Tuy có sự tăng trưởng về vốn huy động từ các tầng lớp dân cư và các TCKT nhưng chúng ta cũng phải thẳng thắn nhìn nhận lại sự tăng trưởng nguồn vốn của ngân hàng, xét trong tổng nguồn vốn huy động, tuy có giảm về tỷ trọng qua các năm nhưng vốn huy động từ các tổ chức tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn (trung bình trên 30%). Chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Tây Hồ huy động vốn chủ yếu từ các chi nhánh, ngân hàng thương mại khác, các quỹ tín dụng nhân dân trung ương, các định chế tài chính khác (các tổ chức bảo hiểm, .) dưới hình thức các hợp đồng tiền gửi, phát hành kỳ phiếu.
73 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1941 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
guồn : nguồn huy động ngắn hạn với nguồn huy động trung hạn, dài hạn hay sự phù hợp giữa nguồn tiền gửi với nguồn vốn vay, nguồn huy động qua phát hành giấy tờ có giá. Như vậy, để nâng cao hiệu quả huy động vốn cần phải đảm bảo tính phù hợp về cơ cấu giữa các nguồn vốn, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn .
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NN&PTNT TÂY HỒ.
2.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ –XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI .
Năm 2002, nền kinh tế trên địa bàn Hà Nội có những bước chuyển biến tích cực về cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá, mức tăng trưởng của nền kinh tế đạt tỷ lệ khá cao, về cơ bản đạt 11/14 chỉ tiêu phát triển chung.Tổng sản phẩm trong nước ( GDP ) tăng 10,3%, kinh tế thủ đô phát triển ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 24,3%, đầu tư xã hội tăng 16,8%, sản phẩm công nghiệp ngày càng đa dạng và phong phú, Hà Nội đang hình thành và mở rộng nhiều khu công nghiệp, chung cư mới tạo điều kiện cho nền kinh tế thủ đô phát triển hiện đại.
Thương mại dịch vụ tăng trưởng 12% so với cùng kỳ năm ngoái, văn minh dịch vụ thương mại ngày càng được chú trọng theo hướng phục vụ thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng. Dịch vụ và một số ngành du lịch phát triển cả về quy mô, chất lượng, từng bước trở thành một ngành có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố.
Ngoại thương có sự thay đổi theo hướng tích cực, xuất khẩu tăng 8,4%, nhập khẩu tăng 10,4%, hình thành những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao, có thị trường ổn định: da giầy, điện tử, hàng nông sản, thuỷ sản, đồ thủ công mỹ nghệ…
Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh và tương đối toàn diện trên các mặt, tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 67%, trên điạ bàn Hà Nội có rất nhiều dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đạt trên 8 tỷ USD, tạo việc làm ổn định cho trên 22 000 lao động, cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật ngày càng phát triển và hiện đại.
Nông nghiệp nông thôn ngoại thành có sự khởi sắc, sản xuất nông lâm thuỷ sản tăng trưởng khá, đạt trên 5%/năm. Nhiều ngành nghề truyền thống được khôi phục và phát triển, kinh tế trang trại hình thành và phát huy tác dụng, việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất ngày càng phổ biến, tăng năng suất lao động và giải phóng sức lao động của con người.
Giá cả năm 2002 được đánh giá là khá ổn định, hoạt động tín dụng đảm bảo cung ứng đầy đủ vốn cho thị trường, tín dụng tăng trưởng nhanh, tốc độ bình quân ở các ngân hàng thương mại quốc doanh đạt 28%.
Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn Hà Nội có sự tăng trưởng tương đối toàn diện và vững chắc theo cơ chế quản lý của nhà nước với vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp quốc doanh.
Là một chi nhánh ngân hàng hoạt động trên địa bàn thủ đô Hà Nội, đặc biệt là trên địa bàn một quận mới được thành lập như quận Tây Hồ đã tạo ra cho ngân hàng nhiều thuận lợi nhưng cũng có vô vàn khó khăn thách thức. Song với mục tiêu tồn tại, tăng trưởng và phát triển, tạo ra nhiều lợi nhuận, chi nhánh ngân hàng Tây Hồ luôn nắm bắt tình hình kinh tế –xã hội đua ra các chính sách, giải pháp phù hợp và thực tế hoạt động, ngân hàng đã thu được những kết quả cao.
2.2. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NN&PTNT TÂY HỒ.
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Tây Hồ.
Ngân hàng NN&PTNT Tây Hồ là một chi nhánh trực thuộc ngân hàng NN&PTNT thành phố Hà Nội, có trụ sở làm việc tại số 14 phố Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội.
Ngân hàng NN&PTNT Tây Hồ ra đời theo quyết định số 18/QĐ-NHNN ngày 01/04/1996 của Tổng giám đốc Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, ngân hàng ra đời do nhu cầu mở rộng mạng lưới, quy mô hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp Tp Hà Nội.
Những năm đầu hoạt động, ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, kết quả kinh doanh yếu kém, không có hiệu quả. Nguyên nhân là do hoạt động trên địa bàn mà các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ chưa phát triển mạnh, nhu cầu của dân cư về vốn chưa cao do hoạt động chính trên địa bàn là trồng trọt, chăn nuôi,sản xuất nhỏ…và thu nhập của người dân chưa cao nên quá trình tích luỹ không lớn. Do hoạt động của ngân hàng còn nhỏ hẹp, với biên chế ban đầu là 07 cán bộ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa cao, cơ sở vật chất và các phương tiện phục vụ hoạt động kinh doanh kém hiện đại, các nghiệp vụ hoạt động của ngân hàng chưa đa dạng và phong phú.
Đến năm 1999, chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Tây Hồ được nâng cấp lên thành chi nhánh ngân hàng cấp 3 tại quyết định số 656/QĐ-NHNN- 02, ra ngày 28/08/1999, biên chế lao động tăng dần và tính độc lập của chi nhánh ngân hàng trong hoạt động cũng được nâng lên.
Nền kinh tế trên địa bàn có sự tăng trưởng, địa bàn hoạt động được mở rộng, thu nhập của người dân tăng lên, việc thành lập quận Tây Hồ đã tạo điều kiện cho các dự án, các khu vui chơi…được thực thi, sự chuyển hướng trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã tạo điều kiện cho số lượng khách hàng đến với ngân hàng ngày một tăng.
Trong những năm gần đây (2000-2002), ngân hàng có sự phát triển mạnh, đặc biệt là năm 2001, 2002, chi nhánh ngân hàng NN&PNNT Tây Hồ đã có sự bứt phá đáng kể trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Tổng nguồn vốn huy động năm 1997 là gần 10 tỷ, đến năm 1999 là 20 tỷ, thì đến năm 2001 là 283 tỷ (tăng gấp 14 lần so với năm 1999), và đến năm 2002 tổng nguồn vốn huy động đạt 392 tỷ (tăng 20 lần so với năm 1999), và doanh số cho vay cả năm của ngân hàng năm 2002 đạt 330 tỷ, tăng 91 tỷ so với năm 2001, với dư nợ tín dụng năm 2002 là 180 tỷ. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng sau 6 năm thành lập đã có sự tăng trưởng vượt bậc đóng góp một phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển của ngân hàng NN&PTNT Tp Hà Nội và tạo điều kiện thuận lợi về vốn trong quá trình phát triển kinh tế –xã hội trên địa bàn quận Tây Hồ, trực tiếp nâng cao đời sống người dân trong quận.
2.2.2. Mô hình tổ chức và mối quan hệ điều hành của chi nhánh ngân hàng NN&PT Tây Hồ.
Ngân hàng NN&PNNT Tây Hồ là một trong nhiều chi nhánh của ngân hàng NN Tp Hà Nội, có vai trò tạo lập vốn đáp ứng nhu cầu tín dụng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng góp phần thực thi các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế –xã hội của ngân hàng Nông nghiệp. Là một chi nhánh ngân hàng trực thuộc, ngân hàng Tây Hồ đã có nhiều cải cách, đổi mới về cơ cấu, tổ chức lại hoạt động ngân hàng sao cho phù hợp với định hướng, mục tiêu thực hiện kế hoạch kinh doanh của ngân hàng NN Việt Nam, chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn quận. Cho đến nay, ngân hàng đã có 1 trụ sở làm việc và 2 phòng giao dịch trên địa bàn, cán bộ công nhân viên tăng từ 07 người (1996) lên 28 người (2002) và mục tiêu đến năm 2005 nâng số phòng giao dịch lên 07 phòng và số cán bộ nhân viên tăng lên 55 người.
Mô hình tổ chức hiện nay của chi nhánh ngân hàng gồm có:
Ban giám đốc gồm có hai người:
* Giám đốc: Phụ trách tình hinh hoạt động kinh doanh của toàn bộ chi nhánh ngân hàng NNPTNT Tây Hồ.
* Phó giám đốc: Tham mưu, giúp giám đốc trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.
Bộ máy hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng gồm có 03 phòng ban chính: phòng giao dịch, phòng kinh doanh , phòng kế toán & kho quỹ.
Phòng kinh doanh: Là phòng nghiệp vụ của chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Tây Hồ có chức năng tham mưu cho ban giám đốc trong các công tác chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kinh doanh đạt hiệu quả.
Quan hệ tín dụng nông thôn.
Nghiệp vụ tín dụng và kinh doanh dịch vụ tổng hợp.
Kinh doanh ngoại tệ và tham mưu cho ban giám đốc…
· Phòng kế toán & kho quỹ: Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho ban giám đốc trong lĩnh vực tài chính, quản lý các quỹ và tài sản của ngân hàng, tổ chức công tác hoạch toán, kế toán, thống kê và làm nghiêp vụ thu, chi tiền cho khách hàng.
Thực hiện nghiêp vụ hoạch toán kinh doanh.
Thông báo các khoản nợ.
Xét duyệt và mở mới các tài khoản.
Thanh toán bù trừ, điện tử.
Quản lý tiền và tài sản của ngân hàng…
· Phòng giao dịch: Là phòng nghiệp vụ có chức năng thu nhận các loại tiền gửi của khách hàng, ngoài ra còn có thể tiến hành thanh toán những khoản tiền nhỏ (nằm trong giới hạn cho phép).
Ban giám đốc
*Sơ đồ tổ chức:
Phòng kế toán và kho quỹ
Phòng kinh doanh
(Tín dụng)
Phòng giao dịch
TD 1 TD 2 TD 3 Thủ quỹ KT 1 KT 2 KT 3
Mối quan hệ điều hành của chi nhánh ngân hàng là mối quan hệ trực tuyến, ban giám đốc trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Việc tổ chức như vậy, giúp cho ban giám đốc có thể nắm rõ hoạt động kinh doanh của ngân hàng, các thông tin số liệu tổng hợp, ra quyết định trong thời gian ngắn nhất, từ đó ngân hàng có thể tận dụng được thời cơ trong hoạt động kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
2.2.3. Những hoạt động chủ yếu của chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Tây Hồ.
2.2.3.1. Hoạt động huy động vốn.
Huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng nhất của hệ thống ngân hàng thương maị nói chung và của chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Tây Hồ nói riêng. Bởi nguồn vốn kinh doanh chủ yếu của ngân hàng là nguồn huy động dưới các hình thức: tiền gửi, tiền vay,…do đó hoạt động kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc phần lớn vào kết quả của công tác huy động vốn: khả năng, quy mô vốn huy động, có nghĩa là kết quả huy động vốn quyết định đến đầu tư, sử dụng vốn .
Trong những năm gần đây, công tác huy động vốn đã được ngân hàng rất chú trọng quan tâm, trước đây vốn huy động chủ yếu dùng trong hoạt động tín dụng, thì nay, nguồn vốn huy động có thể dùng để tiến hành kinh doanh trực tiếp, lợi nhuận của ngân hàng không chỉ thu được từ hoạt động đầu tư, cấp tín dụng mà còn thu được từ hoạt động điều chuyển vốn giữa các ngân hàng theo quyết định của tổng giám đốc ngân hàng NN Việt Nam với mức phí quy định là 0,65%. Có thể nói, chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Tây Hồ đã rất quan tâm đến công tác huy động vốn thông qua việc ngân hàng đã sử dụng rất nhiều các hình thức huy động, đa dạng về kỳ hạn và lãi suất… nhằm chủ động thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và tranh thủ nhiều nguồn vốn khác, nên qua các năm, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của ngân hàng là khá cao.
Bảng 1: Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Đơn vị : Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
Tổng nguồn vốn
69
283
392
Tốc độ tăng trưởng định gốc
100%
310%
468%
Tốc độ tăng trưởng liên hoàn
100%
310%
38%
( Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2000, 2001, 2002 )
Qua các số lỉệu trên bảng 1, ta thấy tổng nguồn vốn huy động của 2 năm 2001 và 2002 có sự tăng trưởng rất lớn về khối lượng.
Năm 2001 tăng 214 tỷ (310%) so với năm 2000.
Năm 2002 tăng 323 tỷ (468%) so với năm 2000.
Điều này lý giải cho sự quan tâm đặc biệt của chi nhánh ngân hàng đến công tác huy động vốn, tổng nguồn vốn huy động của năm sau luôn tăng cao so với năm trước. Năm 2001 tăng 310% so với năm 2000, năm 2002 tăng 38% so với năm 2001. Về quy mô nguồn vốn, năm 2000 đạt 69 tỷ, năm 2001đạt 283 tỷ, năm 2002 đạt 392 tỷ.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng về vốn huy động giữa các năm có sự cách biệt lớn là do yếu tố khách quan tác động, cuối năm 1999, nền kinh tế chịu nhiều sức ép từ bên ngoài khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, để tạo điều kiện cho hoạt động của nền kinh tế, chính phủ đã sử dụng nhiều biện pháp “kích cầu” để khuyến khích tiêu dùng trong dân cư và tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế tiến hành đầu tư vào hoạt động kinh doanh, trong đó có biện pháp giảm lãi suất, do đó làm cho người gửi tiền không còn hứng thú với các hình thức huy động vốn của ngân hàng vì mục tiêu chính của họ là lợi nhuận thu được trên số tiền gửi, kết quả huy động vốn của năm 2000 có sự giảm sút. Tuy nhiên đến năm 2001, tình hình kinh tế có sự thay đổi, mức tăng trưởng kinh tế cao, lãi suất tăng lên kích thích người dân đến gửi tiền tại ngân hàng, do đó tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng 2 năm gần đây có sự tăng trưởng cao.
2.2.3.2. Hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Bên cạnh nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối lại các nguồn vốn trong nền kinh tế một cách hợp lý giúp ngân hàng thực hiện tốt chức năng trung gian tài chính của mình, do đó hoạt động tín dụng của ngân hàng được quan tâm, mở rộng và phát triển. Ngân hàng đã xây dựng chiến lược sử dụng vốn hợp lý nhằm thu hút khách hàng trên cơ sở vận dụng linh hoạt cơ chế lãi suất, đổi mới phong cách phục vụ, đưa các dịch vụ thu chi đến tận đơn vị (doanh nghiệp) và đến tận nhà (dân cư).
Trong những năm gần đây, hoạt động tín dụng của ngân hàng đã có những bước tiến quan trọng, doanh số cho vay ngày càng tăng, doanh số cho vay năm 2001 đạt 239 tỷ thì đến năm 2002, doanh số cho vay đạt 330 tỷ tăng 38% so với năm 2001 với số tuyệt đối tăng là 91 tỷ.
Bảng 2: Dư nợ tín dụng của ngân hàng. Đơn vị : tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
Tổng dư nợ tín dụng
42
109
180
Tốc độ tăng trưởng định gốc
100%
160%
328%
Tốc độ tăng trưởng liên hoàn
100%
160%
65%
( Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2000, 2001, 2002 )
Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng trong 2 năm gần đây (2001, 2002) có mức tăng trưởng rất lớn so với năm 2000, năm 2001 dư nợ tín dụng là 109 tỷ, tăng 67 tỷ (160%); năm 2002 dư nợ là 180 tỷ, tăng 138 tỷ (328%) so với năm 2000 và tăng 71 tỷ (65%) so với năm 2001, đây là một thành công lớn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Tây Hồ, dư nợ tín dụng của ngân hàng tăng trưởng rất nhanh cả về quy mô lẫn tỷ trọng. Ngoài nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng (mở rộng hoạt động tín dụng, có chính sách lãi suất hợp lý, đa dạng các hình thức cho vay, hiện đại hoá công nghệ…) còn có sự tác động tích cực của nền kinh tế: hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn có sự tăng trưởng mạnh, nhiều dự án đầu tư, chươnh trình kinh tế bắt đầu đi vào hoạt động (dự án công viên nước Hồ tây, xây dựng quận uỷ Tây hồ, dự án xây dựng trung tâm y tế…) và người dân có sự chuyển hướng trong trồng trọt, sản xuất kinh doanh, do đó nhu cầu vay vốn trên địa bàn tăng lên, là một chi nhánh tiếp cận trực tiếp với người dân, hoạt động tín dụng của ngân hàng được mở rộng. Năm 2002, ngân hàng đã có quan hệ tín dụng với 4 doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn quận với dư nợ tín dụng lên tới 20 tỷ đồng (chiếm 11% tổng dư nợ ), quan hệ với 57 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, dư nợ tín dụng là 97 tỷ và 299 hộ sản xuất, cá nhân với dư nợ đạt 58 tỷ (chiếm 29% ).
Ngoài các nghiệp vụ cho vay trên, ngân hàng còn tiến hành một số nghiệp vụ: bảo lãnh, trong năm 2002, ngân hàng đã bảo lãnh 46 món với tổng giá trị đạt 4,6 tỷ; thực hiện thanh toán L/C nhập và thanh toán T/T với tổng số tiền đạt được là 0,4 tỷ đồng.
2.2.3.3. Nghiệp vụ ngân quỹ.
Hiệu quả cuối cùng của ngân hàng NN&PTNT Tây Hồ là phải luôn luôn đảm bảo mục tiêu lợi nhuận, đảm bảo thu nhập cho cán bộ nhân viên và làm nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Có thể nói quá trình thu chi tiền mặt tại quỹ luôn được đảm bảo chấp hành nghiêm túc các quy định nên không có sự cố xảy ra trong những năm qua, hoạt động ngân quỹ của ngân hàng ngày càng mở rộng và đáp ứng kịp thời nhu cầu rút tiền của khách hàng.
Trong năm 2002, nghiệp vụ ngân qũy của ngân hàng được thực hiện khá tốt: Tổng thu của ngân hàng đạt 19048 triệu đồng (tăng 120% so với năm 2001), quỹ lương năm 2002 đạt 470 triệu đồng trong đó thực chi lương cả năm là: 303 triệu.
Tổng chi phí:18749 triệu đồng, quỹ thu nhập của ngân hàng đạt: 299 triệu.
2.3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NN&PTNT TÂY HỒ.
Như đã đề cập ở phần trước, trong chiến lược hoạt động kinh doanh của ngân hàng NN&PTNT Tây Hồ hiện nay, huy động vốn là công tác được quan tâm nhiều nhất.
Thứ nhất, do pháp lệnh của tổng giám đốc ngân hàng NN&PTNT Việt Nam về việc các ngân hàng trong cùng hệ thống ngân hàng nông nghiệp được phép thực hiện điều chuyển vốn dư thừa giữa các ngân hàng và được thu phí trên nguồn vốn đó (mức phí 0,65%) vì vậy, đã tạo ra nét đặc trưng riêng cũng như tạo thuận lợi cho các ngân hàng thuộc hệ thống ngân hàng nông nghiệp kết hợp kinh doanh nguồn vốn và đầu tư tín dụng.
Thứ hai, tình hinh kinh tế –xã hội có nhiều biến động, tạo ra nhiều thuận lợi cũng như đặt ngân hàng trước nhiều thử thách, khó khăn, sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên thị trường, hay giữa các ngân hàng với các tổ chức tín dụng khác đã buộc các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng NN&PTNT Tây Hồ nói riêng cần phải xây dựng đường lối, chính sách, phương hướng hoạt động hợp lý từ đó mở rộng và nâng cao hiệu quả của công tác huy động vốn.
2.3.1. Quy mô nguồn vốn huy động.
Trong 3 năm trở lại đây (2000-2002), tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng NN&PTNT Tây Hồ đã không ngừng tăng trưởng với cơ cấu phong phú và hình thức huy động ngày càng đa dạng. Đặc biệt là trong 2 năm (2001, 2002), tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng đã có sự tăng trưởng rất lớn. Nếu năm 2000, tổng nguồn vốn huy động là 69 tỷ thì đến năm 2001 là 283 tỷ, tăng 214 tỷ (310%) so với năm 2000; và đến năm 2002 là 392 tỷ tăng 323 tỷ (468%) so với năm 2000.
Nếu so sánh giữa các năm với nhau: năm 2001 tăng 310% so với năm 2000; năm 2002 tăng 38% so với năm 2001 (Số liệu bảng 1).
Đây có thể coi là sự tăng trưởng với tốc độ “thần kỳ” trong công tác huy động vốn của ngân hàng, hiệu quả huy động vốn của ngân hàng luôn đạt ở mức cao nhất. Kết quả này đã góp phần quan trọng vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận cũng như thị phần hoạt động của ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh, uy tín, vị thế của ngân hàng trên thị trường. Vì như ta đã biết, quy mô của nguồn vốn huy động quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng: với nguồn vốn huy động lớn, ngân hàng có thể mở rộng quy mô hoạt động, mở rộng mạng lưới phân phối vốn, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, đa dạng hình thức huy động, sản phẩm, dịch vụ… thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Tuy nhiên, ta cũng phải khẳng định rằng tốc độ tăng vốn huy động năm 2002 giảm rất nhiều so với năm 2001 (từ 310% xuống còn 38%) nhưng đây không phải là do chính sách huy động vốn của ngân hàng mà là do sự tác động của môi trường bên ngoài, tác động từ phía nhà nước, do chính sách lãi suất mà ngân hàng nhà nước đưa ra: cuối năm 1999 đầu năm 2000, do tác động của môi trường bên ngoài, nền kinh tế có sự giảm sút, để khuyến khích đầu tư và tiêu dùng của dân cư, chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp để “kích cầu” trong đó có chính sách hạ lãi suất ngân hàng; khách hàng của ngân hàng NN&PTNT Tây Hồ chủ yếu là dân cư, người lao động, họ rất nhạy cảm với lãi suất của ngân hàng, lãi suất hạ đã làm cho công tác huy động vốn của ngân hàng không đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, đến năm 2001 nền kinh tế có sự tăng trưởng, chính sách lãi suất thay đổi theo chiều hướng tích cực, lãi suất tăng đã tác động đến tâm lý của người dân, thu hút dân cư đến với ngân hàng, hoạt động huy động vốn của ngân hàng tăng trưởng nhanh và đạt hiệu quả cao, sang đến năm 2002 hoạt động huy động vốn của ngân hàng vẫn tăng cao hơn so với năm 2001 về quy mô vốn huy động (38%). Ta xét bảng số liệu sau:
Bảng 3: Tổng vốn huy động của ngân hàng . Đơn vị : Tỷ đồng.
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
Kế hoạch thực hiện
2003
Tổng nguồn vốn huy động
69
283
392
500
( Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2000, 2001, 2002 ).
Từ bảng số liệu về tổng nguồn vốn huy động ở trên, ta thấy được quy mô và tỷ trọng vốn huy động của ngân hàng ngày càng có xu hướng tăng trưởng nhanh, thể hiện quyết tâm của ngân hàng trong việc không ngừng nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn nhằm đáp ứng cho sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế.
Cơ cấu nguồn vốn huy động .
Qua số liệu của các năm ta thấy vốn kinh doanh của chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Tây Hồ hoàn toàn bằng nguồn vốn huy động.
Bảng 4: Tổng nguồn vốn huy động phân theo nguồn gốc. Đơn vị: Tỷ đồng.
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
Số tuyệt đối
Tỷ trọng (%)
Số tuyệt đối
Tỷ trọng (%)
Số tuyệt đối
Tỷ trọng (%)
Tổng nguồn vốn
69
100
283
100
392
100
Vốn HĐ từ dân cư
15,5
22,5
73,5
26
138,7
35,4
Vốn HĐ từ các TCKT
11,4
16,5
51,8
18,3
88,5
22,6
Vốn HĐ từ kho bạc
11,7
17
38,7
13,7
44,7
11,4
Vốn HĐ từ các TCTD
30,4
44
119
42
120,1
30,6
( Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2000, 2001, 2002 ).
Từ các số liệu của bảng trên có thể khẳng định rằng tính ổn định của nguồn vốn huy động của ngân hàng ngày một tăng. Tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các tầng lớp dân cư và từ các tổ chức kinh tế ngày càng tăng, với mức tăng nhanh và tương đối ổn định qua các năm.
Xét nguồn vốn huy động từ các tầng lớp dân cư: nếu năm 2000 vốn huy động đạt 15,5 tỷ, chiếm tỷ trọng 22,5% tổng nguồn vốn huy động; năm 2001 vốn huy động từ tầng lớp dân cư đạt 73,5 tỷ, tỷ trọng 26%; tăng 58 tỷ (37,4%) so với năm 2000.
Năm 2002 vốn huy động từ dân cư đạt:138,7 tỷ chiếm 35,4% tổng nguồn vốn; tăng 123,2 tỷ (790%) so với năm 2000; tăng 65,2 tỷ (90%) so với năm 2001.
Từ các số liệu trên cho thấy, tốc độ tăng trưởng về quy mô nguồn vốn huy động từ các tầng lớp dân cư là rất cao và chiếm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn ngày càng lớn; năm 2000 (22,5%) ,năm 2001 (26%), đến năm 2002(35,4%), tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động. Với kết quả trên đã chứng minh rằng trong chiến lược huy động vốn của ngân hàng, việc tăng cường nguồn vốn huy động từ dân cư có vai trò quan trọng, bởi trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tính ổn định của nguồn vốn được đánh giá rất cao. Môi trường kinh doanh luôn biến động, sự ổn định trong nguồn vốn kinh doanh giúp ngân hàng có thể đề ra các chiến lược sử dụng vốn hợp lý, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng hiệu quả kinh doanh và tăng lợi nhuận.
Ngoài ra, sự gia tăng nguồn vốn huy động từ tầng lớp dân cư cũng đồng nghĩa với việc thu nhập của người dân tăng lên và hoạt động ngân hàng NN&PTNT Tây Hồ ngày càng chiếm lòng tin của dân chúng vì nếu người dân không tin tưởng vào hoạt động của ngân hàng thì cho dù lãi suất huy động có cao, công tác huy động vốn cũng không đạt hiệu quả cao.
Ngoài sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động từ dân cư thì nguồn vốn huy động của các tổ chức kinh tế cũng có sự tăng trưởng nhanh. Năm 2000 nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 11,4 tỷ, tỷ trọng 16,5% trong tổng nguồn vốn huy động thì đến năm 2001 đạt 51,8 tỷ, tỷ trọng 18,3%; tăng 40,4 tỷ (35,4%) so với năm 2000. Năm 2002 huy động từ các TCKT là 88,5 tỷ, tỷ trọng 22,6%; tăng 77,1 tỷ (676%) so với năm 2000; tăng 36,7 tỷ (70%) so với năm 2001. Tuy không chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn nhưng với mức tăng trưởng nhanh, ta có thể khẳng định: các tổ chức kinh tế sẽ là nguồn huy động vốn đầy triển vọng đối với ngân hàng NN&PTNT Tây Hồ trong một vài năm tới. Sự gia tăng nhanh chóng về quy mô vốn huy động từ các TCKT chứng tỏ hiệu quả trong công tác huy động vốn của ngân hàng, ngân hàng đã chú trọng quan tâm đến các bạn hàng lớn là các doanh nghiệp trên địa bàn, vận động thu hút nguồn vốn của các doanh nghiệp, các TCKT (công ty công viên nước Hồ Tây, công ty kinh doanh nước sạch Hồ Tây và một số công ty dịch vụ, du lịch Hồ Tây…), đây có thể coi là một thành công của ngân hàng trong công tác huy động vốn.
Tuy có sự tăng trưởng về vốn huy động từ các tầng lớp dân cư và các TCKT nhưng chúng ta cũng phải thẳng thắn nhìn nhận lại sự tăng trưởng nguồn vốn của ngân hàng, xét trong tổng nguồn vốn huy động, tuy có giảm về tỷ trọng qua các năm nhưng vốn huy động từ các tổ chức tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn (trung bình trên 30%). Chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Tây Hồ huy động vốn chủ yếu từ các chi nhánh, ngân hàng thương mại khác, các quỹ tín dụng nhân dân trung ương, các định chế tài chính khác (các tổ chức bảo hiểm, ..) dưới hình thức các hợp đồng tiền gửi, phát hành kỳ phiếu.
Năm 2000: vốn huy động từ các tổ chức tín dụng đạt 30,4 tỷ, chiếm tỷ trọng 44% tổng nguồn vốn huy động.
Năm 2001, vốn huy động từ các TCTD là 119 tỷ, tỷ trọng 42%; năm 2002 là 120,1 tỷ, tỷ trọng 30,6%. Có thể nói, giảm tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các TCTD từ 44% (năm2000) xuống còn 30,6% (năm 2002) đã là một thành công trong công tác huy động vốn của ngân hàng NN&PTNT Tây Hồ, vì vốn vay của các TCTD thường có kỳ hạn ngắn và lãi suất huy động lại cao hơn so với các nguồn huy động khác do đó, tính ổn định không cao, chi phí huy động lớn, và mức độ rủi ro về cân đối nguồn vốn là khá cao (các TCTD khác mất cân đối nguồn vốn sẽ dẫn đến sự mất cân đối vốn của ngân hàng ).
Như vậy, giảm tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các TCTD chính là nâng cao hiệu quả huy động vốn: nâng cao tính ổn định của nguồn vốn, giảm rủi ro về cân đối vốn và quan trọng hơn là giảm chi phí huy động vốn, đây chính là yếu tố quan trọng vì trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, giảm được chi phí, ngân hàng sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Không chỉ có tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các TCTD có xu hướng giảm mà vốn huy động từ kho bạc nhà nước cũng giảm .
Năm 2000, vốn huy động từ kho bạc là 11,7 tỷ, chiếm 17% tổng nguồn vốn huy động; năm 2001, đạt 38,7 tỷ, tỷ trọng 13,7%; đến năm 2002 quy mô vốn huy động từ kho bạc nhà nước là 44,7 tỷ, chiếm tỷ trọng là 11,4%.
Vốn vay của kho bạc nhà nước là khoản vốn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số Giải pháp & kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân Hàng NN & PTNT Tây Hồ.doc