Bài tập rèn khả năng phân biệt các âm thanh trong Tiếng Việt
Loại bài tập này được dùng trong các giờ học âm, học vần, giờ chính tả so sánh. (Khi làm bài tập phân biệt chính tả giữa các phụ âm đầu, vần, thanh, phụ âm cuối do địa phương phát âm sai so với âm chuẩn, ).Giúp học sinh sửa lỗi phát âm sai, các lỗi chính tả được phát âm nhầm lẫn ở địa phương.
Với loại bài tập này, giáo viên lần lượt đọc hoặc nói các cặp từ ngữ, các đoạn, câu có chứa các âm, vần, thanh địa phương thường hay lẫn lộn hoặc cần học. Học sinh nghe rồi đọc lại hoặc ghi ra giấy.
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3688 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao 2 kỹ năng nghe và nói cho học sinh tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Nhận thức cũ – giải pháp cũ
Nhận thức cũ
Dạy kỹ năng nghe:
Hiện nay trường tiểu học của ta còn coi nhẹ việc rèn luyện ngôn ngữ nói, do đó tất yếu dẫn đến coi nhẹ kỹ năng nghe. Chương trình Tiếng Việt hiện hành ở bậc học này không có phần môn nào đặt trọng tâm kỹ năng nghe như Tập đọc rèn luyện kỹ năng đọc, Tập viết rèn kỹ năng viết,… Kỹ năng nghe được rèn một cách tự phát qua việc học các phần môn như Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện,…Đồng thời kỹ năng nghe cũng không được xác định rõ mức độ cần đạt được qua từng lớp. Nhiều người đơn giản trong suy nghĩ thường cho rằng không cần dạy cho học sinh kỹ năng nghe với lập luận sau :
- Ai nghe tiếng mẹ đẻ mà không hiểu?
Đó là một sự ngộ nhận. Bởi thực tế, nhiều trường hợp nghe mà chỉ hiểu một phần hoặc thậm chí không hiểu hoặc có hiểu thì không thấu đáo, đầy đủ, không hiểu hết sự tinh vi, tinh tế của người nói. Vì vậy mà nhà trường cần rèn cho học sinh kỹ năng nghe.
Nghe là một hoạt động nhận tin nhờ bộ máy thính giác. Trước hết người nghe phải nghe chính xác, đầy đủ thông báo; sau đó nhờ các hoạt động tư duy mà hiểu được các nội dung thông báo.
Có hai hình thức nghe:
- Nghe đối thoại ( trong giao tiếp hội thoại).
- Nghe độc thoai ( trong giao tiếp truyền, phát tin)
Người nghe đối thoại là người trong cuộc tham gia xác lập nội dung hội thoại. Trong quá trình giao tiếp, luôn có sự đổi vai từ người nghe sang người nói hoặc ngược lại. Đề tài cuộc giao tiếp có thể được xác định trước, cũng có khi tuỳ hứng của những người tham gia, song nội dung luôn phát triển, biến đổi suốt cuộc hội thoại.
Người nghe độc thoại chỉ đóng vai trò là người nhận tin, không có sự chuyển vai như trong hội thoại. Nội dung của các cuộc độc thoại do người nói quy định, người nghe không tham dự trực tiếp vào việc xác lập nội dung.
* Ưu điểm :
- Trong quá trình dạy giáo viên dễ truyền tải đầy đủ nội dung bài học.
- Không cần chú trọng khai thác nội dung bài học do đó, có nhiều thời gian và thời lượng để cung cấp kiến thức cho học sinh.
* Nhược điểm :
- Giáo viên không luyện được cho học sinh kỹ năng nói và các tín hiệu phi ngôn ngữ.
- Không phát huy được kỹ năng giao tiếp cho học sinh.
- Mức độ nghe của học sinh bị hạn chế, nhiều khi nghe mà không hiểu hay nghe mà thiếu phân tích.
2. Dạy kỹ năng nói :
Nói là hoạt động phát tin nhờ bộ máy phát âm. đầu tiên người nói phải xác định nội dung lời nói, lựa chọn nội dung để diễn tả nội dung đó. Sau đó người nói sử dụng bộ máy phát âm để truyền đi chuổi lời nói đã được xác định. Có 2 dạng nói: Độc thoại và đối thoại. Mỗi dạng có đặc điểm riêng.
Thực tế giảng dạy ở các trường tiểu học hiện nay đã có phần chú trọng đến cho học sinh kỹ năng nói. Cụ thể là qua các buổi học như Tập đọc đã rèn cho học sinh nói khi trả lời câu hỏi, kể lại câu chuyện; Chính tả cũng rèn kỹ năng nói, trong Tập đọc còn rèn nói chính xác ở phần luyện đọc. Kể chuyện – giáo viên cho học sinh kể lại câu chuyện… như vậy đã rèn được kỹ năng nói cho học sinh…
Như vậy với quan điểm chỉ cần cho học sinh luyện nói theo chủ đề cho sẵn thì học sinh nói được như thế là đã được thành công.
* Ưu điểm :
- Giáo viên truyền tải được kỹ năng nói cho học sinh theo yêu cầu nội dung ở sách giáo khoa.
- Phát huy và tập cho học sinh kỹ năng nói trước đông người. Trình bày bằng lời trước sự chứng kiến của nhiều người.
* Tồn tại :
- Chỉ chú trọng đến kỹ năng nói ở dạng độc thoại mà không rèn kỹ năng đối thoại.
- Người nói chưa chú ý đến tác động bên ngoài để điều chỉnh lời nói của bản thân .
- Lời độc thoại thường diễn ra liên tục. Do đó người nói ít có thời gian ngưng nghỉ để chuẩn bị .
II. Giải pháp cũ :
1. Dạy kỹ năng nghe: Có hai hình thức nghe :
a. Nghe đối thoại (trong giao tiếp hội thoại)
Người nghe đối thoại là người trong cuộc tham gia xác lập nội dung hội thoại. Trong quá trình giao tiếp, luôn có sự thay đổi vai từ người nghe sang người nói hoặc ngược lại. Đề tài của cuộc hội thoại thường được giáo viên xác định và cho trước, cũng có khi tuy hứng của học sinh.
ở hình thức nghe đối thoại thường được giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi sau đó người nghe phân tích và nhận xét. ở kỹ năng này còn được giáo viên luyện cho học sinh nghe hiểu văn bản. Nghe để viết một đoạn hay bài Chính tả.
b. Nghe độc thoại :
Nghe độc thoại chỉ đóng vai trò nhận tin, không có sự chuyển đổi vai như trong hội thoại. Nội dung của cuộc độc thoại do người nói(giáo viên) quy định, người nghe( học sinh hay học sinh – học sinh) không tham dự trực tiếp vào việc xác lập nội dung.
ở kỹ năng nghe độc thoại thường được giáo viên truyền tải – học sinh nghe như người nhận tin, giáo viên đóng vai trò là người phát thanh viên. Kỹ năng này được giáo viên luyện một cách đơn điệu trong các phân môn Kể chuyện, Chính tả ( nghe – viết),…
* Ưu điểm :
- Đối với kỹ năng nghe đối thoại :
+ Giáo viên đạt được yêu cầu là truyền tải nội dung bài học.
+ Học sinh chú ý nghe để tiếp thu nội dung.
- Đối với kỹ năng nghe độc thoại :
+ Giáo viên khai thác được nội dung bài học thông qua nghe và trả lời câu hỏi.
+ Học sinh rèn được kỹ năng nghe giáo viên, bạn bè, bố mẹ hay người xung quanh nói để chú ý lắng nghe.
* Nhược điểm :
- Chỉ chú trọng hình thức nghe độc thoại và coi nhẹ hình thức nghe đối thoại.
- Gây cho học sinh nhiều thiệt thòi trong việc hoàn thiện năng lực sử dụng Tiếng Việt .
2. Dạy kỹ năng nói : Có hai dạng nói : Đối thoại và độc thoại
a. ở dạng đối thoại :
Hiện nay ở trường tiểu học kỹ năng nói đối thoại được thông qua các phân môn như trong Tập đọc, học sinh nghe – nói cho bạn nghe. Phân môn Kể chuyện được giáo viên tổ chức cho sắm vai để đối thoại.
b. ở dạng độc thoại :
Giáo viên hiện nay dạy kỹ năng độc thoại cho học sinh bằng cách học sinh nghe giáo viên nói, đặt câu hỏi sau đó trả lời. Kỹ năng này giáo viên nói theo nội dung có sẵn học sinh thông qua câu hỏi, tìm hiểu nội dung đã có và trả lời đối thoại với giáo viên.
* Ưu điểm :
- Dạng đối thoại : Người đối thoại là người tham gia vào qúa trình xây dựng nội dung và diễn biến cuộc hội thoại.
- Dạng độc thoại : Người độc thọai giữ vai trò chủ động khi đã có định hướng nội dung của giáo viên.
* Nhược điểm :
- Lời độc thoại diễn ra liên tục, do đó người nói ít có thời gian ngưng nghỉ để chuẩn bị.
- Chưa chú ý đến kỹ năng đối thoại.
B. Nhận thức mới – giải pháp mới
I. Nhận thức mới
Mục đích của việc dạy Tiếng Việt là giúp cho học sinh biết sử dụng thành thạo, sinh động Tiếng Việt trong giao tiếp, sử dụng đúng và hay Tiếng Việt trong việc sản sinh văn bản. Bài viết này tập trung vào vấn đề dạy các kỹ năng nghe, nói cho học sinh bậc tiểu học được nâng cao hơn.
Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả là những phân môn của môn Tiếng Việt, có nhiều điều kiện rèn kỹ năng nghe cho học sinh. Chính tả rèn cho học sinh nghe đúng, nghe chính xác và nghe tinh tế để viết lại đúng, chính xác bài chính tả. Tập đọc rèn cho học sinh nghe đúng, nghe chính xác và nghe tinh tế để nhận ra sự diễn cảm trong giọng đọc của người đọc. Có lẽ, phân môn kể chuyện có ưu thế hơn cả trong việc rèn luyện kỹ năng nghe. Học sinh không những được nghe đúng, chính xác mà còn được rèn luyện khả năng thông hiểu nội dung câu chuyện để sau đó có khả năng tái tạo lại câu chuyện đó.
Giải pháp mới
Rèn kỹ năng nghe : Có thể rèn cho học sinh tiểu học theo các loại bài tập sau :
Các bài tập rèn kỹ năng nghe cho học sinh
Bài tập rèn khả năng thông hiểu nội dung văn bản vừa nghe.
Bài tập rèn khả năng ghi nhớ và ghi chép nội dung văn bản.
Bài tập rèn khả năng nhận biết các kiểu câu nhờ phân biệt ngữ điệu.
Bài tập rèn các khả năng phân biệt các âm thanh trong tự nhiên
Bài tập rèn các khả năng phân biệt các âm thanh trong Tiếng Việt.
(a) (b) (c) (d) (e)
Cụ thể các loại bài tập trên được trình bày như sau :
(a) - Bài tập rèn luyện khả năng phân biệt các âm thanh trong tự nhiên.
Trường tiểu học của ta hầu như không sử dụng loại bài tập này, song ở các nước trên thế giới, mở đầu cho lớp học đầu tiên bậc tiểu học (như lớp 1 của ta) chỉ định một số tiết học để thực hiện các bài tập phân biệt âm thanh trong tự nhiên. Loại bài tập này nhằm rèn luyện sự tinh nhạy của đôi tai đối với các âm thanh( nhanh nhận ra sự thay đổi của cao độ, trường độ, cường độ, âm sắc của từng loại âm thanh…). Với loại bài tập này có thể rèn luyện các bài cụ thể sau:
+ Nhận ra những âm thanh cụ thể trên cơ sở các âm thanh khác nhau hoặc phân chia các âm nghe được thành từng nhóm.
+ Phân biệt các âm về cao độ (cao hay thấp), trường độ (dài hay ngắn), cường độ (to hay nhỏ).
+ Nhận biết ý nghĩa của một số âm thanh nghe được.
Ví dụ : Tiết học ngoài trời, học sinh nhận ra tiếng chim hót giữa các âm thanh lẫn lộn ngoài thiên nhiên.
(b) - Bài tập rèn khả năng phân biệt các âm thanh trong Tiếng Việt
Loại bài tập này được dùng trong các giờ học âm, học vần, giờ chính tả so sánh. (Khi làm bài tập phân biệt chính tả giữa các phụ âm đầu, vần, thanh, phụ âm cuối do địa phương phát âm sai so với âm chuẩn, …).Giúp học sinh sửa lỗi phát âm sai, các lỗi chính tả được phát âm nhầm lẫn ở địa phương.
Với loại bài tập này, giáo viên lần lượt đọc hoặc nói các cặp từ ngữ, các đoạn, câu có chứa các âm, vần, thanh địa phương thường hay lẫn lộn hoặc cần học. Học sinh nghe rồi đọc lại hoặc ghi ra giấy.
(c) – Bài tập rèn khả năng nhận biết các kiểu câu nhờ phân biệt ngữ điệu.
Giáo viên đọc từng đoạn văn bản học sinh chưa biết, chú ý đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến có trong đoạn văn. Học sinh nghe và nhận biết từng loại câu. Ngoài ra, có thể sử dụng hình thức trò chơi sắm vai, đóng kịch,… để học sinh nghe và phân biệt ngữ điệu các kiểu câu.
(d) – Bài tập rèn khả năng ghi nhớ và ghi chép nội dung văn bản vừa nghe.
Giáo viên đọc một đến hai lần một văn bản (cụ thể là một câu chuyện, một bản tin, một văn bản hành chính,…) mà học sinh chưa đọc, học sinh chú ý nghe rồi làm các bài tập với nhiều mức độ như :
+ Kể lại nhân vật, thời gian, không gian xảy ra câu chuyện hoặc sự kiện.
+ Kể lại hay viết các chi tiết chính, các sự kiện quan trọng, các tin tức chủ yếu trong văn bản.
+ Ghi lại thành dàn bài các ý chính của văn bản.
+ Vừa nghe, vừa tập ghi các chi tiết của văn bản.
(e) – Bài tập rèn khả năng thông hiểu nội dung văn bản vừa nghe.
Giáo viên đọc một đến hai lần đoạn văn có tình tiết phức tạp, học sinh chưa biết. Học sinh nghe rồi làm các bài tập:
+ Nêu mối quan hệ giữu các sự kiên, tình tiết, các nhân vật, … có trong văn bản.
+ Nêu lên ý kiến đánh giá nhân vật hoặc sự kiện trong văn bản( ý kiến cần nên ngắn gon, cô đọng).
Dạy kỹ năng nói :
Có hai dạng nói : Đối thoại và độc thoại .
- Đối thoại : Người đôí thoại là người tham gia vào quá trình xây dựng nội dung và diễn biến cuộc hội thoại.
- Độc thoại : Người độc thoại thường giữ vai trò chủ động trong việc lựa chọn nội dung, định hướng nói, xác định phương pháp nói. Độc thoại có 2 loại :
+ Độc thoại trực tiếp có sự hiển diện của người nghe (ví dụ : giáo viên giảng bài).
+ Độc thoại gián tiếp không có người nghe trước mặt( ví dụ : các phát thanh viên truyền thanh hay truyền hình).
So với kỹ năng nghe, trường tiểu học của ta đã chú ý đến dạy kỹ năng nói cho học sinh. Song chỉ chú ý đến khả năng độc thoại, bỏ qua khả năng đối thoại.
Trong chương trình tiểu học sau này cần chú ý cân đối cho học sinh cả hai dạng đối thoại và độc thoại. Việc rèn kỹ năng nói có thể tiến hành khi dạy các phân môn học khác như khi học sinh trả lời các câu hỏi do giáo viên nêu ra.
Có thể rèn kỹ năng nói cho học sinh tiểu học theo các dạng bài tập sau :
Bài tập rèn kỹ năng nói cho học sinh tiểu học
Bài tập luyện cách nói theo dàn bài.
Bài tập kể chuyện
Bài tập rèn kỹ năng hội thoại.
Bài tập luyện cách nói dựa theo câu hỏi định hướng hoặc trả lời câu hỏi.
Bài tập ngâm thơ, học thuộc lòng
Bài tập tình huống.
Bài tập luyện phát âm theo chuẩn.
(a) (b) (c) (d) (e) (g) (h)
Các bài tập được trình bày có nội dung như sau :
(a)– Bài tập luyện phát âm theo chuẩn :
Hiện nay, loại bài tập này ít được sử dụng. Với dạng bài tập này giáo viên lựa chọn các loại âm, vần địa phương thường phát âm sai chuẩn xây dựng thành câu hoặc đoạn bắt học sinh nói đi, nói lại nhiều lần các âm vần đoạn đó. Điều quan trong là cần có người nói mẫu đúng chuẩn.
Ví dụ : Để chữa các bài tập phát âm sai l/n cho học sinh tập nói các câu “con lươn nó lượn trong lọ”, “cái lọ lộc bình nó lăn lông lốc”.
(b) – Bài tập tình huống : Cho học sinh sắm vai, đóng kịch .
Bài tập này nhằm luyện tập các nghi thức lời nói và phát triển ngôn ngữ nói. ở lớp 1, lớp 2 học sinh tập trung theo từng nhóm chơi đóng vai (ví dụ : ông già và các cháu nhỏ; người bán hàng và người mua hàng…) để luyện tập các nghi thức lời nói (chào hỏi khi gặp mặt, chia tay, nói lời cảm ơn, xin lỗi; yêu cầu đề nghị một việc gì đó…). Hoạt động này là một cách phát triển ngôn ngữ qua hình thức vừa chơi, vừa học, vừa phát triển ngôn ngữ nói, vừa giáo dục tác phong văn minh, lịch sự,…
ở các lớp lớn hơn, có thể ra các bài tập tình huống giao tiếp phức tạp hơn (tặng quà, mừng sinh nhật, mời tham dự hoạt động…). Học sinh sẽ trình bày các ứng xử bằng ngôn ngữ hành động.
Hai loại bài tập trên hầu như chưa được ứng dụng ở trường tiểu học của ta song ở các nước khác lại thực hiện nhiều. Với loại bài tập này, hình thức tổ chức học tập sẽ thay đổi. Bên cạnh tổ chức học theo lớp còn tổ chức học theo nhóm nhỏ, theo cá nhân, học trong lớp và học ngoài trời.
(c) – Bài tập ngâm thơ - học thuộc lòng .
Bài học thuộc lòng tháng nào cũng có và cũng được kiểm tra. Bởi vậy, giáo viên cần chú ý yêu cầu học sinh không những đọc thuộc bài thơ, bài văn mà có ngữ điệu, giọng đọc, cách ngắt nghỉ phù hợp với thể thơ, với nội dung bài thơ, câu thơ, bài văn, câu văn.
ở trường tiểu học của ta hiện nay chỉ sử dụng hình thức ngâm thơ khi nào ngẫu nhiên cô giáo (hoặc có học sinh) biết ngâm thơ. Cần khuyến khích học sinh tập ngâm thơ ( qua các buổi sinh hoạt ở câu lạc bộ,…), coi đây một hoạt động chính thức của môn Tiếng Việt có như vậy mới phát triển được hình thức ngâm thơ trong nhà trường.
(d) – Bài tập luyện cách nói dựa theo câu hỏi định hướng hoặc trả lời câu hỏi.
Hiện nay ở lớp 2 và lớp 3 có các tiêt Tập làm văn nói, kể lại nội dung bài tập đọc, nội dung của tranh vẽ… theo các câu hỏi gợi ý, còn việc trả lời câu hỏi được thực hiện ở tất cả các môn học. Tuy vậy, nhiều gíao viên chỉ chú ý đến cách nói để uốn nắn khi có sai sót. Đã đén lúc mọi giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết cách nói mạch lạc, hấp dẫn khi trả lời câu hỏi của bất cứ môn học nào.
(e) – Bài tập luyện cách nói theo dàn bài
Hình thức này được luyện tập trong các tiết Tập làm văn nói. Các biện pháp khắc phục nhược điểm của tiết Tập làm văn nói đã phân tích : chỉ cho nói những đề bài gây hứng thú, tạo nhu cầu nói năng cho học sinh khi bước vào tiết học, hướng dẫn học sinh sử dụng các yếu tố phụ trợ (điệu bộ, cử chỉ, nét mặt,…) khi nói năng.
(g) – Bài tập luyện kỹ năng hội thoại .
Loại bài tập này hầu như chưa có ở trường tiểu học của ta. Trong thực tế, học sinh hăng hái tham gia các cuộc hội thoại, tranh luận … Vì thế, giáo viên có thể lựa chọn đề tài gây tranh cãi, gây dựng thành tình huống để kích thích học sinh hứng thú tham gia của mọi học sinh (như trả lời cuộc phỏng vấn, thi tranh luận chung quanh một đề tài mọi người quan tâm…). Sắp xếp lại cách ngồi trong lớp: chia thành từng nhóm, tổ và ngồi quây quần với nhau để thảo luận hoặc để đóng vai. Có thể tổ chức thi giữa các tổ : mỗi tổ cử một người trình bày ý kiến của tổ xem ai có lý lẽ đúng nhất và cách nói hấp dẫn. Cần đề phòng cách ra đề bài đơn giản, cuộc hội thoại trở thành tẻ nhạt, buồn chán.
(h) – Bài tập kể chuyện
Loại bài tập này được áp dụng cả ở phân môn Kể chuyện và phân môn Tập làm văn nói. Có thể cho học sinh kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc; có thể dựa vào tranh để kể lại câu chuyện đã biết; có thể dựa vào tranh để sáng tác ra câu chuyện… cần chú ý hướng dẫn học sinh có tư thế, có giọng kể thích hợp, biết sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ bổ trợ, đặc biệt nắm vững câu chuyện định kể.
Lưu ý : Loại bài kể chuyện chuyển đổi ngôi kể : đang kể theo lời người dẫn truyện chuyển sang kể theo lời nhân vật này chuyển sang lời nhân vật khác.
Giáo viên cần quan tâm rèn cho học sinh cả hai kỹ năng nghe và nói.
C. Kết quả sau khi áp dụng “một số giải pháp nâng cao hai kỹ năng nghe, nói cho học sinh tiểu học”
Với sáng kiến “một số giải pháp nâng cao hai kỹ năng nghe, nói cho học sinh tiểu học”, tôi đã áp dụng trong năm học 2008 – 2009 với đối tượng là học sinh lớp 5 – Trường tiểu học Diễn Kim – Diễn Châu. Kết quả như sau :
1. Đối với kỹ năng nghe :
Số học sinh
Bài tập
Ghi chú :
- Các chữ a, b, c, d, e, là các kỹ năng
- Cột không ghạch chéo là trước ghi áp dụng
- Cột ghạch chéo là khi đã được áp dụng
2. Đối với kỹ năng nói : 7 kỹ năng như nội dung sáng kiến đã viết bao gồm các mục : a, b, c, d, e, g, h ở mục giải pháp . Kết quả sau và trước khi áp dụng sáng kiến :
Số học sinh
Bài tập
Ghi chú :
: Trước khi áp dụng
: Sau khi áp dụng
D . bài học kinh nghiệm
- Giáo viên cần đầu tư thời gian để tìm nội dung phù hợp với từng loại bài tập như đã nêu ở sáng kiến.
- Giáo viên cần lưu ý đến mối quan hệ giữa hai kỹ năng nghe và nói. Việc rèn luyện hai kỹ năng thường gắn với nhau.
- Việc kiểm tra kết quả rèn kỹ năng nghe phải thông qua lời nói.
- Hai kỹ năng nghe và nói có quan hệ với kỹ năng đọc và viết.
- Giáo viên luôn ý thức được rằng đây là công việc quan trọng. Công việc này phải được tiến hành thường xuyên, không chỉ trong giờ Tiếng Việt mà trong cả các giờ học khác.
Thưa hội đồng thẩm định! Sáng kiến của tôi rất có ý nghĩa, kỳ công. Tôi mong quý vị nghiên cứu để thấy hết sự ưu việt và khắc phục nhược điểm để sáng kiến sớm đi vào thực tiễn.
Xin chân thành cảm ơn!
Người viết
Cao Xuân Hùng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp nâng cao 2 kỹ năng nghe và nói cho học sinh tiểu học.doc