Mục lục
CHưƠNG I: Một số lý luận cơ bản về chiến lược và quản lý chiến lược . 1
I - Những lý luận cơ bản về chiến lược kinh doanh . 1
1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh . 1
1.1. Các quan điểm về chiến lược kinh doanh . 1
1.2. Khái niệm về chiến lược . 2
2. Nội dung của chiến lược . 2
2.1. Các quan điểm tồn tại và phát triển . 2
2.2. Các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp trong một thời gian nhất
định . 3
2.3. Các giải pháp và công cụ chiến lược. 3
3. Các yêu cầu và căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh . 4
3.1. Các yêu cầu . 4
3.2. Những căn cứ . 5
II - Quá trình quản lý chiến lược . 6
1. Khái niệm về quản lý chiến lược . 6
2. Sự cần thiết phải quản lý chiến lược trong doanh nghiệp. . 7
3. Các cấp quản lý chiến lược . 8
3.1. Chiến lược cấp công ty . 8
3.2. Chiến lược cấp kinh doanh (SBU) . 9
4. Qúa trình quản lý chiến lược . 11
4.1. Qúa trình xây dựng chiến lược kinh doanh . 12
4.2. Quá trình tổ chức thực hiện chiến lược . 18
Chương 2: Thực trạng về quản lí chiến lược của tổng công ty bưu chính viễn
thông Việt nam . 21
I- Giới thiệu khái quát về tổng công ty bưu chính viễn thông Việt nam . 21
1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Bưu chính Viễn
thông Việt nam . 21
2. Cơ cấu tổ chức của VNPT. . 22
3. Đặc điểm sản phẩm Bưu chính Viễn thông. . 24
4. Một số kết quả đạt được của VNPT (giai đoạn chiến lược 1996-2000). 24
4.1. Các chỉ tiêu chiến lược đã thực hiện được . 25
4.2. Một số kết quả khác . 26
II. Đánh giá thực trạng công tác quản lí chiến lược của VNPT (giai đoạn
1996-2000) . 28
A. Đánh giá về công tác xây dựng chiến lược . 28
1. Sứ mệnh của VNPT . 28
2. Nghiên cứu và dự báo . 28
2.2. Môi trường vĩ mô . 29
2.3. Môi trường ngành . 30
2.4. Nghiên cứu và dự báo nội lực của Tổng công ty . 31
3. Xác định mục tiêu chiến lược . 32
3.1. Mục tiêu tổng quát . 32
3.2. Các chỉ tiêu cơ bản . 33
4. Chiến lược được lựa chọn và các giải pháp chiến lược . 34
B. Đánh giá thực trạng thực hiện chiến lược . 35
1. Xây dựng cơ cấu bộ máy thực hiện chiến lược . 35
1.1. Ban Kế hoạch. . 35
1.2 Ban Tài chính - Kế toán. . 35
1.3. Ban Tổ chức cán bộ . 36
1.4. Ban Giá cước . 36
1.5. Ban Bưu chính và phát hành báo chí. . 36
1.6. Ban Viễn thông. 36
1.7. Ban Hợp tác quốc tế . 36
1.8. Văn phòng . 36
2. Chỉ đạo thực hiện chiến lược . 37
3. Kiểm tra đánh giá và điều chỉnh chiến lược . 37
III. Nguyên nhân của những tồn tại . 39
Chương III: M ột số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chiến lược của
Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. 41
I. Hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược. . 41
1. Tăng cường hoạt động nghiên cứu và dự báo. . 41
1.1. Về mặt tổ chức . 41
1.2 Về công nghệ nghiên cứu và dự báo . 42
1.3 Về mặt tài chính . 42
2. Hoàn thiện hệ thống thu thập thông tin . 42
3. ứng dụng mô hình phân tích chiến lược kinh doanh. 44
2.1. Tổng hợp ma trận SWOT và đề xuất một số phương án chiến lược
kinh doanh cho VNPT giai đoạn 2001 - 2010. . 44
2.2. Ma trận BCG . 46
II. Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện chiến lược . 47
1. Hoàn thiện bộ máy cơ cấu . 48
2. Đánh giá, phân bổ nguồn lực hợp lý . 48
3. Hoàn thiện hệ thống thông tin chỉ đạo thực hiện chiến lược. . 49
4. Thực hiện nghiêm chỉnh công tác kiểm tra . 50
5. Đào tạo đội ngũ cán bộ, lựa chọn bổ nhiệm những cán bộ có năng lực,
trình độ, phẩm chất đạo đức tốt. . 50
III. Một số kiến nghị khác . 51
1. Đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng . 51
2. Tiến hành tách Bưu chính với Viễn thông, hoàn thiện mô hình chuyển
Tổng công ty thành Tập đoàn. . 51
54 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1722 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chiến lược của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y Bƣu chính Viễn thông Việt Nam hiện nay đƣợc thành lập
ngày 29/4/1995 theo quyết định số 249/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ. Tiền
thân của nó là Tổng công ty Bƣu chính Viễn thông trực thuộc Tổng cục Bƣu
điện thành lập theo mô hình Tổng công ty 90. Sau đó theo quyết định 28/CP,
tháng 5/1993, Tổng công ty Bƣu chính Viễn thông đƣợc sát nhập vào Tổng
cục Bƣu điện, hoạt động dƣới tên Tổng công ty Bƣu chính Viễn thông trực
thuộc Bộ Giao thông vận tải và Bƣu điện cho đến năm 1995.
Tổng công ty Bƣu chính Viễn thông Việt Nam hiện nay đƣợc thành lập
nhằm tăng cƣờng tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá và hợp tác
hoá sản xuất để thực hiện nhiệm vụ Nhà nƣớc giao, nâng cao khả năng và
hiệu quả kinh doanh trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các đơn vị dịch vụ, sản
xuất, lƣu thông và sự nghiệp về Bƣu chính Viễn thông Việt Nam, thuộc
Tổng cục Bƣu điện.
Tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Bƣu chính Viễn thông Việt
Nam là:
Vietnam Posts and Telecommunications corporation, viết tắt là
VNPT.
Trụ sở chính vủa VNPT tại 18 Nguyễn Du - Hà nội, trụ sở 2 tại 57A
Huỳnh Thúc Kháng -Hà nội.
Kèm theo quyết định 249/TTg là Nghị định 51/CP ngày 1/8/1995 nhằm
thực hiện việc thành lập Tổng công ty. Tổng công ty Bƣu chính Viễn thông
hoạt động theo điều lệ tổ chức đƣợc phê chuẩn trong Nghị định 51/CP.
VNPT hoạt động theo hƣớng tập đoàn, là đơn vị chủ đạo hoạt động
kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực thuộc ngành Bƣu điện:
- Kinh doanh các dịch vụ Bƣu chính Viễn thông
- Kinh doanh xuất nhập khẩu, sản xuất và cung ứng vật tƣ thiết bị Bƣu
chính Viễn thông
- Thiết kế, xây dựng các công trình Bƣu chính Viễn thông
- Nghiên cứu, tƣ vấn, đào tạo về lĩnh vực Bƣu chính Viễn thông.
Nhiệm vụ của VNPT là vừa kinh doanh, vừa phục vụ về Bƣu chính
Viễn thông:
- Tham gia sản xuất, kinh doanh các dịch vụ Bƣu chính Viễn thông
- Xây dựng, phát triển mạng lƣới Bƣu chính Viễn thông công cộng
- Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác quản lí của Đảng và Nhà
nƣớc; phục vụ quốc phòng, an ninh và ngoại giao.
Ngành Bƣu điện chỉ thực sự có đƣợc những bƣớc đi đột phá sau khi
thực hiện chính sách đổi mới, với việc phân tách chức năng quản lí nhà nƣớc
về Bƣu điện do Tổng cục Bƣu điện thực hiện với chức năng quản lí kinh
doanh dịch vụ Bƣu điện do Tổng công ty Bƣu chính Viễn thông đảm trách.
Trong những năm qua, Tổng công ty đã góp phần to lớn vào thành quả
phát triển của ngành Bƣu điện. Tổng công ty đã phát triển mạng lƣới Bƣu
chính Viễn thông rộng khắp cả nƣớc và nối mạng Bƣu chính Viễn thông
quốc tế, các loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng với tinh thần nhanh chóng
hiện đại hoá thông tin liên lạc theo hƣớng số hoá. Tổng công ty đã mạnh dạn
thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, đƣa thẳng thiết bị kĩ thuật số vào Bƣu chính
Viễn thông, lấy Viễn thông quốc tế làm bƣớc đột phá khẩu, nhằm đƣa trình
độ Bƣu chính Viễn thông Việt nam tƣơng xứng với trình độ công nghệ Bƣu
chính Viễn thông thế giới, nhanh chóng hoà mạng Bƣu chính Viễn thông
quốc tế.
Cho đến nay, Bƣu chính Viễn thông đã trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn với mức độ phát triển công nghệ nhanh chóng nhất, hiện đại nhất phục
vụ công tác lãnh đạo và quản lí của Đảng và chính quyền, phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.
2. Cơ cấu tổ chức của VNPT.
Tổ chức bộ máy của Tổng công ty bao gồm:
* Hội đồng quản trị: là cấp lãnh đạo cao nhất, thực hiện chức năng
định hƣớng chiến lƣợc phát triển và quản lí hoạt động của Tổng công ty theo
nhiệm vụ Nhà nƣớc giao. Các thành viên của Hội đồng quản trị do Thủ
tƣớng Chính phủ bổ nhiệm.
Giúp việc cho Hội đồng quản trị là Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ
điều tra, giám sát đối với mọi hoạt động điều hành của Tổng giám đốc, bộ
máy giúp việc và các đơn vị thành viên Tổng công ty trong việc thực hiện
các nghị quyết và quyết định của Hội đồng quản trị.
* Tổng giám đốc: do Hội đồng quản trị cử ra, điều hành trực tiếp mọi
hoạt động kinh doanh của Tổng công ty theo đúng kế hoạch và chiến lƣợc đề
ra.
Giúp việc cho Tổng giám đốc có 5 phó Tổng giám đốc và bộ máy giúp
việc với các ban chuyên môn:
- Văn phòng
- Ban Viễn thông
- Ban Bƣu chính và phát hành Báo chí
- Ban Kế hoạch
- Ban Giá cƣớc
- Ban Tổ chức cán bộ
- Ban Kế toán tài chính
- Ban Hợp tác quốc tế
...
* Các đơn vị thành viên của Tổng công ty
Hiện nay Tổng công ty có 107 đơn vị thành viên đƣợc chia thành các
nhóm nhƣ sau:
(1) Khối các đơn vị hạch toán độc lập
( gồm 16 đơn vị: công ty VMS, công ty tem, các đơn vị công nghiệp
Bƣu chính Viễn thông,...)
Các đơn vị thuộc khối này đƣợc tự chủ hoạt động kinh doanh theo lĩnh
vực phụ trách và chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của mình.
(2) Khối các đơn vị hạch toán phụ thuộc
( gồm 70 đơn vị: 61 Bƣu điện tỉnh thành phố, cục Bƣu điện Trung
ƣơng, các công ty dọc VPS, VTI, VTN, VDC,...)
Các đơn vị hạch toán phụ thuộc đƣợc quyền chủ động trong điều hành
công việc nhƣng thực hiện kết toán tài chính tập trung, do Tổng công ty điều
vốn đầu tƣ và tổ chức nhân lực.
Sở dĩ Tổng công ty thực hiện chế độ hạch toán tập trung là do tính
chất dây chuyền trong sản xuất của sản phẩm dịch vụ Bƣu điện: để cung cấp
một sản phẩm cần có sự tham gia của nhiều đơn vị, có khi trong cùng một
lúc.
(3) Khối sự nghiệp phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu, đào tạo theo
chiến lƣợc phát triển của Tổng công ty bao gồm: các đơn vị đào tạo Bƣu
chính Viễn thông, trung tâm thông tin Bƣu điện...(có 9 đơn vị ).
(4) 8 công ty liên doanh và 4 công ty cổ phần.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng công ty nhƣ sau:
3. Đặc điểm sản phẩm Bưu chính Viễn thông.
Sản phẩm ngành Bƣu điện thuộc loại sản phẩm dịch vụ truyền thông, là
hạng mục năng động nhất trong nhóm dịch vụ kinh doanh. Nó vừa là dịnh
vụ tiêu dùng, vừa là dịch vụ sản xuất.
Sản phẩm Bƣu điện là dịch vụ tiêu dùng khi nó đáp ứng các nhu cầu về
thông tin liên lạc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của dân cƣ. Nó là dịch
vụ sản xuất khi nó tham gia vào quá trình sản xuất lƣu thông, truyền tải các
thông tin dịch vụ cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
* Dịch vụ ngành Bƣu điện mang đầy đủ tính chất chung của sản phẩm
dịch vụ:
- Tính phi vật chất của sản phẩm.
- Tính không tách rời nguồn gốc
- Qúa trình sản xuất diễn ra đồng thời với quá trình tiêu thụ sản phẩm
- Chất lƣợng sản phẩm bị ảnh hƣởng do các yếu tố khách quan nhƣ:
thời tiết, khí hậu...
* Ngoài những tính chất trên, sản phẩm dịch vụ Bƣu điện còn có một số
đặc thù riêng:
- Tính chất dây chuyền trong sản xuất dịch vụ:
Đối với ngành Bƣu điện, sự liên kết trong tác nghiệp để thực hiện hoàn
chỉnh một công việc đòi hỏi phải trải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn đan
chéo nhau. Để cung cấp một dịch vụ đòi hỏi sự tham gia của nhiều đơn vị,
nhiều bộ phận ở những vị trí cách xa nhau, có khi trong cùng một lúc.
- Tính không đồng đều về thời gian và không gian
Tính chất đa dạng về nhu cầu khiến cho mạng lƣới dịch vụ Bƣu điện
luôn luôn phải đảm bảo đƣợc độ tin cậy và an toàn mạng lƣới để hoạt động
trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh. Vì thế mạng lƣới hoạt động phải đủ lớn
và hiện đại để đảm bảo lƣu thoát hết khối lƣợng nghiệp vụ trong những
ngày, giờ có tải trọng lớn.
4. Một số kết quả đạt được của VNPT (giai đoạn chiến
lược 1996-2000)
Giai đoạn 1996-2000 là giai đoạn 2 của thời kì tăng tốc độ phát triển
Bƣu chính Viễn thông (1993-1995; 1996-2000). Đây là giai đoạn chiến lƣợc
cuối chuẩn bị bƣớc sang thiên niên kỉ mới nên có nhiều thách thức lớn đối
với Bƣu điện Việt Nam.
Tháng 5-1996, Tổng công ty Bƣu chính Viễn thông Việt Nam đã xây
dựng xong bản chiến lƣợc kinh doanh cho giai đoạn 1996-2000. Đến nay
Tổng Công ty đã hoàn thành việc thực hiện chiến lƣợc, kết thúc thời kì tăng
tốc độ phát triển Bƣu chính Viễn thông. Sau 5 năm thực hiện quản lí chiến
lƣợc kinh doanh, Tổng Công ty đã đạt đƣợc một số kết quả chủ yếu nhƣ sau:
4.1. Các chỉ tiêu chiến lược đã thực hiện được
4.2. Một số kết quả khác
Tính đến năm 2000, Tổng Công ty đã xây dựng đƣợc một mạng lƣới
Bƣu chính Viễn thông phát triển rộng khắp cả nƣớc.
- Mạng điện thoại phủ 85.8% số xã trên toàn quốc;
- Có 7 điểm in báo từ xa, đảm bảo phục vụ cho 60/61 tỉnh, thành phố có
báo hàng ngày;
- Có gần 8000 điểm phục vụ (bao gồm cả Bƣu cục, Bƣu điện Văn hoá
xã và đại lý);
- Năng lực mạng lƣới đƣợc củng cố mở rộng, nâng cao chất lƣợng
dịch vụ với cơ sở vật chất kĩ thuật bao gồm:
một số chỉ tiêu về mạng lƣới cơ sở vật chất kĩ thuật
bƣu điện
TT Chỉ tiêu Số lƣợng Đơn vị Tính đến năm
1 Tổng số Bƣu cục
Tổng Bƣu điện văn hoá xã và đại lý
3000
4895
Bƣu cục
điểm
2000
2 Tuyến đƣờng thƣ bay
-trong nƣớc
-quốc tế
9
20
tuyến
2000
3 Tuyến đƣờng thƣ sử dụng xe chuyên
ngành
30 (cấp I )
302 (cấp II)
cái 2000
4 Máy in cƣớc thay tem 1292 cái 1999
5 Máy xoá tem 97 cái 1999
6 Ôtô phục vụ BC-PHBC 697 cái 1999
7 Máy tính phục vụ
-sản xuất
-quản lí
4890
4609
cái
1999
8 Mạng Viễn thông đi quốc tế 5540 kênh 2000
9 Mạng Viễn thông đi trong nƣớc 2242 tổng đài 2000
10 Số trạm thông tin vệ tinh 8 trạm 1999
11 Số kênh thông tin vệ tinh 2972 kênh 1999
12 Máy phát vô tuyến điện 226 cái 1999
13 Máy thu vô tuyến điện 97 cái 1999
14 Máy thu vô tuyến điện liên hợp 1077 cái 1999
15 Số trạm điện thoại thẻ 6074 trạm 2000
16 Số trạm phát nhắn tin 85 cái 2000
17 Số tổng đài PABX 6955 1999
Năm 2000, doanh thu của VNPT đạt 15.300 tỷ đồng VN, tƣơng đƣơng
với 1.088 tỷ USD (tỷ giá 14057 đồng/1USD). Đây là lần đầu tiên doanh thu
của Tổng Công ty đạt trên 1 tỷ USD;
Tổng vốn đầu tƣ thực hiện cho năm 2000 là 4700 tỷ đồng;
Tổng doanh thu của Tổng Công ty qua 5 năm (1996-2000): 57803 tỷ
đồng
tốc độ tăng trƣởng bình quân: 18.13%/năm;
Tổng nộp ngân sách nhà nƣớc qua 5 năm hơn 10000 tỷ VND, tăng bình
quân 12.7%/ năm;
Tổng vốn đầu tƣ thực hiện là 21796 tỷ đồng, tăng bình quân
4.77%/năm;
II. Đánh giá thực trạng công tác quản lí chiến lược của VNPT (giai đoạn
1996-2000)
A. Đánh giá về công tác xây dựng chiến lược
1. Sứ mệnh của VNPT
Chiến lƣợc kinh doanh của VNPT đã khẳng định Tổng công ty là doanh
nghiệp nhà nƣớc có vai trò chủ đạo trong lĩnh vực Bƣu chính Viễn thông,
thực hiện chức năng quản lí kinh doanh về Bƣu chính Viễn thông Việt Nam.
Nhiệm vụ của VNPT là kinh doanh và phục vụ các sản phẩm dịch vụ Bƣu
chính Viễn thông.
Hiện tại, VNPT khai thác Bƣu chính Viễn thông chủ yếu ở thị trƣờng
trong nƣớc và đang có xu hƣớng mở rộng ra thị trƣờng nƣớc ngoài.
Quan điểm của VNPT trong thời kì này đã thay đổi. Trƣớc đây, hoạt
động của ngành Bƣu điện mang tính sự nghiệp, toàn ngành Bƣu điện là cơ
quan sự nghiệp có thu, lấy thu bù chi, coi phục vụ là nhiệm vụ chính, là mục
đích tồn tại và phát triển. Đƣơng nhiên nhiệm vụ của VNPT cũng nhƣ vậy.
Nhƣng hiện nay Tổng Công ty là một doanh nghiệp nhà nƣớc hoạt động theo
hƣớng tập đoàn trong cơ chế thị trƣờng có định hƣớng XHCN, kết hợp hài
hoà giữa kinh doanh với phục vụ: phát triển kinh doanh để phục vụ.
Chiến lƣợc kinh doanh đã xác định đúng đắn sứ mệnh của VNPT, xuất
phát từ đặc điểm của ngành Bƣu điện:
- Bƣu điện là một ngành thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội.
- Bƣu điện là ngành vừa phục vụ công ích vừa kinh doanh.
- Bƣu điện đƣợc coi là công cụ thông tin liên lạc của giai cấp cầm
quyền của quản lí xã hội.
- Mạng lƣới Bƣu chính Viễn thông ở bất kì nƣớc nào cũng đƣợc phát
triển khắp cả nƣớc và nối mạng quốc tế.
Do đó, Tổng công ty không thể tách rời nhiệm vụ phục vụ với kinh
doanh. Tổng công ty hoạt động phải hƣớng vào khách hàng, đa dạng hoá
kinh doanh bằng công nghệ hiện đại nhằm đẩy nhanh sự phát triển và hoà
nhập với mạng Bƣu chính Viễn thông quốc tế.
2. Nghiên cứu và dự báo
Hoạt động nghiên cứu và dự báo của Tổng công ty đƣợc tiến hành
trong điều kiện thông tin khá đầy đủ và chính xác.
Các nhà hoạch định chiến lƣợc kinh doanh đã nghiên cứu và dự báo các
nội dung sau:
2.1. Về môi trường quốc tế và khu vực
Các xu hƣớng quốc tế đang diễn ra có tác động mạnh mẽ đến hoạt động
của ngành Bƣu chính Viễn thông, bao gồm:
- Xu hƣớng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới
- Xu hƣớng phát triển công nghệ Bƣu chính Viễn thông:
+ xu hƣớng hội tụ Viễn thông- Tin học- Truyền thông
+ tính chất toàn cầu hoá và cá nhân hoá mạng lƣới công nghệ Bƣu
chính Viễn thông
+ xu hƣóng cải cách tự do hoá trong phát triển Bƣu chính Viễn
thông đang diễn ra khá mạnh ở nhiều nƣớc.
Các xu hƣớng phát triển công nghệ Bƣu chính Viễn thông sẽ làm cho
tính cạnh tranh về Bƣu chính Viễn thông ở mỗi nƣớc và trên thế giới ngày
càng gay gắt; dịch vụ Bƣu chính Viễn thông liên tục thay đổi theo hƣớng
hiện đại hơn, đa dạng hơn. Điều đó đòi hỏi VNPT phải nhận thức đƣợc và
phải có chiến lƣợc thích hợp để tăng khả năng cạnh tranh và bắt kịp trình độ
Bƣu chính Viễn thông quốc tế.
2.2. Môi trường vĩ mô
a) Môi trường kinh tế
Tổng công ty đã nghiên cứu các chỉ tiêu kinh tế chung của Đảng và
Nhà nƣớc, đã nhận thức đƣợc xu hƣớng thay đổi cơ cấu kinh tế của nền kinh
tế nƣớc ta:
- Nền kinh tế đất nƣớc đang tăng trƣởng ổn định nhƣng nội lực vẫn còn
kém, nguy cơ tụt hậu cao.
- Tốc độ tăng trƣởng GDP hàng năm
- Tốc độ tăng trƣởng sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ
- Tốc độ tăng trƣởng xuất nhập khẩu
- Dự báo dân số Việt nam, tốc độ tăng dân số
- Cơ cấu ngành nghề thay đổi theo hƣớng tăng tỷ lệ lao động tham gia
sản xuất công nghiệp, dịch vụ; giảm tỷ lệ lao động tham gia sản xuất nông
nghiệp.
- Qúa trình đô thị hoá và việc thực hiện các chƣơng trình kinh tế trọng
điểm đòi hỏi sự phát triển trƣớc một bƣớc của cơ sở hạ tầng, trong đó có
Bƣu chính Viễn thông.
- Thị trƣờng chứng khoán sắp hình thành và đi vào hoạt động cũng đòi
hỏi một hệ thống dịch vụ Viễn thông cao cấp.
b) Môi trường chính trị, chính sách và quan hệ quốc tế.
- Chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc: phát triển nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần có định hƣớng XHCN.
- Chính sách mở cửa ngày càng tích cực của Nhà nƣớc.
- Triển khai tích cực cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nƣớc để huy
động vốn, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.
- Việt Nam hoàn toàn thoát khỏi lệnh cấm vận của Mỹ, trở thành thành
viên của ASEAN, tham gia AFTA và cũng đang tiến trình gia nhập APEC,
WTO, kí kết hiệp định thƣơng mại Việt-Mỹ.
- Bƣu điện Việt Nam là thành viên chính thức của UPU, ITU,... và
trúng cử vào hội đồng điều hành của ITU nhiệm kì 4 năm (1993-1997).
Môi trƣờng kinh tế, chính trị trong nƣớc và quan hệ quốc tế tạo điều
kiện khá thuận lợi cho sự phát triển Bƣu chính Viễn thông Việt Nam và
Tổng công ty.
Nhƣng vì nền kinh tế nƣớc ta còn đang phát triển nên việc huy động
vốn trong nƣớc là rất khó khăn. Do đó Tổng công ty phải tận dụng các mối
quan hệ quốc tế để thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài.
2.3. Môi trường ngành
Năm 1995, Tổng cục Bƣu điện cho phép thành lập Công ty Điện tử
Viễn thông Quân đội (Vietel) và Công ty cổ phần Bƣu chính Viễn thông Sài
Gòn (Saigon Postel) cùng tham gia khai thác và cung cấp dịch vụ Bƣu chính
Viễn thông, chấm dứt sự độc quyền của VNPT. Vietel và Saigon Postel hiện
tại vẫn chƣa là đối thủ cạnh tranh thực sự của VNPT bởi bề dày truyền thống
ngành của Tổng công ty và sự thua kém về tiềm lực. Hơn nữa trong tƣơng
lai VNPT vẫn là doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong lĩnh vực Bƣu
chính Viễn thông.
Tuy nhiên VNPT vẫn phải xây dựng một chiến lƣợc kinh doanh cho
phù hợp với giai đoạn cạnh tranh mới vì thời gian tới còn có sự tham gia của
Tổng công ty Điện lực, Công ty Viễn thông Hàng hải và các công ty Bƣu
chính Viễn thông nƣớc ngoài vào khai thác Bƣu chính Viễn thông trong
nƣớc với công nghệ hiện đại hơn.
Trên cơ sở nghiên cứu và dự báo các yếu tố của môi trƣờng, Tổng công
ty đã xác định đƣợc những cơ hội và thách thức lớn sau đây:
- Trƣớc những xu hƣớng hội nhập quốc tế, VNPT có cơ hội rút ngắn
đƣợc thời gian hiện đại hoá mạng Bƣu chính Viễn thông trong nƣớc, hoà
mạng Bƣu chính Viễn thông quốc tế nhờ tận dụng thành quả khoa học công
nghệ, kinh nghiệm quản lí và vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài. Tuy nhiên đi kèm
với cơ hội là nguy cơ Tổng công ty sẽ bị tụt hậu và không đủ sức cạnh tranh
ngay cả với thị trƣờng trong nƣớc nếu không nắm bắt đƣợc cơ hội.
- Nhu cầu về sử dụng dịch vụ Bƣu chính Viễn thông tiếp tục tăng sẽ là
cơ hội cho VNPT mở rộng thị trƣờng, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận...
- Tính chất cạnh tranh ngày càng gay gắt khi có sự tham gia của các
công ty Bƣu chính Viễn thông khác gây sức ép rất lớn đối với Tổng công ty
về công nghệ, giá cƣớc, chất lƣợng dịch vụ, làm mất đi vai trò chủ đạo của
Tổng công ty và các lợi thế về quy mô, về bề dày truyền thống của Tổng
công ty.
- Nhu cầu về vốn cho đầu tƣ phát triển Bƣu chính Viễn thông là rất lớn.
2.4. Nghiên cứu nội lực của Tổng công ty
a) Những điểm mạnh
Các nhà hoạch định chiến lƣợc đã xác định những điểm mạnh của Tổng
công ty dựa vào việc phân tích các kết quả hoạt động chủ yếu giai đoạn
1991-1995. Tính đến năm 1995:
- Tổng số lƣợng Bƣu cục và điểm phục vụ của Tổng công ty là: 2318
điểm
- Tổng số máy điện thoại trên toàn mạng: 76600 máy
- Mật độ điện thoại: 1.06 máy/100 dân
- Vốn đầu tƣ: 2331 tỷ đồng Việt Nam
- Tổng số lao động:---?
- Trình độ đội ngũ lao động đã đƣợc cải thiện
- Cơ sở kĩ thuật mạng Bƣu chính Viễn thông đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp
trên sở đầu tƣ cho khoa học công nghệ cao.
Tổng công ty còn có lợi thế là doanh nghiệp nhà nƣớc giữ vai trò chủ
đạo trong lĩnh vực Bƣu chính Viễn thông, kế thừa bề dày truyền thống
ngành với mạng lƣới Bƣu chính Viễn thông rộng khắp cả nƣớc.
b) Những điểm yếu
Mặc dù trong thời kì qua với sự nỗ lực của toàn thể nhân viên, Tổng
công ty đã đạt đƣợc những kết quả khả quan tạo đà cho sự phát triển trong
giai đoạn cuối của thế kỷ 20, nhƣng Tổng công ty vẫn có một số vấn đề còn
tồn tại nhƣ:
- Quy mô mạng lƣới còn nhỏ bé và chắp vá
- Khả năng cạnh tranh về chất lƣợng dịch vụ và giá cƣớc còn kém
- Khả năng đáp ứng vốn thấp
- Đội ngũ lao động còn kém về chuyên môn (kĩ thuật, kinh tế,
quản lí ), số lƣợng lao động chƣa qua đào tạo còn nhiều.
- Năng suất lao động thấp.
Công tác dự báo của Tổng công ty cho chiến lƣợc giai đoạn 1996-2000
có nhiều tiến bộ. Tổng công ty đã tổ chức đƣợc các nhóm chuyên gia nghiên
cứu, đã trang bị cho hoạt động nghiên cứu và dự báo nhiều phƣơng tiện hiện
đại. Các nhóm nghiên cứu đã tổ chức thu thập thông tin nghiên cứu thị
trƣờng, nghiên cứu các yếu tố tác động đến nhu cầu, nghiên cứu phân tích
môi trƣờng kinh doanh và dự báo nhu cầu dịch vụ Bƣu chính Viễn thông.
Đặc biệt Tổng công ty đã nghiên cứu khá kĩ các xu hƣớng quốc tế và đã ý
thức đƣợc môi trƣờng quốc tế có ảnh hƣởng rất lớn tới sự phát triển của
ngành Bƣu chính Viễn thông.
Hoạch định chiến lƣợc và quản lí chiến lƣợc là những công việc còn
mới mẻ đối với phần lớn các doanh nghiệp ở nƣớc ta. Vì thế công tác nghiên
cứu dự báo của VNPT còn nhiều hạn chế, nhƣng một khi đã có kinh nghiệm
thì hoạt động nghiên cứu, dự báo sẽ ít tốn kém hơn và hoàn thiện hơn:
- Tổng công ty tuy đã nghiên cứu đƣợc các xu thế cạnh tranh trong môi
trƣờng ngành nhƣng chƣa phân tích kĩ các đối thủ cạnh tranh về triển vọng
và thực lực của họ.
- Trong hoạt động nghiên cứu thị trƣờng, Tổng công ty mới chỉ phân
chia thị trƣờng thành vùng phục vụ và vùng kinh doanh mà chƣa nghiên cứu
một cách kĩ lƣỡng khách hàng và đặc điểm từng vùng thị trƣờng.
- Các phƣơng pháp dự báo mà Tổng công ty đang sử dụng chỉ phù hợp
với dự báo ngắn hạn; các dự báo dài hạn có độ chính xác chƣa cao.
- Tổng công ty chƣa có kế hoạch cụ thể cho công tác nghiên cứu và dự
báo
3. Xác định mục tiêu chiến lược
Cơ sở để Tổng công ty xây dựng mục tiêu bao gồm:
- Kết quả nghiên cứu thành tích giai đoạn 1991-1995
- Kết quả dự báo các yếu tố tác động đến sự phát triển mạng và dịch vụ:
thu nhập quốc dân, mức tăng trƣởng dân số, nhu cầu điện thoại,...
- Phƣơng hƣớng phát triển của ngành
- Kết quả phân tích nguồn lực của Tổng công ty
3.1. Mục tiêu tổng quát
Tổng công ty xác định giai đoạn 1996-2000 là giai đoạn tạo đà cho sự
phát triển của thế kỉ 21, vì thế phải tiếp tục đẩy nhanh tốc độ phát triển cơ sở
vật chất kĩ thuật mạng Bƣu chính Viễn thông theo hƣớng hiện đại, đồng bộ
và rộng khắp. Đa dạng hoá, hiện đại hoá các loại hình dịch vụ với chất lƣợng
ngày càng cao, qui mô và số lƣợng ngày càng lớn, đảm bảo hiệu quả kinh tế,
để đến năm 2000 Bƣu điện nƣớc ta đạt mức trung bình của khu vực.
* Hình thành mạng thông tin liên lạc quốc gia thống nhất, đồng bộ
rộng khắp và vững chắc
- Mở rộng, nâng cấp các tuyến truyền dẫn thông tin đi quốc tế và trong
nƣớc với các hệ thống thiết bị truyền dẫn hiện đại bằng vi ba, cáp quang, vệ
tinh.
- Mở rộng, nâng cấp các hệ thống chuyển mạch quốc tế, khu vực, trong
nƣớc theo hƣớng hiện đại, đồng bộ tiến tới đa dịch vụ (mạng ISDN).
- Phát triển mạnh mạng điện thoại cố định, đến năm 2000 đạt 5 máy/
100 dân, 100% số xã có máy điện thoại.
- Củng cố, mở rộng và phát triển mạng Bƣu chính và phát hành Báo chí
theo hƣớng cơ giới hoá, tự động hoá và tin học hoá.
* Triển khai và phát triển các loại hình dịch vụ Bưu chính Viễn thông
ngày càng phong phú, đa dạng với chất lượng cao:
-Tiếp tục phát triển rộng rãi các cơ sở Bƣu điện nông thôn, miền núi,
hải đảo, biên giới, vùng sâu.
- Phát triển các dịch vụ mới nhƣ: các dịch vụ chuyển phát nhanh
(EMS), điện hoa, điện thoại thẻ, các dịch vụ internet, truyền số liệu, các dịch
vụ qua điện thoại, thƣ điện tử, dịch vụ tiết kiệm bƣu điện, điện thoại thấy
hình, truyền hình cáp...
3.2. Các chỉ tiêu cơ bản
Bản chỉ tiêu chiến lƣợc của Tổng công ty đƣợc xây dựng theo 3 mảng
lớn:
a) Chỉ tiêu phát triển mạng lƣới
b) Chỉ tiêu phát triển dịch vụ
c) Chỉ tiêu tài chính kinh tế
Nhƣng dựa vào nhiệm vụ và mục tiêu phát triển Bƣu chính Viễn thông
của VNPT, những chỉ tiêu tổng quát và cơ bản nhất là:
- Chỉ tiêu phát triển máy điện thoại, mật độ điện thoại;
- Chỉ tiêu phát triển Bƣu cục và điểm phục vụ, bán kính phục vụ bình
quân;
- Chỉ tiêu doanh thu, vốn đầu tƣ, nộp ngân sách nhà nƣớc;
(xem bảng 1: Bảng chỉ tiêu kết quả đạt đƣợc so với chiến lƣợc giai
đoạn 1996-2000 của VNPT)
Hệ thống mục tiêu chiến lƣợc đã đƣợc xác định nhƣ trên chứng tỏ sự
biết kết hợp hợp lí giữa nhiệm vụ kinh doanh với nhiệm vụ phục vụ của
Tổng công ty. Xuất phát từ những yêu cầu phát triển của môi trƣờng và của
bản thân, Tổng công ty đã xác định đúng đắn các mục tiêu chiến lƣợc. Đó là
cơ sở góp phần vào những thành quả vƣợt bậc mà Tổng công ty đã đạt đƣợc
trong những năm chiến lƣợc (1996-2000) vừa qua.
Mặc dù đã đƣợc lƣợng hoá nhƣng các chỉ tiêu chiến lƣợc đề ra còn
mang tính chủ quan; do xuất phát từ điều kiện của đất nƣớc phát triển nhanh
và tốc độ phát triển khả quan của VNPT trong giai đoạn 1991-1995 nên các
chỉ tiêu chiến lƣợc còn cao. Kết quả là một số chỉ tiêu đã không thực hiện
đƣợc.
(Xem bảng 1: Bảng chỉ tiêu kết quả đạt đƣợc so với chiến lƣợc giai
đoạn 1996-2000)
4. Chiến lược được lựa chọn và các giải pháp chiến lược
Trên cơ sở phân tích, đánh giá môi trƣờng kinh doanh, xem xét các
mục tiêu, nhiệm vụ đã xác định, các nhà quản lý của VNPT đã lựa chọn
chiến lƣợc tăng trƣởng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng vị thế của Tổng
công ty bằng cách tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ mà hiện là thế
mạnh của Tổng công ty nhƣ: điện thoại quốc tế, điện thoại trong nƣớc, các
dịch vụ thông tin di động. Tổng công ty còn thực hiện chiến lƣợc tăng
trƣởng bằng cách đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ:
- mở thêm các dịch vụ Bƣu chính Viễn thông mới nhƣ: các dịch vụ
internet, điện thoại thẻ, truyền số liệu, điện thoại số đa dịch vụ (ISDN), dịch
vụ mạng thông minh (IN), mạng cá nhân (PSC), tiết kiệm bƣu điện, chuyển
tiền nhanh,...
- phổ cập và mở rộng phạm vi thị trƣờng cho các dịch vụ: điện hoa, bƣu
phẩm không địa chỉ, dịch vụ 108, bƣu phẩm chuyển phát nhanh (EMS), các
dịch vụ Bƣu chính Viễn thông đặc biệt khác.
Chiến lƣợc tăng trƣởng sẽ giúp cho VNPT mở rộng qui mô về thị
trƣờng, về sản phẩm, thực hiện đƣợc mục tiêu vừa kinh doanh vừa phục vụ,
chiếm ƣu thế về thị phần cũng nhƣ ảnh hƣởng đối với khách hàng và các bạn
hàng trƣớc khi các đối thủ kịp tham gia thị trƣờng và kịp lớn mạnh.
Hệ thống các giải pháp chiến lƣợc bao gồm:
- Các giải pháp về phát triển sản phẩm, quảng cáo; giá cƣớc, tiếp
thị;
- Các giải pháp về đầu tƣ, tài chính;
- Các giải pháp về hợp tác quốc tế;
- Các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực;
- Các giải pháp về đổi mới cơ chế quản lí;
- Các giải pháp về khoa học công nghệ.
Các giải pháp đƣợc đề ra đầy đủ cho các lĩnh vực nhƣng một số giải
pháp còn mang tính định hƣớng và chƣa cụ thể. Chủ trƣơng đƣa công nghệ
hiện đại vào phát triển Bƣu chính Viễn thông Việt Nam là đúng đắn nhƣng
chƣa xây dựng đƣợc chiến lƣợc công nghệ; chƣa có qui hoạch và cấu hình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT212.pdf