tỷ đồng. Thành lập thêm 3 xí nghiệp mới là xí nghiệp dệt kim, xí nghiệp may và xí nghiệp dệt vải. Tuyển thêm lao động, tổ chức đào tạo nâng bậc cho công nhân. Đầu tư xây dựng khu sản xuất và khu điều hành sản xuất ở Sài Đồng, Gia Lâm, Hà Nội. Từ đây sản phẩm của Công ty 20 không đơn thuần chỉ là sản phẩm may nữa mà có cả sản phẩm dệt kim vải,... Do vậy, ngày 17/03/1998, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định số 319/QĐ-QP đổi tên Công ty may 20 thành Công ty 20.
Như vậy, sau 43 năm ra đời xây dựng và trưởng thành từ 1 xưởng "May đo hàng kỹ" với hơn 30 lao động ngày nay Công ty 20 đã có 6 phòng ban nghiệp vụ, 7 xí nghiệp trực thuộc, 1 trung tâm huấn luyện, 1 trường mầm non mẫu giáo đóng tại 9 địa điểm từ TP Nam Định đến Hà Nội. Với lực lượng lao động rất hùng hậu 2.700 người.
Nhìn lại chặng đường 43 năm từ "Xưởng may đo hàng kỹ" đến công ty 20 cho ta thấy quá trình phát triển của công ty 20 là phù hợp với tiến trình lịch sử phát triển của đất nước và của Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chung và của ngành hậu cần quân đội nói riêng. Đây là quá trình phát triển từ nhỏ đến lớn, từ thô sơ đến hiện đại, từ sản xuất thủ công đến bán cơ khí và cơ khí hoá. Từ quản lý tập trung bao cấp phục vụ cho yêu cầu của công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến hạch toán từng phần đến hạch toán toàn bộ, hoà nhập với kinh tế thị trường trong nước, khu vực và trên thế giới. Những bước đi đó đã tạo ra thế vững chắc cho sự phát triển tiếp theo của Công ty 20. Có thể thấy rõ sự tăng trưởng của Công ty 20 trong 5 năm gần đây qua các chỉ tiêu sau:
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
1996
1997
1998
1999
2000
Số lượng
Nhịp độ
Số lượng
Nhịp độ
Số lượng
Nhịp độ
Số lượng
Nhịp độ
Số lượng
Nhịp độ
1
Doanh thu bán hàng
tỷ đồng
104,0
1,0
126,60
1,21
150,180
1,20
247,580
1,64
270,70
1,10
2
Giá vốn bán hàng
tỷ đồng
92,669
1,0
111,513
1,20
131,371
1,17
225,64
1,71
241,50
1,10
3
Lợi nhuận
tỷ đồng
4,9
1,0
6,8
1,38
9,79
1,44
13,20
1,35
15,7
1,20
4
Nộp ngân sách
tỷ đồng
5,68
1,0
6,7
1,20
7,50
1,12
7,9
1,05
13,26
1,67
5
Vốn kinh doanh
tỷ đồng
23
1,0
34
1,48
52
1,53
63,3
1,22
74,8
1,18
6
Tổng số LĐ bình quân
tỷ đồng
1.491
1,0
2.083
1,40
2.596
1,24
2.608
1,01
3.021
1,15
7
Thu nhập bình quân
đ/ng
682.000
1,0
750.000
1,10
782.000
1,04
838.200
1,06
906.380
1,09
1.2. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hàng xuất khẩu của công ty.
* Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đặc điểm của sản phẩm
Lãnh đạo công ty nhận nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm may mặc chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng cục hậu cần, với phương châm, đặt mục tiêu chất lượng lên hàng đầu, do vậy công ty luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Hoạt động sản xuất của công ty chủ yếu là hàng bộ đội, và mặt hàng xuất khẩu.
Mặt hàng xuất khẩu gia công do khách nước ngoài, khách hàng thiết kế trước hình dáng, kích thước, mầu sắc nguyên vật liệu cũng được giao cho công ty đủ số lượng để sản xuất theo đơn đặt hàng trung bình mỗi đơn hàng từ 1.000 đến 2.000 sản phẩm nhưng cũng có nhiều đơn hàng chỉ có vài trăm hoặc dưới 100 sản phẩm điều này gây khó khăn và tốn kém cho sản xuất, cũng như công tác quản lý chất lượng sản phẩm do mẫu mã thay đổi thường xuyên có những mẫu mã hàng công nhân làm chưa quen tay, chưa đẹp thì đã hết.
Sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, nhiều kiểu dáng cầu kỳ, phức tạp có nhiều loại hàng do nhiều mảnh vải ghép lại phối tới 8 mầu trong khi đó công nhân còn bỡ ngỡ với nhiều kiểu dáng mầu sắc mới lạ. Do vậy công việc sản xuất gặp một số khó khăn do phải đào tạo nâng cao, hướng dẫn cụ thể cho từng mẫu mã hàng để cho công nhân có thể hoàn thành tốt công việc của mình.
Sản phẩm do công ty sản xuất là hàng xuất khẩu cho nên mỗi sản phẩm phải đảm bảo tuyệt đối các tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng cũng như đóng gói sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Một số sản phẩm chủ yếu của công ty như:
- áo Jacket
- áo đua mô tô
- Quần áo bộ đội.
1.3. Đặc điểm thị trường tiêu thụ
- Thị trường trong nước: dân số nước ta hiện nay khoảng 80 triệu dân nhu cầu về sản phẩm may mặc là tất yếu đang ngày càng tăng lên, mức sống của người dân được nâng cao, lối sống ăn mặc hiện đại đã du nhập vào nước ta. Điều này buộc các nhà sản xuất phải nâng cao chất lượng sản phẩm của mình kiểu dáng mẫu mãu đến chất lượng sản phẩm.
Số lượng các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc ở Hà Nội nhiều, và cả công ty tư nhân ở khắp mọi nơi có thể tồn tại với lượng một đơn vị từ 5-10 người hoặc vài trăm người chính vì vậy nó gây ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp cả về chất lượng lẫn giá cả.
- Thị trường nước ngoài: trong giai đoạn này công ty 20 đã có 3 bạn hàng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ. Hiện nay công ty còn đang tiếp tục thâm nhập vào các thị trường khác nữa.
Khi đối tác nước ngoài vào Việt Nam để ký hợp đồng gia công hàng xuất khẩu, họ cũng đến nhiều công ty lớn mà các công ty này chủ yếu tới 90% doanh thu đều làm gia công hàng xuất khẩu đem lại. Chính vì vậy, công ty 20 muốn tồn tại và phát triển được thì phải ký được nhiều hợp đồng chỉ còn có cách vượt lên trên họ về mặt chất lượng sản phẩm để nhằm thoả mãn mọi yêu cầu khắt khe của thị trường nước ngoài.
1.4. Đặc điểm về công nghệ.
Do quá trình sản xuất cho nhiều loại sản phẩm, mẫu mã khác nhau cho nên công ty đã xây dựng một mô hình sản xuất theo quá trình công nghệ như sau: Gồm 3 công đoạn
- Giai đoạn chế thử sản phẩm.
- Giai đoạn cắt, thêu, may.
- Giai đoạn hoàn thiện sản phẩm
Sơ đồ 1. Quy trình công nghệ sản xuất.
- Thiết kế bản giác và cho cắt bán thành phẩm
- Chế thử sản phẩm
- Xác định quy trình công nghệ và yêu cầu kỹ thuật
- Chuẩn bị vật tư
- Cấp vật tư theo phiếu
- May sản phẩm
- Là chi tiết
- Kiểm tra sản phẩm
- Thêu bán thành phẩm
- Cấp bán thành phẩm cho phân xưởng may
- Cắt bán thành phẩm
- Kiểm tra cắt bán thành phẩm
- Kiểm tra sản phẩm lần cuối.
- Đóng gói sản phẩm
- Kiểm tra đóng gói
- Là hơi toàn bộ sản phẩm đã may xong
- Nhập kho sản phẩm
- Xuất kho sản phẩm
Trong các bước để tạo ra thành phẩm thì công đoạn may sản phẩm từ bán thành phẩm cắt, thêu và phụ liệu là quan trọng nhất. Đây là giai đoạn mà người công nhân sử dụng kỹ thuật của mình để tạo ra thành phẩm cuối cùng. Tính hợp lý và khoa học của quá trình may ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm.
- Giai đoạn chế thử sản phẩm là giai đoạn quan trọng. Vì mẫu mà của khách hàng rất đa dạng, phức tạp và chất liệu vải rất khó làm. Vì vậy bộ phận chế thử có trách nhiệm kiểm tra mẫu mã xem có khớp với tài liệu hay không, chất liệu vải như thế nào, rồi từ đó máy lại sản phẩm, xem chi tiết của từng bộ phận có gì phức tạp để từ đó tìm ra biện pháp khắc phục tránh hiện tượng sai hỏng, sửa chữa trong quá trình sản xuất làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
- Giai đoạn thiết kế bản giác là công đoạn người công nhân giác mẫu phải kiểm tra mẫu giác xem có đúng từng chi tiết trên mẫu gốc do khách hàng gửi sang hay không và các chỉ tiêu đó có đúng canh sợi chưa, nhiều khi mẫu do khách hàng gửi sang không đúng với áo mẫu. Vì vậy bộ phận chế thử có trách nhiệm kiểm tra và đánh dấu lại canh sợi trên mẫu giác, rồi từ đó người giác mẫu tiếp tục công việc của mình thành một bản giác chính thức nhưng trong quá trình giác mẫu do định mức của khách hàng giao cho có hạn lên các chi tiết của mẫu giác bị trồng lên nhau, canh sợi cũng bị sai đi sẽ gây ra ... bị bùng, vặn, có khi còn bị hụt. Vì vậy người giác mẫu phải chú ý từng chi tiết và giác sao cho phù hợp với bản giác mà không ảnh hưởng đến chất lượng của bán thành phẩm mà định mức cũng không được tăng lên.
Chính vì những điều nêu trên đã gây ra không ít khó khăn cho Công ty mà nó còn ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm trong các mã hàng.
1.5. Về phần máy móc thiết bị:
Công ty 20 nhận thức được đây chính là phần cốt lõi của công nghệ sản xuất hàng may mặc để có thể nâng cao năng lực sản xuất và tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường thế giới. Do vậy, trong những năm vừa qua công ty đã chú trọng đầu tư hàng loạt máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Hầu hết các máy móc được đầu tư là của các nước có công nghệ sản xuất hàng may mặc tiên tiến như Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc. Hiện tại công ty có:
- Máy cắt vòng 10 chiếc
- Máy 1 kim 1.182 chiếc
- Máy 2 kim 68 chiếc
- Máy thùa khuyết 14 chiếc
- Máy cắt tay 21 chiếc
- Máy vắt sổ 11 chiếc
- Máy thùa khuyết bằng 34 chiếc
- Máy đính cúc 39 chiếc
- Máy thùa khuyết đầu tròn 14 chiếc
- Máy ép mex 10 chiếc
- Máy vắt gấu mờ 13 chiếc
- Máy đính bọ 23 chiếc
- Máy may trần đè 15 chiếc
- Máy may dích dắc 3 chiếc
- Máy bổ túi tự động 1 chiếc
- Máy tra tay 3 chiếc
- Máy hút bụi vệ sinh 2 chiếc
Mấy năm gần đây Công ty 20 đầu tư một số máy móc hiện đại phục vụ cho sản xuất và nâng cao chất lượng của các mã hàng. Nhưng điều đáng quan tâm là đầu tư máy móc hiện đại nhưng trình độ của công nhân còn có hạn chưa làm chủ được máy móc thiết bị. Vì vậy rễ gây ra tình trạng làm chưa đúng, chưa đẹp, có khi còn bị rách gây ra lãng phí mà chất lượng của sản phẩm vẫn chưa đạt yêu cầu và gây ra mất lòng tin với khách hàng.
Vì vậy trong khi đầu tư thiết bị phải đầu tư đúng lúc, đúng chỗ sao cho có hiệu quả tránh tình trạng sản xuất mà chất lượng của sản phẩm cũng không cao.
1.6. Đặc điểm về nguyên vật liệu:
Hầu hết nguyên vật liệu đều do khách hàng mua và vận chuyển về tận kho cong ty chỉ có kiểm tra xem có đúng chủng loại đồng bộ, kích thước, đồng thời công ty cũng kiểm tra phụ liệu như khoá, khuy cúc, chỉ.
- Về vải: nhìn chung là đủ về số lượng về vệ sinh công nghiệp và chất lượng, vải đôi khi gặp vấn đề cần phải thương lượng với khách hàng như một loại vải trắng, bị vết bẩn ố hoặc mốc hoặc những loại vải loang những lô hàng như vậy công ty đã kiểm tra kỹ càng và có biện pháp sử lý và thương lượng với khách hàng đồng ý sản xuất thì nhập kho hoặc trả số nguyên phụ liệu ấy. Có trường hợp khách hàng yêu cầu lấy vải thay thế còn số vải loang tận dụng vào mã hàng khác.
- Về chỉ: Công ty kiểm tra các quận chỉ loại 5.000m phải dai không bục đạt yêu cầu kỹ thuật chỉ 50/3 dùng để may, chỉ 60/3 dùng để vắt sổ, chỉ 20/3 dùng làm chỉ giêng khi thừa.
- Về khuy: Phải dùng kích cỡ, mầu sắc, rộng đường kính đúng quy định không bị bong mạ sơn, nếu là khuy đồng thì không bị xỉn mầu.
- Vải lót như vải tráng cao su làm hàng dán thì không được bong lớp cao su tráng bên trong, không được nhăn dúm.
- Về khoá: phải đúng chủng loại, có độ trơn, không được bật đầu khoá.
Bên cạnh đó công ty cũng quan tâm tới công tác bảo quản nguyên vật liệu cũng như quản lý định mức nguyên vật liệu một cách hợp lý.
Tóm lại những năm gần đây công ty đã có nhiều biện pháp phương hướng quản lý chặt chẽ chất lượng nguyên vật liệu đảm bảo cung cấp những vật liệu đạt yêu cầu về chất lượng cho sản xuất nhằm tạo ra được những sản phẩm cao nhất.
- Về lao động: Trước kia khi chưa có lao động hợp đồng, lao động trong công ty đều thuộc biên chế Nhà nước, việc tuyển dụng lao động sản xuất đều do cấp trên quyết định. Hàng năm cứ vào chỉ tiêu về lượng người lao động theo biến chế công ty tổ chức tiếp nhận lao động do Tổng cục hậu cần phân bổ, chính vì vậy nguồn lao động còn hạn chế về tay nghề cũng như trình độ quản lý.
Những năm gần đây, cơ chế đã có nhiều thay đổi, công ty nhận thức rõ nhân tố con người lao động trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Do vậy công ty muốn nâng cao chất lượng sản phẩm phải có chế độ tuyển dụng chặt chẽ qua việc thử tay nghề, đối với cán bộ quản lý có ít nhất một bằng đại học và có kinh nghiệm.
II. Phân tích tình hình chất lượng sản phẩm ở Công ty 20 trong thời gian qua.
2.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm của công ty.
Mỗi sản phẩm đều chứa đựng trong nó một hệ thống những đặc điểm nội tại. Đó là các chỉ tiêu phản ánh chất lượng của sản phẩm. Các doanh nghiệp muốn sản xuất hàng hoá đều phải xây dựng những tiêu chuẩn nhằm đánh giá và đảm bảo đạt các chỉ tiêu trên. Để có được những chỉ tiêu đó, bộ phận kỹ thuật của công ty phải nghiên cứu đưa ra các chỉ tiêu trên cơ sở tiêu chuẩn quốc, ngành và các điều kiện của công ty. Sau đó, tập hợp lại thành một hệ thống các tiêu chuẩn. Hệ thống tiêu chuẩn này phải được trung tâm đo lường chất lượng nhà nước duyệt và cho phép tiến hành sản xuất. Dựa vào hệ thống tiêu chuẩn đã đăng ký này, cơ quan nhà nước và chất lượng có thể kiểm tra giám sát tình hình chất lượng của công ty, đồng thời cán bộ của công ty có cơ sở để đánh giá tình hình bảo đảm chất lượng của công ty mình.
a. Yêu cầu chung đối với sản phẩm may.
+ Đảm bảo mật độ mũi chỉ may: 3,5 mũi/1 cm, đường may thẳng, đều, đẹp, không sùi chỉ, bỏ mũi, xểnh trượt.
+ Đầu và cuối đường may phải được lại mũi chắc chắn và trùng khít. Không nối chỉ tuỳ tiện ở các đường diềm ngoài.
+ Nhặt sạch các đầu chỉ, không để hở dấu đục.
+ Đảm bảo các thông số kỹ thuật.
+ Vệ sinh công nghiệp phải sạch sẽ.
b. Yêu cầu đối với các bán thành phẩm.
Các bán thành phẩm được kiểm tra kỹ càng trước khi chuyển đến các phân xưởng may để hoàn thiện sản phẩm. Các chỉ tiêu cần kiểm tra: vị trí, chất liệu, hình dáng, chủng loại. Những chi tiết đạt yêu cầu là những chi tiết đáp ứng được những tiêu chuẩn sau:
- Dán dựng.
+ Dựng không dính: phải phẳng, đúng kích thước.
+ Dựng dính: không được chảy nhựa sang mặt phải của vải, không bong dộp, phải phẳng, đúng kích thước.
-Sang dấu vị trí:
+ Đúng như mẫu: Nẹp, đai gấu, tra khoá, moi...
+ Đúng vị trí: Vị trí của chi tiết đúng như mẫu paton.
+ Túi: Sang dấu vào thân khớp với mẫu, với mẫu khoá, túi cần làm.
- Kiểm tra vắt sổ:
+ Màu chỉ vắt sổ phải đúng.
+ Độ mau thưa hợp lý (theo yêu cầu của khách hàng).
+ Đường vắt sổ không được lỏng, sùi chỉ.
+ Bờ vắt sổ: Tuỳ theo yêu cầu của khách hàng mà kiểm tra đạt ở mức 0,7 ly hay 0,5 ly.
-May chi tiết rời.
+ May túi: Sao cho đúng kiểu túi, đúng chi tiết, vị trí, kích thước, may đều mũi chỉ, tránh sùi chỉ, đứt chỉ, đường lại chỉ phải trùng khớp với đường may thẳng không bị sóng, với các đường lượn phải tròn đều như mẫu.
+ May cổ: không được dúm, déo, vặn, độ tròn đều, đúng kích thước các điểm đối xứng.
-Công đoạn là: là phẳng, phải đảm bảo vải là vào mặt trái, dãn đường may.
-Dán đường may:
+ Kiểm tra trước khi dán: Vệ sinh công nghiệp sạch sẽ, không càn tạp chất trên đường may, đường may sửa gọn theo yêu cầu của quy trình, đúng kích thước, không sùi chỉ hay bỏ mũi.
+ Kiểm tra sau khi dán: Vệ sinh công nghiệp sạch sẽ, không còn tạp chất trên đường may, đường may sửa gọn theo yêu cầu của quy trình, đúng kích thước, không sùi chỉ hay bỏ mũi.
+ Kiểm tra sau khi dán: Phải đều, dính chặt, đường may giữa băng dán, đường dán không được chồng chéo, dúm, nhiệt độ vừa đủ.
Chú ý: Muốn thử đường băng dán đảm bảo, người kiểm tra phải dùng máy áp lực kiểm tra độ nén, áp lực là bao nhiêu tuỳ theo chất vải quy định. Nếu có hiện tượng phun nước, đường dán không đúng nhiệt độ quy định, chưa đạt yêu cầu phải dùng máy dán tăng cường để sửa chữa.
c. Yêu cầu đối với thành phẩm may.
Khi sản phẩm đã được hoàn thiện, công đoạn kiểm tra thành phẩm phải được thực hiện kỹ trong từng chi tiết. Việc thực hiện tốt nội dung kiểm tra ở công đọan này ghóp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra và được giao cho khách hàng. Tránh hiện tượng để lọt vào các sản phẩm không đủ tiêu chuẩn vãn được xuất đi. Mỗi thành phần cần được kiểm tra kỹ cá chỉ tiêu như: Vị trí, kích thước, hình dáng, màu sắc, đường may. Giá trị cần đạt được là phù hợp với mẫu paton, phối màu, hướng dẫn tác nghiệp, mẫu gốc, thống kê chi tiết của phòng kỹ thuật và tài liệu khách hàng cung cấp. Những sản phẩm đạt yêu cầu cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn sau:
- Đường chỉ diễu: chỉ diễu không được sểnh, sót, nhe chỉ, đứt chỉ, bỏ mũi, đúng chủng loại, màu sắc, diễu 2 kim phải đều.
-Vải ngoài không được loang màu, có lỗi sợi.
-Nhãn: đúng vị trí, chắc chắn, đúng chủng loại, kích cỡ.
-Đường chắp: phải đều, không bị xếp ly, bị dúm.
-Túi: thẳng, miệng cơi không hở, góc miệng túi vuông, khoá túi phẳng sóng.
-Cổ: Không được dúm, vặn, bùng, đúng khớp paton.
-Gấu: Không được vặn bùng, diễu gấu không đều.
-Khoá ngực: Đúng vị trí, kích thước.
-Dây co, gấu: Phải đi chặn cẩn thận.
-Moi quần: Đường may đều, không sểnh, sót, nhe chỉ, đứt chỉ, không vặn bùng, không hở moi.
-Là: kỹ, cẩn thận, không được là bóng, là vào mặt phải của vải.
-Tán cúc: Chắc chắn, đúng vị trí, không xoay bẹp, chừ xuôi chiều.
-Đính cúc: Đúng màu chỉ, đúng chủng loại chỉ, chủng loại cúc không lỏng chân cúc.
-Thân khuyết: Đúng kích thước, bờ khuyết đều, không bỏ mũi, khi chém khuyết không được chạm vào bờ.
-Nút chặn: Đúng mặt phải, đúng hướng quay.
-Ô zê: Nằm đúng vị trí, đúng chủng loại, không bị méo khi tán, đòi hỏi chặt chân, đúng kích cỡ, có đệm nhựa hoặc đệm vải.
- Kiểm tra băng gai: May đúng vị trí quy định, đúng kích thước, độ mau thưa chính xác, không được sùi chỉ, đúng màu quy định.
2.2. Tình hình chất lượng sản phẩm của công ty
2.2.1. Tình hình chất lượng sản phẩm bán thành phẩm ở phân xưởng cắt.
Phân xưởng cắt là nơi tiến hành cắt bán thành phẩm theo định mức và kế hoạch cắt cụ thể bằng biểu cắt bán thành phẩm do phòng kỹ thuật chuyển cho kho phát nguyên phụ liệu theo định mức. Công việc cắt bán thành phẩm bao gồm các bước sau:
- Nhận nguyên phụ liệu từ kho về theo biểu cắt bán thành phẩm kiểm tra lại khổ vải và ký hiệu vài theo phối màu.
- Tiến hành trải vải theo chiều dài được quy định trong bản giác và biểu cắt bán thành phẩm.
- Xoa phấn lên bảng giác để in xuống bàn vải, sau đó dùng mẫu bìa vẽ lại cho chính xác rồi dùng máy động cắt phá thành từng mảng và đưa lên máy cắt tĩnh để pha thành các chi tiết bán thành phẩm.
- Bán thành phẩm được đưa xuống bàn thợ phụ để đánh số thứ tự tránh nhầm lẫn khi may.
- Sau khi đánh số bán thành phẩm được đóng gói và nhập kho bán thành phẩm, sau đó cấp phát lên phân xưởng may theo kế hoạch.
Công đoạn cắt bán thành phẩm rất quan trọng, bởi vì sản phẩm may có đẹp hay không một phần cũng là do chất lượng của khâu cắt bán thành phẩm. Quản lý tốt được khâu này sẽ tạo tiên đề tốt cho công đoạn may hoàn thiện sản phẩm đạt năng suất và chất lượng cao hơn. Hơn nữa, ở khâu này cần phải chú ý đến tính kế hoạch và tính đồng bộ. Bởi một sản phẩm may có nhiều chủng loại nguyên phụ liệu như vải chính, vải lót, vải phối và bông dựng... do đó khi cắt phải đồng bộ cả chính, phụ và lót để phân xưởng may tiến hành sản xuất được trôi chảy.
Bảng: Tổng kết tình hình chất lượng phân xưởng cắt
Năm
Cổ áo
Cơi túi
Cá tay
Tay
Thân sau
Thân trước
Sửa chữa được
Phế phẩm
Sữa chữa được
Phế phẩm
Sửa chữa được
Phế phẩm
Sửa chữa được
Sửa chữa được
Sửa chữa được
1998
6.500
500
6.850
800
5.230
700
5.270
3.890
5.570
1999
7.180
400
7.940
500
6.110
600
6.340
4.550
6.890
2000
4.140
40
5.210
50
4.080
50
4.060
3.160
4.150
Nhìn vào Bảng tổng kết cho thấy rằng chất lượng bán thành phẩm phân xưởng cắt cho đến năm 2000 tình trạng phế phẩm giảm 1 cách đáng kể.
2.2.2. Chất lượng sản phẩm ở các phân xưởng may.
Phân xưởng may là nơi sản xuất chính của công ty, bao gồm cả may và hoàn thiện sản phẩm khép kín một công đoạn sản xuất. Trong Công ty 20 có 5 phân xưởng may hàng xuất khẩu với khoảng 10.000 công nhân trực tiếp sản xuất. Hiện nay, trang thiết bị máy móc phục vụ công đoạn may đang dần được hiện đại hoá với nhiều loại máy tiên tiến như: máy di bo, máy ép mex...công việc chính của phân xưởng may bao gồm: Quản đốc phân xưởng đi lĩnh hàng bán thành phẩm theo tiến độ kế hoạch, phụ trách kỹ thuật của phân xưởng đi lấy mẫu paton và quy trình may ở phòng kỹ thuật, sau đó về kiểm tra khớp lại paton lần nữa và phát mẫu cho công nhân may người công nhân kiểm tra bán thành phẩm mà công đoạn mình phải làm rồi theo sự hướng dẫn của bộ phận chế thử theo chuyền, người theo chuyền có trách nhiệm cùng với tổ trưởng, hoặc quản đốc đi từng bộ phận để hướng dẫn để đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. Nếu người công nhân không làm đúng với yêu cầu thì phải tháo ra làm lại cho đúng rồi mới được chuyển sang công đoạn tiếp theo cứ như thế cho đến công đoạn cuối cùng và người theo chuyền nhận xét về chất lượng của từng công đoạn, những công đoạn nào làm chưa được đúng yêu cầu thì tổ trưởng cùng với bộ phận theo chuyền đến tận nơi để hướng dẫn lại cho đúng kỹ thuật và không để xẩy ra tình trạng hàng ra hàng loạt mới phát hiện ra. Bộ phận kiểm phẩm có quyền loại những sản phẩm chưa đẹp còn xấu để sửa lại không để tình trạng hàng không đủ chất lượng vẫn được đóng thùng và chuyển đi. Chính vì sự quản lý chặt chẽ như vậy lên nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- E0008.doc