Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty In Hàng Không

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 2

I. Doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh 2

1. Doanh nghiệp, các loại hình doanh nghiệp 2

1.1. Khái niệm doanh nghiệp 2

1.2. Các loại hình doanh nghiệp 3

2. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 4

3. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 7

II. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 8

1. Những nhân tố chủ quan 8

1.1. Lực lượng lao động 8

1.2. Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ 9

1.3. Nguyên vật liệu, vật tư hàng hoá 9

1.4. Hệ thống thông tin doanh nghiệp. 10

1.5. Nhân tố quản trị doanh nghiệp 10

2. Những nhân tố khách quan 11

III. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh 12

1. Chỉ tiêu tổng hợp 13

1.1. Chỉ tiêu lợi nhuận thu được 13

1.2. Chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà Nước 13

1.3. Chỉ tiêu thu nhập bình quân người lao động 13

1.4. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh 13

1.5. Chỉ tiêu doanh lợi vốn kinh doanh 14

1.6. Chỉ tiêu doanh lợi vốn tự có 14

2. Chỉ tiêu bộ phận 15

2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 15

2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 17

IV. Những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở các doanh nghiệp 18

1. Những giải pháp về phía các doanh nghiệp 18

1.1. Xác định mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp 18

1.2. Nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp 18

1.3. Hoàn thiện bộ máy tổ chức 19

1.4. Quản trị nguồn nhân lực 19

1.4. Nguồn vốn kinh doanh 20

1.6. Trình độ kỹ thuật công nghệ 20

1.7. Giảm giá thành sản phẩm 20

1.8. Môi trường kinh doanh 21

2. Những giải pháp ở cấp quản lý vĩ mô 21

2.1. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 21

2.2. Tạo lập một môi trường chính trị - pháp lý thông thoáng 21

2.3. Các chính sách kinh tế của Chính phủ 22

2.4. Sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nước 22

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH Ở CÔNG TY IN HÀNG KHÔNG 23

I. Tổng Quan về công ty in hàng không 23

II. Những đặc điểm cơ bản có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 24

1. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty 24

1.1. Chức năng nhiệm vụ của công ty 24

1.2. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty 25

2. Một số đặc điểm về ngành hàng và thị trường của Công ty 28

2.1. Đặc điểm về sản phẩm sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm 28

2.2. Đặc điểm nguyên vật liệu sử dụng 29

2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm 30

2.4. Đặc điểm lao động 32

2.5. Đặc điểm máy móc thiết bị 33

2.6. Đặc điểm về vốn 35

2.7. Cơ cấu sản xuất của Công ty 35

III. Khái quát kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty in Hàng không 36

1. Kết quả kinh doanh của Công ty trong thời gian qua (1997 - 2002) 36

1.1. Doanh thu và chi phí của Công ty trong thời gian qua (1997 - 2002) 36

1.2. Thực trạng về lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước và thu nhập bình quân của người lao động ở Công ty in Hàng không 39

1.3. Thu nhập bình quân người lao động (1997 - 2002) 40

3. Thị trường tiêu thụ của Công ty (1998 - 2002) 42

4. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp 43

4.1. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh (1997 - 2002) 43

4.2. Chỉ tiêu doanh lợi của vốn kinh doanh (1997 - 2002) 43

4.3. Chỉ tiêu doanh lợi của vốn tự có (1997 - 2002) 44

4.4. Chỉ tiêu doanh lợi của doanh thu (1997 - 2002) 45

5. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận 45

5.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn (1997 - 2002) 45

5.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 49

IV. Đánh giá khái quát về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty in Hàng không trong những năm gần đây 52

1. Những thành tích đạt được 52

2. Những vấn đề còn tồn tại 53

3. Những nguyên nhân khách quan và chủ quan của những tồn tại nêu trên 54

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY IN HÀNG KHÔNG 56

I. Phương hướng phát triển của Công ty In Hàng Không trong thời gian tới 56

1. Chiến lược mặt hàng kinh doanh 56

2. Chiến lược thị trường Marketing 56

3. Chiến lược cạnh tranh 57

4 Chiến lược phát triển sản xuất 57

5. Chiến lược phòng ngừa rủi ro 58

6. Chỉ tiêu kế hoạch năm 2004 58

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty In Hàng Không 58

1. Xác định chiến lược và mục tiêu của Công ty trong thời gian tới 58

2. Tăng cường hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ 59

2.1. Hoạt động thu nhập thông tin 59

2.2. Xử lý thông tin 60

2.3. Hoạt động Marketing trong tiêu thụ 61

3. Triệt để cắt giảm chi phí, tiết kiệm nguyên vật liệu 62

4. Đổi mới thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm 63

5. Hoàn thiện bộ máy quản lý và tăng cường công tác quản lý 65

5.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý 65

5.2. Tăng cường công tác quản lý 65

6. Thực hiện các biện pháp tạo động lực và khuyến khích người lao động 66

7. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 67

8. Nâng cao khả năng huy động vốn 69

IV. Một số kiến nghị đối với Tổng Công ty in Hàng không Việt Nam 69

1. Hỗ trợ vốn đầu tư 69

2. Tăng tốc độ cấp phép đầu tư 70

3. Tạo điều kiện cho Công ty cung cấp sản phẩm cho các đối tác hàng không nước ngoài 70

KẾT LUẬN 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

 

 

 

 

doc79 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1807 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty In Hàng Không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hó Giám đốc. + Quản trị cấp thừa hành: gồm các trưởng phòng chức năng. + Quản trị viên thực hiện: gồm những người có nhiệm vụ chuyên môn như kế toán, mỹ thuật, các quản đốc phân xưởng. 2. Một số đặc điểm về ngành hàng và thị trường của Công ty 2.1. Đặc điểm về sản phẩm sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm Sản phamả sản xuất của Công ty là những trang in phục vụ cho ngành Hàng không và một phần đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuỳ theo tựng loại sản phẩm cụ thể như về máy bay, các ấn phẩm, sách báo, văn hoá phẩm và các biểu mẫu kinh tế mà kết cấu và kích thước của mỗi sản phẩm là khác nhau. Sản phẩm của Công ty nhìn chung khá đa dạng phức tạp, không cố định, phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng cho nên đối với khách hàng này có thể là đẹp, là chất lượng tốt nhưng đối với khách hàng khác lại chưa đạt chất lượng theo yêu cầu. Sản phẩm của Công ty đòi hỏi kiến thức đa dạng phong phú, từ những ngôn ngữ bình thường đến các từ khoa học ở nhiều lĩnh vực, do đó cách bố trí lao động ở các khâu, đặc biệt là khâu chế bản phải có một trình độ am hiểu trên nhiều lĩnh vực. Sản phẩm in là các sản phẩm được sản xuất theo đơn đặt hàng vì thế nó không giống các sản phẩm khác ở chỗ tự thiết kế sản xuất và tiêu thụ mà bằng chính chất lượng sản phẩm của chính mình để thu hút khách hàng đến ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ. Các sản phẩm giấy của Công ty hiện có mặt trên khắp các chuyến bay của Việt Nam Airline, các siêu thị và các khách sạn nhà hàng ở khu vực phía bắc từ Hà Nội đến các tỉnh biên giới, đồng bằng. Công ty còn được sự tín nhiệm của hàng trăm bạn hàng thường xuyên đặt in và gia công đủ các loại ấn phẩm chế bản kin Flexo phục vụ các cơ sở in ở khắp mọi miền. Từ năm 1999 Công ty đã in xuất khẩu vé máy bay cho hãng Hàng không Quốc gia Lào. Mặc dù thị trường hiện nay khắc nghiệt nhưng công ty đã chọn cho mình một hướngđi riêng. Ảnh hưởng đến hoạt động của công ty: - Với đặc điểm như vậy công ty ngày càng được khách hàng biết đến và hợp tác đặt hàng trong kinh doanh, sản xuất cũng như liên doanh, liên kết mua bán cung cấp nguyên vật liệu ngành in. - Thị trường của Công ty trong ngành in Hàng không có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh của Công ty. Nguồn hàng trong ngành đem lại doanh thu chính cho Công ty và tạo việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên. 2.2. Đặc điểm nguyên vật liệu sử dụng Đối với sản phẩm do trên giao thoe chỉ tiêu kế hoạch thì Công ty phần nào chủ động được nguyên vật liệu, còn đối với sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng thì phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của mẫu mã, chất lượng và thời gian hoàn thành cho khách hàng, do đó Công ty phải tự lo đầy đủ và kịp thời các nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Vật liệu của Công ty bao gồm: + Giấy in: giấy bãi bằng, giấy couche, giấy pơluya, giấ offset, giấy phơitong, giấy bistol. + Mực in các màu chủ yếu của Hồng Kông, Nhật, Đài Loan. + Bản in các loại các khổ của CHLB Đức, Trung Quốc. + Xăng nhờn, cao su, cồn công nghiệp. Hầu hết nguyên vật liệu này đều được nhập ngoại có chất lượng tương đối tốt, nhưng phải mua ở nhiều nơi, do đó việc thu mua tốn kém thời gian, vận chuyển nhiều lần dễ gây hư hỏng, lãng phí, đôi khi chi phí rất cao ảnh hưởng không tốt đến chất lượng sau này. Còn các nguyên vật liệu khác được sản xuất trong nước có bán tự do trên thị trường nên có thể dễ mua. Điều quan trọng là Công ty phải tìm được nguồn cung ứng ổn định, tin cậy và lâu dài với chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Ảnh hưởng đến hoạt động của công ty: Sản phẩm của Công ty có nhiều loại khác nhau, tuy nhiên vẫn có những vật liệu vẫn có thể dùng chung để sản xuất ra các sản phẩm như giấy in, mực in, thông thường những nguyên vật liệu này có thể mua về nhập kho với số lượng lớn để dùng lâu dài. Tuy nhiên có những vật liệu chỉ dùng cho sản xuất theo một đơn đặt hàng nào đó. Vì vậy công ty phải tính toán sao cho đủ để sản xuất nhằm giảm tối thiểu các chi phí phát sinh ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của công ty. 2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm Công ty in Hàng không là một doanh nghiệp in chuyên ngành thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam. Loại hình sản xuất sản phẩm của Công ty là kiểu chế biến liên tục sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng, quy mô sản xuất thuộc loại vừa, sản phẩm có thể tạo ra trên một quy trình công nghê, theo cùng một phương pháp. Song giữa các loại sản phẩm có các đặc tính khác nhau về thiết kế kích cỡ, yêu cầu kỹ thuật và cả về mặt kinh tế. Ngoài dây chuyền in Offset khép kín từ khâu đầu đến khâu cuối, Công ty còn có hai dây chuyền khác là dây chuyền sản xuất khăn giấy và bao bì Flexo. Việc sản xuất sản phẩm dựa trên công nghệ chủ yếu sau: + In Lazar điện tử: Phục vụ cho việc soạn thảo tài liệu gốc, chứng từ ban đầu với những tài liệu đòi hỏi chất lượng cao. + In Offset: In tranh ảnh, sách báo, tạp chí, quảng cáo. + In Flexo: Sử dụng bản in bằng chất dẻo in lên chất liệu có tính nhẹ mỏng như nilon, giấy bóng. Để tạo ra sản phẩm in hoàn chỉnh, quá trình sản xuất phải trải qua các bước quy trình công nghệ sau: + Lập Market: Khi nhận được mẫu gốc, trên cơ sở nội dung in, bộ phận Market sẽ tiến hành bố trí các trang in như sau: tranh ảnh, cột dòng, kiểu chữ, màu sắc... + Tách màu điện tử: Đối với các bản in cần màu sắc như tranh ảnh mỹ thuật chữ màu được đem chụp tách màu, mỗi màu được chụp ra một bản riêng thành 4 màu: vàng, đỏ, đen, xanh. Việc tách màu điện tử và lập Market được tiến hành đồng thời. + Bình bản: Trên cơ sở Market tài liệu và phim tách màu, bình bản làm nhiệm vụ bố trí tất cả các loại chữ, hình ảnh có cùng một màu vào các tấm Mica theo từng trang in. + Chế bản khuôn in: Trên cơ sở các tấm Mica do bộ phận bình bản chuyển sang, chế bản có nhiệm vụ chế vào khuôn nhôm hoặc kẽm sau đó đem phơi bản, rửa bản để bản in không bị nhoè hoặc lỗi. + In: Khi nhận được các chế bản khuôn nhôm hoặc kẽm do bộ phận chế bản chuyển sang, bộ phận in Offset sẽ tiến hành in hàng loạt theo các chế bản khuôn in. + Gia công hoàn thiện sản phẩm: Sau khi in xong, các trang in được chuyển sang bộ phận gia công, bộ phận này sẽ tiến hành xén, đóng chuyển, kiểm tra thành phẩm và chuyển giao cho khách hàng. Như vậy, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty in Hàng không là quy trình sản xuất khép kín từ khâu đưa nguyên liệu vào sản xuất đến khi hoàn thiện sản phẩm giao cho khách hàng. Ảnh hưởng đến hoạt động của công ty: Với quy trình công nghệ sản xuất của mình, Công ty in Hàng không đã sản xuất ra được những sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của thị trường trong và ngoài ngành Hàng không đặc biệt là đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện cho Công ty ngày càng có uy tín trên thị trường. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH IN OFFSET TÀI LIỆU GỐC TÁCH MÀU ĐIỆN TỬ LẬP MARKET BÌNH BẢN CHẾ BẢN PHƠI BẢN IN SÁCH BẮT TAY ĐÓNG SÁCH VÀO BÌA THÀNH PHẨM 2.4. Đặc điểm lao động Từ 23 cán bộ công nhân đến nay Công ty đã có 235 lao động, trong đó số cán bộ quản lý có trình độ đại học và trên đại học được đào tạo chuyên ngành in trong nước và nước ngoài chiếm 30%. Số công nhân kỹ thuật chuyên ngành có trình độ trung học được đào tạo ở các trường trung học nghề và cơ sở dạy nghề là 10%. Tổng số 235 lao động được phân bổ như sau: - Phòng Tổ chức - Hành chính: 12 người - Phòng Kinh doanh: 9 người - Phòng Kế hoạch: 7 người. - Phòng Tài chính: 6 người - Phân xưởng Flexo: 38 người - Phân xưởng Offset: 26 người - Phân xưởng chế bản: 10 người - Phân xưởng sách: 27 người - Phân xưởng giấy: 27 người - Chi nhánh phía Nam: 73 người Việc bố trí lao động trong Công ty là tương đối hợp lý tuy nhiên còn một số người làm việc chưa hết khả năng, việc phân phối quyền hạn trách nhiệm chưa rõ ràng. Ảnh hưởng đến hoạt động của công ty: Trình độ bậc thợ tăng dần qua các năm, bậc cao chiếm số lượng lớn, điều đó chứng tỏ chất lượng lao động tăng lên. Đặc biệt đối với lao động gián tiếp, đó là đội ngũ lãnh đạo chuyên môn nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ hành chính, năm 2000 có 38 người đến năm 2002 lên tới 42 người trong đó 23 người có trình độ đại học. Như vậy công ty có đội ngũ quản lý có trình độ cao, đây là một thuận lợi rất lớn giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao. 2.5. Đặc điểm máy móc thiết bị Trước đây Công ty chỉ có một hệ thống in Typo với 3 máy in Trung Quốc. Với hệ thống in này, khâu chế biến và sắp chữ thủ công với các khuôn in là chữ rời hoặc chữ dòng đúc bằng hợp kim chì và được phép thành khuôn, tức là thành phần in nổi trên khuôn in dễ bắt mực và in ra giấy. Với phương pháp này chất lượng không cao, năng suất thấp, tốn nhiều thời gian nên Công ty có chủ trương đổi mới công nghệ. Từ 3 máy in Typo 8 trang do Trung Quốc chế tạo năm 1990, được sự giúp đỡ của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Cục HKDDVN, Bộ Văn hoá - Thông tin và các cơ quan ban ngành Trung ương, đến nay Công ty đã xây dựng được 5 phân xưởng sản xuất hoàn thiện, đồng bộ. Đã tạo lập được dây chuyền in Offset khép kín gồm 5 máy in Offset hiện đại 1 màu, 2 màu kết hợp in số nhảy, bế, rạch răng cưa của CHLB Đức, Cộng hoà Pháp chế tạo, 1 dây chuyền in Flexo 4 màu do Đài Loan chế tạo, 3 dây chuyền gia công và sản xuất giấy. Tính đến năm 1999 toàn Công ty có 42 máy móc thiết bị. Nhằm phục vụ cho yêu cầu phát triển của ngành HKDDVN, cũng vào năm 1999 Công ty đã đầu tư thêm 15 tỷ đồng để hiện đại hoá dây chuyền in Flexo, tiếp tục đầu tư mở rộng dây chuyền in Offset và dây chuyền sản xuất giấy nhằm đáp ứng thị trường trong và ngoài ngành về chất lượng và sản lượng. Từ năm 2001 đến 2002 Công ty đã đầu tư thêm một dây chuyền in Flexo khép kín từ khâu chế bản - in - gia công hoàn thiện sản phẩm với nhiều chức năng: in, đóng sổ, in mã vạch, in thể, vé băng từ, gấp, bế liên hoàn do Mỹ chế tạo. Với hệ thống in mới đồng bộ như vậy, công suất đã được nâng từ 40 triệu trang in lên gần 1 tỷ trang in mỗi năm. Các sản phẩm đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Ảnh hưởng đến hoạt động của công ty: Hệ thống máy móc thiết bị nhìn chung còn tốt nhưng do yêu cầu của sản xuất cũng như tiến bộ khoa học công nghệ, trong mấy năm gần đây Công ty đã đầu tư nhiều máy móc thiết bị nhưng tình hình thay thế máy mới chưa đồng bộ Công ty chưa thay thế được vì muốn thay thế hệ thống máy móc đòi hỏi vốn quá lớn. Máy móc thiết bị là phương tiện để sản xuất, là điều kiện để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cũng như đảm bảo hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, Công ty phải nghiên cứu kỹ trước khi đầu tư. Kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng cũng phải được thực hiện một cách chu đáo nhằm đảm bảo chất lượng máy móc từ đó góp phần vào việc làm tăng chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.6. Đặc điểm về vốn Là một doanh nghiệp nếu muốn thắng thế trên thị trường thì phải biết mình là ai? hoạt động như thế nào? hiệu quả kinh doanh ra sao? Điều đó đòi hỏi họ phải quan tâm đến tình hình tài chính của mình. Do vậy việc quản lý và sử dụng vốn trở thành mục tiêu quan trọng nhất. Vốn sản xuất kinh doanh của Công ty in Hàng không do phòng tài chính quản lý và phân phối, trong đó một phần do Nhà nước cấp, một phần từ quỹ phát triển doanh nghiệp, phần lớn vốn của Công ty là vốn vay ngân hàng. Vốn vay cảu Công ty có lãi suất cao từ 1,2% đến 1,5%. Do đó Công ty đã cố gắng sử dụng nguồn vốn có hiệu quả với vòng quay nhanh nhất. Năm 2001, tổng số vốn kinh doanh của Công ty là 14.822 triệu đồng, trong đó số vốn được ngân sách Nhà nước cấp là 250 triệu đồng, vốn tự có của Công ty là 7.565 triệu đồng, vốn vay là 6.800 triệu đồng, huy động từ các nguồn vốn khác là 207 triệu đồng. Ảnh hưởng đến hoạt động của công ty: Công ty in Hàng không là doanh nghiệp Nhà nước nên Nhà nước giao cho một số vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn Nhà nước cấp chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng vốn kinh doanh, chủ yếu vốn kinh doanh là vốn tự bổ sung (chiếm khoảng 95%). Công ty không có vốn góp liên doanh hay cổ phần cho nên tình hình huy động vốn là khó khăn. Điều kiện cơ bản để có thể bổ sung thêm vốn chính là sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Công ty phải dựa vào chính hoạt động kinh doanh của mình để đầu tư bổ sung nhằm mở rộng quy mô sản xuất cũng như đầu tư theo chiều sâu nhằm tăng hiệu quả ngày càng cao hơn. 2.7. Cơ cấu sản xuất của Công ty Công ty in Hàng không là doanh nghiệp hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, là doanh nghiệp in duy nhất trong ngành Hàng không Việt Nam nên quy trình sản xuất mang tính chất riêng, hoạt động sản xuất kinh doanh đặc thù trong ngành, quy trình sản xuất kinh doanh khép kính đồng bộ phù hợp với cơ cấu in công nghiệp, in chứng từ trong ngành. Ảnh hưởng đến hoạt động của công ty: Công ty chủ động hoàn toàn trong việc khai thác vật tư, nguyên vật liệu (tự tìm nhà cung cấp) bố trí lao động theo dây chuyền hợp lý, kiểm soát công việc chặt chẽ từ Marketing, ký kết hợp đồng, tổ chức điều hành sản xuất đến hoàn thiện sản phẩm và cung cấp sản phẩm cho khách hàng. III. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY IN HÀNG KHÔNG 1. Kết quả kinh doanh của Công ty trong thời gian qua (1997 - 2002) 1.1. Doanh thu và chi phí của Công ty trong thời gian qua (1997 - 2002) Bảng 1: Tình hình doanh thu thực hiện so với kế hoạch Năm Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ % thực hiện kế hoạch 1997 16.320 16.525 101,3 1998 17.376 17.408 100,3 1999 18.500 18.465 99,8 2000 19.700 22.216 112,8 2001 23.200 25.427 109,6 2002 24.400 26.840 110 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty in Hàng không từ năm 1997 đến năm 2002) Qua bảng số liệu trên ta thấy nếu so sánh giữa doanh thu kế hoạch và doanh thực hiện thì năm 1997, năm 1998, năm 2000, năm 2001 là vượt mức kế hoạch đề ra với tỷ lệ tăng là 101,3% năm 1997, 100,2% năm 1998, 112,8% năm 2000 và 109,6% năm 2001 và năm 2002 là 110%. Còn năm 1999 thì doanh thu thực hiện lại không hoàn thành được mức kế hoạch đặt ra mà chỉ đạt 99,8% so với kế hoạch. Bảng 2: Chi phí của công ty trong thời gian qua STT Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 1 Chi phí nguyên vật liệu 7.952 8.858 10.940 13.090 15.420 19.014 2 Chi phí nhân công 2.721 2.774 2.822 2.992 3.128 4.528 3 Chi phí KHTSCĐ 1.112 1.208 1.320 1.440 1.556 3.191 4 Chi phí bán hàng 743 889 757 850 984 2.207 5 Chi phí khác bằng tiền 1.846 1.925 1.005 1.325 1.745 1.267 6 Tổng chi phí 14.374 15.624 16.844 19.697 22.833 25.207 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty in Hàng không từ 1997 đến năm 2002) Xét về tổng thể chi phí năm sau đều tăng so với năm trước. Năm 1998 tăng so với năm 1997 là 1.250 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương đối là 8,7% năm 1999 tăng so với năm 1998 là 1.220 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 7,8%, năm 2000 tăng so với năm 1999 là 2.853 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương đối là 16,9%, năm 2001 lại tăng 3.136 triệu đồng so với năm 2000 với tỷ lệ tăng tương đối là 15,9%, còn năm 2002 lại tăng 2374 triệu đồng so với năm 2001. Tỷ lệ tăng tương đối là 10,4% năm 2002 giảm so với năm 2001 là 1906 triệu đồng với tỷ lệ giảm lớn 9,1%. + Chi phí nguyên vât liệu là chỉ tiêu cực kỳ quan trọng trong tổng chi phí của Công ty bởi nó chiếm tỷ trọng rât lớn trên một nửa tổng các chi phí. Chi phí nguyên vật liệu năm 1998 tăng so với năm 1997 là 906 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 11,4%, năm 1999 tăng so với năm 1998 là 2.082 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 23,5%, năm 2000 tăng so với năm 1999 là 2.150 triệu đồng tức là tăng tương đối 19,7%, năm 2001 tăng so với năm 2000 là 2330 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 17,8%. Vậy trong tổng chi phí của năm 1997 thì chi phí nguyên vật liệu chiếm 55,3%, năm 1998 chiếm 56,7%, năm 1999 chiếm 65%, năm 2000 chi phí nguyên vật liệu chiếm tới 66,5%, còn năm 2001 chi phí nguyên vật liệu chiếm tới 67,5% năm 2002 lại chiếm tới 55,6%. Sở dĩ có sự biến động lớn như vậy là do giá cả, cung cầu về giấy thay đổi , mặt khác do quy mô sản xuất của Công ty được mở rộng đòi hỏi những loại giấy cao cấp với số lượng lớn. + Chi phí nhân công cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong các chỉ tiêu chi phí của Công ty. Chi phí nhân công năm 1998 tăng 53 triệu đồng so với năm 1997 tức là tăng 1,9%, năm 1999 tăng so với năm 1998 là 176 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 6,8%, năm 2000 chỉ tăng so với năm 1999 là 170 triệu đồng tức là tăng 6% trong khi năm 2001 tăng 136 triệu đồng so với năm 2000 tức là tăng 4,5%, năm 2002 tăng 1400 triệu đồng so với năm 2001 tức là tăng 44,75%. chi phí nhân công trên tổng chi phí qua các năm 1997 là 18,9%, năm 1998 là 17,5%, năm 1999 là 16,8%, năm 2000 là 14,3%, năm 2001 là 13,7%, năm 2002 là 17,96%. + Chi phí KHTSCĐ của Công ty năm 1998 tăng so với năm 1997 là 96 triệu đồng với tỷ lệ tăng 8,6%, năm 1999 tăng so với năm 1998 là 112 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 9,3%, năm 2000 tăng so với năm 1999 là 120 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương đối là 9%, năm 2001 tăng 116 triệu đồng so với năm 2000 tức là tăng 8,1%, năm 2002 tăng 16,5 triệu đồng so với năm 2001 tức là tăng 105%. Nguyên nhân làm tăng KHTSCĐ là do trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty TSCĐ bị hao mòn dần, đó là sự giảm dần về giá trị mặc dù năm 2000 máy móc thiết bị đã được đưa vào bảo dưỡng và sữa chữa. + Từ năm 1999 Công ty mở một cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm (chủ yếu là giấy vệ sinh và khăn thơm cao cấp). Chi phí bán hàng năm 1998 tăng so với năm 1997 là 146 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 19,6%, năm 1999 so với năm 1998 là 132 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 14,8%, năm 2000 tăng 93 triệu đồng so với năm 1999 với tỷ lệ tăng tương đối là 12,3%, năm 2001 tăng 134 triệu tức là tăng 15,8%, năm 2002 tăng đến tận 1223 triệu tức là tăng 124,0%. Sở dĩ tình hình này xảy ra là do chi phí quảng cáo và giới thiệu sản phẩm tăng lên vào năm 2000 và năm 2001 nhằm giới thiệu sản phẩm của Công ty đến nhiều khu vực khác nhau trong và ngoài nước. + Chi phí khác bằng tiền bao gồm các chi phí sản xuất kinh doanh khác nhe chi phí sản phẩm hỏng, chi phí tiếp khách, hội họp và các chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí này năm 1997 so với tổng chi phí chiếm 12,8%, năm 1998 chiếm 12%, năm 1999 chiếm 6%, năm 2000 chiếm 6,7% năm 2001 chiếm 7,6%, năm 2002 chiếm 5,02%. Như vậy tỷ lệ này cũng được giảm đáng kể so với năm 1997, đó là sự cố gắng lớn của Công ty và đây cũng là chỉ tiêu quan trọng mà tất cả các doanh nghiệp cần phải cố gắng giảm càng nhiều càng tốt nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.2. Thực trạng về lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước và thu nhập bình quân của người lao động ở Công ty in Hàng không 1.2.1. Lợi nhuận (1997 - 2002) Bảng 3: Tình hình lợi nhuận kế hoạch và thực hiện ở Công ty Năm Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ % thực hiện kế hoạch 1997 1.635 1.573 96,2 1998 1.550 1.784 115,1 1999 1.798 1.621 90,2 2000 1.831 2.519 137,6 2001 2.126 2.594 122,0 2002 2.315 2.698 116,5 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty in Hàng không từ năm 1997 đến năm 2002) Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của kết quả kinh doanh, đó là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Từ năm 1999 đến 2001 duy chỉ có năm 1997 và năm 1999 là lợi nhuận giảm so với kế hoạch còn các năm doanh thu đều vượt mức kế hoạch. Năm 1998, năm 2000, năm 2001 và 2002 lợi nhuận của Công ty đột ngột tăng cao do hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty đạt kết quả tốt mà chủ yếu lợi nhuận tăng là do phục vụ ngoài ngành. 1.2.2. Nộp ngân sách (1997 - 2002) Cùng với sự phát triển của Công ty, Công ty đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước. Cụ thể năm 1997 là 1.075 triệu đồng, năm 1998 là 1.140 triệu đồng, năm 1999 là 1.390 triệu đồng, năm 2000 là 1.564 triệu đồng còn năm 2001 là 1.785 triệu đồng, năm 2002 là 1.778 triệu đồng. Như vậy năm 1998 tăng so với năm 1997 là 65 triệu đồng, năm 1999 tăng so với năm 1998 là 170 triệu đồng, năm 2000 tăng so với năm 1999 là 244 triệu đồng, năm 2001 tăng so với năm 2000 là 221 triệu đồng, năm 2002 giảm so với năm 2001 lên 13 triệu đồng. 1.3. Thu nhập bình quân người lao động (1997 - 2002) Việc năng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị sản lượng dẫn đến việc nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty thể hiện bằng việc nâng cao thu nhập bình quân đầu người. - Năm 1997 là: 1.452.000 đồng/người/tháng. - Năm 1998 là: 1.793.000 đồng/người/tháng. - Năm 1999 là: 1.241.000 đồng/người/tháng. - Năm 2000 là:1.420.000 đồng/người/tháng. - Năm 2001 là: 1.655.000 đồng/người/tháng. - Năm 2002 là:1.575.000 đồng/người/tháng. Trên đây là một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty in Hàng không trong thời gian qua, ta có thể thấy kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty đã tăng trưởng đáng kể. - Cơ cấu mặt hàng kinh doanh (1998 - 2002) Tình hình in ấn các loại sách báo tài liệu qua các năm 1998 - 1999 - 2000- 2001 - 2002 Đơn vị tính: Loại STT Đầu sách 1998 1999 2000 2001 2002 1 Chứng từ 38 49 57 45 55 2 Sách văn học 36 45 38 43 47 3 Sách pháp luật 82 76 89 92 88 4 Sách kỹ thuật 59 63 65 68 72 5 Sách kinh tế 52 46 59 71 66 6 Sách chính trị 43 30 47 53 49 7 Bao bì 15 12 32 33 47 8 Tạp chí, tập san 6 9 21 31 35 9 Nhãn hàng 23 28 45 56 64 10 Tờ gấp quảng cáo 8 6 3 12 20 11 Biểu mẫu 44 60 82 68 84 12 Tổng 406 424 537 572 627 Nhìn bảng số liệu trên ta thấy số đầu sách hàng năm biến động không đều, tăng giảm không theo quy luật nào cả, có số đầu sách năm nay tăng nhưng năm sau lại giảm. Số đầu sách tăng dần qua các năm, năm 1998 là 206 loại, năm 1999 là 424 loại tức là tăng lên 18 loại hay 4,4%, năm 2000 số đầu sách tăng so với năm 1999 là 113 loại tức là tăng 26,7%, năm 2001 tăng so với năm 2000 là 35 loại hay 7%, năm 2002 tăng so với năm 2001 là 55 loại tức là tăng 9,6%. 3. Thị trường tiêu thụ của Công ty (1998 - 2002) Tình hình in ấn các loại sách, tài liệu cho các loại khách hàng qua các năm 1998 - 1999 - 2000 - 2001 - 2002 Đơn vị tính: 1000 trang STT Tên khách hàng 1998 1999 2000 2001 2002 1 NXB Giáo dục 218.324 236.720 301.020 206.136 352.138 2 NXB ĐH Quốc gia 105.375 148.821 161.209 298.927 276.431 3 NXB Thống kê 82.361 75.167 91.613 103.260 98.462 4 NXB Văn hoá 25.167 29.618 48.900 61.136 75.268 5 NXB Nông nghiệp 53.426 62.350 67.132 92.989 113.429 6 NXB Tài chính 49.284 56.168 53.198 47.168 64.205 7 NXB KH Kỹ thuật 65.829 80.856 102.012 69.793 82.155 8 Trung tâm CN Giáo dục 35.450 32.959 49.631 80.986 74.837 9 Chứng từ - tạp chí 18.352 15.169 23.501 56.135 48.254 10 Tổng cục Thống kê 17.563 20.760 21.560 12.314 18.481 11 Các khách hàng khác 17.684 12.910 132.000 140.247 172.235 12 Tổng 688.815 777.525 1.051.776 1.169.091 1.375.895 Qua biểu trên ta có thể thấy rằng uy tín của Công ty ngày càng được củng cố và phát triển đối với khách hàng lớn ở Hà Nội. Số trang in có lúc tăng lên và tụt xuống qua từng giai đoạn nhưng cơ bản là tăng dần qua các năm, nguyên nhân là do Công ty đã đầu tư thêm được một dây chuyền công nghệ mới, cải tiến phương pháp quản lý, giá thành sản phẩm hạ... kích thích được sản xuất, tăng năng suất lao động. 4. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp 4.1. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh (1997 - 2002) Bảng 4: Phân tích chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh Chỉ tiêu Ký hiệu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Doanh thu (Tr.đồng) DT 16.525 17.408 18.465 22.216 25.427 26.840 Chi phí (Tr.đồng) CP 14.374 15.624 16.844 19.697 22.833 25.207 Hiệu quả kinh doanh H=DT/CP 1,1496 1,1142 1,0962 1,1276 1,1136 2,0647 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty in Hàng không từ năm 1997 đến năm 2002) Như vậy qua bảng số liệu cho ta thấy qua các năm H đều lớn hơn 1 tuy nhiên sự biến động là không đều, đã có sự tăng lên của hàng hoá. 4.2. Chỉ tiêu doanh lợi của vốn kinh doanh (1997 - 2002) Bảng 5: Phân tích hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh Chỉ tiêu Ký hiệu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Lợi nhuận (Tr.đồng) LN 1.573 1.784 1.621 2.519 2.594 2.698 Vốn kinh doanh (Tr.đồng) VKD 8.246 9.538 11.662 13.800 14.822 15.105 Hệ số doanh lợi của VKD DL=LN/VKD 0,191 0,187 0,139 0,183 0,175 0,178 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty in Hàng không từ năm 1997 đến năm 2002) Qua tính toán cho thấy hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh giảm từ năm 1997 đến năm 1999, năm 1999 bỏ ra một đồng vốn kinh doanh thu được 0,139 đồng lợi nhuận, đến năm 2000 hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh tăng lên là: 0,183 - 0,139 = 0,044. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của các nhân tố: - Do lợi nhuận thay đổi: - = 0,077 - Do vốn kinh doanh thay đổi: - = 0,183 - 0,216 = - 0,033 - Tổng ảnh hưởng: 0,077 - 0,033 = 0,044 Còn so với năm 2000 thì năm 2001 lại giảm xuống; 0,175 - 0,183 = -0,008. Lợi nhuận năm 2000 tăng làm hệ số doanh lợi 0,007 nhưng sự thay đổi của vốn kinh doanh lại làm cho hệ số doanh lợi giảm 0,033. Lợi nhuận 2002 tăng, hệ số doanh lợi là 0,178. 4.3. Chỉ tiêu doanh lợi của vốn tự có (1997 - 2002) Bảng 6: Phân tích hệ số doanh lợi của vốn tự có Chỉ tiêu Ký hiệu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Lợi nhuận (Tr.đồng) LN 1.573 1.784 1.621 2.519 2.594 2.698 Vốn tự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0161.doc